Hàng tháng UBND xã chi trả tiền trợ cấp xã hội cho các đối tượng được đảm bảo chi đúng và kịp giờ. Đã hướng dẫn lập 4 bộ hồ sơ tồn đọng theo kế hoạch 611 của chính phủ, hướng dẫn thân nhân các đối tượng làm hồ sơ để hưởng chế độ mai táng phí được 3 trường hợp; thực hiện tốt chế độ chính sách BHXH, BHYT cho các đối tượng, đã cấp bổ sung 48 thẻ BHYT cho người nghèo và các đối tượng được khám và chữa bệnh miễn phí theo quy định, thực hiện đổi thẻ BHYT cho trẻ em theo quy định mới 50 thẻ.
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3578 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận- Huyện Vĩnh Thạnh- tỉnh Bình Định (giai đoạn 2006-2010), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốt chế độ chính sách BHXH, BHYT cho các đối tượng, đã cấp bổ sung 48 thẻ BHYT cho người nghèo và các đối tượng được khám và chữa bệnh miễn phí theo quy định, thực hiện đổi thẻ BHYT cho trẻ em theo quy định mới 50 thẻ.
Hoàn thành kế hoạch điều tra , rà soát hộ nghèo năm 2010, kết quả điều tra còn 248 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 71,06%, tăng 3,16% so với hộ nghèo năm 2009.
Diện mạo đối tượng nghiên cứu
2.4.1 Độ tuổi
Độ tuổi
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1. 18-30 tuổi
34
34
2. 31-45 tuổi
38
38
3. 46-60 tuổi
24
24
4. Trên 60 tuổi
4
4
Tổng
100
100
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, phần lớn đối tượng được nghiên cứu đều năm trong độ tuổi lao động.
Độ tuổi từ 31-45 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 38%. Độ tuổi từ 18-30 chiếm tỷ lệ 34%. Đây là một thuận lợi rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Đây là thời kỳ sức khoẻ con người đang trong giai đoạn rất tốt, có khả năng học tập những kiến thức mới. Do vậy, khi tiến hành triển khai áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất sẽ gặp rất nhiều thuận lợi.
Vĩnh Thuận là một xã thuần nông, do vậy với lực lượng lao động dồi dào như trên sẽ góp phần thúc đẩy việc sản xuất nông nghiệp.
Độ tuổi 46-60 tuổi chiếm 24% và trên 60 tuổi chiếm 4%. Người lao động trong độ tuổi này thì khả năng lao động đã có phần hạn chế, đặc biệt là những công việc đòi hỏi yêu cầu cao về thể lực. Nhưng trên thực tế, nhóm đối tượng trong độ tuổi này vẫn phải làm những công việc nặng nhọc, do đời sống của người dân khá vất vả, buộc họ phải làm việc để tạo ra thu nhập cho bản thân và gia đình.
Nói tóm lại, lực lượng lao động của xã rất dồi dào, là một trong những nhân tố giúp thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp của xã. Bên cạnh đó, nếu chính quyền địa phương không tạo ra được việc làm phù hợp với khả năng và nhu cầu của lực lượng lao động này sẽ gây ra những mặt trái trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của xã nhà.
2.4.2 Trình độ học vấn
Trình độ học vấn
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1. Tiểu học
58
58
2. THCS
29
29
3. THPT
13
13
4. CĐ-ĐH
0
0
5. Trên ĐH
0
0
Tổng
100
100
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy trình độ học vấn của bà con nơi đây khá thấp.
Nhóm đối tượng có trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất với 58%, nhóm đối tượng này phần lớn là những người có độ tuổi trên 40. Trước đây, vì điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn nên họ chỉ học đến lớp 1, lớp 2 rồi nghỉ học để đi làm phụ giúp gia đình.
Trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 29% và con số này ở bậc trung học phổ thông là 13%.
Qua số liệu trên đã phần nào nói lên thực trạng vấn đề nghèo của người dân trong xã. Với trình độ học vấn thấp như vậy, lại tập trung nhiều đồng bào DTTS sinh sống (chiếm 98% dân số toàn xã) nên việc tiếp cận các kiến thưc mới liên quan việc nâng cao năng suất cây trồng, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm đem lại hiệu quả cao hay áp dụng các mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, với trình độ học vấn thấp như vậy, lại ở xa trung tâm huyện nên việc tiếp cận các thông tin về việc làm, những chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước liên quan đến người nghèo còn gặp nhiều hạn chế.
