Lời nói đầu
Chương I:Những vấn đề cơ bản về thuế xuất,nhập khẩu;GTGT;tiêu thụ đặc biệt.
I-Những vấn đề cơ bản về thuế xuất,nhập khẩu:
1-Khái niệm về thuế xuất,nhập khẩu.
2-Nội dung cơ bản của thuế xuất,nhập khẩu.
2.1-Nội dung cơ bản của thuế xuất khẩu.
2.2-Nội dung cơ bản của thuế nhập khẩu.
II-Những vấn đề cơ bản của thuế giá trị gia tăng:
1-Khái niệm về thuế giá trị gia tăng.
2-Nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng.
III-Những vấn đề cơ bản về thuế tiêu thụ đặc biệt:
1-Khái niệm về thuế tiêu thụ đặc biệt.
2-Nội dung cơ bản của thuế tiêu thụ đặc biệt.
Chương II:Tác động của thuế xuất,nhập khẩu;GTGT;tiêu thụ đặc biệt đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
I-Tác động đến hoạt động xuất khẩu:
1-Chính sách xuất khẩu của Nhà nước.
2-Tác động của thuế xuất,nhập khẩu đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
2.1-Tác động của thuế xuất khẩu.
2.2-Tác động của thuế nhập khẩu đến hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu.
3-Tác động của thuế giá trị gia tăng đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
4-Tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
II-Tác động đến hoạt động nhập khẩu:
1-Chính sách nhập khẩu của Nhà nước.
2-Tác động của thuế nhập khẩu đến hoạt động nhập khẩu.
3-Tác động của thuế giá trị gia tăng đến hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
4-Tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt đến hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Chương III:Phương hướng cải cách thuế xuất,nhập khẩu;GTGT;tiêu thụ đặc biệt trong thời gian tới (Đến năm 2010).
I-Mục tiêu,phương hướng xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm tới (Đến năm 2010).
II-Phương hướng cải cách thuế:
1-Phương hướng cải cách thuế xuất,nhập khẩu:
1.1-Mục tiêu cải cách thuế xuất,nhập khẩu đến năm 2010.
1.2-Những nguyên tắc cần quán triệt khi xây dựng chính sách thuế xuất,nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2010.
1.3-Nội dung cơ bản của việc điều chỉnh chính sách thuế xuất,nhập khẩu.
1.4-Những tác động tích cực và những thách thức của việc đổi mới chính sách thuế xuất,nhập khẩu.
2-Phương hướng cải cách thuế giá trị gia tăng:
2.1-Nguyên tắc để hoàn thiện thuế giá trị gia tăng.
2.2-Hướng hoàn thiện Luật thuế giá trị gia tăng đến năm 2005.
2.3-Hướng hoàn thiện thuế giá trị gia tăng trong giai đoạn 2005-2010.
2.4-Những khó khăn khi áp dụng thuế giá trị gia tăng một mức thuế suất.
3-Phương hướng cải cách thuế tiêu thụ đặc biệt:
3.1-Hướng hoàn thiện Luật thuế tiêu thụ đặc biệt đến năm 2005.
3.2-Hướng hoàn thiện Luật thuế TTĐB trong giai đoạn 2005-2010.
III-Những điều kiện cần thiết để thực hiện thành công sự cải cách trong chính sách thuế của Việt Nam.
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2204 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tác động của thuế xuất, nhập khẩu, giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i thác có hiệu quả tiềm năng về tài nguyên,thiên nhiên,sức lao động và đất đai nhằm giảm chi phí sản xuất,giảm giá thành,nâng cao sự cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Cải tiến cơ cấu xuất khẩu cho phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới.Tăng xuất khẩu hàng chế biến,hàng công nghiệp,hạn chế xuất khẩu các sản phẩm thô.
Xuất khẩu hàng chế biến là phương pháp tốt nhất để đẩy mạnh xuất khẩu Việt Nam,tránh được tình trạng hàng nông,khoáng sản bị ép giá.Khi chúng ta giữ lại các nông,khoáng sản,tự chế biến lấy và với tiền lương công nhân rẻ hơn thì sẽ làm ra được các hàng công nghiệp giá thấp hơn,tạo sức cạnh tranh cho các sản phẩm nội địa.
Tạo ra mặt hàng chủ lực đi đôi với xây dựng thị trường trọng điểm,đồng thời mở rộng mặt hàng và tìm kiếm thị trường mới.
