Khóa luận Tác động của cạnh tranh phi giá đối với người tiêu dùng trên thị trường Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Mục lục

 

Lời nói đầu 1

Chương I. Lý luận chung về cạnh tra``nh phi giá 3

I. Cạnh tranh và các loại hình cạnh tranh 3

1. Khái niệm cạnh tranh 3

2. Cạnh tranh trong kinh tế giữa các doanh nghiệp 5

3. Các loại hình cạnh tranh 6

II. Cạnh tranh bằng giá và những bất lợi của cạnh tranh bằng giá 8

1. Cạnh tranh bằng giá 8

2. Những bất lợi của cạnh tranh bằng giá 10

III. Cạnh tranh phi giá 12

1.Chính sách sản phẩm 12

1.1. Các khái niệm 12

1.1.1. Sản phẩm 12

1.1.2. Chính sách sản phẩm 12

1.2. Các chính sách sản phẩm 13

1.2.1. Chính sách sản phẩm có chất lượng cao 13

1.2.2. Chính sách bao bì và nhãn hiệu sản phẩm 18

1.2.3. Chính sách phát triển sản phẩm mới 20

2. Chính sách phân phối 22

2.1. Khái niệm 22

2.2. Vai trò 22

2.3. Yêu cầu của chính sách phân phối 23

2.4. Các chiến lược phân phối 23

2.4.1. Chiến lược phân phối độc quyền 24

2.4.2. Chiến lược phân phối có chọn lọc 24

2.4.3. Chiến lược phân phối tập trung (chiến lược phân phối mạnh) 24

3. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh 25

3.1. Định nghĩa 25

3.2.Các chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh 26

3.2.1. Chiến lược kéo 26

3.2.2. Chiến lược đẩy 26

3.3. Các công cụ thực hiện chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh 27

3.3.1. Quảng cáo 27

3.3.2. Quan hệ công chúng 29

3.3.3. Hội chợ triển lãm thương mại 31

3.3.4. Bán hàng cá nhân 33

Chương II. Thực trạng tác động của hoạt động cạnh tranh

phi giá đối với người tiêu dùng trên thị trường Việt Nam 34

I. Một vài nét về hoạt động cạnh tranh phi giá trên thị trường thế giới 34

1. Chính sách sản phẩm 34

2. Chính sách phân phối 36

3. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh 37

II. Thực trạng cạnh tranh phi giá trên thị trường Việt Nam 38

1. Chiến lược sản phẩm 38

1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm 38

1.1.1. Thực trạng áp dụng ISO 9000 39

1.1.2. Thực trạng đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp 40

1.1.3. Nhân tố người lao động 42

1.2. Xây dựng và phát triển thương hiệu 43

1.2.1. Thực trạng xây dựng thương hiệu tại thị trường Việt Nam 43

1.2.2. Xu hướng xây dựng và phát triển thương hiệu 2008 46

1.3. Chiến lược phát triển sản phẩm mới 48

2. Chính sách phân phối 50

2.1. Kênh phân phối 50

3. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh 53

3.1. Quảng cáo 53

3.1.1. Kênh quảng cáo truyền thống 53

3.1.2. Quảng cáo trực tuyến 55

3.2. Quan hệ công chúng 57

3.2.1. Nhận thức về PR còn sai lệch 57

3.2.2. Chính sách PR của các doanh nghiệp tại Việt Nam 58

III. Những tác động của hoạt động cạnh tranh phi giá đến người tiêu dùng

Việt Nam 60

1. Tác động tích cực 60

1.1. Thông tin về sản phẩm luôn sẵn có và đa dạng 60

1.2. Sản phẩm có thương hiệu với chất lượng cao và kiểu dáng phong phú 62

1.3. Mua sắm hàng hoá nhanh chóng tiện lợi 63

1.4. Được chăm sóc tốt hơn với các dịch vụ hậu mãi 65

2. Tác động tiêu cực 66

2.1. Hàng hoá đa dạng nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khoẻ

người tiêu dùng 66

2.2. Mua hàng qua mạng còn nhiều rủi ro 68

2.3. Quảng cáo tuỳ tiện, gây phản cảm 69

3. Đánh giá hiệu quả hoạt động cạnh tranh phi giá đối với người tiêu dùng

trên thị trường Việt Nam 70

 

 

Chương III. Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động cạnh tranh phi giá trên thị trường Việt Nam 72