Đây cũng sẽ là một trong những khó khăn trong nhỏ trong việc triển khai CT 135 giai đoạn II trên địa bàn xã, bà con sẽ gặp khó khăn trong việc thay đổi phương thức sản xuất cũ, tiếp thu các kiến thức mới về việc trồng trọt các loại cây, chăn nuôi gia súc, gia cầm sao cho đạt hiệu quả…. Vì bà con đã quen với tập quán sản xuất du canh du cư, sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất không cao.
Khi CT 135 được triển khai thì tình trạng trên đã có phần giảm.
Trình độ học vấn của người dân trong xã thấp như vậy là do rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Vĩnh Thạnh là một huyện miền núi của tỉnh, đời sống của bà con trong huyện gặp rất nhiều khó khăn. Từ khi các chương trình xóa đói giảm nghèo của TW được triển khai trên địa bàn huyện thì đời sống của người dân nơi đây đã có phần khởi sắc.
Do vậy, việc hỗ trợ kinh phí để phát triển kinh tế xã hội cho các xã gặp nhiều khó khăn như xã Vĩnh Thuận gặp rất nhiều hạn chế. Thêm vào đó, xã lại tập trung nhiều đồng bào DTTS, lại nằm xa trung tâm huyện nên việc học tập của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Hiện nay toàn xã chỉ có 1 trường mầm non và một trường tiểu học, học sinh muốn đi học ở các cấp học cao hơn phải đi vài cây số mới đến được trường học. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học khá phổ biến trên địa bàn xã, đặc biệt ở các cấp học cao như THCS, THPT.
2.4.3 Công việc hiện tại
Với đặc điểm là một xã thuần nông, do đó cơ cấu việc làm của bà con trong xã chưa phong phú, điều này thể hiện rõ qua bảng số liệu dưới đây
Công việc hiện tại
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1. Làm nông
87
87
2. Buôn bán
2
2
3. Công chức
7
7
4. Nghề khác
4
4
Tổng
100
100
Qua bảng số liệu trên cho chúng ta thấy làm nông vẫn là một nghề chính, chiếm tỷ lệ khá cao 87%. Điều này rất dễ hiểu, vì nông nghiệp giữ vị trí chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của xã Vĩnh Thuận.
Vấn đề đáng lưu ý trong quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân trong xã là bà con sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên. Cả xã có 8 làng thì chỉ có 6 làng có ruộng để bà con sản xuất, nhưng việc trồng lúa của bà con gặp nhiều khó khăn do không chủ động được nguồn nước tưới, lại thiếu phân bón nên việc trồng lúa chiếm không nhiều diện tích.
Đa số bà con trong xã trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày như điều, ngô, đậu xanh, đậu đen…do việc trồng các loại cây này không đòi hỏi lượng nước tưới như cây lúa, bên cạnh đó bà con trong các làng đều có rẫy của riêng mình nên diện tích trồng các loại cây này chiếm tỷ lệ cao hơn so diện tích cây lúa.
Một trong những lý do mà nghề nông chiếm tỷ lệ cao như vậy là do trình độ học vấn của bà con khá thấp nên việc tìm kiếm một việc làm khác là không khả thi.
Ngay cả những người dân có trình độ học vấn ở bậc THCS, THPT vẫn làm nghề nông với 31,03% đối tượng có trình độ THCS và con số này ở bậc THPT là 10,34%( xem phụ lục III, bảng 6-4). Hiện nay trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh vẫn chưa có một công ty, nhà máy hay xí nghiệp nào hoạt động để thu hút lực lượng lao động này. Nếu muốn có công việc khác thì họ buộc phải ra các thành phố hoặc những nơi có nhu cầu để tìm kiếm cơ hội việc làm với những khó khăn về kiến thức, ngôn ngữ và kinh phí.
Công chức chiếm tỷ lệ 7%, đa số họ là cán bộ thôn, xã. Điều đáng quan tâm là số cán bộ này có trình độ học vấn không cao, 42,86% số cán bộ công chức có trình độ bậc tiểu học và con số này ở bậc THCS là 14,28%( xem phụ lục III, bảng 6-4). Điều này sẽ gây ra những khó khăn không nhỏ trong công tác quản lý cũng như việc triển khai, tuyên truyền, phổ biến các chương trình, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho bà con trong xã.