Các nhóm mặt hàng cần được chú ý mở rộng là các hàng nông sản đã qua chế biến như:gạo,cà phê,cao su,chè,tơ tằm,...Hình thành nên những mặt hàng xuất khẩu mới có tầm quan trọng trên thị trường thế giới và khu vực như:hàng điện tử,viễn thông,...
Nước ta đang trên con đường hội nhập vào cộng đồng thế giới.Cùng với việc duy trì các mối quan hệ mậu dịch với các bạn hàng truyền thống,phải mở rộng buôn bán sang các thị trường mới như đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ và thị trường Bắc Mỹ,Nhật,EU, mở rộng hơn nữa việc xuất đổi hàng với thị trường Nga,các nước SNG,...
Nhà nước áp dụng các biện pháp khuyến khích xuất khẩu như lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu để phát triển các mặt hàng có chu kỳ kinh doanh dài hạn;cấp vốn lưu động cho các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất và kinh doanh các hàng xuất khẩu chủ yếu,tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu; các cơ quan chuyên môn nghiên cứu xây dựng thị trường xuất khẩu giúp các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường xuất khẩu mới;có ưu đãi đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng thay thế nhập khẩu.Để đảm bảo an ninh quốc phòng Nhà nước ban hành qui định về hàng cấm xuất khẩu,hàng xuất khẩu có điều kiện.
Ngoài ra,Nhà nước còn quản lý hoạt động xuất khẩu thông qua các thủ tục hành chính đối với hàng xuất khẩu.Về thủ tục thông quan Nhà nước cải cách theo hướng đơn giản hoá thủ tục nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và thực hiện các cam kết theo Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT):tiến hành phân loại hàng hoá theo 3 luồng:luồng xanh,luồng đỏ,luồng vàng.
Luồng xanh:cho các loại hàng xuất khẩu thông thường,giản đơn.Loại hàng này sẽ được giải quyết thông quan nhanh.
Luồng vàng:cho các loại hàng có một số vướng mắc nhưng ở cửa khẩu có thể giải quyết được.
Luồng đỏ:cho các loại hàng hoá có những vướng mắc về chính sách,cần sự chỉ đạo của cấp trên.
Mở rộng xuất khẩu không có nghĩa là xuất khẩu bất cứ giá nào,mà phải đảm bảo cho xuất khẩu có lãi,cũng không phải chỉ để thu về ngoại tệ mà còn phải kích thích sản xuất trong nước,tạo nhiều việc làm,xuất khẩu phải gắn liền với sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên của đất nước,thuế xuất,nhập khẩu,...
2_Tác động của thuế xuất,nhập khẩu đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam:
2.1_Tác động của thuế xuất khẩu:
Thuế xuất khẩu là loại thuế gián thu.Tuy nhiên,không thể xuất khẩu thuế ra nước ngoài vì nhà xuất khẩu khi bán hàng ra nước ngoài không thể bán giá cao hơn giá quốc tế được.
Trong điều kiện sản xuất ở Việt Nam,với công nghệ còn lạc hậu 2-3 thập kỷ so với các nước trong khu vực,năng suất lao động còn thấp,chất lượng chưa cao nên khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu của Việt Nam không cao.Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu,ngoài yếu tố về chất lượng thì giá cả là một yếu tố quyết định.Khi qui định mức thuế suất cao hay thấp có ảnh hưởng rất lớn đến giá cả.Nếu chuyển toàn bộ số thuế xuất khẩu phải nộp vào giá thành của hàng hoá thì sẽ làm tăng giá xuất khẩu,dẫn đến xuất khẩu giảm.
Nếu muốn xuất khẩu được thì giá xuất khẩu giảm,bên cạnh đó,doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu thuế xuất khẩu,dẫn đến giảm lợi nhuận và xuất khẩu giảm.
Vì vậy,thuế xuất khẩu cao hay thấp có ảnh hưởng trực tiếp và ngay lập tức đến hoạt động xuất khẩu.
Thuế xuất khẩu thường thấp,chủ yếu là 0%,chỉ đánh thuế đối với một số mặt hàng là nguyên vật liệu,sản phẩm thô,...Do đó khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng này vì lẽ giá vốn hàng xuất khẩu giảm,doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh về giá trên thương trường khu vực và quốc tế.Tuy nhiên,thuế xuất khẩu cao nhất là 45%,đánh vào các hàng phế liệu,phế thải kim loại nhằm hạn chế xuất khẩu.
