Khoản 2 Điều 199 BLTTDS quy định nếu nguyên đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án. Triệu tập hợp lệ được hiểu là việc cấp, tống đạt hoặc thông báo bằng văn bản tố tụng được thực hiện theo đúng quy định của BLTTDS (Điều 150 BLTTDS). Khi nguyên đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai theo đúng thủ tục mà pháp luật quy định mà vẫn không có mặt tại phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện, nghĩa là từ bỏ quyền và lợi ích mà nguyên đơn đã yêu cầu Tòa án bảo vệ. Khi đó, Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án.
Căn cứ này không thực sự hợp lý trong trường hợp việc vắng mặt của nguyên đơn là do những sự kiện bất khả kháng mà nguyên đơn không thể lường trước được như: ốm đau nặng, bị thiên tai, địch họa. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS đã khắc phục vướng mắc này bằng quy định tại Điều 31. Theo đó, Toà án đình chỉ giải quyết vụ án nếu nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng.
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6907 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
̉m quyền đã giải quyết nhưng đương sự không đồng ý với kết quả đó hoặc đã hết thời hạn luật định mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền vẫn chưa giải quyết đơn yêu cầu thì Tòa án mới tiếp tục giải quyết vụ án. Theo quy định của pháp luật hiện hành những sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết vụ án, bao gồm:
+ Điều 136 Luật Đất đai 2003: Các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ hợp lệ khác quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai thì phải được hòa giải tại UBND cấp xã trước khi Tòa án thụ lý giải quyết. Nếu Tòa án đã thụ lý thì phải tạm đình chỉ giải quyết VADS.
+ BLLĐ sửa đổi bổ sung 2007: Các tranh chấp lao động cá nhân (trừ các tranh chấp quy định tại khoản 2 Điều 166 BLLĐ sửa đổi bổ sung 2007) phải được hội đồng hòa giải cơ sở, hòa giải viên lao động hòa giải trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết. Nếu giải quyết không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn luật định thì Tòa án mới có quyền giải quyết. Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền, sau khi chủ tịch UBND cấp huyện đã giải quyết mà hai bên vẫn còn tranh chấp hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 170 BLLĐ sửa đổi, bổ sung 2007) mà chủ tịch UBND cấp huyện không giải quyết thì Tòa án mới giải quyết tranh chấp đó. Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích ở một số doanh nghiệp không được đình công thì Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp đó sau khi Hội đồng trọng tài lao động giải quyết mà các bên vẫn còn tranh chấp.
+ Theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009: Việc bồi thường thiệt hại phải được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm bồi thường với người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ. Khi hết thời hạn, nếu không thương lượng được thì người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ mới có quyền khởi kiện ra Tòa.
Như vậy, các quy định trên là nhằm đảm bảo cho kết quả giải quyết vụ án của Tòa án được chính xác, khách quan. Đồng thời khuyến khích các bên thương lượng, hòa giải trước khi khởi kiện vụ án ra Tòa.
2.1.1.5. Các trường hợp khác mà pháp luật quy định
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 thì “các trường hợp khác mà pháp luật có quy định” là các trường hợp làm căn cứ cho Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS mà trong BLTTDS 2005 chưa quy định nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi BLTTDS có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó hoặc trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Đây thực chất là quy định mở, mang tính dự phòng của các nhà lập pháp đối với những trường hợp phát sinh những lý do mà Tòa án cần phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Theo điểm d khoản 1 Điều 59 BLTTDS thì “Nguyên đơn có quyền tạm đình chỉ giải quyết VADS”. Vậy khi nguyên đơn yêu cầu tạm đình chỉ Tòa án có thể quyết định tạm đình chỉ VADS trong mọi trường hợp hay không. Căn cứ để Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ trong trường hợp này có phải thuộc “các trường hợp khác mà pháp luật quy định” tại khoản 5 của Điều 189 BLTTDS hay không. Tác giả tán đồng quan điểm cho rằng quy định trên là quyền của nguyên đơn, không phải là căn cứ khác để Tòa án tạm đình chỉ giải quyết VADS. Khi có yêu cầu của nguyên đơn, Tòa án có tạm định chỉ giải quyết vụ án hay không phải xem xét đề nghị của nguyên đơn. Nếu đề nghị là hợp lý và phù hợp với quy định của pháp luật thì Tòa án mới ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Hiện nay, Điều 30 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS đã bổ sung thêm căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án nếu cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Toà án mới giải quyết được vụ án mà thời hạn giải quyết đã hết.
