Khóa luận Sự tồn lưu Dioxin trong đất tại các sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng, Phù Cát và Bù Gia Mập: Nguy cơ lan truyền ra môi trường và một số biện pháp phòng tránh

MỤC LỤC

 

LỜI CẢM ƠN 1

KÝ HIỆU VIẾT TẮT 2

DANH MỤC HÌNH VẼ 5

DANH MỤC BIỂU, BẢNG 7

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: KHÁI QUÁT CÁC KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3

1.1 Đặc điểm tự nhiên 3

1.2 Đặc điểm địa chất thủy văn 6

1.2.1 Sân bay Đà Nẵng 6

1.2.2 Sân bay Phự Cỏt 6

1.2.3 Sân bay Biờn Hũa 6

1.2.4 Sân bay Bù Gia Mập 6

1.3 Đặc điểm trầm tích thổ nhưỡng 6

1.3.1 Sân bay Đà Nẵng 6

1.3.2 Sân bay Phự Cỏt 6

1.3.3 Sân bay Biờn Hũa 6

1.3.4 Sân bay Bù Gia Mập 6

1.4 Đặc điểm kinh tế xã hội 6

1.4.1 Thương mại- dịch vụ 6

1.4.2 Thuỷ sản, nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn 7

1.4.3 Đường hàng không 8

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ DIOXIN TRấN THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 9

2.1 Khái quát chung về Dioxin 9

2.1.1 Khái niệm 9

2.1.2 Đặc trưng 10

2.2 Sơ lược lịch sử sự dụng Dioxin trên thế giới và ở Việt Nam. 13

1.3 Khái quát chiến tranh Dioxin tại cỏc vựng nghiên cứu 15

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

3.1 Phương pháp kế thừa, thu thập và tổng hợp tài liệu 17

3.2 Phương pháp phân tích mẫu 18

3.4 Phương pháp xử lý số liệu, xây dựng báo cáo tổng kết 21

Chương 4: SỰ TỒN LƯU, DI CHUYỂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DIOXIN TRONG MÔI TRƯỜNG 23

