Khóa luận Thị trường tiền tệ Việt Nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện, phát triển

MỤC LỤC

  Trang

 LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

I. Khái niệm về thị trường tiền tệ 2

1. Định nghĩa về thị trường tiền tệ 2

2. Đặc điểm của thị trường tiền tệ 3

3. Chức năng của thị trường tiền tệ 6

3.1. Huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đến người cần sử dụng 7

3.2. Tạo thanh quản cho nền kinh tế 7

3.3. ổn định và điều hoà lưu thông tiền tệ 8

II. Hàng hoá của thị trường tiền tệ 8

1. Tín phiếu kho bạc 8

2. Thương phiếu 9

2.1. Hối phiếu 10

2.2. Lệnh phiếu 11

3. Hối phiếu được Ngân hàng chấp nhận hay phiếu thuận trả của Ngân hàng 11

4. Hợp đồng mua lại 12

5. Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng 12

6. Tín phiếu ổn định tiền tệ hay tín phiếu Ngân hàng Trung ương 13

III. Các thành viên tham gia thị trường tiền tệ 15

1. Ngân hàng Trung ương và chính sách tiền tệ 15

1.1. Sự tham gia của Ngân hàng Trung ương 15

1.2. Chính sách tiền tệ 15

1.2.1. Các công cụ quản lý trực tiếp 16

1.2.2. Các công cụ quản lý gián tiếp 17

2. Sự tham gia của ngân hàng thương mại 23

3. Kho bạc Nhà nước và việc phát hành tín phiếu kho bạc 24

4. Người đầu tư 25

4.1. Các tổ chức kinh tế tham gia thị trường 25

4.2. Người đầu tư tư nhân 25

5. Người môi giới và người kinh doanh 25

5.1. Người kinh doanh tiền tệ 25

5.2. Người môi giới tiền tệ 26

IV. Cấu trúc của thị trường tiền tệ 27

1. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức 27

1.1. Thị trường tiền tệ sơ cấp 27

1.2. Thị trường tiền tệ thứ cấp 28

2. Căn cứ vào phạm vi của các đối tượng giao dịch 28

2.1. Thị trường tiền tệ liên Ngân hàng 28

2.2. Thị trường tiền tệ mở rộng 29

3. Căn cứ vào đặc trưng các loại hàng hoá trên thị trường tiền tệ 29

3.1. Thị trường giao dịch các loại chứng khoán ngắn hạn 29

3.2. Thị trường ngoại hối 30

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VIỆT NAM

I. Thực trạng hoạt động của các thị trường bộ phận của thị trường tiền tệ Việt Nam 33

1. Thực trạng hoạt động của thị trường nội tệ liên ngân hàng 33

2. Thực trạng hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 37

2.1. Mục đích ra đời của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 37

2.2. Những kết quả đạt được từ thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 38

2.3. Những hạn chế còn tồn tại trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 38

3. Thực trạng thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc 43

II. Thực trạng hàng hoá trên thị trường tiền tệ Việt Nam 46

1. Tín phiếu khoa bạc Nhà nước 47

2. Tín phiếu ngân hàng Nhà nước 48

3. Các loại công cụ nợ ngắn hạn khác 49

3.1. Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng 49

3.2. Thương phiếu 51

III. Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước 53

1. Công cụ lãi suất 53

2. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở 57

3. Công cụ dữ trữ bắt buộc 59

4. Công cụ tỷ giá 61

5. Công cụ tái cấp vốn 62

Chương III Giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam

I. Yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện thị trường tiền tệ ở Việt Nam 64

1. Đáp ứng nhu cầu về vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 64

2. Tạo môi trường thuận lợi cho chính sách tiền tệ hoạt động hiệu quả 65

3. Phát triển hệ thống các tổ chức tài chính 66

4. Phù hợp và thúc đẩy tiến trình hội nhập 66

II. Các giải pháp hoàn thiện và phát triền thị trường tiền tệ ở Việt Nam 66

1. Các giải pháp về môi trường pháp luật và cơ chế chính sách 66

1.1. Các giải pháp về môi trường pháp luật 66

1.2. Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ 69

2. Hoàn thiện các loại thị trường hiện có hiện nay 70

2.1 Hoàn thiện và phát triển thị trường sơ cấp 70

2.2 Hoàn thiện và phát triển thị trường thứ cấp 72

2.3 Hoàn thiện và phát triển thị trường nội tệ liên ngân hàng 73

2.4 Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 75

3. Nâng cao hiệu quả của các thành viên tham gia 77

3.1. Nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, xây dựng 1 Ngân hàng Nhà nước mạnh có tầm cỡ quốc tế 77

3.2 Chấn chỉnh, củng cố toàn diện hệ thống ngân hàng thương mại phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế 78

3.3. Thành lập và phát triển các tổ chức môi giới trên thị trường tiền tệ 80

3.3. Hình thành và phát triển một số quỹ của thị trường tiền tệ 80

4 . Đa dạng hoá và phát triển các công cụ của thị trường tiền tê 81

5. Hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực 81

 KẾT LUẬN 84

 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

 

 