2.1.2. Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Kế thừa và phát triển những căn cứ được quy định trong ba pháp lệnh trước đây. Hiện nay, các căn cứ đình chỉ giải quyết VADS được quy định tại Điều 192 BLTTDS, bao gồm:
2.1.2.1. Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế (điểm a khoản 1 Điều 192 BLTTDS).
Đương sự là cá nhân chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế được hiểu là nguyên đơn hoặc bị đơn chết mà theo quy định của pháp luật quyền, nghĩa vụ của họ không được để lại thừa kế cho người khác. Các quyền, nghĩa vụ này là quyền, nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của đương sự đã chết đó và không được phép chuyển giao cho người thừa kế. Do tính chất nhân thân nên khi nguyên đơn hoặc bị đơn chết quyền, nghĩa vụ của họ đương nhiên chấm dứt. Do đó, Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án vì đối tuợng xét xử không còn nữa. Chẳng hạn, nguyên đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn, yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu Tòa án buộc một bên phải chấm dứt hành vi vi phạm quyền nhân thân như quyền cá nhân đối với hình ảnh, danh dự, uy tín...mà một trong các bên đương sự chết thì Tòa án phải ra quyết định đình chỉ vụ án.
Đối với các tranh chấp về tài sản, khi đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng (khoản 1 Điều 62 BLTTDS). Trong trường hợp một bên đương sự chết mà không có người thừa kế hoặc có người thừa kế nhưng người thừa kế không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thừa kế thì vụ án không bị đình chỉ mà Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án để xác định quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật có tranh chấp đó. Vì theo quy định tại Điều 644 BLDS di sản đó thuộc về Nhà nước. Nếu bên có quyền chết mà không có người thừa kế thì Tòa án sẽ yêu cầu các cơ quan, tổ chức theo khoản 3 Điều 62 BLTTDS tiếp tục tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích Nhà nước [24]. Nếu đương sự là bị đơn chết, đại diện cơ quan Nhà nước nhận tài sản của bị đơn sẽ phải tiếp tục tham gia tố tụng thay mặt đương sự để giải quyết tranh chấp với nguyên đơn. Khi trả xong món nợ của nguyên đơn đối với bị đơn thì Nhà nước mới nhận được tài sản của bị đơn. Đó cũng là cách tốt nhất để bảo đảm quyền lợi của nguyên đơn, của Nhà nước [25].
2.1.2.2. Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của các cơ quan, tổ chức đó (điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS)
Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án mà một trong bên đương sự là cơ quan, tổ chức bị Tòa án tuyên bố giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản thì sẽ làm chấm dứt tư cách pháp lý, chấm dứt mọi hoạt động trên thực tế và chấm dứt quyền, nghĩa vụ của của cơ quan, tổ chức đó. Do vậy, nếu không có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của các cơ quan, tổ chức này để tiếp tục quá trình tố tụng thì Tòa án sẽ đình chỉ việc giải quyết vụ án. Khoản 1 Điều 90 Luật Phá sản 2004 quy định chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh không được miễn trừ nghĩa vụ về tài sản khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Do vậy, khi doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh bị tuyên bố phá sản Tòa án sẽ không áp dụng điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS để đình chỉ giải quyết vụ án. Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 62 BLTTDS thì trong trường hợp tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng”.
2.1.2.3. Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Toà án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện
- Về việc người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Toà án chấp nhận
Chủ thể khởi kiện có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác. Khi các chủ thể này khởi kiện, Tòa án thụ lý giải quyết vụ án nhưng sau đó người khởi kiện lại rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án. Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 thì khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện, Tòa án cần phải xem xét trong vụ án có yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hay không để quyết định như sau: Tòa án chấp nhận việc người khởi kiện rút đơn khởi kiện và căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS để ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS nếu không có yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập. Trong trường hợp có yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, thì:
+ Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết toàn bộ vụ án nếu người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập.
