Khóa luận Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường

Hoạt động nhập khẩu và lưu thông hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc trừ sâu. cũng là một nguồn gây ô nhiễm môi trường rất lớn, thể hiện ở việc xử lý chất thải công nghiệp chưa hợp lý, sử dụng hóa chất trong nông nghiệp bừa bãi, nhập khẩu, lưu thông, bảo quản hóa chất tuỳ tiện, việc xử lý bao bì sản phẩm bằng vật liệu~hóa chất dẻo chưa tết. Theo thống kê hiện có khoảng 70 đầu mối được phép nhập khẩu phân hóa học và thuốc trừ sâu theo nhiều luồng cả chính ngạch và tiểu ngạch. Các loại hóa chất nhập khẩu cũng rất phong phú, có thể chia thành 8 nhóm chính như sau: Nhóm hóa chất cơ bản; nhóm hóa chất bảo vệ thực vật; nhóm hóa chất sơn, mực in; nhóm hóa chất mạ, dệt, nhuộm; nhóm hóa chất tẩy rửa, mỹ phẩm; nhóm hóa chất dẻo và nhóm hóa chất thực phẩm, dược phẩm. Trong số đó loại nhập khẩu chủ yếu là nhóm hóa chất bảo vệ thực vật được chia thành hai loại: thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.

doc101 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1957 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, hải sản, việc nuôi trồng thuỷ sản đã và đang trở thành một ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu có kim ngạch lớn. Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam đạt 1.778 triệu USD, mức cao nhất kể từ trước đến nay. Xuất khẩu thuỷ sản thời kỳ 1996-2002: Đơn vị tính: Triệu USD 1996 1997 1998 1999 2000 2002 697 782 858 974 1.479 1,778 (Nguồn : Bộ Thương Mại, 6/2003) Hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản đang gây ra những tác động tiêu cực nhất định tới môi trường. Trước hết đó là việc sử dụng các phương tiện đánh bắt không hợp lý làm huỷ diệt các loài sinh vật biển. Do sự phát triển ồ ạt của nghề đánh cá kết hợp ánh sáng ở vùng nước ven bờ, tỉ lệ cá non, cá chưa đến tuổi trưởng thành trong mỗi mẻ lưới đánh cá đã tăng lên rất cao, gây hại lớn cho nguồn lợi hải sản. Việc dùng lưới kéo đánh bắt hải sản không đúng tiêu chuẩn quy định như mắt lưới quá nhỏ gây cản trở cho việc tái tạo nguồn lợi vì quá nhiều lượng cá con, kể cả trứng cá và các loại tôm mực đang trong thời kỳ mang trứng bị đánh bắt và có thể làm phá vỡ hệ sinh thái ven bờ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bãi san hô, khu thực vật ngầm vốn là nơi cư trú, sinh sản của nhiều loại hải sản. Hơn nữa, công nghệ đánh bắt, khai thác còn lạc hậu và việc khai thác tuỳ tiện cũng là một trong những nguyên nhân làm cạn kiệt và huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản. Do ý thức bảo vệ môi trường của dân chúng còn quá thấp nên hiện tượng dùng mìn, hóa chất độc, xung điện để đánh bắt hải sản vẫn còn tồn tại, làm nhiễm độc cả khu vực xung quanh, giết hại một số lớn sinh vật, trứng và ấu thể. Chặt phá rừng ngập mặn mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản cũng làm phá huỷ nơi sinh sản và phát triển của nhiều loại hải sản, gây nên hiện tượng xâm thuỷ, nhiễm mặn đất và nước. Những vùng ven biển nuôi trồng hải sản thường sản xuất chủ yếu theo phương thức quảng canh, người dân khai thác nguồn lợi tự nhiên theo kiểu đơm đó" dẫn đến không đảm bảo sự gắn kết với rừng ngập mặn. đới san hô và rong biển. Việc sử dụng thức ăn và thuốc phòng bệnh cho các loài thuỷ sản đang gây ô nhiễm tại các cơ sở nuôi trồng. Chất thải của các loài thuỷ sản, đặc biệt là tôm rất độc hại đối với sức khoẻ con