Khóa luận Tác động của hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đến dịch vụ tài chính kế toán tại Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ 6

I. Vài nét về quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 6

1. Vài nét về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ 6

2. Sự cần thiết phải có Hiệp định thương mại song phương 7

II. Kết cấu Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và những nội dung chính 10

1. Kết cấu Hiệp định 10

2. Khái quát một số nội dung chính 11

III. Những nội dung của Hiệp định liên quan đến dịch vụ tài chính

kế toán. 15

1. Đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm 15

2. Đối với lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tư vấn thuế 16

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI

VIỆT NAM - HOA KỲ ĐẾN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN 21

I. Khuôn khổ phân tích tác động 21

1. Sự cần thiết phải xây dựng khuôn khổ phân tích tác động 21

2. Nội dung phân loại các khu vực chịu tác động 21

II. Hiện trạng các dịch vụ bảo hiểm, kiểm toán kế toán và tư vấn thuế

ở Việt Nam 22

1. Đối với dịch vụ bảo hiểm 22

1.1. Sơ lược về quá trình hình thành hệ thống pháp luật đối với ngành bảo hiểm ở Việt Nam và nội dung cơ bản của hệ thống văn bản pháp quy. 22

1.2. Kết cấu thị trường bảo hiểm theo thành phần kinh tế 27

1.3. Trình độ phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam 31

1.4. Quan điểm mở cửa và triển vọng phát triển của thị trường

bảo hiểm. 33

2. Dịch vụ kiểm toán và tư vấn thuế 36

2.1. Quá trình hình thành của ngành và một số văn bản pháp luật,

chính sách điều chỉnh hoạt động của ngành 38

2.2. Tổng quan dịch vụ kiểm toán kế toán và tư vấn thuế 39

2.3. Phạm vi và quy mô của thị trường kiểm toán Việt Nam. 41

2.4. Đánh giá sơ bộ và quan điểm về hội nhập thị trường dịch vụ

kiểm toán kế toán. 44

III. Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đối với từng lĩnh vực nghiên cứu 46

1. Đối với dịch vụ bảo hiểm 46

1.1. Tác động của các cam kết bảo hiểm trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đối với hệ thống pháp lý và công tác quản lý

Nhà nước 46

1.2. Tác động của cam kết bảo hiểm trong Hiệp định thương mại

Việt Nam - Hoa Kỳ đối với thị trường bảo hiểm 51

2. Đối với dịch vụ kiểm toán kế toán và tư vấn thuế 57

2.1. Tác động đối với khuôn khổ hệ thống pháp luật, chính sách điều chỉnh và hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kiểm toán kế toán và tư vấn thuế. 57

2.2. Tác động tới thị trường 59

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TUÂN THỦ CÁC CAM KẾT TRONG HIỆP ĐỊNH 68

I. Giải pháp đối với dịch vụ bảo hiểm 68

1. Giải pháp và khuyến nghị việc điều chỉnh hệ thống văn bản pháp quy quản lý ngành bảo hiểm 68

1.1. Áp dụng song phương hay đa phương ? 68

1.2. Quy định thận trọng 70

1.3. Tăng cường hệ thống bảo vệ khách hàng 70

2. Giải pháp và khuyến nghị đối với chính sách hỗ trợ ngành và công tác quản lý bảo hiểm. 70

2.1. Tăng cường hệ thống hỗ trợ của Nhà nước cho sự phát triển của thị trường 70

2.2. Khuyến nghị đối với công tác quản lý Nhà nước về bảo hiểm 71

3. Giải pháp từ phía doanh nghiệp bảo hiểm 72

II. Giải pháp đối với dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn thuế 73

1. Những khuyến nghị sửa đổi hệ thống khuôn khổ pháp lý nhằm điều chỉnh hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm toán kế toán 73

