Muïc luïc
Muïc luïc . 2
Lời cảm ơn . 3
Mở đầu . 3
1. Lý do chọn đề tài. . 3
2.Lịch sử vấn đề. . 5
3. Phương pháp nghiên cứu. . 7
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài. . 8
5. Bố cục khóa luận. . 8
Chương 1 . 8
Thành Cát Tư Hãn thống nhất Mông Cổ . 8
1.1 Khái quát về dất nước và con người Mông Cổ. . 8
a. Cuộc sống săn bắn, du mục và nơi cư trú. . 8
1.2 Sự thống nhất và phát triển của đế quốc Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn.17
Chương 2 . 35
Thành Cát Tư Hãn nhà quân sự xuất sắc. . 35
2.1 Tổ chức quân đội và chỉ huy tối cao. . 35
2.2 Huấn luyện, trang bị và điều động. . 40
2.3 Hệ thống truyền tin và hậu cần. . 45
2.4 Luật pháp, trật tự, thưởng phạt. . 48
2.5 Chiến pháp của quân Mông Cổ. . 52
Chương 3 . 60
Thành Cát Tư Hãn và các cuộc chiến tranh bành trướng lãnh thổ. . 60
3.1 Chiến tranh với Tây Hạ. . 61
3.2 Chiến tranh với nước Kim. . 64
3.3 Chiến tranh với Tây Liêu. . 69
3.4 Chiến tranh với xứ Hồi. . 71
3.5 Đại thắng quân Nga. 78
3.6 Trận chiến cuối cùng. . 80
KẾT LUẬN . 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 90
PHỤ LỤC: Một số hình ảnh về quân Mông Cổ . 92
100 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2004 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác chiến. Với quân Mông Cổ,
khi không chiến đấu với người thì phải chiến đấu với động vật. Bởi vậy, thời kỳ đầu
đông khi mùa săn bắn tới, họ liền tổ chức thành từng vi liệp cùng với những quân binh
thích hợp kéo nhau đi. Trước hết, một số quân được phái đi quan sát tình hình dã thú
nhiều hay ít tại từng khu vực được chỉ định. Sau đó phải thiết trí vi liệp cho từng bộ
lạc trong phạm vi rộng một ngày đường. Cứ mỗi toán 10 người thì một số được phân
công bắn cung, một số khác bủa lưới và truy lùng thú vật, tất cả đều tiến về hướng đã
định.
Theo cách săn bắn như vậy, người Mông Cổ đã tự biến thành đội ngũ qui mô
vững vàng có Tả dực, Hữu dực, Trung quân theo sự chỉ huy của từng tướng lãnh. Theo
sau đội ngũ là thê thiếp của mỗi người. Mỗi đội như vậy đều dùng quân hiệu riêng để
đánh dấu tình hình dã thú, hoặc địa điểm dã thú đuổi tới, hầu báo cáo với vua, hoặc
tướng tổng chỉ huy. Mới đầu, các vi liệp đều rất rộng, dần dà theo bước tiến của quân
binh dàn hành ngang liền nhau, vi liệp được tuần tự thu hẹp. Mỗi quân binh tham dự
phải luôn luôn chú ý di chuyển đúng phương vị của mình, nếu sơ suất lười biếng sẽ bị
tội trượng.
Tới nơi Thành Cát Tư Hãn cùng đoàn thê thiếp vào liệp vi trước tiên, các đoàn
tùy tòng lần lượt cùng vào. Dã thú bị khu trục chạy dài tới lúc này cũng đã mỏi mệt.
Lúc bấy giờ, ông mới chọn một gò đất cao, hạ lệnh tác xạ1 . Đầu hết là nhà vua và các
tướng lĩnh tối cao, kế tiếp là các tướng hiệu cấp dưới. Sau cùng là quân sĩ. Bắn như
1
Theo tiếng Mông Cổ có nghĩa là bắn
Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan
Trang 42
vậy trong vài ngày, xem chừng dã thú bị săn không còn mấy, những người già cả mới
tới vi trướng xin ông tha mạng cho những con còn sống sót. Thành Cát Tư Hãn liền
chuẩn nhận với lý luận là để cho dã thú kịp sinh sôi nảy nở, hầu đủ cung ứng cho nhu
cầu các vi liệp cấp dưới. Mọi việc xong xuôi, viên quan về ngự thiện, mới tuân lệnh
phân phát các con mồi săn được, vua tôi cùng nhau ăn uống ca hát luôn 8 ngày. Sau đó
các đội ngũ mới lần lượt giải tán kéo về doanh trại cũ.
