Mục lục
Lời nói đầu 1
Phần I: Lý luận chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 3
I. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của ngành 3
1. Đặc điểm 3
2. Sự cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm du lịch. 4
3. Vai trò của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với công tác quản lý kinh tế trong công ty du lịch. 5
4. Nhiệm vụ của công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch 6
II. Những vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 7
1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 7
2. Giá thành sản phẩm phân loại giá thành sản phẩm 12
3. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm du lịch 14
4. Nội dung tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất 15
5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 31
6. Tính giá thành sản phẩm 34
Phần II: Những vấn đề chung của Công ty khách sạn du lịch Thắng Lợi 41
I. Giới thiệu về khách sạn Thắng Lợi 41
1. Quá trình hình thành và pháp triển Công ty khách sạn du lịch Thắng Lợi 42
2. Tình hình hoạt động của Công ty khách sạn du lịch Thắng Lợi trong hai năm 2003 - 2004. 44
II. Bộ máy quản lý của Công ty khách sạn du lịch Thắng Lợi 45
1. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty khách sạn du lịch Thắng Lợi 46
2. Tổ chức bộ máy kế toán, công tác kế toán và phụ sách kế toán ở Công ty khách sạn du lịch Thắng Lợi 50
3. Tổ chức chứng kế toán 54
4. Tổ chức hệ thống tài khoản 54
5. Tổ chức sổ kế toán của công ty 55
6. Tổ chức hệ thống báo cáo tại Công ty khách sạn du lịch Thắng Lợi 56
7. Những thuận lợi và khó khăn 57
III. Tình hình thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại Công ty khách sạn du lịch Thắng Lợi 58
1. Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty khách sạn du lịch Thắng Lợi 58
1.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 59
1.2. Tập hợp chi phí công cụ dụng cụ 70
1.3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 77
1.4. Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định 82
1.5. Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài 86
1.6. Chi phí sửa chữa 86
1.7. Hạch toán chi phí bằng tiền khác 89
IV. Tổ chức tính giá thành sản phẩm Công ty khách sạn du lịch Thắng Lợi 90
1. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ 90
2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 91
Phần III: Kết luận và một số ý kiến kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty khách sạn du lịch Thắng Lợi 95
I. Nhận xét chung về tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty khách sạn du lịch Thắng Lợi 95
II. Một số ý kiến trao đổi nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty khách sạn du lịch Thắng Lợi 96
Kết luận 98
117 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5658 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty khách sạn du lịch Thắng Lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g.Trị giá sản phẩm dở dang tính theo phương pháp này chỉ gồm trị giá thực tế NL,VL trực tiếp dung cho sản xuất sản phẩm dở dang.
Công thức tính trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau:
DĐK + Cn
DCK = x QD
QSP + QD
Trong đó:
DCK, DĐK: Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ
Cn : Chi phí NL,Vl trực tiếp phát sinh trong kỳ
QSP, QD : Sản lượng SP hoàn thành và sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Công thức này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, chi phí Nl,VL trực tiếp được bỏ vào ngay từ đầu của quy trình công nghệ sản xuất.
Trương hợp chi phí vật liệu phụ trực tiếp bỏ dần vào quá trình sản xuất thì trị giá sản phẩm làm dở chỉ tính theo chi phí NL,VL chính trực tiếp bỏ vào từ đầu quá trình sản xuất.
Đối với doang nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, gồm nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau theo một rình tự nhất định, sản phẩm hoàn thành của giai đoạn trước là đối tượng tiếp tục chế tạo của giai đoạn sau, thì trị giá sản phẩm dở dang ở giai đoạn đầu tính theo chi phí NL,VL trực tiếp và trị giá sản phẩm dở dang ở các giai đoạn sau được tính theo giá thành nữa thành phẩm của giai đoạn trước chuyễn sang.
ưu điểm: Tính toán đơn giản, khối lượng tính toán ít.
