MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương I: Những tác động chung của việc gia nhập wto tới nền kinh tế của Trung Quốc
1. Đặc điểm cơ bản của các ngành kinh tế chủ chốt Trung Quốc trước khi gia nhập WTO
1.1 tăng trưởng tốc độ cao
1.2sự chênh lệch trong phát triển kinh tế
1.3ngày càng dược tự do hoá
2. những tác động chung tới kinh tế trung quốc từ việc gia nhập wto
2.1 tác động tích cực
2.2 tác động tiêu cực
Chương II: Tác động đến ngành nông nghiệp
1. Vài nét về nông nghiệp Trung Quốc
1.1 đặc điểm cơ bản
1.2 những khó khăn trở ngại chủ yếu
2. dự báo ảnh hưởng tới nông nghiệp
2.1 những tác động tích cực
2.2 những tác động tiêu cực
3. đối sách của Trung Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp
3.1 đánh giá đúng đắn tác động đến tong lĩnh vực sản xuất
3.2 tìm và phát huy triệt để lợi thế trong nông nghiệp
4. thực trạng nông nghiệp Trung Quốc từ sau gia nhập WTO
Chương III: Tác động đến ngành công nghiệp
1. những khó khăn thách thức chung của công nghiệp Trung Quốc
2. tác động đến một số ngành công nghiệp cụ thể
3. đối sách của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghiệp
4. thực trạng ngành công nghiệp từ sau khi gia nhập WTO
Chương IV: Tác động đến ngành dịch vụ
1. đặc điểm ngành dịch vụ Trung Quốc
2. tác động chung
3. nghiên cứu và nắm vững các qui tắc của WTO
4. thực trạng ngành dịch vụ Trung Quốc từ sau gia nhập WTO
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
42 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2093 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tác động của việc gia nhập WTO tới một số ngành kinh tế chủ chốt của Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng nông sản khác: theo hiệp định giữa Trung Quốc và Mỹ, do thuế quan giảm mạnh nên các loại hoa quả Mỹ cũng như thịt bò, gia cầm sẽ được nhập nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc, chiếm lĩnh nhiều thị phần hơn, đây là điều hiển nhiên. Tuy nhiên do hàng nông sản Trung Quốc dựa trên cơ sở nông nghiệp hữu cơ chứ không phải là nông nghiệp biến đổi gen như Mỹ và nhiều nước phát triển nên chất lượng sẽ cao hơn và do đó vẫn có thể cạnh tranh được với hàng ngoại nhập.
Tìm và phát huy triệt để lợi thế trong nông nghiệp
Cạnh tranh giữa nông nghiệp Trung Quốc với các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, Canada…trên thực tế là cuộc cạnh tranh giữa nông nghiệp nhỏ và nông nghiệp lớn, giữa nông nghiệp truyền thống và nông nghiệp hiện đại, giữa nông nghiệp tập trung nhiều lao động với nông nghiệp có hàm kượng vốn và kỹ thuật cao. Trong cuộc cạnh tranh này, mỗi bên đều có những lợi thế riêng độc đáo. Vì thế mà một nhiệm vụ cấp bách đối với Trung Quốc là phải tìm ra và thúc đẩy các thế mạnh của mình nhằm khai thác tối đa lợi thế so sánh sẵn có của nông nghiệp nước mình, thâm nhập thị trường quốc tế nhằm giành nhiều thị phần hơn.
Phát triển việc chế biến nông sản
Chỉ bằng cách phát triển chế biến nông sản và hướng người tiêu dùng vào các sản phẩm an toàn hơn, dinh dưỡng hơn, chất lượng tốt hơn mới có thể tiếp tục phát triển thị trường nông sản. Chế biến nông sản không đồng nghĩa với việc sử dụng công nghệ thấp, mà ngược lại, để có sức cạnh tranh cao, ngành này càng cần được áp dụng những công nghệ tiên tiến và nguyên liệu cho sản xuất phải là các nguyên liệu đặc thù.