4% người dân được hỏi cói ý kiến khác, họ chủ yếu đi làm thuê cho các hộ gia đình người Kinh thuê đất của xã để trồng dưa.
2% trong số người dân được hỏi làm nghề buôn bán.
Qua cơ cấu nghề nghiệp trên đây, phần nào giúp chúng ta có cái nhìn sơ lược về những khó khăn trong đời sống và sản xuất của bà con nơi đây.
Thu nhập hàng tháng
Với trình độ học vấn của người dân không cao, đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên thu nhập của bà con trong xã khá thấp. Điều này thể hiện rõ qua bảng số liệu dưới đây
Thu nhập hàng tháng
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1. Dưới 1 triệu
94
94
2. Từ 1 triệu - ít hơn 2 triệu
4
4
3. Từ 2 triệu - ít hơn 3 triệu
2
2
4. Trên 3 triệu
0
0
Tổng
100
100
94% số người dân được hỏi cho biết thu nhập bình quân hàng tháng của gia đình dưới 1 triệu đồng/ tháng. Qua quá trình điều tra phát bảng hỏi, tác giả được biết phần lớn các hộ gia đình trong xã có thu nhập từ 200.000-300.000/tháng. Như theo lời của cụ Đinh Thị Bưởi ở Làng 2 cho biết “có mùa thì ngày được muời ngàn một ngày, không có mùa thì không có tiền, đồ ăn tự kiếm , rau quả trên rẫy, ốc dưới suối để ăn.”
Những hộ gia đình có người làm công chức có thu nhập cao hơn từ 400.000-500.000/tháng.
4% số người được hỏi có thu nhập của cả gia đình từ 1 triệu - ít hơn 2 triệu và con số này ở hộ gia đình có thu nhập từ 2 triệu - ít hơn 3 triệu là 2%, con số này chiếm tỷ lệ quá ít so với các hộ gia đình có thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng
Trình độ học vấn thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ dân có thu nhập thấp trên địa bàn chiếm tỷ lệ cao như vậy.
60,6% số người có trình độ học vấn tiểu học có thu nhập bình quân hàng tháng của cả gia đình dưới 1triệu đồng/tháng, trong khi đó (xem phụ lục III, bảng 7-4).
Đây là một trong những hạn chế rất lớn trong vấn đề phát triển kinh tế của xã nhà. Trình độ học vấn thấp gây nên những khó khăn không nhỏ trong việc thay đổi nhận thức về thay đổi phương thức sản xuất lạc hậu của bà con trong vùng, đặc biệt là đồng bào DTTS, bên cạnh đó, nó sẽ gây ra những khó khăn không nhỏ trong việc tiếp thu các kiến thức sản xuất mới cũng như tiếp cận các cơ hội việc làm để nâng cao thu nhập cho bà con.
Số thành viên trong gia đình
Số lượng thành viên
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1.Dưới 4 thành viên
34
34
2. 4-6 thành viên
60
60
3.Trên 6 thành viên
6
6
Tổng
100
100
Qua bảng thống kê cho ta thấy, các hộ gia đình trên địa bàn xã có số thành viên trong gia đình khá đông. Hộ gia đình có từ 4 - 6 thành viên chiếm 60%, chủ yếu là các hộ gia đình có bố mẹ và con cái cùng chung sống cùng nhau.
34% số hộ gia đình có số thành viên dưới 4 thành viên đa phần là các gia đình mới cưới ra ở riêng chiếm phần đông, phần ít trong số này là các cụ già sống đơn thân.
6% số người được hỏi có số thành viên trong gia đình trên 6 thành viên, đây là những gia đình có cha mẹ ông bà con cháu sống chung, con số này chiếm tỷ lệ không cao do xu hướng các gia đình ra ở riêng .
Nhìn chung, đa số các gia đình có số lượng thành viên trên 4 người chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 66% . Với số lượng thành viên trong gia đình đông như vậy, trình độ học vấn thấp, nghề nông là nghề chính tạo ra thu nhập trong gia đình nên thu nhập của các gia đình này thường không cao.