Nhược điểm: Độ chính xác không cao bởi CPSX tính cho trị giá sản phẩm dở dang chỉ bao gồm khoản mục chi phí NL,VL trực tiếp.
5.2, Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Phương pháp này thích hợp với những sản phẩm có chi phí chế biến chiếm tỷ trọng lớn trong tổng CPSX và sản lượng sản phẩm dở dang biến động nhiều giửa các kỳ kế toán.
Nội dung và phương pháp:
Căn cứ sản lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành để quy đổi sản lượng sản phẩm dở dang thành sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Công thức:
QTĐ = QD x % HT
QTĐ : Sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
% HT: Tỉ lệ chế biến hoàn thành
Tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc:
1 - CPSX bỏ vào từ đầu quy trình công nghệ sản xuất (như chi phí NL,VL TT)
Chi phí đã tập hợp được, tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang tỷ lệ với sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm dở dang thực tế theo công thức sau:
DĐK + C n
DCK = x QD
QSP + QD
2 - Đối với các chi phí bỏ dần trong quá trình sản phẩm chế biến (CP VL phụ trực tiếp, CPNCTT, CPSXC)
Chi phí đã tập hợp được tính cho sản phẩm hoanf thành và cho sản phẩm dở dang tỷ lệ với sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo từng khoản mục chi phí chế biến (ngoài ra còn kể cả chi phí vật liệu phụ trực tiếp phát daanf trong kỳ)
Công thức tính:
DCK + CCB
DCK = x QTĐ
QSP + QD
- Ưu điểm: đảm bảo số liệu hợp lý va fcó độ tinh cậy cao hơn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NL,VL trực tiếp.
- Nhược điểm: khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các công đoạn của dây chuyền công nghệ sản xuất khá phức tạp và mang tính năng chủ quan.
Trường hợp sản phẩm sản xuất có số lượng sản phẩm dở dang trên các khâu của dây chuyền sản xuất tương đối đếu dặn, có thể đơn giản hoá xác định mức độ hoàn thành chung cho tất cả sản phẩm dở dang là 50%. phưong pháp này còn gọi là phương páp đánh giá sản ;luợng san rphẩm dở dang theo 50% chi phí thẹc chất đay cũng là phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
5.3, Đánh giá sản phẩm dở dang theo CPSX định mức
Trong các doanh nghiệp sản xuất đã xây dựng một hệ thóng định mức chi phí sản xuất hợp lý và ổn định có thể đánh giá sản phẩm dở dang theo phương ơpháp chi phí sản xuất định mức.
Trước hết kế toán phải căn cứ vào sản lượng sản pẩm dở dang đã kiểm kê và đinh mức từng khoản mục chi phí ở từng công doạn sản xuất để tính chi phí sản xuất theo định mức cho sản lượng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn,sau đó tổng hợp lại theo từng loại sản phẩm. Trong phương pháp này các khoản mục chi phí tính cho sản lượng sản phẩm dở dang còn phụ thộc mức độ chế biến hoàn thành của chung.
6, Tính giá thành sản phẩm.
6.1, Đối tượng tính giá thành kỳ tính giá thành
Đối tượng tính giá thành:
Là các loại sản phẩm, công việc lao vụ do DN sản xuất và thực hiện đòi hỏi phải được tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất: Quy trình công nghệ sản xuất chế tẩon phẩm: Đặc điểm sản phẩm: Yêu cầu, trình độ quản lý … mà kế toán giá thành phải xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp với thực tế của Dnvới đặc điểm riêng vốn có của mình các công ty du lịch thường có đối tượng tính giá thành là:
+ Đối với hoạt động hướng dẩn du lịch, đối tượng tính giá thành thường là tuor du lịch, chuyến thăm quan.