+ Tòa án chỉ đình chỉ giải quyết VADS đối với phần yêu cầu của người khởi kiện đã rút nếu người khởi kiện rút đơn khởi kiện nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình.
+ Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS đối với phần yêu cầu của người khởi kiện và yêu cầu phản tố của bị đơn đã rút nếu người khởi kiện rút đơn khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình.
+ Tòa án ra quyết định đình chỉ VADS đối với phần yêu cầu của người khởi kiện và yêu cầu phản tố người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu người khởi kiện đã rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình.
Sau khi ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của những đương sự đã rút thì Tòa án sẽ tiếp tục giải quyết vụ án đối với yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn trong trường hợp nào người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì được Tòa án chấp nhận và trường hợp nào thì Tòa án sẽ không chấp nhận. Tất nhiên các thẩm phán vẫn dựa trên nguyên tắc chung là “việc rút đơn hoàn toàn tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội”. Tuy nhiên, vì chưa có hướng dẫn nên các thẩm phán, Hội đồng xét xử thường có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn tới việc áp dụng các quy định trên không thống nhất. Một vấn đề nữa đặt ra là, khi Tòa án đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định này đã được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và các bên đương sự. Trước thời điểm mở phiên tòa (sau khi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử và trước ngày mở phiên tòa), nguyên đơn xin rút lại đơn khởi kiện và không yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án nữa, vụ án không có yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, thì thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có được ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án mà không cần phải mở phiên tòa nữa hay không [27, tr.43].
- Về người khởi kiện không có quyền khởi kiện
Theo Điều 161 BLTTDS, người khởi kiện phải là người có quyền, lợi ích bị xâm hại hoặc tranh chấp, từ đó mới xuất hiện nhu cầu được bảo vệ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, người không có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại nhưng vẫn có quyền khởi kiện. Đó là những trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức được quyền khởi kiện để bảo vệ lợi ích chung theo quy định tại Điều 162 BLTTDS. Như vậy, có thể hiểu “Người khởi kiện không có quyền khởi kiện” là người không có NLHVDS, không có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại, tranh chấp hoặc không phải là đại diện hợp pháp của đương sự; Đối với cơ quan, tổ chức thì tùy từng trường hợp, Tòa án xác định theo quy định của pháp luật cơ quan, tổ chức đó không có quyền khởi kiện. Chẳng hạn, các tổ chức không có tư cách pháp nhân không phải là những tổ chức được pháp luật quy định có quyền tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Các tổ chức không có tư cách pháp nhân là bộ phận của doanh nghiệp, hợp tác xã như đội, tổ, chi nhánh, văn phòng đại diện...không được pháp luật quy định có quyền tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập thì không được tự mình khởi kiện VADS. Các chủ thể nêu trên không có quyền khởi kiện VADS, nếu sau khi thụ lý giải quyết vụ án, Tòa án mới phát hiện ra căn cứ này thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án.
2.1.2.4. Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn không yêu cầu tiếp tục giải quyết vụ án (điểm d khoản 1 Điều 192 BLTTDS)
Căn cứ này được áp dụng trong trường hợp cơ quan, tố chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định tại Điều 162 BLTTDS. Việc khởi kiện của cơ quan, tổ chức này là cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án. Nhưng khi Tòa án thụ lý giải quyết vụ án mà cơ quan, tổ chức đó lại rút đơn khởi kiện, do vậy đối tượng để giải quyết trong vụ án không còn nữa nên Tòa án sẽ phải đình chỉ giải quyết vụ án nếu không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn không yêu cầu tiếp tục giải quyết vụ án.
Tuy nhiên, hiểu thế nào là cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn. Hiện nay, vẫn chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về vấn đề này và trên thực tế áp dụng căn cứ này cho thấy rất khó xảy ra trường hợp trong vụ án mà không có nguyên đơn [26, tr.8]. “Nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án” là trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích cho nguyên đơn, nhưng bản thân nguyên đơn lại không muốn Tòa án giải quyết vụ án và họ yêu cầu Tòa án không giải quyết vụ án đó nữa. Do vậy, khi cơ quan, tổ chức đã khởi kiện rút lại đơn khởi kiện của mình thì Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án.