95% số gia đình có số lượng thành viên từ 4 đến 6 thành viên có thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng và tỷ lệ này ở những gia đình có số thành viên trên 6 là 83,3%(xem phụ lục III, bảng 5-7). Đây là những con số không nhỏ thể hiện những khó khăn trong cuộc sống của người dân. Với số lượng thành viên đông như vậy, thu nhập hàng tháng của gia đình lại thấp thì vấn đề đảm bảo các nhu cầu cơ bản như ăn uống cho các thành viên trong gia đình là rất khó khăn. Do vậy, tạo điều kiện cho con cái họ đi học là một vấn đề rất khó khăn đối với các gia đình này, nếu như không nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng thì nguy cơ thất học của những trẻ em trong các gia đình này là rất cao.
2.4.6 Dân tộc
Là một xã miền núi mới thành lập của huyện vùng cao Vĩnh Thạnh, dân số toàn xã bên cạnh người Kinh, chiếm tỷ lệ cao vẫn là đồng bào DTTS (chủ yếu là người dân tộc Bana, Êđê) chiếm khoảng 98% dân số.
Theo số liệu điều tra hộ nghèo cấp xã năm 2010 thì dân số toàn xã năm 2010 là 1428 nhân khẩu, trong đó tỷ lệ hộ nghèo toàn xã là 71,06%.
Trong mẫu điều tra nghiên cứu của tác giả, tỷ lệ người Kinh và đồng bào DTTS như sau
Dân tộc
Số lượng
Tỷ lệ %
1. Kinh
7
7
2. DTTS
93
93
Tổng
100
100
Do vậy trong việc đề ra các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của xã cũng như việc triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn cần lưu ý đến vấn đề dân tộc.
Đây là một trong những vấn đề rất nhạy cảm, một khi mâu thuẫn về lợi ích trong việc thụ hưởng các chương trình xảy ra thì sẽ gây mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình chính trị của địa phương. Đây lại là một xã miền núi nằm khá xa trung tâm huyện, lại tập trung đông đồng bào DTTS nên các phần tử xấu dễ lợi dụng những mâu thuẫn này để gây kích động trong quần chúng nhân dân.
2.5 Các nguồn lực của địa phương
Trong quá trình triển khai bất kỳ một chương trình, dự án nào, chúng ta cần tìm hiểu những nguồn lực bên trong của CĐ, cũng như những nguồn lực bên ngoài nào hỗ trợ cho CĐ trong quá trình triển khai các chương trình, dự án đó.
Việc đánh giá các nguồn lực bên trong của cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng, dựa vào các nguồn lực này ta có thể biết được CĐ đang có gì, đang cần gì và đang thiếu gì để hỗ trợ cho cho CĐ.
¯Nguồn lực bên trong
Tại xã Vĩnh Thuận, những nguồn lực bên trong của CĐ hầu như không nhiều. Do vậy, không hỗ trợ được nhiều không quá trình phát triển kinh tế xã hội của người dân địa phương. Những nguồn lực bên trong của xã bao gồm:
- Về đất trồng trọt: toàn xã có 5.534,53ha với nhóm đất chính là đất phù sa để bà con trồng lúa và các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày khác.
Nhưng xã có diện tích đất không đáp ứng được nhu cầu canh tác của bà con, đất không có nhiều chất dinh dưỡng nên cần phải bón phân thường xuyên mới có thể sản xuất đạt năng suất cao.
- Về nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong xã : trên địa bàn xã có suối Xem và suối Tà Niêng chảy qua, và còn nhiều khe, suối nhỏ khác phục vụ bà con.
Thiếu nước trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của người dân nơi đây diễn ra rất thường xuyên, do nguồn nước mặt của xã hạn chế, các con suối bị khô nước vào mùa khô, lượng mưa trung bình hàng năm lại thấp nên nguồn nước bổ sung rất ít, thêm vào đó nguồn nước lại bị nhiễm phèn ở hầu hết các làng (ngoại trừ làng 5 và làng 7), nên nhu cầu về nguồn nước của bà con nơi đây là rất lớn.
- Tài nguyên khoáng sản của xã hầu như không có, xã chỉ có nguồn cát ở lòng suối cạn với số lượng không nhiều chỉ đáp ứng như cầu xây dựng trong xã, ngoài ra không có nguồn tài nguyên khoáng sản nào khác.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã bao gồm công trình đập nước Tà Niêng, trường mẫu giáo, trường tiểu học và trụ sở UBND xã, đài phát thanh, trạm y tế và hệ thống đường giao thông đã được bê tông hóa.
