Khóa luận Thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hai Bà Trưng. Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

MỤC LỤC 1

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 5

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng và công tác Thẩm định các dự án đầu tư. 2

I. Vài nét khái quát về Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng 2

1. Quá trình hình thành và phát triển 2

2. Chức năng, nhiệm vụ 3

3. Cơ cấu tổ chức 4

4. Tình hình hoạt động kinh doanh 5

4.1. Huy động vốn 5

4.2. Dư nợ tín dụng 6

4.3. Thanh toán quốc tế 8

4.4. Hoạt động đầu tư 9

II. Tổng quan về công tác thẩm định các dự án đầu tư 9

1. Những quy định của Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng đối với hình thức cho vay theo dự án đầu tư 9

1.1. Đối tượng 9

1.2. Nguyên tắc và điều kiện vay vốn 11

1.3. Thời gian thẩm định/tái thẩm định và quyết định cho vay 12

1.4. Mức cho vay 13

1.5. Quy định về trả nợ gốc và lãi vay 14

1.6. Lãi suất 14

1.7. Thời hạn và thể loại cho vay 15

2. Số lượng các dự án đầu tư và tổng dư nợ cho vay theo dự án tại ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng 15

2.1. Dự án đầu tư vay vốn phân theo ngành, lĩnh vực 16

2.2. Dự án đầu tư vay vốn phân theo loại hình doanh nghiệp 18

Chương 2: Tình hình thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng 20

I. Vai trò và yêu cầu đối với công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng 20

1. Số lượng và quy mô các dự án xây dựng công nghiệp được thẩm định 20

2. Đặc điểm của các dự án xây dựng công nghiệp 21

3. Vai trò và yêu cầu đối với công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp 22

3.1. Vai trò của công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp 22

3.2. Yêu cầu đối với công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp 22

II. Thực trạng công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng 23

1. Quy trình và thời gian thẩm định 24

2. Phương pháp thẩm định 25

2.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự 26

2.2.Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu 26

2.3. Phương pháp phân tích độ nhạy 27

2.4. Phương pháp quán triệt rủi ro 28

2.5. Phương pháp dự báo 28

3. Nội dung thẩm định 29

3.1. Thẩm định khách hàng 29

3.2. Thẩm định dự án 34

4. Ví dụ minh họa: Thẩm định dự án “Dự án đầu tư xây dựng nhà máy in công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp” 46

4.1. Giới thiệu dự án đầu tư 46

4.2. Giới thiệu chung về khách hàng 49

4.3. Thẩm định khách hàng 49

4.4. Thẩm định dự án vay vốn 53

4.5. Nhận xét về công tác thẩm định dự án “Dự án đầu tư xây dựng nhà máy in công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp” 70

III. Đánh giá công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng 72

1. Kết quả đạt được 72

1.1. Quy trình thẩm định 72

1.2. Phương pháp thẩm định 72

1.3. Nội dung thẩm định 72

1.4. Cán bộ thẩm định 72

1.5. Thông tin trong quá trình thẩm định 73

2. Tồn tại và nguyên nhân 73

2.1. Tồn tại 73

2.2. Nguyên nhân 77

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng 79

I. Định hướng phát triển của Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng 79

1. Định hướng phát triển chung 79

2. Định hướng phát triển đối với hoạt động thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng 80

II. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng 80

1. Về thông tin trong quá trình thẩm định 81

2. Về đội ngũ cán bộ thẩm định 83

3. Về quy trình, tổ chức thẩm định 84

4. Hoàn thiện nội dung thẩm định 86

5. Giải pháp về phương pháp thẩm định 88

6. Hiện đại hóa công nghệ và cơ sở vật chất ngân hàng phục vụ cho công tác thẩm định 89

III. Kiến nghị để hoàn thiện công tác thẩm định 90

1. Kiến nghị với chính phủ, Ngân hàng nhà nước và các bộ ngành liên quan 90

2. Kiến nghị với Ngân hàng No&PTNT Việt Nam 91

Kết luận 92

Tài liệu tham khảo 93

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hai Bà Trưng. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nghệ) gồm cả thuế nhập khẩu và chi phí khác có liên quan đến máy móc, thiết bị. - Xây dựng cơ bản. - Chi phí giải phóng mặt bằng. - Chi phí quản lý dự án và chi phí khác. - Chi phí dự phòng (2). Nguồn vốn đầu tư Khi xem xét nguồn vốn đầu tư của dự án, cán bộ thẩm định cần xác định được: - Vốn điều lệ hoặc vốn của chủ đầu tư tham gia dự án. - Vốn ngân sách cấp. - Vốn vay, trong đó: + Vay ưu đãi. + Vay nước ngoài hoặc trả chậm thiết bị. + Vay các ngân hàng thương mại (trong đó, dự kiến vay ngân hàng nông nghiệp). - Vốn khác. Việc xem xét tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá sự hợp lý hay không hợp lý về cơ cấu nguồn vốn. Tuy nhiên, việc đánh giá này cũng còn tùy thuộc vào tình hình và điều kiện thực tế của dự án. Hơn nữa, kết quả đánh giá còn chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi khả năng trả nợ và hiệu quả của dự án. (3). Xác định lợi nhuận: Việc tính toán các yếu tố, chỉ tiêu để xác định lợi nhuận, các chỉ tiêu hiệu quả và khả năng tích lũy của dự án phải dựa trên các cơ sở: + Các định mức kinh tế kỹ thuật của từng ngành cụ thể. + Các quy định của Nhà nước về các vấn đề có liên quan như: thuế, khấu hao cơ bản, phương thức hạch toán,… + Các giả định phù hợp với điều kiện thực tế của từng dự án: giả định về công suất hoạt động, giá thành, giá bán sản phẩm, khả năng tiêu thụ… + Tham khảo các dự án tương tự đã được đầu tư. Để phân tích hiệu quả kinh tế cũng như lợi nhuận của dự án được toàn diện và sâu sắc, cán bộ thẩm định cần phân tích độ nhạy của dự án, nhằm xác định các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của dự án. Trong phân tích chỉ tiêu này, cán bộ thẩm định có thể cho các yếu tố như: chi phí, doanh thu, giá bán sản phẩm… biến động để thấy được lợi nhuận của dự án có sự thay đổi lớn với những yếu tố nào. Trên sơ sở đó rút ra kết luận và đặc biệt chú trọng đến các yếu tố đó khi xem xét dự án và khi dự án đã đi vào hoạt động. (4). Các chỉ tiêu hiệu quả: + Giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự án là phần chênh lệch giữa giá trị hiện tại của tổng các khoản thu và giá trị hiện tại của tổng các khoản chi của cả đời dự án sau khi đã được chiết khấu với một lãi suất chọn thích hợp. NPV = Trong đó: Bi: Khoản thu của dự án ở năm i Ci: Vốn đầu tư thực hiện tại năm i r: Lãi suất chiết khấu n: Thời hạn đầu tư hoặc thời gian hoạt động của dự án (năm) i: năm thứ i Nếu: NPV > 0 thì dự án có lãi, có thể đầu tư. NPV = 0 thì dự án chỉ hoà vốn. NPV < 0 thì dự án bị lỗ, không thể đầu tư. + Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về cùng mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi. Hay nói cách khác là tại đó NPV bằng không. Tức là: Hay IRR có thể được xác định bằng phương pháp nội suy theo công thức: IRR = Trong đó: r1: lãi suất chiết khấu làm cho NPV dương gần tới không (NPV1) r2: lãi suất chiết khấu làm cho NPV âm gần tới không (NPV2) Nếu IRR ≥ r giới hạn thì dự án được chấp nhận IRR < r giới hạn thì dự án không được chấp nhận. Ngoài các chỉ tiêu trên, cán bộ thẩm định tính các chỉ tiêu hiệu quả khác: thời gian thu hồi vốn đầu tư, điểm hoà vốn…nhằm đánh giá chính xác và sâu sắc hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư. (5). Tính toán mức cho vay, thời hạn vay, trả nợ và khả năng trả nợ của dự án: Mức cho vay = Tổng nhu cầu vốn - Vốn tự có của - Vốn khác của dự án chủ đầu tư tham gia (nếu có) Thời hạn cho vay = Thời gian xây dựng cơ bản + Thời gian trả nợ Thời hạn trả nợ = Căn cứ vào từng nguồn vốn cụ thể về số tiền, lãi suất, thời hạn, ân hạn, phân kỳ trả nợ để lập kế hoạch trả nợ vốn vay của dự án. Từ kế hoạch trả nợ vốn vay và khả năng tích lũy của dự án (tính trên cơ sở khấu hao và lãi ròng), cán bộ thẩm định xem xét và phân tích khả năng trả nợ vốn vay của dự án. 3.2.5.2. Hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án Việc xem xét, đánh giá hiệu quả xã hội của dự án chính là việc phân tích để thấy được những lợi ích về kinh tế xã hội do dự án đem lại. Các nội dung phân tích tập trung vào một số vấn đề cơ bản: - Dự án có nằm trong mục tiêu ưu tiên phát triển của Chính phủ, của ngành, của địa phương không. - Mức độ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống dân cư của dự án thể hiện gián tiếp qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc dân, mức gia tăng tích lũy vốn, tốc độ phát triển. - Tạo thêm một khối lượng công việc cho người lao động, tận dụng các điều kiện thuận lợi sẵn có về điều kiện tự nhiên và xã hội, sử dụng nguồn nguyên, nhiên, vật liệu sẵn có. - Tạo điều kiện tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong nước. - Cải thiện cơ cấu kinh tế vùng, địa phương thực hiện dự án. Chú ý: Do đặc điểm riêng biệt, các dự án xây dựng công nghiệp thường gặp phải các khó khăn như: chậm giải phóng mặt bằng, chi phí giải phóng mặt bằng quá lớn, vượt tổng dự toán, chất lượng các công trình yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu, chậm tiến độ xây dựng, công nghệ không phù hợp, sức tiêu thụ sản phẩm thấp… gây ảnh hưởng tới hiệu quả của dự án. Do đó, trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định cần chú ý tới các yếu tố này. 3.3. Các biện pháp bảo đảm tiền vay Để nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ của khách hàng, phòng ngừa rủi ro và tránh những tổn thất xảy ra khi phương án trả nợ dự kiến của khách hàng không thực hiện được, hoặc xảy ra các rủi ro không lường trước, ngân hàng cần phải xem xét các biện pháp bảo đảm tiền vay trước khi quyết định chấp thuận hay từ chối cho vay. Việc xem xét các biện pháp bảo đảm tiền vay lại càng có vai trò quan trọng đối với quyết định chấp thuận hay từ chối cho vay các dự án xây dựng công nghiệp, do các dự án này thường đòi hỏi một khối lượng vốn lớn, thời gian thực hiện, vận hành dài, mức độ rủi ro cao. Căn cứ vào năng lực tài chính của khách hàng vay, căn cứ vào việc xếp hạng khách hàng vay; tính khả thi, hiệu quả của khoản vay và tình hình thực tế, ngân hàng có thể lựa chọn và quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, ngân hàng sẽ chủ động lựa chọn khách hàng đủ điều kiện để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, hoặc cho vay không có đảm bảo bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ, của NHNN Việt Nam và hướng dẫn của Tổng giám đốc. Trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định tài sản bảo đảm trước khi quyết định cho vay. Tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản của khách hàng vay, của bên bảo lãnh để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tài sản bảo đảm tiền vay bao gồm: Tài sản thuộc quyền sở hữu, giá trị quyền sử dụng đất của khách hàng vay, của bên bảo lãnh; tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của khách hàng vay, của bên bảo lãnh là doanh nghiệp nhà nước; tài sản hình thành từ vốn vay. 3.3.1. Hồ sơ tài sản bảo đảm Trước khi thẩm định tài sản bảo đảm, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành nhận và kiểm tra sơ bộ hồ sơ tài sản bảo đảm dựa trên