Khóa luận Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế bằng loại hình du lịch MICE ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015

Hoạt động du lịch MICE làm nổi bật tên tuổi của các địa điểm tổ chức sự kiện như Festival võ thuật Tây Sơn, Bình Định 2007, Hoa hậu Hoàn Vũ 2008- Hội An”, Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng 2009 ; khôi phục nhiều lễ hội và làng nghề thủ công truyền thống, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và cơ hội vươn lên làm giàu cho người dân, tạo thêm nguồn thu để ôn tạo, trùng tu các di tích, di sản và nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; khôi phục lễ hội, làng nghề truyền thống, truyền tải giá trị văn hóa đến các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế.

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2805 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế bằng loại hình du lịch MICE ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c trường đào tạo du lịch sang du học tại Malaysia và Singapore. *Nhóm kết qủa thứ ba đang được dự án thực hiện là gắn kết hài hòa hệ thống công nhận kỹ năng nghề du lịch cấp quốc gia với hệ thống công nhận nghề của khu vực và tăng cường hợp tác khu vực: Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam đã được công nhận bở một số tổ chức du lịch trong khu vực và quốc tế như Pata, Aseanta. Dự án cũng hỗ trợ TCDL tham gia các hoạt động hợp tác và hội nhập khu vực, thực hiện các báo cáo nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực du lịch trong các tổ chức Asean và quốc tế nhằm tiến tới đạt được sự công nhận củakhu vực đối với tiêu chuẩn kỹ năng nghề Việt Nam. Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam do EU tài trợ đã và đang góp phần nâng cao chất lượng nhân lực du lịch Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế và tăng cường khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế của ngành du lịch Việt Nam. II.Thực trạng quản lý loại hình du lịch MICE 1. Về cơ sở pháp lý Do chỉ mới phát triển mạnh trong giai đoạn 2000-2010 nên cho đến nay, du lịch MICE vẫn chưa có một cơ sở pháp lý riêng để điều chỉnh loại hình du lịch này. Hiện nay, các hoạt động du lịch MICE tại Việt Nam vẫn dựa trên các cơ sở pháp lý chung của ngành du lịch như Pháp lệnh du lịch 2005, các quyết định thông tin có liên quan đến lĩnh vực du lịch lữ hành, các cơ sở lưu trú du lịch. Trong đó đáng chú ý nhất là sự ra đời của Luật Du lịch 2005, sau đó là hàng loạt những Nghị định, Quyết định, Thông tư liên quan đến việc điều chỉnh hoạt động du lịch lữ hành, hứa hẹn sẽ tạo nên một nền tảng pháp lý mới ổn định hơn, bám sát vào thực tiễn của ngành du lịch Việt Nam, đặc biệt là du lịch MICE. TCDL nhận thức rõ ràng sự cần thiết phải có một văn bản thay thế pháp lệnh du lịch. Văn bản này sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc, điều chỉnh một cách tổng hợp các mối quan hệ kinh tế để phát triển du lịch nhanh và bền vững. Luật du lịch Việt Nam chính thức có hiệu lực vào vào năm 2005 đã kế thừa điều chỉnh và bổ sung những hạn chế, thiếu sót của Pháp lệnh du lịch 1999. Du lịch 2005 đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của du lịch MICE, khi dành gần như toàn bộ Chương IV để điều chỉnh các lĩnh vực có quan hệ chặt chẽ đến sự phát triển của loại hình du lịch này như: Kinh doanh lữ hành (Mục 2, từ Điều 43 đến Điều 56), Kinh doanh vận chuyển khách du lịch (Mục 3, từ điều 57 đến Điều 60), Kinh doanh lưu trú du lịch (Mục 4, từ Điều 61 đến Điều 66), Kinh doanh phát triển du lịch, điểm du lịch (Mục 5, từ Điều 67 và 68) và Kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm đến du lịch, đô thị du lịch (Mục 6, từ Điều 69 đến Điều 71) [8] 2. Định hướng chiến lược và quy hoạch tổng thể 2.1. Định hướng chiến lược Định hướng chiến lược được xem như “kim chỉ nam” trong sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, trong đó nhấn mạnh du lịch MICE. Trong giai đoạn 2000-2010, Chính phủ đã đưa ra những chiến lược phát triển du lịch và chương trình hành động của ngành du lịch Việt Nam từ năm 2001-2010; Chương trình hành động quốc gia về du lịch và các sự kiện du lịch Việt Nam năm 2000 với tiêu đề: “Việt Nam - điểm đến của thiên nhiên kỷ mới”; Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2000-2005; Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006-2010, và gần đây là Chương trình hành động của ngành du lịch Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO từ năm 2007-2012. Các chương trình trên đã giúp ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch MICE nói riêng có được sự phát triển mạnh mẽ. 2.2. Quy hoạch tổng thể Trong Bản Tổng kết Chương trình hành động về du lịch giai đoạn 2000-2005, Chính phủ đã tiến hành thu thập số liệu, thông tin và tiến hành đánh giá tình hình khai thác, tổ chức quản lí các hoạt động kinh doanh, hiện trạng quy hoạch, kiến trúc và hạ tầng cơ sở trong ngành du lịch. Bản tổng kết cho thấy Chính phủ đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc nâng cấp hạ tầng và quy hoạch tổ chức. Từ việc chỉ hỗ trợ 13 tỉnh thành trong năm 2001 với số vốn là 266 tỷ đồng thì tính đến hết năm 2005, đã có 58 tỉnh, thành phố được hỗ trợ vốn đầu tư là 550 tỷ đồng, khẳng định giao thông chính là huyết mạch của sự phát triển du lịch, với tổng số vốn 2.146 tỷ đầu tư CSHT- KT du lịch thời kỳ 2001-2005, vốn đầu tư vào đường các khu du lịch và đường khu du lịch là 1.933,3 tỷ đồng chiếm 90% tổng số nguồn vốn. [9] Tuy vẫn còn một số bất cập trong việc triển khai các nguồn vốn này trong giai đoạn từ năm 2001-2005 tại các địa phương nhưng nhìn chung thì nhiều dự án và hạng mục được triển khai thông qua nguồn vốn trên đã cải thiện không gian du lịch tại các địa phương như dự án đường du lịch Lăng Cô (Thừa Thiên- Huế), đường Liên Chiểu- Thuận Phước- Sơn Trà- Điện Ngọc (Đà Nẵng), đường vào khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Quảng Nam) và nhiều dự án tại tỉnh thành khác. Việc nâng cấp sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đạt chuẩn quốc tế, cho phép nhiều hãng hàng không nước ngoài hoạt động tại Việt Nam giúp mở rộng thêm số chuyến bay, đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của du khách MICE đến Việt Nam. Bên cạnh đó, năm 2001, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, gọi tắt là UNDP đã tài trợ 232.000 USD cho TCDL Việt Nam để thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 [10]. Quy hoạch phát triển trên đã được lập từ năm 1995 đến 2001 một nhóm chuyên gia trong nước và quốc tế đã phối hợp điều chỉnh lại. Các chuyên gia cũng đã đề ra các chỉ số biến đổi cho các điểm và khu du lịch để đánh giá tác động của du lịch đối với những tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, đồng thời chú trọng tới việc tạo cơ hội kinh doanh du lịch cho các vùng kinh tế khó khăn, phát triển các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ và một số vấn đề khác. 3. Hoạt động kiểm tra, giám sát và hỗ trợ của các cơ quan chức năng đối với loại hình du lịch MICE Trong giai đoạn 2000-2010, Chính Phủ đã kết hợp với các ban ngành liên quan tiến hành khảo sát về tình hình tổ chức và khai thác tiềm năng phát triển du lịch tại các vùng, địa phương du lịch trọng điểm từ Bắc vào Nam. Cuộc khảo sát ở miền Bắc được tiến hành trong tháng 01/2000 tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Hạ Long, Lạng Sơn, sân bay quốc tế Nội Bài. Khảo sát ở miền Nam tiến hành trong tháng 02/2000 tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Tp.HCM. Mục tiêu của việc khảo sát là tìm ra những thế mạnh, điểm yếu của du lịch từng vùng và địa phương, từ đó xây dựng những giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng [11]. Chính phủ cũng đã tiến hành các cuộc khảo sát tại các quốc gia được xem là đối thủ cạnh tranh chính của du lịch MICE tại Việt Nam như Thái Lan, Trung Quốc. Quá trình khảo sát tại Thái Lan diễn ra vào tháng 3 năm 2006 tại hai địa điểm du lịch nổi tiếng là Bangkok và Pattaya, và cuộc khảo sát tại Trung Quốc được tiến hành vào tháng 6 năm 2007. Mục tiêu của việc tiến hành khảo sát tại các nước này là nhằm phân tích và học hỏi kinh nghiệm, mô hình phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch MICE, từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam [11]. Đồng thời trong giai đoạn vừa qua, Chính phủ cũng đã quyết định thành lập một số cơ quan chức năng mới như Cục xúc tiến du lịch được thành lập vào năm 2003, Vụ Lữ Hành, Vụ KS, văn phòng đại diện TCDL ở một số nước. Sự ra đời của các cơ quan này đã góp phần củng cố sự liên kết chặt chẽ, nâng cao khả năng phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch MICE phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Trong giai đoạn 2000-2010, hoạt động thanh tra của các cơ quan chức năng đã diễn ra trên phạm vi cả nước. Trong năm 2005, đoàn thanh tra TCDL đã tiến hành thanh toán, kiểm tra 129 địa điểm trong đó kiểm tra trực tiếp 70 và tự kiểm tra 59. Trong năm 2007, thanh tra TCDL đã thành lập 28 đoàn thanh tra và kiểm tra, trong đó có 09 đoàn thanh tra hành chính và 19 đoàn thanh tra chuyên ngành, tiến hành kiểm tra 148 đơn vị [16]. Nội dung chính của công tác thanh tra, kiểm tra là hoạt động quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, hoạt động lữ hành, lưu trú và môi trường du lịch. Qua hoạt động này, đội thanh tra, kiểm tra cho thấy nhiều đơn vị kinh doanh du lịch đã có những chuyển biến tích cực, chấp hành nghiêm túc các quy đinh trong hoạt động kinh doanh, chủ động tìm tòi đối tác, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả. Đoàn thanh tra đã kịp phát hiện và xử lý hàng trăm đơn vị có hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch như cho tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng tư cách pháp nhân, tên doanh nghiệp của mình để hoạt động kinh doanh lữ hành; kinh doanh lữ hành quốc tế mà không có giấy phép kinh doanh, sử dụng người nước ngoài làm hướng dẫn viên du lịch, trốn thuế, vi phạm quy chế môi trường du lịch. Với những vi phạm đó, đoàn thanh tra kiểm tra đã đưa ra những biện pháp xử phạt, yêu cầu các cá nhân, đơn vị nhanh chóng khắc phục, chấn chỉnh. Việc xử phạt nhằm mục đích cảnh báo các cá nhân, doanh nghiệp vi phạm, đồng thời nhắc nhở các đơn vị khác trong việc thực hiện đúng những luật lệ, quy định của luật pháp, đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững cho du lịch MICE nói riêng. Vào tháng 9 năm 2004, một hội nghị chuyên đề về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch đã được tổ chức tại khách sạn Melia Hà Nội, với sự tham gia gần 200 đại biểu từ TCDL, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch địa phương, các sở đào tạo du lịch, các doanh nghiệp du lịch hàng đầu, các cơ quan, bộ ngành liên quan và các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước. Mục đích của hội nghị là tổng hợp công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời đề ra định hướng trong giai đoạn kế tiếp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vào việc tănng cường sự phối hợp phát triển nguồn nhân lực du lịch giữa các cơ quan quản lý, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch . Song hành với việc tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các ban ngành và cơ quan chức năng còn chú trọng vào việc xây dựng triển khai quy trình và chương trình đào tạo nhằm bồi dưỡng, nâng cao năng lực lao động, nghiệp vụ chuyên môn của ngành du lịch nói chung, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vào lĩnh vực du lịch MICE. Quy