MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG 3
1.1. Khái quát về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 3
1.1.1.Tín dụng ngân hàng 3
1.1.2.Phân loại tín dụng ngân hàng 3
1.1.2.1. Phân loại theo thời gian (thời hạn tín dụng) 3
1.1.2.2. Phân loại theo hình thức 4
1.1.2.3. Phân loại theo tài sản bảo đảm 4
1.1.2.4. Phân loại tín dụng theo rủi ro 5
1.1.2.5. Phân loại khác 5
1.2. Rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại 5
1.2.1. Khái niệm, bản chất của rủi ro tín dụng 5
1.2.2. Nguyên nhân rủi ro tín dụng 6
1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng 7
1.2.3.1. Nợ quá hạn 7
1.2.3.2. Các chỉ tiêu khác 8
1.2.4. Tác động của rủi ro tín dụng 9
1.3. Quản lý rủi ro tín dụng 11
1.3.1. Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng 11
1.3.2. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng 11
1.3.2.1. Xây dựng chính sách tín dụng & qui trình tín dụng 12
1.3.2.2. Xác định cơ cấu tổ chức tín dụng 14
1.3.2.3. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng 14
1.3.2.4. Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng 16
1.3.2.5. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro 17
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng 18
1.3.3.1. Các nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng 18
1.3.3.2. Công nghệ 19
1.3.3.3. Trình độ của đội ngũ cán bộ 19
1.3.3.4. Sự phối hợp giữa các bộ phận trong hoạt động tín dụng 19
1.3.3.5. Nhận thức về sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng 20
1.3.3.6. Từ phía cơ quan quản lý 20
CHƯƠNG 2 : HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 21
2.1. Giới thiệu chung về Sở Giao Dịch NHNT Việt Nam 21
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở Giao Dịch NHNT Việt Nam 21
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của SGD NHNT hiện nay 21
2.2. Hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch NHNT Việt Nam 28
2.3. Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại SGD NHNT 31
2.3.1. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của NHNT Việt Nam 31
2.3.2. Qui trình tín dụng 35
2.3.2.1 Về tổ chức tín dụng: 35
2.3.2.2. Về qui trình cấp tín dụng 37
2.4. Thực trạng rủi ro tín dụng giai đoạn 2005 – 2007 40
2.5. Đánh giá về quản lý rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịch NHNT 43
2.5.1. Kết quả đạt được 43
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân 44
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ 50
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH 50
NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 50
3.1. Định hướng hoạt động SGD NHNT Việt Nam 50
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại SGD NHNT Việt Nam 52
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng thể nhân. 52
3.2.2. Tăng cường hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý rủi ro tín dụng 55
3.2.3. Đa dạng hóa danh mục đầu tư 56
3.2.4. Nâng cao vai trò của hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ 58
3.2.5. Xây dựng nền tảng công nghệ hiện đại 60
3.2.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng 61
3.3. Kiến nghị 63
3.3.1. Đối với NHNT 63
3.3.2. Đối với NHNN 64
3.3.3. Đối với Chính phủ 66
KẾT LUẬN 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à giup Ban giám đốc SGD trong công tác tổ chức bộ máy và công tác cán bộ tại SGD theo đúng Bộ luật lao động, qui định hiện hành của NHNN và NHNT VN.
Phòng hành chính quản trị
Nghiên cứu, mở rộng và phát triển hệ thống mạng lưới hoạt động cùa SGD trên địa bàn Hà Nội và các vùng lân cận theo phương hướng phát triển của NHNT theo từng giai đoạn nhằm tăng sức cạnh tranh, thu hút và mở rộng khách hàng, khẳng định uy tín của NHNT với khách hàng trên thị trường.
Phòng tin học
Phòng tin học có chức năng giúp ban giám đốc SGD trong việc quản lý duy trì hệ thống công nghệ thông tin liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh tại SGD NHNT.