+ Đối với hoạt động vận chuyển du lịch là lượt khách đã vận chuyển ( lượt kkhách x km)
+ Đối với hoạt động kinh doanh buồng nngủ là lượt phòng cho thuê / 1 ngày đêm của từng loại phòng (loại1, loại2, loại đặc biệt…)
+ Đối với các hoạt động khác tính giá thành cho 1000đồng doanh thu. Xác định đối tượng tính giá thành phù hợp với điều kiện cụ thể của DN giúp cho kế toán mở sổ kế toán bảng tính giá thành và tính giá thành theo đối tượng một cách trung thực hợp lý, kiểm tr tình hình thực hiện kế hoạch giá thành
Kỳ tính giá thành:
Là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho câc đối tượng tính giá thành. Trong công ty du lịch do sản phẩm có tính đơn chiếc chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất nên kỳ tính giá thành của công ty du lịch là dựa vào từng đối tượng tính giá thành như tính giá thành một tuor thì kỳ tính giá thành là ki hoàn thành tuor đó còn tính giá thành của buồng thì kỳ tính giá thành củng có thể là một là một tháng nhưng thông thường là vào cuối mổi quý …
6.2, Mối quan hệ giửa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành:
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là hai khái niệm khác nhau. Nhưng có mối quan hệ chặt chẻ với nhau điều đó thể hiện số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo đối tượng là căn cứ và cơ sở để tính giá thành sản phẩm cho từng đối tượng tính giá thành có liên quan.
Mặt khác đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm và ngược lại một đối tượng tính giá thành cũng có thể bao gồm nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Cũng có thể trong một DN một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuấ có thể trùng với một đối tượng tính giá thành.
6.3, Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm du lịch là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm du lịch đã hoàn thành theo các yếu tố chi phí hoặc các khoản mục giá thành trong kỳ tính giá thành du lịch đã được xác định
Căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành đã lựa chọn, căn cứ vào các đặc điểm kinh doanh từng hoạt động, kế toán có thể áp dụng các phương pháp sau để tính giá thành sản phẩm du lịch.
6.3.1, Phương pháp tính giá thành sản phẩm giản đơn (Phương pháp trực tiếp)
Phương ơháp này được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí trùng với đối tượng tính giá thành.
Theo phương pháp này, tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ được xác định bằng các công thức:
Tổng giá thành Sản Chi phí sảnphẩm Chi phí phát CP SP
phẩm hoàn thành = dở dang đầu kỳ + sinh trong kỳ + dở dangCK
Z = DĐK + C + DCK
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị sản phẩm =
Khối lượng sản phẩm hoàn thành
Z
z =
Q
Trường hợp cuối kỳ không có sản lượng sản phẩm dở dang hoặc có ít và ổn định thì không nhất thiết phải xác định trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, vậy tổng chi phí đã tập hợp được trong kỳ cũng chính là tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành (Z = C)
6.3.2, Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Phương pháp này được áp dụng trong những DN có quy trình công nghệ sản xuất, trong quá trình sản xuất sử dụng loại nguyên liệu, vật liệu nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều sản phẩm chính khác nhau, trong trường hợp này đối tượng tâp hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành, kỳ tính giá thành phù hợp kỳ báo cáo.
Trong các Công ty du lịch phương pháp này được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí là từng loại hoạt động kinh doanh, còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm dịch vụ của hoạt động đó. Ví dụ: ở hoạt động kinh doanh buồng ngủ đối tượng tậo hợp chi phí là quá trình kinh doanh buồng ngủ còn đối tượng tính giá thành ;là từng loại phòng cho thuê.
Phương pháp tính này gồm các bước:
+ Căn cứ vào tiêu chuẩn kinh tế, kỷ thuật để xác định hệ số giá thành của từng loại sản phẩm, dịch vụ (Hi)
+ Xác định tổng khối kượng sản phẩm dịch vụ của tất cả các loại sản phẩm đã quy đổi theo sản phẩm dịch vụ chuẩn bằng công thức:
n
Q = S qi x Hi
i= 1
Trong đó: qi : Sản lượng sản xuất thực tế của sản phẩm i
Hi : Hệ số kinh tế, kỷ thuật của sản phẩm i
i = 1,n
+ Xác định tổng giá thành thực tếcủa từng loại sản phẩm bằng công thức:
Tổng giá thành tổng giá thành nhóm sản phẩm Khối lượng SP
sản phẩm i = x đã quy chuẩn
Tổng khối lượng sản phẩm
đã quy chuẩn
DĐK + C - DCK
Zi = x QiHi
Q
Giá thành đơn Tổng giá thành sản phẩm i
vị sản phẩm i =
Khối lượng sản phẩm i đã thực hiện
Zi
zi = (i=1,n)
Qi
6.3.3, Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ.
