MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ 3
I- Khái quát về thị trường Mỹ 3
II- Đặc điểm thị trường Mỹ: 5
1. Đặc điểm về doanh nghiệp Mỹ 5
1.1.Truyền thống kinh doanh 5
1.2.Tính cách kinh doanh hiện đại 6
2. Đặc điểm người tiêu dùng Mỹ 7
2.1 Quyết định mua hàng của người tiêu dùng Mỹ dựa trên giá trị là chính 8
2.2 Người tiêu dùng Mỹ nổi tiếng về tính thực dụng 8
2.3 Người tiêu dùng Mỹ được bảo vệ quyền lợi bởi luật pháp của các cơ quan nhà nước và các hiệp hội phi chính phủ về bảo vệ người tiêu dùng 8
2.4 Người tiêu dùng Mỹ có khả năng thanh toán cao 9
2.5 Thị hiếu người tiêu dùng Mỹ 9
3. Hàng hóa trên thị trường Mỹ 10
3.1 Chất lượng 10
3.2 Tỷ trong dịch vụ 10
3.3 Mức độ cạnh tranh 10
III- Hệ thống luật thương mại Mỹ 10
1. Luật thuế quan và hải quan 10
1.1. Hệ thống thuế quan 10
1.2. Quy chế Tối Huệ Quốc 11
1.3. Điều luật bổ sung Jackson Vanik 12
1.4. Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (Generalised System Preferences- GSP) 12
2. Luật bồi thường thương mại 14
2.1. Luật thuế đối kháng ( CVDs) 14
2.2. Luật chống phá giá 15
2.3. Các cuộc điều tra chống phá giá hay trợ giá 15
3. Các luật khác quản lý hàng nhập khẩu 17
3.1. Các quyền hạn chế nhập khẩu hàng nông sản và dệt may 17
3.2.Hiệp định đa sợi/ Hiệp định dệt may 18
3.3.Nông nghiệp và luật hiệp định trong khuôn khổ Vòng đàm phán Urugoay 18
IV- Hệ thống chính sách thương mại 19
1. Chính sách nhập khẩu của Mỹ 19
1.1.Cơ chế nhập khẩu 19
1.2. Quy chế kiểm dịch động thực vật (Các quy định của FDA và quy trình kiểm tra chất lượng thực phẩm theo HACCP) 24
1.3.Quyền sở hữu trí tuệ 26
2. Quy chế hải quan 26
2.1 Tính thuế hàng hoá nhập khẩu 26
2.2 Hàng rào phi thuế quan Mỹ 31
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA DNVN TRƯỚC VÀ SAU KHI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG VIỆT- MỸ ĐƯỢC KÍ KẾT 34
I - Giới thiệu nội dung chính của hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ 34
1. Tiếp cận thị trường 35
1.1.Việt Nam đồng ý tiến hành những bước sau để mở cửa thị trường 35
1.2.Ưu đãi thuế quan 35
2. Quyền sở hữu trí tuệ 36
3. Thương mại dịch vụ: 36
4. Đầu tư 38
5. Tính minh bạch 39
II. Thực trạng xuất khẩu của các DNVN trước và sau khi kí hiệp định thương mại song phương Việt- Mỹ 39
1. Thực trạng các DNVN nói chung 39
1.1.Đa số các DNVN có quy mô vừa và nhỏ 40
1.2.Đa số các DNVN thiếu những nguồn lực cơ bản để hoạt động trên thương trường 40
1.3. Đa số các DNVN đang hoạt động trong môi trường kinh doanh chưa thuận lợi 42
2. Thực trạng xuất khẩu của các DNVN trước thời điểm hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ được kí tháng 7/2000 44
2.1 Kim ngạch xuất khẩu-nhập khẩu của Việt Nam với Mỹ 44
2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ 46
2.3. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng 48
3. Thực trạng xuất khẩu của DNVN sau thời điểm hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ được kí tháng 7/2000 54
3.1 Kim ngạch xuất khẩu- nhập khẩu của Việt Nam và Mỹ 54
3.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ 55
3.3 Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chính 57
III- Đánh giá ảnh hưởng của hiệp định song phương đối với hoạt động xuất khẩu của DNVN 63
1. Cơ hội 63
1.1.Thị trường Mỹ sẽ tăng cơ hội cho các DNVN 63
1.2.Thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư giữa các DNVN với các doanh nghiệp Mỹ và các nước khác 65
1.3.Tăng khả năng cho các DNVN tiếp cận công nghệ nguồn 66
1.4.Thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh tế dịch vụ, kể cả các dịch vụ giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học ở nước ta 66
1.5.Tạo điều kiện cho các DNVN tham gia tốt hơn vào các tiến trình hội nhập, khai thác tốt hơn các cơ chế hợp tác song phương và đa phương 67
2. Những thách thức đối với DNVN 67
2.1 Năng lực cạnh tranh của DNVN thấp trên thị trường Mỹ 67
2.2 Các rào cản luật pháp lớn, tập quán và văn hoá kinh doanh của người Mỹ phức tạp 68
2.3 Sức ép cạnh tranh ngay trên sân nhà 68