2.2_Tác động của thuế nhập khẩu đến hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu:
Nói đến thuế nhập khẩu chúng ta thường nghĩ đến tác động lớn nhất của nó là quản lý nhập khẩu và bảo hộ sản xuất trong nước.Tuy nhiên,trong một số trường hợp thuế nhập khẩu lại tác động đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp.Ơ Việt Nam,đánh thuế nhập khẩu ở mức thấp và hoàn thuế đối với máy móc,thiết bị,vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu;miễn thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng gia công.
Thuế nhập khẩu đánh vào các mặt hàng trên ảnh hưởng đến chi phí sản xuất (tăng chi phí sản xuất) và giá cả (giá cả tăng) dẫn đến xuất khẩu giảm.
Khi hoàn thuế nhập khẩu cho những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp có thêm vốn để đẩy mạnh sản xuất,làm cho giá vốn hàng xuất khẩu giảm,dẫn đến,doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh về giá khi xuất khẩu,từ đó lượng hàng xuất khẩu sẽ tăng và tăng kim ngạch xuất khẩu.
Tuy nhiên,thời gian vừa qua,chúng ta đã làm tốt việc hoàn thuế nhập khẩu nguyên liệu cho những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trực tiếp,nhưng nếu bán lại sản phẩm cho doanh nghiệp xuất khẩu khác thì lại không được hoàn thuế.Nếu vẫn duy trì chính sách thuế này sẽ làm cho thương mại hàng hoá cứng nhắc,kém năng động.
3_Tác động của thuế giá trị gia tăng đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam:
Luật thuế giá trị gia tăng qui định hàng hoá xuất khẩu được hưởng thuế suất giá trị gia tăng 0% tức là được hoàn toàn bộ số thuế giá trị gia tăng đã nộp ở đầu vào,việc hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hoá xuất khẩu thực chất là Nhà nước trợ giá cho hàng hoá xuất khẩu.Lợi thế đó đã giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu tập trung được nguồn hàng trong nước để xuất khẩu và có điều kiện để hàng hoá Việt Nam có thể cạnh tranh được về giá với hàng hoá tương tự của các nước trên thị trường khu vực và quốc tế,vì lẽ giá vốn hàng xuất khẩu giảm đi,khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức nghiên cứu,khai thác thị trường ngoài nước,thu hút khách hàng,khuyến khích xuất khẩu và đưa kim ngạch xuất khẩu tăng dần:Kim ngạch xuất khẩu năm 1999 đạt 11.535,9 triệu USD,năm 2000 đạt 14.419,9 triệu USD,năm 2001 đạt 15.068,8 triệu USD,năm 2002 ước tính đạt 16.123,6 triệu USD.Năm 2001,tổng số tiền hoàn thuế là 1800 tỷ đồng,trong đó chủ yếu là hoàn thuế cho xuất khẩu.Một số mặt hàng xuất khẩu được hoàn thuế đầu vào cao như:gạo tăng 12%,hàng dệt may tăng 14%,giày dép tăng 31%,thuỷ sản tăng 11%,hàng điện tử tăng 16%,rau quả tăng 31%,hàng thủ công mỹ nghệ tăng 33%.Nhờ vậy,trong năm 2001,xuất khẩu các mặt hàng này có kim ngạch tăng so với năm 2000,gạo tăng 35 triệu USD,hàng dệt may tăng 99 triệu USD,giày dép tăng 32 triệu USD,thuỷ sản tăng 62 triệu USD,hàng thủ công mỹ nghệ tăng 84 triệu USD,...Thuế giá trị gia tăng còn góp phần cơ cấu lại nền kinh tế từ sản xuất thay thế nhập khẩu chuyển mạnh sang sản xuất hàng xuất khẩu.Thuế giá trị gia tăng khuyến khích sản xuất,xuất khẩu những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như nông sản,lâm sản,thuỷ sản,thủ công mỹ nghệ,...Chính vì vậy,kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này trong 10 tháng đầu năm 2002 đều tăng so với cùng kỳ năm 2001,cao su tăng 68 triệu USD,hạt điều tăng 40 triệu USD,chè tăng 23 triệu USD,than đá tăng 20 triệu USD,lạc tăng 12 triệu USD và lượng xuất khẩu các mặt hàng này cũng tăng (Lượng xuất khẩu cao su tăng 46,5%,hạt điều tăng 42,3%,than đá tăng 27,5%,chè tăng 42,1%,lạc tăng 35,8%,...).