- Nguồn nhân lực của xã. Dân số của xã năm 2010 là 1.428 người, số người trong độ tuổi lao động là 830 người, đây là lực lượng lao động dồi dào để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội của xã.
Tuy nhiên, trình độ học vấn của người dân trong xã khá thấp, đây là một cản trở không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế của xã.
- Nguồn tài chính của xã rất hạn chế vì xã hầu như không có nguồn thu bổ sung. Vì trên địa bàn xã không có một công ty, xí nghiệp nào để thu thuế, đời sống bà con nơi đây rất khó khăn nên hầu như không đóng thuế. Nguồn tài chính của xã hầu hết dựa vào nguồn hỗ trợ của TW và của tỉnh.
- Các tổ chức đoàn thể của xã như hội Phụ Nữ, hội Nông Dân, Đoàn Thanh Niên… không có nhiều hoạt động để hỗ trợ cho bà con trong xã.
¯Nguồn lực bên ngoài
Vĩnh Thuận là một trong những xã khó khăn của huyện Vĩnh Thạnh. Do vậy, trong quá trình phát triển, xã đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ TW cũng như của tỉnh Bình Định thông qua các chương trình hỗ trợ, các chính sách giảm nghèo nhằm giúp bà con nơi đây cải thiện đời sống.
Trên đây ta có thể thấy được, những nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài của xã không nhiều, phần nào đã gây ra những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế cũng như trong vấn đề triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ cho xã.
2.6 Những khó khăn mà người dân gặp phải trước khi CT 135 giai đoạn II được triển khai trên địa bàn xã Vĩnh Thuận
Với đặc thù là một xã mới được thành lập từ năm 2006, địa bàn lại tập trung nhiều đông bào DTTS chiếm trên 98% dân số toàn huyện, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã năm 2010 là 71,06%. Cơ sở hạ tầng của xã còn khá nghèo nàn, nguồn ngân sách của xã còn nhiều hạn chế do xã không có nguồn thu bổ sung, nguồn kinh phí mà huyện hỗ trợ không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của xã.
Bên cạnh đó, bà con nơi đây chủ yếu là dân tái định cư, quen với phong tục sản xuất du canh, du cư, phụ thuộc phần lớn vào điều kiện tự nhiên nên năng suất thu hoạch không cao.
Do vậy, trong quá trình sản xuất cũng như trong sinh hoạt hằng ngày, bà con đều gặp nhiều khó khăn, những khó khăn trong đời sống của bà con cũng xuất phát từ những khó khăn trong sản xuất, vì bà con sống chủ yếu dựa vào nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp.
Qua quá trình điều tra, tác giả đã thống kê được những khó khăn, thiếu thốn trong quá trình sản xuất qua biểu đồ dưới đây
Qua biểu đồ trên, ta thấy được, khó khăn lớn nhất mà bà con gặp phải trong quá trình sản xuất là thiếu vốn chiếm tỷ lệ 84%.
Đây không chỉ là khó khăn riêng của người dân xã Vĩnh Thuận mà là khó khăn chung của hầu hết những người nghèo.
Vốn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định việc sản xuất có thành công hay không.
Trước khi CT 135 được triển khai trên địa bàn xã, bà con hầu như không nhận được bất cứ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất nào. Một bộ phận người dân trong xã nhận được hỗ trợ để xây nhà thuộc diện tái định cư.
Việc thiếu vốn tại xã là một nguyên nhân khách quan vì trên địa bàn xã hầu như không có bất kỳ một công ty, xí nghiệp nào để có thể thu thuế, nguồn ngân sách huyện hỗ trợ cho xã không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của xã, phần lớn những hỗ trợ của huyện dành cho xã đều sử dụng vào mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng cho xã như xây dựng nơi làm việc, đài phát thanh, trạm xá…
Do vậy, vốn là nhu cầu cấp thiết để bà con phát triển sản xuất. Bà con thiếu vốn để mua cây giống, phân bón….và điều quan trọng là người dân cần nguồn vốn để mua máy bơm nước dẫn nước từ suối về ruộng, hay lên rẫy của bà con để phục vụ sản xuất.
Thiếu cây- con giống giữ vị trí thứ 2, chiếm tỷ lệ 57%.