CHƯƠNG III. TĂNG CƯỜNG KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG MỸ SAU KHI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG ĐƯỢC KÍ KẾT 70
I- Mục tiêu và định hướng xuất khẩu sang thị trường Mỹ đến năm 2010 70
1. Mục tiêu xuất khẩu chung 70
2. Phương hướng xuất khẩu sang thị trường Mỹ 71
2.1 Mục tiêu chung 71
2.1.Mục tiêu xuất khẩu của một số mặt hàng sang thị trường Mỹ vào 2010 72
II. Một số giải pháp chung nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Mỹ 74
1. Đối với Nhà Nước: 74
1.1.Giải pháp về chính sách tài chính 74
1.2. Giải pháp về luật pháp 76
1.3 Một số chính sách cụ thể 79
2. Đối với các DNVN 81
2.1 Giải pháp về chất lượng 81
2.2 Giải pháp về nguyên vật liệu 83
2.4 Giải pháp về luật pháp 86
III. Tăng cường khai thác một số thị trường cụ thể tại Mỹ 87
1. Thị trường dệt may 87
1.1.Nhu cầu của thị trường Mỹ 87
1.2.Khả năng đáp ứng của các DNVN 88
1.3 Giải pháp tăng cường xuất khẩu sang thị trường dệt may Mỹ 88
2. Thị trường giày dép 90
2.1 Nhu cầu thị trường giày dép Mỹ 90
2.3 Biện pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu giày dép sang thị trường Mỹ 91
3. Thị trường thuỷ sản 92
3.1 Tình hình thị trường thuỷ sản Mỹ 92
3.2 Khả năng đáp ứng của các DNVN đối với nhu cầu thuỷ sản tại Mỹ 94
3.3 Giải pháp nâng cao xuất khẩu thuỷ sản 95
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
111 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tăng cường khai thác thị trường Mỹ sau khi hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ được kí kết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của nước ta hiện nay. Thuế một số loại ở nước ta hiện nay cũng khá cao (thuế Thu nhập doanh nghiệp) đối với các doanh nghiệp trong nước, thuế VAT, thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm, thuế thu nhập cá nhân), ngoài ra còn có những loại chi phí chính thức và không chính thức. Do vậy, giá thành của các DNVN khá cao, đồng thời các doanh nghiệp không chủ động được trong việc hạ giá thành vì có những thứ giá đầu vào họ không quyết định được, đặc biệt là giá các sản phẩm và dịch vụ do các doanh nghiệp độc quyền cung cấp.
Hệ thống hỗ trợ các doanh nghiệp ở nước ta vừa thiếu, vừa yếu
Cả 3 tầng hỗ trợ doanh nghiệp của Nhà Nước, các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, và các tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở nước ta đều chưa phát triển đầy đủ và còn nhiều mặt yếu. Nhiều dịch vụ quan trọng còn rất thiếu nguồn cung, chất lượng lại thấp, giá cả cao, phân phối chưa công bằng như thông tin, Internet, tư vấn, đào tạo, kế toán, kiểm toán, kiểm tra chất lượng sản phẩm, thiết kế, công nghệ tiếp thị. Nhà Nước chưa thật quan tâm đầu tư mở rộng hệ thống này, cũng chưa tạo điều kiện cho các hiệp hội của doanh nghiệp phát triển để hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động.
Trên thực tế, trong quá trình phát triển của DNVN từ khi đổi mới thì DNVN đã có nhiều mặt phát triển đáng khích lệ. Tuy nhiên, để kinh doanh cùng các bạn hàng quốc tế thì năng lực cạnh tranh của các DNVN còn thua xa. DNVN do đó cần được hỗ trợ thêm bằng các tác nhân xúc tiến bên ngoài. Dưới đây chúng ta sẽ theo dõi về tình hình xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ thời điểm trước và sau khi kí hiệp định thương mại để nhận thức rõ hơn về tác động của bản hiệp định này đối với hoạt động kinh doanh của các DNVN
2. Thực trạng xuất khẩu của các DNVN trước thời điểm hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ được kí tháng 7/2000
2.1 Kim ngạch xuất khẩu-nhập khẩu của Việt Nam với Mỹ
Từ sau khi Mỹ bãi bỏ cấm vận đối với Việt Nam, quan hệ thương mại Việt Nam và Mỹ đã có bước tiến rõ rệt. Năm 1994, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đạt kim ngạch 55 triệu USD và nhập khẩu từ Mỹ 44 triệu USD. Như vậy, tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ chiếm 1% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam năm 1994 và chỉ chiếm một con số vô cùng nhỏ bé trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ.