Sự kiện này sử Mông Cổ cũng ghi: “Dân tộc này có tục săn bắn. Hễ vua chúa
lập vi liệp ở đâu thì chúng quân tụ hội ở đó. Họ đào đất làm hầm hố, tháp cây làm dấu
hiệu, dùng da và lông thú bện làm dây buộc. Họ kéo nhau đi đông chật cả một vùng
chừng một vài trăm dặm, khí thế ầm ầm như mưa bão, cầm thú gặp phải thảy đều kinh
sợ mà không dám chạy thoát. Sau đó mới bắt đầu săn bắn thú vật đã bị bao vây”
[28,27].
Hẳn chúng ta không quên cuộc săn bắn ở xứ Hồi của quân Mông Cổ. Lần thứ
nhất trong đời, dân Hồi giáo được chứng kiến một lối săn bắn đại qui mô và các sử gia
của họ tả lại bằng một giọng ngạc nhiên như sau:
“Nhiều sĩ quan tham mưu len lỏi trong rừng để phân định khu vực săn đuổi và
chỉ định địa điểm bắn thú. Binh sĩ kéo tới bao vây trọn khu vực, có khi tới hai vòng.
Họ vừa tiến vừa đánh trống, đánh thannh la, não bạt rền vang bốn phía. Không có con
thú nào lọt ra khỏi vòng vây. Họ lục lọi, tìm kiếm không sót một chỗ nào từ cái đầm,
cái vũng đến hang động, lùm bụi. Sau lưng là bọn sĩ quan cưỡi ngựa đi kiểm soát từng
hoạt động, từng bước đi của họ. Vô phúc một toán nào để lọt một con thú ra ngoài
vòng, hoặc bỏ sót một cái hang gấu, hang cọp. Chỗ nào đã trẩy quan chỗ đó phải hoàn
toàn không còn hình bóng một con vật.
Họ đem theo tất cả quân trang, nhưng không được sử dụng tới vũ khí. Nếu có
một con gấu, con cọp hoặc một bầy sói, một bầy heo rừng toan phá vòng vây, họ chỉ
dăng lưới ga ra lùa chúng tới, nhất là các loại thú dữ, không được để sẩy một con nào
hoặc làm cho chúng bị thương…”[15,204].
Nhìn chung như đã nói ở trên, dân tộc Mông Cổ hay bất cứ dân tộc nào trong
thời kỳ du mục bộ tộc, việc huấn luyện quân sự đều đã như nằm sẵn trong nếp sinh
hoạt săn bắn hàng ngày.
Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan
Trang 43
Về trang bị, sinh thời Thành Cát Tư Hãn thường dặn con cháu và các tướng thân
cận rằng: trước lúc điều động binh sĩ dự trận, cần phải duyệt lại đội ngũ, kiểm soát lại
số lượng binh những khí giới mang theo. Mỗi quân binh ngoài vũ khí cơ hữu gồm
cung, tên, búa, phải mang thêm một cái đũa để mài mũi tên, một cái khiên, một mũi rùi
cùng nhiều thứ dây buộc khác. Nếu mang thiếu bất cứ thứ gì, sẽ bị trừng phạt. Để được
gọi lài một quân binh trang bị đầy đủ, mỗi người còn mang thêm một con dao xếp nhỏ,
đội mũ da, mang áo giáp da có miếng sắt chắn phía trước ngực.
Bên cạnh đó, yên cương ngựa phải giản dị nhẹ nhàng thì chạy đuổi mới nhanh.
Mỗi chiếc yên không nặng quá 7, 8 cân, có hình cánh chim, phía trước cong lên, phía
sau bằng phẳng, khi giao chiến tay sẽ ít bị thương, chân dâng tròn, mỗi khi đứng lên
chân sẽ không bị nghiêng, phải rộng để giày ủng khỏi vướng. Dây buộc chân dâng
phải mềm mại, phải tẩm mỡ dê để mưa nắng ít bị ảnh hưởng.
Quân trang quân dụng (quân khí) gồm các thứ:
Liễu diệp giáp: Giáp có hình lá liễu.
La khuyên giáp: Giáp có trổ lỗ tròn.
Ngoạn dương giáp cung:Cung bằng sừng dê, có 2 dây và dài 3 thước (khoảng
1m20)
Hưởng tiễn: Mũi tên bắn có tiếng reo.
Đà cốt tiễn: Tên làm bằng xương lạc đà.
Phê chân tiễn: Tên vót nhọn như mũi kim.
Hoàn đao: Loại dao nhỏ rất sắc bén kết vòng.
Trưởng đoàn thương đao: Loại thương đao dài ngắn khác nhau cực kỳ sắc bén
và vững chắc.
