MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU: 1
CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VỚI XUẤT KHẨU 3
I-Khái quát chung về xúc tiến thương mại 3
1- Khái niệm xúc tiến thương mại: 3
2- Nội dung hoạt động xúc tiến thương mại 5
2.1 Nội dung hoạt động xúc tiến thương mại nhà nước. 5
2.2 Nội dung hoạt động xúc tiến thương mại của các tổ chức phi chính phủ. 9
2.3 Nội dung hoạt động xúc tiến thương mại ở doanh nghiệp 10
II- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến thương mại 15
1- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 15
2- Môi trường chính trị -pháp luật 16
3- Môi trường kinh tế -kĩ thuật 17
4- Môi trường văn hoá 18
5- Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 19
III- Vai trò của xúc tíến thương mại với hoạt động xuất khẩu 20
1-Truyền đạt thông tin về thị trường và sản phẩm đến người tiêu dùng nước
ngoài .20
2- Đẩy mạnh việc bán hàng qua biên giới 21
3- Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp 21
4- Là vũ khí cạnh tranh trên thương trường quốc tế 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ.23
I-Đặc điểm cơ bản của thị trường Hoa Kỳ 23
1- Đặc điểm chung 23
2- Hệ thống thị trường Hoa Kỳ 24
3- Hệ thống luật thương mại 29
4- Quy chế về hải quan 31
5- Cơ chế chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ 33
II-Khái quát mạng lưới xúc tiến thương mại ở Việt Nam
(sơ lược một số tổ chức hỗ trợ về thương mại). 35
1. Tổ chức xúc tiến thương mại nhà nước 35
1.1 Cục xúc tiến thương mại 35
1.2 Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài 36
2. Các tổ chức xúc tiến thương mại phi chính phủ 37
2.1 Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam( VCCI) 37
2.2 Các Hiệp hội ngành hàng 38
3. Các tổ chức thương mại có thu (bán chính phủ) và các doanh nghiệp tham
gia vào hoạt động xúc tiến thương mại 38
III- Hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường Hoa Kỳ thời gian qua
1. Tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam 39
2. Hoạt động xuất khẩu vào thị trường Mỹ thời gian qua của Việt Nam .43
3. Thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ .45
4. Tồn tại,hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động xúc tiến thương mại .55
CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 62
I. Xu hướng phát triển thương mại quốc tế và quan hệ thương mại Việt-Mỹ
1. Xu hướng phát triển của thương mại quốc tế 62
2. Xu hướng phát triển của quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ: 66
II- Định hướng đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại trong quan hệ
Việt -Mỹ 71
1- Định hướng trong hoạt động xúc tiến thương mại nhà nước 71
2- Định hướng hoạt động xúc tiến thương mại của các tổ chức phi chính phủ 74
3- Định hướng đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại ở ngay chính các doanh nghiệp 75
III- Các biện pháp tăng cường công tác xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ: 75
1, Các biện pháp ở tầm vĩ mô 75
1.1 Chuyển hệ thống xúc tiến thương mại thành mạng lưới xúc tiến thương mại -có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chính phủ , đơn vị hỗ trợ thương mại và doanh nghiệp 76
1.2, Đánh giá đúng tiềm năng xuất của Việt Nam, bổ sung bằng kế hoạch xúc tiến thương mại theo ngành vững chắc .80
1.3 Tạo hành lang pháp lí và hỗ trợ pháp lí 81
1.4 Hỗ trợ tài chính một cách hợp lí 83
1.5 Đào tạo 86
2- Các biện pháp ở các doanh nghiệp 87
2.1- Tích cực sử dụng thương mại điện tử 87
2.2- Tích cựctham gia các hiệp hội ngành nghề -kinh doanh 88
2.3- Tăng cường hợp tác quốc tế với kiều bào ở nước ngoài: 89
2.4- Nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất: 90
KẾT LUẬN 92
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
113 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1745 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iữa hai nước năm 1994 thì lượng xuất khẩu của Việt Nam mới từng bước tăng lên (năm 1994 là50,6 triệu USD, năm 1995 là 198,9 triệu USD), đặc biệt năm 1995 lượng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đã tăng gần 3 lần so với năm 1994. Và từ chỗ nhập siêu Việt Nam dần trở thành nước xuất siêu trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ (từ năm 1997).