Chính sách khuyến khích xuất khẩu của ta hiện nay đang được thực hiện một cách khá rộng rãi và tỏ ra có hiệu quả trong việc kích thích việc sản xuất hàng hoá xuất khẩu và đặc biệt là xuất khẩu trực tiếp,bằng việc áp dụng mức thuế suất 0%.Tuy nhiên,chúng ta hầu như mới chỉ quan tâm tới những hàng hoá,dịch vụ xuất khẩu trực tiếp mà chưa để ý tới một hình thức xuất khẩu khá hiệu quả_đó là hình thức xuất khẩu bán lẻ,thông qua việc bán các sản phẩm hàng hoá cho các du khách nước ngoài vào Việt Nam.Theo một số chuyên gia thương mại thì đây là hình thức xuất khẩu bán lẻ tại chỗ và được các nước có nền du lịch phát triển rất quan tâm thực hiện.
Việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho các sản phẩm hàng hoá bán cho du khách nước ngoài là một trong những nội dung trong cơ chế xuất khẩu bán lẻ,được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.Tuy nhiên,ở Việt Nam hình thức này còn khá mới mẻ,thậm chí cả trong ý thức của nhiều người.Chúng ta có thể hiểu một cách nôm na rằng,du khách đến Việt Nam,mua hàng hoá tại Việt Nam và mang hàng hoá đó về nước thì hàng hoá đó cũng được coi là hàng hoá xuất khẩu (bán lẻ).Việc kê khai nộp thuế đối với hàng hoá đó được thực hiện như đối với hàng hoá xuất khẩu.Người bán hàng sẽ được tính thuế giá trị gia tăng đầu ra với thuế suất bằng 0% đối với số hàng hoá bán cho khách du lịch nước ngoài và được hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào.Do không phải trả bất kỳ một khoản tiền thuế nào,khi mua hàng khách du lịch nước ngoài chỉ phải trả một số tiền thấp hơn so với giá bán của hàng hoá đó cho khách trong nước.Có thể nhận thấy,thực hiện cơ chế khuyến khích xuất khẩu bán lẻ tại chỗ này hoàn toàn phù hợp với các qui định của Luật thuế giá trị gia tăng.Hơn nữa nó có những tác động tích cực đối với cả khách du lịch nước ngoài và người bán hàng trong nước.Khách du lịch sẽ mua nhiều hàng hoá hơn trong quá trình ở Việt Nam do được hưởng mức giá ưu đãi (giành cho xuất khẩu).Tất nhiên,người bán lẻ hàng của Việt Nam cũng bán được nhiều hàng hoá hơn,tăng được doanh thu.Cơ chế tương đồng với các nước khác trong việc khuyến khích bán lẻ xuất khẩu cũng góp phần làm cho các chính sách của Việt Nam phù hợp hơn với các thông lệ quốc tế,thuận lợi hơn trong quá trình hội nhập.
Về mặt lý thuyết,cơ chế này có nhiều ưu điểm.Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thực tế sẽ nảy sinh những vấn đề khá phức tạp,nhất là đối với một nước như Việt Nam_trình độ quản lý và mặt bằng cơ sở tính thuế còn đang là vấn đề nan giải.Để thực hiện được quá trình khuyến khích xuất khẩu bán lẻ tại chỗ,vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý thuế là phải xác định được căn cứ để thực hiện hoàn thuế cho du khách nước ngoài.Cơ quan thuế cần có căn cứ là các giấy tờ chứng minh người mua hàng hoá là du khách.Đặc biệt là phải có hoá đơn mua hàng,có xác nhận của cơ quan hải quan chứng minh hàng hoá đó đã được xuất khẩu.Và việc thực hiện hoàn thuế có thể được tiến hành theo hai cách.Cách thứ nhất:bất cứ khách du lịch nước ngoài nào khi mua hàng hoá tại Việt Nam sẽ được tính thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%.Sau khi về nước,khách hàng phải có trách nhiệm gửi trả hoá đơn mua hàng đã có xác nhận của Hải quan cho cửa hàng,để cửa hàng kê khai,yêu cầu cơ quan thuế hoàn trả số tiền bằng số thuế giá trị gia tăng đầu vào mà cửa hàng đã giảm cho du khách khi bán hàng.Hoặc theo cách thứ hai:Khi mua hàng du khách nước ngoài vẫn phải chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất thông thường.Khách nước ngoài mua hàng mang về nước,làm thủ tục Hải quan và hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách ngay tại cửa khẩu.