Qua các năm 1995, 1996, 1997, 1998, tổng kim ngạch buôn bán của hai nước đã tăng lên gấp nhiều lần. Đến 1998, Việt Nam đã xuất khẩu 596 triệu USD, tức là tăng 10,83 lần và nhập khẩu 302 triệu USD từ Mỹ, tức là tăng 6,86 lần. Tuy những con số năm 1998 có tăng đáng kể năm so với năm 1994 nhưng nếu xét về tỷ trọng thì kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chỉ chiếm 6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và con số còn nhỏ hơn khi so với tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ, chiếm 0,00087%. Do vậy, hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ còn rất yếu ớt và đối với Mỹ thì thị trường Việt Nam còn quá nhỏ bé.
Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khâủ Việt- Mỹ
giai đoạn 1994-1998
Đơn vị: triệu USD
Chỉ tiêu
1994
1995
1996
1997
1998
Xuất khẩu của VN sang Mỹ
Xuất khẩu của Mỹ sang VN
Tổng xuất khẩu của VN
Tổng nhập khẩu của VN
Tổng xuất khẩu của Mỹ
Tổng nhập khẩu của Mỹ
55
44
4.054
5.826
512.404
689.338
210
278
5.719
11.979
583.451
770.972
342
678
7.139
14.346
622.949
817.818
413
306
8.741
14.346
687.581
898.661
596
302
9.107
13.771
680.406
680.406
Nguồn: “Bộ ngoại giao và thương mại Australia: the APEC Region Trade and Investment 1999”, tháng 4/2000
Bảng 2: So sánh xuất khẩu của Việt nam sang 3 nước Nhật, EU và Mỹ
Đơn vị: triệu USD
Năm
EU
Nhật
Mỹ
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2.533
2.903
3.272
1.354
1.716
2.012
2.187
1.749
1.977
51
199
332
338
388
554
Tốc độ tăng trưởng (97-99)
+29%
-9%
+63%
Nguồn: Vụ Thống Kê - Bộ Thương Mại
Bảng trên so sánh về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 3 thị trường lớn là Mỹ, Nhật, EU. Tốc độ tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu sang Mỹ từ 1997-1999 là tăng +63%, trong khi đó sang EU tăng +29% và xuất khẩu sang Nhật lại giảm – 9%. Nhưng nếu so về giá trị kim ngạch thì xuất khẩu sang thị trường Mỹ lại thấp nhất so với 2 thị trường kia. Theo số liệu bảng trên, từ 1994-1999 thì năm 1999 xuất khẩu sang Mỹ đạt kim ngạch cao nhất 554 triệu USD, trong khi đó con số tương ứng sang thị trường Nhật Bản đạt gần 2 tỷ USD (1977 triệu USD) và sang EU đạt con số kỷ lục trên 3 tỷ USD (3272 triệu USD).
Tóm lại có thể thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ thời kỳ trước khi kí hiệp định có tăng đáng kể, tuy nhiên nếu so sánh con số đó trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước cũng như kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường khác thì vẫn còn rất khiêm tốn.
2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ
Trong thời gian qua, hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Mỹ khá đa dạng về chủng loại. Việt Nam đã xuất khẩu các nhóm hàng chủ yếu như giày dép, may mặc, cà phê, thuỷ sản, dầu thô, hàng rau quả.
Bảng 3: Các mặt hàng chủ yêú xuất khẩu sang Mỹ
giai đoạn 97-99
Đơn vị: triệu USD
Mặt hàng
1997
1998
1999
Tốc độ
tăng trưởng
1999/1998
(%)
T1-T8
năm
2000
8T/2000 so với T8/1999
(%)
1. Giày dép
98
116
145
25%
86
-7,9%
2. Gia vị, Cà phê, chè
108
148
118
-20%
99
19,8%
3. Thuỷ sản
46
81
108
34%
162
114,9%
4. Dầu thô và nhiên liệu
37
107
101
-5,8%
38
383%
5. Hàng may mặc
21
21
25
16,1%
23
38,3%
6. Hàng rau quả
16
23
24
1,3%
30
214%
7. Cá thịt sơ chế biến
10
14
31
128,8%
24
110%
8. Thực phẩm chế biến
3
3
5
58,8%
0,9
-78%
9. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ
1
3
4
45,1%
4
69%
10. Cao su
3
3
3,6
20,2%
5
168,8%
11. Các sản phẩm khác
39
27
29
7,4%
35
70%
Nguồn: Cục Xúc Tiến Thương Mại
Qua bảng trên, ta có thể thấy 6 mặt hàng đầu có kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ lớn nhất. Đáng chú ý là mặt hàng giày dép năm 1999 có kim ngạch 145 triệu USD tăng 25% so với năm 1998, mặt hàng cà phê gia vị chè đứng thứ 2 với kim ngạch năm 1999 đạt 118 triệu USD, tuy nhiên so với năm 1998 thì tốc độ tăng trưởng này giảm 20%, mặt hàng thuỷ sản có kim ngạch 108 triệu USD và có tốc độ tăng trưởng tăng 34% so với năm 1999. Các mặt hàng khác sang đến tháng 8 năm 2000 đều có xu hướng tăng. Mặt hàng có tốc độ tăng cao nhất phải kể đến mặt hàng thuỷ sản với 114,9% và dầu thô nhiên liệu với 383%. Ngoài ra, còn nhiều mặt hàng khác Việt Nam đã bán sang Mỹ với số lượng ít và giá trị kim ngạch không lớn như các mặt hàng công nghiệp thực phẩm (rau quả đóng hộp, mỳ ăn liền) hay sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Như vậy có thể thấy cơ cấu chủng loại các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong thời gian qua là khá đa dạng và càng ngày càng được tăng thêm. Vấn đề cần thiết là nâng cao số lượng và giá trị xuất khẩu của các mặt hàng đã xuất khẩu này.