các yếu tố: - Giấy tờ chứng thực tài sản bảo đảm phải đủ loại và đủ số lượng theo yêu cầu; - Có chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan liên quan; - Phù hợp về mặt nội dung giữa các tài liệu khác nhau trong hồ sơ. 3.3.2. Thông tin trong quá trình thẩm định tài sản bảo đảm Việc thẩm định tài sản bảo đảm dựa trên cơ sở 3 nguồn thông tin: - Hồ sơ tài liệu và thông tin do khách hàng cung cấp: Đây là nguồn thông tin chủ yếu để xem xét, đánh giá tình trạng và giá trị của tài sản đảm bảo. - Khảo sát thực tế: Kết quả khảo sát thực tế không chỉ giúp cán bộ thẩm định khẳng định lại các thông tin thu thập được từ khách hàng, mà còn giúp cán bộ thẩm định phát hiện ra những vấn đề mới cần thẩm định tiếp. - Các nguồn khác như: Chính quyền địa phương, công an, tòa án, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, các ngân hàng khác, báo chí... Thông tin thu thập được từ nguồn này thường mang tính khách quan và chính xác cao, đặc biệt đối với việc xác định quyền sở hữu, xác định giá trị tài sản đảm bảo. 3.3.3. Nội dung thẩm định tài sản bảo đảm Dựa trên các thông tin thu thập được, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thẩm định tài sản bảo đảm. Trong quá trình thẩm định tài sản bảo đảm, cán bộ thẩm định cần phải tập trung làm rõ những vấn đề sau: - Quyền sở hữu tài sản bảo đảm của khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh. Khi xem xét nội dung này, cán bộ thẩm định phải kiểm tra xem khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh có xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản dùng làm bảo đảm không. Cán bộ thẩm định cũng cần hết sức chú ý các dấu hiệu sửa chữa, mâu thuẫn, tính pháp lý của các loại giấy tờ ủy quyền, tính pháp lý trong trường hợp đồng sở hữu tài sản... - Tài sản bảo đảm hiện không có tranh chấp. Để khẳng định tài sản bảo đảm hiện có tranh chấp hay không, ngoài việc tự xem xét thẩm định, cán bộ thẩm định cần yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh xác nhận bằng văn bản khẳng định tài sản bảo đảm hiện không có tranh chấp và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết đó. - Tài sản được phép giao dịch. Ngoài các tài sản thông dụng được phép mua bán tự do trên thị trường, khi xem xét các tài sản bảo đảm có tính đặc biệt chuyên dụng, quý hiếm. Nếu xét thấy cần thiết, cán bộ thẩm định yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh bổ sung các loại văn bản pháp luật nêu rõ loại tài sản đó được phép giao dịch bình thường. - Tài sản dễ chuyển nhượng. Mục tiêu cho vay của ngân hàng là thu hồi đủ nợ gốc và lãi từ việc thực hiện dự án vay vốn của khách hàng mà không phải dựa trên tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, trong trường hợp rủi ro, phương án trả nợ của khách hàng không thực hiện được, ngân hàng sẽ phải xem xét đến việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm nhằm thu hồi nợ gốc và lãi. Do đó, trước khi cho vay, cán bộ thẩm định cần thẩm định kỹ tính dễ chuyển nhượng của tài sản bảo đảm, để dễ dàng xử lý nếu phải thực hiện. - Xác định giá trị tài sản bảo đảm và khả năng thu hồi nợ vay trong trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm. Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm là cơ sở để ngân hàng xác định mức cho vay tối đa và tính toán khả năng thu hồi nợ gốc và lãi trong trường hợp buộc phải xử lý tài sản bảo đảm. Do giá trị tài sản thường biến động theo thời gian và tình hình thị trường, nên khi xem xét nội dung này, cán bộ thẩm định cần tham khảo các thông tin liên quan, tính toán sự tăng hoặc giảm giá trong thời hạn cho vay, dự báo khả năng thu hồi nợ vay từ nguồn xử lý tài sản bảo đảm. Kết thúc quá trình này, cán bộ thẩm định sẽ viết báo cáo thẩm định tài sản bảo đảm. Trong đó, cán bộ thẩm định nêu rõ có đồng ý nhận tài sản bảo đảm hay không; trường hợp đồng ý