Tuy nhiên,như đã nói ở trên thực hiện theo những cách trên đây cũng sẽ gặp nhiều vấn đề phức tạp và rủi ro cho cả người bán hàng và khách mua hàng.Thực hiện theo cách thứ nhất sẽ rất phức tạp trong việc xin xác nhận của Hải quan và vì vậy khách hàng khó có thể gửi hoá đơn (đã xác nhận) cho người bán hàng và người bán hàng sẽ phải chịu thiệt do số tiền thuế đã giảm cho khách hàng.Theo các chuyên gia thuế,hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới vẫn chọn thực hiện cơ chế này theo cách thứ hai.
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay,cơ chế khuyến khích xuất khẩu bán lẻ đã được thực hiện nhưng chưa được quan tâm đúng mức và vẫn còn tỏ ra khá mới mẻ.Câu hỏi đặt ra là:Làm thế nào để cơ chế hoàn thuế giá trị gia tăng cho sản phẩm hàng hoá bán cho du khách nước ngoài thực sự là một cách khuyến khích xuất khẩu tại chỗ?Có như vậy doanh nghiệp Việt Nam mới có lợi khi tham gia xuất khẩu bán lẻ.
4_Tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam:
Thuế tiêu thụ đặc biệt có những ưu đãi đối với hoạt động xuất khẩu:
Đối với hàng hoá xuất khẩu thuộc diện chịu thuế xuất khẩu sẽ được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đối với hàng hoá xuất khẩu thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và đã bị thu thuế tiêu thụ đặc biệt khi xuất hàng ra khỏi cơ sở sản xuất thì khi xuất khẩu sẽ được hoàn lại thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp.
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt thường cao nên có tác động điều tiết sản xuất,hướng dẫn tiêu dùng.Nhà nước khuyến khích xuất khẩu những mặt hàng này và cho hưởng những ưu đãi về thuế.
Đây là hình thức Nhà nước trợ giá cho hàng hoá xuất khẩu,nhờ đó giá vốn hàng xuất khẩu giảm,dẫn đến tăng lợi nhuận và thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu.Những ưu đãi trong thuế tiêu thụ đặc biệt này là một trong những nhân tố làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua.
II_Tác động đến hoạt động nhập khẩu:
1_Chính sách nhập khẩu của Nhà nước:
Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật,chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước công nghiệp hoá đất nước.Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế,đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định.Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.Nhập khẩu vừa thoả mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng,vừa đảm bảo đầu vào cho sản xuất,tạo việc làm ổn định cho người lao động.Nhập khẩu thúc đẩy xuất khẩu.
Nhiệm vụ trọng tâm của nước ta trong giai đoạn hiện nay là công nghiệp hoá _ hiện đại hoá đất nước.Do đó,chính sách và cơ chế quản lý nhập khẩu phải đáp ứng yêu cầu đổi mới,hiện đại hoá thiết bị và công nghệ,đảm bảo vật tư,hàng hoá thiết yếu mà nền kinh tế chưa đáp ứng được,bảo hộ và phát triển sản xuất trong nước.
Vì thế Nhà nước khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng:máy móc thiết bị toàn bộ có công nghệ cao;thiết bị,máy móc tiên tiến để hiện đại hoá công nghệ đối với các ngành công nghiệp then chốt (tin học,điện tử_viễn thông liên lạc,chế tạo máy,hoá chất cơ bản);tác động đến toàn bộ hoặc một bộ phận quan trọng của nền kinh tế.
Đồng thời Nhà nước hạn chế nhập khẩu các mặt hàng:máy móc,thiết bị quá cũ hoặc công nghệ quá lạc hậu và dễ gây ô nhiễm môi trường;các hàng tiêu dùng không thiết yếu,xa xỉ phẩm,hàng trong nước đã sản xuất được và hàng có chất lượng không đảm bảo nhằm bảo hộ sản xuất trong nước và bảo vệ môi trường.
Để thực hiện được điều đó,kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu là biện pháp quan trọng phát triển sản xuất và xuất khẩu.Cơ chế quản lý vì thế được hoàn thiện theo hướng tăng cường quản lý Nhà nước,nhất là đối với nhập khẩu công nghệ và hàng tiêu dùng.Thông qua biện pháp thuế nhập khẩu và kết hợp quản lý với các biện pháp phi thuế quan,các biện pháp về tổ chức và giám sát hoạt động xuất nhập khẩu.
Về thuế nhập khẩu:Nhà nước thực hiện quản lý bằng cách:
Đánh thuế suất cao đối với những hàng tiêu dùng xa xỉ chưa phù hợp với tình hình kinh tế đời sống của nhân dân hiện nay.