Phương pháp này thích hợp với loại hình DN mà trong cùng một quy trình công nghệ SX, kết quả sản xuất được một nhóm sản phẩm cùng loại với nhiều chủng loại, phân cấp, quy cách khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuấtcủa cả nhóm sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó. Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo kế toán.
Trong các Công ty du lịch, phương pháp này cũng được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí là từng hoạt động kinh doanh du lịch. Còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm, dịch vụ của hoạt động đó. Để áp dụng phương pháp này, ta cần phải xác định được chi phí định mức hoặc chi phí kế hoạch của một đơn vị sản phẩm, lao vụ.
Cách tính giá thành cụ thể như sau:
+ Tính tổng chi phí định mức hoặc chi phí kế hoạch theo sản lượng thực tế của các loại sản phẩm.
+ Tính tỷ lệ giá thành (T) theo công thức:
Tổng giá thành thực tế cả nhóm sản phẩm
tỷ lệ giá thành (T) = x 100%
Tổng giá thành ĐM hoặc giá thành KH
Tính thinh SL thực tế của cả nhóm SP
+ Tính tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm:
Tổng giá thành thực Tổng giá thành định mức tỷ lệ giá
tế của sản phẩm i = hoặc kế hoạch tính theo sản lượng x thành
thực tế của sản phẩm i
(i = 1,n )
+ Tính giá thành đơn vị sản phẩm i.
Tổng giá thành sản phẩm i
Giá thành đơn vị sản phẩm i =
Sản lượng thực tế sản phẩm i
( i = 1,n )
Căn cứ vào giá thành thực tế tính dược, kế toán ghi:
NợTK632 - giá vốn hàng bán
CóTK154
6.3.4, Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp Công ty nhận đặt tiệc, đặt phong. Theo đơn đặt hàng, khi đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đơn đạt hàng, đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng đã hoàn thành. Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo mà khi đơn dặt hàng hoàn thành.
Theo phương pháp này hàng tháng chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo từng đơn dặt hàng. Khi nào hoàn thành đơn đặt hàng thì chi phí sản xuất đơn dặt hàng tập hợp được cũng chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.
Từng đối tượng tính giá thành như tính giá thành một tuor thì kỳ tính giá thành là ki hoàn thành tour đó còn tính giá thành của buồng thì kỳ tính giá thành củng có thể là một là một tháng nhưng thông thường là vào cuối mổi quý …
PHÂN 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA CÔNG TY KHÁCH SẠN DU LỊCH THẮNG LỢI
I. giới thiệu về khách sạn Thắng lợi
Thực hiện đường lối đổi mới và cùng với chính sách mở cửa của đảng và nhà nước,trong những năm vừa qua mà đặ biệt là những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, ngành du lịch nước ta có những sự phát triển mạnh mẽ cả về mặt số lượng và chất lượng.Tuy nhiên do không có chiến lược phát triển hợp lý đã dẫn tới sự khủng hoảng của ngành du lịch nước ta (cung về du lịch lớn hơn cầu về du lịch) đặc biệt là khủng hoảng trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú. Trong bối cảnh đó nhiều khách sạn đã bước từng bước tới con đường phá sản. Để tồn tại trong hoàn cảnh khắc liệt này các khách sạn không dám tiến hành mở rộng quy mô mà chỉ dám đầu tư theo chiều sâu như hoàn thiện cơ sở vật chât kỹ thuật, đầu tư thêm trang thiết bị, giảm giá thuê xuống, thực hiện các biện pháp marketing, nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với các khách sạn khác.