Tận dụng các thuận lợi mà tư cách thành viên WTO mang lại
Về vấn đề lương thực, nguyên nhân căn bản khiến Trung Quốc mất lợi thế là do cơ sở hạ tầng cho sản xuất lương thực yếu kém, đầu tư vốn ít, hàm lượng khoa học kỹ thuật thấp. Để giải quyết những vấn đề còn tồn tại đòi hỏi phải tăng đầu tư khoa học kỹ thuật và đào tạo nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp; nghiên cứu tạo ra những giống mới; tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng để cải thiện tình hình thuỷ lợi; xây dựng các công trình và thực hiện bảo vệ môi trường…Những việc đó nằm trong phạm vi “chính sách hộp xanh” của WTO, Trung Quốc do đó chủ trương lợi dụng triệt để chính sách này. (“Chính sách hộp xanh” là chính sách cho phép trợ cấp để thực hiện một số hoạt động không trực tiếp ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến mậu dịch và sản xuất như đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cho công tác nghiên cứu, chống thiên tai, bảo vệ môi trường…)
Thực trạng nông nghiệp Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO
Trái ngược với nhiều ý kiến cho rằng nông nghiệp Trung Quốc sẽ chịu tác động nghiêm trọng từ việc gia nhập WTO của nước này, thực tế từ đó đến nay sản xuất nông nghiệp không có biến động quá lớn. Gia nhập WTO đã thúc đẩy sự tối ưu hoá trong bố cục khu vực nông nghiệp và kết cấu sản phẩm nông nghiệp. Mấy năm gần đây trước tình hình sức cạnh tranh nông nghiệp tương đối yếu, nông dân thu nhập thấp, Trung ương và các cấp địa phương Trung Quốc liên tục áp dụng các chính sách biện pháp nhằm hỗ trợ sản xuất lương thực, bao gồm bảo vệ đất trồng trọt, giảm thuế nông nghiệp, thực hiện cải cách toàn diện sản xuất lương thực, lấy trợ cấp trực tiếp và mở cửa thị trường thu mua bao tiêu làm chính…Với tác động của những biện pháp này, kết cấu nông nghiệp đã phát triển theo hướng hiệu quả cao, chất lượng tốt.
Lương thực, ngành chủ yếu của nông nghiệp Trung Quốc cũng đạt thành tựu quan trọng. Từ vụ hè 2002, Trung Quốc đã thoát khỏi cục diện 4 năm liên tiếp giảm sản lượng. Sản lượng lương thực năm 2002 tăng 2,9%. Năm 2004 sản lượng lương thực đạt 469,47 triệu tấn, tăng 9%; sản lượng các nông sản khác cũng đều tăng khá : bông tăng 30,1%; dầu thực vật tăng 8,8%...Sản lượng thịt cả năm đạt 72,6 triệu tấn, tăng 4,7% còn thuỷ sản đạt 48,5 triệu tấn tăng 3,2%. Nhìn chung sản lượng nông sản tăng dần từng năm, sự suy yếu của nông nghiệp do việc gia nhập WTO đã không xảy ra.
Nhờ những biện pháp dài hạn trong chuyển đổi cơ cấu, nông nghiệp Trung Quốc bước đầu đã chuyển hướng tích cực. Khuynh hướng “mậu dịch” cho rằng cách hay nhất để tăng thu nhập cho nông dân là chuyển sang sản xuất những nông sản có giá trị cao, có lợi thế cạnh tranh, có khả năng xuất khẩu…đã thể hiện tương đối rõ. Những ngành nông nghiệp xuất khẩu có lợi thế so sánh của Trung Quốc như rau xanh, hoa, hoa quả…phát triển tương đối mạnh, những thực phẩm xanh và thực phẩm hữu cơ cũng phát triển nhanh chóng. Bên cạnh đó xuất khẩu nông sản vẫn gia tăng, trái với nhiều dự đoán trước đây. Xuất khẩu nông sản của Trung Quốc chủ yếu dựa vào một số loại như rau, quả, lạc, thịt, thực phẩm chế biến. Năm 2002, xuất khẩu nông sản Trung Quốc đạt 1,5 tỷ USD so với 369 triệu USD nhập khẩu nông sản. Năm 2003, xuất khẩu nông sản thực phẩm sang thị trường Mỹ tăng 30,82%; xuất khẩu nước hoa quả sang Mỹ tăng 94,33%; xuất khẩu thịt bò tăng 146%. Hầu hết các sản phẩm này đều đòi hỏi sử dụng nhiều lao động, vốn là ưu thế đặc trưng của Trung Quốc .