Đánh thuế suất thấp đối với hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất,hàng tiêu dùng thiết yếu đáp ứng nhu cầu của người dân mà trong nước sản xuất với số lượng thấp.
Thay đổi thuế suất đối với hàng trong nước đã sản xuất được và đáp ứng được nhu cầu.
Ngoài biện pháp thuế quan Nhà nước áp dụng những biện pháp phi thuế quan như khống chế số lượng nhập khẩu,hàng quản lý theo chuyên ngành (Ví dụ:Nhập khẩu máy móc thiết bị phải được phép của Bộ khoa học công nghệ và môi trường),ban hành danh mục hàng cấm nhập khẩu.
Về thủ tục thông quan đối với hàng nhập khẩu,Nhà nước cũng phân loại hàng theo 3 luồng để tiến hành quản lý tốt hơn công tác nhập khẩu:
Luồng xanh:cho hàng nhập khẩu có thuế suất bằng 0%,hàng nhập khẩu được miễn thuế,hàng thực phẩm tươi sống bảo quản lạnh.
Luồng vàng:cho hàng nhập khẩu có thuế suất 30% trở lên,hàng nhập khẩu chịu sự quản lý theo chuyên ngành.
Luồng đỏ:cho hàng nhập khẩu có vướng mắc về chính sách,cần có ý kiến của cấp cao hơn.
2_Tác động của thuế nhập khẩu đến hoạt động nhập khẩu:
Thuế nhập khẩu là công cụ quản lý vĩ mô.Thông qua thuế nhập khẩu Nhà nước điều tiết lượng hàng nhập khẩu,từ đó tác động đến cung,cầu của hàng hoá được mua bán trên thị trường trong nước,qua đó bảo hộ sản xuất trong nước và khuyến khích sản xuất trong nước phát triển.
Với những mặt hàng khuyến khích nhập khẩu sẽ được áp dụng thuế suất thấp,đó là những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ đáp ứng nhu cầu,cần khuyến khích nhập khẩu để đảm bảo cung cấp đủ đầu vào cho sản xuất trong nước và góp phần đổi mới công nghệ trong nước.
Ngược lại,với những mặt hàng sản xuất trong nước đang phát triển,Nhà nước cần phải bảo hộ thì thuế suất nhập khẩu thường bị đánh cao (VD:ô tô,xe máy và linh kiện nhập khẩu,đường ăn,kính xây dựng,...)
Để làm rõ hơn tác động của thuế nhập khẩu đến khối lượng và cơ cấu của hàng hoá nhập khẩu,chúng ta giả thiết thuế đánh vào một mặt hàng cụ thể,ví dụ như hàng may mặc.Giả sử thuế suất thuế nhập khẩu là 50% và giá quốc tế của hàng may mặc là 10.000 VNĐ.Như vậy,trong điều kiện thương mại tự do mức giá bình quân là 10.000 VNĐ vì khi cho tự do buôn bán nhà sản xuất trong nước không thể bán cao hơn giá quốc tế được.Tại mức giá 10.000 VNĐ người tiêu dùng sẽ mua với số lượng là 30.000 chiếc.Nhưng tại mức giá này,các doanh nghiệp trong nước chỉ sản xuất ở mức 20.000 chiếc.Sự chênh lệch giữa mức cung trong nước (20.000 chiếc) và mức cầu trong nước (30.000 chiếc) được bù đắp bằng nhập khẩu.
Bây giờ nếu đánh thuế nhập khẩu (ví dụ 50%),giá hàng may mặc nhập khẩu tăng từ 10.000 VNĐ lên 15.000 VNĐ thì người nhập khẩu phải bỏ ra một số tiền là 15.000 VNĐ để mua và đóng thuế cho đơn vị nhập khẩu mặt hàng này.Giá cung lúc này là 15.000 VNĐ,tuy giá bán quốc tế không thay đổi.Với mức giá 15.000 VNĐ,cung của nhà sản xuất trong nước là 22.000 chiếc,cầu của người tiêu dùng trong nước là 27.000 chiếc.Sau khi thuế nhập khẩu được thực hiện giá hàng may mặc tăng lên,do đó làm cho mức tiêu thụ giảm xuống.Người tiêu dùng chỉ có khả năng mua một lượng hàng là 27.000 chiếc chứ không phải là 30.000 chiếc như trong điều kiện tự do buôn bán.Lượng cầu giảm kéo theo giảm lượng hàng nhập khẩu.Dưới tác động của thuế nhập khẩu lượng hàng nhập chỉ còn là 5.000 chiếc ( tức 27.000 chiếc - 22.000 chiếc) chứ không phải là 10.000 chiếc (tức 30.000 chiếc - 20.000 chiếc).