Các phòng giao dịch
Hiện tại SGD NHNT có 14 phòng giao dịch bao gồm: Phòng giao dịch số 1 (23 Phan Chu Trinh – Hà Nội), Phòng giao dịch số 2 (120 Hàng Trống – Hà Nội), Phòng giao dịch số 3, Phòng giao dịch số 4 (29B Hai Bà Trưng – Hà Nội), Phòng giao dịch số 5 (Đội Cấn – Hà Nội), Phòng giao dịch số 6 (18 Hàng Than – Hà Nội), Phòng giao dịch số 7 (52 Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội), Phòng giao dịch số 8 (30 Lý Thái Tổ - Hà Nội), Phòng giao dịch số 9 (64 Bạch Mai – Hà Nội), Phòng giao dịch số 10 (110 Cầu Gỗ - Hà Nội), Phòng giao dịch số 11 (133 Hàng Bông – Hà Nội), Phòng giao dịch số 12 (50 Lò Đúc – Hà Nội), Phòng giao dịch số 13, Phòng giao dịch số 14 (100 Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm – Hà Nội).
Các phòng giao dịch có chức năng phục vụ nhu cầu giao dịch tiền gửi, tiền tiết kiệm, thanh toán thẻ, cho vay tư nhân đối với khách hàng có nhu cầu.
Sơ đồ 2.1: Tổ chức Sở Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
- P.Thanh toán nhập khẩu.
- P. Thanh toán xuất khẩu.
- P. Công nghệ.
- P.Bảo lãnh
- Phòng giao dịch số : 13,14
- P.Quản lý rủi ro
- P. Quan hệ khách hàng
- P. Quản lý nợ
- Phòng giao dịch số : 1,2,5
- Công đoàn
- P.Kế toán giao dịch.
- P.Hối đoái
- P.Kinh doanh ngoại tệ.
- Phòng giao dịch số :4,6,8,10,11,12
- P.Tín dụng DN vừa & nhỏ
- P.Đầu tư dự án.
- P.Ngân quỹ.
- P.Tiết kiệm.
- Phòng giao dịch số : 3,7,9
- P.Kiểm tra nội bộ.
- P.Quản lý nhân sự.
- P.Hành chính quản trị.
- P.Quản lý nguồn vốn.
Giám đốc
Nguyễn Danh Lương
Phó
Giám Đốc 1
Phó
Giám Đốc 2
Phó
Giám Đốc 3
Phó
Giám Đốc 4
(Nguồn: Phòng quản lý nhân sự - SGD NHNT)
2.2. Hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch NHNT Việt Nam
Năm 2007 là năm thứ hai SGD NHNT tách ra khỏi Hội Sở Chính hoạt động như một chi nhánh độc lập, hiện nay SGD cũng đang dần ổn định về mặt tổ chức. Quán triệt tinh thần, hoạt động theo phương châm “Hiệu quả & An toàn”, Ban giám đốc cùng cán bộ, nhân viên SGD NHNT đã nỗ lực thực hiện đạt được các mục tiêu đã đề ra. Tính đến cuối năm 2007, dư nợ tín dụng hiện hành của SGD qui VNĐ đạt 3278.67 tỷ đồng tăng 8.1% so với năm 2006. Trong đó, cho vay ngắn hạn đạt 2918.21 tỷ đồng và trung & dài hạn đạt 345.32 tỷ đồng. Dư nợ cho vay của nền kinh tế của SGD tính đến cuối năm 2007 chỉ chiếm 7.31% tổng nguồn vốn của SGD.
Tín dụng ngắn hạn và ngoại tệ: Từ năm 2006, SGD đã thực hiện qui trình tín dụng mới giúp kiểm soát chặt chẽ các khoản tin dụng, giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng. Dư nợ cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp bằng VNĐ của SGD chủ yếu tập trung vào kinh doanh thương mại chiếm 80% doanh số cho vay TCKT có mục đích là kinh doanh hàng nhập khẩu nên khách hàng chủ yếu vay bằng ngoại tệ, SGD vẫn đang tiếp cận với khách hàng có nhu cầu vay bằng VNĐ. Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ tính đến 31/12/2007 đạt 81.62 triệu USD tăng 19,64% so với năm 2006 do giá cả nhiều mặt hàng trên thế giới tăng mạnh mẽ đặc biệt là giá xăng dầu kéo theo giá cả các mặt hàng khác tăng theo như: sắt thép, phân bón, hàng tiêu dùng… Vì vậy, nhu cầu vay ngoại tệ cũng tăng theo.
Tín dụng trung dài hạn VNĐ và ngoại tệ: Sau khi tách khỏi HSC vào đầu năm 2006, phần lớn các dư nợ trung dài hạn được chuyển lên TW, một số hợp đồng đã ký sau nay thi chưa giải ngân được nhiều, do đó mà dư nợ trung dài hạn của SGD không tăng nhiều.
