Khóa luận Thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế chi nhánh An Giang

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .1

1.1 Lý do chọn đềtài.1

1.2 Mục tiêu.1

1.3 Phương pháp và phạmvi nghiên cứu.1

1.4 Ý nghĩa.2

CHƯƠNG 2: CƠSỞLÝ LUẬN .3

2.1. Các khái niệm vềdựán đầu tư.3

2.1.1. Khái niệmvà công dụng của dựán đầu tư.3

2.1.2. Phân loại dựán đầu tư.4

2.2. Các khái niệm vềthẩm định dựán đầu tư.7

2.2.1. Khái niệm.7

2.2.2. Mục đích và yêu cầu của thẩm định dựán dầu tư.7

2.2.3. Ý nghĩa của việc thẩm định dựán đầu tư.8

2.3. Quy trình và nội dung công tác thẩm định của ngân hàng thương mại.9

2.3.1. Quy trình .9

2.3.2. Nội dung thẩm định.10

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀNGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN .22

3.1. Quá trình thành lập và phát triển.22

3.2. Sơ đồtổchức.22

3.3. Một vài sốliệu cơbản của ngân hàng qua các năm2007-2008.24

CHƯƠNG 4: THẨM ĐỊNH DỰÁN ĐẦU TƯNHÀ MÁY CHẾBIẾN .25

4.1. Quy trình thẩm định và cho vay theo dựán tại ngân hàng TMCP Quốc Tế-

Chi nhánh An Giang.25

4.1.1. Thu thập dữliệu và các yêu cầu bổsung tài liệu.25

4.1.2. Thẩm định dựán đầu tư.25

4.2. Thẩm định dựán đầu tưnhà máy chếbiến thủy sản xuất khẩu của CTCP Cửu

Long- Thái Sơn .34

4.2.1. Giới thiệu dựán.34

4.2.2. Cơsởpháp lý hình thành dựán.36

4.2.3. Sựcần thiết đầu tưdựán.37

4.2.4. Thẩm định cơsởpháp lý.37

4.2.5. Thẩm định vềvấn đềkỹthuật.37

4.2.6. Quy mô sản xuất.40

4.2.7. Công nghệ.41

4.2.8. Các yếu tố đầu vào.43

4.2.9. Thịtrường tiêu thụvà đối thủcạnh tranh.46

4.2.10. Tình hình tổchức quản lý.48

4.2.11. Hiệu quả đầu tưvà khảnăng trảnợ.49

4.2.12. Phân tích độnhạy của dựán.59

4.2.13. Phân tích yếu tốtác động đến môi trường .64

4.2.14. Phân tích hiệu quảkinh tế- xã hội.64

4.3. Môi truờng kinh doanh và rủi ro ngành.65

4.4. Đánh giá chung.66

4.5. Một sốrủi ro đối với doanh nghiệp và khó khăn của ngân hàng .70

4.6. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với ngân hàng và hiệu

quảhoạt động đối với doanh nghiệp.70

4.7. Hạn chế đềtài và các kiến nghị.73

4.7.1. Hạn chế đềtài.73

4.7.2. Kiến nghị.73

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN .75

pdf87 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2473 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực tiếp đứng ra vay vốn. Nếu rơi vào trường hợp này, cần nêu rõ sự khác biệt, đồng thời có những đánh giá cả chủ đầu tư và doanh nghiệp. Sản phẩm dự án: sản phẩm hoặc dịch vụ mà dự án cung cấp. Có thể ghi thêm một số điểm đặc trưng của sản phẩm. VD: sản phẩm dự án chế biến thủy sản theo tiêu chuẩn EU hay đầu tư khu căn hộ cao cấp loại A Loại hình dự án: đầu tư mới, đầu tư thay thế, đầu tư mở rộng . Hình thức đầu tư: tự đầu tư, liên doanh. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư: có sử dụng vốn ngân sách hay không sử dụng vốn ngân sách. Việc xác định xuất xứ vốn đầu tư để xác định dự án thuộc phạm vi bị điều chỉnh của các văn bản pháp luật nào. Thông thường các dự án có sử dụng vốn ngân sách sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Đấu Thầu, Quy chế quản lý đầu tư xây dựng, hoặc các văn bản của luật DNNN. Các dự án không sử dụng vốn ngân sách hầu như ít bị chi phối bởi các quy định này ( trừ dự án nhóm A) và thường do chủ đầu tư tự quyết định. Tiến độ dự án: Tổng thời gian thực hiện dự án đầu tư từ khi khởi công hoặc khởi công công trình đến khi có thể sản xuất ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ đạt yêu cầu. Tiến độ dự án phải phù hợp với thời điểm triển khai và dự kiến hoàn thành. VD: thời gian hoàn thành: 30 tháng kể từ khi khởi công hoặc 36 tháng kể từ khi lập dự án khả thi. 3. Căn cứ pháp lý hình thành dự án a. Trình tự, thủ tục đầu tư thông qua quyết định đầu tư Căn cứ vào Điều lệ công ty, Luật doanh nghiệp, Luật đấu thầu, Quy