Khóa luận Thái độ của cha mẹ đối với việc học của con và định hướng nghề nghiệp cho con ở gia đình ngoại thành Hà Nội

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

1. Tính cấp thiết của đề tài: 4

2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: 5

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn: 9

3.1. Ý nghĩa khoa học: 9

3.2. Ý nghĩa thực tiễn: 9

4. Mục tiêu, đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu: 9

4.1 Mục đích nghiên cứu: 9

4.2. Đối tượng nghiên cứu: 10

4.3. Khách thể nghiên cứu: 10

4.4. Phạm vi nghiên cứu: 10

5. Phương pháp nghiên cứu: 10

5.1. Phương pháp luận: 10

5.2. Phương pháp nghiên cứu: 11

5.2.1. Phương pháp trưng cầu ý kiến: 11

5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu: 12

5.2.3. Phương pháp phân tích tài liệu: 13

5.2.4. Đặc điểm của mẫu khảo sát: 14

6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết: 15

6.1. Giả thuyềt nghiên cứu: 15

6.2. Khung lý thuyết: 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 17

1.1. Các lý thuyết có liên quan: 17

1.1.1. Lý thuyết vai trò: 17

1.1.2. Lý thuyết trao đổi xã hội: 18

1.2. Các khái niệm công cụ: 20

1.2.1. Khái niệm gía trị 20

1.2.2. Khái niệm định hướng giá trị 20

1.2.3. Khái niệm thái độ 21

1.2.4. Khái niệm nghề nghiệp 22

1.2.5. Khái niệm gia đình. 23

1.2.6. Khái niệm ngoại thành 23

CHƯƠNG 2: THÁI ĐỘ CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI VIỆC HỌC CỦA CON VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO CON Ở GIA ĐÌNH NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 25

2.1. Điều kiện kinh tế xã hội của địa bàn khảo sát: 25

2.2. Kết quả nghiên cứu: 27

2.2.1. Thực trạng và xu hướng phát triển lao động việc làm ở Việt Nam: 27

2.2.2. Thái độ của cha mẹ đối với việc học của con 30

2.2.2.1. Nhận thức của các bậc cha mẹ về giá trị học vấn 31

2.2.2.2. Thái độ của cha mẹ đối với việc dự định bậc học cho con 34

2.2.2.3. Thái độ của cha mẹ đối với việc đầu tư về thời gian cho con học 36

2.2.2.4. Thái độ của cha mẹ đối với việc đầu tư về vật chất cho con học 39

2.2.2.5. Mức độ quan tâm của các bậc cha mẹ đến việc hoc của con: 41

2.2.3. Định hướng nghề nghiệp cho con của các bậc cha mẹ: 44

2.2.3.1. Mong muốn, dự định của cha mẹ về nghề cho con: 44

2.2.3.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến việc hướng nghiệp cho con: 49

2.2.3.3. Những khó khăn gặp phải khi cha mẹ định hướng nghề cho con cái: 61

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 64

1. Kết luận: 64

2. Khuyến nghị: 66

 

 