Phòng bài: Một loại bản đồ phòng vệ, dùng loại trúc ngắn ghép lại với nhau à
buộc bằng dây da rộng chừng 3 thước, dài gấp rưỡi rộng.
Đoàn bài: Loại bản dùng trong tấn công phá giặc. Đoàn quân xung phong nấp
sau bản, tới trước trại giặc thì xuống ngựa mà bắn vào trại.
Thiết đoàn bài: Loại bảng dùng thay mũ đâu mâu, vì lâm trận dễ dàng sử dụng
hơn.
Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan
Trang 44
Quản tử mộc bài: Loại bảng dùng che đạn đại bác khi tấn công vào thành địch.
Mỗi một đại tướng chỉ huy có một cờ hiệu, có thể cuốn hay dăng tùy ý. Nhưng
khi đốc chiến thì dù cờ đang dăng cũng phải cuốn lại.
Mỗi khi công thành thì có đại bác, được tổ chức thành pháo đội mang theo nhiều
dây kéo. Trong khi tấn công dàn hàng ngang, mỗi đội chuyên trách một góc thành;
thông thường có khoảng 400 khẩu, còn nhiều loại quân trang quân bị khác. Tuy nhiên,
luận về lợi hại của các loại, thì cung tên đứng đầu rồi đến các vòng hoàn đao.
Nhìn chung, trong buổi đầu lịch sử, qua phương thức chế tạo và sử dụng vũ khí,
người Mông Cổ còn ở trình độ kỹ thuật thấp kém, chỉ mới biết lợi dụng các vật sản
thiên nhiên về thực và động vật. Họ chưa biết khai thác công năng của kim khí. Chỉ
sau thời kỳ cướp được nước Hồi Hồi (vùng Trung Á), nhờ trình độ kỹ thuật khá cao
của nước này về quân giới, Mông Cổ mới dựa vào đó mà cải tiến dần. Cho đến khi diệt
xong nước Kim1 công nghiệp nói chung, quân giới nói riêng của Mông Cổ mới ngày
càng hoàn bị.
Nhà chép sử Vương Quốc Duy nói: “Dân Thát Đát chỉ sinh hoạt bằng săn bắn,
khí giới đơn sơ, chỉ bằng xương và da thú. Lý do là vì đất đai nước họ không có sắt.
Tuy họ cò thông thương với rợ Khiếp Đan2 nhưng sắt bị bộ tộc này cấm chỉ trong mọi
giao hoán. Mãi khi nước Kim cướp được vùng Hà Đông, bỏ loại tiền kẽm rồi lại bỏ
loại tiền sắt (ngày xưa tiền đúc bằng đồng hay sắt). Do sự kiện này các loại tiền sắt
(thiết tiền) trước kia ở đời Tần, đời Tấn mới được dồn về Mông Cổ. Nhờ số tiến này,
Mông Cổ đúc được vũ khí dồi dào, lực lượng quân sự ngày càng mạnh.
Sách Mông Đát Bí lục chép: “Về nghi vệ hiệu kỳ, Thành Cát Tư Hãn chỉ chuyên
dùng cờ màu trắng, ngoài ra không dùng bất cứ hiệu kỳ nào khác. Cờ hiệu tại cung
doanh của Hãn có 9 đuôiphướn, ở giữa có một hình mặt trăng màu đen. Khi hành
quân mới trương ra. Dưới Hãn, nguyên soái mới có hiệu kỳ. Là quốc vương, Hãn có
một cổ trống, được sử dụng mỗi khi ra trận. Yên ngựa dùng gỗ nhẹ, chế khá tinh xảo,
1 nước Kim là quốc gia phía bắc Trung Quốc thời Nam Tống
2 là một giống người phiên thuộc của Trung Quốc ở gần Mông Cổ. Ngày xưa gọi là rợ Khiết Đan
Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan
Trang 45
cung được chế tạo nặng từ một thạch ( 120 cân, khoảng kg trở lên). Tên dùng gổ cây
sa – liễu. Thủ đao hơi cong và rất nhẹ” [28,30].
2.3 Hệ thống truyền tin và hậu cần.
a. Hệ thống trạm dịch.
Vào thờ kỳ Trung Đại khi mà hệ thống giao thông và thông tin liên lạc còn vô
cùng khó khăn thì Thành Cát Tư Hãn đã cho tổ chức một hệ thống trạm dịch dọc theo
các trục lộ chính. Ông đã sử dụng những chiến sĩ dũng cảm cưỡi Thiên lý mã phi như
bay để thông kịp thời tin tức, mệnh lệnh cho các đạo quân. Nhờ vậy mà họ chủ động
trong các tình huống của trận đánh, trong khi ấy các đế quốc khác không thể có được
điều này. Nghệ thuật dụng binh của Thành Cát Tư Hã thật khó ai sánh được. Ông chủ
trương quân đội phải: “Qúy hồ tinh, bất quý hồ đa”1.