Ngoài trồng lúa thì phần lớn các hộ dân trong xã đều trồng các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày như:đậu xanh, đậu đen, bắp, điều…. cả xã có 8 làng thì chỉ có 5 làng có ruộng, nhưng việc trồng lúa gặp rất nhiều khó khăn do bà con không chủ động được nguồn nước tưới, lại thiếu phân bón máy móc để sản xuất. Những làng có ruộng thì người dân ngoài trồng lúa đều trồng thêm các loại cây này nhằm tăng thêm thu nhập.
Xã nằm ở vị trí cách xa trung tâm huyện, trên địa bàn xã lại không có trung tâm cung ứng vật tư, giống cây trồng cho bà con. Nếu muốn mua giống cây thì bà con phải ra trung tâm huyện để mua hoặc bà con mua giống cây từ những người buôn bán nhỏ từ nơi khác đến bán. Các loại giống mà bà con mua từ họ thường không biết rõ nguồn gốc, xuất xứ, không được đảm bảo chất lượng và điều quan trọng là bà con không biết các loại giống này có phù hợp với điều kiện khí hậu, thỗ nhưỡng tại địa phương hay không. Do vậy, việc sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn nên năng suất sau thu hoạch không cao.
Trong vấn đề thiếu cây- con giống, thiếu con giống là một trong những khó khăn rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Ở huyện Vĩnh Thạnh, bò lai là loại vật nuôi thoát nghèo của huyện và nhiều hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện đã thoát nghèo nhờ chăn nuôi bò lai, nhưng trên địa bàn xã hầu như không có hộ gia đình nào có bò lai để nuôi nhằm tăng nhu nhập.
Khó khăn thứ 3 mà bà con gặp phải là thiếu kiến thức phát triển sản xuất chiếm tỷ lệ 28%. Đây là khó khăn phổ biến không chỉ của người dân xã Vĩnh Thuận, mà còn là khó khăn chung của những người dân nghèo trên phạm vi cả nước.
Đối với những người nghèo trên địa bàn xã, phần lớn bà con là đồng bào DTTS, quen với phong tục sản xuất du canh, du cư; sản xuất phụ thuộc phần lớn vào điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt, lượng mưa trung bình trong năm thấp, nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất rất hạn chế nên việc sản xuất của bà con gặp rất nhiều khó khăn. Để khắc phục những hạn chế trên không cách nào khác là phải ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất.
Việc tiếp cận các thông tin, kiến thức phục vụ cho quá trình sản xuất gặp rất nhiều hạn chế. Bà con chỉ có thể có thông tin thông qua cán bộ khuyến nông của xã. Toàn xã chỉ có duy nhất một cán bộ làm công tác khuyến nông, đảm nhiệm tất cả các vấn đề liên quan đến trồng trọt và chăn nuôi của xã.
Khi CT 135 được triển khi trên địa bàn xã, với số lượng người dân thuộc diện nghèo được hưởng lợi từ CT khá đông nên khối lượng công việc của cán bộ này rất nhiều.
Do vậy, khi tiến hành cung ứng các loại giống cây trồng cho bà con, chính quyền chỉ phân phát cho bà con mà không hướng dẫn bà con cách sản xuất hiệu quả, những khuyến cáo trong việc trồng các loại giống này…nên khi bà con có thắc mắc thì không biết hỏi ai.
Mặt khác, công tác tuyên truyền kiến thức phục vụ sản xuất cho bà con trong xã không diễn ra thường xuyên, việc này chỉ tiến hành khi cấp trên chi trả kinh phí để xã thực hiện. Điều đáng lưu ý là mặc dù các buổi phổ biến kiến thức thỉnh thoảng mới diễn ra nhưng không phải tất cả những người dân đều được tham dự các buổi tập huấn này mà chỉ những hộ dân có giấy mời mới được đi họp.
Như vậy, ta có thể thấy rằng việc thiếu kiến thức sản xuất của bà con là do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tạo nên.
Do vậy, một trong những yêu cầu cấp thiết để phát triển sản xuất trên địa bàn xã là trang bị các kiến thức cần thiết để bà con sản xuất, khắc phục được những tác động của ngoại cảnh mang lại.
Thiếu máy móc, trang thiết bị chiếm tỷ lệ 19%. Con số này cho ta thấy nhu cầu về máy móc trong sản xuất của bà con là không cao. Vì bà con nơi đây quen với phương thức sản xuất truyền thống. Thêm vào đó, không phải tất cả các hộ dân trong xã đều có ruộng để sản xuất, bà con phần lớn sản xuất trên rẫy nên nhu cầu về máy móc là không nhiều.