2.3. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng
2.3.1 Hàng dệt may
Trong những năm qua, ngành dệt may Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, đang là ngành kinh tế chiếm vị trí khá quan trọng trong toàn ngành công nghiệp Việt Nam nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung. Liên tục từ năm 1992 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may liên tục phát triển và luôn là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Kể từ khi Mỹ bãi bỏ cấm vận đối với Việt Nam, hàng dệt may của ta đã từng bước thâm nhập vào thị trường Mỹ trong mấy năm qua. Tuy nhiên, Mỹ chưa dành quy chế tối huệ quốc cho Việt Nam nên sự chênh lệch giữa mức thuế có và không có quy chế tối huệ quốc là rất cao. Đối với hàng may mặc dệt thường, kim ngạch xuất khẩu cuả Việt Nam vào Mỹ đạt 21 triệu USD năm 1997, giữ nguyên con số này vào năm 1998 và lên thêm 4 triệu USD vào năm 1999.
Lý do mà mặt hàng dệt may tăng chậm là do mức thuế nhập khẩu đối với mặt hàng này cao (thuế không có MFN cao gấp 10 lần so với thuế có MFN, Ví dụ thuế không có MFN đối với một số sản phẩm may mặc đồ thể thao và trượt tuyết là 90%, trong khi đó mức thuế có MFN là 8,5%). Khi bị chịu mức thuế cao như vậy thì hàng Việt Nam khó có thể cạnh tranh với các hàng hoá cùng loại được hưởng MFN trên thị trường Mỹ. Tuy nhiên tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực may mặc là rất cao, năm 1997 có kim ngạch là 325 triệu USD, năm 1998 là 320,9 triệu USD, năm 1999 tăng vọt 417 triệu USD. Do vậy có thể thấy rằng khi được hưởng MFN thì kim ngạch hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ sẽ tăng nhanh tới mức mà Việt Nam đạt được ở Nhật Bản hay Châu âu.
Việt Nam cũng có tiềm năng đáng kể đối với hàng may mặc dệt kim. Giá trị kim ngạch xuất khẩu loại hàng này của Việt Nam vào thị trường Mỹ tuy còn ít nhưng đã tăng lên khá đều đặn qua các năm, từ mức chỉ đạt 0,01 triệu USD năm 1994 tăng lên 1,74 triệu USD năm 1995 và 3,598 triệu USD năm 1996. Thuế áp dụng đối với sản phẩm áo sơ mi nam vải bông dệt kim của Việt Nam vào thị trường Mỹ là 45%, trong khi đó thuế quan áp dụng với cùng loại sản phẩm có xuất xứ từ những nước được hưởng MFN là 20,7%. Như vậy, chúng ta có thể tin tưởng rằng giá trị xuất khẩu mặt hàng này sẽ tăng trưởng nhanh chóng khi Việt Nam được hưởng quy chế MFN của Mỹ.
Bảng 4: Giá trị xuất khẩu hàng may mặc của
Việt nam sang Mỹ
Đơn vị: triệu USD
Loại hàng may mặc
94
95
96
97
98
Hàng may mặc dệt thường
2,436
15,092
20,013
20,602
20,301
Hàng may mặc dệt kim
0,010
1,775
3,588
5,326
6,042
Tổng cộng
2,446
16,867
23,601
25,928
26,343
Nguồn: Trung tâm thông tin Bộ Thương mại
2.3.2 Mặt hàng giày dép
Thị trường Mỹ là thị trường tiêu thụ hàng giày dép nhập khẩu rất lớn. Trong năm 1996, người Mỹ mua 1,385 tỷ đôi giày trị giá trên 12 tỷ USD của nước ngoài. Việt Nam đến năm 1994 vẫn chưa được coi là nguồn cung cấp thực sự đối với thị trường Mỹ vì tổng số giày xuất khẩu chỉ đạt xấp xỉ 40.000 đôi. Trong năm 1996, Việt Nam đứng thứ 19 trong số 60 nước cung cấp hàng giày dép cho thị trường Mỹ với doanh số độ 2,3 triệu đôi, doanh thu đạt trên 39 triệu USD. Nguồn: Cuộc hội thảo dành cho các nhà xuất khẩu Việt Nam: “Nhập khẩu vào thị trường Mỹ”, người trình bày : ông Nicole Bivens Collinson
Về chủng loại thì Việt Nam có xuất khẩu đa dạng, có loại giày mũi da, giày mũi vải, giày cao su và giày nhựa và kim ngạch của chúng là tương đương nhau. Ví dụ: nếu xét về tình hình xuất khẩu giày mũi da thì Việt Nam năm 1999 xuất khẩu được 2,049 triệu USD, năm 2000 xuất khẩu 2,176 triệu USD, mức độ tăng là 6,2 % và đứng vào hàng thứ 12 trong số các nước xuất khẩu mũi da sang thị trường Mỹ. Nguồn: nt