Tổng kết năm 2005, sản lượng lương thực đạt 484,01 triệu tấn, tăng 14,54 triệu tấn so với năm 2004 tương đương mức tăng 3,1%; sản lượng cây nguyên liệu dầu đạt 30,78 triệu tấn , tăng 0,4%; rau và cây ăn quả trên cơ sở giống tốt tăng trưởng ổn định. Tổng sản lượng thịt các loại là 77 triệu tấn , tăng 6,3% so với năm trước trong đó thịt bò và cừu tăng 5,6% và 9,3%; sản lượng thuỷ sản cả năm đạt 51 triệu tấn , tăng 4%... [6]
Chương III: TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Những khó khăn. thách thức chung của công nghiệp Trung Quốc
Trong ngành công nghiệp có thể nói Trung Quốc đã đạt được những thành công lớn. Từ chỗ thiếu hụt, Trung Quốc hiện nay có thể đáp ứng hầu hết nhu cầu nội địa về hàng công nghiệp. Hơn thế nữa, xét về tổng lượng thì Trung Quốc hiện đang dẫn đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực như sản xuất than, dệt may, ximăng…, thứ hai thế giới về sản xuất hàng điện tử…[19]. Trong 20 năm cải cách mở cửa, tỷ trọng của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân luôn có xu hướng tăng và chiếm tới trên 50% GDP cũng như có tới 23% lao động cả nước tham gia sản xuất công nghiệp (bảng 3). Tuy nhiên cho đến trước khi gia nhập WTO ngành công nghiệp Trung Quốc cũng còn phải đứng trước nhiều khó khăn và thách thức:
Khủng hoảng thừa
Sản xuất hàng công nghiệp của Trung Quốc hiện đang ở trong giai đoạn khủng hoảng thừa với việc 80% các mặt hàng sản xuất ra cung vượt quá cầu. Đặc biệt điều này lại xảy ra trong bối cảnh : quy mô sản xuất công nghiệp của Trung Quốc còn nhỏ bé (Trung Quốc chỉ có duy nhất 1 công ty nằm trong danh sách 500 tập đoàn và công ty lớn nhất thế giới theo như đánh giá của tạp chí Fortune); chất lượng lao động không cao; năng suất lao động thấp (trong ngành luyện kim –ngành mà Trung Quốc đang sản xuất dư thừa, năng suất lao động thua Nhật Bản tới 12 lần); lợi nhuận ở hầu hết các ngành đều thấp; sản xuất công nghiệp chủ yếu vẫn dựa trên công nghiệp truyền thống chứ chưa phải là công nghiệp mũi nhọn (các ngành công nghệ cao chỉ chiếm 5% GDP Trung Quốc trong khi con số này ở các nước phát triển khác như Mỹ, Nhật là 25%); nhiều ngành công nghiệp ở Trung Quốc sử dụng quá nhiều năng lượng, đặc biệt là than, do đó gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng [19].
Mức độ bảo hộ cao
Cùng với quá trình cải cách mở cửa và chuẩn bị gia nhập WTO, mức độ bảo hộ của ngành công nghiệp Trung Quốc đã liên tục giảm song vẫn được duy trì ở mức cao (tính đến thời điểm gia nhập WTO). Trong thời kỳ 1995-2001 mức độ bảo hộ đối với ngành công nghiệp Trung Quốc đã giảm mạnh từ 25,3% xuống còn 13,5%. Trong đó đáng chú ý là một số ngành như đồ uống và thuốc lá, may mặc, ôtô… có mức giảm rất lớn. Sau khi gia nhập WTO mức độ bảo hộ với công nghiệp sẽ tiếp tục giảm nhưng mức độ ít hơn , từ 13,5% xuống 6%.
Bảng 2: Mức độ bảo hộ nhập khẩu của một số mặt hàng công nghiệp Trung Quốc trước và sau khi gia nhập WTO (thuế quan hoặc tương đương, %)
1995
2001
Sau khi gia nhập WTO
Đồ uống và thuốc lá
137,2
43,2
15,6
Khai khoáng
3,4
1,0
0,6
Dệt
56,0
21,6
8,9
May mặc
76,1
23,7
14,9
Công nghiệp nhẹ
32,3
12,3
8,4
Hoá dầu
20,2
12,8
7,1
Luyện kim
17,4
8,9
5,7
Ôtô
123,1
28,9
13,8
Điện tử
24,4
10,3
2,3
Xây dung
13,7
13,7
6,8
Tổng thể ngành công nghiệp
25,3
13,5
6,0
Nguồn : Võ Đại Lược (2005), Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới - thời cơ và thách thức, NXB Khoa học và xã hội, Hà Nội .