Trong số các thị trường của 14 mặt hàng chủ lực, Mỹ là 1 trong 10 thị trường lớn nhất cho 7 mặt hàng. Trong tổng số xuất khẩu 1478,5 triệu USD của mặt hàng thuỷ sản của ta, Mỹ nhập khẩu 305,1triệu USD, chiếm 20,64 %, đứng thứ 2 sau Nhật Bản (482,6 triệu USD); cà phê nhân Mỹ nhập khẩu của Việt Nam 70,9 triệu USD, đứng thứ 2 sau Thuỵ Sĩ (101 triệu USD); hạt điều nhân nhập khẩu 45 triệu USD, đứng thứ 2 sau Trung Quốc; về hạt tiêu Mỹ đứng thứ 5 (8,2 triệu USD); giày dép Mỹ là nước nhập khẩu thứ 6 (87,3 triệu USD); dệt may đứng thứ 8 (49,3 triệu USD); và dầu thô đứng thứ 7 (91,4 triệu USD). Qua những con số thống kê ta có thể thấy Mỹ đã và có khả năng trở thành thị trường tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam tuy nhiên giá trên thị trường này có thể coi là giá quốc tế và nhiều khi nó không được như ta mong đợi.
Bảng 7: Giá xuất khẩu bình quân của một số mặt hàng chủ yếu
(Đơn vị: USD/tấn)
Giá xuất khẩu bình quân cả năm
Giá xuất khẩu bình quân 5 tháng
2000
2001
5T/2000
5T/2001
5T/2002
Gạo
191,9
167,6
206,7
157,8
213,6
Cà phê
638,5
420,0
840,5
466,0
375,8
Cao su
608,1
539,0
604,2
571,7
496,7
Hạt tiêu
3945,9
1596,5
4063,6
1598,5
1333,3
Hạt điều nhân
4883,0
3471,4
5600,0
3829,6
3294,1
Dầu thô
227,1
186,8
204,0
202,5
169,9
Than đá
28,9
26,4
29,4
24,3
27,2
(Nguồn: Bộ thương mại- trích lại từ Tạp chí thông tin kinh tế kế hoạch số 6/2002)
Nguyên nhân có thể vì những mặt hàng này có tỉ lệ chế biến thấp, quy mô sản xuất nhỏ làm cho giá thành cao, chất lượng không đồng đều. Do đó trong thời gian qua dù lượng xuất khẩu tăng nhưng giá trị lại không tăng tương xứng, và như vậy là điểm yếu gây thiệt thòi cho các doanh nghiệp.
3- Trực trạng hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ:
3.1 Sự cần thiết phải đẩy mạnh xúc tiến thương mại:
Trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động ngày nay hoạt động xuất khẩu là một trong những hoạt động thể hiện sự cạnh tranh gay gắt nhất. Sau khủng hoảng tài chính năm 1997 các nước Châu á, đặc biệt các nước đang phát triển, những nước coi xuất khẩu là động lực của nền kinh tế có nhu cầu càng đẩy mạnh xuất khẩu hơn để nhanh chóng phục hồi, đó cũng là một nguyên nhân khiến sự cạnh tranh tại các thị trường nhập khẩu lớn thêm ác liệt. Để tiêu thụ được hàng, xâm nhập thành công và có chỗ đứng vững chắc tại một thị trường nào đó vấn đề không chỉ còn là có một sản phẩm tốt, giá cả phải chăng mà còn quan trọng là nhà xuất khẩu sẽ đưa sản phẩm, hàng hoá đến với người tiêu dùng theo cách nào, làm thế nào để người tiêu dùng chấp nhận việc dùng thử một sản mới… đây cũng không còn là vấn đề của từng doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà còn là của cả quốc gia trong việc thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu của mình. do đó hoạt động xúc tiến thương mại với tư cách là hoạt động hỗ trợ cung cấp thông tin tư vấn… như là một công cụ hỗ trợ tích cực trở thành ngày càng quan trọng.