người. Khảo sát mới đây của Trung tâm tài nguyên và môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy ô nhiễm sinh học nguồn nước tại các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản ở một số tỉnh miền Tây Nam Bộ đã đến mức báo động, 100% các cơ sở nuôi trồng không có các thiết bị xử lý nước thải. Những tác động trên đây là nguồn gây nên các dịch bệnh không những đối với con người mà còn đối với các loài thuỷ sản nuôi trồng. Điều này còn ảnh hưởng tới chất lượng hải sản xuất khẩu. Bên cạnh đó, ngành chế biên thuỷ, hải sản cũng gây những ảnh hưởng nhất định đến môi trường. Đó là tình trạng kém chất lượng của các thiết bị sản xuất chế biến thủy sản nhất là các thiết bị cấp đông lạnh dạng bốc hiện nay. Tình trạng kỹ thuật kém thể hiện ở chỗ tuổi thiết bị cao và điều kiện bảo trì thiếu bảo đảm, chế biến thuỷ sản cũng gây ra ô nhiễm đối với môi trường nước và không khí. Công nghệ chế biến thuỷ sản có 7 dạng chính, trong đó có thể chia làm 2 nhóm là nhóm có nguy cơ ô nhiễm cao bao gồm: Công nghệ bảo quản, bốc dỡ nguyên liệu, công nghệ sản xuất Agar, công nghệ chế biến thuỷ sản đông lạnh chế biến thức ăn chín và nhóm thứ hai là nhóm có nguy cơ ô nhiễm thấp gồm: công nghệ nước mắm, chế biến bột cá gia súc, chế biến đồ hộp. Chất thải của công nghệ chế biến thuỷ sản đông lạnh thuộc 2 dạng ô nhiễm chính: dạng ô nhiễm hóa lạnh và dạng ô nhiễm hóa sinh. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường là do các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ công nghệ lạc hậu, điển hình nhất là tình trạng nghèo nàn và lạc hậu trong hệ thống trang thiết bị bảo quản nguyên liệu thuỷ sản trên biển. cơ sở cầu cảng, bốc dỡ và các công nghệ chế biến bột cá, mắm tôm, nước mắm vẫn chỉ là phương pháp thủ công. Một nguyên nhân khác nữa là do bố trí công nghệ không hợp lý và các địa phương không có quy hoạch trước trong việc xây dựng nhà máy chế biến, do đó chất thải của nhà máy sẽ làm ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân và ngược lại chất thải sinh hoạt của khu dân cư sẽ gây ô nhiễm và tạo ra nguy cơ không an toàn vệ sinh cho các sản phẩm che biến của nhà máy. Việc buôn bán các mặt hàng thuỷ sản được thực hiện ở các cảng cá, chợ cá, các cửa hàng quốc doanh, các quán ăn, nhà hàng chuyên lính doanh đồ biển, các quán cá... chưa được quản lý chặt chẽ, nhất là vấn đề nôi trường. Hơn nữa, với hiện trạng công nghệ bảo quản, bốc dỡ và giao nhận nguyên liệu thuỷ sản có trình độ kỹ thuật và trang bị yếu kém nhất như hiện nay thì hậu quả của nó trước hết là chất lượng nguyên liệu cho chế biến bị suy giảm, sau đến là làm ảnh hưởng đến môi trường sống của ngư dân và môi trường nước nuôi trồng của ngành thuỷ sản. 1.3 ảnh hưởng của việc săn bắt, buôn bán và xuất lậu động vật quý hiếm tới môi trường Động vật quí hiếm nói riêng và các loài động vật hoang dã trong rừng nói chung, là một trong những yếu tố liên quan mật thiết tới môi trường rừng và môi trường sinh thái. Chính vì thế, việc buôn bán, săn bắt động vật quý hiếm đã bị nghiêm cấm ở đại đa số các quốc gia trên toàn thế giới. Nhưng thực tế, trên khắp thế giới, nạn buôn lậu các loài động vật quý hiếm vẫn đang diễn ra từng ngày từng giờ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và hệ sinh thái. Tính chung hàng năm, trên trái đất mất đi 6000 loài động vật, thực vật rừng (chưa kể dưới nước), đây là một hậu quả vô cùng tai hại về nguồn tài nguyên đa dạng