4.1 Sự tồn lưu Dioxin trong đất tại cỏc vựng nghiên cứu 23

4.1.1 Sự tồn lưu Dioxin trong đất tại sân bay Đà Nẵng 23

4.1.2 Sự tồn lưu Dioxin trong đất tại sân bay Phự Cỏt 25

4.1.3 Sự tồn lưu Dioxin trong đất tại sân bay Biờn Hũa 28

4.1.4 Sự tồn lưu Dioxin trong đất tại sân bay Bù Gia Mập 30

4.2 Mo hình dự đoán thay đổi hàm lượng Dioxin theo chiều sâu 31

4.3 Tác động của Dioxin tới môi trường tự nhiên 34

4.3.1 Dioxin gõy thoỏi hoỏ đất 34

4.3.2 Dioxin tác động tới môi trường môi trường trầm tích 36

4.3.3 Dioxin tác động đến môi trường sinh thái và đa dạng sinh học 37

4.4 Dioxin tác động tới sức khỏe cộng đồng 38

Chương 5: GIẢI PHÁP 48

5.1 Một số giải pháp phòng tránh 48

5.1.1 Giải pháp kỹ thuật 48

5.1.2 Phương pháp cô lập (chôn lấp) 48

5.1.3 Các phương pháp vật lý 48

5.1.4 Các phương pháp hoá học 49

5.1.5 Phương pháp xử lý sinh học: Bao gồm các hướng sau đây 49

5.2 Về mặt kinh tế - xã hội 52

5.2.1 Đối với sức khỏe con người ở cỏc vựng núng 53

KẾT LUẬN 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3387 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Sự tồn lưu Dioxin trong đất tại các sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng, Phù Cát và Bù Gia Mập: Nguy cơ lan truyền ra môi trường và một số biện pháp phòng tránh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững chiến dịch phát quang từ vĩ tuyến 17 trở vào đến PleiKu. Số lượng chất diệt cỏ đã được rải xuống khu vực nghiên cứu được thống kê trong bảng 4 [1]. Bảng 4. Khối lượng CDC (lít) vận chuyển tại ba căn cứ không quân lớn Đà Nẵng, Biờn Hũa và Phự Cỏt Loại hóa chất Căn cứ không quân Biên Hòa Căn cứ không quân Đà Nẵng Căn cứ không quân Phù Cát Ranch Hand Pacer Ivy Ranch Hand Pacer Ivy Ranch Hand Pacer Ivy Chất da cam 20.384.000 2.288.000 10.960.000 1.709.000 3.536.000 - Chất trắng 9.360.000 - 6.032.000 - 1.872.000 - Chất xanh 3.390.000 - 1.040.000 - 603.200 - Chất độc gây ô nhiễm môi trường đất trong khu vực do quá trình pha chế, rò rỉ, vệ sinh trang thiết bị, do rửa máy bay sau khi phun rải và do tồn trữ các vỏ thùng đựng chất diệt cỏ. Một lượng lớn chất độc chưa sử dụng đã được lính Mỹ phá hủy, đốt bỏ trước khi di chuyển vào Sài Gòn năm 1970. Mức độ ô nhiễm môi trường bởi các chất độc hại mà chủ yếu do 2,4-D; 2,4,5-T và Dioxin là rất lớn, phổ biến là hàm lượng Dioxin trong đất nhiễm từ vài chục nghìn đến hàng trăm nghìn ppt [1]. Hình 8. Một góc khu vực được cho là kho chứa chất độc Dioxin bên trong sân bay Đà Nẵng Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp kế thừa, thu thập và tổng hợp tài liệu Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu là rất quan trọng, giúp kế thừa được các kết quả nghiên cứu đó cú, tiết kiệm thời gian và kinh phí ; đồng thời có được những định hướng đúng đắn cho việc nghiên cứu. Các tài liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau đều được phân tích xử lý và lựa chọn sắp xếp theo mục đích sử dụng, theo chuyên đề. Việc thu thập tài liệu bao gồm các công việc: - Thu thập tài liệu, nghiên cứu tổng hợp các tài liệu đã có liên quan đến địa chất môi trường khu vực, các công trình đã và đang thực hiện. Đề tài xác định sự tồn lưu Dioxin trong đất tại cỏc vựng nghiên cứu liên quan đến rất nhiều lĩnh vực: Địa chất, địa hóa, môi trường, thổ nhưỡng, nông nghiệp, công nghiệp, y tế....Chớnh vì vậy các tài liệu cần thu thập khá đa dạng, bao gồm: Các tài liệu về địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, địa chất, địa chất thủy văn, đất, đỏ, cỏc loại bản đồ: Bản đồ phân vùng ô nhiễm, bản đồ địa chất thủy văn, bản đồ băng rải, sơ đồ hiện trạng tồn lưu Dioxin tại các khu vực sân bay, sơ đồ tồn lưu Dioxin trong đất theo từng vựng...và cỏc dạng tài liệu khác có liên quan. - Phân tích, đánh giá, phân loại các tài liệu đã thu thập. Vỡ các