Sau khi hiệp định thương mại Việt – Mỹ được kí kết và bắt đầu có hiệu lực quan hệ thương mại hai nước đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Xuất khẩu của ta sang thị trường này tăng lên gấp đôi thế nhưng đó chủ yếu vẫn là do khai thông pháp lí, hành chính là chủ yếu chứ chưa hẳn là do nỗ lực của bản thân chúng ta. Nếu so sánh những con số chúng ta đạt được trong tổng số lượng hàng mà người dân Mỹ tiêu dùng hàng năm mà nước Mỹ phải nhập khẩu thì còn quá nhỏ bé. Chẳng hạn năm 2001, Mỹ nhập khẩu thuỷ sản từ các nước là 18,5 tỉ USD riêng về nhập khẩu tôm là 3,63 tỉ USD thì Việt Nam chỉ xuất vào Mỹ được 0,49 tỉ USD trong đó tôm chiếm 338 triệu USD; hàng dệt may cũng vậy, Mỹ nhập khẩu năm 2001 tới 75,17 tỉ USD và Việt Nam chỉ chiếm có gần 0,47 tỉ USD. Trong khi đó chúng ta vẫn còn có khả năng xuất khẩu với số lượng lớn hơn. Ví dụ như trong trường hợp cà phê, Mỹ là nơi tiêu thụ nhiều nhất thế giới, thuế suất nhập khẩu mặt hàng cũng rất được khuyến khích ở mức 0% thế nhưng đặc điểm tiêu thụ thị trường này là có xu hướng nhiều hơn với loại cà phê chè trong khi ta lại trồng và xuất khẩu chủ yếu cà phê vối . Do đó ta không chỉ chịu thiệt hơn do giá thấp mà còn tự thu hẹp thị trường tiêu thụ của mình.
Thêm vào đó ta cũng thấy một đặc điểm nổi bật trong hoạt động xuất khẩu của ta là phần lớn hàng của ta xuất khẩu dưới dạng thô, khi xuất qua Mỹ thường phải qua trung gian công ty của nước thứ ba, 80% thanh toán bằng đồng đô la và các kênh phân phối ở đây lại rất đa dạng nhưng không dễ xâm nhập. Những công ty mới xuất khẩu vào thị trường này thường phải đưa hàng vào qua hệ thống phân phối trung gian. Bằng cách này nhà xuất khẩu đỡ mất công trong tìm hiểu thị trường, tuy nhiên về lâu dài cách này cũng có một số nhược điểm như:
Các công ty nhập khẩu thực sự và người mua hàng cuối cùng không biết đến công ty xuất khẩu Việt Nam
Có khi giá bán lẻ và giá nhập khẩu chênh nhau hàng nhiều lần có khi lại rất sát nhau tuỳ thuộc vào cơ cấu giá thành, thuế nhập khẩu đối với từng mặt hàng.
Khách hàng hay đòi làm đại lí độc quyền vì sợ người xuất khẩu cung cấp cho nhiều khách hàng khác. Do đó trước khi quyết định cần đi tham khảo thị trường để nắm vững cơ cấu giá cả và đàm phán để chia xẻ lợi ích trên thị trường.
Một trong những khó khăn lớn nhất cuả người xuất khẩu là tìm ra người mua hàng vì tên công ty và việc kinh doanh của công ty ở Mỹ là thông tin bí mật. Tuy nhiên cũng có cách để tìm ra là mua thông tin. Thí dụ: thông qua các hiệp, hoặc đặt mua thông tin của các công ty tư nhân hay một số cơ quan của chính phủ có cơ sở dữ liệu do họ tự xây dựng. Do vậy về lâu dài để công tác xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam hiệu quả các tổ chức xúc tiến thương mại không chỉ cần chỉ ra cho doanh nghiệp những địa chỉ có thể mua được thông tin mà còn rất cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu tìm hiểu của mình xây dựng những kho dữ liệu sẵn sàng cung cấp thông tin cho doanh nghiệp Việt Nam
Ngoài ra hoạt động xúc tiến thương mại và xuất khẩu của Việt Nam cũng có những thuận lợi nhất định khi có nhiều cơ quan chính phủ cuả Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam trong việc cung cấp thông tin. Ví dụ như trường hợp đại sứ Mỹ tại Việt Nam Raymond F. Burghardt đã khẳng định ông có thể và sẵn sàng cung cấp các loại thông tin như hội chợ triển lãm tại Mỹ cho doanh nghiệp Việt Nam nhưng việc thuyết phục các doanh nghiệp ở đây chịu trưng bày hàng của doanh nghiệp thì các doanh nghiệp này phải tự lo lấy. Các cơ quan này đã có các chương trình hỗ trợ Việt Nam thi hành hiệp định, kể cả các vấn đề kĩ thuật như hải quan, quyền sở hữu trí tuệ. Cũng theo ông nói một cách thẳng thắn thì doanh nghiệp để xuất khẩu thành công không những cần có hàng tốt mà còn phải biết quảng cáo hay, phải có đại lí giỏi, phải biết đưa hàng của mình lên kệ hàng.