docx118 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2851 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thái độ của cha mẹ đối với việc học của con và định hướng nghề nghiệp cho con ở gia đình ngoại thành Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) Qua 2 bảng, bảng 2.7 và bảng 2.8, cho chúng ta thấy mức chi cho con học nhiều hay ít phụ thuộc vào bậc học mà con cái họ đang học. Càng học lên cao thì mức chi cao lớn như: ở bậc tiểu học mức chi hàng tháng cho con trai dưới 200 nghìn đồng/tháng chiếm 57,6%, còn con gái chiếm 63,6%. Nhưng càng học lên cao thì mức này càng giảm. . Mặt khác, có thể thấy rõ mức chi cho con trai và con gái có sự khác biệt. Điều này thể hiện, ngay trong cùng bậc học như: mức chi trên 500 nghìn đồng/ tháng cho con trai học ở bậc CĐ-ĐH chiếm 66,7%, còn mức chi cho con gái chiếm đến 100%. Như vậy, có thể thấy rõ mức độ đầu tư cho con về vật chất giữa con trai và con gái có sự khác nhau. Nói chung, tuy mức độ đầu tư cho con trai và con gái có sự khác nhau. Nhưng nhìn chung, các bậc cha mẹ đã chú ý đến việc đầu tư về tiền bạc cho việc học của con. Họ hiểu rằng để cho con học tốt, ngoài sự hỗ trợ về tinh thần và việc dành thời gian cho con học, thì việc đầu tư về vật chất cũng có vai trò rất quan trọng đối với việc học của con cái. Nó giúp con cái yên tâm học tập và là tiền đề cho con có cơ sở học lên cao hơn nữa. 2.2.2.5. Mức độ quan tâm của các bậc cha mẹ đến việc học của con: Bảng 2.9. Bảng tần suất về mức độ thường xuyên giúp đỡ con học dưới các hình thức khác nhau. ĐV tính: % Các hình thức giúp đỡ Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Tổng Dạy con học 55.0 13.0 16.0 16.0 100.0 Kiểm tra bài vở 62.0 28.0 6.0 4.0 100.0 Trao đổi với giáo viên 14.0 61.0 23.0 2.0 100.0 Dành thời gian cho con học 99.0 1.0 100.0 Nhắc nhở con học 83.0 16.0 1.0 100.0 Cho con đi học thêm 63.0 16.0 5.0 16.0 100.0 (Nguồn: như đã dẫn ở bảng 2.1) Qua nghiên cứu cho chúng ta thấy đối với các gia đình có con đang đi học thì các bậc cha mẹ thường quan tâm tới việc học tập của con cái, tuy nhiên sự quan tâm đó được biểu hiện ở nhiều hình thức cũng như mức độ khác nhau: - Hình thức dạy con học và kiểm tra bài vở của con. Dạy con và kiểm tra bài vở của con là một trong những công việc của các bậc cha mẹ đang có con đi học. Tuy nhiên để trực tiếp dạy con và kiểm tra bài vở của con thì cũng đòi hỏi các bậc cha mẹ có một trình độ học vấn nhất định. Cho nên, việc này cũng trở thành một vấn đề khó khăn với các bậc cha mẹ có trình độ học vấn thấp. Thông thường khi các bậc cha mẹ có trình độ học vấn hạn chế thì việc này thường sẽ để cho các anh/chị trong nhà đảm nhận công việc này thay bố mẹ. Như lời tâm sự của ông Pham Văn N- công nhân, khi được hỏi:" Chú có thường dạy kèm các con ở nhà không?", thì được biết: "Không, vì bây giờ kiến thức của chúng khác nhiều so với ngày trước, nhiều lúc muốn dạy con học nhưng không dạy được. Nên tôi thường dành thời gian cho chúng học và để thằng anh kèm em nó học." Qua bảng 2.9, cho chúng ta thấy phần lớn số người được hỏi cho biết họ thường xuyên dạy con học (55,0%). Nhưng việc dạy con học của các bậc cha mẹ chủ yếu tập trung ở cấp I, cấp II và cấp III. Bởi ở bậc học này cha mẹ có khả năng dạy và kiểm tra bài vở của con. Bảng 2.10: Bảng tần suất về mức độ dạy con ở nhà của các bậc cha mẹ. ĐV tính: % Dạy con ở nhà Tần số (người) Tần suất(%) Có 63 63.0 Không 37 37.0 Tổng 100 100.0 (Nguồn: như đã dẫn ở bảng 2.1) Biểu đồ 2.3: Bậc học mà các cha mẹ thường dạy con học(%). - Hình thức trao đổi với giáo viên. Việc thường xuyên trao đổi với giáo viên về học tập, tư cách đạo đức của con để có sự điều chỉnh, giáo dục kịp thời của các bậc cha mẹ, cũng là một cách mà các bậc cha mẹ quan tâm đến việc học tập của con thường làm để biết tình hình học tập cũng như việc rèn luyện đạo đức của con ở trường ra sao. Tuy nhiên, qua bảng số chỉ có 14,0% số người được hỏi cho biết họ thường xuyên trao đổi với giáo viên. Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cha mẹ ít trao đổi gặp gỡ trao đổi với giáo viên, một trong những nguyên nhân đó có thể là do công việc làm ăn hàng ngày bận rộn nên các bậc cha mẹ không có thời gian. Vì thế, sự liên hệ của giáo viên và cha mẹ chủ yếu là qua các cuộc họp phụ huynh và thông qua quyển sổ liên lạc. Chính vì vậy, nên nhiều bậc cha mẹ có tâm lý phó thác việc học hành của con cho nhà trường. Họ rất ít khi gặp gỡ, trao đổi với thầy cô giáo về vấn đề học tập của con. Điều này, cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập cũng như rèn luyện đạo đức của con. - Hình thức dành thời gian và nhắc nhở con học. Đây là hình thức được các bậc cha mẹ thường xuyên sự dụng nhất. Bởi phần lớn các hộ gia đình ở đây chủ yếu làm nghề nông nên công việc rất bận rộn, mặt khác các em lại đang trong tuổi ham chơi nên nhiều khi bỏ bê việc học hành. Nhận thức được điều này, mà các bậc cha mẹ ở đây cũng rất quan tâm tạo điều kiện cho con có nhiều thời để học tập. Đồng thời cũng luôn nhắc nhở con học. - Hình thức cho con đi học thêm. Việc cho con đi học thêm sẽ giúp cho các con nâng cao kiến thức, lĩnh hội thêm những kiến thức mới mà trong những giờ học chính giáo viên không đủ thời gian để truyền thụ. Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ đã nhận thức được việc cho con đi học thêm sẽ giúp ích cho việc học của con. Chính vì vậy, mà nhiều ra đình sẵn sàng dành một khoảng tiền không nhỏ cho việc đi học thêm của con. Số người được hỏi cho biết thường xuyên cho con đi học thêm là 63,0%. Nhưng cũng không ít gia đình do khó khăn về kinh tế, hay do trình độ nhận thức còn hạn chế cho nên việc cho con đi học thêm không được thừơng xuyên. - Ngoài các hình thức trên, các bậc cha mẹ còn giúp đỡ việc học của con bằng các hình thức khác như: mua sách tham khảo cho con, mua báo tạp chí cho con đọc, tạo cho con có môi trường học tập tốt nhất,.....cũng được các bậc cha mẹ chú ý đến. Tóm lại, tuy các hình thức giúp đỡ cũng như mức độ giúp đỡ con cái trong việc học tập của bố mẹ có khác nhau. Nhưng nó đã nói nên sự quan tâm lo lắng của các bậc cha mẹ đối với tương lai sau này của các con mình thông qua việc học tập của chúng. 2.2.3. Định hướng nghề nghiệp cho con của các bậc cha mẹ: 2.2.3.1. Mong muốn của cha mẹ về nghề cho con. Gia đình là nền tảng cơ bản cho định hướng những giá trị trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Lúc còn nhỏ, trẻ được gia đình giáo dục định hướng vào những phẩm chất tốt đẹp của con người như: biết kính trên, nhường dưới, lễ phép, thật thà, chịu khó,…Tùy vào lứa tuổi của con mà gia đình có những định hướng khác nhau. Những định hướng đó của gia đình có vai trò hết sức quan trọng đối với một cá nhân. Khi con cái đã trưởng thành thì định hướng nghề nghiệp cho con là một trong những định hướng quan trọng nhất của các bậc cha mẹ. Mong cho con trưởng thành và thành đạt đó là một trong những điều mà mỗi người làm cha, làm mẹ luôn mong muốn cho con mình. Tuy nhiên, trong cuộc sống những mong muốn và dự định của các bậc cha mẹ là không giống nhau. Không những thế mà mong muốn của các bậc làm cha, làm mẹ về nghề cho con trai và con gái