2.1.2.5. Các đương sự đã tự thoả thuận và không yêu cầu Toà án tiếp tục giải quyết vụ án (điểm đ khoản 1 Điều 192 BLTTDS)
Các đương sự đã tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong quá trình tố tụng dẫn tới chấm dứt hoạt động tố tụng. Vì vậy, Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án do đối tượng xét xử không còn nữa. Việc tự thỏa thuận này của các đương sự là hoàn toàn xuất phát từ sự chủ động thỏa thuận với nhau của các đương sự mà không cần bất cứ sự hướng dẫn, tác động nào của Tòa án. Sau khi các đương sự đã tự thỏa thuận với nhau thì phải có trách nhiệm thông báo kết quả cho Tòa án biết để Tòa án có cơ sở ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS. Tuy nhiên, luật lại không quy định trách nhiệm này của đương sự nên trong trường hợp đương sự không thông báo kết quả của sự tự thỏa thuận cho Tòa án hoặc đương sự không tới Tòa án để yêu cầu Tòa án không tiếp tục giải quyết vụ án nữa thì Tòa án không thể biết rằng các đương sự đã tự thỏa thuận được với nhau để ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS đó được.
2.1.2.6. Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt (điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS)
Khoản 2 Điều 199 BLTTDS quy định nếu nguyên đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án. Triệu tập hợp lệ được hiểu là việc cấp, tống đạt hoặc thông báo bằng văn bản tố tụng được thực hiện theo đúng quy định của BLTTDS (Điều 150 BLTTDS). Khi nguyên đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai theo đúng thủ tục mà pháp luật quy định mà vẫn không có mặt tại phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện, nghĩa là từ bỏ quyền và lợi ích mà nguyên đơn đã yêu cầu Tòa án bảo vệ. Khi đó, Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án.
Căn cứ này không thực sự hợp lý trong trường hợp việc vắng mặt của nguyên đơn là do những sự kiện bất khả kháng mà nguyên đơn không thể lường trước được như: ốm đau nặng, bị thiên tai, địch họa. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS đã khắc phục vướng mắc này bằng quy định tại Điều 31. Theo đó, Toà án đình chỉ giải quyết vụ án nếu nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng.
Ngoài ra, pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể trong trường hợp vụ án có nhiều nguyên đơn mà chỉ một trong các nguyên đơn đó vắng mặt không có lý do chính đáng còn các nguyên đơn khác đều có mặt thì Tòa án sẽ giải quyết ra sao [25]. Nếu căn cứ này xuất hiện ở phúc thẩm thì áp dụng khoản 2 Điều 266 BLTTDS để đình chỉ giải quyết vụ án. Mục III.2 Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP ngày 4/8/2006 có hướng dẫn về trường hợp có nhiều nguyên đơn kháng cáo thì Hội đồng xét xử phúc thẩm tiến hành xét xử phúc thẩm đối theo thủ tục chung đối với kháng cáo của những người có mặt tại phiên tòa và đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt. Tại cấp sơ thẩm vấn đề này lại không được quy định. Do pháp luật quy định chưa rõ ràng nên quy định được áp dụng hết sức khác nhau tại các Tòa án.
2.1.2.7. Đã có quyết định của Toà án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó (điểm g khoản 1 Điều 192 BLTTDS)
Khoản 2 Điều 57 Luật Phá sản quy định “Kể từ ngày Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản, việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án đó phải bị đình chỉ. Toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án đó cho Toà án đang tiến hành thủ tục phá sản để giải quyết”. Như vậy, trong quá trình giải quyết VADS nếu một trong các bên đương sự trong vụ án là doanh nghiệp, hợp tác xã đã có quyết định mở thủ tục phá sản thì các quyền, nghĩa vụ của các đương sự sẽ được giải quyết thông qua thủ tục phá sản. Vì vậy, Tòa án đang giải quyết vụ án sẽ phải đình chỉ việc giải quyết VADS, đồng thời phải chuyển hồ sơ cho Tòa án đang mở thủ tục phá sản để giải quyết.