tài liệu thu thập rất đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, vì vậy sau khi thu thập tài liệu nhất thiết phải tiến hành phân tích, đánh giá các tài liệu, từ đó có thể phân chia các tài liệu ra thành hai nhóm: + Các tài liệu hữu ích: Các công trình nghiên cứu trước đây về mức độ ô nhiễm, sự tồn lưu Dioxin trong đất, phân vùng ô nhiễm tại phía Nam Việt Nam... + Các tài liệu chỉ mang tính tham khảo: Từ các tài liệu thu thập được thông qua các kết quả của các nhóm nghiên cứu trước đây, sau đó phân tích và có thể thấy rằng: Những kết quả nghiên cứu trước đây đã xác định được đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng, đặc điểm địa chất thủy văn tại cỏc vựng nghiên cứu: Báo cáo điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm Dioxin tại cỏc vựng sân bay ( Văn Phòng 33- Bộ Tài Nguyên Môi Trường ). Những kết quả nghiên cứu về hiện trạng ô nhiễm Dioxin tại cỏc vựng sân bay và các điểm lân cận là những tư liệu quan trọng giúp định hướng công tác đánh giá mức độ tồn lưu Dioxin trong đất tại các sân bay, những tác động nặng nề của Dioxin tới môi trường, con người và hệ sinh thái tại vùng nghiên cứu. Đặc biệt phải kể đến các báo cáo đã xác định được một số điểm nóng về mức độ ô nhiễm môi trường, khả năng phơi nhiễm của con người như ô nhiễm Dioxin ở căn cứ không quân Đà Nẵng, Phự Cỏt..Cú nồng độ Dioxin cao trong đất, như các công trình nghiên cứu về sự tồn lưu Dioxin trong đất tại vựng Bự Gia Mập, nguyên nhân và giải pháp khắc phục ( Bộ Tài Nguyên Môi Trường, Viện Khoa Học Địa Chất và Khoáng Sản ). + Những tồn tại chưa giải quyết được Bên cạnh những vấn đề đã thực hiện được, thỡ cũn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Các công trình trước đây mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá ô nhiễm Dioxin trong vùng nghiên cứu, mà chưa dự đoán được cỏc vựng sẽ lan tỏa mạnh sự ô nhiễm Dioxin trong tương lai. Công tác dự đoán hiện trạng ô nhiễm, cách giải quyết, xử lý khắc phục hậu quả ô nhiễm Dioxin vẫn chưa được rõ ràng và hiệu quả. 3.2 Phương pháp phân tích mẫu Nhằm phân tích hiện trạng tồn lưu Dioxin trong đất tại khu vực nghiên cứu, ngoài việc thu thập tài liệu và chắt lọc và tổng hợp các thông tin để đánh giá về đặc điểm tồn lưu ở Dioxin ở các sân bay Đà Nẵng, Phự Cỏt, Biờn Hũa và Bù Gia Mập. Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận đã tiến hành thu thập và phân tích bổ sung một số mẫu đất, nước, trầm tích tại khu vực sân bay Bù Gia Mập. Sơ đồ vị trí lấy mẫu được thể hiện trong hình 9 dưới đây. Hình 9. Sơ đồ vị trí lấy mẫu tại sân bay Bù Gia Mập Công tác lấy mẫu được tuân thủ theo nguyên tắc sau: a) Loại mẫu, lượng mẫu: Tiến hành lấy 15 mẫu đất tại khu vực Bù Gia Mập. b) Dụng cụ, hoá chất dùng trong lấy mẫu: khoan tay, xẻng, khay chứa mẫu, thìa lấy mẫu, thùng chứa và vận chuyển mẫu, nhón dỏn tỳi, tỳi PE, găng tay, ủng cao su, chất rửa dụng cụ lấy mẫu, nước (sinh hoạt) để rửa dụng cụ, dung môi (hexan, axeton loại dùng trong phân tích) và máy định vị GPS, máy ảnh. c) Lấy các loại mẫu: Thiết kế sơ đồ lấy mẫu theo yêu cầu của nhiệm vụ nghiên cứu. Để đảm bảo tính đại diện khi lấy mẫu, sẽ sử dụng sơ đồ tuyến. Sử dụng máy định vị GPS để xác định vị trí chính xác khi lấy mẫu. ở khu vực nghiên cứu chi tiết đan dày mạng tuyến lấy mẫu. Cần ưu tiên lấy mẫu theo hướng lan toả do đất, bị rửa trôi theo nước mưa hoặc theo kênh mương (theo yếu tố địa hình). * Mẫu đất: Phương pháp đào-trộn theo phẫu diện phù hợp cho những khu vực đất rắn lẫn sỏi không khoan được. Phương pháp này sẽ tăng mức độ trung bình hoá nồng độ các chất phân tích, tránh lây nhiễm giữa các lớp đất từ trên xuống dưới. Khoanh một diện tích cỡ 1m2 (1,2m x 0,8m), đào sới toàn bộ diện tích tới độ sâu nghiên cứu theo từng lớp. Trộn đều, loại bỏ tạp chất cơ học, rễ cây rồi