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1887 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thị trường tiền tệ Việt Nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện, phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 và thứ sáu. ỹ Giao dịch gián tiếp: các thành viên giao dịch với nhau và giao dịch với trung tâm giao dịch thông qua điện hoại và fax. Kể từ ngày 6/10/1993 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 190/QĐ-NHNN14 về thay thế phương thức giao dịch trực tiếp bằng phương thức giao dịch gián tiếp . TTNTLNH hình thành dưới hình thức ban đầu là một thị trường tập trung, có tổ chức qua Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, từ năm 1997, hoạt động thị trường này diễn ra theo hình thức các ngân hàng trực tiếp vay mượn lẫn nhau không qua trung gian là Ngân hàng Nhà nước. Các ngân hàng thường có quan hệ với nhau đã dựa trên mức độ tín nhiệm để thoả thuận các phương thức giao dịch, thời hạn, lãi suất cũng như các điều kiện đảm bảo. Phần lớn các giao dịch liên ngân hàng thực hiện dưới hình thức tín chấp hoặc đảm bảo bằng số dư tiền gửi đối ứng tại ngân hàng cho vay. Một số ngân hàng thực hiện quan hệ vay mượn dưới hình thức gửi tiền lẫn nhau. 6 Kể từ năm 1996 đến đầu năm 2000, khi hệ thống ngân hàng thương mại lâm vào tình trạng ứ thừa về vốn khả dụng vì việc mở rộng tín dụng gặp khó khăn, các tổ chức tín dụng hầu như không có nhu cầu vay mượn tạm thời về vốn ngắn hạn và Ngân hàng Nhà nước cũng không theo dõi số liêụ này. Việc phân tích đánh giá về TTNTLNH phải dựa trên cơ sở phân tích sự biến động cơ cấu nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán tổng hợp toàn hệ thống. Bảng 1 : Cơ cấu nguồn vốn của hệ thống NHTM Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 QD CP & CTTC LDNN QD CP & CTTC LDNN QD CP& CTTC LDNN QD CP & CTTC LDNN TGKH 70,6 82,5 87,5 71,5 91,6 96 75 92,7 93,8 78 93,4 65,5 GTCG 11,6 1,8 - 13 2 - 13,7 1,9 - 10,1 1,3 - Vay NHNN 9.5 0,4 - 9 0,3 - 7,9 0,5 - 8,5 1,6 - Vay TCTD khác 8,3 15,1 12,5 6,5 6,1 4 3,4 4,9 6,2 3,4 3,7 34,5 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Ghi chú: LDNN : ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài; TGKH :tiền gửi khách hàng; GTCG: giấy tờ có giá; CP&CTTC: NHTM cổ phần và công ty tài chính. Nguồn: tạp chí Ngân hàng số 1/2000. Nếu không kể các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, dựa trên bảng số liệu trên, thì nguồn vốn vay các tổ chức tín dụng khác chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng và có xu hướng giảm xuống. Ngoài ra, số liệu nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng khác phản ánh cả số lượng vốn vay tổ chức tín dụng trong nước và cả vốn vay cuả các tổ chức tín dụng nước ngoài. Nếu tách số liệu vốn vay của các tổ chức tín dụng nước ngoài thì phần vốn vay ngắn hạn giữa các tổ chức tín dụng trong nước nhằm bổ sung nhu cầu tạm thời về vốn khả dụng sẽ rất nhỏ. 6 Từ năm 2000 đến nay, do trên thị trường tiền tệ có sự căng thẳng về tiền Đồng (nhất là thời điểm tháng 11/2000; tháng 7/2001; đầu năm 2002) nên