Theo quy định của Luật Phá sản thì Tòa án cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã tiến hành phục hồi hoạt động kinh doanh. Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã phục hồi được hoạt động kinh doanh thì thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, sau đó vụ án sẽ được tiếp tục giải quyết theo thủ tục TTDS. Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không phục hồi được hoạt động kinh doanh và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn thì Tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lí tài sản. Như vậy, nếu theo Luật Phá sản thì vụ án vẫn có thể được tiếp tục giải quyết sau khi đã có quyết định đình chỉ giải quyết VADS? Điều đó có nghĩa là vụ án được giải quyết theo thủ tục TTDS chưa dừng hẳn mà vẫn có thể tiếp tục được giải quyết theo thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh. Do đó, quy định tại điểm g khoản 2 Điều 57 Luật Phá sản và khoản 1 Điều 192 BLTTDS là không phù hợp với bản chất của đình chỉ giải quyết VADS [26, tr.10].
2.1.2.8. Toà án đã thụ lý vụ việc khi không đủ điều kiện thụ lý mà pháp luật quy định
Theo khoản 2 Điều 192 BLTTDS thì Toà án có quyền đình chỉ giải quyết vụ án nếu có căn cứ được quy định tại Điều 168 BLTTDS về những trường hợp trả lại đơn khởi kiện. Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý vụ án mà phát hiện những căn cứ quy định tại Điều 168 BLTTDS thì Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện. Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó mà Tòa án đã thụ lý rồi mới phát hiện những căn cứ đó thì phải đình chỉ giải quyết vụ án. Căn cứ đó bao gồm:
- Thời hiệu khởi kiện đã hết
Điều 159 BLTTDS quy định thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết VADS bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà đương sự được quyền yêu cầu cơ quan Tòa án giải quyết vụ án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Thông thường, thời hiệu khởi kiện vụ án được quy định trong luật nội dung. Ví dụ, Thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm kể từ ngày mở thừa kế (Điều 645 BLDS). Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng vận chuyển theo chuyển là 2 năm, kể từ ngày người khiếu nại biết hoặc phải biết quyền lợi của mình bị xâm phạm (Điều 118 Bộ luật hàng hải 2005).... Trong trường hợp các văn bản pháp luật nội dung không có quy định khác về thời hiệu khởi kiện, thì việc xác định thời hiệu khởi kiện để giải quyết VADS căn cứ vào Điều 159 BLTTDS. Thời hiệu khởi kiện là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm. Tuy nhiên, khi xác định thời hiệu khởi kiện, ngoài cách tính thời hiệu thông thường, còn phải lưu ý đến những trường hợp không tính vào thời hiệu khởi kiện (Điều 161 BLDS) hoặc bắt đầu lại thời hiệu (Điều 162 BLDS). Khi phát hiện ra thời hiệu khởi kiện đã hết thì Tòa án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS.
- Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có năng lực hành vi tố tụng dân sự
Người khởi kiện không có quyền khởi kiện là trường hợp đã được phân tích ở trên. Người khởi kiện không có NLHVTTDS là trường hợp người khởi kiện là người chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật hoặc đã đủ tuổi nhưng bị mất, hạn chế NLHVDS. Do vậy, họ không thể tự mình thực hiện việc khởi kiện và tham gia tố tụng được mà phải thực hiện thông qua người đại diện. Nếu Tòa án thụ lý vụ án do những chủ thể này khởi kiện thì Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án.
- Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án, quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhiều đương sự vẫn không thỏa mãn với quyết định giải quyết của Tòa án nên họ vẫn tiếp tục khởi kiện đến Tòa án. Trong trường hợp này nhằm tránh hiện tượng cùng một vụ án mà Tòa phải thụ lý giải quyết nhiều lần, dẫn tới việc các tranh chấp không được giải quyết một cách triệt để...Tòa án sẽ không thụ lý vụ án, nếu đối tượng tranh chấp, nguyên đơn, bị đơn không thay đổi. Dĩ nhiên, trong các trường hợp đó, họ có thể tiếp tục khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hoặc thủ tục khiếu nại tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật. Nếu vì một nguyên nhân nào đó mà Tòa án thụ lý vụ án thì Tòa án phải ra quyết định đình chỉ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự.doc