trong cùng một gia đình cũng khác nhau. Khi hỏi về dự định cho con làm nghề gì trong tương lai? Những người được hỏi cho biết dự định của mình về nghề cho con như sau: Bảng 2.11: Bảng tần suất về định hướng nghề nghiệp cho con. ĐV tính: % Nghề được chọn Con trai Con gái Tần số (người) Tần suất (%) Tần số (người) Tần suất (%) Công nhân 11 11.0 22 22.0 Kĩ sư 43 43.0 1 1.0 Giáo viên 1 1.0 48 48.0 Bác sỹ 16 16.0 11 11.0 Bộ đội, công an 11 11.0 Buôn bán, dịch vụ 1 1.0 2 2.0 Nghề khác 15 15.0 11 11.0 Không định hướng 2 2.0 5 5.0 Tổng 100 100.0 100 100.0 (Nguồn: như đã dẫn ở bảng 2.1) Qua bảng 2.11, chúng ta thấy phần nhiều các bậc cha mẹ ở địa bàn nghiên cứu mong muốn con mình làm những nghề đòi hỏi trình độ học vấn cao như: kỹ sư, bác sỹ, giáo viên,... Đây là những nghề có môi trường làm việc tốt, mang tính chất ổn định và thu nhập cao. Những mong muốn về nghề cho con của các bậc cha mẹ có sự khác nhau giữa con trai và con gái ở một số ngành nghề. Ngoài những ngành nghề như: bác sỹ và công nhân được nhiều gia đình mong muốn cho cả con trai và con gái làm, thì những nghề khác như: kĩ sư, giáo viên mong muốn cho con trai và con gái là khác nhau. Đa số các bậc cha mẹ đều mong muốn cho con trai sau này làm kĩ sư (43,0%), còn mong muốn với con gài là sau này làm giáo viên (48%). Mong muốn cho con làm công an ,bộ đội chỉ có ở con trai(11,0%), đây cũng là một điều dễ hiểu vì ngành này phù hợp với con trai hơn đối với con gái, do đó các gia đình không định hướng cho con gái vào ngành này. Bên cạnh đó thì có một số bậc cha mẹ không định hướng nghề gì cho con. Chủ yếu tỷ lệ đó rơi vào con gái (5,0%), do một số gia đình họ vẫn nghĩ rằng con gái khi đến tuổi trưởng thành thì điều lo nhất là đi lấy chồng chứ không phải là một công việc. Nhìn vào bảng 2.11, cũng cho chúng ta thấy các bậc cha mẹ ở đây đều mong muốn con em mình không phải làm nghề nông để cuộc sống đỡ vất vả hơn." Tôi làm nông nghiệp vất vả lắm mà thu nhập lại thấp. Nên tôi muốn các con mình thoát khỏi cảnh đồng ruộng nông thôn vì nó quá khổ, chân lấm tay bùn mà thu hoạch một sào ruộng chẳng được bao nhiêu cả, vất vả ngày đêm, đã thế giá vật tư cho nông nghiệp lại cao cho nên dù rất vất vả nhưng tính ra thu nhập bình quân hàng tháng trong năm không đến 500 nghìn đồng/ tháng. Chính vì thế, mà tôi cố gắng cho các con đi học để sau này nó được mở mày mở mặt."( Bà Nguyễn Thị D - nông dân). Nhìn vào những nghề mà phần lớn các bậc cha mẹ hướng con em mình vào như: kỹ sư, bác sỹ, giáo viên. Ta thấy những nghề này đều thuộc khu vực kinh tế nhà nước. Nhưng trong đướng lối phát triển kinh tế của nước ta hiện nay là phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nên người lao động có nhiều cơ hội hơn trong khi tìm kiếm việc làm. Họ không chỉ làm việc trong khu vực nhà nước, mà nhiều hình thức khác cũng thu hút lao động như: khu vực kinh tế tư nhân, liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài,……Nhưng làm viên chức nhà nước với những ưu thế của mình như: sự ổn định, cơ hội học tập, khả năng thăng tiến, chế độ phúc lợi,…. vấn là nơi các bậc cha mẹ hướng con mình vào. Để có việc làm trong khu vực nhà nước thì đòi hỏi con cái phải học hành nhiều hơn để có trình độ học vấn cao mới đáp ứng được yêu cầu của khu vực kinh tế nhà nước. Bên cạnh đó, thì khu vực kinh tế có 100% vốn đầu tư nước ngoài cũng là nơi các bậc cha mẹ hướng con mình vào vì với những ưu điểm của nó như: gần nhà, thu nhập cũng khá cao so với thu nhập trung bình của người dân ở đây, mặt khác lại không cần đòi hỏi trình độ học vấn cao chỉ cần tốt nghiệp