Và mặc dù từng công ty đều có chương trình xúc tiến thương mại riêng để đẩy mạnh xuất khẩu thế nhưng trong tổng số 12000 doanh nghiệp xuất nhập khẩu chúng ta cũng mới chỉ có 10-15% số doanh nghiệp sẵn sàng hoặc đã xuất hàng vào vào Mỹ. Do đó có thể thấy là sự hỗ trợ trong xúc tiến thương mại của các cơ quan chính phủ và phi chính phủ khác cũng là không thể thiếu.
Kết quả của các tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam
a, Kết quả hoạt động xúc tiến thương mại của các cơ quan nhà nước
Theo thống kê chỉ riêng 8 tháng đầu năm 2002 Cục xúc tiến thương mại đã có nhiều hoạt động mang lại hiệu quả trong lĩnh vực xúc tiến thương mại như: tham gia xây dựng văn bản pháp quy, biên tập phát hành sách, giới thiệu các doanh nghiệp trên trang Web của Cục (www.vietrade.gov.vn), lựa chọn được hàng chục doanh nghiệp Việt Nam tham gia đề án Chợ ảo-Virtual Mall, phối hợp với Trung tâm Thương mại quốc tế ITC triển khai Chương trình Cầu nối thương mại điện tử, mở 2 lớp tập huấn về XTTM cho hơn 100 học viên là doanh nghiệp và cán bộ làm công tác XTTM, tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị để phổ biến kiến thức, kinh nghiệm, giới thiệu thông tin, đặc điểm thị trường, sản phẩm, ngành hàng, kỹ thuật xúc tiến thương mại...Chỉ riêng về công tác khảo sát thị trường Cục đã tổ chức 4 đoàn liên Bộ và doanh nghiệp đi khảo sát các khu vực, thị trường trọng điểm là Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Châu Phi để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường. Mục đích của những chuyến đi này nhằm xúc tiến thương mại, phát hiện rào cản để tìm biện pháp tháo gỡ, đẩy mạnh xuất khẩu. Riêng các chuyến đi tới Hoa Kỳ: theo báo cáo nhanh, các DN đã ký hợp đồng trị giá 6 triệu USD, trong đó dệt may được 4 triệu USD, rau quả 2 triệu USD. Nhiều bản ghi nhớ trong lĩnh vực rau quả, chè, may mặc, thủ công mỹ nghệ, đầu tư trị giá trên 10 triệu USD cũng được ký. Ngoài ra, đoàn còn nghiên cứu về các luật lệ, điều kiện kinh doanh, đặc điểm thị trường ... chuẩn bị cho việc phát triển kinh doanh lâu dài.
Một trong số đó là chuyến đi khảo sát trực tiếp của Phó thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm tới Hoa Kỳ từ 12-22/06/2002 cùng đoàn doanh nghiệp. Đây là môt cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam nhìn thực tế thị hiếu, đòi hỏi của thị trường để có hướng đi đúng cho hàng Việt Nam xuất khẩu. Trong chuyến đi bên cạnh những cuộc gặp và kí văn kiện ngoại giao, các doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với các công ty tập đoàn kinh doanh lớn của Mỹ để tìm hiểu thị trường cũng như cách thức xâm nhập hàng hoá Việt Nam vào thị trường này. Những chuyến đi như thế này giúp rất nhiều cho các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu trực tiếp nhu cầu từ phía bạn hàng và các hiệp hội doanh nghiệp tại Việt Nam và Hoa Kỳ. Doanh nghiệp Việt Nam có được thông tin chính xác hơn từ phía đối tác và họ sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn làm thế nào để đưa được hàng Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Trước đó, trong chuyến đi tháp tùng Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam sang Mỹ từ 9-14/12/2001 các doanh nghiệp ở phía Nam cũng thu được nhiều kết quả. Hoạt động của đoàn tại đây cũng rất phong phú. Doanh nghiệp của ta tham gia vào 3 diễn đàn kinh tế ở New York và San Francisco, một cuộc hội thảo giới thiệu thị trường Mỹ và các buổi làm việc với công ty tài chính quốc tế IFC và thương vụ Việt Nam tại Mỹ. Một số doanh nghiệp còn tham gia hội thảo chuyên nghành dệt may và dự lễ khai trương văn phòng Vinatex tại New York, lễ kí mua máy bay của hãng hàng không Việt Nam và Boeing, dự lễ chào mừng mở văn phòng đại diện của hãng hàng không Việt Nam tại San Francisco…tại các diễn đàn hội thảo này và qua các cuộc gặp riêng, các doanh nghiệp của chúng ta đã tiếp xúc với hàng trăm dại diện của các công ty quan tâm và mong cuốn làm ăn với Việt