Dư nợ tín dụng năm 2006 đạt 3.033 tỷ đồng tăng 13,35% so với năm 2005. Dư nợ năm 2005 đạt 2.675,79.tỷ đồng. Như vậy, trong 3 năm qua dư nợ tín dụng của SGD NHNT liên tục tăng trưởng.
Biểu đồ 2.1: DIỄN BIẾN DƯ NỢ CỦA SGD NHNT VN (2005 – 2007)
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro tín dụng – SGD NHNT Việt Nam)
Về cơ cấu tín dụng:
Trong tổng dư nợ cuối năm 2007 thì vốn cho vay ngắn hạn chiếm khoảng 88%, mà phần lớn dư nợ ngắn hạn có mục đích kinh doanh hàng nhập khẩu. Trong cơ cấu cho vay hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất là mặt hàng xăng dầu chiếm trên 26,2%; mặt hàng hóa chất các loại chiếm 15,6% , sắt thép chiếm 11,1%; phân bón chiếm 4,4%, máy móc thiết bị chiếm 3,6%,…
Dư nợ cho vay các mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng khoảng 27% trong tổng dư nợ, chủ yếu vay để thu mua gạo, hàng may mặc, chè, mây tre xuất khẩu…
Bên cạnh hoạt động tín dụng của SGD là cho vay đối với các doanh nghiệp, SGD còn có các hoạt động sử dụng vốn như vay gửi NHTW, các hoạt động cho vay khác như: chiết khấu chứng từ có giá, mở rộng hình thức cho vay chiết khấu chứng từ hàng xuất, cho vay phát hàng thẻ tín dụng,…
Thực hiện phương châm “Tăng trưởng tín dụng đi kèm nâng cao chất lượng” SGD NHNT là một trong những đơn vị trong hệ thống NHNT được áp dụng mô hình quản lý rủi ro áp dụng cho khách hàng là doanh nghiệp, tách bạch rõ các chức năng (chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro, chức năng tác nghiệp) với 3 phòng ban chuyên trách là: Phòng quan hệ khách hàng, phòng quản lý rủi ro tín dụng và phòng quản lý nợ. Từ đó giúp nâng cao chất lượng tín dụng của SGD, kiểm soát tốt hơn rủi ro cho ngân hàng và tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Để có được sự tăng trưởng liên tục trong những năm qua, SGD NHNT đã nỗ lực thực hiện đúng theo chủ trương do Ban lãnh đạo đề ra “mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn – hiệu quả”. Một mặt duy trì các khách hàng cũ, mặt khác tăng cường công tác Marketing, đẩy mạnh cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu… Điều này góp phần làm tăng tổng dư nợ đồng thời thu hút thêm ngoại tệ không nhỏ từ xuất khẩu cho NHNT VN. Để mở rộng hoạt động này, SGD đã tiến hành khảo sát qui trình thu mua của một số đơn vị nhằm đáp ứng nhu cầu vay để thu mua của Công ty CP XNK Tổng hợp 1, Công ty TNHH Tùng Lâm, Công ty TNHH An Lộc.. Ngoài ra, bên cạnh một số khách hàng truyền thống thì SGD cũng đã tiếp nhận, xử lý hồ sơ vay vốn của một số khách hàng mới như: Công ty CP Viễn Thông Bưu Điện, Công ty TNHH cơ khí ABB, Nhà xuất bản Phụ Nữ, Chi nhánh công ty CP vật tư nông nghiệp Hà Nội, Công ty TNHH LPK, Công ty CP Long Hải,… Có thể nói, SGD NHNT là một trong những địa chỉ hàng đầu mà khi có nhu cầu vay vốn, các doanh nghiệp Thủ Đô thường tìm đến.
2.3. Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại SGD NHNT
2.3.1. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của NHNT Việt Nam
Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của NHNT VN được áp dụng đối với hoạt động cấp tín dụng đến khách hàng dưới mọi hình thức tại Hội sở chính, Sở giao dịch, Chi nhánh và các công ty trực thuộc NHNT nhằm mục đích:
- Thống nhất cơ chế quản lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống NHNT.
- Tạo môi trường quản lý rủi ro tín dụng minh bạch và hiệu quả.
- Đảm bảo hoạt động kinh doanh của NHNT phát triển bền vững, chủ động đối phó với rủi ro tín dụng.
- Xác định và phân chia trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng đối với từng cấp bậc trong ngân hàng.