PTTH là có thể vào làm việc nếu làm công nhân. Bảng số liệu sau sẽ cho thấy định hướng khu vực làm việc mà các bậc cha mẹ hướng con mình vào. Bảng 2.12: Bảng tần suất về dự định khu vực làm việc cho con. ĐV tính: % Khu vực kinh tế Con trai Con gái Tần số (người) Tần suất (%) Tần số (người) Tần suất (%) Nhà nước 52 52.0 55 55.0 Tư nhân 1 1.0 Liên doanh 8 8.0 100% vốn nước ngoài 15 15.0 21 21.0 Khác 1 1.0 2 2.0 Tùy con cái 24 24.0 21 21.0 Tổng 100 100.0 100 100.0 (Nguồn: như đã dẫn ở bảng 2.1) Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy hầu hết các bậc cha mẹ đều hướng con mình vào làm việc trong khu vực nhà nước, nhất là đối với con gái (chiếm 55,0%), con trai (chiếm 52,0%). Bởi vì làm việc trong khu vực nhà nước mang tính chất ổn định, rất phù hợp với con gái, do đặc điểm tâm sinh lý cần có một công việc ổn định để có điều kiện chăm sóc gia đình về sau. Nghề nghiệp là kết quả của sự của sự phân công lao động xã hội. Nhưng trong quá trình phát triển, nghề nghiệp lại cũng gắn liền với những giai tầng xã hội và việc coi trọng nghề nghiệp phụ thuộc vào vị thế xã hội của của giai cấp đó. Ví như, thứ tự: sĩ - nông - công - thương, cũng là bảng giá trị trong xã hội truyền thống. Nay trật tự thứ bậc đã thay đổi, có thể trước hết do giá trị kinh tế và giá trị xã hội đã phần nào được tách ra trong hình dung của các bậc cha mẹ. Khi được hỏi: khi định hướng nghề nghiệp cho con cái. Ông (bà) muốn con cái mình có một nghề nghiệp như thế nào? (chỉ chọn 3 phương án) thì các bậc cha mẹ cho biết mong muốn của mình về nghề mình chọn cho con như sau: - Nghề được xã hội coi trọng 65,0% - Nghề có môi trường làm việc tốt 58,0% - Nghề có thu nhập ổn định 53,0% - Nghề có thu nhập cao 45,0% - Nghề có địa vị và cơ hội thăng tiến 29,0% - Nghề không phải đi xa 23,0% - Nghề dễ xin được việc 18,0% - Nghề có nhiều thời gian rảnh 4,0% - Nghề có đặc điểm khác 3,0%. Có thể thấy, có ba tiêu chí các bậc cha mẹ ở đây tập trung vào với mong muốn nghề của con mình sau này phải là nghề được xã hội coi trọng (65,0%); nghề có môi trường làm việc tốt (58,0%); nghề có thu nhập ổn định (53,0%). Những tiêu chí này rất hợp với những nghề thuộc khu vực kinh tế nhà nước. Từ đấy ta càng hiểu rõ hơn lý do các bậc cha mẹ chủ yêú hướng con mình vào làm việc trong khu vực nhà nước. 2.2.3.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến việc hướng nghiệp cho con: Việc định hướng bậc học cho con cái của các bậc cha mẹ ở xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: trình độ học vấn, nghề nghiệp, giới tính , tuổi của cha mẹ và còn phụ thuộc vào cả điều kiện kinh tế của từng gia đình. Chính vì vậy, ta cần phải đi vào phân tích tìm hiểu mối tương quan của các yếu tố đối với sự định hướng nghề cho con cái họ. * Trình độ học vấn của cha mẹ ảnh hưởng tới dự định nghề cho con : Để xem xét, tìm hiểu mối tương quan giữa học vấn của cha mẹ với dự định nghề cho con ta hãy xem qua bảng tương quan sau: Bảng 2.13: Bảng tương quan giữa trình độ học vấn của cha mẹ với mong muốn cho con trai làm nghề gì . ĐV tính: % Trình độ học vấn Nghề mong muốn Tiểu học THCS THPT THCN CĐ - ĐH Sau ĐH Tổng Công nhân 33.3 16.0 17.9 6.3 11.0 Kỹ sư 48.0 28.6 50.0 51.9 100.0 43.0 Giáo viên 6.3 1.0 Bác sỹ 8.0 14.3 18.8 25.9 16.0 Bộ đội, công an 33.3 16.0 17.9 3.7 11.0 Buôn bán dịch vụ 33.3 1.0 Nghề khác 4.0 21.4 18.8 18.5 15.0 Không địng hướng 8.0 2.0 Tổng 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 (Nguồn: như đã dẫn ở bảng 2.1) Trình độ học vấn của cha mẹ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến mong muốn