I. Định hướng thực hiện cạnh tranh phi giá tại Việt Nam 72

1. Định hướng từ phía Nhà nước 72

2. Định hướng từ phía các doanh nghiệp 74

2.1. Định hướng khách hàng 74

2.2. Định hướng đối thủ cạnh tranh 74

2.3. Định hướng nhân viên 75

2.4. Định hướng văn hoá doanh nghiệp 75

II. Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động cạnh tranh phi giá trên

thị trường Việt Nam 76

1. Một số giải pháp đối với các doanh nghiệp 76

1.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm 76

1.1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm 76

1.1.2. Phát triển sản phẩm mới – khác biệt hoá sản phẩm 77

1.1.3. Bao gói tiện lợi và khả năng giao hàng linh hoạt, đúng hạn 77

1.1.4. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 78

1.2. Xây dựng và phát triển thương hiệu 78

1.2.1. Nhận thức đúng và đủ về thương hiệu 79

1.2.2. Phát triển sáng tạo nhãn hiệu 79

1.2.3. Xây dựng thương hiệu dựa vào thái độ của người tiêu dùng 80

1.2.4. Coi thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích 80

1.2.5. Nâng cao nhận thức về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá 80

1.3. Hoàn thiện chiến lược phân phối và tổ chức mạng lưới bán hàng 80

1.4. Tăng cường xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh 82

1.5. Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý, hoàn thiện kỹ năng quản lý 83

1.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp 85

1.7. Hoàn thiện hệ thống thông tin, chủ động áp dụng thương mại điện tử

trong hoạt động kinh doanh 86

1.8. Xây dựng nền văn hoá của doanh nghiệp 87

2. Một số kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan chức năng 89

Kết luận 93

Danh mục tài liệu tham khảo 94

Danh mục bảng biểu 97

 

 

 

 