Chính sách này được ban hành tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau:
Tuân thủ pháp luật: Việc cấp tín dụng cho khách hàng phải tuân thủ các qui định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các qui định có liên quan.
Phù hợp với chiến lược kinh doanh của NHNT Việt Nam từng thời kỳ: Việc mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược và có sự kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong hệ thống ngân hàng.
Vừa tôn trọng quyền tự quyết của Giám đốc vừa đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng: Chính sách này vừa chú trọng tính an toàn tín dụng song vừa đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế.
Quan điểm bình đẳng hướng tới khách hàng: Thực hành thống nhất chính sách khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu.
Đề cao trách nhiệm cá nhân: Nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Cán bộ có quyền tự quyết và phải tự chịu trách nhiệm trước quyết định đó.
Chính sách quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng
Nội dung của chính sách quản lý rủi ro được xây dựng trên cơ sở:
+ Luật các Tổ chức tín dụng do Chính Phủ ban hành.
+ Điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHNT VN.
+ Qui định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng do NHNN ban hành.
Một số nội dung cơ bản của chính sách quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng:
Rủi ro tín dụng của khách hàng phải được quản lý theo nguyên tắc toàn diện, liên tục ở tất cả các giai đoạn có khả năng phát sinh rủi ro tín dụng, thông qua các qui định cụ thể của từng loại nghiệp vụ tín dụng.
Tùy đặc điểm khác nhau của mỗi loại khách hàng, NHNT áp dụng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng:
- Đối với khách hàng là định chế tài chính (doanh nghiệp) thì NHNT áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho khách hàng đinh chế tài chính (doanh nghiệp) nhằm lượng hóa mức độ rủi ro của từng khách hàng. Việc quản lý tổng mức rủi ro tín dụng đối với một khách hàng được thực hiện thông qua giới hạn tín dụng.
Một số tiêu chí trong hệ thống chấm điểm tin dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp:
Chấm điểm về qui mô: vốn, lao động, doanh thu thuần, nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
Chấm điểm tài chính: Các chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, Chỉ tiêu thu nhập
Chấm điểm dòng tiền: Hệ số khả năng trả lãi, hệ số khả năng trả nợ gốc, xu hướng của lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ, trạng thái lưu chuyển thuần từ hoạt động, tiền và các khoản tương đương tiền/ VCSH.
Chấm điểm quản lý: Kinh nghiệm của Ban quản lý, môi trường kiêm soát nội bộ, tính khả thi của phương án kinh doanh,…
Chấm điểm uy tín giao dịch: Trả nợ đúng hạn, Nợ quá hạn trong quá khứ, cung cấp thông tin đầy đủ và đúng hẹn theo yêu cầu của SGD.
Chấm điểm yếu tố bên ngoài: Triển vọng ngành, vị thế cạnh tranh, số lượng đối thủ cạnh tranh.
Chấm điểm yếu tố khác: Đa dạng hóa các hoạt động, sự phụ thuộc vào đối tác.
Căn cứ vào số điểm của doanh nghiệp đạt được, ngân hàng sé xếp hạng doanh nghiệp theo số điểm xếp loại như sau: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D.
- Đối với cho vay đầu tư dự án: NHNT thực hiện cho vay đầu tư dự án trên cơ sở đánh giá tính khả thi, hiệu quả và khả năng hoàn trả nợ của dự án.
- Đối với khách hàng là thể nhân: NHNT hướng tới chuẩn hóa các sản phẩm tín dụng đối với khách hàng thể nhân, NHNT đánh giá năng lực và khả năng trả nợ của khách hàng thể nhân trên cơ sở đảm bảo an toàn và phù hợp với thực tiễn.
Giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng:
- NHNT phải tuân thủ các Giới hạn cho vay, bảo lãnh; Giới hạn cho thuê tài chính theo qui định.
- Căn cứ vào chiến lược kinh doanh và định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ.
Hạn chế cấp tín dụng đối với khách hàng:
NHNT chủ trương giảm dư nợ tín dụng, hạn chế cấp tín dụng mới đối với khách hàng có một số đặc điểm sau:
- Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Được đánh giá là có năng lực và mức độ rủi ro không đảm bảo qui định của NHNT; Có nợ quá hạn tại NHNT và/ hoặc các tổ chức tín dụng khác tại thời điểm xem xét cấp tín dụng.; Có vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng; Kinh doanh các mặt hàng, lĩnh vực đầu tư đang gặp khó khăn.
- Đối với khách hàng là thể nhân: Có nợ quá hạn tại NHNT và/ hoặc các tổ chức tín dụng khác tại thời điểm xem xét cấp tín dụng; Nguồn thu nhập, nguồn trả nợ không rõ ràng.
Các qui định bảo đảm an toàn tín dụng được SGD NHNT tuân thủ và thực hiện:
- Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của NHNT.
- Tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan không vượt quá 50% vốn tự có của NHNT.
- Giới hạn tín dụng đối với một khách hàng là doanh nghiệp của SGD NHNT tối đa là 200 tỷ đồng.
- Giới hạn tín dụng đối với 1 dự án đầu tư của SGD NHNT tối đa là 35 tỷ đồng; Thời hạn cấp tín dụng tối đa là 10 năm.
- Trường hợp khoản tín dụng được cầm cố 100% bằng sổ tiết kiệm của NHNT, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, thẩm quyền phê duyệt tín dụng tối đa của phòng Giao dịch/ Bộ phận cho vay thể nhân tại Chi nhánh do Chi nhánh quyết định nhưng không quá 05 tỷ qui VNĐ/ khách hàng.
- Trường hợp cho vay có tài sản đảm bảo 100% bằng bảo lãnh của Chính phủ, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc nhà nước thì TGĐ/ Phó TGĐ có quyền quyết định, phê duyệt các khoản vay/ tổng khoản vay vượt 10% vốn tự có của NHNT.
2.3.2. Qui trình tín dụng
2.3.2.1 Về tổ chức tín dụng:
SGD NHNT đã chuyên môn hóa chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban đối tượng tham gia cấp tín dụng theo mô hình của ING Bank (Hà Lan).
Tham gia vào qui trình tín dụng gồm có 3 phòng chức năng: Phòng QHKH, phòng QLRR, phòng QLN cùng Ban giám đốc và Hội đồng tín dụng.
Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức tín dụng
Ban Giám Đốc
HĐTD
Phòng QHKH
Phòng QLRR
Phòng QLN
(Nguồn: Phòng Quản lý nhân sự - SGD NHNT)
Hội đồng tín dụng có nhiệm vụ tái thẩm định và ra quyết định đối với những khoản vay trung và dài hạn, xét duyệt hạn mức tín dụng mỗi khách hàng định kỳ hàng năm; thông qua quyết định và qui định liên quan đến hoạt động tín dụng SGD NHNT Việt Nam trong từng thời kỳ.
Phòng Quan hệ khách hàng
Chức năng:
Phòng QHKH có chức năng là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của NHNT.
Nhiệm vụ cơ bản:
Xác định thị trường kinh doanh mục tiêu và đối tượng khách hàng mục tiêu.
Xây dựng chính sách khách hàng, trực tiếp tham gia thực hiện chính sách khách hàng và đánh giá việc thực hiện chính sách khách hàng.
Trực tiếp triển khai các biện pháp Maketing giới thiệu cho khách hàng về sản phẩm dịch vụ mà NHNT có lợi thế và có thể cung ứng.
Tổ chức việc đánh giá thực hiện chính sách khách hàng định kỳ nhằm kịp thời điều chỉnh chính sách hoặc điều chỉnh biện pháp triển khai có hiệu quả hơn trong trường hợp cần thiết.
Trực tiếp khởi tạo và quản lý mối quan hệ tín dụng với khách hàng.
Phòng Quản lý rủi ro tín dụng
Chức năng:
Phòng QLRR có chức năng nghiên cứu, phân tích, quản lý rủi ro gồm rủi ro chung (rủi ro hệ thống, rủi ro thị trường…) và rủi ro riêng (rủi ro đối với khách hàng, đối với dự án) nhằm đảm bảo phát triển tín dụng, mở rộng hoạt động một cách an toàn, hiệu quả.
Nhiệm vụ cơ bản:
Nghiên cứu chủ trương, chính sách của Nhà Nước và kế hoạch phát triển theo từng vùng kinh tế, ngành kinh tế tại điạn phương, các văn bản về hoạt động ngân hàng… chiến lược kinh doanh, chính sách về quản lý rủi ro của NHNT VN và tình trạng tín dụng tại SGD trong từng thời kỳ để: Đề xuất mức tăng trưởng tín dụng ntheo nhóm khách hàng, ngành nghề, khu vực kinh tế… phù hợp với năng lực quản trị rủi ro; Đề xuất danh sách khách hàng cần hạn chế tín dụng hoặc ngừng quan hệ tín dụng.