Phải nói rằng hệ thống trạm dịch này đã giúp góp phần vô cùng quan trọng trong
mọi cuộc viễn chinh của quân Mông Cổ, về truyền tin cũng như về giao thông.
Dọc theo các trục lộ chính. Thành Cát Tư Hãn cho tổ chức một hệ thống trạm
dịch Hệ thống này đã đem lại rất nhiều tiện ích cho hoạt đông của chính phủ, cho quan
lại và cả những sứ thần trên đường công tác. Dịch mã do nhân dân cung ứng, lương
thực của Dịch đệ phu (phu dịch trạm) cũng lấy vào dân, cả đến các loại xe vận chuyển
cống vật, cũng trưng dụng của nhân dân dọc các trục lộ. Lại cho ban định một qui chế
chung về việc sử dụng Dịch mã. Trước kia, người nước ngoài vào lãnh thổ Thát Đát
thường rất hay bị các bộ lạc biệt lập khác giống cướp bóc, nhưng từ khi chế độ trạm
dịch được ban hành, các cuộc tuần hành được tổ chức thì tệ nạn ấy cũng chấm dứt, an
ninh các trục lộ được bảo đảm.
Đề cập tới chế độ Trạm dịch của Mông Cổ, Nguyên sử cũng chép: “Về trạm dịch,
đường bộ thì dùng ngựa, dùng trâu hoặc la, hoặc xe, đường thủy thì dùng thuyền. Khi
Dịch trạm truyền lệnh của vua (Thánh chỉ) thì dùng tỷ thư1, khi có quân vụ hỏa tốc thì
dùng đồ phủ kim tự (phù hiệu chữ vàng), nếu là ngân tự (chữ bạc) tức là việc thượng
1 Chủ yếu là quân lính tinh nhuệ.
1 Tỷ là ngọc – biểu hiện của nhà vua đang trị vì.
Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan
Trang 46
khẩn. Phụ trách công việc này, tại Trung ương là cơ quan thiên phủ, ngoài dân gian là
một vị trưởng quan. Tại mỗi trạm dịch còn có các viên chức phòng gian bảo mật.
Nhân số làm việc tại các trạm dịch nếu thiếu, thì sẽ được bổ sung và thường được giúp
đỡ. Từ dưới lên trên, cả hệ thống đều thuộc Thông chính viên Trung thư, và bộ
binh”[28,32].
Nhờ hệ thống trạm dịch, các viên chức chính phủ đi công tác các địa phương đều
có nơi tạm trú, nghỉ ngơi và ăn uống.
Ngoài ra còn ban định quy chế đặc biệt dành riêng cho các trường hợp truyền tin
hỏa tốc về quân vụ.
Cũng theo Nguyên sử, quan chức tại bộ binh có: 3 thượng thư hàng tam phẩm, 2
thị lang hàng chánh tứ phẩm, 2 lang trung hàm Chánh ngũ phảm, 2 viên ngoại hàm
Tổng lục phẩm. Các quan chức này có nhiệm vụ chuyên trách về bưu dịch trong nước,
thu phát các chính lệnh của triều đình, bao gồm việc quản trị các vấn đề:
Triệt bỏ việc xây dựng thêm thành trì.
Vẽ bản đồ sông, núi ghi chú các nơi hiểm yếu.
Lập hồ sơ về danh sách binh trạm, đồn điền.
Công cuộc định cư di dân từ các nơi xa tới.
Diện tích đất công và tư trồng cỏ.
Quản trị một số súc vật như: Lạc đà, ngựa, trâu, dê.
Số thu phát về các loại lông chim, da thú, ngựa, bưu vận.
Các công thư, công ốc.
Các hạng tôi đói, nô lệ.
Ngoài ra, theo sách sử Mông Cổ lúc bấy giờ, Thành Cát Tư Hãn còn có tổ chức
mã khoái “Tên bay” làm nhiệm vụ do thám, thăm dò tin tức của các nước xung quanh.