lấy cỡ 1kg/mẫu (cho từng loại đất). Các thao tác kỹ thuật khi lấy mẫu: - Xác định vị trí lấy mẫu ở hiện trường theo sơ đồ thiết kế lấy mẫu. - Phát dọn cỏ, dò mìn cắm cở hiệu cho chỗ khoan/đào phẫu diện lấy mẫu. - Chuẩn bị các dụng cụ lấy mẫu cần thiết sử dụng cho vị trí lấy mẫu này. - Rửa dụng cụ lấy mẫu. - Lấy mẫu: mỗi mẫu là tập hợp của nhiều mẫu nhỏ. - Chuyển mẫu vào khay chứa. - Chộn đều, chuyển vào túi đựng. - Ghi nhãn cho từng túi đựng mẫu. - Ghi biên bản (nhật ký): Nơi lấy, ký hiệu, toạ độ, ngày lấy, dụng cụ lấy (khoan/gầu, xẻng/đào phẫu diện...), mã file các ảnh kỹ thuật số, mô tả ngắn gọn vị trí lấy mẫu, đặc điểm mẫu lấy, đặc điểm địa hình, thảm thực vật, đặc điểm địa chất khu vực lấy mẫu và đánh dấu vị trí trên sơ đồ lấy mẫu. - Xếp đặt mẫu vào thùng lưu chứa, bảo quản nơi râm mát. d) Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC) QA/QC trong lấy mẫu là rất cần thiết để đảm bảo chắc chắn là không có sự lây nhiễm bẩn chéo và nếu có thì kiểm soát được mức lây nhiễm bẩn do dụng cụ dùng trong quá trình lấy mẫu. Để tránh lây nhiễm bẩn trong quá trình lấy mẫu, trước khi lấy hoặc giữa các lần lấy mẫu, tất cả dụng cụ lấy mẫu phải được rửa sạch. Dùng loại nước rửa thường thường sử dụng để rửa dụng cụ PTN pha với nước sạch (nước sinh hoạt). Rửa tiếp 3 lần bằng dung môi hexan, rồi axeton. Mẫu QA/QC chiếm khoảng 5% tổng số mẫu đã lấy, bao gồm mẫu trắng hiện trường (mẫu nước tráng rửa dụng cụ sau khi đã rửa sạch giữa các lần lấy mẫu), mẫu lặp duplicate trong lấy mẫu của một vị trí và mẫu chia từ một bình đựng mẫu. e) Bảo quản mẫu: Niêm phong bình đựng mẫu bằng băng giấy parafin. Xếp đặt vào thùng lưu chứa mẫu, lắp kín. Đánh số thùng, lập danh sách mẫu trong thùng. Vận chuyển thùng chứa về phòng thí nghiệm. Toàn bộ 100 mẫu đất, bùn do VRTC được phân công, phân tích theo tiêu chuẩn 45 TQSB 01:2007, đây là Tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở cải biến khu vực nghiên cứu” và “Sơ đồ hiện trạng tồn lưu Dioxin trong đất tại sân bay Bù Gia Mập” Phương pháp xử lý số liệu Để nghiên cứu đặc điểm phân bố các nguyên tố vi lượng cũng như thành phần các chỉ tiêu môi Phương pháp phân tích PCDD/PCDF trên thiết bị Sắc ký khí khối phổ phân giải thấp của Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA 8280A). 3.4 Phương pháp xử lý số liệu, xây dựng báo cáo tổng kết Luận văn sử dụng phương pháp xây dựng bản đồ bằng phần mềm mapinfo để thành lập bản đồ “ Sơ đồ vị trí các trường, báo cáo đã tính toán các tham số địa hóa như: Xác định hàm lượng trung bình, hàm lượng min và max, phương sai hàm lượng, hệ số ô nhiễm của các chỉ tiêu trong các đối tượng nghiên cứu. Phương pháp xử lý số liệu được thực hiện để xác định lượng Dioxin còn tồn dư trong các loại đất. Thông qua các thông số địa hóa về thành phần hàm lượng, quy luật phân bố, các yếu tố về điều kiện di chuyển, khả năng tập trung trong môi trường tự nhiên là cơ sở khoa học cho việc xác định, diện tích tụ và dự báo hướng lan tỏa, di chuyển của Dioxin trong môi trường các loại đất vùng nghiên cứu. Để đánh giá mức độ ô nhiễm của Dioxin, báo cáo sử dụng cáo tiêu chuẩn của Mỹ, Đức, Italy, Hà Lan và Nga trong một số đối tượng tự nhiên. Xử lý số liệu trên cơ sở ứng dụng các phần mềm xác định dư lượng Dioxin, tính toán các tham số phân bố trong các loại đất, các phần mền lưu trữ files số liệu, vẽ sơ đồ, xây dựng biểu đồ, đồ thị, lập biểu bảng. Số liệu được phân tích, xử lý trên phần mềm tin học Excel. Số hóa và thể hiện các kết quả nghiên cứu trên bản đồ được thực hiện trên chương trình MapInfor, vẽ và chỉnh hình ảnh, sơ đồ, trên phần mềm CoreIDRW, thành lập biểu đồ trên phần mềm Origin. Chương 4 SỰ TỒN LƯU, DI CHUYỂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DIOXIN TRONG MễI TRƯỜNG 4.1 Sự tồn lưu Dioxin trong đất tại cỏc vựng