Thực hiện phân loại nợ và tính toán trích dự phòng rủi ro cho từng khách hàng theo qui định hiện hành.
Quản lý danh mục đầu tư.
Chấm điểm, xếp hạng tín dụng đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại SGD.
Trực tiếp thẩm định rủi ro đối với từng khoản cấp tín dụng đến khách hàng.
Tham gia vào qui trình phê duỵêt tín dụng, tham gia và giám sát các quyết định đã được phê duyệt, tham gia xử lý các khoản cấp tín dụng có vấn đề.
Phòng Quản lý nợ
Chức năng:
Phòng QLN có chức năng quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc giải ngân, thu nợ. Đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp với số liện trên hồ sơ. Đảm bảo lưu giữ hồ sơ vay đầy đủ và an toàn. Đảm bảo các khoản cấp tín dụng đều tuân thủ các bước qui định trong Quy trình tín dụng.
Nhiệm vụ cơ bản:
Kiểm soát tính tuân thủ.
Nhập dữ liệu vào hệ thống.
Nhận và lưu giữ hồ sơ.
Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc rút vốn.
Lập các báo cáo dữ liệu khoản vay.
Tham gia vào quá trinh thu nợ, thu lãi.
2.3.2.2. Về qui trình cấp tín dụng
Qui trình xác định giới hạn tín dụng: Bao gồm 4 bước cơ bản
Đề xuất GHTD: Phòng QHKH thu thập mọi thông tin và hồ sơ tài liệu có liên quan đến khách hàng, đề xuất việc thiết lập mối quan hệ tín dụng với khách hàng và chịu trách nhiệm lập Báo cáo đề xuất Giới hạn tín dụng.
Thẩm định rủi ro – Xác định giới hạn tín dụng: Căn cứ vào thông tin nêu tại Báo cáo đề xuất tín dụng và thông tin tự thu thập được, phòng QHKH lập báo cáo thẩm định rủi ro và xác định giới hạn tín dụng đối với doanh nghiệp theo qui định hiện hành của NHNT.
Phê duyệt GHTD: Tuy theo trị giá và căn cứ vào tình hình thực tế trong từng thời kỳ. Tổng GĐ có qui định bằng văn bản về việc phân cấp phê duyệt GHTD đối với từng cấp bậc trong NHNT. Tất cả các khoản tín dụng và tổng các khoản cấp tín dụng đối với một khách hàng vượt quá 10% vốn tự có của NHNT đều phải trình HĐQT phê duyệt.
Nhập dữ liệu vào hệ thống: Căn cứ thông tin nêu tại Báo cáo tác nghiệp và bộ hồ sơ đính kèm, phòng QLN chịu trách nhiệm nhập dữ liệu theo đúng các yêu cầu của hệ thống và lưu giữ hồ sơ xác định GHTD an toàn.
Qui trình cho vay vốn lưu động: Bao gồm 10 bước cơ bản
Đề xuất cho vay: Phòng QHKH chịu trách nhiệm thu thập mọi thông tin và hồ sơ liên quan đến khách hàng, thông tin liên quan đến phương án vay vốn, đánh giá sơ bộ khoản vay và lập Báo cáo Đề xuất tín dụng.
Thẩm định rủi ro khoản vay: Căn cứ vào thông tin nêu tại Báo cáo Đề xuất tín dụng và các thông tin tự thu thập được từ các nguồn kênh khác, phòng QLRR chịu trách nhiệm lập Báo cáo thẩm định rủi ro nêu rõ ý kiến về việc đồng ý/ không đồng ý cho vay và các điều kiện vay được áp dụng.
Phê duyệt khoản vay: Tùy theo trị giá và căn cứ vào tình hình thực tế trong từng thời kỳ, Tổng GĐ có qui định bằng văn bản về việc phân cấp phê duyệt tín dụng đối với từng cấp bậc trong NHNT. Tất cả các khoản tín dụng và tổng các khoản cấp tín dụng đối với một khách hàng vượt quá 10% vốn tự có của NHNT đều phải trình HĐQT phê duyệt.