Thành Cát Tư Hãn đã đặt tở chức này lên hàng quan trọng nhất. Người lính mã khoái
là một viên chức bất khả xâm phạm. Dù là hạng thân vương, hễ nghe tiếng chuông đặc
biệt của mã khoái là phải mau mau nhường lối đi cho hắn, hoặc khi gặp ngựa của hắn
đã đuối sức, phải tức khắc nhường ngựa của mình cho hắn sử dụng. Hắn phi ngựa bất
kể đêm ngày qua đồng hoang, qua sa mạc… Và trong vài ngày, hắn có thể vượt một
khoảng đường, mà người khác phải mất một tuần lễ. Muốn chịu đựng nỗi một cuộc sải
Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan
Trang 47
ngựa tận lực như vậy, hắn phải dùng vải quấn chặt đầu cổ mình mẩy lại, vừa ngủ, dở
sống, dở chết trên lưng ngựa. Nhờ vậy mà một việc nhỏ nhặt xảy ra ở đâu đó rất xa
xôi, Thành Cát Tư Hãn đều được báo cáo rất rõ ràng. Dường như không gì có thể ngăn
cản được vó ngựa của đoàn mã khoái “Tên bay”.
b.Hệ thống hậu cần.
Nói cho đúng, nếu hiểu hai tiếng hậu cần, như là hoạt động rất quan yếu đối với
bất cứ một quân đội nào thì Mông Cổ không có tổ chức hậu cần. Và đó là nguyên nhân
chính đã mặc nhiên giúp cho quân Mông Cổ có thể di chuyển nhanh và dễ dàng trong
mọi cuộc chinh phạt, kể cả các cuộc viễn chinh khắp nơi trên các lục địa Á- Âu, sách
Hắc Đát sử lược chép: “về quân lương, quân Mông Cổ chỉ dùng thịt dê và sữa ngựa.
Ban ngày ngựa cái cho con bú, ban đêm chúng được tập chung lại để vắt sữa. Sữa
đựng trong các bao da thú, độ vài hôm có vị chua thì đem ra dùng. Trong mọi cuộc
viễn chinh hễ sang đến đất địch, quân Mông Cổ đều chú ý cướp cho được nhiều ngựa.
Nguyên nhân phần lớn là vì vấn đề quân lương này, một yếu tố mà Tôn Võ Tử gọi là “
cướp lương địch nuôi quân mình” [28,33].
Bên cạnh đó, Mông Cổ đất đai phì nhiêu, cây cỏ tươi tốt, rất dễ nuôi dê ngự. Về
thực phẩm, dân Mông Cổ chỉ uống sữa ngựa, chỉ mỗi con ngựa cái là đủ sữa cho 3
người dùng. Thêm vào món thực phẩm này là thịt dê. Bởi vậy, tại Mông Cổ, hễ thấy
nhà có một con ngựa là có thêm 6, 7 con dê, có 100 con ngựa là có 6, 7 trăm con dê.
Trong lần xuống xâm lược Trung Nguyên1. Khi ăn hết giống dê dẫn theo, mới phải săn
thỏ, hươu, nai và lợn rừng. Bởi vậy với quân số 10 vạn mà chẳng cần phải nấu ăn lôi
thôi khó nhọc…
Mặt khác, theo phong tục cố hữu, quân Mông Cổ mỗi lần đi chinh phạt, bất kể
sang hèn mọi người đều kèo nhau đi, có người mang theo cả vợ con. Đàn bà được
giao cho các việc săn sóc giữ gìn quân phục và các thứ tài vật khác, sắp sếp nơi ăn
chốn ở trong các vi. Đàn bà Mông Cổ rất giỏi cưỡi ngựa, cách ăn mặc như các nhà tu
hành đạo giáo tại Trung Hoa.
1
Giống người Hán tức Trung Quốc ngày nay
Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan
Trang 48
Các bộ tộc Mông Cổ chuyên sống đời du mục. Bất cứ lúc nào và ở đâu, từ chỉ
huy đến sĩ tốt đều sinh hoạt với nhau, lúc di chuyển cũng như khi đồn trú. Tới đâu thì
họ lập trại chăn nuôi ở đó, lấy sữa ngựa và thịt dê để tự túc về lương thực. Do nếp
sống thường xuyên chinh phạt, hành động gấp rút, quân Mông Cổ, nhất là thời Thành
Cát Tư Hãn phải giữ kỷ luật rất nghiêm túc. Nhưng đó cũng là ưu điểm trội nhất của
quân Mông Cổ so với quân các nước đương thời.
Xét như vậy trong bất cứ cuộc viễn chinh nào, quân Mông Cổ vẫn không gặp khó
khăn về mặt hậu cần, và đó là lí do họ có thể hành quân thật xa và thật nhanh, về quân
giới cũng vậy, bắt được tù binh về “Công tượng”2 họ đều đem theo, tổ chức thành đội
ngũ, giao cho nhiệm vụ chế biến và sửa sang các loại vũ khí, quân giới của họ nhờ vậy
cần lúc nào và ở đâu cũng có thể tự cung được.