Những khó khăn mà ngành công nghiệp đang phải giải quyết cùng với mức độ bảo hộ cao và việc Trung Quốc cam kết giảm mạnh bảo hộ sau gia nhập sẽ khiến cho việc gia nhập WTO có tác động mạnh tới ngành công nghiệp nước này (kể cả tích cực và tiêu cực). Nói chung sau khi gia nhập WTO, hàng ngoại nhập khẩu sẽ tăng lên do mức thuế nhập khẩu hạ thấp (từ trung bình là 13% năm 2001 xuống còn 9,2% năm 2008, và sau khi giảm thì mức thuế cao nhất là 47% đối với phim ảnh, rồi đến xe hơi 25% , thấp nhất là sản phẩm kỹ thuật thông tin còn 0% vào năm 2005, các sản phẩm khác như dệt may chỉ còn 11,7%; dược phẩm 4,2%…)
Vấn đề về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp
Xét theo tiêu chuẩn quốc tế, có sự khác biệt rất lớn về khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có quy mô vừa với doanh nghiệp quy mô lớn ở Trung Quốc. Những doanh nghiệp quy mô vừa hoạt động trong thị trường nội địa, có tính cạnh tranh cao, tăng trưởng nhanh và tích cực tiếp cận tới các thị trường nước ngoài. Điều quan trọng nhất là những doanh nghiệp này có cấu trúc chi phí rất linh hoạt nên mềm dẻo trong cạnh tranh. Trong khi đó những doanh nghiệp quy mô lớn không những thường thua xa các đối thủ cạnh tranh nước ngoài mà khoảng cách giữa chúng còn ngày càng rộng ra.
Mặc dù đã có nhiều cải cách nhưng khu vực doanh nghiệp nhà nước (chiếm 28,3% tổng sản lượng công nghiệp, 53% lực lượng lao động công nghiệp và 2/3 tín dụng ngân hàng) vẫn tiếp tục là khu vực yếu kém của nền kinh tế. Tỷ lệ các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ lên đến 45%.
Tác động đến một số ngành công nghiệp cụ thể
Ngành sản xuất ôtô
Xét trên khía cạnh quy mô, ngoại thương, kỹ thuật và giá cả thì trước khi gia nhập WTO ngành công nghiệp ôtô Trung Quốc có những đặc điểm sau
+ Thứ nhất, công nghiệp ôtô là một ngành tiêu biểu cho trình độ công nghiệp hoá của Trung Quốc. Tuy được coi là ngành công nghiệp non trẻ song cũng là ngành công nghiệp quan trọng của nước này. Qua mấy chục năm phát triển, ngành này đã được quy hoạch phát triển trung và dài hạn, các lực lượng trong và ngoài nước được khuyến khích đầu tư vào trong ngành. Các tập đoàn ôtô lớn của thế giới đều đã thăm dò và đầu tư, khiến cho ngành ôtô Trung Quốc tương đối sống động. Sản lượng tăng lên hàng năm : 1990 là 509 ngàn chiếc, 1995 là 1,452 triệu chiếc, 2000 là 1,961 triệu chiếc và 2002 là 3,251 triệu chiếc [17]. Ngoài ra, ôtô cũng là mặt hàng nhập khẩu quan trọng của Trung Quốc: kim ngạch nhập khẩu ôtô đứng vào hàng hai mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá đơn chiếc.
+ Thứ hai, số lượng nhà máy khá lớn (tới 800 nhà máy chế tạo và lắp ráp) được điều hành bởi 200 công ty sản xuất, nhưng do sản xuất phân tán, số lượng ít nên hiệu quả kinh tế thấp, nhiều công ty thường xuyên thua lỗ. 13 công ty lớn nhất chiếm tới 92% số xe sản xuất hàng năm , bình quân khoảng 113 000chiếc/công ty, trong khi đó sản lượng bình quân của các công ty còn lại chỉ vào khoảng 1200 chiếc/năm. Thêm vào đó, xét theo chuẩn mực thế giới, trong ngành ôtô Trung Quốc, trình độ chuyên môn hoá thấp, phân công lao động lạc hậu, trình độ kỹ thuật thấp, chất lượng sản phẩm thấp, phương thức kinh doanh lạc hậu…đặc biệt là trong ngành sản xuất linh kiện. Có thể nói, giá thành sản xuất xe ôtô con ở Trung Quốc cao hơn nhiều so với giá của xe cùng loại ở nước ngoài, tuy nhiên giá xe Trung Quốc lại rẻ hơn chủ yếu là do được bảo hộ cao (năm 1995 là 123,1% và đến năm 2001 vẫn vào khoảng 28,9%) .