Soạn thảo và kí kết hợp đồng: Phòng QHKH chịu trách nhiệm soạn thảo các hợp đồng và thực hiện việc lấy đầy đủ chữ ký trên Hợp đồng theo qui định. Sau khi hoàn tất, CBKH chịu trách nhiệm lập thông báo tác nghiệp chuyển lên CBRR rà soát và chuyển tiếp phòng QLN để thực hiện nhập dữ liệu.
Nhập dữ liệu vào hệ thống: Căn cứ các thông tin nêu tại thông báo tác nghiệp và bộ hồ sơ đính kèm, phòng QLN chịu trách nhiệm nhập vào hệ thống và lưu giữ hồ sơ vay an toàn.
Rút vốn vay: Sau khi tiếp nhận yêu cầu rút vốn vay từ khách hàng, CBKH chuyển tiếp toàn bộ hồ sơ rút vốn vay sang phòng QLN để kiểm tra thủ tục rút vốn vay. Nếu hồ sơ hoàn toàn hợp lệ, phòng QLN thông báo phòng quỹ/ kế toán giải ngân cho khách hàng.
Quản lý, giám sát khoản vay/ khách hàng vay: Phòng QHKH chịu trách nhiệm nắm chắc các thông tin liên quan đến khách hàng vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng định kì/ đột xuất. Mọi bất thường trong quá trình theo dõi, giám sát khách hàng, phòng QHKH phải phản ánh với phòng QLRR để cùng tìm biện pháp xử lý.
Phòng QLRR phối hợp với phòng QHKH trong việc phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý trong trường hợp khoản vay có dấu hiệu bất thường; giám sát việc thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Phòng QLN chịu trách nhiệm hỗ trợ phòng QHKH và phòng QLRR trong việc quản lý và giám sát khoản vay/ khách hàng vay thông qua việc nhắc nhở thực hiện Lịch kiểm tra sử dụng vốn vay, kiểm tra tài sản đảm bảo và cung cấp số liệu khai thác được từ hệ thống
Điều chỉnh tín dụng:
Thu hồi nợ vay: Căn cứ lịch trả nợ đến hạn do phòng QLN lập, phòng QHKH chịu trách nhiệm đôn đốc khách hàng trả nợ. Khi đến hạn trả nợ, phòng QLN chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục với phòng kế toán để thực hiện thu nợ từ khách hàng và các thủ tục khác để đóng hồ sơ vay.
Xử lý đối với các khoản nợ quá hạn: Tùy theo tính chất của từng khoản vay mà phòng QHKH và phòng QLRR cùng phối hợp và đề xuất biện pháp xử lý thích hợp.
Để kiểm tra, kiểm soát tính tuân thủ qui chế của các bộ phận, phòng ban chức năng; phát hiện rủi ro trong từng khâu trong quá trình cho vay, NHNT có thành lập tổ kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Công tác kiểm tra, kiểm soát này sẽ được thực hiện trong suốt quá trình cho vay.
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ phận kiểm tra, kiểm soát toàn hệ thống NHNT
Chủ tịch HĐQT
Tổng Giám Đốc
Ban kiểm soát HĐQT
Phòng kiểm tra, kiểm soát TW
Giám Đốc đơn vị thành viên, chi nhánh
Phòng kiểm tra, kiểm soát tại đơn vị thành viên, chi nhánh.
(Nguồn: Phòng Quản lý nhân sự - SGD NHNT Việt Nam)
2.4. Thực trạng rủi ro tín dụng giai đoạn 2005 – 2007
Trong giai đoạn 2005 – 2007, một số biến động lớn của thị trường trong nước và trên thế giới đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng:
- Giá dầu thô trên thế giới luôn ở mức cao và trong suốt thời gian dài đã gây khó khăn lớn cho các đơn vị nhập khẩu xăng dầu, theo đó giá gas nhập khẩu cũng tăng đáng kể. Vì vậy, làm cho giá thành một số sản phẩm tăng mạnh, ảnh hưởng tới thị trường trong nước.
- Một số yếu tố về kinh tế - xã hội – y tế như dịch cúm gia cầm đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng vượt xa so với mức kế hoạch cũng ảnh hưởng không nhỏ dến sản xuất và đời sống xã hội.
- Giá cả tăng cao cũng gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất: Chi phí đầu vào tăng lên, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm.
- Ở trong nước, quả trình sắp xếp lại doanh nghiệp, trong đó việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước đang tiếp tục diễn ra một cách mạnh mẽ và nhanh chóng.