Tuy nhiên,hoạt động nhập khẩu lại do doanh nghiệp thực hiện.Việc nhập khẩu mặt hàng gì,giá cả bao nhiêu,lúc nào lại do doanh nghiệp quyết định.Thuế nhập khẩu được tính vào giá thành,do đó,thuế nhập khẩu được coi là khoản chi phí nằm trong giá hàng hoá.Nó làm tăng giá vốn hàng nhập khẩu,từ đó tác động trực tiếp đến thu nhập của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.Việc đánh thuế nhập khẩu cao hay thấp có ảnh hưởng lớn đến quyết định của doanh nghiệp có nhập khẩu mặt hàng đó hay không.
Nếu Nhà nước bảo vệ không chính đáng nền sản xuất trong nước,chống lại hàng nhập bằng cách áp đặt thuế quan cao,cấm nhập hoặc những cản trở khác sẽ gây ra những hậu quả khôn lường là đặt doanh nghiệp đứng trước ngã 3 đường:
Hoặc không dám nhập khẩu chính thức mặt hàng đó nữa vì không thể cạnh tranh được với hàng lậu do trốn thuế nên giá thành hạ hoặc với hàng nhập khẩu thông qua hành vi gian lận thương mại.Như vậy vô hình chung Nhà nước đã không thu được chút nào khoản thuế này.Hàng hoá vẫn tràn ngập thị trường,khoản thu nhập từ thuế lẽ ra Nhà nước hưởng lại rơi vào túi bọn làm ăn bất chính.Khoản lợi nhuận từ kinh doanh đàng hoàng của doanh nghiệp cũng không được hưởng.
Hoặc chính bản thân doanh nghiệp bị đẩy tới chỗ có những hành vi “gian lận thương mại” như khai bớt số lượng,khai sai chủng loại hàng hoá,khai sai phẩm cấp chất lượng,hạ giá hoá đơn nhập khẩu,...Một trong những hành vi phổ biến hiện nay được công luận báo chí nhắc đến nhiều là lợi dụng kẽ hở của biểu thuế tối thiểu,gian lận bằng cách hạ giá hoá đơn nhập khẩu,có nghĩa là việc thông đồng giữa kẻ bán và người mua (công ty nước ngoài với công ty trong nước) để ghi giá hàng nhập trên hợp đồng thương mại thấp hơn nhiều lần so với giá thực tế.Thực chất đây cũng là hành vi “trốn lậu” thuế,thu lợi cho bản thân,gây thất thu không nhỏ cho Ngân sách Nhà nước và làm chao đảo không ít các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Buôn lậu làm thất thu ngân sách rất lớn lao,làm băng hoại nền kinh tế đất nước,phá hoại nền sản xuất,làm tiêu tan ý chí và quyết tâm của những nhà đầu tư trong nước và nước ngoài,...nhưng trốn thuế nhập khẩu bằng cách hạ giá hoá đơn nhập khẩu và lo lót,hối lộ để đưa hàng nhập khẩu đi vào Việt Nam một cách công khai,hợp pháp còn nguy hiểm gấp nhiều lần vì buôn lậu ai cũng biết rất dễ bị phát hiện,rất dễ bị lên án và việc ăn hối lộ,tham nhũng của bọn buôn lậu nguy hiểm hơn là việc kinh doanh bằng con đường gian lận thuế nhập khẩu,vừa được lợi nhiều mặt mà lại an toàn,khó bị phát hiện hơn,thực tế qua các năm và qua các bảng thống kê hàng nhập khẩu của Bộ thương mại đã cho thấy rõ ràng sự thất thoát,sự thất thu của Nhà nước qua con đường trốn thuế nhập khẩu bằng cách hạ giá hoá đơn và cho hàng đi công khai qua các cảng còn to lớn gấp nhiều lần so với buôn lậu.
Hoặc phải tìm cách trốn các sắc thuế kinh doanh nội địa như thuế giá trị gia tăng,thuế thu nhập doanh nghiệp.Biện pháp hữu hiệu thường được áp dụng hiện nay là xuất hoá đơn đi thẳng tới người bán lẻ.
