Khóa luận Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4. Phạm vi nghiên cứu 2

5. Phương pháp nghiên cứu 2

CHƯƠNG I 4

KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC CỦA TÁC ĐỘNG TÂM LÝ 4

TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN 4

1. Một số khái niệm cơ bản 4

1.1. Khái niệm tác động 4

1.2. Khái niệm tác động tâm lý 4

1.3. Khái niệm hỏi cung bị can 6

1.4. Khái niệm tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can 7

2. Mục đích của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can 8

2.1. Tác động tâm lý nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án một cách đầy đủ, toàn diện 8

2.2. Tác động tâm lý nhằm khắc phục những động cơ tiêu cực, khơi dậy những động cơ tích cực ở bị can tạo điều kiện cho việc xác lập chứng cứ được nhanh chóng, đúng đắn và khách quan 10

2.3. Tác động tâm lý kích thích sự tích cực hoạt động của bị can, giúp cho quá trình xác lập chứng cứ về sự việc phạm tội được chính xác đúng pháp luật 10

3. Nguyên tắc của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can 10

3.1. Tuân thủ chặt chẽ các qui định của pháp luật 10

3.2. Chú ý tới đặc điểm tâm lý bị can 11

3.3. Đảm bảo tính tích cực tâm lý ở bị can 11

3.4. Nội dung và phương pháp tác động tâm lý phải phù hợp với từng bị can 12

3.5. Chú ý những điều kiện, hoàn cảnh tiến hành tác động tâm lý 13

3.6. Điều tra viên là người có phẩm chất chính trị tư tưởng, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ 13

CHƯƠNG II 14

CƠ SỞ CỦA TÁC ĐỘNG TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG 14

BỊ CAN 14

1. Đặc điểm tâm lý của điều tra viên và đặc điểm tâm lý của bị can trong tác động tâm lý 14

1.1. Đặc điểm tâm lý của điều tra viên 14

1.2. Đặc điểm tâm lý của bị can 16

2. Các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can 22

2.1. Phương pháp thuyết phục 22

2.2. Phương pháp truyền đạt thông tin 24

2.3. Phương pháp ám thị gián tiếp 26

2.4. Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy 28

2.5. Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển 30

3. Quy trình tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can 31

3.1. Chuẩn bị tác động tâm lý 31

3.1.1. Lựa chọn và chuẩn bị tâm lý cho các chủ thể thực hiện 31

3.1.2. Nghiên cứu tài liệu vụ án và các đặc điểm tâm lý của bị can 32

3.1.3. Xây dựng kế hoạch tác động tâm lý 33

3.1.4. Chuẩn bị môi trường và cơ sở vật chất cho quá trình tác động tâm lý 34

3.2. Thực hiện kế hoạch tác động tâm lý 34

3.2.1. Mở đầu tiếp xúc tâm lý với bị can 34

3.2.2. Sử dụng các phương pháp tác động tâm lý theo từng phương án đã định 35

3.2.3. Quan sát và ghi nhận các biểu hiện, phản ứng từ phớa bị can 35

3.2.4. Phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả tác động 36

3.2.5. Điều chỉnh kế hoạch tác động 36

3.2.6. Một số vấn đề cần chú ý khi thực hiện tác động tâm lý 36

3.3. Kết thúc tác động 37

CHƯƠNG III 39

THỰC TRẠNG CỦA TÁC ĐỘNG TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA TÁC ĐỘNG TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN 39

1. Thực trạng của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can 39

2. Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can 43

KẾT LUẬN 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

 

 