doc106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2617 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tác động của cạnh tranh phi giá đối với người tiêu dùng trên thị trường Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i về nguồn nhân lực, cách thức quản lý, máy móc thiết bị công nghệ, và phải có năng lực nhất định về tiếp cận, chiếm lĩnh thị trường. Trong đó, yếu tố con người đặc biệt quan trọng, vì thiết bị và công nghệ có hiện đại đến mấy, nhưng nếu con người không đủ mạnh thì sẽ nhanh chóng sẽ bị nhấn chìm. Xây dựng và phát triển thương hiệu 1.2.1 Thực trạng xây dựng thương hiệu tại thị trường Việt Nam Một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của sản phẩm cũng như chi phối hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, chính là thương hiệu sản phẩm. Đánh giá về thực trạng công tác xây dựng và phát triển thương hiệu tại Việt Nam những năm gần đây, ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam cho biết, vẫn tồn tại một thực tế là phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức đúng về thương hiệu cũng như vai trò của thương hiệu trong giá trị sản phẩm. ở thái cực thứ nhất, nhiều doanh nghiệp chưa thấy hết tầm quan trọng của thương hiệu đối với sự tồn tại cũng như giá trị của sản phẩm, nên không chú trọng đầu tư thích đáng cho việc tạo dựng và phát triển thương hiệu của mình, khi xảy ra tranh chấp hoặc vi phạm bản quyền về thương hiệu thì mới quan tâm, dẫn tới những thiệt hại rất lớn về kinh tế cũng như uy tín của doanh nghiệp. Ngược lại, ở thái cực thứ hai, một số doanh nghiệp lại quá chú trọng tới việc phát triển thương hiệu mà không quan tâm đến một yếu tố song hành cũng không kém phần quan trọng là nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức kênh phân phối lưu thông và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên. Như vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là phải nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong việc tạo dựng và phát triển thương hiệu một cách đúng đắn, phù hợp với chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh tổng thể. Chính vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng, giữ gìn uy tín, hình ảnh và phát triển thương hiệu. Điều này đã dẫn tới một tình trạng khá phổ biến là ngày càng có nhiều vụ kiện tụng, tranh chấp thương hiệu xảy ra mà có khi người vi phạm và cả người bị vi phạm đều không thể xác định rõ mức độ đúng sai. Hoặc, có nhiều thương hiệu vốn đã nổi tiếng trong nước, nhưng doanh nghiệp không chịu đăng ký bảo hộ dẫn đến tình trạng bị đăng ký mất ở thị trường nước ngoài. Lấy ví dụ như trường hợp của Trung Nguyên. Khi Công ty Cà phê Trung Nguyên nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Mỹ thì phát hiện đã có một công ty Mỹ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Trung Nguyên và đang trong giai đoạn chờ cấp phép. Công ty đặt quyết tâm là phải lấy lại được thương hiệu cho mình, do vậy đã thuê luật sư và đồng thời tìm hiểu xem tại sao công ty đó lại nộp đơn xin đăng ký thương hiệu của Trung Nguyên. Sau đó, công ty biết rằng đó là một công ty phân phối hàng thực phẩm nông sản, biết Trung Nguyên là một nhãn hiệu thương mại nổi tiếng của Việt Nam nên đã đăng ký tên Trung Nguyên để giành độc quyền phân phối hàng của Trung Nguyên tại Mỹ. Qua nhiều lần đàm phán trao đổi, công ty này đã đồng ý rút hồ sơ với điều kiện Trung Nguyên đồng ý cho họ là nhà phân phối độc quyền sản phẩm cà phê của Trung Nguyên tại Mỹ trong vòng hai năm. Không chỉ nhãn hiệu của Trung Nguyên bị đăng ký trước mà ngay cả tên miền của Trung Nguyên (trungnguyen.com) cũng đã bị một Việt kiều ở Tiệp Khắc đăng ký trước với mục đích đầu cơ và đang giao bán rất đắt. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang phàn nàn luật pháp Việt Nam chưa bảo hộ tên thương hiệu của họ trong mọi ngành nghề kinh doanh, chẳng hạn như Công ty Bút bi Thiên Long yêu cầu không cho phép bất kỳ doanh nghiệp ở các ngành hàng kinh doanh nào khác được sử dụng thương hiệu Thiên Long. Tuy nhiên, yêu cầu này là phi lý và do doanh nghiệp thiếu hiểu biết. Theo tập quán quốc tế, cụ thể là theo Công ước Paris và Thoả ước Madrid về quyền sở hữu trí tuệ là các văn bản Luật quốc tế mà Việt Nam có tham gia và cần tuân thủ, thương hiệu chỉ được bảo hộ theo nhóm ngành hàng hoá và dịch vụ (là 34 ngành hàng và 11 nhóm dịch vụ), có nghĩa là trong trường hợp của bút bi Thiên Long, thương hiệu Thiên Long chỉ được bảo hộ duy nhất trong nhóm ngành sản phẩm văn phòng phẩm mà thôi và các doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất và dịch vụ khác vẫn được phép dùng nhãn hiệu Thiên Long cho sản phẩm của mình. Trong khi các doanh nghiệp Việt vẫn đang loay hoay với vấn đề sự cần thiết phải xây dựng thương hiệu thì các doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường Việt Nam đã đưa ra thị trường những sản phẩm vừa có thương hiệu nổi tiếng vừa có chất lượng cao và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng như Unilever, Nestlé, Nokia, Prudential... 1.2.2 Xu hướng xây dựng và phát triển thương hiệu 2008 1.2.2.1 Xu hướng chuyên nghiệp hóa về hệ thống nhận diện thương hiệu của các công ty và tập đoàn lớn:  Năm 2007 chứng kiến nhiều sự thay đổi mang tính toàn diện của logo và hệ thống nhận diện thương hiệu của các công ty và tập đoàn lớn như Mobifone, Vinaphone, Sfone, DongA Bank với xu hướng ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại và phù hợp với chiến lược phát triển mới. Hầu hết các logo đều hướng tới sự đơn giản, ít màu sắc, dễ thể hiện và mang tính quốc tế. Xu hướng này cũng sẽ được các công ty và tập đoàn tiếp tục thực hiện trong năm 2008. 1.2.2.2 Sự quan trọng của một chiến lược thương hiệu tập đoàn (Corporate Brand Strategy): Với xu hướng mở rộng lĩnh vực kinh doanh, các tập đoàn trong năm 2007 thực sự nhận thức được tầm quan trọng của một chiến lược thương hiệu tập đoàn. Chiến lược thương hiệu này giúp cho các tập đoàn có một định hướng đúng đắn trong việc mở rộng thương hiệu của mình ra các ngành nghề mà trước đây không phải thế mạnh của mình. Trường hợp như của tập đoàn FPT mở rộng kinh doanh sang các ngành không phải thế mạnh của mình như ngân hàng, tài chính, truyền thông cũng tạo nên nhiều sự tranh cãi trong việc triển khai chiến lược thương hiệu tập đoàn giữa các nhà đầu tư. Chính sức ép từ các cổ đông đã khiến các công ty ngày càng phải thận trong hơn trong việc mở rộng thương hiệu của mình.  Bảo Minh, Công ty cổ phần Năm Bảy Bảy (NBB), Vạn Phát Hưng, Austdoor, ...cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của một chiến lược thương hiệuchuyên nghiệp dài hạn và đang triển khai xây dựng chiến lược này trong năm 2008. 1.2.2.3 Sự trỗi dậy của các thương hiệu dịch vụ và bán lẻ: Các trào lưu chứng khoán, bất động sản thường chỉ mang tính nhất thời và có từng giai đoạn trong khi các thương hiệu dịch vụ thường có sự bền vững và ổn định cao do sự ổn định của thị trường và khách hàng. Các chuỗi dịch vụ như Highland coffee, Cát Đằng, Molinary hay các thương hiệu như Bánh mỳ Onore, Gà rán KFC, thức ăn nhanh Lotteria, đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường và ngày càng phát triển bền vững. 1.2.2.4 Sự thay đổi lớn về xu hướng tiêu dùng  Người tiêu dùng ngày càng trẻ hơn, thông minh hơn và sẵn sàng vay tín dụng cho các khoản chi tiêu của mình. Giá tiêu dùng tăng cao cùng lạm phát lớn trong khi thị trường chứng khoán có chiều hướng đóng băng khiến có sự thay đổi lớn trong xu hướng tiêu dùng. Họ mua nhiều sản phẩm dành cho chính mình, mang tính cá nhân, thể hiện cá tính và sẵn sàng chi tiêu cho các dịch vụ như spa, du lịch hay giải trí cùng bạn bè. Các sản phẩm cao cấp, dịch vụ và “hàng hiệu’’ chiếm tỷ trọng chi tiêu lớn trong nhóm khách hàng trẻ, trong khi các khách hàng trung tuổi dành nhiều ngân sách hơn cho các sản phẩm cao cấp như xe hơi, thẻ câu lạc bộ golf và du lịch nước ngoài. 1.2.2.5 Cách mạng trong truyền thông thương hiệu Cách thức truyền thông thương hiệu truyền thống dường như đã trở lên lỗi thời với nhiều cách mạng trong phương thức truyền thông. Các kênh truyền thông không chính thống như Blog, mạng xã hội hay rich media (truyền thông đa phương tiện online như video, flash,...) đã thay đổi phần lớn phương thức truyền thông. Các sản phẩm như Ipod, Iphone của Apple đã thành công lớn trong việc sử dụng các công cụ truyền thông hiện đại này để trở nên gần gũi với hàng triệu người tiêu dùng trên toàn thế giới. Người tiêu dùng cũng có ít thời gian để xem tivi hơn cũng như có quá nhiều kênh để lựa chọn với sự phát triển của hệ thống truyền hình cable. Các kênh truyền thống như VTV, HTV cũng phải chia sẻ phần nào thị phần với các kênh trả tiền như HBO, StarMovie, MTV hay Fashion TV. Đồng