Nhu cầu về máy móc chỉ xuất phát từ những hộ gia đình có ruộng để trồng lúa trong xã.
Nói tóm lại, những khó khăn mà người dân xã Vĩnh Thuận gặp phải trong quá trình sản xuất là những khó khăn chung của hầu hết những người sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, việc giải quyết những khó khăn trên của bà con sẽ góp phần to lớn để nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho bà con, tiến tới giảm nghèo bền vững.
2.7 Những hỗ trợ của Chương trình 135 dành cho người dân xã Vĩnh Thuận
Với những khó khăn mà người dân xã Vĩnh Thuận gặp phải trong quá trình sản xuất và trong sinh hoạt hằng ngày, nên xã Vĩnh Thuận đã được Chính phủ công nhận là xã đặc biệt khó khăn theo quyết định số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã hoàn thành mục tiêu chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc, biên giới vùng sâu, vùng xa giai đoạn (1999-2005); bổ sung các xã, thôn, bản vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II và xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo vào diện đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn (2006-2010) nhằm giúp xã có điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn xã.
Qua quá trình điều tra, kết quả thu được từ những người dân được nhận hỗ trợ từ CT như sau :
CT 135 đã hỗ trợ
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1. Vốn sản xuất
67
67
2. Máy móc, thiết bị
11
11
3. Cây, con giống
69
69
4. Kiến thức phục vụ sản xuất
17
17
5. Ý kiến khác
7
7
Tổng
171
100
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy cây, con giống là nguồn hỗ trợ chiếm tỷ lệ cao nhất mà bà con nhận được chiếm tỷ lệ 69%.
Nông nghiệp là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của xã. Hầu hết bà con trong xã đều tham gia sản xuất nông nghiệp, kể cả cán bộ công chức để tăng thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống vì lương không đủ trang trải cho cuộc sống gia đình. Do đó, cây - con giống là một trong những hỗ trợ cần thiết cho việc phát triển kinh tế của người dân trên địa bàn xã.
Theo báo cáo của Phòng khuyến nông xã, CT đã hỗ trợ cho xã: 8180kg giống lúa cấp I; 4615kg giống lúa lai; 3366kg giống ngô lai; 2735kg giống đậu xanh; 1620,3kg giống đậu đen.
67% số người được hỏi cho biết họ đã được nhận hỗ trợ vốn từ CT. Với đời sống kinh tế khó khăn như hiện nay, thì việc hỗ trợ vốn cho người dân trong xã để phát triển sản xuất là một trong những hỗ trợ cần thiết cho người dân.
17% số người được hỏi cho biết họ được CT hỗ trợ kiến thức thông qua các mô hình trình diễn về sản xuất nông nghiệp của xã do Phòng Nông Nghiệp huyện tổ chức như các mô hình: mô hình thâm canh cây lúa, mô hình trồng thâm canh cây ngô lai, mô hình trồng mía hàng đôi…..và các buổi phổ biến kiến thức sản xuất do UBND xã tổ chức.
Chỉ có 17% số người dân được hỏi cho biết họ được hỗ trợ kiến thức sản xuất đã phản ánh một thực tế đang diễn ra trên địa bàn xã đó là không phải tất cả các hộ dân trong xã đều được đi dự các lớp tập huấn mà chỉ những họ dân được nhận giấy mời của chính quyền xã mới được đi nhận. Trong khi thời tiết khắc nghiệt, nguồn nước gặp nhiều khó khăn thì việc hỗ trợ kiến thức sẽ giúp bà con khắc phục được những khó khăn của điều kiện ngoại cảnh để sản xuấ đạt năng suất cao.
Điều này giải thích tại sao tỷ lệ người dân nhận hỗ trợ kiến thức chiếm tỷ lệ thấp như vậy. Theo lời chị Đinh Thị Grách Làng 6 cho biết “tập huấn sản xuất được hỗ trợ kinh phí nên ai mời mới được đi”
Máy móc chiếm tỷ lệ 11% trong tổng số những hỗ trợ mà người dân được hưởng.
Trước khi CT 135 được triển khai trên địa bàn xã, cả xã hầu như không có một loại máy móc nào phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân, chủ yếu là các dụng cụ thô sơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận- huyện Vĩnh Thạnh- tỉnh Bình Định (giai đoạn 2006-2010).doc