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 25648 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị can phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia khai báo tốt do khêu gợi tình cảm đối với những người thân trong gia đình và 31,5% số bị can không khai báo là do động cơ này chi phối [2, tr.207]. Trong vụ án phạm tội ma tuý của Nguyễn Văn Tám và đồng bọn, bị can Đinh Thị Dung là người đặc biệt cứng rắn, nhất định không khai báo sợ liên lụy đến gia đình. Nhưng bị can là người rất thương con. Hiểu được điều này, nên điều tra viên đã nói với bị can Đinh Thị Dung: “Chị có thương ba con của chị, thương bố mẹ hai bên không? Tôi xin phổ biến để chị biết, hành vi mua bán vận chuyển hêrôin của chị, nếu chị ra toà thuộc khung hình phạt nào chắc chị đã rõ. Vì thế chị nên nghĩ đến các con mà thành khẩn khai báo để sớm về nuôi các cháu…”. Không ngờ ngay sau khi nghe điều tra viên nói thế, Đinh Thị Dung bưng mặt khóc to, gọi tên các con và buổi chiều hôm ấy Dung bắt đầu khai ra hành vi buôn bán 31 bánh hêrôin bằng 10,850g. - Kinh nghiệm tiếp xúc với cơ quan điều tra. Thực tế cho thấy những bị can có tiền án, tiền sự, những đối tượng phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, thường có thái độ bàng quan, trâng tráo thậm chí là thách thức điều tra viên. Còn những đối tượng phạm tội lần đầu, thường không làm chủ được hành vi của mình nên dễ dàng khai báo hơn. - Thái độ, phong cách, năng lực hỏi cung bị can của điều tra viên. Trong điều kiện bị giam giữ, bị can luôn ở trong tâm thế cảnh giác. Khi tiếp xúc với điều tra viên, bị can luôn ở trong tình trạng quan sát, tìm hiểu đánh giá phong cách và trình độ của điều tra viên. Từ đó, bị can có thể điều chỉnh được thái độ cũng như lời khai của họ. Do đó, các điều tra viên cần rèn luyện cho mình phong cách đàng hoàng, thái độ xét hỏi nghiêm túc, trôi chảy, đưa ra chứng cứ đúng lúc và phù hợp với trình độ của bị can. Theo số liệu khảo sát thực tế cho thấy, đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì có tới 18,3 % số bị can khai báo thiếu tích cực do cảm thấy bị xúc phạm trong khi hỏi cung [2, tr.208]. Do các yếu tố trên đã chi phối rất nhiều đến tâm lý của bị can nên trong nhiều trường hợp khi tiếp xúc với điều tra viên, bị can thường có đặc điểm tâm lý sau đây: - Bị can thường có tâm trạng hoang mang, lo lắng, tâm lý không ổn định. Theo kết quả trưng cầu ý kiến của 103 điều tra viên thì có 76,4 % số điều tra viên được hỏi cho rằng, biểu hiện này là phổ biến nhất [16, tr.111]. Ở những bị can có trình độ, phạm tội lần đầu, phạm tội với lỗi vô ý,… thường nhận thức được sai lầm của họ nên họ cảm thấy rất ân hận và mong muốn được sửa chữa sai lầm của mình. Nhưng cũng có không ít bị can lại bi quan, chán nản cho rằng mình không có tương lai, nên họ có thái độ bất cần, phó mặc cho số phận. Trong hoàn cảnh khó khăn, mọi suy nghĩ, hành động của bị can luôn diễn ra trong trạng thái tâm lý tiêu cực. Dù rơi vào trạng thái nào, bị can cũng đều bị mất ổn định về tâm lý, giảm sút khả năng tự kiểm soát thái độ và hành vi của mình. Các trạng thái tâm lý tiêu cực này cũng gây ra nhiều trở ngại cho việc tiếp xúc tâm lý giữa điều tra viên và bị can trong quá trình hỏi cung, làm giảm hiệu quả của các biện pháp tác động tâm lý mà điều tra viên áp dụng đối với họ. Ví dụ: Khi tiến hành hỏi cung bị can Nguyễn Văn Tám, phạm tội mua bán trái phép các chất ma tuý, các điều tra viên cho biết có hai giai đoạn vất vả nhất. Giai đoạn lúc Tám bị bắt khoảng 1 tháng, tư tưởng Tám lúc đó rất nặng nề. Sau một thời gian dài kiên quyết không khai, một hôm trong buổi hỏi cung Tám lại khai rất nhiều. Bằng linh cảm nghề nghiệp, ngay