thì định giá tài sản bảo đảm là bao nhiêu; các điều kiện, phương pháp quản lý tài sản và đề xuất mức cho vay tối đa đối với tài sản đó. 3.4. Đánh giá và kết luận Sau khi thẩm định, cán bộ thẩm định tóm tắt lại toàn bộ các nội dung đã thẩm định. Trên cơ sở đó, có sự đáng giá và kết luận cơ bản về dự án. Trong đó, cán bộ thẩm định cần tổng hợp và đặc biệt chú ý đến những yếu tố có nguy cơ đe dọa đến sự thành công của dự án, các phương pháp phòng và khắc phục những yếu tố này. Kết thúc bước này, cán bộ thẩm định phải đưa ra được các đề xuất: có thể cho vay hay không cho vay đối với dự án, nguyên nhân tại sao và đề xuất loại hình tín dụng, cơ cấu và mục đích khoản vay, các biện pháp, kiểm tra và phòng ngừa rủi ro… đối với dự án có thể cho vay. 4. Ví dụ minh họa: Thẩm định dự án “Dự án đầu tư xây dựng nhà máy in công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp” 4.1. Giới thiệu dự án đầu tư - Tên dự án: Xây dựng nhà máy in công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp. - Địa điểm: Cụm công nghiệp Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội. - Chủ quản đầu tư: Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội. - Chủ đầu tư: Công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp. - Cấp quyết định đầu tư: Giám đốc Công ty. - Mục đích sử dụng vốn: Đầu tư xây dựng dự án nhà máy in của Công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp tại Cụm công nghiệp Ngọc Hồi. - Hình thức đầu tư: Xây mới. - Quy mô công trình: 1 tầng đến 3 tầng - Cấp công trình: Cấp II - cấp III - Bậc chịu lửa: Bậc II - Tổng mức đầu tư: 21.552.542.664 VNĐ - Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, vốn ứng trả từ bạn hàng lâu năm, ưu đãi bằng hình thức đầu tư trước, vốn vay tín dụng. - Quy mô đầu tư: + Diện tích đất nghiên cứu lập dự án: 10.090 m2. + Phân khu chức năng: Khu văn phòng điều hành, trưng bày sản phẩm và nghiên cứu khoa học ứng dụng kết quả và là nơi giao dịch đối ngoại thường xuyên của công ty được bố trí gần đường cơ cấu thành các tầng và các phòng ban riêng biệt. Khu vực kho thành phẩm: Kho được bố trí gần cổng ra vào, tiện cho việc quản lý và giao, nhận hàng hóa. Khu vực kho vật tư: bố trí phía sau nhà điều hành, gần cổng xưởng sản xuất để thuận tiện cho việc bốc xếp vật tư chuyển vào xưởng sản xuất. Khu vực xưởng sản xuất: Xưởng sản xuất được chia thành các phân xưởng riêng biệt trên mặt bằng liên hoàn, đảm bảo điều kiện môi trường làm việc tốt cho người lao động, đảm bảo tính hợp lý cao đối với dây chuyền sản xuất. Khu nghỉ, ăn ca của cán bộ công nhân viên: Khu nghỉ, ăn ca nằm gần khu sản xuất, đảm bảo vệ sinh công nghiệp trong môi trường sinh hoạt của cán bộ, nhân viên. Khu phụ trợ: nằm ở vị trí hợp lý với tính chất yêu cầu vận hành, đảm bảo tính mỹ quan của tổng thể công trình. + Phân bố diện tích xây dựng: Xây dựng nhà điều hành, văn phòng gồm dãy nhà 3 tầng kết cấu khung bê tong cốt thép; nhà xưởng rộng, đồng bộ nhưng theo hình thức phân giai đoạn xây dựng, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư tối đa cho dự án: Diện tích nhà điều hành: 500m2 × 3 tầng = 1.500 m2 Diện tích nhà xưởng: 1.924 m2 Trong đó: Phân xưởng in: 922 m2 Phân xưởng gia công: 792 m2 Các phòng phụ: 210 m2 Diện tích kho nguyên liệu: 2.000 m2 Diện tích kho thành phẩm: 1.000 m2 Diện tích khi hóa chất: 380 m2 Diện tích nhà để xe…: 200 m2 Diện tích nhà phụ trợ: 38 m2 Diện tích nhà thường trực, bảo vệ: 9 m2 Tổng diện tích sàn xây dựng: 7.051 m2 Diện tích sân, đường, vỉa hè: 3.017,7 m2 Diện tích cây xanh: 1.918,3 m2 - Các giai đoạn đầu tư: + Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Quí IV/2004 Xin chủ trương đầu tư Khảo sát địa chất, đo đạc hiện trạng Thiết kế, lập, thẩm định dự án đầu tư xây dựng + Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư: Quí I/2005 Xin thuê đất 50 năm Thiết kế kỹ thuật thi