2.4 Luật pháp, trật tự, thưởng phạt.
Ngay từ buổi đầu lập quốc, Thành Cát Tư Hãn đã cho thi hành một chế độ mới
về pháp luật và trật tự thật khốc liệt, kỷ luật nghiêm minh đối với mọi thành viên trong
xã hội. Thực ra đó cũng là những lẽ tự nhiên đối với bất cứ dân tộc nào còn ở trình độ
dã man và nhằm thực hiện được ý chí thống nhất.
Mỗi thành viên phải có bổn phận tuyệt đối trung thành với bộ tộc và Đại Hãn
nếu trá lệnh của Đại Hãn sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Dưới thời Thành Cát Tư Hãn
qui định hình phạt như sau:
- Giết người, cướp của, thông dâm, hiếp dâm: Tử hình.
- Ba lần làm mất tài hóa của người kí thác cho mình, dung nạp nô lệ đào tẩu, cất
dấu những tài vật lượm được: Tử hình.
- Trong lúc chiến đấu mà đào tẩu hoặc nhân lúc chiến đấu mà cướp bóc của dân:
Tử hình.
2 Các loại thợ sản xuât vũ khí.
Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan
Trang 49
- Trong lúc chiến đấu, bắt được binh nhung, quân phục mà không trả lại sở hữu
chủ, chỉ chuyên lo trợ giúp cho một cá nhân: tử hình.
- Tại vùng đất cấm, cỏ đã mọc và đem lấp đất đi, hoặc để cỏ cháy lan mất nhiều
cỏ thì cả nhà bị tử hình
- Dùng phù phép, độc dược để hại người: Tử hình.
- Tội nhân dù tội phạm đã rõ, nhưng nếu chưa tự mình ra nhận tội thì chưa gia
hình. Tuy vậy, tội nhân đều bị khảo tra, buộc phải nhận tội.
Thành Cát Tư Hãn cũng không chấp nhận uống rượu quá say sưa. Ông nói:
“người đã say sưa thì như điếc, như mù, ngả nghiêng tăm tối, mất hết lương tri, còn ai
coi ra gì nữa. Vua say sưa thì hết mong đại sự, tướng sĩ say sưa hết thì chỉ huy sĩ
tốt…Nói chung bọn người đã bị thị dục lôi cuốn như vậy, mấy kẻ thoát khỏi mang họa
vào thân”. Tuy nhiên ta cũng không cấm rượu tuyệt đối. Mỗi tháng ba kỳ, quân binh
được quyền uống rượu say. Nếu chỉ uống say một lần thì càng tốt, không uống say lần
nào càng đáng khen hơn” [28,37].
Để phổ biến pháp luật, Thành Cát Tư Hãn cho người viết ra thành văn bản, làm
thành tài liệu giáo dục nhân dân, đặc biệt là giới thanh niên, Văn bản được gọi là “
Đại pháp lệnh” (Oulong Yassa), con cháu phải lo giữ gìn. Khi quốc gia có việc quan
trọng, các vương hầu cùng nhau thảo nghị, sẽ đem văn bản đó kính cẩn đọc lại cùng
nghe. Thành Cát Tư Hãn nói: “Ngươi phải thường trực bên cạnh ta, ghi chép những
diều ta nói, để tạo thành một quyển Yassa, một quyển luật vĩnh viễn không thay đổi,
cho những kẻ kế vị ta sau này. Nếu lớp hậu sinh 500 năm, 1.000 năm hoặc 10.000 năm
sau, biết giữ gìn những tập tục và luật lệ của ta, đừng sửa đổi gì hết thì Trời sẽ phù
hộ chúng nó. Chúng nó mới giữ được nghiệp vương lâu dài và tận hưởng mọi lạc thú ở
đời. Bằng không duy trì được Yassa, thì chắc chắn đế quốc sẽ lung lay và sụp đổ,
chừng đó có cầu cứu Thành Cát Tư Hãn thì ta đâu còn nữa” [15,114].
Thành Cát Tư Hãn còn cấm chỉ việc thu dụng người cuả đội khác vào đội ngũ
mình, ở cả đến hàng thân vương cũng vậy. Cấm lệnh này càng củng cố uy quyền cho
các cấp chỉ huy từ nhỏ đến lớn. Còn quân sĩ thì không còn con đường nào khác hơn là
phục tòng thượng lệnh. Các tướng hiệu nếu có lỗi lầm, Hãn chỉ cần sai một thần dân
hạ tiện nhất tới thi hành lệnh trừng trị. Cho dù đồn trú ở nơi xa xôi biên cảnh, chỉ huy
Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan
Trang 50
hàng trăm ngàn quân, viên tướng phải nhất nhất cuối đầu tuân phục lệnh truyền của sứ
giá: nếu là tội Trượng thì nằm xuống chịu đánh, nếu tội tử thì phải dâng đầu.
Cứ mỗi năm, Hãn buộc các tướng lãnh phải tự mình tới để nghe huấn luyện lệnh,
Hãn nói: “Những kẻ nhận được thông báo mà cứ lưu ở doanh trại không chịu tới để
nghe huấn lệnh của ta, những kẻ đó khác nào như viên đá sắp chìm xuống nước, như
mũi tên bắn vào rừng, sắp chết mà chẳng biết đường sống. Hạng người như thế làm
sao mà giao phó cho việc binh được” .
Về vấn đề khen thưởng, người Mông Cổ quan niệm nếu có được một kết quả nào
đó trong khi làm việc, thì cũng như chỉ nằm trong khuôn khổ trách nhiệm được giao.
Đằng này dân Mông Cổ có thói quen nhắc nhở nhau câu mà họ xem như kinh nhật
tụng: “ Chúa bảo nhảy vào than lửa ta vâng lời, chúa bắt xuống vực sâu ta phục
mệnh”, hễ ai phàn nàn gian khổ cơ hàn là người có dị ý . Bởi vậy ở Mông Cổ thời bình
không cò việc khen thưởng.
Nhưng lúc lâm trận, nếu có chiến công thì được ban thưởng các vật phẩm như:
Kim – ngân – bài (huy chương vàng hay bạc) gấm vóc tơ lụa và cả ngựa nữa. Khi
công hãm thành trì địch quân binh được tự do cướp phá , bắt đàn bà con gái, xâm đoạt
tài sản. Nhưng trước khi xuống lệnh cho tự do như vậy, cấp chỉ huy tối cao đã căn cứ
vào chiến công của từng đơn vị và sắp đặt thứ tự trước sau. Đơn vị nào vào trước thì
nêu cao mũi tên dấu hiệu của đơn vị lên cửa thành, kẻ tới sau không được phép vào
nữa, nếu không tuân lệnh sẽ bị giết. Ngược lại nếu ai thấy hoặc bắt được tên quân bất
tuân lệnh như vậy mà không giết thì kẻ đó sẽ bị phạt sung vào Đô lộ quân ( tức cảm tử
quân như đã nói ở trên), với những quân binh phạm tội nhẹ hơn, hình phạt được định
là tịch thu một nửa vật thực được tư cấp, quân binh nào phao đồn tin tức gây hoang
mang dư luận, bị tội tử hình.
Quân binh nếu bị bắt trong trường hợp đang cướp phá, sẽ bị giết ngay. Vợ con,
tài sản gia súc đương sự sẽ bị sung công, còn Gíap và tôi tớ thì bị ghép vào tử tội.
Theo luật của Đại Hãn, bất cứ quân lính nào, khi lâm trận nếu không triệt để thi
hành mệnh lệnh, dù có thành tích, vẫn bị tử tội. Cướp được thành địch, mọi chiến lợi
phẩm quân phân cho tất cả. Từ trên quan đến lính, mỗi người tùy nhiều ít sẽ góp nhau
Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan
Trang 51
lại làm món quà dâng lên Hoàng đế. Ngoài ra những quan to tại triều như tể tướng, tuy
không dự trận vẫn được dự phần hưởng dụng chiến lợi phẩm.
Chẳng hạn trong trận liên minh với Khắc Liệt đánh Thát Đát. Khi quân Thát Đát
bị thua, các lãnh thổ tiếp cận Mông Cổ đều bỏ ngõ. Nhưng trước khi mang quân đi
chinh phạt, để đặt vĩnh viễn những vùng đất này dưới sự thống trị của mình. Thành
Cát Tư Hãn đã truyền một lệnh như sau: “Phải đuổi giặc đến kỳ cùng, không được
dừng lại cướp chiến lợi phẩm. Khi nào toàn thắng, chiến lợi phẩm sẽ được phân chia
theo công trạng của mỗi người” [15,76].