sinh học quí giá của nhân loại. Hàng năm, việc buôn bán hợp pháp các loại thú hoang và chim muông trên thế giới chiếm khoảng 5 tỷ USD, trong khi đó việc buôn bán bất hợp pháp các loại động vật này còn nhiều hơn gấp 2-3 lần. Hiệp ước cấm buôn bán các loại động vật quí hiếm, đặc biệt những giống động vật có nguy cơ tuyệt chủng được ký kết tại Washington năm 1973 đang bị vi phạm nghiêm trọng bởi trào lưu săn bắt những giống chim, thú ngoại quốc hiện nay ở khắp nơi trên thế giới. Hoạt động buôn bán các loài dộng vật hoang dã đang bị tuyệt chủng, mà hầu hết là vi phạm các Hiệp định quốc tế, đã lên tới hàng tỷ USD. Riêng ở Việt Nam cho đến nay chúng ta mới chỉ biết đến 11.050 loài, trong đó có khoảng 5000 loài côn trùng, 250 loài cá biển, 240 loài bò sát, 84 loài ếch nhái, 1226 loài và phân loài chim, 275 loài động vật có vú và hàng vạn loài vi sinh vật cùng các loài động vật không xương sống khác phân bố khắp nơi trong cả nước. Việt Nam được đánh giá là một nước khá giàu.về chủng loại các loài và có mức độ cao về tính đặc hữu so với các nước trong vùng phụ Đông Dương. Gần đây, Việt Nam đã phát hiện cho khoa học thế giới 3 loài thú lớn đó là: Sao La và Mang lớn ở Hà Tĩnh, bò sừng xoắn ở Tây nguyên. Như vậy có thể nói rừng Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới và nếu chúng ta biết giữ gìn và bảo quản hợp lý nguồn tài nguyên giàu có, đa dạng ấy thì nó sẽ là nền tảng cho sự phát triển công nghệ sinh học, song ngược lại có khi gây những tác động tiêu cực đối với môi trường nếu không nói rằng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với con người. Ngày nay, do nhiều nguyên nhân rừng Việt Nam đã bị suy giảm nặng nề, nhiều hệ sinh thái tự nhiên đã bị biến đổi, nhiều loài động thực vật hoang dã đã và đang bị cạn kiệt hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Một trong số những nguyên nhân là do: Việt Nam là nước nghèo với hơn 80% dân số là nông dân, trong đó hơn 24 triệu người sinh sống ở các vùng nông thôn, miền núi, cuộc sống chủ yếu dựa vào canh tác, làm nương rẫy và khai thác, săn bắn các sản phẩm từ rừng, và chính tình trạng nghèo đói đã dẫn đến hiện tượng phá rừng bừa bãi, gây nên sự suy thoái nghiêm trọng các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học. Số vụ buôn bán, săn bắt, xuất lậu động vật ra nước ngoài, chủ yếu là sang các nước châu âu và Trung Quốc ngày càng tăng. Ví dụ các loại động, thực vật rừng như tê giác, voi, khỉ, vượn, pơ-mu, trầm hương, gỗ đỏ... ngày càng trở nên khan hiếm; nhiều loại động vật thông thường như tê tê, rùa, rắn, kỳ đà, ếch, ba ba... đang được xuất khẩu một cách nhộn nhịp sang Hồng Kông, Thái Lan, Trung Quốc. Chính giá trị xuất khẩu các loài nói trên và những khoản lợi nhuận lớn đã thúc đẩy nhiều người tìm đủ mọi cách để sắn bắt chúng ở mọi nơi làm cho số lượng các loài động vật này ngày càng giảm sút, đó là một sự tổn thất lớn về đa dạng sinh học và là mối đe dọa lớn đối với môi trường sinh thái. Các loài động vật quý hiếm được phân bố rải rác ở khắp các vùng trong cả nước như Lạng Sơn, Yên Bái, Sơn La, Ninh Bình, Tây Nguyên, Hà Tây... nhất là trong những khu rừng quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, với các loài thú như voi bò tót, lươn nai, hổ, loài mang lớn, các loài bò sát, ếch nhái... Riêng ở đồng bằng sông Con Long, rừng ngập mặn của vùng này vẫn duy trì được tính đa dạng sinh học của nó ở mức độ nhất định mà biểu hiện