lập tức điều tra viên trở lại phòng giam. Khi tới nơi thì phát hiện Tám đã xé áo bện thành dây treo lên song sắt cửa sổ định tự sát [24]. Trong quá trình tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên cần chú ý, xem xét ảnh hưởng của các trạng thái tâm lý tiêu cực này đến hành động khai báo của bị can. Một mặt, điều tra viên nên lợi dụng sự hoang mang dao động, thúc đẩy bị can nhanh chóng đi đến quyết định khai báo. Mặt khác, điều tra viên cần tìm cách để tác động tâm lý tới bị can đạt hiệu quả nhất, tạo cho bị can trạng thái thoải mái, hưng phấn, giúp bị can tích cực lĩnh hội và giải quyết các nhiệm vụ của cuộc hỏi cung. - Bị can thường sợ bị trừng phạt và muốn tìm cách trốn tránh hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Đây là đặc điểm tâm lý bao trùm, chi phối các đặc điểm khác của bị can. Khi bị hỏi cung, hầu hết các bị can đều có thái độ giấu diếm, hoặc khai sai nhằm đánh lạc hướng điều tra của điều tra viên. Tâm lý sợ tội nặng làm cho bị can hoang mang, căng thẳng. Tâm lý này kìm hãm sự khai báo của bị can, làm bị can không dám thú nhận tội lỗi của mình mà luôn quanh co, chối tội hoặc khai báo nhỏ giọt. Điều này thể hiện ở việc bị can thường có thái độ thận trọng khi khai báo các vấn đề liên quan đến việc xác định vai trò, vị trí của mình trong tổ chức nên thường hay đổ lỗi cho đồng bọn. Cũng vì lo sợ tội nặng, nên bị can thường lẩn tránh những vấn đề có tính chất mấu chốt, những tình tiết dẫn đến tăng nặng hình phạt. Bị can thường khai những vấn đề mà điều tra viên đã biết, những vấn đề mà chúng tin rằng đồng bọn của chúng đã khai rõ. Theo số liệu điều tra cho thấy, đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì có 83% bị can không dám khai báo là do sợ bị trừng phạt và muốn tìm cách trốn tránh hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự [1, tr.94]. - Bị can thường muốn tiếp xúc với điều tra viên. Khi bị tam giam, bị can thường có hai khuynh hướng đối lập nhau. Một mặt, bị can thường muốn tiếp xúc với điều tra viên để thăm dò, tìm hiểu về quá trình điều tra của điều tra viên. Mặt khác, bị can lại cố tình né tránh điều tra viên vì họ muốn có thời gian để tìm cách đối phó với điều tra viên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bị can mong muốn tiếp xúc, gặp gỡ điều tra viên để tìm hiểu tâm lý điều tra viên nhằm bàn bạc thoả thuận với điều tra viên về cách giải quyết những vấn đề của bị can. Bị can có thể tạo ra kế hoạch gặp gỡ điều tra viên một cách tự nhiên, để rồi biến điều tra viên thành nguồn cung cấp thông tin cho họ. Đối với các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia thường có đặc điểm chung là được tổ chức chặt chẽ, có nhiều người tham gia. Vì vậy, khi bị can bị bắt, họ rất muốn biết kế hoạch của họ bị lộ ở giai đoạn nào nên bị can rất muốn tiếp xúc nhằm thăm dò về sự hiểu biết của cơ quan điều tra [1, tr.39]. 2. Các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can 2.1. Phương pháp thuyết phục Phương pháp thuyết phục là dùng những lời lẽ để phân tích, giải thích cho bị can nhằm giúp họ nhận thức được đúng, sai, phải, trái, thiệt hơn về những vấn đề có liên quan đến họ. Từ đó, làm cho bị can thay đổi thái độ, hành vi phù hợp với yêu cầu của hoạt động hỏi cung. Đó là sự giải thích, khuyên nhủ bằng lí lẽ, lập luận bằng logic và trong một số trường hợp có thể lôi kéo đối tượng bị tác động vào khuôn khổ nhất định của sự tranh luận vấn đề đó. Phương pháp thuyết phục được thực hiện chủ yếu thông qua ngôn ngữ của điều tra viên nhằm giải quyết tư tưởng của bị can, giúp họ thay đổi cách nhìn, thay đổi thái độ và hình thành cách nhìn mới phù hợp với yêu cầu của pháp luật tố tụng