Công ty khách sạn du lịch Thắng Lợi cũng không thể tránh khỏi cuộc khủng hoảng đó và đã có những lúc lâm vào cảnh phá sản. Tuy nhiên do có sự cải tổ mạnh mẽ trong công ty về tổ chức bộ máy quản lý, nhân lực, có sự đầu tư đúng dắn như nâng cấp khách sạn từ một khách sạn mang dáng dấp của một nhà nghỉ lên thành công ty khách sạn du lịch Thắng Lợi với cơ sơ vật chất kỹ thuật, trang thiết bị tiện nghi hiện đại, các dịch vụ phong phú, đầu tư vào việc nghiên cứu thị trường tìm ra nguồn khách cho khách sạn nên khách sạn Thắng Lợi đã dần dần có những bước tăng trưởng đáng kể.
Công ty khách sạn du lịch Thắng Lợi là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, sản phẩm chủ yếu là kinh doanh hàng ăn uống, kinh doanh buồng ngủ, kinh doanh vận chuyển du lịch, và kinh doanh các dịch vụ khác như tắm hơi, giặt là, bán hàng lưu niệm, masage....Thị trường kinh doanh của Công ty là tất cả khách du lịch nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí trong nước và ngoài nước. Quá trình hoạt động của Công ty cũng là quá trình phát sinh chi phí sản xuất, mà kế toán phải có nhiệm vụ tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm để xác định kết quả kinh doanh.
1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty khách sạn du lịch Thắng Lợi
Khách sạn Thắng Lợi là món quà mà Đảng và nhân dân Cuba tặng Đảng và nhân dân ta. Nó được xây dựng trên một khu đất rộng 5ha, ba mặt giáp với hồ, mặt còn lại là đường Yên Phụ cách trung tâm Thành Phố khoảng 5km về phía Tây Bắc, cách sân bay Nội Bài khoảng 30km. Khách sạn được khởi công cuối năm 1973 và được khánh thành vào ngày 26 tháng 7 năm 1975. Mục đích ban đầu là một nhà nghỉ cao cấp với 156 buồng sau đó để phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện tại nó chuyển thành khách sạn du lịch.
Sau khi được xây dựng xong, khách sạn Thắng Lợi được bàn giao cho Bộ nội thương quản lý, nhưng sau đó khách sạn Thắng Lợi được bàn giao cho Bộ Công An quản lý.
Từ năm 1977 đến tháng 10 năm 1985, khách sạn Thắng Lợi trực thuộc Công ty du lịch Hà Nội, từ tháng 10 năm 1995 khách sạn Thắng Lợi là đơn vị hạch toán không đầy đủ trực thuộc Công ty khách sạn du lịch Thắng Lợi.
Quá trình hoạt động kinh doanh của khách sạn đã trải qua các thời kỳ chính sau đây:
Thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp từ năm 1975 đến tháng 9 năm 1988
Thời kỳ hạch toán độc lập không đầy đủ từ thang 9 năm 1988 đến tháng 10 năm 1995.
Theo quyết định số 304/QĐ-TCDL ngày 21/10/1995. Khách sạn Thắng Lợi tách ra khỏi Công ty du lịch Hà Nội và thành lập Công ty khách sạn du lịch Thắng Lợi. Công ty có 3 đơn vị sản xuất – kinh doanh trực thuộc và 4 phòng ban gồm:
3 đơn vị sản xuất kinh doanh:
+ Xí nghiệp giặt là.
+ Trung tâm lữ hành.
+ Khách sạn Thắng Lợi.
4 phòng ban gồm:
+ Phòng kinh tế – kế hoạch
+ Phòng tổ chức – hành chính
+ Phòng kỹ thuật - nghiệp vụ
Trong quá trình phát triển và kinh doanh, do yêu cầu của thị trường khách sạn đã xây dựng thêm khu Salê, bugalow nâng tổng số phòng của khách sạn lên 178 phòng.