công Thẩm định thiết kế kỹ thuật thi công Xin phép xây dựng + Giai đoạn khởi công và hoàn thành công trình: Quí II/2006 – Quí I/2007 Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Xây dựng công trình Bàn giao đưa vào sử dụng 4.2. Giới thiệu chung về khách hàng - Tên khách hàng: Công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp. - Trụ sở giao dịch: số nhà 72- Trường Chinh - Đống Đa – Hà Nội - Ngành nghề kinh doanh: + In bản đồ, sách báo, văn hóa phẩm, tem nhãn, bao bì, tài liệu phục vụ cho việc phát triển ngành nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác. + Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị ngành in. - Địa điểm sản xuất kinh doanh: Thực hiện in ấn tại số nhà 72- Trường Chinh - Đống Đa – Hà Nội. - Tài khoản tiền gửi số: - Tài khoản tiền vay số - Số điện thoại:……. FAX….. - Họ tên người đại diện doanh nghiệp: Ông Nguyễn Thành Nam Tuổi : 48 Chức vụ: Giám đốc kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị. CMND số:……. Do Công an TP Hà Nội cấp ngày … tháng … năm… 4.3. Thẩm định khách hàng 4.3.1. Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng Hồ sơ pháp lý của chủ đầu tư: - Quyết định thành lập: là Doanh nghiệp Nhà nước thành lập theo Quyết định số 181NN/TCCB-QĐ của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ký ngày 24/03/1993. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký quyết định số 19/BNN/TCCB-QĐ ngày 18/3/2002 về việc đổi tên xí nghiệp in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm thành công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. - Quyết định số 686/QĐ/BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 22/03/2004 về việc chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm thành: Công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp. - Đăng ký kinh doanh: số 0103004779 ngày 02/07/2004 và đăng ký thay đổi lần 1 ngày 22/09/2005 do Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp. - Giấy phép hoạt động ngành in số 86/GP-In ngày 06/04/1993 của Bộ Văn hóa Thông tin. - Điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh thông qua ngày 10/08/1992. Quyết định số 22/2002/BNN/TCCB/QĐ về việc quy định chức năng nhiệm vụ của công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. - Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp thông qua tháng 06/2004. - Quyết định bổ nhiệm Giám đốc: số 01/QĐ/ctyIn-HĐQT ngày 21/06/2004 do Chủ tịch Hội đồng quản trị ký. - Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng: số14/QĐ/HĐQT-TC ngày 26/07/2004 do Hội đồng quản trị ký. Nhận xét: Qua việc xem xét hồ sơ pháp lý của chủ đầu tư, cán bộ thẩm định nhận thấy doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân, đại diện chủ doanh nghiệp có năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự. 4.3.2. Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng * Tài sản và nguồn vốn Bảng 7: Tài sản và nguồn vốn Các chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 1- Vốn điều lệ 27.000.000.000 27.000.000.000 2- Vốn SXKD thực có 29.751.906.630 33.081.555.645 3- Nợ phải trả 10.769.449.021 6.792.331.159 3.1- Nợ NHNo (ngắn hạn) 8.671.312.790 2.118.581.564 Trong đó: + Nợ lãi chưa trả 0 0 + Gia hạn 0 0 3.2- Nợ các tổ chức tín dụng khác 0 0 3.3- Phải trả người bán 1.784.322.174 3.015.107.961 3.4- Người mua trả tiền trước 0 41.949.573 3.5- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 83.143.028 273.147.326 3.6- Phải trả CNV -113.073.991 466.030.945 3.7- Chi phí phải trả 3.171.240 20.582.880 3.8- Các khoản phải trả, phải nộp khác 340.573.780 856.930.910 4- Các chỉ tiêu khác 4.1- Dư nợ bảo lãnh 0 0 + Dư nợ bảo lãnh các tổ chức tín dụng khác 0 0 + Số dư bảo lãnh tại NHNo 0 0 4.2- Số LC mở thanh toán 2 + Giá trị 170.100 + Số tiền ký quỹ mở LC 26.637 + Số dư LC chưa thanh toán sau ký quỹ 170.100 (Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư) Nhận xét: Sau khi xem xét tài sản và nguồn vốn của Công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp, cán bộ thẩm định nhận thấy: vốn điều lệ của công ty ổn định, vốn sản xuất kinh doanh có sự gia tăng, công ty có vay vốn của ngân hàng No&PTNT, song không có nợ quá hạn, nợ khó đòi. Bảng 8 kết quả sản xuất kinh doanh: năm 2004 và năm 2005 Các chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 1. Tổng doanh thu 40.962.000.000 51.279.295.564 + DT từ hoạt động SXKD chính 41.213.935.189 52.700.475.483 + DT từ hoạt động tài chính -223.211.141 -91.051.578 + DT từ các hoạt động khác 28.724.048 1.330.128.341 2. Tổng chi phí 37.826.000.000 45.141.731.548 3. Tổng lợi nhuận trước thuế 3.136.000.000 6.137.564.016 4. Tổng số nộp ngân sách 879.000.000 1.718.517.924 5. Lợi nhuận sau thuế (lãi ròng) 2.257.000.000 4.419.046.092 (Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư) Nhận xét: Qua số liệu cho thấy kết quả kinh doanh 02 năm liền kề của công ty đều có lãi. Sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng năm tăng trưởng khá, doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. * Các hệ số tài chính (đến thời điểm 31/12/2005) Bảng 9 Các hệ số tài chính STT Các chỉ tiêu tài chính Năm 2004 Năm 2005 Tăng/giảm 1 Hệ số thanh toán ngắn hạn 1,49 2,80 1,31 =TSLĐ/Nợ ngắn hạn 2 Hệ số thanh toán nhanh 0,54 1,80 1,26 =(TSLĐ-Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn 3 Hệ số tự tài trợ 65,45% 82,97% 17,52% =Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản 4 Hệ số nợ phải trả 31,62% 17,03% -14,59% =Nợ/Tổng nguồn vốn 5 Khả năng sinh lời 5,51% 8,62% 3,11% =Lợi nhuận/Doanh thu 6 Lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu 7,59% 13,36% 5,77% =Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu (Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư) Đánh giá về khả năng tài chính: - Hệ số thanh toán ngắn hạn là 1,49 vào năm 2004, năm 2005 là 2,8 chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty tốt và năm sau, khả năng thanh toán tốt hơn năm trước. - Hệ số tự tài trợ: 65,45% năm 2004, tăng lên 82,79% năm 2005 cho thấy công ty có khả năng độc lập về tài chính cao. - Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn là 31,62% năm 2004, năm 2005 là 17,03% giảm 14,59% so với năm 2004 cho thấy công ty ngày càng có khả năng tự chủ về tài chính trong hoạt động kinh doanh ngắn cũng như dài hạn. - Khả năng sinh lời là 5,51% năm 2004; 8,62% năm 2005 nói lên lợi nhuận trong từng đồng vốn kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Nhận xét: Qua phân tích tình hình tài chính của công ty, cán bộ thẩm định nhận thấy công ty có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh ổn định, thuận lợi, kinh doanh có lãi, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước; công ty có quan hệ tín dụng rõ ràng, không có nợ quá hạn, nợ khó đòi, khả năng thanh toán ngắn hạn tốt, khả năng tự chủ về tài chính cao, ban lãnh đạo của công ty có năng lực quản lý kinh doanh tốt. 4.4. Thẩm định dự án vay vốn 4.4.1. Cơ sở pháp lý của dự án - Quyết định số 4554/QĐ-UB ngày 06/07/2005 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thu hồi 10.096,7 m2 đất tại lô CN3 trong Cụm công nghiệp Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì: cho Công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp thuê đất để đầu tư xây dựng nhà máy in. - Quyết định số 150/2005/QĐ-CT ngày 05/09/2005 của Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty cổ phần và in Nông nghiệp về việc đầu tư xây dựng nhà máy in tại Cụm công nghiệp Ngọc Hồi. - Số 123/TNMTNĐ-QLMTKT&TV ngày 12/07/2005 của sở tài nguyên môi trường nhà đất về việc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường. - Chứng chỉ quy hoạch số 313/CCQH-BQL của Ban quản