dự định nghề cho con. Những bậc cha mẹ có trình độ học vấn càng cao thì mong muốn cho con mình làm những ngành nghề đòi hỏi trình độ học vấn cao như: kỹ sư, giáo viên, bác sỹ,.....càng nhiều hơn. Chẳng hạn mong muốn cho con trai làm kỹ sư ở các bậc cha mẹ có trình độ cấp I thì không có ai; trình độ THCN ( 43,8%); trình độ CĐ - ĐH (48,1%); trình độ sau ĐH lên tới 100%. Còn các nghề như công nhân, buôn bán và dịch vụ,...thì tỷ lệ cha mẹ mong muốn con trai mình làm giảm theo trình độ học vấn càng cao của họ . Bảng 2.14: Tương quan giữa trình độ học vấn của cha mẹ với mong muốn cho con gái làm nghề gì . ĐV tính: % Trình độ học vấn Nghề mong muốn Tiểu học THCS THPT THCN CĐ - ĐH Sau ĐH Tổng Công nhân 66.7 32.0 32.1 12.5 3.7 22.0 Kỹ sư 3.6 1.0 Giáo viên 28.0 46.4 68.8 63.0 48.0 Bác sỹ 12.0 10.7 6.3 11.1 100.0 11.0 Buôn bán dịch vụ 33.3 3.6 2.0 Nghề khác 20.0 3.6 18.5 11.0 Không địng hướng 8.0 12.5 3.7 5.0 Tổng 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 (Nguồn: như đã dẫn ở bảng 2.1) Nhìn vào bảng tương quan giữa trình độ học vấn của cha mẹ với mong muốn nghề cho con gái cũng không khác gì lắm so với mong muốn nghề cho con trai. Đó là những bậc cha mẹ có trình độ học vấn cao thì thướng hướng con mình vào những nghề đòi hỏi phải có trình độ học vấn cao như: bác sỹ, giáo viên,.. Điểm khác là nghề các bậc cha mẹ hướng con gái vào chủ yếu là nghề giáo, vì nghề này rất phù hợp với con gái. Chẳng hạn mong muốn cho con làm nghề giáo ở các bậc cha mẹ có trình độ ở bậc tiểu học thì không có ai; thì ở trình độ CĐ - ĐH có tới 63,0%. Còn các nghề như: công nhân, buôn bán và dịch vụ, thì các bậc cha mẹ có trình độ học vấn càng thấp thì tỷ lệ mong muốn con gái làm càng tăng. Cụ thể như trong mong muốn cho con gái làm công nhân, ở trình độ tiểu học tỷ lệ các bậc cha mẹ mong muốn con làm công nhân là 66,7%; thì ở trình độ CĐ - ĐH thì chỉ còn 3,7%. Qua hai bảng tương quan giữa học vấn của cha mẹ với mong muốn nghề cho con trai và con gái đều thấy những cha mẹ có trình độ học vấn cao thì đều mong muốn con mình làm những ngành nghề thuộc về lao động trí óc như: Bác sỹ, kĩ sư, giáo viên,...Còn những bậc cha mẹ có trình độ học vấn thấp thì lại hướng con mình làm những ngành nghề thuộc về lao động chân tay như: công nhân, buôn bán và dịch vụ,...Phải chăng ở đây xuất hiện cái vòng luẩn quẩn, trình độ học vấn thấp dẫn đến nghèo, nghèo nên không có dự định gì cho con. Những người có học vấn thấp hầu như không có dự định gì cho con và con số này giảm dần ở trình độ học vấn cao hơn, nhìn vào bảng mong muốn nghề cho con trai thì ta thấy chỉ có các bậc cha mẹ ở trình độ PTCS chiếm 8,0% là không dự định gì về cho con, còn ở các trình độ cao hơn từ PTTH trở lên thì không có bậc cha mẹ nào là không có dự định nghề cho con. Còn đối với con gái cũng vậy, những bậc cha mẹ có trình độ thấp thì hầu như không có dự định gí cho con và con số này giảm dần ở những trình độ học vấn cao hơn, trình độ PTCS là 8,0%, trình CĐ - ĐH thì chỉ có 3,7%. Rõ ràng, trình độ học vấn của cha mẹ đã quyết định đến dự định nghề nghiệp cho con, kể cả con trai và con gái. * Nghề nghiệp của cha mẹ ảnh hưởng đến mong muốn nghề nghiệp cho con: Bên cạnh yếu tố về trình độ học vấn của người được hỏi ảnh hưởng đến mong muốn cho con làm nghề gì thì nghề nghiệp của người được hỏi củng ảnh hưởng đến mong muốn nghề nghiệp cho con. Bảng 2.15: Tương quan giữa nghề nghiệp của cha mẹ với mong muốn cho con trai làm nghề gì. ĐV tính: % Nghề mong muốn cho con Nghề của cha mẹ Công nhân Kỹ sư Giáo viên Bác sỹ Bộ đội, công an Buôn bán dịch