Bảng 5: Tình hình xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Mỹ giai đoạn 1994-1999
Chỉ tiêu
1994
1995
1996
1997
1998
1999
Giá trị xuất khẩu (nghìn USD)
69
3.308
39.169
97.644
116.313
145.700
Số lượng xuất khẩu
( nghìn đôi)
40
300
2300
5500
6577
8221
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan
Nhìn vào bảng 5 có thể thấy giá trị nhập khẩu giày dép vào Mỹ từ Việt Nam tăng đáng kể, từ 69 nghìn USD tương ứng với 40 nghìn đôi giày, qua các năm 95,96,97,98 thì năm 99 tăng lên thành 145,7 triệu USD, tương ứng với 8221 nghìn đôi giày. Tốc độ tăng trưởng về giá trị liên hoàn qua các năm 97, 98,99 tương ứng là 149%, 19% và 26%. Sự tăng trưởng này một phần do khả năng sản xuất và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, phần khác do sự chênh lệch giữa mức thuế quan có MFN và thuế quan không có MFN là tương đối nhỏ. Thuế nhập khẩu vào Mỹ đối với hầu hết các loại giày dép của Việt Nam là 35% hoặc thấp hơn, trong khi mức thuế đối với nước được hưởng MFN là 20%. Mức chênh lệch không cao này cho phép giày dép Việt Nam cạnh tranh với các nước hưởng MFN. Hơn nữa, hàm lượng lao động cao trong sản xuất giày dép khiến Việt Nam có lợi thế so sánh so với các nước khác.
Bảng 6: Tình hình nhập khẩu giày mũi da của Mỹ
từ các nước - Kim ngạch và Đơn giá
Nước
1999
(triệu USD)
2000
(triệu USD)
2000/1999
(%)
Giá 1999
(USD)
Giá 2000
(USD)
Tổng số
461.148.000
499.209.000
8,3%
$12,89
$ 12,75
Trung Quốc
Brazil
Italy
Indonexia
Thailand
Việt Nam
285.899.000
55.434.000
26.605.000
28.707.000
11.742.000
2.049.000
315.145.000
63.870.000
30.466.000
25.492.000
12.126.000
2.176.000
10,2%
15,2%
14,5%
-11,2%
3,3%
6,2%
$ 10,93
$ 11,09
$ 25,43
$ 11,81
$ 13,41
$ 15,18
$10,81
$11,27
$24,37
$11,60
$12,85
$15,36
Nguồn: Cục xúc tiến thương mại
Như vậy có thể thấy Trung Quốc vẫn là nước có tiềm lực xuất khẩu giày dép sang Mỹ mạnh nhất, đạt kim ngạch gần 500 triệu USD năm 2000. Giá của họ cũng cạnh tranh nhất 10,93 $/1đôi năm 1999 và 10,81$/đôi năm 2000, trong khi đó Việt Nam có con số tương ứng là 15,18$/đôi và 15,36$/đôi. Việt Nam cần hạ giá thành sản xuất giày để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường giày dép nhập khẩu của Mỹ
2.3.3 Mặt hàng thuỷ sản
Đối với nền kinh tế Việt Nam, xuất khẩu thuỷ sản đã đóng vai trò đòn bẩy chủ yếu tạo nên động lực phát triển mạnh mẽ. Từ năm 1991 đến 1995, cùng dầu thô, gạo và dệt may, giá trị kim ngạch thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 2 hoặc thứ 3 trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Đến nay, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vẫn xếp khoảng thứ 5 trong số những mặt hàng đạt giá trị kim ngạch cao nhất của Việt Nam.
Đối với kinh tế thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đã xác lập được vị trí có ý nghĩa chiến lược. Năm 1997, Việt Nam đứng thứ 29 trên thế giới và thứ 4 ở ASEAN về giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản, thứ 5 về sản lượng tôm tươi và đứng đầu về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (22%-23%/năm). Trong giai đoạn trước 2000, sản phẩm thuỷ sản Việt Nam đã có mặt tại 49 nước và khu vực, trong đó xuất khẩu trực tiếp tới 23 nước, một số sản phẩm đã có uy tín tại các thị trường quan trọng, kể cả các thị trường có yêu cầu về chất lượng cao như EU và Mỹ. Riêng đối với thị trường Mỹ, thuỷ sản Việt Nam đã từng bước xác định được chỗ đứng và dần nâng cao thị phần.