nghiên cứu Tại các sân bay, lượng dung môi hữu cơ từ cỏc thùng đựng hóa chất đã sử dụng hoặc do sự cố dò rỉ tràn ra và ngấm xuống tạo điều kiện thuận lợi cho Dioxin thấm sâu hơn vào đất, hàm lượng mùn ở những bãi này rất thấp. Dioxin tác động mạnh đến môi trường đất, đặc biệt với đặc điểm đất ở các khu vực sân bay Biờn Hũa, Đà Nẵng, Phự Cỏt, Bự Gia Mập chủ yếu là đất feralit biến đổi thành phần, do đó khi bị tác động của Dioxin thì hàm lượng mùn, nito, và phốt pho tổng số giảm nhiều, đất bị nghèo kiệt kali và photpho dễ tiêu. Đồng thời độ no bazơ giảm mạnh, hàm lượng Ca2+ và Mg2+ thấp, hàm lượng có tính axit độc như H+ và Al 3+ lại có tính tăng cao, làm cho môi trường đất trở nên chua và nghèo nàn các chất dinh dưỡng, dẫn đến sự thoái hóa nhanh các loại đất bị phun rải. 4.1.1 Sự tồn lưu Dioxin trong đất tại sân bay Đà Nẵng ( Khu vực Z2 ) Tại khu vực sân bay Đà Nẵng, đó cú những nghiên cứu điều tra cụ thể những vị trí gây ô nhiễm nặng Dioxin trong đất và trầm tích. Kết quả điều tra, lấy mẫu, phân tích hàm lượng chất độc hoá học ở khu nhiễm nặng (dự án Z2) cho thấy: Trong 2 năm 1997-1998 đã lấy 111 mẫu ở 66 điểm, tiến hành phân tích 94 mẫu xác định Dioxin và 85 mẫu xác định chất da cam. Như khu Hồ Sen, bãi độc điển hình và một số hồ kế cạnh bị ảnh hưởng của Dioxin được thể hiện trong hình 10 dưới đây: Bảng 5. Sơ đồ vị trí các khu vực tồn lưu Dioxin tại sân bay Đà Nẵng và ngoại vi Địa điểm Diện tích m 2 Hàm lượng Dioxin trung bình ppt Đối tượng A ( Hồ Sen ) 56.500 37300 Trầm tích Hồ B 32.100 37 Trầm tích Hồ C 43.800 43 Trầm tích Bãi Độc 31200 34.200 Đất Hồ 29/3 103.500 75 Trầm tích Hồ thạc Gián 16.900 16 Trầm tích Tổng diện tích các địa điểm của Z2 có độ tồn lưu Dioxin cần phải xử lý vào khoảng 284000m2. Nếu đối với đất, chúng ta đó cú cỏc đề tài nghiên cứu công nghệ xử lí từ nhiều năm nay và hiện đang được thực hiên ở khu vực bãi độc ở sân bay Biờn Hũa, thỡ đối với trầm tích ta chưa có nghiên cứu công nghệ xử lí nào, mặt khác các khảo sát cơ bản cũng chỉ mới dừng lại ở chỗ lấy mẫu và phân tích xác định nồng độ Dioxin theo chiều rộng. Chưa xác định được độ dầy của lớp trầm tích bị nhiễm nặng Dioxin, nên chưa thể đánh giá được khối lượng trầm tích phải xử lí ở từng khu vực bị nhiễm nặng. Theo các tài liệu của Nhật Bản, trong những năm gần đây (1999-2006), họ đã tiến hành làm sạch đất và trầm tích bị nhiễm Dioxin và PCB bằng các công nghệ khác nhau ở nhiều địa điểm khác nhau với ngưỡng đối với trầm tích là 150 ppt TEQ. Với điều kiện của Việt Nam nếu chấp nhận 150 ppt TEQ, thì phải xử lí trầm tích ở khu vực Hồ Sen là 37300 ppt và diện tích cần xử lý là 56.500m2 . Hồ Sen là nơi chứa nước mưa về mùa mưa, chảy từ bãi độc ra mang theo cỏc mựn đất bị nhiễm Dioxin và lắng đọng xuống hồ. Hoạt động canh tác chính của cư dân quanh vùng là trồng, thu lượm hoa, hạt, củ sen làm hương liệu và thực phẩm; nuôi thả đánh bắt cá trong hồ. Đây cũng là những khu vực do Bộ Quốc Phòng quản lí, mặt khác các hoạt động của bộ đội cũng gần cỏc bói độc này nên việc nhiễm độc là rất lớn và việc xử lý sẽ gây khó khăn. Đối với trầm tích việc xử lý sẽ càng khó khăn hơn, vì trầm tích có khả năng lưu giữ độc tố tốt, hơn nữa trầm tích nằm trong môi trường nước, nên trầm tích sẽ ảnh hưởng toàn bộ khu vực nước trong hồ. Ngoài ra theo kết tính toán hàm lượng Dioxin trong đất theo độ sâu kết hợp với tiêu chuẩn làm sạch Dioxin đối với đất công nghiệp và thương mại của Thủy Điển và Đức được thể hiện trong bảng 6 dưới đây. Bảng 6. Kết quả so sánh hàm lượng Dioxin trong đất tại sân bay Đà Nẵng với Tiêu chuẩn cho phép ( TCCP ) [1] Độ sâu (cm) Đà Nẵng(ppt) So với TCCP Đức 10.000 ppt TEQ Thụy Điển 250 ppt TEQ 30 34213 > 3,4213 lần >136,852 lần 60 10970 >1,097 lần > 48,88 lần 90 9993 < TCCP > 39,972 lần 120 5003 < TCCP > 20,012 lần Kết quả