2. Các giải pháp về phía các tổ chức kiểm toán độc lập 84

KẾT LUẬN 85

 

doc87 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tác động của hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đến dịch vụ tài chính kế toán tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh rất khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp chủ yếu là do chưa có chính sách chung về tiền lương và chi phí đào tạo giữa các doanh nghiệp, và quan trọng hơn đây cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán và gây xáo trộn nhân viên giữa các công ty kiểm toán. - Về tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước: Toàn ngành kiểm toán năm 1998 là: 22.366 triệu đồng; Năm 1999 là: 63.133 triệu đồng, tăng 40.767 triệu đồng (182%) so với năm 1998. Trong đó, các công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài và công ty liên doanh có số nộp ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất, và có số nộp ngân sách Nhà nước tăng nhanh nhất qua các năm. Bảng 9:Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Đơn vị tính: triệu đồng Doanh nghiệp Năm 1998 Năm 1999 Chênh lệch 1/ Doanh nghiệp FDI 14.573 51.490 36.917 2/ Doanh nghiệp NN 7.763 11.466 3.703 3/ Công ty TNHH 64 197 133 Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động kiểm toán độc lập và định hướng phát triển đến năm 2010. Qua xem xét các thành phần tham gia thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn thuế về các mặt: nhân sự, loại hình dịch vụ cung cấp, đối tượng khách hàng, doanh thu, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách..., có thể rút ra một số đánh giá chung như sau: Các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2 khu vực có khả năng cạnh tranh cao nhất trên thị trường ở qui mô vốn, đội ngũ lao động có nghiệp vụ chuyên môn cao, khách hàng đa dạng và ổn định, đạt mức doanh thu lớn trong tổng doanh thu toàn ngành. Các công ty kiểm toán TNHH có năng lực cạnh tranh thấp, số lượng nhân viên có chứng chỉ kiểm toán viên thấp (bình quân có từ 1 đến 5 người), số lượng khách hàng ít so với 2 khu vực kể trên, doanh thu chỉ chiếm 1,4% và 1,6% trong tổng doanh thu của ngành vào các năm 1999 và 2000. 2.4. Đánh giá sơ bộ và quan điểm về hội nhập thị trường dịch vụ kiểm toán kế toán. Tóm lại qua 10 năm qua, thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán tuy còn rất non trẻ song đã có những tiến bộ đáng kể. Hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán đã phát triển nhanh về số lượng và qui mô từng công ty kế toán, kiểm toán cũng như nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Hầu hết các dịch vụ cung cấp cho khách hàng ngày càng được tín nhiệm, được xã hội thừa nhận. Thông qua các hoạt động dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán, các công ty kế toán, kiểm toán đã góp phần phổ cập cơ chế chính sách kinh tế tài chính, ngăn ngừa lãng phí, tham nhũng, góp phần thực hiện công khai minh bạch báo cáo tài chính, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, điều hành kinh tế - tài chính của nước và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Thông qua dịch vụ kế toán và kiểm toán, các công ty đã góp phần giúp các doanh nghiệp, các dự án quốc tế, các đơn vị hành chính sự nghiệp nắm bắt kịp thời, đầy đủ và tuân thủ đường lối, chính sách kinh tế tài chính, loại bỏ được chi phí bất hợp lý, tạo được những thông tin tin cậy, từng bước đưa công tác quản lý tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp vào nề nếp, hoạt động kiểm toán độc lập đã xác định được vị trí trong nền kinh tế thị trường và góp phần quan trọng trong việc lành mạnh hoá môi trường đầu tư vào nền tài chính quốc gia. Ngoài ra, các công ty kế toán, kiểm toán đã góp phần tư vấn quan trọng trong việc đào tạo, phổ biến, hướng dẫn các chế độ chính sách quản lý tài chính, thuế, kế toán trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các dự án quốc tế. Các công ty kế toán kiểm toán cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại, trợ giúp, tư vấn cho người nước ngoài và tổ chức quốc tế hiểu biết về luật pháp, chính sách tài chính, kế toán của Việt Nam hoặc giúp người Việt Nam hiểu biết thông lệ chuẩn mực quốc tế. Đó là nhân tố rút ngắn tiến trình mở cửa, hội nhập kinh tế của Việt Nam. Mặc dù chưa chính thức đi vào cam kết tự do hoá thương mại dịch vụ với WTO, APEC và ASEAN, nhưng Chính phủ thông qua lịch trình hội nhập với mục tiêu đến năm 2000 Việt Nam sẽ hội nhập hoàn toàn với quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, kiểm toán, bao gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2000-2005): Giai đoạn chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho hội nhập: Giai đoạn củng cố các yếu tố môi trường pháp lý và các điều kiện cơ sở hạ tầng cần thiết khác để phát triển ngành dịch vụ kế toán, kiểm toán theo hướng hội nhập đồng thời vẫn phải đảm bảo phù hợp với bối cảnh kinh tế trong nước. Tại giai đoạn này, Việt Nam cho phép các công ty kế toán, kiểm toán tiếp tục đầu tư, hoạt động tại Việt Nam, khuyến khích các công ty, các tổ chức nước ngoài hợp tác liên doanh với công ty, tổ chức Việt Nam nhằm chuyển giao kỹ thuật và khuyến khích các công ty trong nước phát triển. Giai đoạn 2 (2006-2010): Giai đoạn củng cố hội nhập - đây là thời kỳ tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động kế toán, kiểm toán. Với các tiền đề đã được xây dựng ở giai đoạn trên, tới giai đoạn này, Việt Nam sẽ chủ động tham gia vào tiến trình hội nhập. Các dịch vụ kế toán, kiểm toán của Việt Nam sẽ được cung cấp ra nước ngoài, các cá nhân và các công ty Việt Nam có thể tham gia điều hành và nắm giữ các công ty kế toán, kiểm toán đồng thời cho phép các công ty kế toán, kiểm toán mới đầu tư. Giai đoạn 3 (2011-2020): Giai đoạn hội nhập năng động: Việt Nam sẽ hội nhập hoàn toàn với quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. III. Đánh giá tác động của hiệp định thương mại Việt Nam – hoa kỳ đối với từng lĩnh vực nghiên cứu 1. Đối với dịch vụ bảo hiểm 1.1. Tác động của các cam kết bảo hiểm trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đối với hệ thống pháp lý và công tác quản lý Nhà nước Như các phần đã được trình bày ở trên chúng ta đã có đầy đủ thông tin về điều kiện hiện tại của môi trường quản lý Nhà nước tại Việt Nam đối với ngành bảo hiểm cũng như các quan điểm và cách tiếp cận về mở cửa thị trường bảo hiểm. Như vậy trong quá trình thực hiện các cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm theo Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, hệ thống văn bản pháp qui của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng cụ thể ra sao ? Sẽ phát sinh những vấn đề gì đối với việc thực hiện các mục tiêu quản lý mà Nhà nước đặt ra. Chúng ta hãy xem xét trong phần sau: a. Trước tiên, chính sách đảm bảo cung cấp vốn và các nguồn lực khác nhằm duy trì vai trò chỉ đạo của doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam sẽ được coi là chịu ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể nhất. Đây là tác động trước tiên bởi vì mặc dù chính sách ưu đãi nguồn lực cho doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước thuộc vấn đề chính sách của từng quốc gia và được qui định rất khác nhau tại mỗi quốc gia, song khía cạnh này cũng phải được nhìn nhận trong xu hướng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm đã được coi là tất yếu ngày nay. Một nguyên tắc cơ bản của hệ thống luật lệ quốc tế bao trùm lĩnh vực thương mại dịch vụ nói chung và dịch vụ bảo hiểm nói riêng đó là nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các đối tượng cung cấp dịch vụ một khi các đối tượng cung cấp dịch vụ này đã được phép cung cấp dịch vụ. Hiệp định Việt Nam - Hoa Kỳ đi theo mô hình