thời, họ cũng dành nhiều thời gian bên ngoài hơn với các hoạt động giải trí và làm việc ngoài trời nên việc tiếp cận người tiêu dùng ngày càng trở nên khó khăn hơn. Các thương hiệu Việt Nam cũng đã nhanh chóng nhìn nhận được cuộc cách mạng này và nhanh chóng sử dụng các công cụ trực tuyến như website, chia sẻ video, nhắn tin qua điện thoại di động, quảng cáo trên các màn hình LCD lắp đặt tại các nơi công cộng (siêu thị, thang máy, nhà ga, bến tàu, ...) để hỗ trợ cho truyền thông thương hiệu của mình. Xu hướng này cũng sẽ phát triển mạnh mẽ trong năm tới với nhiều giải pháp đa phương tiện hơn nữa. 1.2.2.6 Tập trung, nhất quán và chuyên nghiệp Các thương hiệu của đối thủ ngày càng trở nên tập trung cạnh tranh ở một phân khúc và định vị duy nhất và luôn Nhất quán để truyền tải thông điệp về định vị đó. Đồng thời họ cũng rất chuyên nghiệp với sự chia sẻ kinh nghiệm quản lý từ quốc tế. Muốn thành công trong giai đoạn tới, các thương hiệu Việt cần phải luôn nhất đổi mới trong phương thức truyền thông, luôn nhất quán trong định vị thương hiệu và thật chuyên nghiệp trong hoạt động quản lý thương hiệu. Chiến lược phát triển sản phẩm mới Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm mới ngày càng có tầm quan trọng trên thị trường Việt Nam. Không chỉ các doanh nghiệp nước ngoài hay liên doanh mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng có ý thức hơn đối với việc phát triển sản phẩm mới. Họ nhận thức được rằng, tạo ra sự khác biệt với các sản phẩm khác trên thị trường là một chiến lược hiệu quả có thể giúp các doanh nghiệp canh tranh được với các đối thủ của mình. Có nhiều doanh nghiệp cả “tây” lẫn “ta” đang thi nhau tung ra các sản phẩm mới. Có thể lấy ví dụ như Unilever với “Comfort một lần xả”. Về phương diện sản phẩm thì đây đúng là một bước phát triển đáng kể trong ngành hàng nước xả. Đúng như tên gọi là Comfort một lần xả, sau khi ngâm, vò quần áo bằng xà phòng thì các bà, các chị nội trợ chỉ cần cho đúng một lần nước kèm theo một ít nước xả loại này thì quần áo sẽ sạch liền, sạch cả bọt xà phòng, đồng thời quần áo lại thơm, mềm. Không lâu sau sự xuất hiện của “Comfort một lần xả”, đối thủ của Unilever là P&G cũng kịp tung ngay ra sản phẩm mới “Downy một lần xả”, không để đối thủ có cơ hội độc chiếm thị trường. Một ví dụ khác như sản phẩm sữa đậu nành vị dâu của Tribeco. Đây là một sự sáng tạo độc đáo nhằm tạo sự khác biệt với các sản phẩm sữa đậu nành của các đối thủ cạnh tranh khác, đồng thời đem lại một hương vị thưởng thức mới cho người tiêu dùng. Thành công của các sản phẩm mới như trường hợp của Tribeco là có thể nhận thấy bởi họ đã biết nhắm vào thị trường nước uống bổ dưỡng và đa dạng hóa sản phẩm theo nó, tránh phải cạnh tranh không cân sức với các đại gia ngoại quốc như Coco-cola hay Pepsi trên thị trường nước giải khát có ga. Tuy nhiên, sự thành công của sản phẩm mới không phải lúc nào cũng được đảm bảo. Các sản phẩm nước xả vải một lần xả dù có những chiến dịch quảng cáo rầm rộ đằng sau vẫn chưa hoàn toàn thắng được quan niệm truyền thống của người tiêu dùng quần áo cần được xả qua 3 lần nước mới sạch xà phòng, không làm hại đến da. Như vậy, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm mới. Nhịp độ thay đổi và tiến bộ công nghệ khiến các công ty buộc phải phát triển các giải pháp mới và hiệu quả hơn để giải quyết các vấn đề của khách hàng. Nếu không, các đối thủ cạnh tranh sẽ dễ dàng tấn công và giành lấy thị trường của họ. Tuy nhiên, họ cần có chiến lược sản phẩm đúng đắn nhất để đạt được hiệu quả như ý muốn. Chính sách phân phối Kênh phân phối Hệ thống phân phối tại Việt Nam hiện nay chủ đạo bởi hệ thống phân phối truyền thống với kênh phân phối chính là chợ và các tiệm bán lẻ rải rác khắp các địa phương. Điều này đối chọi với hệ thống kinh doanh bán lẻ hiện đại và chủ yếu là siêu thị như Co.opMart, MaxiMark... và các trung tâm bán sỉ lẻ lớn như Metro, BigC. Tại các đô thị lớn - nơi có sức mua lớn nhất, nhịp sống dần dần được thay đổi trong các gia đình trẻ bởi thói quen cuối tuần đi siêu thị mua đồ dùng cho cả gia đình trong một tuần. Thêm nữa, sự chênh lệch về phương thức kinh doanh, sự đa dạng hàng hóa, giá cả, nhãn hiệu, an toàn thực phẩm... đã nghiêng cán cân lợi thế về phía hệ thống phân phối hiện đại. Với sự phát triển nhãn tiền thì hệ thống phân phối hiện đại tất nhiên sẽ làm suy yếu kênh