Nam. Ngoài những đối tác cũ, nhiều bạn hàng mới từ các vùng khác nhau đã đến làm quen với doanh nghiệp Việt Nam, trao đổi về các khả năng hợp tác kinh doanh mới mở ra với hiệp định thương mại. Nhiều hội đồng hiệp hội, tổ chức hỗ trợ kinh doanh cũng chủ động tiếp xúc, giới thiệu với các doanh nghiệp Việt Nam những khả năng và chương trình của họ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hai bên tăng cường quan hệ kinh doanh. Một số hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may, nhựa, đồ gỗ, cà phê, bánh các loại, thuỷ sản… đã được kí kết. Hiệp hội nhựa đã kí kết được một số thoả thuận với Mỹ trị giá 20 triệu USD, trong đó có 10 triệu cho 100 triệu bao bì PP, 6 triệu USD cho các bao bì đựng thức ăn nhanh và 2,5 triệu USD hàng gia dụng cao cấp hàng tháng. Hiệp hội này cũng tiếp tục quan hệ với Niso Iwai– Mỹ để có thể kí kết được việc mua hàng từ Việt Nam thay thế hàng nhựa Trung Quốc trong số 30 triệu USD hàng nhựa mà hàng nằm tập đoàn này vẫn xuất khẩu sang Mỹ. Đồng thời tiếp xúc với một tập đoàn xây dựng lớn của Mỹ để sản xuất nhà ở nhựa cho người thu nhập thấp .
Cùng lúc đó, trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) đã phối hợp với công ty LST (Việt Nam) và John Corporation (Mĩ) chuẩn bị cho việc mở cửa hàng trưng bày hàng Việt Nam tại Houston. Cửa hàng này sẽ được mở thường xuyên để giới thiệu và quảng bá cho hàng Việt Nam tại Mỹ. Đây là bước đầu cho ITPC mở tiếp các cửa hàng mới tại San Francisco và quận Cam.
Kết quả của các chuyến đi này được đánh giá là rất thành công, mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, Cục xúc tiến thương mại cũng tổ chức đoàn vào giao dịch thương mại, khảo sát thị trường Việt Nam qua việc mời trên 15 đoàn vào gặp gỡ trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp Việt Nam (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hongkong, Hà Lan, Bỉ, Trung Quốc...).
Về hoạt động hợp tác quốc tế Cục đã chủ động tích cực trong việc thiết lập quan hệ hợp tác với các tổ chức XTTM quốc tế, các tổ chức kinh tế quốc tế, các đại diện kinh tế ngoại giao của các nước tại Việt Nam trong việc hợp tác và phối hợp tổ chức các hoạt động XTTM (tổ chức XTTM của Thuỵ Sỹ (SIPPO), Nhật Bản (JETRO), Hàn quốc (KOTRA), Đài Loan (CETRA), Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), Thương vụ Italia, Pháp, Anh, Đài bắc, Cộng hoà Séc tại Việt Nam...). Việc chủ động tích cực thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác với các tổ chức XTTM quốc tế, các tổ chức kinh tế quốc tế, các đại diện ngoại giao, kinh tế của các nước đã góp phần đưa Việt Nam tiếp cận với các thị trường mới như Hoa Kỳ, Châu Phi, Trung Quốc, và mở rông các thị trường tiềm năng như EU, Nga, Nhật Bản và quan trọng hơn là đã giúp cho Cục huy động được nhiều nguồn tại trợ, giúp đỡ để tổ chức nhiều hoạt động XTTM trong bối cảnh ngân sách hoạt động của Cục còn hạn chế. Đặc biệt, việc tham gia tích cực và hiệu quả của Cục vào dự án VIE98/021 đã được phía Bạn đánh giá cao và có thể cho phép dự án được triển khai ở giai đoạn II.
Hoạt động xúc tiến thương mại còn được tiến hành ở nhiều cơ quan khác như Bộ Tài chính ; Bộ Kế hoạch- Đầu tư ; Bộ Khoa học- Công nghệ… với những đặc thù riêng.
Bộ Tài chính đã quyết định hỗ trợ chi công tác xúc tiến thương mại bằng nguồn thu phí hạn ngạch dệt may qua văn bản 4714 TC/TCDN. Theo đó ngành dệt may sẽ được hỗ trợ chi tối đa 70 % chi phí thuê gian hàng, vận chuyển hàng trưng bày trong tổ chức gian hàng hội chợ, triển lãm ở nước ngoài. Các cán bộ đi công tác nước ngoài tìm kiếm thị trường được hỗ trợ tối đa không quá 50% mức chi thực tế của doanh nghiệp và hiệp hội. Các trung tâm xúc tiến thương mại hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp và hiệp hội dệt may ở các thị trường Hoa Kì, Đức, Nga, Nhật, Hồng Kông, Irắc, Các tiểu vương quốc ả Rập thống nhất được cấp ngân sách 100% và các thị trường khác được hỗ trợ 50% mức chi thực tế của doanh nghiệp.