Nhưng đám quí tộc bất mãn với “Luật mới” ấy, cho như thế là trái với cổ lệ: ai
đoạt được chiến lợi phẩm thì có quyền giữ lấy, đó là định luật thiêng liêng trong thế
giới du mục. Cho nên vừa dứt trận đánh đám tướng lĩnh này ào tới đoàn xe tải thồ của
quân địch bị thua bất cần việc truy nã quân địch. Thành Cát Tư Hãn nhìn thấy họ
xông vào cướp đoạt thấy rõ vẻ khinh thường mạng Lệnh của họ nhưng không buồn nói
một tiếng. Đợi đến lúc thu quân về, ông liền cho chiến sĩ bao vây đám quí tộc và bọn
thuộc hạ của họ, lấy lại tất chiến lợi phẩm đem chia cho ba quân. Bọn quí tộc không
được một phần nào, mà còn bị đuổi về trại “dưỡng già”. Họ cảm thấy nhục nhã ê chề.
Ít lâu sau âm thầm bỏ ra đi. Họ không ngờ đã bầu lên một Khả Hãn nghiêm khắc như
thế.
Đề cập chính sách dùng người, Thành Cát Tư Hãn từng nói: “Đại phàm giao
việc, ta phán xét theo khả năng từng người. kẻ có đủ tài trí dũng, ta giao cho chỉ huy
quân binh. Kẻ tháo vát lanh lợi ta giao cho việc vận chuyển quân lương, quân khí. Bọn
ngu dốt tầm thường ta cho chăn ngựa và nuôi gai súc. Đồng thời ta cũng triệt để áp
dụng kỷ luật. Đó lá lý do uy thế của ta và quân ta ngày càng tăng tiến. Sau này người
thế kế ta cũng phải theo đường lối này. Được như vậy, ngày vạn năm đất nước Mông
Cổ vẫn được hưởng phước trời, được nhân loại thán phục, ngôi cửu ngũ đã dài lâu,
mà kẻ làm chúa cũng được tận hưởng thái bình an lạc” [1,50].
Nhờ kỹ luật sắt này, mà toàn thể quân đội và mọi thành viên trong xã hội Mông
Cổ đều tuân theo luật pháp của Đại Hãn một cách nghiêm minh.
Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan
Trang 52
2.5 Chiến pháp của quân Mông Cổ.
a. Đề cao tinh thần chiến đấu của quân sĩ, tàn phá kinh tế và uy hiếp tinh
thần đối phương.
Như chúng ta đã biết, đối với Thành Cát Tư Hãn uy lực là trên hết, mà nói đến uy
lực của ông lúc bấy giờ thì không ngoài lực lượng quân sự mà ông coi như là đoàn
quân bách chiến bách thắng.
Bởi vậy, không lúc nào Hãn quên hay đặt nhẹ việc giáo dục và huấn luyện quân
binh. Song song với một chế độ pháp luật và thưởng phạt như đã trình bày ở trên, ông
còn cho thi hành một chính sách đề cao tinh thần chiến đấu của quân sĩ. Chủ yếu của
chính sách này theo ông phải gồm phương pháp đại lược như sau:
- Gây niềm tin vào sự tất thắng do tài năng của Thành Cát Tư Hãn và ý chí chiến
đấu của quân đội Mông Cổ.
- Gây niềm tự hào về một dân tộc ưu việt.
- Tại đất địch, quân binh được toàn quyền sử sự với nhân dân địch, kể cả cướp
phá hãm hiếp.
Có thể nói Thành Cát Tư Hãn sỡ dĩ đại thắng lợi trong sự nghiệp đế vương là do
3 yế tố: có ý chí mạnh mẽ, có phương tiện tài vật dồi dào và làm việc rất đúng phương
pháp. Đã vậy Hãn còn biết khai thác mọi cơ hội thuận lợi, dùng gian mưu quỉ kế để
yểm trợ cho lực lượng quân sự. Đối với địch, Hãn cho thi hành một chính sách tàn
phá vừa nhằm tổn hại vật chất, vừa uy hiếp tinh thần nhân dân bản địa (như trong lần
chinh phạt xứ Hồi gáo). Trong lịch sử xưa nay có lẽ chưa có một kẻ xâm lược nào mà
xem thường tính mạng con người, dù là thù địch như vậy. Cũng như chưa có ai có
nhiều âm mưu quỉ kế và tài sai khiến quân đội hơn được ông.
Quân đội của Hãn, nhờ đi xâm lược cướp phá mà trở nên giàu có, thường tự coi
gia đình, bộ tộc mình là cao sang, coi thường dân tộc và cả vua chúa ở các nước khác.
Từ nội địa Á châu đến Ba Tư1, Thổ Nhĩ Kỳ và tận cả Âu Châu. Lãnh thổ Mông Cổ
ngày càng rộng, các dân tộc phải thần phục Thành Cát Tư Hãn ngày càng nhiều và đủ
mầu da. Vậy mà Hãn vẫn chưa thỏa m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp.pdf