hình sự. Bởi vậy, phương pháp này được xác định là cơ bản và quán triệt với mọi trường hợp, với mọi bị can. Ví dụ: Bị can L. trong tổ chức Lực lượng phục hưng Tổ quốc Việt Nam, do có nhiều tội ác nên khi bị bắt, L. cho rằng chắc chắn sẽ bị chết, xác định thái độ thà chết không khai. Điều tra viên đã dùng nhiều biện pháp khác nhau để tác động như đối xử tử tế, nhân đạo, lấy chính sách khoan hồng để phân tích, giáo dục. Đặc biệt, điều tra viên đã lấy những điển ví dụ thực tế để chứng minh rằng một số tên có quá trình chống đối cách mạng quyết liệt, có tội ác phải nghiêm trị nhưng cách mạng vẫn khoan hồng và giải quyết cho sống tự do cùng với gia đình bởi họ biết nhận ra lẽ phải. Từ thực tế sinh động cùng với sự phân tích có tình có lí của điều tra viên giúp cho bị can L. có nhận thức mới làm cơ sở thay đổi thái độ khai báo của L. [2, tr.227]. Tuy nhiên, để thay đổi bản chất cũng như thái độ của bị can là một việc làm không hề đơn giản. Nó là một cuộc tấn công tích cực, chủ động, có mục đích và có kế hoạch. Bởi vậy, khi sử dụng phương pháp thuyết phục, đòi hỏi điều tra viên phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Tìm hiểu rõ các đặc điểm tâm lý của bị can, đặc biệt là những động cơ chi phối sự khai báo hoặc khai báo gian dối của bị can. Mỗi bị can đều có nét tâm lý riêng biệt được hình thành và chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: Điều kiện và hoàn cảnh sống, điều kiện và hoàn cảnh phạm tội, tính chất và hậu quả của hành vi phạm tội …Thông thường, bị can từ chối khai báo là do một số nguyên nhân: Sợ mất uy tín, sợ đồng bọn trả thù, chưa tin vào chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước,….Vì vậy, việc thuyết phục bị can không nên tiến hành một cách máy móc, mà phải thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm lý của từng bị can. Đồng thời, điều tra viên phải dùng nhiều cách, vừa công khai, vừa bí mật, có thăm dò thử thách hoặc dùng cách toạ đàm tự do để bị can bộc lộ tâm tư tình cảm của mình. Ngoài ra, điều tra viên phải phối hợp với các chủ thể khác trong việc giáo dục, cảm hoá bị can như cán bộ trại tạm giam hay người thân của bị can. Ví dụ: Trong vụ án bị can Bình phạm tội cướp tài sản, các điều tra viên đã sử dụng phương pháp thuyết phục đến bố mẹ của bị can. Và việc sử dụng phương pháp này rất hiệu quả. Sau khi thực hiện xong hành vi phạm tội, Bình đã bỏ trốn lên Hà Nội. Vừa ráo riết tiến hành truy bắt, Công an huyện Kiến Xương đã sử dụng biện pháp tâm lý, tác động đến gia đình đối tượng. Bởi qua tìm hiểu, các anh được biết, bố mẹ Bình đều là những người nông dân chất phác, yêu thương con. Các anh đã đến phân tích cho họ thấy rằng, con đường tốt nhất dành cho con trai họ là ra đầu thú để hưởng khoan hồng của pháp luật. Lúc đầu, gia đình Bình im lặng. Sau đó, chính người mẹ nông dân luôn một nắng hai sương còng lưng nơi đồng ruộng ấy đã chủ động tìm đến cơ quan Công an để xin được cùng các anh lên Hà Nội tìm con trai. Từ sáng 8/11, tổ công tác của Công an huyện Kiến Xương cùng với mẹ của Bình đã lên Hà Nội thông qua một số bạn bè của Bình để tìm cậu ta. Đến đêm 8/11 thì mẹ Bình đã điện thoại được cho con. Nước mắt chan chứa trên gương mặt đang hằn những nếp nhăn của người mẹ nhưng bà vẫn tìm đủ các lý tình để khuyên con trở về đầu thú [27]. - Thông tin dùng để thuyết phục bị can phải xuất phát từ đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như phải gắn với tình hình thực tế xã hội. Khi điều tra viên giải thích chính sách, pháp luật của Nhà nước phải chính xác, thuyết phục và không mâu thuẫn với thái độ xử sự của mình. Đồng thời, nội dung thuyết phục phải phù hợp với trình độ, nhận thức, kinh