phân tích và so sánh cho thấy, hàm lượng Dioxin trong đất tại khu vực sân bay Đà Nẵng vượt TCCP theo tiêu chuẩn Đức từ 1,097 đến 3,4213 lần, theo tiêu chuẩn của Thụy Điển thì hàm lượng này vượt TCCP từ 20 cho tới 137 lần. 4.1.2 Sự tồn lưu Dioxin trong đất tại sân bay Phự Cỏt ( Khu vực Z3 ) Tại khu vực sân bay Phỳ Cỏt, dự án nghiên cứu hàm lượng Dioxin trong đất từ 1999-2002 đã lấy 159 mẫu ở 116 điểm, tiến hành phân tích 79 mẫu xác định Doxin và chất da cam. Hàm lượng Dioxin trong mẫu cao ở khu vực nghiêm trọng nhất (Z3.1) lên đến 11376 ppt và một số hồ kế cạnh bị ảnh hưởng của Dioxin được thể hiện trong hình 11 dưới đây. Hình 10. Sơ đồ vị trí các khu vực tồn lưu Dioxin tại sân bay Phự Cỏt và ngoại vi Bảng 7. Sự phân Dioxin trong lớp đất mặt tại sân bay Phự Cỏt Địa điểm Diện tích, m2 Nồng độ dioxin ppt TEQ Đối tượng Tiểu khu Z3.1 2.200 11.376 Đất Tiểu khu A 86.000 46 Trầm tích Tiểu khu B 72.000 86 Trầm tích Tiểu khu C 152.000 5,6 Trầm tích (Nguồn: TTNĐ Việt - Nga 2003a) Tổng diện tích các tiểu khu của Z3 có độ tồn lưu Dioxin cần phải xử lý vào khoảng 312200m2. Hàm lượng Dioxin trung bình tại tiểu khu Z3.1 còn rất lớn, gấp hàng chục lần hàm lượng cho phép (1000 ppt). Dioxin không chỉ có lớp bề mặt mà còn di chuyển xuống khỏ sõu. Ở độ sâu 1,2m hàm lượng dioxin trung bình của một số điểm lấy mẫu còn đến 120 ppt Trên cơ sở các số liệu nghiên cứu của dự án Z3 thấy rằng: Diện tích đất nhiễm cần phải áp dụng biện pháp xử lý triệt để vào khoảng 2.020 m2; chiều sâu lớp đất cần xử lý lá 1,2m; khối lượng đất nhiễm khoảng 2400-2500 m3. Phần lớn lượng nước mưa ở sân bay chảy tràn qua khu nhiễm, cuốn theo chất độc chảy vào các hồ A, B, C qua hệ thống cống rãnh rồi đổ ra hệ thống sụng Cụn gõy ô nhiễm khu vực lân cận và tầng nước mặt. Theo các số liệu tính toán, có khoảng 15 – 20% lượng nước mưa ngấm xuống đất bổ sung vào nguồn nước ngầm. Khu vực xung quanh khu ô nhiễm là những đồi cây hoang có giá trị kinh tế nhỏ. Xung quanh vùng đồi là khu vực chỉ có loại cỏ cây cho chăn thả trâu bò của dân cư lân cận. Động vật hoang ở đõy chủ yếu cú cỏc loài thú nhỏ, như rắn, thỏ, chồn… Khu ô nhiễm khá xa khu dân cư, trong vùng chỉ có cán bộ công nhân phục vụ sân bay dân sự và cán bộ chiến sỹ của các đơn vị bộ đội. Ao hồ các khu vực phía dưới cú cỏc loài tụm cỏ do dõn nuụi cũng như cỏ tôm tự nhiên, các loài nhuyễn thể: trai sò hến. Kết quả tính toán hàm lượng Dioxin trong đất theo độ sâu kết hợp với tiêu chuẩn làm sạch Dioxin đối với đất công nghiệp và thương mại của Thủy Điển và Đức được thể hiện trong bảng 8 dưới đây. Bảng 8. Kết quả so sánh hàm lượng Dioxin trong đất tại sân bay Phự Cỏt với TCCP [5] Độ sâu (cm) Phù Cát (ppt) So với TCCP Đức 10.000 ppt TEQ Thụy Điển 250 ppt TEQ 30 11367 > 1,1367 lần > 45.468 lần 60 1456 < TCCP > 5,824 lần 90 926 < TCCP > 3,704 lần 120 506 < TCCP > 2,024 lần Kết quả phân tích và so sánh cho thấy, hàm lượng Dioxin trong đất tại khu vực sân bay Phự Cỏt vượt TCCP theo tiêu chuẩn Đức 1,1367 lần, theo tiêu chuẩn của Thụy Điển thì hàm lượng này vượt TCCP từ 2 cho tới 45 lần. 4.1.3 Sự tồn lưu Dioxin trong đất tại sân bay Biờn Hũa ( khu vực Z1 ) Tại khu vực sân bay Đà Nẵng, đó cú những nghiên cứu điều tra cụ thể những vị trí gây ô nhiễm nặng Dioxin trong đất và trầm tích. Năm 2003 đã tiến hành khảo sát, lấy bổ sung 22 mẫu vành ngoài khu vực Z1. Như khu bãi độc, hồ cổng 2, và một số hồ kế cạnh bị ảnh hưởng của Dioxin được thể hiện trong hình 12 dưới đây. Hình 11. Sơ đồ vị trí các khu vực tồn lưu Dioxin tại sân bay biờn hũa và ngoại vi Năm 2006-2007 tại khu vực Z1, nơi sẩy ra sự cố năm 1969, đã tiến hành lấy và phân tích bổ sung với số lượng hàng chục mẫu đất nhiễm ở độ sâu 1,5-2,5 m (có mẫu sâu 4,5-5,0m). Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng Diụxin trong đất rất cao từ hàng chục ngàn đến hàng trăm ngàn ppt, cá biệt có một số mẫu tới hàng triệu ppt. Nếu cho hàm lượng ngưỡng của Dioxin trong đất phi nông nghiệp là 1.000 ppt, thì lượng đất nhiễm ở khu vực Z1 (khu A) cần phải xử lý dấn gần 100.000 m3, và chiều sâu lớp nhiễm phải thu gom lên tới 2 - 2,5 m, có vị trí tới 4-5 m. Ngoài khu vực Z1, trong phạm vi sân bay còn có mật số khu nhiễm khác, trước đây là kho tàng, bãi chứa chất diệt cỏ (khu gần tháp nước) khoảng 1,5 ha và vùng nhiễm do sự lan toả chất độc từ khu Z1 đo tác độngcủa các yếu tố thời tiết theo thời gian, như khu hồ thả cá 1ha ở phía nam sân bay, hồ gần cổng 1, nằm ngoai phạm vi sân bay. Đánh giá mức độ ô nhiếm ở cỏ vựng kể trên mới ở mức sơ bộ, tuy nhiên theo đánh giá ban đầu có nhiều vùng phải tiến hành phong toả, kiểm soát và xử lý. Đối với cây trồng trong khu nhiễm, có nhiều chỗ không có các loại cây nào sống được. Mặt đất bị hoá cứng có mầu nâu đến nâu sẫm. Ngoài ra kết tính toán hàm lượng Dioxin trong đất theo độ sâu kết hợp với tiêu chuẩn làm sạch Dioxin đối với đất công nghiệp và thương mại của Thủy Điển và Đức được thể hiện trong bảng 9. Bảng 9. Kết quả so sánh hàm lượng Dioxin trong đất tại sân bay Biờn Hũa với TCCP [4] Độ sâu (cm) Biên Hòa (ppt) So với TCCP Đức 10.000 ppt TEQ Thụy Điển 250 ppt TEQ 30 8186 < TCCP >32,744 lần 60 2043 < TCCP > 8,172 lần 90 991 < TCCP > 3,964 lần 120 228 < TCCP < TCCP Dễ nhận thấy hầu hết hàm lượng Dioxin trong đất đều nằm trong giới hạn theo tiêu chuẩn Đức nhưng lại vượt TCCP của Thụy Điển từ 4 đến 33 lần và hàm lượng Dioxin cũng có xu hướng giảm dần theo chiều sâu giống như ở Đà Nẵng và Phự Cỏt. Hàm lượng Dioxin trung bình trên lớp đất 30 cm còn rất lớn, gấp nhiều lần nồng độ cho phép. Dioxin không chỉ cú trờn lớp bề mặt mà còn lan toả xuống khỏ sõu. Ở độ sâu 1,5 m hàm lượng Dioxin trung bình của 5 điểm lấy mẫu còn khá cao. 4.1.4 Sự tồn lưu Dioxin trong đất tại sân bay Bù Gia Mập Nhằm đánh giá sự tồn lưu, nguy cơ lan truyền, từ đó thành lập sơ đồ phân phân bố sự tồn lưu Dioxin trong môi trường đất tại sân bay Bù Gia Mập. Đề tài đã tiến hành lấy 153 mẫu mẫu đất. Vị trí các điểm khảo sát lấy mẫu được thể hiện trên hình 13 sau: Hình 12. Sơ đồ hiện trạng tồn lưu Dioxin trong đất tại khu vực sân bay Bù Gia Mập Tại Bù Gia Mập đây là khu vực đất khá tơi xốp, bị đào bới nhiều gây xáo trộn sâu. Phân tích thành phần hóa lý cho thấy đất có thành phần hữu cơ khá cao; OM thay đổi từ 2,35 đến 3,44% và độ hạt < 0,002 thay đổi từ 40,24 đến 83,8% thuộc loại đất cát pha sét. Hàm lượng trung bình trong tất cả số mẫu phân tích thay đổi từ 1,02 đến 236,34ppt; trong đó: - 18,30% số mẫu có hàm lượng từ 5 đến 236,34ppt. - 9,8% số mẫu có hàm lượng từ 10 đến 236,34ppt. - 5,22% số mẫu có hàm lượng từ 43,23 đến 236,34ppt. 4.2 Mo hình dự đoán thay đổi hàm lượng Dioxin theo chiều sâu Với kết quả nghiên cứu hàm lượng Dioxin theo độ sâu, kết hợp với tính toán bằng phần mềm Origin, khóa luận đưa ra mô hình dự đoán xu thế thay đổi hàm lượng Dioxin theo độ sâu thông qua một hàm số thể hiện mối tương quan giữu độ sâu và hàm lượng Dioxin được biểu diễn trong cỏc hình 14, 15,16,17 như sau: Hình 13. Mối tương quan giữa hàm lượng Dioxin trong đất theo độ sâu tại sân bay Đà Nẵng Hình 14. Mối tương quan giữa hàm lượng Dioxin trong đất theo độ sâu tại sân bay Phự Cát Hình 15. Mối tương quan giữa hàm lượng Dioxin trong đất theo độ sâu tại sân bay Biờn Hòa Hình 16. Mối tương quan giữa hàm lượng Dioxin trong đất theo độ sâu tại sân bay Bù Gia Mập Từ mô hình này, có thể nhận thấy rõ hàm lượng hàm lượng Dioxin có xu hướng giảm nhiều theo chiều sâu, theo đó, càng gần bề mặt đất hàm lượng Dioxin càng có xu hướng tăng cao. Kết quả phân tích hàm lượng Dioxin tại khu vực sân bay mới chỉ dừng lại ở việc phân tích hàm lượng Dioxin ở độ sâu 120 ppt, tuy