Cũng như xu hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản chung của cả nước, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng tăng đều đặn qua các năm, từ mức 5,8 triệu USD vào năm 1994 tăng lên 46,4 triệu USD năm 1997. Năm 1998, tuy các thị trường xuất khẩu thuỷ sản truyền thống của Việt Nam như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông đang giảm nhập khẩu nhưng xuất khẩu thuỷ sản của nước ta sang Mỹ và EU vẫn tăng mạnh chứng tỏ tiềm năng của thị trường Mỹ và sự cố gắng mở rộng thị trường của các DNVN. Với giá trị xuất khẩu đạt 81,6 triệu năm 1998, thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng gần 75,86% so với năm 1997. Với mức tăng này, Việt Nam đã được xếp thứ 1 trong 10 nước cung cấp nhiều tôm nhất cho thị trường Mỹ.
9 tháng đầu năm 1999, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ đạt khoảng 93,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 14,15% trong tổng lượng xuất khẩu thuỷ sản 9 tháng đầu năm 1999 và xếp hàng thứ 2 sau sau Nhật.
Bảng 7: Tình hình xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ
Đơn vị: triệu USD
Chỉ tiêu
94
95
96
97
98
9tháng/1999
1. Thuỷ sản VN xuất khẩu sang Mỹ
2. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của VN
3. Tỷ trọng thuỷ sản xuất khẩu vào Mỹ so với tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản
5,8
551
1,05%
19,6
621
3,155%
33,9
651
5,2%
46,4
776
5,98%
81,6
818
9,98%
93,5
660,7
14,15%
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan
Thị trường Mỹ là một thị trường xuất khẩu có nhiều triển vọng với sức mua lớn, giá cả hợp lý. Tính tới thời điểm cuối 1999- đầu 2000, có 70 doanh nghiệp có hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ với các mặt hàng chính là tôm đông lạnh, cá, mực và bạch tuộc. Thị trường Mỹ hiện nay đang ưa chuộng loại tôm sú cỡ lớn. Giá tôm sú cỡ lớn xuất khẩu sang Mỹ đã tăng từ 5,7 $/kg trong năm 1997 lên 7 $/kg năm 1998, được giá hơn so với xuất khẩu sang Nhật. Mặt khác, giá thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ cũng ít biến động hơn so với xuất khẩu sang các thị trường khác. Tỷ trọng tôm sú Việt Nam sang Mỹ trong giai đoạn 94-98 chiếm khoảng 25-28% tổng lượng hàng xuất khẩu.
Nói chung, tính từ năm 1994 đến thời điểm trước khi hiệp định thương mại song phương được kí thì xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng còn chậm. Nguyên nhân cũng là do hàng thuỷ sản của Việt Nam chưa được hưởng MFN. Do vậy, khi DNVN được hưởng thì tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Mỹ sẽ khác hẳn.
3. Thực trạng xuất khẩu của DNVN sau thời điểm hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ được kí tháng 7/2000
Hai nước Việt Nam và Mỹ đã kí kết một số hiệp định, thoả thuận về kinh tế như hiệp định về chuyển giao thuỷ sản ngoại giao (ngày 28/01/95). Hiệp định về xử lý và cơ cấu lại số nợ do chính phủ Mỹ và US AID bảo lãnh hoặc phát hành (07/04/97), hiệp định bảo lãnh khung và hiệp định khuyến khích dự án đầu tư giữa ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và Ngân Hàng xuất nhập khẩu Mỹ- EXIMBANK (ngày 09/12/99), hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Mỹ (ký ngày13/07/2000) và có hiệu lực ngày (26/03/2001). Hiệp định về việc chính phủ Mỹ viện trợ 25.000 tấn lúa mì cho Việt Nam trong năm tài khoá 1999, 2000 và 2002. Hiện nay, trọng tâm của 2 nước là tập trung triển khai thực thi Hiệp định Việt – Mỹ. Mặc dù trong quá trình thực thi hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã nảy sinh một số tranh chấp thương mại (gần đây nhất là vụ kiện vô lý của hiệp hội cá Nheo đối với cá Tra, cá Basa của Việt Nam), nhưng nói chung kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Mỹ vẫn có chiều hướng tăng.
3.1 Kim ngạch xuất khẩu- nhập khẩu của Việt Nam và Mỹ
Bảng 8: Thương mại 2 chiều Việt Nam- Mỹ ( 2001-2002)
Chỉ tiêu
2000
(tr.USD)
2001
(tr.USD)
2001/
2002
(%)
T1/T6- 2001
(tr.USD)
T1-T6/
2002
(tr.USD)
6Tnăm2001/
6Tnăm2002
(tr.USD)
6Tnăm2001/
6Tnăm2002
(%)
XK
NK
Tổng XNK
732,4
315,8
1084,2
1065,3
411
1476,2
45,5%
16,8%
36,3%
502,2
165,3
667,5
814,6
230,4
1045
312, 4
65,1
377,5
62,2%
39,4%
56,6%
Nguồn: Vụ Kế Hoạch- Thống Kê- Bộ thương mại
Nhìn chung năm 2001, thương mại giữa 2 nước tăng trưởng cao trong hoàn cảnh nền kinh tế toàn cầu đang diễn biến phức tạp do Mỹ bị lâm vào cuộc suy giảm kinh tế sau sự kiện ngày 11/9. Trong quan hệ thương mại song phương với Mỹ, Việt Nam đã tăng từ vị trí 70 năm 2000 lên đến 66 năm 2001. Một trong những yếu tố thuận lợi tạo nền tảng cho quan hệ thương mại song phương phát triển trong năm 2002 là kể từ ngày 10/12/2001, hiệp định thương mại Việt Nam- Mỹ chính thức có hiệu lực, theo đó Việt Nam và Mỹ trao cho hàng hoá của nhau mức thuế suất Tối Huệ Quốc. Điều này thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ hai nước.