cụ thể là sự tồn tại của những sân chim, vườn chim. Qua khảo sát cụ thể và tổng kết lại một số loài chim hiện đang cư trú ở vùng này, ta thấy có: sếu đầu đỏ, cốc, cổ rắn, diệc lửa, diệc xám, cò trắng, cò mồi, cò bợ, vạc, quắm trắng, quắm đen... Song số lượng, chủng loại các loài này đều đang bị suy giảm nghiêm trọng do tình trạng săn bắt, buôn bán động vật rừng nói chung, bò sát ếch nhái nói riêng ở nước ta ngày một gia tăng. Tình trạng này kéo dài chắc chắn dẫn đến nhiều loài nhất là những loài quí hiếm, có giá trị kinh tế cao sẽ nhanh chóng giảm sút số lượng, có loài sẽ bị tuyệt chủng nếu ta không có những biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển đúng mức. 1.4 ảnh hưởng của hoạt động khai thác, buôn bán lâm sản và tới môi trường Việc khai thác và xuất khẩu lâm sản đã ít nhiều có ảnh hưởng tới môi trường đất, biểu hiện rõ nhất là hiện tượng xói mòn, rửa trôi làm mất dần tầng đất màu. Xói mòn rửa trôi chủ yếu xảy ra ở những vùng đất trống đồi núi trọc. Đất bị xói mòn gây hiện tượng hoang mạc hóa, đất bị suy thoái sẽ mất dần khả năng chuyển hóa ni tơ thành dạng mà cây trồng có thể hấp thụ được. Đất bị rửa trôi còn bồi lấp các lòng sông, lòng hồ, các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện... gây nhiều thiệt hại liên tiếp khó có thể lường trước được. Những vụ cháy rừng không những gây tổn thất nhiều về tài nguyên rừng, môi trường sinh thái mà còn gây ảnh hưởng xấu đến các công trình trọng điểm quốc gia như các thảm rừng phòng hộ đầu nguồn ở các công trình thủy điện, đường dây tải điện siêu cao thế. Nguyên nhân do con người thiếu ý thức, chính quyền các cấp ở một số địa phương chưa nhận thức và thấy hết vai trò, trách nhiệm của công tác phòng chống cháy rừng, kinh phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng còn rất thiếu. Xuất khẩu lâm sản còn có thể tác động và mất đi tính đa dạng sinh học do việc chú trọng khai thác, khai thác không hợp lý một số loại lâm sản nào đó vì mục đích thương mại. Việt Nam là vùng có đa dạng sinh học cao, tập trung ở 4 vùng chủ yếu: Khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn - Phan xi păng; khu vực núi cao Ngọc Lĩnh; khu vực núi Langbian, Đúp và vùng dọc biên giới Campuchia; khu vực Bắc Trường Sơn. Hiện nay, các loài động vật, đặc biệt là các loại thú lớn như: voi, bò tót, bò rừng, hổ... rất thiếu nơi sinh sống do con người chuyển đất sang làm nông nghiệp, vùng tìm kiếm thức ăn của chúng bị thu hẹp, cũng như nạn săn bắn trộm đang ngày một gia tăng... Có 15 loài đang nguy cấp báo động tuyệt chủng như voi, bò tót, vọc Hà ĩnh, tê tê, rùa... Với vốn rừng hiện nay, nếu tính bình quân chỉ đạt 0,15 ha/người và bình quân trữ lượng đạt 9,45 m3 gỗ/người. Ước tính tổng giá trị trữ lượng rừng của cả nước đạt khoảng 590 triệu USD. Thực tế những năm vừa qua cho thấy diện tích rừng che phủ ở nước ta suy giảm nghiêm trọng, là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng xói lở, ngập mặn ở nhiều vùng, đặc biển là ở những vùng cửa sông, cửa biển. Nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do rừng không có chủ, nhất là trong điều kiện việc thực thi pháp luật còn lỏng lẻo. Không những thế, việc mở mang các khu kinh tế mới nhằm khai thác tiềm năng đất đai, lao động và phân bố lại dân cư là một chủ trương đúng đắn, nhưng vì buông lỏng khâu quản lý nên công tác khai hoang đã ảnh hưởng nghiêm trọng đèn thảm ừng. Sự nghèo đói và tập quán du