chế đầu tưvà các văn bản luật liên quan đến quy hoạch ngành, các quy chế ngành nghề sản xuất kinh doanh ( nếu là ngành có những quy định riêng) để xác định những thủ tục cần thiết trước khi được phép đầu tư và những yêu cầu khác (hạng mục đầu tư cần đấu thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu, ký kết hợp đồng). b. Những thủ tục cần phải thực hiện – Hồ sơ cần bổ sung – Nhận xét Trên cơ sở nhận định về trình tự, thủ tục đầu tư, đánh giá những việc đang làm và sẽ phải làm. Từ đó đưa ra trình tự bổ sung đảm bảo dự án được đầu tư theo đúng quy định của Pháp luật và những quy định riêng của Doanh nghiệp. Nhận xét về hồ sơ pháp lý của khách hàng đã đúng, đủ hay chưa, đã hợp lý, hợp lệ hay chưa, có cần bổ sung tài kiệu hay giải trình gì thêm không, tiến độ bổ sung trong trường hợp dự án/khoản vay được phê duyệt (trước khi giải ngân, sau khi giải ngân – thời gian bổ sung chậm nhất). • Phân tích phương diện kỹ thuật- trang thiết bị máy móc 1. Địa điểm xây dựng Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Điền Chiêu Tài 27 a. Mặt bằng xây dựng Địa điểm đầu tư, tổng diện tích mặt bằng Điều kiện về giao thông, hạ tầng điện nước, vị trí so với nguồn nguyên liệu, nhân lực (các thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến dự án nếu có) Pháp lý về quyền sử dụng đất (đất nhận chuyển nhượng, đất được nhà nước giao hay đất thuê, phương thức thanh toán tiền thuê, mục đích và thời gian sử dụng đất, tình hình cấp GCN QSD đất), tình hình thanh toán tiền thuê, tiền sử dụng đất. Hiện trạng đầu tư mặt bằng, dự kiến thời điểm hoàn chỉnh hạ tầng b. Các hạng mục xây dựng chính Các hạng mục chính, diện tích xây dựng, thiết kế xây dựng (trệt hay nhiều tầng, kết cấu nhà xưởng) Suất đầu tư bình quân/1m2 xây dựng, nhận xét tín hợp lý trong chi phí đầu tư xây dựng Pháp lý về thủ tục xây dựng (giấy phép xây dựng hoặc phê duyệt thiết kế kỹ thuật Nhà tư vấn thiết kế và Nhà thầu xây dựng chính (nhận xét về năng lực, kinh nghiệm và uy tính nếu là công trình xây dựng lớn), tình hình triển khai xây dựng, dự kiến thời điểm xây dựng hoàn thành, tình hình thanh toán cho nhà thầu. Đối với công trình lớn hoặc có yêu cầu chuyên biệt về thi công (ví dụ: nhà cao tầng, cầu cảng, thủy điện) lưu ý về điều kiện bảo đảm trong giai đoạn thi công. 2. Quy mô sản xuất Công suất thiết kế của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả thi tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ hay không? Sản phẩm của dự án là mới hay đã có trên thị trường? Quy cách, mẫu mã, phẩm chất sản phẩm? Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao không? 3. Công nghệ, thiết bị a. Công nghệ sản xuất Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ nào của thế giới? Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không? lý do lựa chọn công nghệ này? Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý không? có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ không? b. Máy móc thiết bị Xem xét đánh giá về số lượng, công suất quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất. Trình độ tiên tiến của thiết bị (năm sản xuất, nước sản xuất), khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị này có đáp ứng được hay không? Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Điền Chiêu Tài 28 Giá cả thiết bị, phương thức thanh toán có hợp lý, đáng ngợi hay không? Quan hệ giữa chủ đầu tư và nhà cung cấp Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến bộ thực hiện dự án dự kiến không? Uy tín của nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án không? Khi đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị, ngoài việc dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm đã tính lũy của mình, cán bộ tín dụng sẽ tham khảo thêm các nhà chuyên môn, trong trường hợp cần thiết có thể đề xuất với lãnh đạo thuê tư vấn chuyên ngành để việc thẩm được chính xác và cụ thể. 4. Giải pháp thi công, lắp đặt máy móc thiết bị Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không, có tận dụng được cơ sở vật chất hiện có hay không? Tổng dự toán/ dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa được dự tính hay không, có hạng mục nào không cần thiết hoặc chưa cần thiết phải đầu tư hay không? Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực tế hay không? Vấn đề hạ tầng cơ sở: giao thông, điện, cấp thoát nước? 5. Khả năng tác động đến môi trường, PCCC, biện pháp phòng ngừa và xử lý Xem xét, đánh giá các giải pháp về môi trường, PCCC của dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trong trường hợp yêu cầu phải có hay chưa? Trong phần này, cán bộ tín dụng sẽ đối chiếu với các quy định hiện hành về việc dự án có phải lập, thẩm định và trình duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, PCCC hay không. 6. Các vấn đề khác Những vấn đề cần lưu ý khác tùy theo tình huống đặc thù. 7. Danh mục đầu tư và chi phí đầu tư TSCĐ a. Xây dựng cơ bản b. Máy móc thiết bị • Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ 1. Sản phẩm Liệt kê sản phẩm của dự án và đặc trưng khác biệt của sản phẩm nếu có 2. Cung sản phẩm Năng lực sản xuất và cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại về sản phẩm của phương án / dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu. Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn? Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Điền Chiêu Tài 29 Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các phương án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của phương án/dự án. Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua. Dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới. Tổng mức cung dự kiến và tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm, dịch vụ này. Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ, nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của phương án đầu tư trên các phương diện: + Sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay. + Sự hợp lý của quy mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm + Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư(phân kỳ đầu tư, mức huy động công suất thiết kế). 3. Thị trường mục tiêu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm( cầu sản phẩm) a. Thị trường nội địa Hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, có ưu điểm gì không? Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, xu hướng tiêu thụ hay không? Giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường như thế nào? b. Thị trường nước ngoài Sản phẩm có khả năng đạt được các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không? Quy cách , chất lượng, mẫu mã, giá cả có những ưu thế như thế nào so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu? Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn ngạch không? Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường xuất khẩu dự kiến chưa, kết quả như thế nào? 4. Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối Sản phẩm đầu ra dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống phân phối không. Mạng lưới phân phối sản phẩm của phương án / dự án đã được xác lập hay chưa, có phù hợp với đặc điểm thị trường không. Ước tính chi phí thiết lập mạng lưới phân phối. Khách hàng sẽ áp dụng phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay. Các chính sách về khuyến mãi, hoặc hoa hồng chiết khấu bán hàng. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Điền Chiêu Tài 30 Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần có nhận định xem có thể gây ra việc bị ép giá hay không? 