các tổ chức tín dụng lại có nhu cầu về tiền Đồng, TTNTLNH hoạt động trở lại. Điểm đáng lưu ý là trên thị trường đã hình thành nhóm các ngân hàng thường cung ứng nguồn tiền Đồng mà chủ yếu là các ngân hàng thương mại quốc doanh. Nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần,ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh thường có nhu cầu vay tiền Đồng. Mặc dù TTNTLNH đã thực hiện việc điều tiết vốn ngắn hạn cho các ngân hàng, nhưng chức năng phân phối, điều chuyển vốn khả dụng của thị trường chưa được thực hiện một cách hiệu quả. Việc điều chuyển vốn chỉ diễn ra đối với một số các ngân hàng có quan hệ vay mượn thường xuyên và thường chỉ theo một chiều giữa nhóm ngân hàng thường cho vay và nhóm ngân hàng thường đi vay. Thậm chí ở một vài ngân hàng việc điều chuyển vốn trong hệ thống chưa linh hoạt, điều này cũng làm hạn chế sự phát triển của thị trường. Lãi suất TTNTLNH Việt Nam chưa thực sự phản ánh cung cầu vốn khả dụng ngắn hạn trên thị trường. Chính vì vậy, lãi suất cũng như các hoạt động trên TTNTLNH chưa thực sự là nguồn cung cấp thông tin hiệu quả phục vụ cho việc điều hành chính sách tiền tệ. 2. Thực trạng hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Mục đích ra đời của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: @Theo quyết định 203A/QĐ-NH13 ngày 15/10/1994 của thống đốc NHNN thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (TTNgTLNH) bắt đầu đi vào hoạt động với 23 thành viên. TTNgTLNH ra đời là nhằm: ð Hình thành thị trường ngoại tệ có tổ chức giữa các ngân hàng thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ làm cơ sở cho việc triển khai thị trường hối đoái hoàn chỉnh theo tinh thần Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước. ð Ngân hàng Nhà nước sử dụng có hiệu quả quỹ điều hoà ngoại tệ với tư cách là người bán và người mua cuối cùng để can thiệp thị trường nhằm thực hiện chính sách tiền tệ , chính sách tỷ giá của Nhà nước. Việc hình thành TTNgTLNH đánh dấu một bước phát triển về chất của thị trường ngoại hối Việt Nam. Đây là mô hình giao dịch kinh doanh ngoại tệ tiên tiến hơn hẳn mô hình trung tâm giao dịch ngoại tệ về: qui mô và doanh số hoạt động, số lượng thành viên tham gia, cơ chế xác định tỷ giá, phương thức giao dịch, vai trò điều tiết của Nhà nước… Để tiếp tục hoàn thiện mô hình hoạt động của TTNgTLNH, ngày 26/3/1999 Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết địnhsố 101/1999/QĐHNN13 về Qui chế tổ chức hoạt động của TTNgTLNH thay thế cho Quyết định số 203A/QĐ-NH13 Những kết quả đạt được từ TTNgTLNH @ Sau thời kỳ đầu hoạt động thiếu ổn định, TTNgTLNH ngày càng chứng tỏ vai trò cầu nối cung - cầu ngoại tệ giữa các tổ chức tín dụng của mình. Điều đó thể hiện qua sự tăng lên nhanh chóng của doanh số giao dịch bình quân tháng : - Năm 1997 : 58 triệu USD - Năm 1998: 33 triệu USD - Năm 1999: 217 triệu USD - Năm 2000 : 1,03 tỷ USD - Năm 2001: 1,2 tỷ USD Có thể đánh giá một cách khái quát về thành công trong hoạt động của TTNgTLNH như sau: ẩ Qui mô, phạm vi và chủ thể tham gia thị trường ngày càng mở rộng, đáp