Nhà hàn có 6 phòng đa năng gồm:
+ Tây Hồ 1.
+ Tây Hồ 2.
+ Thắng Lợi 1.
+ Thắng Lợi 2.
+ Thắng Lợi 3.
+ Suối Trúc
Khu các dịch vụ bổ sung cũng đã được hoàn thiện như masage, souna, beauty salon, dancing, karaoke, khu cửa hàng bán hàng lưu niệm.
Với kiến trúc và thiết bị nội thất của khách sạn như thế cho đến này khách sạn Thắng Lợi đã đảm bảo tiêu chuẩn khách sạn 3 sao.
Các hoạt động kinh doanh của khách sạn Thắng Lợi.
Kinh doanh dịch vụ lưu trú
Kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Kinh doanh các dịch vụ bổ sung như:
+ Các dịch vụ thư giản như masage, souna, beauty salon, dancing, karaoke, cắt tóc, giặt là....
+ Thông tin liên lạc
+ Thể thao: Bơi lội, cầu lông, quần vợt, bóng bàn.....
+ Đổi tiền
+ Bán hàng lưu niệm
+ Cho thuê hội trường.
+ Cho thuê xe ôtô.
2. Tình hình hoạt động của Công ty khách sạn Du lịch Thắng Lợi trong hai năm 2003-2004
Trong những năm qua Công ty khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường. Công ty vững bước đi lên và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước và đảm bảo đời sống cho công nhân viên trong Công ty, mức thu nhập tăng với mức độ khá cao, ta thấy điều đó qua việc xem xét một số chỉ tiêu chính của Công ty trong 2 năm trở lại đây.
Chỉ tiêu
đơn vị
Năm 2003
Năm 2004
1. Tổng doanh thu
1000đồng
12.600.000
20.600.000
2. Tổng chi phí
1000đồng
11.000.000
18.800.000
3. Tổng lợi nhuận
1000đồng
1.600.000
1.800.000
4. Tổng vốn lưu động
1000đồng
1.000.000
1.300.000
5. Tổng vốn cố định
1000đồng
14.800.000
14.800.000
6. Lao động sử dụng
Người
240
240
7. Thu nhập bình quân
1000đ/ngày/tháng
700
1.400
Công ty khách sạn du lịch Thắng Lợi là một doanh nghiệp Nhà nước nên nguồn vốn được ngân sách Nhà nước cấp. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, Công ty còn tự bổ sung vốn.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình thực hiện của năm 2004 tăng lên so với năm 2003.
II, Bộ MáY QUảN Lý CủA CÔNGTY KHáCH SạN DU LịCH THắNG LợI
Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty
Giám Đốc Công Ty
Phó Giám Đốc Công Ty
Phòng kế hoạch tài chính
Phòng Tổ Chức Hành Chính
Phòng Kỷ Thật Nghiệp vụ
Xí Nghiệp Giặt Là
Trung Tâm Du Lịch
Tổ Lễ Tân
Tổ môi Trường cây Cảnh
Tổ Bảo Vệ
Bar
Lưu Trú
Nhà hàng
1. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong Công Ty khách sạn Du lịch Thắng Lợi
Bước sang nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển Công ty đã chủ trương cải tiến bộ máy quản lý. Đứng đầu Công ty là Giám đốc
Chi đạo trực tiếp xuống từng phòng ban xí nghiệp thành viên. Giúp việc cho Giám đốc là phó Giám đốc và các phòng ban
1.1. Giám đốc:
Là người có quyền điều hành lớn nhất trong Công ty, là người chịu trách nhiệm chung về các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, phụ trách các lĩnh vực: kế hoạch kinh doanh, tổ chức cán bộ đầu tư xây dựng, thị trường liên doanh trong và ngoài nước, tài chính kế toán, tiền lương và thu nhập, chủ tịch hội đồng lương cán bộ, hội đồng thi đua. Trực tiếp phụ trách các phòng kế hoạch tài chính, tổ chức hành chính.