trình đào taọ lại, bồi dưỡng nâng cao năng lực nhân lực du lịch đã được nhóm chuyên gia uy tín trong nước nghiên cứu, xây dựng từ năm 2002 cho đến nay với sự tham gia, góp ý kiến của các vụ, đơn vị trong ngành du lịch và các chuyên gia về giáo dục nhằm bắt kịp xu hướng phát triển chung của du lịch thế giới, phù hợp với thực tiễn của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chính phủ cũng đã thành lập những đơn vị như Cục xúc tiến du lịch, trường Trung học nghiệp vụ du lịch Huế, trường Trung học nghiệp vụ du lịch Hải Phòng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc quảng bá và khai thác tiềm năng phát triển của du lịch MICE Việt Nam, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng những yêu cầu khắt khe và sự tăng nhanh về số lượng của du khách MICE đến Việt Nam. Chính phủ cũng đang tiến hành phê duyệt các đề xuất về việc thành lập văn phòng đại diện của TCDL tại một số thị trường du lịch trọng điểm. III. Đánh giá hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế theo loại hình du lịch MICE ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010 1. Những kết quả đạt được 1.1. Về mặt kinh tế Trong giai đoạn 2000-2010, những thành tựu kinh tế ấn tượng là nét nổi bật trong quá trình phát triển hoạt động thu hút DKQT bằng loại hình du lịch MICE ở Việt Nam. Các doanh nghiệp và các cơ quan hữu quan có những cố gắng và nỗ lực đáng kể nhằm đẩy mạnh sự phát triển của loại hình MICE Việt Nam và đã đạt được một số kết quả nhất định sau đây: Không những số lượng, mà xét về mặt tỷ trọng lượng du khách MICE trong tổng lượng khách du lịch đến Việt Nam trong 5 năm qua vẫn liên tục tăng, bất chấp những biến động bất lợi khách quan của nền kinh tế thế giới. Điều này chứng tỏ du lịch MICE có một nội lực đáng kể và tiềm năng to lớn. Chi tiêu của du khách MICE khi đến Việt Nam nhìn chung vẫn được duy trì ở mức độ cao hơn so với các loại hinh du lịch khác. Quan trọng hơn, mức chi tiêu của khách MICE khi đến nước ta không ngừng tăng lên thời gian, vượt qua những trở ngại khách quan của diễn biến tình hình kinh tế quốc tế, mang lại nguồn thu đáng kể và góp phần khắc phục tính thời vụ của hoạt động du lịch. Ngoài ra, hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế bằng loại hình MICE ở Việt Nam còn gián tiếp mang lại những lợi ích kinh tế khác. Chẳng hạn như bằng việc liên kết với các loại hình du lịch khác như du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa…MICE mang lại không ít cơ hội kinh doanh cho các nhà cung cấp dịch vụ ăn theo như sân golf , khu giải trí – nghỉ dưỡng liên hợp; khuyến khích CSHT – KT, hệ thống các KS và khu nghỉ mát cao cấp không ngừng được mở rộng…và góp phần chặt chẽ hóa và nâng đỡ toàn bộ ngành du lịch nước ta đang phát triển. Thu nhập từ hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của loại hình du lịch MICE không ngừng gia tăng đóng góp vào GDP của các nước qua các năm. Đặc biệt, trong giai đoạn 2005-2007, với tỷ trọng chiếm trong GDP tăng dần, có lúc gần 1%, hoạt động du lịch này tỏ ra có ưu thế phát triển hơn các hoạt động kinh tế khác, chứng minh cho một sức mạnh tiềm tàng mới của ngành du lịch nước nhà. Các ban ngành, cơ quan chức năng đã xây dựng và thực hiện tương đối tốt các chiến lược và chương trình hành động quốc gia về du lịch Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam từ năm 2001-2010; chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2000-2005 và 2006-2010. Các chiến lược này đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển mạnh mẽ của du lịch MICE trong giai đoạn vừa qua. Qua chương trình, công tác quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến bạn bè thế giới cũng được Chính phủ đầu tư đáng kể thông qua các kênh truyền thông quốc tế, những sự kiện quốc tế, chương trình lễ hội văn hóa đặc sắc tại các vùng, địa phương, tích