canh du cư của các đồng bào dân tộc, rẻo cao cũng làm mất một diện tích rừng khá lớn. Theo điều tra của Ban dân tộc miền núi ( 1991 ) , hàng năm từ 30-60 ngàn ha rừng bị triệt hạ do tập quán du canh du cư. Mặt khác, việc lạm dụng khai thác rừng để lấy gỗ củi vì mục đích thương mại hoặc phá rừng bừa bãi để lấy đất nông nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân làm suy giảm diện tích rừng. Chúng ta cũng đang thiếu quy hoạch về môi trường và bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc cũng như từng vùng để chỉ đạo, phát triển cân đối các ngành sản xuất liên quan như nông nghiệp, sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên rừng với bảo vệ môi trường. Các sản phẩm công nghiệp thay thế gỗ, củi rừng tự nhiên như ván nhân tạo, khí đất để nung sấy và sử dụng trong sinh hoạt gia đình còn chậm phát triển. Chính điều này cũng làm tăng sức ép đối với rừng tự nhiên. Bên cạnh đó nạn cháy nmg, sự tàn phá của chiến tranh, xây dựng hồ, đập chứa nước.... cũng đã và đang làm thu hẹp diện tích rừng vốn đã nhỏ hẹp lại càng nhỏ hẹp hơn nữa. Mặt khác, chúng ta cũng thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên, nghiêm cấm vĩnh viễn khai thác gỗ và lâm sản trong các khu rừng đặc dụng, các khu rừng phòng hộ đầu nguồn rất xung yếu trong 30 năm. Nghiêm cấm khai thác thương mại ở tất cả các khu rừng tự nhiên còn lại. Trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng phòng hộ. Dự kiến tới 2010 trồng mới 2 triệu ha và khoanh nuôi tái sinh khoảng 1 - 1 ,3 triệu ha. Trồng rùng kinh tế và trồng cây phân tán để tăng nguồn cung cấp gỗ củi trong nước cũng đang được thực hiện trên quy mô lớn. Trong giai đoạn 1998-2010, trồng mới 3 triệu ha rừng kinh tế, định hướng kế hoạch như sau: Rừng nguyên liệu giấy: 1 triệu ha; nguyên liệu gỗ ván nhân tạo: 500.000 ha; gỗ trụ mỏ: 80.000 ha; gỗ gia dụng: 370.000 ha; gỗ xây dựng cơ bản: 45.000 ha; ừng đặc sản: 300.000 ha; rừng tre, luồng, trúc: 30.000 ha. Đối với việc trồng cây phân tán, trong những năm tới cần duy trì và phát triển trồng cây phân tán trên đất xung quanh nhà ở, trường học, ven đường giao thông bờ vùng, bờ thửa... ở mức 350-400 triệu cây/ năm. Bên cạnh đó, chúng ta cũng chú trọng phát triển chế biến lâm sản. Trong thời kỳ 1997- 2010, dự kiến nhà nước cung cấp tín dụng để xây dựng mới và nâng cấp các cơ sở chế biến lâm sản như nhà máy giấy có công suất 50.000 tấn/ năm trở lên ở Khu 4 cũ, Duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ; các nhà máy ván nhân tạo có công suất 35.000- 54.000 m3 sản phẩm/ năm tại Hoà Bình, Gia Lai, Thái Nguyên, Long An, Đồng Nai, Thanhh Hóa, Bình Thuận. Đầu tư chiều sâu nâng cao sản lượng và chất lượng chế biến nhựa thông tại Uông Bí, Quảng Ninh, Nghệ An, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế với công suất 2.000- 4.000 tấn/ năm. 1.5 ảnh hưởng của việc khai thác và xuất khẩu khoáng sản tới môi trường Nếu năm 1995, khối lượng xuất khẩu than đá là 2.800 ngàn tấn thì đến nay, năm cao nhất xuất khẩu là 4.290 ngàn tấn (năm 2001 ) , tăng 1 ,5 lần so với năm 1995. Hiện nay, dầu thô là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, kim ngạch xuất không ngừng tăng qua các năm. Nếu năm 1996 ta xuất 8.705.000 tấn, đạt trị giá 1.346 triệu USD thì năm 2001 tương ứng là 1.672.000 tấn và 3.126 triệu USD, chiếm khoảng 1/5 kim ngạch xuất khẩu cả nước; Khối lượng xuất khẩu Rôm và thiếc không lớn và thường không