ứng được một phần nhu cầu giao dịch ngoại tệ của nền kinh tế, góp phần phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại của đất nước. ẩ Hoạt động của thị trường ngày càng được hoàn thiện, diễn biến của thị trường phản ánh sát hơn cung-cầu về ngoại tệ trên thị trường. Khoảng cách giữa tỷ giá hình thành trên TTNgTLNH so với thị trường tự do dần được thu hẹp , góp phần làm cho việc điều hành chính sách tỷ giá của nhà nước linh hoạt và hiệu quả hơn. ẩ Các phương thức và phương tiện giao dịch ngoại tệ hiện đại bước đầu được áp dụng như phương thức giao dịch kỳ hạn, hoán đổi… Mạng vi tính cũng được sử dụng khá phổ biến. Tuy có những bước phát triển đáng kể nêu trên, đến nay, TTNgTLNH vẫn còn một số hạn chế sau: Những hạn chế còn tồn tại trên TTNgTLNH Việt Nam. ấ Quy mô thị trường còn nhỏ, hoạt động còn trầm lắng, kém linh hoạt. TTNgTLNH Việt Nam còn sơ sài, khối lượng giao dịch còn nhỏ bé. Điều đó thể hiện qua các mặt sau: ỹ Thứ nhất: trong những năm qua, Việt Nam luôn là nước nhập siêu, nhu cầu về ngoại tệ của nền kinh tế là rất lớn. Trong khi đó cung về ngoại tệ lại nhỏ, chủ yếu trông chờ vào các doanh nghiệp xuất khẩu và sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương. Ví dụ trong 6 tháng đầu năm 2002 nhu cầu ngoại tệ dành cho nhập siêu là 1,1 tỷ USD thêm vào đó tỷ lệ kết hối giảm từ 40% xuống 30% khiến cho các ngân hàng càng khó khăn trong việc tìm kiếm ngoại tệ. Để giải quyết nhu cầu ngoại tệ, các ngân hàng thương mại cổ phần trông chờ vào các ngân hàng thương mại quốc doanh, còn các ngân hàng thương mại quốc doanh lại trông chờ vào khả năng tung ngoại tệ của NHNN, mà dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước lại mỏng, không ổn định, qua nhiều tầng nấc quản lý, Ngân hàng Nhà nước chưa thể đóng vai trò là người mua bán cuối cùng trên TTNgTLNH nên chưa giải quyết được căng thẳng về nhu cầu ngoại tệ. Cung ngoại tệ luôn nhỏ hơn cầu ngoại tệ. Mọi giao dịch đều được thực hiện với tỷ giá kịch trần, cạnh tranh tỷ giá bị triệt tiêu. Hoạt động của TTNgTLNH vì vậy mà thường trầm lắng. ỹ Thứ hai: do tỷ giá của VNĐ so với các ngoại tệ mạnh vận động theo một chiều (bảng 2), các ngân hàng dễ dàng dự báo được xu hướng vận động này nên các ngân hàng không giao dịch nhiều trên TTNgTLNH để đối phó với rủi ro hối đoái. Khối lượng giao dịch trên TTNgTLNH vì vậy mà nhỏ bé. Các ngân hàng thương mại dường như kinh doanh trong tình trạng “tự cung tự cấp”. Lượng ngoại tệ mua được từ khách hàng hầu hết được sử dụng để phục vụ cho khách hàng của mình, chỉ có một lượng nhỏ bán cho ngân hàng khác. Bảng 2:Tỷ giá hối đoái cuả đồng Việt Nam so với một số ngoại tệ mạnh trên thị trường liên ngân hàng. NT 01/01/00 30/06/00 01/01/01 30/06/01 01/01/02 30/06/02 USD 14000/030 14066/085 14498/518 15350/71 15060/85 15620/725 GBP 21306/2910 21098/594 21406/861 23621/4123 21568/2026 23016/505 EUR 13273/502 13531/763 15183/444 13218/445 14971/5228 NT: ngoại tệ. Nguồn :operation center- vietcombank. ấ Phương tiện giao dịch còn thiếu tính hiện đại. Phương tiện giao dịch trên TTNgTLNH còn sơ khai mang tính cổ điển, chỉ có một số ít ngân hàng hiện nay đã thực hiện giao dịch mua bán qua hệ thống Reuters (năm 2001 số ngân hàng sử dụng là 28/57 ngân hàng thương mại), còn lại phần lớn các giao dịch thông qua thủ tục công văn giấy tờ. Giao dịch qua điện thoại, một hình thức khá phổ biến trên thị trường ngoại hối quốc tế, lại hầu như không được chấp nhận ở Việt Nam do độ tin cậy giữa các ngân hàng còn thấp và nhiều ngân hàng chưa có được một mô hình tổ chức thích hợp. Hiện nay, chỉ có một số các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng ngoại thương là đã có phòng kinh doanh ngoại tệ với trang thiết bị đủ để giao dịch trực tiếp. ấ Đánh giá hoạt động của các thành viên tham gia thị trường Các thành viên tham hoạt động trên TTNgTLNH bao gồm NHNN , NHTM và công ty môi giới tiền tệ, có thể đánh giá khái quát về hoạt động của các thành viên tham gia thị trường như sau: ỹ Can thiệp của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường còn thiếu tính linh hoạt và kém hiệu quả Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước với tư cách là thành viên tham gia trên thị trường còn mờ nhạt và một chiều, hầu như Ngân hàng Nhà nước chỉ bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại để đáp ứng nhu cầu thanh toán cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Việc bán ngoại tệ để can thiệp khi có căng thẳng về cung cầu ngoại tệ thường là với số lượng không lớn, tiến hành từng lần nên hiệu quả can thiệp thấp không làm dịu được tình hình. ỹ Thị trường do một vài ngân hàng thương mại quốc doanh lớn chi phối sự tham gia của các ngân hàng thương mại khác rất hạn chế và có hiện tượng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại. Đến nay, số lượng thành viên tham gia TTNgTLNH là 57 thành viên, bao gồm các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế thị trường chịu sự chi phối của một vài ngân hàng thương mại quốc doanh lớn. Riêng Ngân hàng ngoại thương chiếm 40% giao dịch chính thức (giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng). Sự chi phối của các ngân hàng thương mại nói trên thường xảy ra khi xuất hiện căng thẳng về cung – cầu ngoại tệ. Biên độ dao động của tỷ giá giao dịch có kỳ hạn so với tỷ giá giao ngay rất rộng đã tạo cơ hội cho các ngân hàng đẩy tỷ giá giao dịch có kỳ hạn lên cao trong cuộc cạnh tranh mua ngoại tệ. Ngoài ra, do được phép tự xác định tỷ giá khác ngoài USD để giao dịch, các ngân hàng thương mại đã đẩy tỷ giá giao ngay lên cao hơn rất nhiều so với trần quy định của Ngân hàng Nhà nước thông qua một ngoại tệ thứ ba. ỹ Thiếu vắng các công ty môi giới Các công ty môi giới với tư cách là cầu nối giữa cung và cầu là chủ thể quan trọng của một thị trường ngoại hối hiện đại, hoạt động của các công ty này làn tăng tính linh hoạt của thị trường. Đối với những nước mà hệ thống giao dịch điện tử như Việt Nam thì vai trò của các công ty môi giới càng quan trọng. Mặc dù mới chỉ có vài ngân hàng tiếp cận với hệ thống giao dịch điện tử nhưng đến nay trên thị trường ngoại hối Việt Nam hầu như chưa có các công ty môi giới chuyên nghiệp. Đây có thể coi