nghiệm của từng bị can, tương ứng với động cơ kìm hãm sự khai báo của bị can cũng như gợi được những suy nghĩ mới ở họ. - Điều tra viên phải là người có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước liên quan đến công tác điều tra và xử lý tội phạm, biết vận dụng sáng tạo nó khi hỏi cung bị can. Điều tra viên phải là người có trình độ học vấn cao, có vị trí nhất định trong xã hội, có khả năng lí giải, phân tích các vấn đề một cách logic, mạch lạc. Đồng thời, bị can phải là người biết lắng nghe, giải đáp các thắc mắc, các thông tin ngược chiều từ phía bị can. 2.2. Phương pháp truyền đạt thông tin Phương pháp truyền đạt thông tin là phương pháp, mà điều tra viên đưa ra những thông tin có liên quan tới sự kiện phạm tội. Từ đó làm xuất hiện ở bị can những cảm xúc nhất định hoặc làm thay đổi động cơ, giúp bị can khai báo thành khẩn mọi chi tiết của sự việc phạm tội. Những thông tin mà điều tra viên sử dụng tác động tâm lý có thể là những dấu vết, vật chứng thu được ở hiện trường, các tài liệu do người bị hại cung cấp, hỏi cung đồng bọn hoặc sự tố giác của quần chúng nhân dân. Phương pháp truyền đạt thông tin được sử dụng trong các trường hợp sau: - Thay đổi hướng tư duy của bị can khi họ cung cấp những thông tin không đúng pháp luật; - Nhằm tăng sự hiểu biết, kiến thức của bị can; - Giúp bị can khôi phục lại trí nhớ về những sự kiện hoặc tình tiết mà bị can quên hoặc nhầm lẫn; - Làm thay đổi xúc cảm, tình cảm, trạng thái tâm lý của bị can. Trong trường hợp này, phương pháp truyền đạt thông tin được sử dụng kèm theo phương pháp thuyết phục. Việc điều tra viên cung cấp một số thông tin làm bị can mất tự tin, nghi ngờ lập trường của mình dễ bị thuyết phục. Ví dụ: Trong vụ án giết người, cướp tài sản ngày 2/4/2006 xảy ra tại cửa hàng Biti’s, 25 phố Chùa Bộc, Hà Nội. Trong quá trình hỏi cung, bị can Trương Ngọc Hoa tỏ ra ngoan cố lì lợm. Chỉ đến khi chiếc điện thoại di động của anh Quảng ( nạn nhân) được giơ trước mặt hắn, cùng hàng loạt chứng cứ trực tiếp khác hắn mới thừa nhận là kẻ giết anh Quảng rồi cướp tài sản [33, tr.12]. Để đảm bảo việc sử dụng phương pháp này có hiệu quả, cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Điều tra viên cần phải hiểu được tâm lý bị can trước khi tác động, đặc biệt là các động cơ đang kìm hãm sự khai báo của bị can để lựa chọn những thông tin có sức công phá lớn sự ổn định trạng thái tâm lý của bị can. Khi bị can đang ở trạng thái liều lĩnh cao độ, đang phản ứng quyết liệt hoặc đang bi quan, chán nản thì không sử dụng phương pháp này. Nếu điều tra viên truyền đạt thông tin lúc này có thể bị can ngồi ỳ không đáp hoặc trả lời liều lĩnh: “Cái đó đúng thì đúng với các ông thôi còn tôi không biết”. Gặp những trường hợp này, tốt nhất điều tra viên nên nói chuyện thoải mái, giải thích thuyết phục đưa bị can trở lại cuộc sống hiện tại. - Thông tin tác động phải đảm bảo tính chính xác, có liên quan trực tiếp đến việc phạm tội và hành vi che giấu tội phạm của bị can, buộc bị can không thể thờ ơ mà phải suy nghĩ. Hoặc thông tin mà điều tra viên đưa ra phải làm cho bị can có những phản ứng cần thiết. Để làm được điều này, điều tra viên không được sử dụng thông tin giả để tác động, vì nó sẽ phá vỡ mối quan hệ tâm lý đang được xây dựng giữa điều tra viên và bị can, gây cho bị can sự nghi ngờ, không tin tưởng điều tra viên. - Đảm bảo tính bất ngờ trong truyền đạt thông tin cần thiết tới bị can, về thời điểm tác động cũng như nội dung tác động. Khi bị bất ngờ, bị can phải nhanh chóng đi đến quyết định hoặc là khai báo thành khẩn hoặc là khai báo gian dối. Nhưng vì bị can không đủ thời gian để nghĩ lời khai gian dối logic nên sẽ rất dễ bị