1.2. Phó Giám đốc
Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc và giúp Giám đốc điều hành và quản lý Công ty
1.3. Phòng tổ chức hành chính:
Quản lý toàn bộ lực lượng lao động trong Công ty
Ra các chính sách và các biện pháp khuyến khích, đãi ngộ và tuyển chọn lao động.
Tính và quản lý lương cuả Công ty
Tham mưu giúp Giám Đốc để làm công tác quản lý dân sự
Cung cấp đầy đủ kịp thời các văn phòng phẩm, báo chí trong nội bộ Công ty.
Kiểm tra giữa các phòng ban, theo dõi về các kiến thức cơ bản của Công ty
. Phòng kế hoạch- tài chính.
Phản ánh ghi chép nghiệp vụ kinh tế tài chính phat sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời.
Thu thập, tổng hợp, phân loại và xử lý thông tin về hoạt động kinh doanh, thông tin cần thiết cho công tác quản lý
Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch hoạt động kinh doanh, tình hình nguồn vốn, lập kế hoạch tài chính, phân phối các nguồn vốn bằng tiền, giám sát phần giá trị trong việc sử dụng vật tư, lao động các hoạt động kinh doanh của Công ty.
Ngăn ngừa hành vi vi phạm luật kinh tế tài chính, tham ô lảng phí
Giúp Giám Đốc đưa ra đường lối đúng đắn, kế hoạch phát triển đúng đắn hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý
1.5. Bộ phận Marketing
Nghiên cứu thị trường khách cho khách sạn
Tim nguồn cung cấp khách cho khách sạn
Hoạch định chiến lược kinh doanh
Phối hợp với tổ lể tân đón tiếp khách trong một số trường hợp đặc biệt
1.6. Dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi:
Tổ bàn
Bàn: kinh doanh ăn uống để tăng doanh thu cho khách sạn, phục vụ khách ăn uống hàng ngày theo đúng hợp đồng và yêu cầu của khách, phối hợp với các bộ phận khác giải quyết các yêu cầu của khách
Bar: Thoả mản các yêu cầuvề đồ uống cho khách, tăng doanh thu cho Công ty
Bếp: - Tiến hành chế biến các món ăn theo yêu cầu của khách
Cùng với bộ phận bàn tiến hành lập thực đơn cho khách sạn
Thực hiện các chỉ tiêu mà khachs sạn đã đề ra
Đảm bảo vệ sinh an toàn trong chế biến các món ăn cho khách
1.7. Khối lưu trú
Đảm bảo phục vị mọi yêu cầu của khách như nghỉ ngơi, ăn uống, giặt là, báo thức....
Kiểm tra phòng như vệ sinh phòng, kiểm tra trang thiết bị trong phòng mổi khi khách rời khách sạn
Làm vệ sinh hàng ngày đối với tất cả các phòng
Chịu trách nhiệm với ban giám đốc về tài sản trong phòng nghỉ
Phản ánh ý kiến của khách với tổ lể tân và các bộ phận khác
Phát hiện khách để quên đồ và lập tức lập biên bản
1.8. Tổ lể tân:
Chức năng: Là trung tâm vận hành nghiệp vụ của toàn bộ khách sạn,là nút liên kết giửa khách và khách sạn, là nơi dón tiếp và phục vụ khách trong suốt quá trình từ khi khách đặt phòng đến khi khách đến ở khách sạn và rời khỏi khách sạn, là cầu nối giửa khách với các dich vụ trong và ngoài khách sạn.
Nhiệm vụ:
+ Thực hiện các công việc về tiếp nhận khách như đón khách, nhận và chuyển bưu điện, báo chí...
+ Điều phối phòng cho khách
+ Tính toán và thu nợ trả cho các dịch vụ mà khách tiêu dùng tại khách sạn
+ Cùng với phòng Marketing nghiên cứu về thị trường khách, tham gia vào quá trình định giá.