phân phối truyền thống trong thời gian tới. Hiện nay, kênh phân phối hiện đại chỉ chiếm tỷ lệ 10% tại Việt Nam nhưng với một lộ trình chấp nhận lỗ có thể từ 5 đến 7 năm cộng với kinh nghiệm quản lý, tiềm lực tài chính và sự thay đổi mạnh trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng thì việc đảo ngược tỷ lệ trên tất yếu sẽ xảy ra. Chính sách phân phối Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, những năm qua hệ thống phân phối của các doanh nghiêp Việt Nam đang dần hình thành và phát triển, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh ngày càng gay gắt, đồng thời tạo nên một thị trường sôi động với những biến đổi sâu sắc cả về cấu trúc, phương thức và các quan hệ giữa các cơ cấu trong hệ thống này. Tuy nhiên, so với các công cụ cạnh tranh khác, chính sách phân phối của hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa được quan tâm đúng mức và còn nhiều hạn chế. Đối với doanh nghiệp nhà nước, kênh phân phối vẫn còn mang dấu ấn của thời kỳ bao cấp. Đối với những doanh nghiệp ngoài quốc doanh, một bộ phận vẫn còn tổ chức kênh phân phối theo kiểu trao đổi đơn (bên mua và bên bán chỉ quan hệ với nhau một lần), một bộ phận khác tổ chức kênh phân phối theo kiểu tự nhiên, không hề có tác động quản lý điều khiển theo hướng có mục tiêu. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng chính sách phân phối cũng là một biện pháp cạnh tranh phi giá giúp cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam tồn tại được trên thương trường đầy khốc liệt này. Có thể kể đến hai mô hình phân phối hiện đang được áp dụng rất thành công: hệ thống liên kết dọc kiểu tập đoàn và hệ thống liên kết dọc hợp đồng. Các doanh nghiệp áp dụng mô hình hệ thống liên kết dọc kiểu tập đoàn là các đơn vị sở hữu toàn bộ kênh phân phối, từ sản xuất, nhập khẩu đến bán buôn, bán lẻ như Tổng công ty Xi măng, Tổng công ty xăng dầu, Tổng công ty thương mại Sài Gòn... Các hệ thống này là kết quả hòa nhập theo chiều dọc, do yêu cầu của việc sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, phát triển các liên hợp tác xã thương mại, hoặc do sự mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân. Quan hệ giữa các thành viên trong hệ thống là mối quan hệ trong nội bộ một tổ chức. Còn áp dụng hệ thống liên kết dọc hợp đồng nghĩa là ở nhiều mức độ khác nhau, nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế đã thực hiện tổ chức thực hiện hệ thống liên kết dọc thông qua việc lựa chọn bạn hàng, ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ, đặt hàng hoặc đại lý, độc quyền kinh tiêu, quy trách nhiệm và quyền lợi cho mỗi bên trong quá trình cung ứng và tiêu thụ sản phẩm. Các hệ thống này xuất hiện ở hầu hết các ngành sản phẩm và đã có những thành công đáng kể, góp phần điều hòa cung cầu, nâng cao sức cạnh tranh nhờ mở rộng quy mô kinh doanh theo nhu cầu thị trường. Ví dụ, công ty sữa Vinamilk bằng việc ký hợp đồng trực tiếp với hơn 2000 hộ chăn nuôi bò sữa, hỗ trợ họ về vốn, kỹ thuật, thú y... và phát triển mạng lưới 45 trạm thu mua và bảo quản sữa cho các thành viên, với giá ổn định và bao tiêu 100% sản phẩm, thanh toán sòng phẳng. Hệ thống này bảo đảm tiêu thụ hết 90% sản lượng sữa tươi trên thị trường và nâng cao hiệu quả cho mọi thành viên tham gia. Do vậy, cùng với các chiến lược cạnh tranh khác, kênh phân phối là một trong các yếu tố giúp công ty trở thành công ty sữa hàng đầu Việt Nam, không những đánh bật được các công ty sữa trong nước mà còn có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài như Nestlé, Anlene... Ngoài các kênh phân phối truyền thống, các doanh nghiệp cũng đang dần ứng dụng thương mại điện tử vào các chiến lược phân phối của mình. Thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn đang trong quá trình phát triển với tỷ lệ người sử dụng Internet tuy còn chiếm tỷ lệ thấp nhưng đang ngày càng tăng, đạt 23,12% tính đến tháng 4/2008 Website trung tâm Internet Việt Nam – VNNIC (2008), Tình hình phát triển Internet tháng 4/2008, . Các siêu thị điện tử nổi bật nhất ở Việt Nam hiện nay là các trang web: Vietnamshops.com; VDCsieuthi.vnn.vn; Megabuy.com.vn; Saigoncoopmart.com.vn; goodsonlines.com; Goldmart.com.vn... Tuy nhiên số lượng người mua hàng thông qua các siêu thị ảo hay thông qua trang web của các công ty vẫn còn ít, do giới hạn về phạm vi phục vụ, do tốc độ mạng còn chậm, giá cước Internet còn cao, mật độ kết nối Internet còn thấp, phần lớn người đi mua sắm là các bà nội trợ rất ít khi lên mạng. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh Quảng cáo Kênh quảng cáo truyền thống Các kênh quảng cáo truyền thống bao gồm: quảng cáo trên truyền hình, trên đài phát thanh, báo chí; quảng cáo trên các phương tiện ngoài trời và di động... trong đó quảng cáo trên truyền hình vẫn là kênh quảng cáo phổ biến nhất. Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, quảng cáo trên truyền hình chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại hình quảng cáo. Với sự phát triển nhanh chóng của truyền hình, hầu hết các gia đình đều sở hữu ít nhất một chiếc tivi, quảng cáo trên truyền hình trở thành phương thức nhanh chóng nhất để đưa thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp đến với người tiêu dùng. Có không ít các doanh nghiệp Việt Nam cũng có chiến lược quảng cáo giống như các công ty nổi tiếng trên thế giới như việc sử dụng các ngôi sao nổi tiếng làm người mẫu quảng cáo. Tuy nhiên, do chi phí dành cho quảng cáo hạn hẹp, hầu hết các doanh nghiệp sử dụng kiểu quảng cáo này chỉ có thể mời được một số diễn viên hay người mẫu không nổi lắm, ít người biết đến và không có sức gây ảnh hưởng đến số đông dân chúng. Còn hầu hết các ngôi sao giải trí nổi tiếng nhất của Việt Nam trong các lĩnh vực như âm nhạc, điện ảnh, thời trang... hay đến các Hoa hậu đều tham gia các phim quảng cáo của các doanh nghiệp nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam. Có thể lấy ví dụ như Hồ Ngọc Hà với sự xuất hiện mỗi tối trong các thước phim quảng cáo dầu gội Sunsilk (Unilever), tủ lạnh Toshiba hay hoa hậu Việt Nam Mai Phương Thúy cùng dầu gội Pantene... Với các chiến lược như thế này, các doanh nghiệp nước ngoài đã tạo ra được hình ảnh sản phẩm của họ gắn liền với hình ảnh của các ngôi sao – những người của công chúng. Đây là điều mà có lẽ chưa doanh nghiệp Việt Nam đạt được. Hình 2.3 Biểu giá thực hiện quảng cáo năm 2008 trên VTV3 Đơn vị: triệu VND Thời gian Thời điểm quảng cỏo Giỏ quảng cỏo 10" 15" 20" 30" 19h40 Giữa Dự bỏo thời tiết và 24/7 27.5 33.0 41.2 55.0 19h45 Ngay sau 24/7 18.0 21.6 27.0 36.0 19h50-21h10 Trong Phim & Giải trớ 1 16.0 19.2 24.0 32.0 19h50-21h10 Ngoài Phim & Giải trớ 1 18.0 21.6 27.0 36.0 19h50-21h10 Ngoài chương trỡnh Ai là triệu phỳ, Hóy chọn giỏ đỳng, Trũ chơi õm nhạc. 18.0 21.6 27.0 36.0 19h50-21h10 Trong chương trỡnh Ai là triệu phỳ, Hóy chọn giỏ đỳng, Trũ chơi õm nhạc. 26.0 31.5 39.0 52.5 21h-22h Ngoài Phim & Giải trớ 2 14.0 16.8 21.0 28.0 21h-22h Trong Phim & Giải trớ 2 15.0 18.0 22.5 30.0 22h-23h Trong (ngoài) chương trỡnh khỏc 11.0 13.2 16.5 22.0 Sau 23h 3.5 4.2 5.25 7.0 Nguồn: website Trung tâm quảng cáo và dịch vụ truyền hình- Đài truyền hình Việt Nam- TVAD Bên cạnh quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo ngoài trời đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Hiện nay, các loại hình quảng cáo ngoài trời xuất hiện rất đa dạng. Tùy theo tính chất sản phẩm, dịch vụ cần quảng cáo, khách hàng chọn lựa hình thức quảng cáo thích hợp trong bốn loại hình cơ bản : “billboard” là quảng cáo tầm cao, thích hợp cho quảng cáo nguyên vật liệu, hàng hóa công nghiệp, xây dựng, bưu chính viễn thông hoặc các sản phẩm tiêu dùng lâu năm như ti vi, tủ lạnh, xe hơi... Trong khi đó, loại hình “street furniture” quảng cáo ở tầm thấp như nhà chờ xe buýt, kiốt hoặc các loại banner trên đường phố, thích hợp với những sản phẩm tiêu dùng gần gũi hàng ngày như các loại thực phẩm ăn nhanh, hóa mỹ phẩm... Ngoài ra còn có loại hình quảng cáo di động (transit) trên các phương tiện vận tải và các hình thức quảng cáo dưới dạng trưng bày hình ảnh, truyền tải thông điệp ở những khu vực thương mại dịch vụ đông người, thể hiện qua các poster, tờ rơi...