điều tra viên phát hiện, khiến bị can phải khai báo trung thực. Ngược lại, nếu những thông tin mà điều tra viên dùng để tác động đã được bị can biết trước hoặc đoán được thì bị can sẽ có sự chủ động đối phó. - Những thông tin điều tra viên dùng để tác động phải đầy đủ về chất và lượng. Bởi vì, khi điều tra viên sử dụng những thông tin này sẽ làm bị can “giật mình”, bị can sẽ thay đổi thái độ mà khai báo thành khẩn. Ví dụ: Trong vụ án bị can Trịnh Minh Thực phạm tội giết người và hiếp dâm. Điều tra viên sử dụng phương pháp này đã đạt hiệu quả cao. Ban đầu, bị can chỉ thừa nhận rằng, mình đã thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Tuy nhiên, các điều tra viên không bằng chấp nhận kết quả đó. Chỉ qua ngày mùng 1 Tết cho đối tượng nghỉ ngơi, các điều tra viên của Phòng, mà trực tiếp là Đội trưởng Hoàng Văn Học, lại tiếp tục những ngày ăn Tết trong trại với bị can. Tuy Thực đã nhận tội giết người nhưng kinh nghiệm và lương tâm của người làm án không cho phép các anh bằng lòng với những kết quả đã thu được. Trong ngày Tết, các anh tiếp tục đấu trí với bị can Thực. Ngày hỏi cung đầu tiên của năm mới, khi cho Thực nhâm nhi chút đồ ăn ngày Tết, đột ngột, điều tra viên nhìn xoáy vào mắt Thực và hỏi: "Ai cào tay anh mà nhiều vết xước thế?". Thực, tuy là người lì lợm, cũng giật nảy người và nói: "Thằng Tuấn, bạn cháu gặp ở quán bi-a tối 14/2 nó cào". Đứa bạn mà Thực khai cào hắn lập tức được các điều tra viên gọi hỏi, nó ngơ ngác trả lời có gặp Thực nhưng chỉ chào nhau rồi đi luôn, có va chạm gì đâu. Từ lời khai rất khách quan trên, các điều tra viên tiếp tục quay lại đấu tranh với Thực. Cuối cùng, với những chứng cứ mà điều tra viên đưa ra, bị can đã phải khai nhận hành vi phạm tội của mình [28]. - Đồng thời, trong quá trình truyền đạt thông tin tới bị can, điều tra viên cần chú ý quan sát biểu hiện thái độ cảm xúc của bị can như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,…hoặc những biểu hiện bên ngoài của hệ thần kinh thực vật của bị can để đánh giá đúng tâm lý của họ. Trong trường hợp này, bên cạnh việc đưa ra những thông tin cần thiết, điều tra viên có thể kết hợp với việc thuyết phục bị can. 2.3. Phương pháp ám thị gián tiếp Phương pháp ám thị gián tiếp là phương pháp tác động tâm lý mà trong đó điều tra viên đưa ra những thông tin về những sự kiện về đời tư, về những điều bí mật của bị can nhằm làm cho bị can ý thức được rằng: Những vấn đề đó mà điều tra viên còn biết thì những vấn đề liên quan tới vụ án, hành vi phạm tội của mình chắc chắn điều tra viên cũng sẽ biết được, tốt nhất là khai báo sự thực để hưởng lượng khoan hồng. Trên thực tế, sau khi bị bắt vào trại tạm giam do chế độ quản lý của trại, bị can khó có thể biết được cơ quan điều tra đã thu thập được những thông tin gì có liên quan đến hành vi phạm tội của mình. Mặt khác, bị can nghĩ rằng, nếu những thông tin về đời tư của họ mà điều tra viên biết được thì cũng sẽ hiểu rõ hành vi phạm tội của mình, tốt nhất nên thành khẩn khai báo. Ví dụ: Trong vụ án bị can Trần Hùng Sơn phạm tội tham nhũng tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Bị can Sơn đã có hành vi chỉ đạo phó giám đốc công ty là Nguyễn Văn Minh quyết toán “khống” nhiều công trình trong dự án phát triển kinh tế-xã hội Mường Tè để lấy tiền. Sau khi bị khởi tố và đưa vào trại giam, Sơn luôn có thái độ cực kì ngạo mạn, nêu đủ các điều kiện như: Thứ nhất, là không làm việc với Công an Lai Châu mà chỉ làm việc với điều tra viên của Bộ công an vì có những vấn đề quá lớn mà công an tỉnh không với tới được. Thứ hai, là ngủ trong buồng giam phải có đệm, ăn sáng phải có phở, được uống cà phê và tắm nước nóng…Không có được