Tác động từ việc gia nhập WTO
Những đặc trưng vốn có cùng với việc mất đi lá chắn bảo hộ cao về thuế quan, phi thuế quan và đầu tư sẽ khiến cho việc gia nhập WTO tác động mạnh tới ngành ôtô của Trung Quốc (đến trước năm 2005 thuế nhập khẩu ôtô Trung Quốc từ 80% đến 100% giảm còn 25%, thuế nhập khẩu linh kiện rời từ 25% đến 60% giảm xuống còn 10%. Hạn ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc và linh kiện rời sẽ xoá bỏ từng phần, còn về đầu tư thì sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ phải từng bước xoá bỏ quy định vốn của các nhà đầu tư nước ngoài không được quá 50%):
+ Một mặt, việc xoá bỏ các rào cản về thuế quan và phi thuế quan sẽ khiến cho nhập khẩu tăng ; áp lực cạnh tranh từ phía hàng nhập khẩu cũng như từ phía các nhà đầu tư nước ngoài sẽ khiến cho số lượng nhà máy và việc làm trong lĩnh vực này giảm đáng kể. Chịu tác động mạnh nhất là các ngành sản xuất linh kiện, các ngành sản xuất những loại xe thiếu khả năng cạnh tranh (xe du lịch, xe tải trên 8 tấn, xe chuyên dụng và xe chở khách…)
+ Mặt khác, sức ép cạnh tranh cũng buộc ngành công nghiệp ôtô Trung Quốc phải tái cấu trúc lại cả về cơ cấu nhà máy cũng như cơ cấu sản phẩm (giảm số lượng nhà máy kém chất lượng và tập trung vào những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh…) cũng như nâng cao kỹ thuật, công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế... Như vậy có thể thấy tác động lớn nhất đối với ngành ôtô Trung Quốc không phải giá cả mà là yếu tố kỹ thuật và chất lượng. Trong dài hạn sức cạnh tranh của ngành này sẽ được nâng cao, chất lượng dịch vụ sẽ tốt hơn đặc biệt là dịch vụ hậu mãi. Các ngành kinh tế bổ trợ cho ngành ôtô cũng sẽ phát triển kéo theo những tác động lan toả tích cực tới toàn bộ nền kinh tế .
Sau khi gia nhập WTO, đứng trước sự cạnh tranh gay gắt, ngành công nghiệp này của Trung Quốc tất yếu sẽ gặp phải không ít thách thức nhưng cũng không phải là không có lối thoát bởi trong vòng 5 đến 10 năm sau khi gia nhập WTO, ngành này của Trung Quốc vẫn nhận được sự bảo trợ dành cho các ngành công nghiệp non trẻ. Hơn nữa việc cắt giảm và xoá bỏ hạn ngạch nhập khẩu linh kiện rời cũng như giảm thuế nhập khẩu mặt hàng này cũng không phải hoàn toàn bất lợi, bởi điều đó cũng có thể góp phần làm giảm giá thành sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất ôtô, giúp các doanh nghiệp này mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Những nhà máy sản xuất ôtô quy mô nhỏ và sản xuất linh kiện lạc hậu sẽ khó có thể đứng vững trên thị trường, phải chịu nhiều tác động thậm chí bị đào thải, song nếu xét trên toàn cục thì điều này là có lợi cho sự phát triển toàn nền kinh tế .
Ngành dệt may
Dệt may là một trong số những ngành trụ cột của nền kinh tế Trung Quốc do tác dụng quan trọng của nó trong việc thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của hơn 1 tỷ người trong nước, xuất khẩu thu ngoại tệ, tích luỹ xây dựng đất nước và là thị trường to lớn cho rất nhiều ngành nghề khác. Trong suốt hơn 20 năm cuối thế kỷ XX, ngành dệt Trung Quốc phát triển với tốc độ bình quân khoảng 17%/năm, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc trong tổng kim ngạch ngành này của thế giới cũng tăng lên nhanh chóng: từ 3,5% năm 1978 đã tăng lên 13% năm 1998, trở thành cường quốc hàng đầu về xuất khẩu hàng dệt may, vượt qua cả Italia, Đức, Hồng Kông…[17].