được gọi chung là POSM (points of sale materials). Hầu hết người dân đang sống tại các thành phố lớn, nơi có rất nhiều tuyến xe buýt đang hoạt động, đã quen với hình ảnh quảng cáo sản phẩm bánh Chocopie của Orion. ở góc độ khách hàng quảng cáo, ông Jong Yeon Jeong, Giám đốc tiếp thị của thương hiệu bánh Orion, giải thích việc lựa chọn hình thức quảng cáo “transit” rằng đây là loại hình quảng cáo rất “kinh tế”! Với giá trung bình 3.000 USD cho mẩu quảng cáo trên một chiếc xe buýt trong một năm, loại hình này rẻ hơn nhiều so với quảng cáo trên tạp chí hoặc truyền hình. “Mặt khác, nó là quảng cáo di động nên sẽ được nhiều người tiêu dùng để mắt đến”, ông Jeong nói. Ngoài những hình thức quảng cáo truyền thống như bảng vẽ, hộp đèn, bảng chiếu điện tử..., nhiều công ty quảng cáo đang khai thác những loại hình quảng cáo công nghệ cao như màn hình đèn LED, màn hình LCD, màn hình cảm ứng tương tác (với người tiêu dùng), kỹ thuật chiếu hình 3D vào không gian (holovision)... Quảng cáo trực tuyến. Theo ước tính của các chuyên gia trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến thì thị phần của ngành này năm 2007 chiếm khoảng 1,5% tổng ngành quảng cáo. So với con số từ 5-12% của các nước phát triển thì tiềm năng của quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam rất sáng sủa. Tuy nhiên để quảng cáo trực tuyến thực sự bùng nổ tại Việt Nam chưa phải là điều dễ thấy trong tương lai gần. Quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam mới đang thời kỳ mới khai phá và hình thành. Theo số liệu của Hiệp hội quảng cáo Việt Nam (VAA), trên 80% thị phần quảng cáo trong nước thuộc về các đài truyền hình, sau đó là quảng cáo trên ấn phẩm báo chí. Thị phần quảng cáo trực tuyến chỉ chiếm khoảng 1,5% tổng thị trường quảng cáo. Theo ước tính của các chuyên gia về quảng cáo trực tuyến, doanh thu của thị trường quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam vào năm 2006 là 64 tỉ VND, năm 2007 khoảng 160 tỉ VND và trong những năm tới sẽ tăng trưởng 100% để đạt tới con số 500 tỉ VND vào năm 2010. Website Tuổi Trẻ online, Nhịp sống số (26/02/2008), Quảng cáo trực tuyến Việt Nam: 2008 chưa thể đột phá, Hình 2.4 Tốc độ tăng trưởng quảng cáo trực tuyến tại một số khu vực trên thế giới (2006-2009) Nguồn: Website Diễn đàn nghiệp vụ báo chí Việt Nam Về hình thức, Quảng cáo trực tuyến của Việt Nam chủ yếu hướng tới việc quảng cáo thương hiệu với hình thức logo/banner. Tại các website lớn, logo/banner chi chít bất chấp các tiêu chuẩn về hiệu quả gây ấn tượng (nhiều nhất 4 quảng cáo/một màn hình). Các dạng quảng cáo như qua từ khóa, quảng cáo theo ngữ cảnh, theo hành vi ... còn là những khái niệm mới mẻ. Và hiện, cũng chưa có một chuẩn nào đối với các mẫu thiết kế cho quảng cáo trực tuyến (kích thước, vị trí ...). Điều này khiến khách hàng mất thêm nhiều thời gian và chi phí khi tiến hành quảng cáo tại các website khác nhau. Khách hàng của quảng cáo trực tuyến mới chỉ tập trung ở vài ngành. Khảo sát tại những website có đông quảng cáo nhất, những doanh nghiệp đứng ở những vị trí đắt nhất thường là các doanh nghiệp viễn thông, ngân hàng. Kế đến là các doanh nghiệp, cơ sở trong ngành điện máy, giáo dục, ẩm thực. Ngoài ra, chưa có một tổ chức đủ uy tín đóng vai trò trung gian để đánh giá một cách khách quan về số lượng người dùng của các website cũng như hiệu quả khi tiến hành quảng cáo trực tuyến. Và không ít các website thông tin khống về số lượng người dùng. Điều này khiến doanh thu của Quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam tập trung tại vài trang web có lượng truy cập cao nhất (chủ yếu là các báo điện tử, trang tin tức như VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet, 24h.com.vn...) thay vì có thể phân bổ ở các website đặc thù (du lịch, giải trí, thương mại) Quan hệ công chúng Nhận thức về PR còn sai lệch Có thể dễ nhận thấy chưa nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng PR chuyên nghiệp trong xây dựng thương hiệu, nhưng vẫn có thể chi rất nhiều tiền cho quảng cáo đại trà! Một số doanh nghiệp có sử dụng PR, nhưng chưa hiểu đủ và nhận thức đúng về nó. Không ít doanh nghiệp cho rằng làm PR đơn giản chỉ là tìm cách xuất hiện trên TV, đăng hình hoặc nêu tên công ty mình trên mặt báo mà không quan tâm đến thông điệp và cách thức xuất hiện như thế nào? Một số công ty lại đồng hóa PR với tổ chức sự kiện (event) hay tham gia tài trợ một chương trình nào đó, mà quan tâm rất ít đến hoạt động và cách thức truyền thông. Một chiến lược PR như thế nào trước khi triển khai thực hiện vẫn là một thực tế rất ít doanh nghiệp quan tâm nghiêm túc. Điều này cũng dễ thấy được qua bảng phân bổ ngân sách truyền thông hàng năm. Ngân sách cho PR hoặc không có h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTác động của cạnh tranh phi giá đối với người tiêu dùng trên thị trường Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.doc
Tài liệu liên quan