Tại cuộc họp với các doanh nghiệp ngày 11/10/2001 Quỹ hỗ trợ phát triển thông báo các doanh nghiệp xuất khẩu hàng vào Mỹ được vay vốn ưu đãi 0,36 %/ tháng. Theo đó chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển được cho vay ngay các mặt hàng ưu tiên khuyến khích xuất khẩu gồm: gạo, thịt lợn, cà phê, rau quả hộp và thuỷ sản. Các hợp đồng xuất khẩu với tất cả các loại hàng xuất khẩu vào Mỹ cũng thuộc diện này. Các đơn vị có dự án sản xuất, chế biến, gia công hàng hóa xuất khẩu đã được Quỹ hỗ trợ phát triển đầu tư trung và dài hạn, trong thời hạn vay vốn, được vay ngắn hạn trong năm đầu tiên kí được hợp đồng xuất khẩu.
b, Công tác xúc tiến thương mại ở các doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề:
Tại thành phố Hồ Chí Minh Vinatex và ngân hàng HSBC Việt Nam đã phối hợp để tổ chức chuyến đi tìm hiểu thị trường Mỹ cho 40 doanh nghiệp dệt may Việt Nam (gồm cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân) sau 2 tháng chuẩn bị. Trong chuyến đi này Vinatex đã mở 1 văn phòng đại diện đầu tiên của Việt Nam tại New York. Văn phòng này sẽ là cầu nối quan trọng giữa ngành dệt may Việt Nam và thị trường Mỹ. Cũng với sự giúp đỡ của HSBC,Vinatex đã tổ chức được 2 cuộc hội thảo quan trọng: một tại Washington DC với 16 doanh nghiệp sản xuất và nhà bán lẻ Mỹ, một tại New York cho 160 doanh nghiệp 2 bên (120 doanh nghiệp Mỹ và 40 doanh nghiệp Việt Nam). Những hội chợ như vậy rất có hiệu quả vì 120 doanh nghiệp Mỹ là các nhà bán lẻ lớn. Việc những công ty như vậy chịu ngồi lại với Vinatex là rất quan trọng vì họ sẽ giúp cho hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ. Gần 30 cuộc gặp riêng giữa các doanh nghiệp hai bên cũng được tổ chức để bàn chuyện làm ăn. Kết quả của những chuyến đi như vậy nhiều khi cũng thể hiện ngay ra bằng những hợp đồng được kí kết: may Nhà Bè có được hợp đồng xuất 1 triệu áo sơ mi trị giá 3 triệu USD giao qúy II năm 2002, An Phước kí thoả thuận xuất 3 triệu áo sơ mi năm 2002, Vinatex kí được thoả thuận với một công ty Mỹ trong việc liên doanh mở một nhà máy len 2.500 công nhân với 2 xưởng tại Biên Hoà và Thủ Đức.
Hiệp hội dệt may Việt Nam đang bàn việc thành lập các nhóm doanh nghiệp, cử các doanh nghiệp lớn làm đầu mối để có thể nhận đơn hàng từ phía Mỹ và chia nhau ra làm, cùng kí hợp đồng với nhà bán lẻ.
Hiệp hội doanh nhân Việt Kiều cũng tổ chức cho doanh nghiệp đi thăm quan tìm hiểu thị trường Mỹ.
Nhờ những hoạt động tích cực các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là Mỹ cũng đã biết đến các doanh nghiệp Việt Nam và chính họ lại trở thành cầu nối cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam với thị trường bên ngoài. Thông qua tập đoàn SGS mà đại diện là công ty TNHH SGS Vietnam, tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Mỹ- Ahold Suppliers- đã tổ chức một buổi thuyết trình tại xí nghiệp Cafatex (Cần Thơ) 11/5/2002 với 23 doanh nghiệp chế biến xuất nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp Việt Nam sớm đạt tiêu chuẩn BRC Tiêu chuẩn BRC (Bristish Retail Consortium) là tiêu chuẩn của Hiệp hội bán lẻ Anh được Ahold thừa nhận và dùng tiêu chuẩn độc tôn để nhập hàng của nhà cung cấp, phân phối cho nhà tiêu dùng toàn cầu. Công thức của nó là ISO 9000+ HACCP+ SQF2000.( SQF 2000 là tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng thưc phẩm)
để có thể bán hàng ra thị trường thế giới qua chính Ahold.