Năm 2001, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 1065,3 triệu USD so với 732,4 triệu của năm 2000, đạt mức tăng trưởng 45,5%. Mặc dù mức tăng trưởng này đạt trên cơ sở kim ngạch chưa cao nhưng đây là một tín hiệu tốt, thể hiện những phản ứng tích cực từ phía các doanh nghiệp đối với các diễn biến trong quan hệ thương mại giữa 2 nước, nhất là sau khi hiệp định thương mại song phương được thông qua. Trong khi đó, ta cũng phải lưu ý rằng xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam cũng tăng khá trong năm 2001 (tăng 16,8% so với năm 2000)
Trong 6 tháng đầu năm 2002, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 814,6 triệu USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm 2001. Còn nhập khẩu từ Mỹ đạt 230,4 triệu USD, tăng 39,4% so với cùng kỳ năm 2001. Số liệu này cho ta niềm tin rằng nhờ hiệp định thương mại, xuất nhập khẩu 2 chiều sẽ đạt mức cao, có thể sẽ đạt 1,5 tỷ USD trong cả năm 2002.
3.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ
Bảng 9: Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ( 2001-2002)
Tên mặt hàng
2001
(tr. USD)
T1-T6/
2001
(tr.USD)
T1-T6/
2002
(tr.USD)
6T năm 2001/6T năm 2002
(tr. USD)
6T năm 2001/6T năm 2002
(%)
Tổng
1065,3
502,2
814,6
312,4
62%
Hải sản
Hàng dệt may
Giày dép
Dầu thô
Hạt điều
Cà fê
Hàng thủ công mỹ nghệ
Sản phẩm gỗ
Hạt tiêu
482,4
47,5
114,2
225,2
44,1
60
19,2
16,1
5,4
203,4
22,3
54,8
95
12,2
39,5
9,1
1,5
5
261,2
223,4
87,6
71,9
23
18,6
13,1
12
11,4
57,8
201,1
32,8
-23,1
10,8
-20,8
4
10,5
6,5
28,4%
902,8%
59,8%
-24,3%
88,2%
-52,8%
43,9%
68,5%
130%
Nguồn: Vụ kế hoạch- thống kê- Bộ thương mại
Hải sản vẫn tiếp tục là mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ. 6 tháng đầu năm 2002 đạt 261,2 triệu USD, tăng 28,4% so cùng kỳ năm 2001. Xuất khẩu hàng dệt may tăng mạnh, 6 tháng đầu năm 2002 tăng 902,8% so cùng kỳ năm 2001, đạt mức 223,4 triệu USD vươn lên trở thành mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn thứ 2 vào thị trường Mỹ. Nguyên nhân có mức tăng cao này là hàng dệt may được hưởng mức thuế tối huệ quốc. Mức thuế này Việt nam chỉ thực sự được hưởng khi hiệp định chính thức có hiệu lực vào tháng 12/2001. Cũng nhờ được hưởng mức thuế tối huệ quốc mà xuất khẩu mặt hàng giày dép sang Mỹ 6 tháng đầu năm 2002 có mức tăng trưởng cao, đạt 59,8% so cùng kỳ năm 2001 tức là đạt 87,6 triệu USD. Mặt hàng dầu thô vẫn luôn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng sang thị trường Mỹ, song trị giá xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2002 lại giảm so với cùng kỳ năm 2001
3.3 Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chính
3.3.1 Mặt hàng thuỷ sản
Năm 2000, hải sản Việt Nam xuất sang Mỹ trị giá 272,3 triệu USD (sang Nhật Bản là 444,4 triệu USD), chiếm 20,58% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Sau khi hiệp định thương mại Việt Mỹ được kí kết vào tháng 7/2000 thì sang năm 2001, tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường đầy tiềm năng này lên đến 482,4 triệu tức là tăng gần 100%. Nếu so sánh với cùng kỳ năm 2001 thì kim ngạch 6 tháng đầu năm 2002 đạt 261,2 triệu USD, tức là tăng 28,4% Nguồn: “ Hợp tác thương mại hướng tớí thị trường Mỹ”- Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế của Bộ Thương Mại- NXB Giao thông vận tải và công ty xúc tiến thương mại Niên Giám Xanh- 11/2001
. Như vậy qua các con số trên, có thể thấy là sau khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ được kí kết thì tốc độ xuất khẩu thuỷ sản tăng rất mạnh. Tuy nhiên, sau khi hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực vào ngày 10/12/2001 thì tốc độ xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ vẫn tăng nhưng tốc độ giảm dần. Vậy nguyên nhân vì sao?