những điều ấy thì hắn sẽ không nói một lời. Vì tin rằng cơ quan điều tra chưa đủ chứng cứ về hành vi phạm tội của hắn cũng như hi vọng vào sự mua chuộc đồng chí lãnh đạo công an tỉnh nên trong các buổi hỏi cung, Sơn chỉ toàn kể về công lao của hắn với Lai Châu, không chịu khai gì hết. Đúng lúc này, Công an tỉnh Lai Châu tìm được việc quái gở của Sơn (vào năm 1983) đó là đào mộ người chết bị sét đánh chết (cô Vũ Thị Lê) lấy xương mang sang Lào để nấu cao (mà hắn tin chắc rằng vụ này không bao giờ bị phát hiện vì những tên mà Sơn thuê đào trộm đã chết hết). Trong buổi cung sau, thay vào việc hỏi thẳng về hành vi phạm tội của Sơn trong dự án Mường Tè, điều tra viên hỏi về chuyện bộ xương của cô Lê, Sơn tái mặt, gục đầu xuống bàn, lặng đi một lúc lâu và thốt lên “cô ta báo oán đây mà. Từ hôm đó Sơn khai rông rốc những hành vi phạm tội của hắn” [23]. Khi sử dụng phương pháp ám thị gián tiếp, điều tra viên phải chú ý tới những yêu cầu sau: - Khi sử dụng những thông tin để ám thi gián tiếp, điều tra viên không nên sử dụng những thông tin có tính chất chế giễu, kích động hoặc động chạm đến lòng tự ái, tín ngưỡng,…của bị can. Bởi vì, những thông tin đó sẽ làm cho bị can có những phản ứng tiêu cực gây nên trở ngại cho việc thiết lập tâm lý giữa điều tra viên với bị can. Mặt khác, điều tra viên cũng không nên sử dụng những thông tin quá rõ ràng hoặc mới xảy ra. Việc sử dụng những thông tin thuộc dạng này của điều tra viên sẽ làm cho bị can nhận thấy sự hạn chế thông tin ở điều tra viên. - Trong quá trình sử dụng phương pháp này, điều tra viên phải tỏ thái độ tích cực, nhẹ nhàng nhưng cương quyết. Đồng thời, điều tra viên nên tỏ ra là biết hết về bí mất đời tư, cũng như hành vi phạm tội của bị can, khiến cho bị can nhận thấy được rằng điều tra viên đã có quá trình tìm hiểu rất kĩ về mình, và tốt nhất là bị can nên thành khẩn khai báo. 2.4. Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy là phương pháp tác động tâm lý hướng quá trình tư duy của bị can bằng cách điều tra viên đưa ra những nhiệm vụ, những câu hỏi không liên quan đến sự kiện phạm tội đã xảy ra, để khi giải quyết những nhiệm vụ này hoặc trả lời câu hỏi này bị can phải sử dụng những thông tin từ mô hình của các sự kiện, sự việc mà trước đây họ cố tình che giấu. Từ đó, bị can tự rút ra kết luận là không thể giấu diếm được điều tra viên mà cần phải thay đổi thái độ của mình và khai báo thành khẩn. Bản chất của phương pháp này là bằng việc nêu ra các câu hỏi và cách đặt câu hỏi buộc đối tượng khi trả lời sẽ phải liên hệ với các sự kiện thực tế, tức là hướng cho tư duy của bị can luôn phải định hướng tới sự thật, không thể đưa ra những lời khai gian dối, qua đó cũng làm cho họ nhận thấy rằng không thể cứ bám lấy cách suy nghĩ, khai báo như cũ. Nói cách khác, phương pháp này thể hiện ở việc đặt ra nhiệm vụ định hướng, phát triển các quá trình tư duy ở bị can. Từ đó, bị can dần dần bị dẫn dắt đến chỗ phải thừa nhận sự vô lý trong lời khai của mình, đồng thời giúp họ lựa chọn thái độ khai báo tích cực. Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy bao gồm những dạng sau: - Dạng thứ nhất: Điều tra viên đặt ra một loạt câu hỏi cụ thể chi tiết để xác định sự thiếu rõ ràng về những thông tin mà bị can đã khai nhận về các sự kiện. Điều tra viên sẽ đặt ra các câu hỏi để hỏi sâu về những tình tiết cụ thể mà nếu các sự kiện đó không có thật thì bị can sẽ trở nên lúng túng và đưa ra những câu trả lời mâu thuẫn. Từ đó, bị can hiểu được sự khai báo gian dối là không lừa dối được điều tra viên. Ví dụ: N.V.A. là bị can trong vụ án giết người. Tuy nhiên, N.V.A. tạo ra tình huống ngoại phạm bằng cách khai với cơ quan điều tra