cực tổ chức và tham gia các Hội chợ du lịch tại nhiều nước. Dưới khía cạnh kinh tế, tính bền vững của hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế bằng loại hình du lịch MICE được thể hiện qua tổng thu nhập hay mức đóng góp của hoạt động này vào GDP của Việt Nam. Và từ các số liệu thống kê về số lượng DKQT MICE và mức chi tiêu trung bình của họ khi đến Việt Nam trong suốt thời gian qua được trình bày như trên, ta có được con số ước tính về giá trị tính bằng tiền mà hoạt động du lịch này góp vào tổng sản phẩm quốc gia trong thời gian qua như sau: Năm 2006 2007 2008 2009 Chi tiêu của khách MICE 661 702 729 947 Số lượng khách MICE (nghìn người) 720 940 1076 1.140.000 Doanh thu MICE (nghìn USD) 475.920 659.880 784.404 1.019.725 Tốc độ tăng trưởng hàng năm (%) 38,65 18,87 37,64 GDP (nghìn USD) 60.380.000 71.400.000 90.705.000 95.530.506 Tỷ lệ đóng góp vào GDP 0,79 0,92 0,86 1,13 Từ bảng tính trên, có thể thấy thu nhập từ hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của loại hình du lịch MICE không ngừng tăng lên qua các năm. Suốt từ năm 2006 đến 2009, hoạt động quốc tế của MICE liên tục nâng mức đóng góp của mình vào GDP của cả nước từ 476 triệu USD vào năm 2006 lên gần gấp 1,5 lần với 660 triệu USD năm 2007, lên gần 785 triệu USD vào năm 2008 và sau đó là 1.020 triệu USD vào năm 2009. Đặc biệt, trong giai đoạn 2006-2009, đóng góp từ hoạt động du lịch này vào GDP không chỉ tăng về mặt số lượng mà còn về mặt tỷ trọng. Từ mức tỷ trọng 0,79% GDP trong buổi đầu khởi sắc vào năm 2006, con số này đã lên tới gần 0,8% GDP vào năm 2006 và chiếm 1,13% GDP của nước ta vào năm 2009. Điều đó nói lên hoạt động du lịch này không chỉ được mở rộng mà còn tỏ ra có ưu thế phát triển hơn các hoạt động kinh tế khác trong giai đoạn trên. Tuy nhiên, hoạt động này lại có tốc độ tăng doanh thu hằng năm giảm dần: từ mức 38,65% vào năm 2007, tốc độ tăng doanh thu hằng năm của MICE giảm còn một nửa xuống còn 18,87% vào năm 2008 và tăng nhẹ 30% vào năm 2009. Mặc dù xu hướng này có thể phần nào lý giải bởi quy luật sản lượng cận biên giảm dần, nhưng điều đó có nghĩa rằng sau thắng lợi bước đầu mà những thuận lợi khách quan mang lại vào năm 2006, doanh thu từ hoạt động quốc tế của MICE ở Việt Nam tuy có tăng trưởng nhưng đang rơi vào xu hướng chậm dần. Đó là một nguy cơ đáng lo ngại. Thực tế ấy đồng nghĩa với việc hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế MICE ở nước ta còn thụ động, phụ thuộc nhiều vào những tác động khách quan bên ngoài của thị trường và chưa chủ động tạo ra thời cơ cho bước tiến mới. Như vậy, với những tiềm năng sẵn có và những thành tích đạt được từ trước đến nay, để đạt đến mức phát triển bền vững về mặt kinh tế, hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của dịch vụ MICE ở Việt Nam là hoàn toàn có thể. 1.2. Về mặt xã hội – văn hóa Bên cạnh những lợi ích rõ ràng về mặt kinh tế, các hoạt động quốc tế của MICE ở Việt Nam cũng đem lai không ít những tác động tích cực đến đời sống xã hội – văn hóa của nước ta. Những ảnh hưởng có định tính và đinh lượng đó bao gồm: Du lịch MICE quốc tế ở Việt Nam giúp tạo thêm công ăn việc làm cho các lao động, đóng góp không nhỏ vào công tác an dân của đất nước. Đặc biệt, hoạt động du lịch MICE của Việt Nam càng thu hút được nhiều DKQT thì lao động của ngành càng được nâng cao về trình độ và tính chuyên nghiệp. Chính phủ cũng quyết đinh thành lập những đơn vị mới như Trường trung học nghiệp vụ du lịch Huế, trường Trung học nghiệp vụ du lịch Hải Phòng nhằm bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho du lịch MICE Việt Nam. Do yêu cầu đặc thù của hoạt động du lịch MICE, nhiều khách sạn, khu liên hợp tổ chức hội thảo – hội nghị…cao cấp không ngừng được xây dựng, góp phần đáng kể vào việc chỉnh trang bộ mặt đô thị và tạo ra diện mạo mới cho nước nhà tương xứng với