lý Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội. - Quyết định số 8642/QĐ-CT về việc miễn giảm tiền thuê đất của Chi cục thuế Hà Nội ngày 15/08/2005. - Số 223/UB-BQL ngày 19/01/2005 của UBND Thành phố Hà Nội chấp thuận địa điểm, diện tích đất cho 17 doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư vào Cụm công nghiệp Ngọc Hồi. - Thông báo số 403/TB-STNMTNĐ ngày 11/07/2005 của Sở tài nguyên môi trường nhà đất về việc xin phép sử dụng đất. - Số 7507/TNMTNĐ-QLMTKTTV ngày 05/11/2004 của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội về việc thỏa thuận môi trường Dự án đầu tư Nhà máy in tại Cụm công nghiệp Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội. - Quyết định số 101/CNĐT-BQL-ĐT ngày 31/12/2004 của Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội về việc cấp chứng nhận đầu tư cho Công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp đầu tư vào Cụm công nghiệp Ngọc Hồi. - Công văn số 447/CV-DA/PC23 ngày 26/11/2004 của Công an Thành phố Hà Nội về việc phòng cháy chữa cháy cho địa điểm để lập dự án đầu tư xây dựng. Nhận xét: Dự án có đầy đủ hồ sơ pháp lý. 4.4.2. Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án Qua khảo sát thị trường trong nước, cán bộ thẩm định nhận thấy hiện nay trong nước có 4 cơ sở in có loại dây chuyền in đồng bộ mà dự án sử dụng: Công ty in Ngân hàng, Công ty in Hàng không, Công ty in Tiến Bộ, Công ty in Trần Phú tại TP Hồ Chí Minh. Trong 4 cơ sở trên thì chỉ có Công ty in Trần Phú là đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của việc đa dạng hóa các loại sản phẩm và kỹ thuật đồng bộ, các cơ sở in khác thiếu trang thiết bị đồng bộ, sản phẩm mang tính chuyên ngành là chủ yếu. Mặt khác, các khách hàng đã và đang ký hợp đồng với công ty đa số là các khách hàng lớn, đã có tên tuổi như: - Nhà máy thuốc lá Thăng Long, Bắc Sơn, Thanh Hóa về việc in bao bì thuốc lá - Công ty cổ phần dược phẩm TRAPHACO: in bao bì dược phẩm. - Công ty bánh kẹo Hải Hà, Việt Trì: in bao bì tem bánh kẹo. - Công ty giống cây trồng, công ty thức ăn gia súc, Tổng công ty chè… Trong các bạn hàng trên, sản phẩm bao bì của nhà máy thuốc lá Thăng Long chiếm 50% doanh thu của doanh nghiệp, thuốc lá Thanh Hóa, Bắc Sơn chiếm 30%. Như vậy, thị phần của 03 nhà máy thuốc lá chiếm 80% giá trị doanh thu của doanh nghiệp. Xuất phát từ mối quan hệ với các khách hàng truyền thống, công ty đi đến quyết định đầu tư thêm dây chuyền in FLEXO. Vì đây là loại thiết bị tương đối hiện đại trên thế giới. Đồng thời, việc thay thế các thiết bị cũ, kém công xuất đang hoạt động ở công ty lúc này là cần thiết. Có như vậy công ty mới đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản phẩm đang ký hợp đồng lâu dài với các bạn hàng. Nhận xét: Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty ổn định, vững chắc, có khả năng cạnh tranh tốt do có mạng lưới bán hàng rộng. Đồng thời, vị trí sản xuất kinh doanh thuận tiện, đúng quy mô (gần đường giao thông lớn) thuận lợi cho việc vận chuyển, chuyên trở hàng hóa. 4.4.3. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật Đây là dự án đầu tư xây dựng nhà máy in, sử dụng công nghệ mới, hiện đại, nên sau khi xem xét khía cạnh thị trường đầu ra, cán bộ thẩm định đã tiến hành thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án trên các nội dung sau: - Mức độ phù hợp về công nghệ, thiết bị của dự án; - Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho dự án; - Địa điểm và mặt bằng xây dựng dự án; - Các giải pháp xây dựng. - Ảnh hưởng của dự án đến môi trường (1). Đánh giá mức độ phù hợp về công nghệ, thiết bị của dự án: Bảng 10. Danh mục máy móc, trang thiết bị: TT Tên máy móc, thiết bị Số lượng Nước sản xuất 1 Máy in Flexo 4 Đức 2 Máy in Offset 5 màu 2 Đức 3 Máy in Offset 2 màu 4 Đức 4 Máy in Offset

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21323.doc
Tài liệu liên quan