Nhờ sự trung gian của các tổ chức xúc tiến thương mại các doanh nghiệp và các hiệp hội ngành nghề cũng đã có những chuyến đi tìm hiểu nhau.
Điển hình là ngày 24/1/2002 các thành viên của Hiệp hội May mặc và giày dép Mỹ (AAFA) đã đến thành phố Hồ Chí Minh tận mắt chứng kiến các sản phẩm của các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Sau “ phiên chợ” tại khách sạn Riverside là những cuộc tiếp xúc tại nhà máy và các đơn đặt hàng đầu tiên.
VCCI là tổ chức xúc tiến thương mại có nhiều hoạt động hiệu quả nhất và đang cùng với Bộ thương mại đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến vào thị trường Mỹ, tăng cường quan hệ hợp tácvới các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xúc tiến thương mại của Mỹ. Theo báo cáo tình hình hoạt động của VCCI trình bày tại hội nghị của tổ chức này ngày 15/7/2002, chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2002 VCCI đã tổ chức 79 hội nghị, hội thảo với sự tham gia của khoảng 12.000 đại biểu để lấy ý kiến doanh nghiệp về những chính sách khác nhau, đã tập hợp những ý kiến của doanh nghiệp về những chính sách khác nhau, đã tập hợp ý kiến của doanh nghiệp và trực tiếp tham gia các ban soạn thảo để đóng góp và hàng chục dự án pháp lệnh, nghị định...liên quan đến doanh nghiệp như Luật thương mại sửa đổi, Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền; pháp lệnh và các biện pháp tự vệ trong thương mại; pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT); nghị định hướng dẫn thi hành pháp lệnh quảng cáo...
Bên cạnh đó, VCCI cũng đóng góp tích cực vào vệc xây dựng các chính sách của nhà nước, hoàn thiện môi trường pháp lí của quốc gia tương thích với Hiệp định như tham gia vào tổ công tác thi hành Luật doanh nghiệp, tham gia ban
chỉ đạo và ban biên tập Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật lao động, dự thảo pháp lệnh trọng tài, hợp tác với Bộ VH-TT, Bộ KH-CN-MT, Bộ Y tế,Tổng cục bưu điện, Bộ tư pháp... về một loạt các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp. Có thể nói việc VCCI tham gia vào hầu hết các dự án luật quan trọng với doanh nghiệp và hội nhập quốc tế không chỉ khẳng định những nỗ lực chung vào quá trình xây dựng môi trường pháp lý cho kinh doanh, mà còn thấy vị trí và vai trò của VCCI ngày càng tăng lên trong cộng đồng doanh nghiệp.
VCCI đã triển khai nhiều hoạt động để tích cực thúc đẩy việc thực hiện hiêp định thương mại Việt-Mỹ. Đến nay VCCI đã tiến hành tư vấn cho 2.394 doanh nghiệp về các vấn đề pháp luật kinh doanh, xuất khẩu, quản lí doanh nghiệp... VCCI cũng đã tổ chức hội thảo, hội nghị thuyết trình để giới thiệu cho khoảng hơn 10.000 lượt người về các chủ đề khác nhau liên quan đến quá trình toàn cầu hoá, quá trình hội nhập ảnh hưởng tới doanh nghiệp, đến năng lực cạnh tranh của Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam. Giới thiệu các thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật, EU, Nga. Canada, ASEAN... nhằm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về tình hình kinh doanh khu vực và thế giới để có thể xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.
Hệ thống thông tin điện tử cũng được tăng cường, bên cạnh việc nâng cao chất lượng của trang web như cập nhật hồ sơ của 33 thị trường, VCCI cũng tiếp nhận và cải tiến nội dung trang web của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từng bước hình thành một công cụ thông tin trực tuyến hữu hiệu đối với doanh nghiệp. Ngoài ra các dự án như về thương mại điện tử, xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản, dịch vụ tài chính công, hàng thủ công mĩ nghệ cũng đã tích cực triển khai đưa thông tin lên mạng. VCCI cũng rất tích cực phát hành các ấn phẩm cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp. Gần đây ngày 27/9/2002 tổ chức này còn phát hành CD-room “ Thâm nhập thị trường Mỹ” giúp doanh nghiệp Việt Nam hình dung ra cách tiếp cận thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp sử dụng CD này còn được tư vấn miễn phí 6 tháng các thủ tục mở công ty, chi nhánh, văn phòng, đăng kí nhãn hiệu…
VCCI đã tổ chức đón tiếp khoảng 200 đoàn DN với khoảng trên 2000 DN vào Việt Nam tìm hiểu thị trường và cơ hội kinh doanh, trong đó có nhiều đoàn doanh nghiệp lớn tháp tùng các nhà lãnh đạo các nước như Tổng thống Rumani, thủ tướng Nga, thủ tướng Hàn Quốc, Iceland... và tổ chức gặp gỡ với đại sứ quán thương vụ các nước như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc... nhằm tìm các giải pháp phát triển mối quan hệ giao thương giữa nước ta với các nước. Số lượng các đoàn đi khảo sát thị trường do VCCI tổ chức trong 6 tháng đầu 2002 là 50 đoàn với trên 1000 người.