ổn định Riêng thiếc chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thiếc thỏi loại 99,85% - 99,9% hàm lượng Sn (loại chất lượng cao) và loại 99,75% hàm lượng Sn (loại tiêu chuẩn). Đặc điểm khoáng sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng thô, sơ chế dưới dạng nguyên liệu nên hiệu quả kinh tế chưa cao do thiếu vốn, công nghệ khai thác lạc hậu, cơ sở hạ tầng kém. Trong những năm tới, ngành khai thác khoáng sản đang phấn đấu thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu như đạt trên 40 triệu tấn dầu qui đổi/năm vào 2010. Tập trung đầu tư khai thác quặng sắt Thạch Khê, tiếp tức khai thác ở khu vực Bắc Thái. Nghiên cứu phương án để xúc tiến hình thành công nghiệp khai thác bôxit- luyện nhôm. Bên cạnh đó, đảm bảo đá vôi và phụ gia cho sản xuất 42 triệu tấn năm 2010. Toàn ngành phấn đấu khai thác 1 ,6 triệu tấn apatit vào năm 20 10. Xác định các vùng có triển vọng, qui mô và chất lượng đá quí, sử dụng phương pháp đấu thầu thărn dò khai thác, tập trung thăm dò khai thác các mỏ có qui mô vừa và nhỏ bằng công nghệ tiên tiến, khuyến khích sử dụng công nghệ nước ngoài trong khâu tuyển luyện. Đầu tư thăm dò, xác định trữ lượng các loại khoáng sản, vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho sứ gốm, thủy tinh ... đảm bảo cho khai thác, làm giàu, luyện kim. Xuất khẩu khoáng sản 1999-2001 ĐVT 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Than đá Số lượng Trị giá 1.000T Tr.USD 3.647 114,2 3.454 110,8 3.162 102 3.260 96 3.41 94 4.290 113 Dầu thô Số lượng Trị giá 1.000T Tr.USD 8.705 1.346 9.638 1.423 12.145 1.232 14.882 2.092 15.423 3.503 16.732 3.126 Nguồn: Bộ Thương mại, 9/2002 Có thể khái quát ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác và xuất khẩu khoáng sản như sau: Khai thác khoáng sản làm thu hẹp diện tích rừng một cách nhanh chóng, làm mật đi các thảm thực vật, thu hẹp diện tích đất canh tác. Các bãi thải mỏ lộ thiên đã bao phủ toàn bộ lớp phủ thực vật. Điều này dẫn đến hiện trạng xói mòn đất đai và gây lũ quét cho các vùng dưới hạ lưu. Tháng 8/95 mưa mới chỉ ở mức 700 mm đã cuốn trôi cả cầu Lò Phong trên đường quốc lộ 1 SA. Tại Hòn Gai - Cầm Phả, việc khai thác than đá tác động đến một vùng rộng 5.497 ha, chiếm 14,2% toàn khu vực. Đất đá bị mưa dồn xuống chân đồi đã san lấp khoảng 200 ha đất trồng, ao hồ, khu dân cư, khiến hàng trăm gia đình phải chuyển đi nơi khác. Ngoài ra việc khai thác còn làm giảm mực nước ngầm nhanh chóng và thải vào không khí rất nhiều loại khí độc và bãi mỏ. ở các vùng có các mỏ kim loại quý khác như vàng ở Na rì - Bắc Cạn do áp dụng phương pháp tuyển trọng lực nên môi trường đất ở đây bị xáo trộn mạnh. Nhìn chung, toàn bộ khu khai thác vàng với diện tích 44 ha hiện tại không còn khả năng trồng trọt nếu không có giải pháp hoàn thổ tích cực. Tại huyện Phước Sơn - Quảng Nam môi trường đất tại các máng đãi bị axit hóa nặng, nhìn chung thì môi trường dết thải tại khu vực đào đãi vàng bị biến đổi từ trung tính sang axit và rất axit, đồng thời cũng bị nhiễm thủy ngân và bị xáo trộn mạnh mẽ. Tại huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai: môi trường đất bị những người đào đãi vàng dùng vôi và một số hóa chất ủ mẫu quặng nên đất ở đây có tính kiềm hơn sản phẩm ở những nơi khác. Tại miền Tây Nghệ An, do khai thác thiếc và đá quí (ruổi, safir) nhất là những nơi mà hàng vạn dân vào đãi trái phép, môi trường đất bị tàn phá nghiêm trọng, phả