vụ Khác Không định hướng Tổng Công nhân 27.3 20.9 37.5 54.5 6.7 25.0 Nông dân 72.7 30.2 6.3 36.4 26.7 100.0 32.0 Giáo viên 4.7 18.8 5.0 Bác sỹ, dược sỹ 12.5 2.0 Bộ đội, công an 2.3 9.1 2.0 CBVC 9.3 100 6.3 13.3 8.0 Buôn bán dịch vụ 9.3 100.0 13.3 7.0 Kĩ sư 7.0 6.3 13.3 6.0 Khác 16.3 12.5 26.7 13.0 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 (Nguồn: như đã dẫn ở bảng 2.1) Bảng 2.16:Tương quan giữa nghề nghiệp của cha mẹ với mong muốn cho con gái làm nghề gì. ĐV tính: % Nghề mong muốn cho con Nghề của cha mẹ Công nhân Kỹ sư Giáo viên Bác sỹ Buôn bán dịch vụ Khác Không định hướng Tổng Công nhân 13.6 35.4 27.3 50.0 9.1 25.0 Nông dân 68.2 100.0 12.5 18.2 45.5 60.0 32.0 Giáo viên 6.3 18.2 5.0 Bác sỹ, dược sỹ 2.1 9.1 2.0 Bộ đội, công an 4.5 2.1 2.0 CBVC 12.5 18.2 8.0 Buôn bán dịch vụ 4.5 8.3 9.1 50.0 7.0 Kĩ sư 10.4 9.1 6.0 Khác 9.1 10.4 18.2 18.2 40.0 13.0 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 (Nguồn: như đã dẫn ở bảng 2.1) Nhìn vào bảng 2.15 và bảng 2.16, chúng ta có thể thấy nghề nghiệp của người được hỏi cũng phần nào ảnh hưởng đến những mong muốn nghề nghiệp cho con. Tuy các bậc cha mẹ làm những nghề khác nhau nhưng đều định hướng cho con trai làm kỹ sư và cho con gái làm giáo viên, chiếm tỷ lệ cao nhất so với các ngành khác. Sở dĩ như vậy, vì kĩ sư là nghề không chỉ phù hợp với khả năng, trình độ, sức khỏe mà còn phù hợp với cả sở thích của con trai. Còn đối với con gái thì nghề giáo lại là lựa chọn phù hợp nhất vì nó đem lại thu nhập ổn định, tính chất công việc lại nhẹ nhàng, không phải đi xa nên có thể dành thời gian cho việc chăm sóc gia đình sau này. Mong muốn cho con mình làm bộ đội, công an để được nhà nước nuôi, đây là con đường tốt nhất cho những gia đình muốn con học cao nhưng lại không có điều kiện để lo cho con. Nghề này chủ yếu lá các bậc cha mẹ làm công nhân(chiếm 54,5%) và nông dân(chiếm 36,4%) hướng con trai mình vào. Khi trao đổi với một ông bố làm công nhân về mong muốn cho con em mình làm nghề gì thì người này cho rằng mong cho con mình học tại trường An ninh hoặc trường quân sự nào đó, với lý do: " Vì đấy là các trường của nhà nước đào tạo nên không phải lo lắng đầu ra hơn nữa vào đấy học thì cũng đỡ các khoản chi phí, cung cấp cho việc học."( Ông Phan Văn N - công nhân) Qua đây, chúng ta thấy nghề nghiệp của cha mẹ cũng ảnh hưởng đến việc mong muốn cho con làm nghề gì, khi trong gia đình nếu người cha hoặc người mẹ làm những nghề về lao động trí óc như: bác sỹ, kĩ sư, giáo viên,...thì họ thường mong cho con sẽ theo nghề của mình. Và họ cũng hướng cho con mình vào nghề của mình để có khả năng giúp đỡ công việc cho con. Khi trao đổi với một ông bố làm bác sỹ về mong muốn cho con làm nghề gì thì người này cho biết muốn con trai học trường Y để sau theo nghề của bố và lý do đưa ra là: " ...Sau này ra trường không phải lo đi xin việc. Nó vào chỗ tôi làm luôn, bây giờ muốn xin việc đâu phải dễ nếu không quen biết và gia đình không có khả năng tài chính thì khó mà xin được việc theo đúng ngành được đào tạo." Như vậy, các bậc cha mẹ dù ở những ngành nghề khác nhau nhưng đều định hướng cho con vào những nghề đòi hỏi trình độ học vấn cao như: Bác sỹ, giáo viên, kĩ sư, bộ đội và công an,..vì đây là những công việc ổn định với thu nhập có khả năng đảm bảo cho tương lai sau này của các con họ. Đây đều là những nghề thuộc khu vực kinh tế nhà nước. Lý do mà các bậc cha mẹ muốn các con mình vào các cơ quan nhà nước làm vì đó không chỉ là những nghề được xã hội coi trọng (65,0%), mà họ còn muốn con mình làm việc trong một môi trừơng làm