+Duy trì hệ thống máy tín nạp chính xác các dữ liệu về khách
1.9. Bộ phận kinh doanh các dịch vụ bổ sung:
Chức năng, nhiệm vụ:
+ Kinh doanh các dịch vụ khác ngoài hai dịch vụ vhính là buồng và ăn uông như vui chơi giải trí, thư giản, sức khoẻ, thông tin liên lạc, giặt là, bán hàng lưu niệm....
+ Tăng doanh thu cho khách sạn
+ Phối hợp với các bộ phận khác giải quyết các yêu cầu của khách
1.10. Phòng kỷ thuật.
Xây dựng quy trình công nghệ, theo dỏi hoạt động của bộ phận máy móc thiết bị
Cùng phong kế hoạch tài chính xây dựng mức tiêu hao nguyên liệu trong quá trình hoạt động kinh doanh
Quản lý về mặt máy móc thiết bị
Đôn đốc công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
1.11. Trung tâm du lịch:
Tìm nguồn khách và các bản hợp đồng mới để làm tăng doanh thu cho công ty,thực hiện các tour do khách du lịch yêu cầu, co nhiệm vụ vận chuyển và hướng dẩn khách du lịch.
1.12. Phòng bảo vệ:
Đảm bảo an ninh trật tự, phòng ngừa các hoả hoạn cháy nổ trong toàn Công ty
2. Tổ chức bộ máy kế toán, công tác kế toán và sổ sách kế toán ở Công ty khách sạn Thắng Lợi
Hạch toán chi phí hoạt động kinh doanh tại Công ty khách sạn du lịch Thắng Lợi.
Là một sđơn vị hạch toán độc lập, Công ty áp dụng công tác tổ chức kế toán theo hình thức tập trung, mọi nghiệp vụ kế toán được thực hiện ở phòng kế toán của Công ty kể từ khi ghi sổ kế toán chi tiết và sổ tổng hợp, lập báo cáo kế toán đén kiểm tra kế toán. Tại các trung tâm và xí nghiệp không tổ chức bộ máy kế toán chỉ bố chí nhân viên kế toán làm nhiệm vụ công tác thống kê, tập hợp số liệu và nghi chép ban dầu gửi lên phòng kế toán tài chính công ty. Những nhân viên kế toán này thuộc biên chế của công ty do công ty quản lý nhưng phần nghiệp vụ do phòng kế toán tài chính quản lý và kiểm tra
Lao động kế toán
Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình phục vụ yêu cầu của công tác quản lý,hạch toán đầy đủ,kịp thời đem lại hiệu quả kinh tế.Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán bao gồm 10 người, đứng đầu là kế toán trưởng trực tiếp lãnh đạo các nhân viên kế toán và thu quỹ
Cơ cấu lao động trang thiết bị: trong 10 lao động kế toán của phòng thì có 9 lao động nữ, 1 lao động nam có trình độ từ cao đẳng trở lên không có lao động nào chưa qua đào tạo, có thể nói lực lượng cán bộ làm công tác kế toấn có trình độ cao hơn nữa họ còn trẻ, đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc phân công nhân sự trong phòng kế toán
b. Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy kế toán trong công ty
Nhiệm vụ của bộ máy kế toán trong công ty là tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện toàn bộ công tác kế toán của công ty, giúp lãnh đạo công ty tổ chức công tác thông tin kinh tế và phân tích các hoạt động kinh doanh hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra chế độ quản lý kinh tế tài chính
Toàn bộ công tác kế toán được tổ chức thành các phần sau:
- Kế toán trưởng: là trưởng phòng kế hoạch tài chính, chịu trách nhiệm chung phó trưởng phòng kế hoạch tài chính kiêm kế toán tổng hợp
- Kế toán nguyên liệu vật liệu
- Kế toán công cụ dụng cụ
- Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
- Kế toán tài sản cố định
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm
- Kế toán tiền lương bảo hiểm xã hội
- Thủ quỹ
c. Kiểm tra các số liệu do nhân viên hạch toán kinh tế ở các trung tâm, xí nghiệp thành viên gửi lên. Xác đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34142.doc