Nói tóm lại,chính sách thuế nhập khẩu có tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất,kinh doanh,nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
3_Tác động của thuế giá trị gia tăng đến hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam:
Theo Luật thuế giá trị gia tăng,thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá nhập khẩu được tính:
Thuế GTGT phải nộp = (Trị giá tính thuế hàng NK chịu thuế GTGT + Thuế nhập khẩu) x Thuế suất thuế GTGT.
Như vậy,thuế giá trị gia tăng kết hợp với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn của hàng hoá nhập khẩu,tức tăng chi phí,dẫn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm,từ đó doanh nghiệp hạn chế nhập khẩu,lượng nhập khẩu giảm.
Thuế giá trị gia tăng đánh ngay từ khi nhập khẩu với thuế suất 10%,khiến các doanh nghiệp nhập khẩu phải bỏ một khoản vốn để nộp thuế ngay khi nhập khẩu.Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp vì khoản thuế giá trị gia tăng nộp ở khâu nhập khẩu hầu hết các doanh nghiệp phải “cậy nhờ” phía ngân hàng.Theo phản ánh từ phía doanh nghiệp,lãi vay mà doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng để nộp thuế giá trị gia tăng nhập khẩu là khoản chi phí “đắt nhất” đối với họ (chi phí giá thành hàng nhập khẩu tăng lên),nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu hàng tháng của mỗi đơn vị.
Việc thu 10% thuế giá trị gia tăng trên giá trị nhập khẩu ngay tại nơi nhận hàng khiến cho các doanh nghiệp chuyên doanh nhập khẩu bị thiệt thòi nhiều,thậm chí có thể “cụt” dần vốn.Chẳng hạn trường hợp của Công ty liên doanh Đoàn kết quốc tế trao đổi hàng hoá với Lào,được phía bạn thanh toán bằng 4000 xe máy trị giá cả thuế nhập khẩu là 4.950.000 USD.Khi hàng nhập qua cửa khẩu phải nộp 495.000 USD tiền thuế giá trị gia tăng,tương đương gần 7 tỷ đồng.Do thiếu vốn nên công ty phải vay ngân hàng (lãi suất 1,2%/tháng) để nộp thuế giá trị gia tăng,nhưng 3 tháng sau mới được khấu trừ,do đó bị mất hơn 250 triệu đồng trả lãi vay,dẫn đến thương vụ kinh doanh này hầu như không có lãi.
Đối với ngành nhựa,nếu thực hiện một cách cứng nhắc việc nộp thuế ứng trước 10% thuế đầu vào nguyên liệu,thiết bị máy móc nhập khẩu thì trong năm 2001 ngành nhựa phải bỏ ra gần 8 triệu USD trả lãi vay ngân hàng để nộp thuế ứng trước.Khó khăn tương tự cũng xảy ra đối với ngành dầu khí và thuốc lá.Tình trạng này đã dẫn đến việc hàng nhập khẩu bị ùn tắc tạm thời tại các kho ở nhiều cảng,cửa khẩu do doanh nghiệp chưa có tiền nộp thuế giá trị gia tăng.
Trong Luật thuế giá trị gia tăng có qui định diện không chịu thuế cho máy móc,thiết bị trong nước chưa sản xuất được dùng làm tài sản cố định.Quyết định này nhằm tạo điều kiện khuyến khích quá trình nhập khẩu trang thiết bị,máy móc,công nghệ hiện đại phục vụ công nghiệp hoá_hiện đại hoá.Song trong công tác thực hiện cũng gặp không ít vấn đề.Đại diện Tổng cục Hải quan đề cập đến qui định miễn thuế giá trị gia tăng đối với thiết bị,máy móc nhập khẩu phục vụ dự án đầu tư:”Nếu thực hiện theo văn bản thì vướng doanh nghiệp,làm theo doanh nghiệp thì vướng văn bản.Danh mục thiết bị chỉ giúp được phần có trong danh mục,còn máy móc ngoài danh mục thì chịu.Chúng tôi rất lúng túng,không thể xác định hàng nhập về doanh nghiệp làm tài sản cố định hay làm gì?”.Do đó,trong khi áp dụng thuế giá trị gia tăng đã xảy ra tình trạng ách tắc tại cửa khẩu hàng nhập khẩu miễn thuế gồm máy móc,thiết bị,phương tiện vận tải chuyên dùng mà trong nước chưa sản xuất được (do nhà đầu tư không lấy được xác nhận của các Bộ,cơ quan chủ quản chuyên ngành rằng “đó là hàng tron
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 19377.doc