Trước hết ta xét bảng về thuế MFN và phi MFN đối với một số mặt hàng thuỷ sản
Bảng 10: So sánh thuế MFN và phi MFN
Mã HTS
Mặt hàng
Thuế MFN
Thuế phi MFN
0301
Cá sống
0%
0%
0302
Bộ phận còn lại của cá sau khi lọc file
0%
2,2cent/kg-4,4cent/kg
0305
Cá khô, ướp muối hoặc xông khói
4-7%
25-30%
0306.13
Tôm các loại
0%
0%
0306.14/24
Thịt cua đông lạnh hoặc không đông lạnh
7,5%
15%
0307
Nghêu sò
0%
0%
0307.60
ốc
5%
20%
Nguồn: Tổng cục Hải quan Mỹ
Như vậy, trước những ưu đãi về thuế, trung bình giảm 20% thì các DNVN đã rất tích cực đầu tư nuôi trồng thuỷ sản. Bên cạnh đó, hoạt động khai thác hải sản có nhiều thuận lợi. 6 tháng đầu năm 2002, riêng các tỉnh phía Bắc có sản lượng đánh bắt tăng 0,52% so cùng kì năm trước, đạt 737.000 tấn, bằng 54,59% kế hoạch/ năm. Hiệu quả đánh bắt hải sản xa bờ thể hiện rõ hơn, khai thác vùng gần bờ ổn định, các biện pháp bảo vệ nguồn lợi được tăng cường nhằm đảm bảo cho sử dụng bền vững nguồn lợi hải sản.
Tuy nhiên, như chúng ta thấy xuất khẩu hải sản sang thị trường Mỹ quý I/2002 có xu hướng giảm chậm. Có một số nguyên nhân như sau:
Thứ nhất, các DNVN gặp rất nhiều khó khăn về giá- giá đầu vào tăng trong khi giá đầu ra không được cải thiện nên lợi nhuận của nghề khai thác hải sản chưa cao.
Thứ hai, khác với khai thác thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản mà chủ yếu là nuôi tôm lại gặp phải không ít khó khăn trong những tháng đầu năm. Hạn hán, những bất cập về tưới tiêu, môi trường nuôi, quản lý con giống chưa tốt, thời vụ không đảm bảo, bệnh tôm vẫn xảy ra, nhất là ở vùng mới chuyển đổi việc sử dụng đất canh tác nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi tôm. Bên cạnh đó thì việc nuôi thuỷ sản nước ngọt ổn định. Tuy nhiên, nhờ bíêt rút kinh nghiệm những năm trước, lại có sự chỉ đạo sát sao của Bộ và các địa phương nên sản lượng nuôi và khai thác nội địa tăng 13,51% so với cùng kì năm trước, tức là đạt 424.129 tấn, bằng 44,65% kế hoạch năm. Điều đáng lưu ý là việc sản xuất nguyên liệu từ nuôi trồng chưa thật đảm bảo về chất lượng cho chế biến nên chưa tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm do Mỹ đặt ra. Dư lượng kháng sinh trong nguyên liệu trước hết là chloramphenicol, nitrofuran và một số hoá chất bị cấm, tạp chất khác đang là vấn đề bức xúc làm đau đầu các nhà chế biến xuất khẩu- người tiếp nhận nguồn nguyên liêu mà một phần quan trọng đến từ các sản phẩm thuỷ sản nuôi.
Thứ ba, lĩnh vực gặp nhiều khó khăn nhất của ngành trong nửa đầu năm nay là chế biến xuất khẩu thuỷ sản. Có lẽ chưa năm nào mà các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và các nhà quản lý của chúng ta lại lao tâm khổ tứ như thời gian qua và có lẽ khó khăn cũng chưa dừng ở đây. Nguyên liệu chế biến thiếu, cạnh tranh gay gắt cả về giá mua nguyên liệu trong nước lẫn giá bán sản phẩm ở nước ngoài, thị trường biến động mạnh theo chiều hướng xấu về giá cả và sức mua.
Thứ tư, các rào cản mà Mỹ dựng lên như rào cản kỹ thuật, pháp lý hay phi thuế quan cũng rất gay gắt. Điển hình là vào những ngày cuối của nửa đầu năm 2002, một cuộc chiến đã bùng nổ: Hiệp hội cá Nheo Mỹ đã khởi kiện 53 doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam bán phá giá các sản phẩm cá tra và cá Basa tại thị trường Mỹ.
Tình hình xuất khẩu đầu năm nay có hơi khó khăn nhưng nhìn chung với nhiều ưu đãi mà bản hiệp định tạo ra cho các DNVN thì xu hướng xuất khẩu thuỷ sản chắc chắn sẽ tăng.
3.3.2 Mặt hàng dệt may
Nhờ bản hiệp định thương mại Việt Nam-EU kí kết ngày 15/2/92 và thực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van cua Nguyen Hoang Phuong.doc
- trang bia.doc