5. Đánh giá, so sánh Thực hiện so sánh về quy mô, loại sản phẩm, công nghệ, giá thànhvới sản phẩm hữu hiệu mà doanh nghiệp đang có / đang thực hiện. So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, so sánh tính toán về thị phần (ngành / địa phương). 6. Nhận xét chung Nhận xét về triển vọng thị trường của ngành, khả năng phát triển của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn. So sánh với sản phẩm hiện hữu của doanh nghiệp/chủ đầu tư chính với các sản phẩm khác. 7. Cơ cấu sản phẩm (sản lượng tiêu thụ từng loại sản phẩm) và giá bán sản phẩm dự kiến • Các yếu tố đầu vào 1. Quy trình sản xuất Thuyết trình về quy trình sản xuất làm căn cứ xác định sự hợp lý của các yếu tố đầu vào của dự án. 2. Các yếu tố đầu vào a. Nguồn cung cấp nguyên liệu Nguyên vật liệu chính, nguồn cung cấp (trong nước, nhập khẩu), các nhà cung cấp chính, phương thức mua bán, thanh toán. Giá một số nguyên vật liệu chính, nhận xét về mức độ biến động giá, tính thời vụ của nguyên vật liệu đầu vào, mức độ ổn định hoặc phụ thuộc vào nguồn cung cấp. Các điều kiện khác về hạ tầng điện nước. Nhận xét về rủi ro chính đầu vào dự án. b. Nguồn lao động Đánh giá cả về lao động chuyên môn và lao động giản đơn. Yêu cầu về lao động (trình độ tay nghề, chuyên môn), thuận lợi và khó khăn trong tuyển dụng và quản lý lao động. c. Các yếu tố khác Phân tích thêm các yếu tố có tỷ trọng chi phí đáng kể trong quy trình sản xuất. 3. Nhận xét Dự án có chủ động được nguồn nguyên vật liệu đầu vào? Thuận lợi, khó khăn đi kèm với việc có thể chủ động nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào? Khách hàng cần bao nhiêu nguyên nhiên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm? Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Điền Chiêu Tài 31 Có bao nhiêu nhà cung cấp nguyên nhiên liệu đầu vào? Họ là những khách hàng có quan hệ từ trước hay mới thành lập, khả năng cung ứng và mức độ tín nhiệm như thế nào?. Chính sách nhập khẩu đối với nguyên nhiên liệu đầu vào?. Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu. 4. Chi phí hoạt động Chi phí hoạt động nên chia thành 2 loại: - Biến phí: định mức, chi phí sản xuất có thể xác định theo từng đơn vị sản phẩm (biến phí của công ty – cố định trên sản phẩm). - Định phí theo hoạt động công ty (biến đổi trên sản phẩm). • Phân tích khả năng tổ chức, quản lý dự án 1. Mô hình dự kiến – mối liên kết với tổ chức hiện hữu a. Sơ đồ mô hình tổ chức cho dự án Sơ đồ mô tả mối liên kết nội tại của dự án. b. Quan hệ với tổ chức hiện hữu Gắn kết với các hoạt động hiện hữu của doanh nghiệp. Mô tả bằng sơ đồ. c. Mối quan hệ với các cơ quan / tổ chức khác Chủ yếu là mối liên quan với cơ quan quản lý nhà nước khác (báo cáo, xin phép đối với mặt hàng SXKD có điều kiện cần xin phép hàng năm). 2. Các yếu tố về tổ chức, quản lý Cán bộ tín dụng sẽ đánh giá tính khả thi, khả năng kiểm soát quá trình đầu tư cũng như khi dự án đi vào hoạt động. 3. Nhận xét Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án. Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án; Xem xét năng lực, uy tín của nhà thầu: tư vấn, thi công, cung cấp thiết bị công nghệ (nếu đã có thông tin); Khả năng ứng xử của khách hàng khi thị trường dự kiến bị mất; Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: số lượng lao động dự án cần, đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung cấp nguồn lực cho dự án. • Mục tiêu dự án – Nguồn vốn dự án 1. Mục tiêu, căn cứ đề xuất đầu tư Trên quan điểm chủ đầu tư, đánh giá về cơ hội đầu tư, từ đó CBTD xác định được lý do chính mà chủ đầu tư quyết định đầu tư. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Điền Chiêu Tài 32 2. Nội dung đầu tư và Nguồn vốn đầu tư Mục đích để thấy được tổng quan công tác đầu tư (quy mô) và nguồn tài trợ: các hạng mục đầu tư chính, cơ cấu nguốn vốn đầu tư, tiến độ đầu tư, nhu cầu vốn theo tiến độ; tính khả thi của các nguồn vốn. a. Hạng mục đầu tư và tiến độ thực hiện b. Nguồn vốn đầu tư – Tính khả thi của nguồn vốn - Nguồn vốn vay Ngân hàng Quốc Tế chỉ tính theo số đề xuất xem xét cho vay, phần thiếu hụt nếu thấp hơn so với đề nghị vay của khách hàng cần thuyết minh khả năng bổ sung vốn của khách hàng. - Vốn lưu động cho dự án chỉ bắt đầu tính khi dự án đi vào hoạt động, dự kiến tháng/200 - NH sẽ đánh giá về tiến độ kế hoạch, tiến độ thực hiện, khả năng thực hiện theo kế hoạch (đúng kế hoạch hay chậm tiến độ), những điều chỉnh về tiến độ cần thiết. + Tính khả thi của nguồn vốn đầu tư - Vốn chủ sở hữu - Vốn khác - Vốn vay ngân hàng • Phân tích hiệu quả và khả năng trả nợ vay 1. Căn cứ tính toán – giải trình các thông số cơ bản Giải trình các số liệu đưa vào bảng tính ngoài các số liệu đã trình bày ở trên như: thời gian khấu hao, thời gian trả nợ, các chi phí tính bằng tỷ lệ theo doanh thu, chi phí, các dự phòng phí 2. Hiệu quả tài chính Bảng kết quả kinh doanh dự phòng. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của dự án – quan điểm tổng đầu tư. Cân đối dòng tiền tổng hợp của công ty. 3. Khả năng trả nợ - lịch trả nợ vay Kiến nghị sau khi đã thẩm định: số tiền vay, thời gian vay, thời gian trả nợ Lịch trả nợ vay chi tiết • Phân tích tác động môi trường Quy trình xử lý chất thải như thế nào?Tiên tiến, hiện đại không? Thiết bị được nhập khẩu hay mua trong nước? Khía cạnh an toàn; Rủi ro nghề nghiệp; • Đánh giá SWOT Đánh giá này tổng hợp các nhận định liên quan đến rủi ro của doanh nghiệp. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Điền Chiêu Tài 33 + Điểm mạnh: đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm lâu năm, tiềm lực tài chính mạnh, tên tuổi + Điểm yếu: sự phát triển quá nhanh, thiếu đội ngũ kế cận + Cơ hội: các thị trường mới mở, các rào cản được gỡ bỏ + Thách thức: có ảnh hưởng đến tiến trình hội nhập, sự vận động của thị trường nội địa và thế giới • Phân tích rủi ro 1. Phân tích tình huống Trên cơ sở đã phân tích bất định, thực hiện phân tích rủi ro định lượng (độ nhạy 1 chiều, 2 chiều, n chiều). Từ kết quả tính toán, cán bộ sẽ đưa ra nhận xét về biên độ chấp nhận rủi ro của dự án: + Các yếu tố tác động: vốn đầu tư, chi phí, giá bán + Các yếu tố cần khảo sát (phân tích) : NPV, IRR, dòng tiền tổng hợp, thời gian hoàn vốn. 2. Nhận diện rủi ro và giải pháp hạn chế rủi ro Từ tất cả những đánh giá trên, rút ra những rủi ro có khả năng nhiều nhất đến tính khả thi của dự án, đánh giá khả năng kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp, đưa ra các biện pháp kiểm soát rủi ro từ phía ngân hàng để bảo tồn vốn vay. Biện pháp đảm bảo. • Trình duyệt cho vay Sau khi thẩm định các vấn đề liên quan đến dự án, CBTD sẽ báo cáo cho cơ quan thẩm quyền. - Thẩm quyền + Dưới 5 tỷ đồng trình hội đồng tín dụng + Dưới 30 tỷ đồng trình tổng giám đốc + Trên 30 tỷ đồng trình hội đồng tín dụng Sau khi đồng ý cho vay, nhân viên sẽ thương thảo hợp đồng tín dụng. • Giải ngân cho khách hàng 1. Giải ngân/ tài liệu giải ngân: Sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết, nhân viên tín dụng sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ cho khách hàng. Đồng thời, thông báo cho phòng giao dịch ngân quỹ giải ngân cho khách hàng, dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản. 2. Quản lý các khoản vay: bằng cách theo dõi các thông tin về khách hàng vay, tình hình tài chính của họ, và tài sản thế chấp có đủ giá trị đảm bảo cho các khoản vay nợ. Chẳng hạn, những thông tin này có thể gồm: bảng báo cáo tài chính tháng và quý, báo cáo tài chính thường niên, kế hoạch thu nợ, kế hoach thanh toán các khoản mua chịu...v.v..sau khi tổng hợp thông tin, nhân viên tín dụng sẽ phân tích, xác minh xem số liệu có phù hợp với những báo cáo trước đó không. Hơn nữa, nhân viên tín dụng cần phải tìm kiếm xem có dấu hiệu khả nghi nào cho thấy khoản cho vay có thể có vấn đề không, để từ đó trình với cấp trên, để có những hướng giải quyết. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Điền Chiêu Tài 34 3. Thu hồi nợ theo thỏa thuận hợp đồng; Ngân hàng sẽ thu hồi nợ theo đúng thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng, nếu vi phạm thì sẽ xử lý theo quy định của ngân hàng. 4. Tất toán, đánh giá khoản vay khi kết thúc việc trả nợ: đánh giá khách hàng thông qua việc sử dụng nguồn vốn vay và việc trả nợ. Nếu khách hàng tuân thủ các nội dung theo đúng hợp đồng đã ký kết, thì ngân hàng sẽ tiếp tục tài trợ, ngược lại thì từ chối. 5. Đóng tập, lưu hồ sơ. 4.2. Thẩm định dự án đầu tư nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu của CTCP Cửu Long- Thái Sơn Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, ngân hàng phải thẩm định trên nhiều phương diện khác nhau để làm sao có cái nhìn khách quan trước khi quyết định cho vay. NHTM với tư cách là người cho vay, tài trợ cho dự án đầu tư. Đặc biệt quan tâm đến khía cạnh thẩm định tài chính dự án, nó có ý nghĩa quyết định trong các nội dung thẩm định. Hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng, các khoản cho vay thường chiếm 59% tài sản của ngân hàng. Thành công của một ngân hàng tùy thuộc chủ yếu vào việc thực hiện kế hoạch tín dụng và thành công tín dụng, xuất phát từ chính sách cho vay của ngân hàng. Trong các hoạt động cho vay của ngân hàng thì cho vay theo dự án được ngân hàng đặc biệt quan tâm vì nó đòi hỏi vốn lớn, thời hạn kéo dài và rủi ro cao nhưng lợi nhuận cao. Vô số các rủi ro khác nhau khi cho vay nói chung và cho vay theo dự án nói riêng, xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc không chi trả được nợ khi đến hạn. Do đó để quyết định có chấp nhận cho vay hay không, ngân hàng cần phải coi trọng thẩm định tài chính dự án. Thông qua việc thẩm định này, ngân hàng có cái nhìn toàn diện về dự án, đánh giá về nhu cầu tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và tình hình sử dụng nguồn vốn, hiệu quả tài chính mà dự án mang lại cũng như khả năng trả nợ của dự án. Với mục tiêu hoạt động là an toàn và sinh lời, do đó ngân hàng chỉ cho vay đối với các dự án có hiệu quả tài chính tức là dự án mang lại lợi nhuận và khả năng trả nợ thì ngân hàng mới có thể thu hồi được gốc và lãi, khoản cho vay mới đảm bảo, ngân hàng mới có được khoản vay có chất lượng. Để hiểu rõ việc thẩm định dự án đầu tư, ta tiến hành thẩm định dự án đầu tư nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Cửu Long - Thái Sơn. 4.2.1. Giới thiệu dự án a. Chủ đầu tư: Chủ đầu tư : Công ty Cổ Phần Cửu Long – Thái Sơn. Trụ sở chính: Số 90 Hùng Vương, khóm Mỹ Tho, phường Mỹ Quí, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Đại diện công ty : Ông Nguyễn Xuân Hải – Chức vụ: Tổng Giám Đốc Trụ sở hiện tại : Số 90 Hùng Vương, Khóm Mỹ Thọ, Phường Mỹ Quí, TP Long Xuyên, Tỉnh An Giang. Điện thoại : (076) – 3934347 Fax: (076) – 3934348 Vốn điều lệ : 90.000.000.000 đồng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5203000082 do sở Kế hoạch Và Đầu Tư tỉnh An Giang cấp ngày 21 tháng 12 năm 2007. Ngành nghề kinh doanh : chế biến, bảo quản sản phẩm từ thủy sản, chế biến phụ phẩm thủy sản, kinh doanh, cho thuê kho lạnh. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Điền Chiêu Tài 35 b. Sản phẩm chính của dự án: Cá Fillet xuất khẩu Sản phẩm của công ty rất đa dạng và phân loại theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau: • Theo màu sắc: Cá thịt đỏ: rất được ưa chuộng ở các nước Đông Âu, Nga và một số nước Châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ; cá thịt trắng: chủ yếu tiêu thụ tại các nước thuộc khối EU. • Theo kích cỡ và cách đóng gói: Tuỳ theo đơn đặt hàng và những yêu cầu khác nhau của khách hàng, sản phẩm được đóng gói theo nhiều kích cỡ và trọng lượng khác nhau; theo cách đóng gói: đông khối (block): thường có trọng lượng lớn, giá thành thấp hơn, đông rời (IQF) giá thành cao hơn, khối lượng nhỏ và đóng gói riêng biệt. c. Loại hình đầu tư: Đầu tư mới d. Hình thức đầu tư: Tự đầu tư e. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư 1. Vốn đầu tư Bảng 5: Tổng vốn đầu tư nhà máy chế biến thủy sản ĐVT: 1.000.000 đồng STT DIỄN GIẢI THÀNH TIỀN 1 Vốn cố định:(1)=(2)+(3)+(4)+(5) 458.094 2 Xây lắp 96.500 3 Thiết bị 338.542 4 Chi phí khác 2.350 5 Dự phòng phí 20.702 6 Vốn lưu động 170.000 7 Tổng vốn đầu tư 628.094 (Nguồn trích từ Mục 3 Phụ Lục 1 đính kèm) Tổng mức đầu tư tài sản cố định của nhà máy là 458.094 triệu đồng trong đó bao gồm phần đầu tư cho xây dựng nhà máy, văn phòng, nhà xưởng, kho, cơ sở hạ tầng, các thiết bị nâng và các thiết bị phụ trợ khác. Như vậy tài sản cố định của dự án bao gồm phần thiết bị và xây lắp, chi phí khác và dự phòng phí. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Điền Chiêu Tài 36 2. Nguồn vốn đầu tư Bảng 6: Nguồn vốn đầu tư dự án ĐVT: 1.000.000 đồng (Nguồn trích từ Mục 4 Phụ Lục 1 đính kèm) Đánh giá nguồn vốn đầu tư và tổng vốn đầu tư: vốn chủ sở hữu của công ty là 188.428 triệu đồng, chiếm 30% tổng vốn đầu tư, vốn vay ngân hàng là 439.666 triệu đồng, chiếm 70% tổng vốn đầu tư, nguồn vốn của công ty đảm bảo 30% theo yêu cầu của ngân hàng. 4.2.2. Cơ sở pháp lý hình thành dự án 1.Căn cứ Nghị định số 16/2005/ NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc quản lý đầu tư xây dựng công trình và Nghị quyết 112/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc ban hành sửa đổi bổ sung một số Nghị định 16/2005/NĐ-CP. 2.Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu Tư. 3.Nghị định số 209/2005/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của chính Phủ về quản lý chất lượng xây dựng công trình. 4.Thông tư số 08/2005/TT-BXD ngày 06/05/2005 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và xử lý chuyển tiếp thực hiện Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính Phủ. 5.Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 06/05/2007 của Bộ Xây Dựng về việc điều chỉnh, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2005/TT-BXD ngày 06/05/2005 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn một số nội dụng về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và xử lý chuyển tiếp thực hiện Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính Phủ. 6.Căn cứ quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/04/2005 của Bộ Xây Dựng về việc ban hành định mức chi phí đầu tư xây dựng công trình. 7.Căn cứ quyết định số 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/04/2005 của Bộ Xây Dựng về việc ban hành định mức thiết kế công trình xây dựng công trình. VỐN CỐ ĐỊNH VỐN LƯU ĐỘNG TỔNG Vốn chủ sở hữu 188.428 188.428 Vốn vay trung dài hạn 269.666 269.666 Vốn vay ngắn hạn 170.000 170.000 Tổng 458.094 170.000 628.094 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Điền Chiêu Tài 37 8.Căn cứ Tờ trình số 01/CLAG/07 ngày 24 tháng 12 năm 2007 về việc xin chủ trương cho thuê đất xây dựng nhà máy chế biến cá tra Fillet đông lạnh xuất khẩu và Tổng kho 10.000 tấn thành phẩm tại khu công nghiệp Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. 4.2.3. Sự cần thiết đầu tư dự án Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu của CTCP Cửu Long – Thái Sơn là một dự án thuộc lĩnh vực đang được nhà nước khuyến khích đầu tư và cũng nằm trong chủ trương về thu hút đầu tư phát triển thủy sản trên địa bàn của ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. Như vậy việc triển khai dự án là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội của đất nước nói chung và của tỉnh An Giang nói riêng, góp phần vào sự nghiệp công nghiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1150.pdf
Tài liệu liên quan