chung này, do đó theo cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm, Nhà nước Việt Nam sẽ không thực hiện các biện pháp phân biệt đối xử với các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư của Hoa Kỳ. Điều đó đồng nghĩa với việc không được áp dụng biện pháp ưu đãi đặc biệt giành riêng cho bất cứ nhóm doanh nghiệp bảo hiểm nào, trong đó có nhóm các doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước. Như vậy một khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực, thì các công cụ chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước sẽ bị đình chỉ hoàn toàn, tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và nước ngoài sẽ được ưu đãi như nhau. Đối với Việt Nam, sở dĩ doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước được đánh giá là đối tượng cần nắm giữ vai trò chủ đạo trên thị trường bảo hiểm và vì vậy cần được ưu đãi về các nguồn lực là vì các đặc điểm mang tính lịch sử của hệ thống bảo hiểm Nhà nước trước đây được xây dựng trên cơ sở nền kinh tế kế hoạnh hoá với sự tham gia rộng khắp và chủ yếu của các của khu vực kinh tế Nhà nước. Điều đó có nghĩa là để đạt mục tiêu mà Luật kinh doanh bảo hiểm đặt ra, cần phải có công cụ chính sách thay thế và có thể đòi hỏi cả sự nhìn nhận lại về vai trò của các thành phần kinh tế khác nhau trong nền kinh tế. b. Khía cạnh khác của hệ thống văn bản pháp qui và chính sách ngành bảo hiểm tại Việt Nam chịu ảnh hưởng đó là mức độ và phạm vi của quy định quản lý, xét trên các mặt cụ thể sau đây: i. Qui định cấp giấy phép kinh doanh bảo hiểm: Cam kết về bảo hiểm trong Hiệp định cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư Hoa Kỳ được phép thành lập sau thời hạn nhất định (3 năm cho liên doanh 50/50 và 5 năm cho doanh nghiệp 100% vốn) không yêu cầu Việt Nam xoá bỏ hoàn toàn cơ chế cấp giấy phép kinh doanh bảo hiểm đối với nhà kinh doanh bảo hiểm Hoa Kỳ, song cam kết này đòi hỏi Việt Nam phải vận dụng chế độ cấp giấy phép minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng đạt được điều kiện của cơ chế là sẽ được cấp giấy phép một cách tự động và trong phạm vi thời gian một cách hợp lý. Như vậy, hệ thống cơ chế cấp giấy phép áp dụng chung đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được xác định rõ trong Luật kinh doanh bảo hiểm sẽ trở nên không áp dụng được cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ trong vòng 3 năm tới. Do đó, Việt Nam phải điều chỉnh cơ chế cấp giấy phép nhằm đảm bảo thực hiện cam kết. Mặt khác, bản thân các cam kết trong Hiệp định cũng không hạn chế Việt Nam áp dụng các điều kiện cấp giấy phép nhằm khẳng định năng lực cũng như cam kết của đối tượng xin được cấp giấy phép kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam, vì vậy cơ quan quản lý Nhà nước sẽ cân nhắc bổ sung các qui định cấp phép từ khía cạnh này. Nói một cách khái quát, cơ quan quản lý bảo hiểm sẽ đòi hỏi phải thay thế công cụ đánh giá trên cơ sở nhu cầu kinh tế mang tính chất chủ quan hiện nay bằng công cụ được minh bạch hoá song vẫn đảm bảo mục tiêu giám sát và rà soát tiêu chuẩn của mình, ít nhất là trong cơ chế cấp giấy phép cho các đối tượng đầu tư Hoa Kỳ. Trong thực tế, cũng có nhiều quốc gia đã thay thế cơ chế đánh giá nhu cầu kinh tế bằng hệ thống tiêu chuẩn cấp phép cao hơn tới mức không thể đáp ứng. Song nếu việc áp dụng các yêu cầu như vậy được áp dụng một cách lô gic thì cũng không bị coi là hạn chế thương mại dịch vụ mà được coi là những qui định đảm bảo tính thận trọng cho sự ổn định và bền vững của thị trường. ii. Qui định về phạm vi địa bàn hoạt động: Qui định trong văn bản pháp quy hiện hành về phạm vi địa bàn hoạt động cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ xét ở khía cạnh này. Cụ thể, trong Hiệp định Việt Nam cam kết không hạn chế về phạm vi địa bàn hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư Hoa