VCCI đã trực tiếp tổ chức 229 khoá đào tạo cho khoảng 300 giảng viên và 12.442 học viên (trong tổng số 370 lớp theo kế hoạch của các đơn vị). Ngoài ra trường đào tạo cán bộ quản lí doanh nghiệp còn tổ chức các khoá đào tạo tập trung và dài hạn về quản lí kinh tế trình độ thạc sĩ, tiếng Anh, tin học... cho khoảng 3906 lượt học viên. Các lớp học tập trung vào nâng cao kĩ năng quản lý, bỗi dưỡng kiến thức pháp lí nhằm phòng ngừa rủi ro nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp như Luật Doanh nghiệp, Luật Hải quan, Hiệp định thương mại Việt -Mỹ, Chế độ quản lí xuất nhập khẩu, xuất xứ hàng hoá, giải quyết tranh chấp.
Hoạt động xúc tiến thương mại còn được tiến hành theo từng địa bàn, thành phố Hồ Chí Minh là một điển hình của việc đầu tư cho hoạt động này. Thành phố đã triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hiện đại hóa với chi phí thấp, tạo thế cạnh tranh xuất khẩu giai đoạn 2000-2003, bao gồm các chương trình con như: Tổ chức ngày chào hàng thiết bị công nghệ; Thiết kế chế tạo thiết bị công nghiệp tiên tiến với chi phí thấp; Chương trình xây dựng hệ thống quản lí ISO 9000, HACCP; Đào tạo hỗ trợ doanh nghiệp tham gia quá trình hội nhập quốc tế; Liên kết tiếp thị xuất khẩu cho doanh nghiệp.
Chương trình “Xây dựng hệ thống quản lí ISO 9000, HACCP” nhằm tăng nhanh số lượng các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lí tiên tiến, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh. Đến nay đã có 113 đơn vị được thành phố hỗ trợ về mặt kinh phí. Đến cuối 2001 trên địa bàn thành phố đã có 260 doanh nghiệp đạt chứng chỉ ISO 9000 (chiếm 47,2 % trên tổng số 551 doanh nghiệp cả nước đạt ISO 9000).
Với chương trình “Đào tạo hỗ trợ doanh nghiệp tham gia tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” nhằm tập huấn cho các doanh nghiệp nâng cao nhận thức về việc hội nhập tham gia kinh tế quốc tế, cũng như tổ chức hội thảo, huấn luyện doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu và cơ hội giao thương, đến nay, thành phố đã tổ chức được 29 lớp miễn phí với hơn 2000 học viên tham gia. Và để nâng cao trình độ của lực lượng quản trị doanh nghiệp thành phố đã tổ chức lớp đào tạo cho hơn 1000 giám đốc từ 1999-2003.
Chương trình liên kết tiếp thị xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhằm tổ chức tiếp thị xuất khẩu, đưa các đoàn thành phố ra nước ngoài tham gia hội chợ khảo sát thị trường, tìm kiếm thị trường xuất khẩu. đến nay đã tổ chức được 35 đoàn đi khảo sát và chào hàng ở nước ngoài với khoảng 300 lượt doanh nghiệp tham gia.Gần đây nhất trong năm 2002 sau 6 tháng chuẩn bị chuyến đi xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ do phó chủ tịch thường trực UBND thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đã tới các thành phố Los Angeles, San Francisco, Seatle, San Dieago. Một trong những mục đích của chuyến đi là giới thiệu tiềm năng một số ngành xuất khẩu chủ lực cuả thành phố, nghiên cứu những bước phát triển mới về thương mại, công nghệ, đào tạo nhân lực của Mỹ và phát triển qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoaluan.doc
- BIA.DOC