Trước những biến động đó, đối mặt với nhiều rủi ro song công tác quản lý rủi ro của SGD NHNT vẫn thu được những kết quả đáng khích lệ.
Bảng 2.1: Cơ cấu dư nợ của SGD NHNT (2005 - 2007)
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Tổng
2005
2409.55
(90.05%)
246.17
(9.2%)
12.84
(0.48%)
6.96
(0.26%)
0.27
(0.01%)
2675.79
(100%)
2006
2705.44
(89.2%)
268.42
(8.85%)
40.64
(1.34%)
15.77
(0.52%)
2.73
(0.09%)
3033
(100%)
2007
3053.75
(93.14%)
154.43
(4.71%)
19.02
(0.58%)
45.9
(1.4%)
5.57
(0.17%)
3278.67
(100%)
(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro tín dụng - SGD NHNT)
Theo QĐ 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Qui định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, nợ của NHTM được chia làm 5 nhóm, với nợ từ loại 3 đến loại 5 là nợ xấu, còn nợ nhóm 1 – nợ thông thường, nợ nhóm 2 – nợ cần chú ý. Cũng theo quyết định này, nợ xấu (nhóm 3,4,5) chiếm tỷ lệ từ 2 – 5% là một tỷ lệ có thể chấp nhận được.
Theo kết quả trên cho thấy, dư nợ nhóm 1 của SGD NHNT chiếm tỷ lệ cao (khoảng 90 – 91% tổng dư nợ); Dư nợ nhóm 2 đến nhóm 4 chiếm khoảng 9%, còn lại là dư nợ nhóm 5 chiếm tỷ lệ nhỏ. Tổng nợ xấu của SGD tính đến thời điểm 31/12/2007 là 2.15 % tồng dư nợ. Trên thực tế, theo thống kê, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng TMCP có tỷ lệ là 1- 2%. So với kết quả này, tỷ lệ nợ xấu của SGD NHNT là cao song có thể chấp nhận được.
Về công tác xử lý nợ quá hạn:
Trong năm 2007, SGD đã tiến hành nhiều biện pháp để tận thu nợ tồn đọng. Tuy nhiên, ngoài các tài sản đã bàn giao cho AMC quản lý, việc xử lý tiếp theo đối với một số tài sản do SGD quản lý hiện tại còn rất nhiều vướng mắc và gặp rất nhiều khó khăn như: Tài sản thế chấp của công ty điện tử Hà Nam cho SGD đang thuộc diện giải phóng mặt bằng tại Thị xã Phủ Lý, việc thực hiện thu hồi nợ của Công ty TNHH Đức Phương,… Phần lớn các khoản nợ còn lại coi như không còn khả năng thu hồi.
Trong công tác xử lý nợ, SGD cũng đã hoàn tất việc ký kết hợp đồng ủy quyền với công ty SX & XNK Thanh niên về khai thác tài sản là tòa nhà văn phòng của công ty tại Thành phố Vinh, xóa một phần nợ khoanh của công ty dệt Nam Định, miễn giảm lãi cho xí nghiệp dệt Hồng Quân, làm việc với UBND Thị xã Phủ Lý về việc giải quyết đền bù cho khối tài sản của SGD nằm trong khu vực giải tỏa của tỉnh.
Đối với các khoản tín dụng đã giải ngân, SGD tích cực đôn đốc, phối hợp giũa các phòng nghiệp vụ trong việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng, kịp thời phát hiện các dấu hiệu rủi ro liên quan đến khoản cấp tín dụng và đưa ra biện pháp xử lý thích hợp. SGD cũng đã tích cực xây dựng các đề xuất giới hạn tín dụng cho khách hàng, rà soát để đảm bảo khách hàng là doanh nghiệp được chấm điểm và xếp hạng tín dụng định kỳ.
2.5. Đánh giá về quản lý rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịch NHNT
2.5.1. Kết quả đạt được
Nhận thức công tác quản lý rủi ro có tầm quan trọng rất lớn đặc biệt trong bối cảnh qui mô hoạt động tín dụng đang tăng trưởng khá nhanh, NHNT VN nói chung và SGD NHNT nói riêng đã nỗ lực cố gắng thực hiện theo phương châm “Tăng trưởng tín dụng đi kèm với chất lượng tín dụng”.
Việc áp dụng mô hình tín dụng mới (mô hình ING Bank) với sự tách bạch 3 chức năng cho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2804.doc