rằng, vào thời điểm xảy ra vụ án, N.V.A. đang chơi tại nhà B.. Do có sự thống nhất trước với B. nên B. đã thừa nhận. Điều tra viên đã sử dụng phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy đến A. bằng cách đưa ra nhiều câu hỏi đối với A. như: A. đến nhà B. lúc mấy giờ? Bằng phương tiện gì? Ai ra mở cửa cho A.? A., B. ngồi ở đâu? Đồ đạc trong nhà bày biện như thế nào? Thông qua cách tác động này, điều tra viên đã tìm ra những mâu thuẫn trong lời khai của bị can và buộc họ phải từ bỏ thái độ khai báo gian dối. - Dạng thứ hai: Điều tra viên đưa ra câu hỏi cho bị can, buộc bị can khi trả lời những câu hỏi đó phải liên tưởng đến hành vi phạm tội hoặc hành vi che giấu tội phạm của mình. Từ đó, bị can cũng hiểu rằng cơ quan điều tra biết hết sự kiện tội phạm của mình. - Dạng thứ ba: Điều tra viên đưa ra những câu hỏi khác với sự chuẩn bị của bị can, khiến cho bị can trở nên lúng túng không thể sử dụng những câu hỏi giả tạo đã chuẩn bị trước. Ví dụ: Trong vụ trộm cắp 12 viên kim cương của bà H ở quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, hướng điều tra nhằm vào bà B là người giúp việc của bà H. Khi bắt đầu hỏi cung, điều tra viên không hỏi “Có phải chị đã lấy 12 viên kim cương đó không?” mà lại hỏi “Chắc 12 viên kim cương đó phải có giá mấy trăm triệu chứ chẳng ít”. Ngay lập tức bà B cãi “Làm gì đắt giữ vậy, cao lắm chỉ hơn một trăm triệu đồng là cùng”. Điều tra viên tiếp tục hỏi “Hơn một trăm triệu đồng không nhiều à? Liệu chị đã có số tiền ấy chưa?”, “Tôi đã từng có số tiền lớn như vậy” - bà B trả lời. Qua những câu trả lời này, điều tra viên thấy bà B quan tâm một cách bất bình thường đến giá cả của 12 viên kim cương. Từ đó, điều tra viên tiếp tục đấu tranh khai thác bà B buộc B phải nhận tội [24]. Các trường hợp thường được điều tra viên sử dụng phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy là: - Khi bị can quên một số tình tiết của vụ án; - Cần làm cho bị can thay đổi thái độ, lập trường để họ xem xét đánh giá, hành vị xử sự của bản thân; - Khi bị can khai báo gian dối, không đúng sự thật. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này, điều tra viên cần phân biệt trường hợp bị can cố ý khai báo gian dối với trường hợp bị can có khả năng diễn đạt kém trong trạng thái tinh thần không bình tĩnh. Để việc áp dụng phương pháp này có hiệu quả, điều tra viên cần có kế hoạch trước. Tức là điều tra viên nên thiết kế một bảng câu hỏi chi tiết và có tính logic để dẫn dắt bị can tới sự thừa nhận lời khai của mình là không đúng sự thật. 2.5. Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển Dưới góc độ tâm lý, hoạt động hỏi cung bị can là hoạt động giao tiếp hai chiều giữa điều tra viên và bị can. Hay là sự thể hiện quan hệ tương tác giữa điều tra viên với bị can của vụ án, trong đó điều tra viên tiếp xúc tác động, đấu trí với bị can, làm cho bị can khai báo [ 13, tr.169]. Như vậy, trong mối quan hệ này, điều tra viên luôn giữ vai trò chủ đạo, phối hợp tác động và điều hành các cuộc tiếp xúc với bị can nhằm tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Ngược lại, bị can là đối tượng bị tác động, thực hiện các nghĩa vụ do điều tra viên đặt ra một cách thụ động. Do đó, để đạt được các mục đích của hoạt động hỏi cung, điều tra viên luôn phải điều khiển tâm lý giữa họ với bị can. Khi sử dụng phương pháp này, điều tra viên phải quan sát biểu hiện bên ngoài của bị can (nét mặt, cử chỉ,..) để nắm bắt tâm lý của từng bị can và có phương pháp xét hỏi cho phù hợp. Ví dụ: Trong vụ án, bị can Đinh Hồng Phong phạm tội giết người, điều tra viên đã hỏi bị can về chiếc dép

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLDOCS (66).doc