Bảng 3 : Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc thời kỳ 1990-2001
Năm
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (tỷ USD)
Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu (%)
1990
16,80
-
1998
42,83
23,30
1999
43,12
22,12
2000
52,08
20,89
2001
53,28
20,01
Nguồn : Cục thống kê Hải quan Trung Quốc , 2001
Ngành dệt may Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh tương đối lớn, chủ yếu là do giá thành lao động rẻ. Giá cả hàng dệt may Trung Quốc thường rẻ hơn của các nước khác 10% đến 50%, nếu so với riêng các nước phát triển thì còn rẻ hơn nhiều lần. Nhờ lợi thế đó mà hàng dệt may Trung Quốc có mặt ở rất nhiều thị trường trên thế giới. Trung Quốc là nguồn cung cấp lớn nhất về sản phẩm dệt may tại Mỹ, Nhật, EU…Ngành dệt may không chỉ có đóng góp to lớn về mặt kinh tế mà còn có vai trò quan trọng về mặt xã hội khi góp phần tạo ra rất nhiều việc làm cho người dân Trung Quốc .
Một số đặc điểm cơ bản
Các doanh nghiệp quốc doanh trong ngành dệt may Trung Quốc thua lỗ liên miên và luôn đứng đầu trong danh sách các doanh nghiệp thua lỗ trong cả nước (dù những năm gần đây đã có biến chuyển nhất định nhưng tình hình cũng chưa thực sự thay đổi một cách cơ bản). Ngoài ra các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc chủ yếu sản xuất gia công sản phẩm nên giá trị gia tăng thấp và nhiều khi không phản ứng lại được một cách linh hoạt trước những thay đổi của nhu cầu trên thị trường quốc tế.
Đầu tư đối với ngành dệt còn thấp, đặc biệt là đầu tư tài sản cố định và đầu tư đổi mới trang thiết bị, khiến cho khả năng cạnh tranh của ngành không liên tục được nâng cao. Ngoài ra lợi thế cạnh tranh của ngành chủ yếu là dựa trên sức lao động rẻ hay nói cách khác là lợi thế về giá cả nên khó có thể duy trì được lâu dài (vì giá thành lao động và nguyên liệu theo xu thế chung cũng sẽ tăng lên) trong khi đó khả năng cung cấp toàn cầu về sản phẩm dệt may lại đang quá dư thừa.
Xét trên tổng thể, ngành dệt may Trung Quốc vẫn duy trì được mức độ xuất siêu cao nhưng với một số sản phẩm cụ thể (len lông cừu, sợi tổng hợp, sản phẩm dệt chuyên dụng, sản phẩm dệt kim…)thì lại nhập siêu nhiều. Hơn thế nữa, với việc mở cửa thị trường, nhập siêu các sản phẩm dệt ngày càng tăng [21]. Trước WTO , dệt may đang là ngành nhận được nhiều sự bảo hộ của chính phủ như trợ cấp tài chính, cho vay với lãi suất thấp, chế độ hoàn thuế xuất khẩu, miễn giảm thuế giá trị gia tăng…Mức độ bảo hộ dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, ngành dệt còn 21,6% năm 2001 (giảm từ 56% năm 1995) còn với ngành may mặc là 23,7% (giảm từ mức 76,1% năm 1995)
Tác động khi Trung Quốc gia nhập WTO
Một mặt, việc gia nhập WTO sẽ tạo cho ngành dệt may Trung Quốc có cơ hội đàm phán mậu dịch đa phương bình đẳng về thương mại hàng dệt may. Nhờ sự bảo hộ của Hiệp định về các sản phẩm dệt may(ATC) với nội dung là trong 10 năm quá độ 1995 -2005 phải từng bước xoá bỏ hạn chế về số lượng, tiến đến hoàn toàn tự do hoá thương mại hàng dệt may, Trung Quốc đang rút dần khoảng cách về vị trí xuất khẩu với các thành viên khác của WTO. Hơn nữa khi gia nhập WTO, Trung Quốc còn có cơ hội để khai thác thị trường mới, thay đổi tình hình thị trường xuất khẩu quá tập trung trước đây để tăng mạnh kim ngạch mậu dịch.