việc tốt (58,0%) và có nguồn thu nhập ổn định (53,0%). Hơn nữa chính bản thân con cái cũng nhận thức được rằng làm việc trong khu vực nhà nước thì sẽ có cơ hội học lên cao hơn. * Giới tính của cha mẹ ảnh hưởng tới việc mong muốn muốn nghề cho con. Bảng 2.17: Tương quan giới tính của cha mẹ với việc định hướng nghề nghiệp cho con. ĐV tính: % Giới tính của cha mẹ Nghề mong muốn cho con Nam Nữ Con trai Con gái Con trai Con gái Công nhân 8.3 18.3 15.0 27.5 Kĩ sư 45.0 1.7 40.0 Giáo viên 1.7 50.0 45.0 Bác sĩ 13.3 10.0 20.0 12.5 Bội đội, công an 15.0 5.0 Buôn bán, dịch vụ 1.7 2.5 2.5 Khác 13.3 10.0 17.5 12.5 Không định hướng 3.3 8.3 Tổng 100.0 100.0 100.0 100.0 (Nguồn: như đã dẫn ở bảng 2.1) Nhìn vào bảng tương quan giữa giới tính của cha mẹ với nghề mong muốn cho con làm, chúng ta đều thấy tỷ lệ giữa cha và mẹ trong mong muốn nghề cho con không có sự khác biệt quá lớn. Tuy nhiên, vẫn còn có sự khác biệt trong dự định nghề đối với con trai và con gái. Điều đó thể hiện như sau: Tỷ lệ cha mẹ mong muốn con trai làm kĩ sư; bộ đội và công an đều cao hơn tỷ lệ cha mẹ dự định cho con gái. Nhưng ở nghề giáo viên và công nhân thì tỷ lệ cha mẹ mong muốn cho con gái làm lại cao hơn con trai. Như vậy, ở đây có sự khác biệt giữa con trai và con gái trong mong muốn nghề của các bậc cha mẹ. Đối với con trai, thì cả bố và mẹ đều mong muốn cho con trai làm kĩ sư. Tỷ lệ này ở bố là 45,0%, ở mẹ là 40,0%.Đối với con gái, thì mong muốn cho con gái làm giáo viên luôn chiếm tỷ lệ cao, ở bố (50,0%), ở mẹ (45,0%). Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng trong các gia đình ở ngoại thành Hà Nội hiện nay, không có sự khác biệt lắm giữa cha và mẹ trong mong muốn nghề cho con trai và con gái. * Tuổi của cha mẹ ảnh hướng tới mong muốn nghề nghiệp cho con . Bảng 2.18: Tương quan tuổi của cha mẹ với mong muốn cho con trai làm nghề gì. ĐV tính: % Nhóm tuổi Nghề mong muốn Dưới 30 30 - 35 36 - 40 41 - 45 46 - 50 Trên 50 Tổng Công nhân 18.2 12.9 8.7 7.7 11.0 Kĩ sư 30.0 27.3 41.9 56.5 53.8 100 43.0 Giáo viên 7.7 1.0 Bác sĩ 30.0 22.7 19.4 8.7 16.0 Bội đội, công an 9.1 16.1 13.0 7.7 11.0 Buôn bán, dịch vụ 3.2 1.0 Khác 40.0 18.2 6.5 13.0 15.4 15.0 Không định hướng 4.5 7.7 2.0 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 ( Nguồn: như đã dẫn ở bảng 2.1) Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy, ở các nhóm tuổi khác nhau thì việc mong muốn nghề nghiệp của cha mẹ cho con trai có sự khác nhau. Nhưng dù các bậc cha mẹ có ở nhóm tuổi nào thì tỷ lệ mong muốn con trai làm kĩ sư đều chiếm tỷ lệ cao. Cao nhất là ở nhóm tuổi trên 50 với 100% người được hỏi cho biết mong muốn con trai làm kĩ sư. Thấp nhất là ở nhóm tuổi từ 30 đến 35 chiếm 22,7%. Các nghề khác như: công nhân, bác sỹ, bộ đội và công an, giáo viên, ở các nhóm tuổi khác nhau thì tỷ lệ các bậc cha mẹ mong muốn con mình làm các nghề này cũng khác nhau. Như vậy, tuổi của cha mẹ đã ảnh hưởng đến mong muốn nghề cho con trai. Vậy tuổi của cha mẹ có ảnh hưởng đến việc mong muốn dự định nghề nghiệp cho con gái không? Bảng 2.19: Tương quan tuổi của cha mẹ với mong muốn cho con gái làm nghề gì. ĐV tính: % Nhóm tuổi Nghề mong muốn Dưới 30 30 - 35 36 - 40 41 - 45 46 - 50 Trên 50 Tổng Công nhân 20.0 22.7 22.6 21.7 23.1 22.0 Kĩ sư 4.3 1.0 Giáo viên 60.0 45.5 54.8 43.5 38.5 48.0 Bác sĩ 10.0 13.6 6.5 21.7 11.0 Buôn bán, dịch vụ 4.5 3.2 2.0 Khác 9.1 9.7 8.7 23

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThái độ của cha mẹ đối với việc học của con và định hướng nghề nghiệp cho con ở gia đình ngoại thành Hà Nội.docx
Tài liệu liên quan