nhiên, dựa vào mô hình đã đưa ra, hoàn toàn có thể xác định được sự thay đổi hàm lượng ở những độ sâu lớn hơn mà không cần phân tích. Tại sân bay Đà Nẵng ở độ sâu khoảng – 140 cm, hàm lượng Dioxin có thể đạt mức 4000 ppt, ở độ sâu – 160 cm, hàm lượng Dioxin chỉ còn lại khoảng 2500 ppt. Tại sân bay Phự Cỏt ở độ sâu khoảng – 140 cm, hàm lượng Dioxin có thể đạt mức 400ppt, ở độ sâu – 160cm, hàm lượng Dioxin chỉ còn lại khoảng 100 ppt. Tại sân bay Biờn Hũa ở độ sâu khoảng – 140 cm, hàm lượng Dioxin có thể đạt mức 200 ppt, ở độ sâu – 160cm, hàm lượng Dioxin hầu như còn tồn lưu không đáng kể. Tại sân bay Bù Gia Mập ở độ sâu khoảng – 140 cm, hàm lượng Dioxin có thể đạt mức 80 ppt, ở độ sâu – 160 cm, hàm lượng Dioxin hầu như còn tồn lưu không đáng kể. Từ hàm lượng Dioxin giảm dần theo độ sâu tại các sân bay, có thể thấy hàm lượng Dioxin tồn lưu tại sân bay Đà Nẵng là lớn nhất. Do ở bãi độc sân bay Đà Nẵng hàm lượng mùn chỉ vào khoảng 0,3-3%, cát chiếm tới 85-90%, còn ở bãi độc Biờn Hũa, Phự Cỏt và Bù Gia Mập hàm lượng mùn cao hơn Đà Nẵng nên Dioxin thấm không sâu bằng Đà Nẵng. Từ 4 mô hình tính toán đã đưa ra ở trên, có thể thành lập công thức chung cho 4 khu vực nghiên cứu như sau: y = A1*exp (X/t1) + y0 X= -t1ln(-y-yo/A1) với đk y < -yo Trong đó: X: hàm lượng. y : độ sâu. A1: t1 : Tốc độ phân hủy theo độ sâu. y0: Như vậy bằng việc sử dụng mô hình tính toán này có thể đưa ra được xu hướng lan truyền của Dioxin trong đất cho các khu vực khác khi không có điều kiện nghiên cứu chi tiết với giả thiết mọi điều kiện về đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn cũng như đặc điểm thổ nhưỡng…phải tương quan với các khu vực nghiên cứu. 4.3 Tác động của Dioxin tới môi trường tự nhiên 4.3.1 Dioxin gõy thoỏi hoỏ đất Trong chiến tranh hoá học vừa qua, nhiều dải rừng bị huỷ diệt. Đất rừng bị biến đổi do sử dụng chất diệt cỏ với liều lượng cao, và mất tán rừng che phủ. Hình 17. Sau những trận bom của Mỹ, cây cối chỉ còn trơ lại thân cây Chất diệt cỏ được rải với hàm lượng cao, không những đó phỏ huỷ thảm thực vật, thành phần cơ bản của hệ sinh thái rừng mà cũn phỏ huỷ những thành phần dinh dưỡng làm cho đất nghèo kiệt thoỏi hoỏ, và có thể nói rằng những vựng đó bị rải chất diệt cỏ, với điều kiện nhiệt đới gió mùa như ở miền Trung và Nam Việt Nam thì rừng rất khó phục hồi lại một cách tự nhiên. Chất độc hoá học sau khi phá huỷ toàn bộ thảm thực vật rừng, cỏc xỏc hữu cơ rơi rụng trong đất làm tăng đột ngột các chất dinh dưỡng của đất. Nhưng trong điều kiện địa hình chia cắt mạnh, lượng mưa lớn, quá trình rửa trôi xẩy ra đã làm mất dần các chất hữu cơ của đất và làm cho hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất giảm nhanh chóng. So sánh kết quả trờn cỏc đất Feralit vàng đỏ bị rải chất độc hoá học (không còn rừng) và không bị rải chất độc hoá học (điều kiện còn rừng) cho thấy: Các chất mùn tổng số, nitơ tổng số, phot pho tổng số, Kali tổng số, phot pho dễ tiêu, Ca 2+, Mg2+ trao đổi trong đất giảm đi, còn H+ trao đổi, Al3+ di động và các loại độ chua của đất tăng lên. Trong đó giảm sút đáng kể nhất thuộc về các chất mùn tổng số, Nitơ tổng số và phot pho dễ tiêu. Như vậy, chất độc hoá học thông qua việc phá huỷ thảm thực vật rừng đã làm tăng cường quá trình thoỏi hoỏ đất, làm giảm sút đáng kể các chất dinh dưỡng quan trọng cho cây trồng. Độ phì nhiêu tự nhiên của đất bị chất độc hoá học là thấp hơn đất không bị chất độc hoá học." Các chất Feralit vàng đỏ trên phiến thạch sét bị rải chất độc hoá học (không có rừng) có độ phì nhiêu tự nhiên thấp hơn ở những đất cùng loại trong điều kiện còn rừng. Đất nghốo mựn và đặc biệt nghèo Kali, hàm lượng Nitơ tổng số đạt trung bình. Đất rất nghèo phot pho dễ tiêu. Các Cation

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc594.doc
Tài liệu liên quan