Mặt khác, mặc dù việc thực hiện các cam kết sẽ khiến cho nhập khẩu gia tăng nhưng chính sức ép cạnh tranh sẽ buộc ngành dệt may phải thay đổi cách quản lí, cải tổ cơ cấu sản xuất cũng như sản phẩm, nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Ngành dệt may Trung Quốc sẽ phát triển theo hướng cao cấp hoá và dựa trên những lợi thế so sánh chủ yếu của mình. Sức cạnh tranh được nâng cao cùng với việc thị trường xuất khẩu được mở rộng sẽ khiến cho kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng, thị phần của Trung Quốc trên thị trường dệt may thế giới cũng sẽ tăng mạnh. Khi mở cửa ngành dệt may, Trung Quốc có thể nhập được nhiều thiết bị và công nghệ tiên tiến thông qua việc tạo lập các xí nghiệp có vốn nước ngoài, thúc đẩy trình độ chung của toàn ngành; đồng thời có thể đầu tư vào ngành dệt may thế giới, hỗ trợ cho các xí nghiệp trong nước mở rộng thêm kênh tiêu thụ sản phẩm .
Với quyết tâm khắc phục mọi khó khăn thách thức, phát huy các thế mạnh và điều kiện thuận lợi, Trung Quốc đặt ra chỉ tiêu cho ngành dệt may là từ năm 2005 đến 2010 từ một nước lớn về dệt may Trung Quốc sẽ vươn lên thành nước mạnh về dệt may, với mục tiêu sáu nhất : nhất về chất lượng, nhất về số lượng, nhất về xuất khẩu, nhất về thiết kế, nhất về hiệu quả, nhất về khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Các ngành công nghiệp khác
2.3.1 Ngành dược : Trước khi Trung Quốc gia nhập WTO, ngành dược nước này đã mở cửa ở mức độ tương đối thông thoáng. Đã có ít nhất 25 công ty dược phẩm xuyên quốc gia lập chi nhánh và hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc. Sau khi gia nhập WTO, thuế nhập khẩu dược phẩm giảm từ 20% xuống còn 6,5%, các công ty nước ngoài sẽ dễ dàng thâm nhập thị trường, tạo một làn sóng tấn công mạnh vào các xí nghiệp sản xuất thuốc tây ở Trung Quốc. Theo ước tính khoảng 97% loại thuốc Tây sản xuất tại Trung Quốc hiện là sản xuất theo sản phẩm của nước ngoài hoặc thuốc nhập khẩu, không có quyền sở hữu trí tuệ độc lập, chỉ 3% là do Trung Quốc tự bào chế [17]. Trong bối cảnh này Hiệp định sở hữu trí tuệ sẽ trở thành một thách thức với Trung Quốc: nếu tiếp tục mô phỏng sản xuất thì có nguy cơ bị kiện vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu mua bản quyền thì giá thành sản xuất sẽ bị đội lên rất cao, mất khả năng cạnh tranh. Trong khi đó Trung Quốc có ưu thế về thuốc đông dược, sản phẩm đặc sắc này ngày càng được hoan nghênh trên thị trường quốc tế.
2.3.2 Ngành than : Trung Quốc là nước sản xuất than đứng đầu thế giới nhưng xuất khẩu lại không nhiều (1998 Trung Quốc xuất khẩu 32,29 triệu tấn than, chỉ bằng 1/5 Australia). Hơn thế nữa hiệu quả kinh doanh ngành than Trung Quốc còn thấp, thua lỗ nhiều, chất lượng than thấp, chi phí vận chuyển cao…Mặc dù việc gia nhập WTO sẽ làm cho cạnh tranh trong ngành này tăng lên nhưng xuất khẩu than của Trung Quốc sẽ tăng do các điều kiện vận tải sẽ được cải thiện và các mỏ than sẽ được cải tổ lại dưới sức ép của cạnh tranh quốc tế.