giai đoạn phát triển mới của đất nước. Hoạt động du lịch MICE làm nổi bật tên tuổi của các địa điểm tổ chức sự kiện như Festival võ thuật Tây Sơn, Bình Định 2007, Hoa hậu Hoàn Vũ 2008- Hội An”, Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng 2009…; khôi phục nhiều lễ hội và làng nghề thủ công truyền thống, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và cơ hội vươn lên làm giàu cho người dân, tạo thêm nguồn thu để ôn tạo, trùng tu các di tích, di sản và nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; khôi phục lễ hội, làng nghề truyền thống, truyền tải giá trị văn hóa đến các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Qua việc tổ chức, xúc tiến và quảng bá hoạt động du lịch MICE của Việt Nam ra cộng đồng quốc tế, không những các nhà kinh doanh dịch vụ MICE của Việt Nam mà các cơ quan quản lý chuyên ngành của nước ta đã học tập và đúc kết không ít kinh nghiệm trong công tác phối hợp tổ chức và quản lý hành động. Ví dụ như sự ra đời của câu lạc bộ MICE Việt Nam hệ thống hóa hơn 20 KS 4-5 sao danh tiếng trong cả nước, Cục xúc tiến du lịch, Vụ lữ hành, Vụ khách sạn, văn phòng đại diện của TCDL ở nước ngoài, Luật Du lịch Việt Nam 2005 đã có sự quan tâm đến du lịch MICE thông qua các điều khoản điều chỉnh các lĩnh vực có liên quan như: Kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh phát triển khu du lịch v.v…chứng tỏ tác phong quản lý và kinh doanh của Việt Nam ngày càng đạt đến trình độ chuyên nghiệp. Cũng như các hoạt động du lịch khác, bên cạnh việc mang lại những tác động khả quan về kinh tế, hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế bằng loại hình du lịch MICE cũng đem lại những tác động không nhỏ đến đời sống xã hội ở nước ta. chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa số lượng du khách MICE và những thay đổi trong số lượng làm việc, số lượng khách sạn sang trọng được tạo ra nhằm đáp ứng những du khách MICE khó tính đến Việt Nam trong thời gian qua. Hơn nữa, hoạt động thu hút khách quốc tế của MICE còn tạo ra nhu cầu về các khách sạn cao cấp ở nước ta, hình thành những công trình kiến trúc sang trọng, góp phần chỉnh trang bộ mặt đô thị Việt Nam. Mối quan hệ giữa số lượng du khách MICE đến Việt Nam và số lượng khách sạn cao cấp (3-5sao) trong giai đoạn được thể hiện qua các số liệu sau: Bảng 2.3: Số lượng khách sạn cao cấp qua các năm Năm Số lượng du khách MICE Tổng số khách sạn 3-5 sao 2006 720.000 216 2007 940.000 261 2008 1,076.000 291 2009 1,140.000 314 Nguồn: Tổng cục du lịch “chuyên trang tổng kết 50 năm phát triển du lịch” (2010) Thêm vào đó, hoạt động quốc tế MICE ở Việt Nam còn mang lại nhiều lợi ích xã hội - văn hóa khác mà trong giới hạn nguồn lực của khóa luận này xin được dừng ở mô tả. Ví dụ: hoạt động du lịch MICE làm nổi bật tên tuổi của các địa điểm tổ chức các sự kiện như Festival võ thuật Tây Sơn, Bình Định 2007, Hoa hậu Hoàn Vũ 2008- Hội An, Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng 2009, Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội 2010…mang lại hiệu quả marketing nhanh chóng và mạnh mẽ cho toàn bộ ngành du lịch; khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và có cơ hội vươn lên làm giàu cho người dân, tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích, di sản và nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; khôi phục lễ hội, làng nghề truyền thống, truyền tải giá trị văn hóa đến các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế… Cuối cùng, qua việc tổ chức, xúc tiến và quảng bá hoạt động du lịch MICE của Việt Nam ra cộng đồng quốc tế, không những các nhà kinh doanh dịch vụ MICE của Việt Nam mà các cơ quan quản lý chuyên ngành của nước ta đã học tập và đúc kết không ít kinh nghiệm trong công tác phối hợp tổ chức và quản lý hành động. Đó là bài học thực tế giúp đội ngũ làm công tác du lịch nói chung và kinh doanh MICE nói riêng tự nâng cao tính chuyên nghiệp và hoàn thiện mình trong mắt bạn bè quốc tế. 1.3. Về mặt môi trường: Là một bộ phận của ngành công nghiệp không khói, hoạt động du lịch MICE cũng có những tác động tích cực riêng đến việc bảo tồn và giữ gìn các nguồn lực tự nhiên bởi những đặc điểm riêng có của du khách MICE. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những ngoại tác tích cực của MICE quốc tế đến môi trường và cảnh quan chung như sau: Trước hết, với đặc thù phục vụ những du khách quốc tế có trình độ học vấn cao và ý thức cao về môi trường, du khách MICE quốc tế đến Việt Nam đã tạo nên áp lực tự hoàn thiện mình giữa Việt Nam với các “cường quốc MICE” trong khu vực, trong “cuộc đua xanh”. Điều đó đã tạo nên xu hướng “Green MICE” và ý thức tiết chế đến mức tối đa các ngoại tác tiêu cực đến với môi trường trong giới những nhà kinh doanh dịch vụ lữ hành và thiết kế tour, bên cạnh việc tạo ra những sản phẩm du lịch riêng cho Việt Nam. Bên cạnh đó, để khắc sâu ấn tượng về thiên nhiên Việt Nam trong cái nhìn của du khách quốc tế, các nhà kinh doanh dịch vụ du lịch MICE đã góp phần rất tích cực trong công cuộc quảng bá hình ảnh Hạ Long như một di sản thiên nhiên thế giới, Đà Nẵng là một trong 5 bãi biển đẹp nhất thế giới, Nha Trang là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới. Các hoạt động đó không chỉ góp phần giúp Hạ Long, Nha Trang, Đà Nẵng…trở thành trọng điểm du lịch MICE của cả nước mà còn gián tiếp giúp các địa phương có được nguồn vốn tôn tạo và bảo tồn các danh thắng, tạo làn sóng “du lịch xanh” và ý thức bảo bệ môi trường và cảnh quan rộng khắp cộng đồng cả nước, liên kết và cổ vũ cho các loại hình du lịch khác thân thiện với môi trường như du lịch biển, du lịch sinh thái… Ngoải ra, không chỉ các nhà cung cấp tour MICE như Saigon tourist, Viettravel mà các khách sạn phục vụ khách MICE đến Việt Nam cũng phải quan tâm đến yêu cầu “xanh” trong môi trường du lịch. Hiện nay xu hướng kinh doanh khách sạn sạch, xanh, thân thiện với môi trường đã không còn xa lạ và được nhiều khách sạn áp dụng và thực hiện tốt đặc biệt là các khách sạn quốc tế như Sheraton Hà Nội, Caravelle Sài Gòn, Renaissance Riverside Sài Gòn, Sofitel Plaza Hà Nội…và những điểm nghỉ ngơi quen thuộc khác của khách MICE quốc tế, ủng hộ nhiệt liệt cho chương trình thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” của TCDL tại Hà Nội và TP.HCM kể từ năm 2009. Được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói, bản thân ngành du lịch đã thể hiện hiệu quả tiết kiệm tài nguyên so với việc đầu tư và thu lợi bằng các hoạt động sản xuất khác trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp bởi tính đặc thù của “môi trường du lịch”. Hơn thế, hoạt động du lịch MICE cũng có những tác động tích cực riêng đến bảo tồn và giữ gìn các nguồn lực tự nhiên bởi những đặc điểm riêng có của du khách MICE như đã phân tích trong chương trước. Nhìn chung, đó là những người có trình độ học vấn cao, có cơ hội tham quan ở nhiều quốc gia và có nhận xét khắt khe đối với sản phẩm du lịch được cung cấp. Vì vậy, để thu hút khách MICE từ khắp nơi trên thế giới, du lịch MICE của Việt Nam luôn phải có ý thức tiết chế đến mức tối đa các tác động tiêu cực bên ngoài để cạnh tranh và theo kịp với xu hướng “Green MICE” ở các “cường quốc MICE” trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thái Lan…và không ngừng cải tạo, khám phá các đặc thù về môi trường để tạo ra các sản phẩm du lịch riêng có. Điều đó đồng nghĩa với viêc càng có nhiều du khách MICE đến nước ta trong giai đoạn 2005-2010 thì áp lực duy trì và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKHÓA LUẬN- Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế bằng loại hình du lịch MICE ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015.doc
Tài liệu liên quan