Kỳ sau khi đã được cấp giấy phép kinh doanh bảo hiểm, nhưng qui định hiện hành áp dụng các mốc 1-3-5 năm để xác định số chi nhánh mở tại các địa bàn khác với trụ sở chính tương ứng là 1-2 và sau 5 năm thì thôi cơ chế xin cho (Điều 39, Nghị định 42/2001/NĐ-CP, ngày 1/8/2001). Trong khi đó, quy định chung về chi nhánh (Điều 12 cũng trong Nghị định 42) cho phép mở chi nhánh nhằm mở rộng địa bàn trên cơ sở đánh giá nhu cầu kinh tế nói chung đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Vậy là qui định trên được điều chỉnh để phản ánh trực tiếp cam kết trong Hiệp định hoặc một cơ chế tự động cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư Hoa Kỳ được phép tự do mở rộng phạm vi địa bàn hoạt động của mình (ngay cả các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn Hoa Kỳ đã được qui định cấp phạm vi địa bàn hoạt động trong giấy phép được cấp trước ngày Hiệp định có hiệu lực cũng được quyền mở rộng phạm vi địa bàn hoạt động của mình một cách không hạn chế). Bên cạnh yêu cầu về điều chỉnh lại văn bản pháp quy, cam kết về mở rộng địa bàn hoạt động đặt ra một số vấn đề khác đối với cơ quan quản lý bảo hiểm, một khi cơ quan quản lý bảo hiểm Việt Nam thực hiện các bước cải cách dự kiến của mình, cụ thể khi thực hiện chủ trương tăng cường công tác bảo vệ quyền lợi của khách hàng được bảo hiểm chẳng hạn (ví dụ như hệ thống giáo dục chung về hoạt động bảo hiểm, hệ thống tiếp nhận khiếu kiện của khách hàng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, hay hệ thống thanh toán quỹ bảo đảm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phá sản...), việc mở rộng địa bàn của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đòi hỏi công tác bảo vệ khách hàng phải có mạng lưới tới các địa bàn mà doanh nghiệp hoạt động. Đồng thời, công tác giám sát nếu được tăng cường cấu phần điều tra thực tế tại doanh nghiệp sẽ chịu gánh nặng lớn hơn khi phải dàn trải địa bàn giám sát. iii. Qui định về nội dung kinh doanh: Nội dung kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài là khía cạnh được quản lý khá chặt chẽ trong hệ thống văn bản pháp quy hiện hành của Việt Nam và được áp dụng cụ thể đối với từng doanh nghiệp trên cơ sở qui định trong giấy phép kinh doanh bảo hiểm. Cam kết Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đòi hỏi Việt Nam phải cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư Hoa Kỳ được cung cấp mọi dịch vụ bảo hiểm ngoại trừ việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm bắt buộc là có thời hạn. iv. Qui định về tái bảo hiểm bắt buộc: Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng nêu cam kết của Việt Nam sẽ xoá bỏ tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc 20% cho Tái bảo hiểm Việt Nam khi các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư Hoa Kỳ tái bảo hiểm ra nước ngoài sau 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Xuất phát từ quan điểm qui định về tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc là nhằm “ Định hướng cho thị trường bảo hiểm ổn định trong giai đoạn đầu mới hình thành, các doanh nghiệp bảo hiểm mới thành lập, chưa có kinh nghiệm trong việc tiếp xúc với thị trường tái bảo hiểm để phân tán rủi ro do vậy có thể tạo ra khuynh hướng, hoặc là giữ lại hết trách nhiệm đã nhận bảo hiểm hoặc là chuyển tái bảo hiểm hết cho nước ngoài mà không căn cứ vào tình hình tài chính của doanh nghiệp, cả hai khuynh hướng này đều có thể dẫn đến những tác động xấu đến nền kinh tế.” (Theo đánh giá tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam sau khi có Nghị định 100/CP và những nội dung chính của dự án Luật kinh doanh bảo hiểm) đồng thời góp phần tăng phí bảo hiểm giữ lại của thị trường bảo hiểm Việt Nam để phục vụ cho nhu cầu tái đầu tư cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, ý nghĩa của qui định tái bảo hiểm bắt buộc sẽ giảm dần, tỷ lệ nghịch với trình độ phát triển cũng như mức độ mở cửa của thị trường. v. Qui định về nguyên tắc tham gia bảo hiểm (áp dụng đối với khách hàng mua bảo hiểm): Hiện nay, nguyên tắc tham gia bảo hiểm do Luật kinh doanh bảo hiểm không cho phép tổ chức cá nhân có nhu cầu bảo hiểm tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm không có trụ sở được phép kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam trong hầu hết các trường hợp. Trong khi Hiệp định thương mại yêu cầu Việt Nam cho phép điều này một cách không hạn chế đối với một số loại hình bảo hiểm. Việc thực hiện cam kết không nhất thiết đòi hỏi phải điều chỉnh trực tiếp trên Luật kinh doanh bảo hiểm (do Điều 2) hay trên các văn bản pháp quy dưới Luật, song đòi hỏi có bổ sung công cụ văn bản pháp qui nhất định để đảm bảo công tác thực hiện của cơ quan quản lý bảo hiểm. Bên cạnh đó, cam kết này cũng làm phát sinh nhu cầu tăng cường quản lý thận trọng của cơ quan quản lý bảo hiểm. Đáp ứng nhu cầu thận trọng, ví dụ như trên cơ sở bổ sung các quy định về đăng ký theo cơ chế tự động đối với các doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm Hoa Kỳ muốn cung cấp dịch vụ mà không thành lập pháp nhân ở Việt Nam không bị coi trái với cam kết trong hiệp định. Mặt khác, việc mở rộng quan hệ hợp tác giữa cơ quan quản lý bảo hiểm của Việt Nam với cơ quan quản lý bảo hiểm tại 50 bang của Hoa Kỳ nhằm tăng cường trao đổi thông tin giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm là điều hết sức cần thiết trong việc giám sát và đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm Hoa Kỳ có trụ sở tại Việt Nam. vi. Ngoài các vấn đề chịu ảnh hưởng nói trên, cơ quan quản lý bảo hiểm Nhà nước cần đẩy nhanh quá trình tăng cường năng lực của mình. Như đã phân tích trong phần thực trạng, ngay trong điều kiện phát triển hiện tại của thị trường bảo hiểm (chưa thực hiện các cam kết mở cửa thị trường), thì cơ quan quản lý bảo hiểm đã phải đối mặt với nhiều hạn chế nhất định. Trong khi đó quá trình hội nhập của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và các cam kết mở cửa thị trường trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ nói riêng, chắc chắn sẽ làm phức tạp hoá đồng thời đòi hỏi cao hơn đối với công tác quản lý Nhà nước. Chính vì vậy, để đón đầu và chủ động đối phó với thách thức này, cần đẩy nhanh quá trình tăng cường năng lực của cơ quan quản lý bảo hiểm. 1.2. Tác động của cam kết bảo hiểm trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đối với thị trường bảo hiểm 1.2.1.Các doanh nghiệp bảo hiểm Hoa Kỳ và mong muốn gia nhập thị trường bảo hiểm Việt Nam Hiện tại, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam có 1 doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn Hoa Kỳ hoạt động tại Việt Nam - Công ty Bảo hiểm quốc tế Mỹ AIA thuộc tập đoàn AIG kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, với số vốn điều lệ là 5 triệu USD. Bên cạnh doanh nghiệp bảo hiểm AIA, một số doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ cũng đã thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam thể hiện nguyện vọng mở hoạt động kinh doanh trên bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Cụ thể: AIG quan tâm đến việc mở thêm doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài trong hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ với số vốn điều lệ dự kiến là 10 triệu USD vào thời điểm sớm nhất có thể được; ACE có kế hoạch thành lập doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài trong cả hai lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ với số vốn 10 triệu USD; New York Life International INC mong muốn được thành lập doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ với số vốn điều lệ dự kiến là 10 triệu USD. 1.2.2. Đánh giá tác động của Hiệp định đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam Khi Hiệp định thương mại có hiệu lực thì tác động đối với các ngành dịch vụ nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng đều có những mặt tích cực và tiêu cực. Cụ thể là giảm chi phí dịch vụ, chất lượng dịch vụ được nâng cao, năng lực thị trường được mở rộng, công nghệ quản lý mới được chuyển giao, trình độ đội ngũ cán bộ được nâng cao song song với các khả năng bất ổn định nói chung của thị trường tài chính, mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước, hệ thống qui định quản lý chưa theo kịp được với mức độ mở cửa thị trường... Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để xác định rõ hơn điều này, trên cơ sở đánh giá tình hình về thị trường bảo hiểm tại Việt Nam cũng như sự sẵn sàng của các doanh nghiệp bảo hiểm Hoa Kỳ để tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam, phần dưới đây sẽ phân tích tác động của từng cam kết cụ thể trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đối với thị trường bảo hiểm nói chung và các nhóm đối tượng trên thị trường nói riêng (Các doanh nghiệp và khách hàng bảo hiểm). i. Trước tiên, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, ngoài quyền được cung cấp các dịch vụ bảo hiểm trước đây vẫn được phép như bảo hiểm vận tải quốc tế, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm Hoa Kỳ được phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà không cần thành lập pháp nhân tại Việt Nam. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm Hoa Kỳ khi đầu tư vào Việt Nam là xuất phát từ quá trình đàm phán Hiệp định, cơ sở của phía Hoa Kỳ là yêu cầu Việt Nam đưa ra các cam kết nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ và người có quốc tịch Hoa Kỳ sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm quen thuộc. Các doanh nghiệp này sẽ đưa ra các mức phí bảo hiểm hợp lý có thể chấp nhận được khi họ đầu tư vào thị trường bảo hiểm Việt Nam và như vậy sẽ gián tiếp khuyến khích hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đồng thời giúp giảm chi phí đầu vào của các dự án đầu tư, làm tăng sức cạnh tranh của khu vực kinh tế này trong tổng thể nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, do lĩnh vực bảo hiểm có những đặc thù về rủi ro cũng như công tác giám sát quản lý tài chính của cơ quan quản lý Nhà nước đóng vai trò quan trọng, nên các cam kết này sẽ có ảnh hưởng nhiều mặt đối với hệ thống pháp lý, công tác quản lý Nhà nước (như đã phân tích phần II.2.a Chương 3) cũng như đối với hoạt động của thị trường bảo hiểm. Xét từ khía cạnh ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường, có thể nói cam kết này chỉ ảnh hưởng mạnh tới một số loại hình bảo hiểm cụ thể về phi nhân thọ và giới hạn trong nhóm đối tượng người nước ngoài và các dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà thôi. Ngoài ra cam kết này còn hạn chế các khía cạnh chuyển giao công nghệ quản lý cũng như tăng cường năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ Việt Nam. Nhưng nếu phân tích trên khía cạnh tác động của thị trường bảo hiểm trong thời gian trung hạn thì với sự lớn mạnh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước xét về mặt uy tín trên thị trường Việt Nam và năng lực tài chính có được qua tích luỹ vốn thì việc các dự án, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thiên về các doanh nghiệp có trụ sở tại Việt Nam hơn. Như vậy có thể thấy rằng xét về ngắn hạn thì tác động của Hiệp định này đối với ngành bảo hiểm là rất lớn nhưng về trung và dài hạn thì tác động này giảm dần. ii. Tại Hiệp định thương mại, Việt Nam cam kết sẽ không hạn chế phạm vi địa lý đối với các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư Hoa Kỳ kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Trong điều kiện hiện tại, phạm vi áp dụng của cam kết này chỉ tạm thời vận dụng với công ty bảo hiểm quốc tế Mỹ (AIA) là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Hoạt động khai thác của AIA hiện nay còn trong giai đoạn đầu, thị phần còn nhỏ. Đồng thời trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ hiện có 5 doanh nghiệp kinh doanh cạnh tranh rất mạnh mẽ, bao gồm 3 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, 1 doanh nghiệp liên doanh và 1 doanh nghiệp Nhà nước. Mặt khác, thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam mới được khai thác tuy có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn là nơi có mức thu nhập bình quân đầu người tương đối cao, trong khi đó các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cho đến nay đều đã có chi nhánh tại các thành phố này. Vì vậy, việc hưởng cam kết này tạm thời chưa có tác động lớn tới điều kiện hoạt động của AIA cũng như của thị trường trong thời gian trước mắt. Song trong vòng 5 năm tới, khi thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển tại các địa phương, và với nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ Hoa Kỳ tham gia thị trường Việt Nam (ACE, New York Life...) thì nếu không có mặt bằng chung về pháp lý cho phép mọi doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được mở rộng phạm vi hoạt động của mình thì có thể các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư Hoa Kỳ sẽ chiếm lĩnh thế độc quyền tại một số địa phương nhất định. Song nếu vấn đề khung pháp lý được giải quyết tốt thì sự cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm được mở rộng phạm vi hoạt động của mình một cách không hạn chế, nhưng chịu sự kiểm soát chặt chẽ về tình hình tài chính và công tác khai thác, có thể giúp thị trường bảo hiểm Việt Nam đạt được mức tăng trưởng cao, đồng thời khách hàng bảo hiểm tại các địa phương ngoài các tỉnh thành phố lớn sẽ được đáp ứng nhu cầu bảo hiểm một cách tốt hơn. iii. Nhóm cam kết kế tiếp trong Hiệp định là các cam kết cho phép thành lập pháp nhân kinh doanh bảo hiểm dưới hình thức doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh giữa một doanh nghiệp bảo hiểm trong nước với đối tác là doanh nghiệp bảo hiểm Hoa Kỳ và các doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn Hoa Kỳ. Thời hạn thực hiện cam kết này là 3 năm đối với kiên doanh và 5 năm đối với doanh nghiệp 100% vốn Hoa Kỳ. Xét về tổng thể, việc cho phép thêm các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư Hoa Kỳ tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại thị trường bảo hiểm Việt Nam tăng thêm năng lực khai thác bảo hiểm của thị trường bảo hiểm (theo thông tin của một số doanh nghiệp bảo hiểm Hoa Kỳ dự kiến sẽ đầu tư khoảng 30 triệu USD - xem mục II.2.a ở trên). Biểu hiện đầu tiên chắc chắn sẽ là tỷ lệ khai thác bảo hiểm cao hơn, biểu hiện tiếp theo đó là tỷ lệ phí giữ lại cao hơn do năng lực tài chính của toàn thị trường được gia tăng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bảo hiểm Hoa Kỳ với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên phạm vi quốc tế sẽ giúp chuyển giao công nghệ khai thác bảo hiểm và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm tại Việt Nam. Với năng lực tài chính mạnh, các doanh nghiệp bảo hiểm mới tham gia thị trường này cũng sẽ cho ra đời các sản phẩm bảo hiểm mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Có thể nói, trong điều kiện cung cấp dịch vụ tốt hơn, khách hàng sẽ là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất. Đặc biệt, chi phí bảo hiểm là một cấu phần ngày càng quan trọng trong chi phí sản xuất và kinh doanh của các đơn vị kinh tế khi nền kinh tế ngày càng phát triển, vì vậy giảm giá thành đầu vào đối với chi phí bảo hiểm sẽ giúp giảm một cách tương đối giá thành sản xuất sản phẩm và dịch vụ đầu ra của các doanh nghiệp Việt Nam và là cơ sở để tăng sức cạnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van moi.doc
  • docbia Huyen.doc
Tài liệu liên quan