2.3.3 Ngành điện : Với phương châm “công nghiệp điện lực đi trước và việc phát triển ngành năng lượng lấy điện lực làm trung tâm”, ngành điện lực Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, sản xuất điện đã đạt mức thặng dư. Tác động lớn nhất của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với ngành điện lực là sự thay đổi mức độ độc quyền của ngành này, làm tăng cạnh tranh trong việc cung cấp năng lượng với việc đa dạng hoá các nhà sản xuất và với nhiều dạng năng lượng khác nhau (thuỷ điện, nhiệt điện, điện hạt nhân…)
Đối sách của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghiệp
Công nghiệp Trung Quốc tuy là lĩnh vực có lợi thế so sánh tương đối tốt và trình độ cạnh tranh quốc tế tương đối cao trong ba khu vực ngành nghề của nước này, song nhìn một cách tổng thể thì về mặt thực lực, sáng tạo kỹ thuật, thương hiệu, kết cấu…đều có khoảng cách khá lớn so với trình độ quốc tế. Do đó khi gia nhập WTO Trung Quốc phải “nhìn trước ngó sau”, chuẩn bị kỹ càng trên mọi phương diện.
Thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại
Nhiều công ty lớn, thành công trên thế giới đều đặt nhân tố quan trọng trong lợi thế cạnh tranh là R&D tại nước mình, còn các khâu sản xuất, lắp ráp cần nhiều lao động hoặc các trung tâm kỹ thuật thì đặt ở Trung Quốc. Như vậy nhiều doanh nghiệp Trung Quốc chỉ có thể làm các công việc sản xuất gia công trong các loại ngành nghề có độ tập trung kỹ thuật thấp, lệ thuộc vào nước khác. Đó là điều mà Trung Quốc và nhiều nước đang phát triển khác đều không muốn. Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng công nghiệp Trung Quốc trên thị trường quốc tế thì thúc đẩy khoa học công nghệ là một trong những nhân tố then chốt nhất. Không thể chỉ dựa vào nhập khẩu kỹ thuật để nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất và thu nhập. Do vậy nhà nước và doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng hơn nữa.
Quan tâm hơn đến vấn đề thương hiệu
Thương hiệu là bộ phận hợp thành quan trọng trong tài sản vô hình của doanh nghiệp, là biểu hiện tổng hợp của sức cạnh tranh. Các nước phát triển đã đến giai đoạn chuyển từ xuất khẩu sản phẩm, xuất khẩu tư bản sang xuất khẩu thương hiệu. Về mặt này thì Trung Quốc còn có một khoảng cách lớn. Do doanh nghiệp nhìn chung quy mô còn nhỏ, đầu tư cho quảng cáo ít, ý thức về thương hiệu kém, việc bảo vệ thương hiệu dân tộc không cao khiến cho nhiều thương hiệu vốn nổi tiếng trong nước đã bị giành giật giả mạo. Trong điều kiện hội nhập với thế giới Trung Quốc cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này : (1) Phải coi trọng việc xây dựng ý thức về thương hiệu. Vì sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tràn vào, nếu không có thương hiệu riêng của mình thì các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ chỉ là làm công cho các doanh nghiệp khác ngay trên sân nhà mà thôi. (2) Trong xây dựng thương hiệu Trung Quốc cần kết hợp cả chiến lược nội tại (nâng cao chất lượng sản phẩm , kỹ thuật, nhân tài, quy mô sản phẩm…) và chiến lược bên ngoài (thiết kế thương hiệu, tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị…) để tạo ra thương hiệu ngày càng mạnh hơn. (3) Các doanh nghiệp thành công cần tôn trọng và bảo vệ thương hiệu nổi tiếng của mình, đồng thời không ngừng tìm tòi, đổi mới, sáng tạo kỹ thuật, sáng chế ra sản phẩm mới, tăng sức sống cho thương hiệu.
Chuyển đổi biện pháp bảo hộ công nghiệp
Sau khi gia nhập WTO, thuế quan giảm mạnh, hạn ngạch, giấy phép cũng được xoá bỏ triệt để, các biện pháp phi thuế quan khác cũng chỉ được sử dụng hạn chế trong phạm vi hẹp. Có nghĩa là các biện pháp bảo hộ truyền thống đã trở nên lỗi thời hoặc không còn hiệu quả nữa. Nhưng nhiệm vụ bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ trong nước lại hết sức quan trọng và có lẽ còn quan trọng hơn trước. Vì thế hiện nay cần thay đổi cách thức bảo hộ, chủ yếu là áp dụng các tiêu chuẩn công nghệ và tiêu chuẩn môi trường để tạo ra các hàng rào ngăn chặn những sản phẩm gây ô nhiễm nghiêm trọng, những sản phẩm chất lượng thấp thâm nhập vào thị trường trong nước, tác động đến những sản phẩm có liên quan của công nghiệp đất nước.
Thự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qth30.doc