huỷ hàng ngàn ha đất, hàng trăm ruộng lúa bị nước thải tràn qua, bùn thải đọng lại nên lúa ở đây không thể phát triển được. Đất đai tại các khu mỏ và vùng phụ cận bị ô nhiễm do các chất thải rắn, bụi đá, quặng và than, do các chất khí thải và nước thải chảy qua nhiễm vào đất. Nguồn nước cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng do các hoạt động khai thác khoáng sản gây ra. ở khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả nước cấp cho sinh nguồn nên nước sông bị đục, chất lượng nước và khối lượng nước được cấp đều bị giảm đáng kể. Hàm lượng bụi trong bầu khí quyển tại các vùng mỏ rất lớn. Bụi do nổ mìn phá đá, bụi do xúc than quặng, bụi do vận chuyển khoáng sản, bụi do đổ đá xuống bãi thải. Tỷ lệ số người bị mắc bệnh bụi phổi đa số tập trung ở ngành mỏ, nhất là ngành than. Nồng độ bụi trong ngành khai thác khoáng sản thường vượt tiêu chuẩn cho phép từ hàng phục đến hàng trăm lần. Khi khai thác, gia công, chế biến và luyện các khoáng sản kửn loại như Fe, CR, Pb, Zn ... thì bụi quặng và sỉ quặng các kim loại nói trên có thể nhiễm vào đất gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và độ sạch các loại rau quả. Do khai thác bằng khoan nổ mìn, xúc bốc, vận chuyển quặng, không khí bị ô nhiễm do bột quặng và bột đá nhất là khi gió mạnh vào mùa khô. Khí độc hại trong mỏ và khí thải từ các khâu làm giầu, chế biến khoáng sản và nhà máy luyện kim không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn có thể gây cháy, nổ trong hầm lò và các tai biến khác gây thiệt hại về người và của. Tiếng ồn ở các khu vực khai thác làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của công nhân trực tiếp sản xuất và nhân dân vùng phụ cận về các chứng bệnh như nhức đầu, mệt mỏi ù tai, điếc tai. Không những thế, hoạt động khai thác khoáng sản còn gây ô nhiễm không khí do việc làm tăng nhiệt độ trong khu vực. Nhiệt độ và bức xạ nhiệt ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ con người do hầu hết những mỏ khai thác thủ công đều không có hệ thống quạt gió. Tại miền Tây Nghệ An do khai thác thiếc và đá quí (ruổi, safư) với công nghệ lạc hậu nên nước thải có hàm lượng bùn rất cao đã làm vẩn đục, gây ô nhiễm nặng sông Dinh suốt chiều dài 50 km. Việc sử dụng hóa chất độc hại ở các khu khai thác vàng ngoài gây huỷ hoại môi trường đất, lớp phủ rừng, chất thải từ quá trình phân kim thô tại chỗ dùng thủy ngân đã gây nhiễm độc môi trường nước các vùng lân cận, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ dân cư trong vùng và nhiều hậu quả lâu dài chưa lường hết. ở tỉnh Bắc Thái nước từ các công trường khai thác đổ ra sông suối một lượng đáng kể các chất Xyanur, thủy ngân, Sen, chì, kẽm và than cùng bùn đất làm ô nhiễm nước trong vùng. Tại nhiều vùng khác, việc khai thác quặng đều gây ô nhiễm nặng nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp và dân sinh Bên cạnh đó, hoạt động khai thác khoáng sản còn g~ ô nhiễm không khí nặng nề cho khu vực khai thác cũng như các vùng phụ cận. 2. ảnh hưởng của hoạt động nhập khẩu đối với môi trường Trong điều kiện tự do hóa thương mại, hoạt động nhập khẩu được đẩy mạnh, nhất là đối với những quốc gia đang trong thời kỳ công nghiệp hóa như Việt Nam. Hoạt động nhập khẩu làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường biên giới. ở Việt Nam trong những năm gần đây ảnh hưởng môi trường hoạt động này có nguy cơ gia tăng. Đó là việc nhập khẩu khẩu các thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, nguyên liệu phế thải, hàng hóa, thực phẩm kém chất lượng không đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Ngoài hoạt động nhập khẩu chính ngạch, công khai, hợp pháp có thể quản lý được do đó tác động đối với môi trường trong một chừng mực nhất định có hạn chế, song tác nhân quan trọng gây ảnh hưởng môi trường ở nước ta hiện nay là hoạt động nhập khẩu tiểu ngạch, nhập lậu. Dưới đây là kết quả đánh giá một số hoạt động nhập khẩu gây tác hại đối với môi trường. 2.1ảnh hưởng của việc nhập khẩu và sử dụng thiết bị, công nghệ cũ tới môi trường Là một nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam cần rất nhiều vốn và công nghệ của nước ngoài, do đó nhu cầu nhập khẩu thiết bị, máy móc, công nghệ ngày càng tăng nhanh. Theo số liệu thống kê, số lượng nhập khẩu máy móc thiết bị trong cơ cấu một số mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn vừa qua như sau: Nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1996-2002: Đơn vị: Triệu USD Mặt hàng 1996 1997 1998 1999 2000 2002 Tổng trị giá 11.134 11.592 11.500 11.742 15.639 16.162 Máy, thiết bị và phụ tùng Nguyên, nhiên vật liệu Hàng tiêu dùng 3,075 6,585 1,483 3.512 6.910 1.170 3.607 7.070 850 3.372 7.650 600 4.580 7.650 600 2.741 12.592 829 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 1997 - 2002 Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại, trên 50% kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị của ta hiện nay là từ các nước có "công nghệ trung gian" như Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan hoặc Trung Quốc, những quốc gia được coi là có nền công nghệ thấp và chỉ có 20% là được nhập từ Nhật Bản và các nước phát triển khác. Cho tới nay, phần lớn các loại máy móc thiết bị nhập khẩu về từ giai đoạn 1975 đều đã hết khấu hao và lạc hậu về kỹ thuật. Một thực tế đáng quan tâm khác là do việc quản lý chưa chặt chẽ, thẩm định, xử lý chưa nghiêm mà một khối lượng máy móc, thiết bị nhập khẩu đã qua sử dụng cũng được đưa vào Việt Nam thông qua việc góp vốn vào các liên doanh, các xí nghiệp đầu tư vào Việt Nam. Hầu hết các thiết bị và công nghệ do phía nước ngoài góp vốn đầu tư chỉ ở trình độ trung bình so với các nước khác trong khu vực, số dự án có công nghệ cao chiếm tỷ lệ quá nhỏ, đó là chưa kể rất nhiều dự án đầu tư có trình độ còng nghệ và trang thiết bị lạc hậu. Điều đó không những ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động trong các ngành công nghiệp đó mà còn ảnh hưởng rất lớn tới môi trường sinh thái. Khảo sát điều tra ở một ngành với 727 thiết bị và 3 dây chuyền công nghệ của 42 cơ sở thì có đến 76% thuộc thế hệ những năm 1950-1960, 70% máy móc thiết bị đã hết khấu hao và gần 50% được tân trang lại. Phân tích về thành phần chất thải không khí của một số nhà máy sản xuất công nghiệp và kết quả khảo sát không khí do sản xuất công nghiệp gây ra ở một số nhà máy ở Việt Nam cho thấy môi trường không khí hiện đang có nguy cơ bị đe dọa bởi các chất thải khí độc hại như CO, NO2, SO2, NH3 muội dầu, hơi xăng và bụi... Báo cáo hiện trạng môi trường 2001 của Việt Nam cũng chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm chính không khí nước ta hiện nay là do hoạt động của công nghiệp cũ (gồm các xí nghiệp được xây dựng trước năm 1975). Số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoi dung 3 chuong.Doc
Tài liệu liên quan