là một khiếm khuyết cơ bản của thị trường. ấ Đánh giá phương thức giao dịch ngoại tệ. Phương thức giao dịch ngoại tệ là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của thị trường ngoại hối nói chung và TTNgTLNH nói riêng. Thị trường ngoại hối càng phát triển thì các phương thức giao dịch ngoại hối càng phát triển như: giao dịch có kỳ hạn, giao dịch, hoán đổi và giao dịch quyền chọn ngày càng phát triển và sử dụng rộng rãi. ỹ Giao dịch ngoại hối giao ngay: hiện nay, đây vẫn là hình thức giao dịch chủ yếu và phổ biến trên TTNgTLNH Việt Nam. Mặc dù là hình thức giao dịch truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số giao dịch trên thị trường nhưng giao dịch giao ngay trên TTNgTLNH vẫn tồn tại nhiều hạn chế: tính chất kinh doanh trong giao dịch thấp, mua bán thường một chiều, mua thường nhiều hơn bán, phương thức giao dịch rất cổ điển: chủ yếu thông qua công văn giấy tờ, có nhiều thủ tục rườm rà trong quá trình mua bán. Bên cạnh đó, các quy định về hạn chế khối lượng ngoại tệ giao ngay (mức tối thiểu) và hạn chế về mức chênh lệch giá chào bán và giá chào mua không kích thích các ngân hàng thương mại tham gia kinh doanh với mục đích lợi nhuận (mới chủ yếu tham gia để đáp ứng nhu cầu thanh toán). ỹ Giao dịch ngoại hối có kỳ hạn: Đây là hình thức giao dịch hiện đại, bước đầu được sử dụng trên TTNgTLNH. Theo Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN17 ngày 10/01/1998, giao dịch hối đoái có kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện trong tương lai. Quyết định này cũng xác định tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá giao dịch do ngân hàng thương mại yết giá hoặc 2 bên thoả thuận với nhau, nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định giới hạn tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ký kết hợp đồng. Tuy được áp dụng phổ biến, nhưng phương thức này có một số yếu tố hạn chế sự phát triển của nó. Thể hiện trong quy định: ấ Hạn chế về kỳ hạn của hợp đồng: Ngân hàng Nhà nước chỉ cho phép các hợp đồng có kỳ hạn từ 30 ngày đến 180 ngày. Hạn chế về kỳ hạn tối đa 180 ngày gây cản trở vì mặc dù các tín dụng thư thường có kỳ hạn từ 30-60 ngày nhưng các công ty xuất nhập khẩu vẫn thích hạn chế rủi ro trên 180 ngày. ở các nước khác, công ty thường hạn chế rủi ro heo thời hạn hàng năm. ẫ Hạn chế về mức chênh lệch tỷ giá giao dịch kỳ hạn: đối với một số kỳ hạn, mức chênh lệch lãi suất là cố định theo quy định. Trong trường hợp mức chênh lệch lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định cao hơn so với lãi suất trên thị thị trường tiền tệ, các ngân hàng sẽ không tham gia vào thị trường ngoại hối có kỳ hạn, như vậy sẽ làm giảm mức vốn tổng thể của thị trường. ẫ Hạn chế về việc các doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào hợp đồng kỳ hạn: một số doanh nghiệp thường né tránh sử dụng giao dịch kỳ hạn do có thành kiến, coi việc tham gia vào giao dịch ngoại hối với tỷ giá cao hơn giống như việc đầu cơ. Một số doanh nghiệp lớn thường xuyên cần một lượng ngoại tệ lớn cũng không sử dụng hợp đồng kỳ hạn mà mua dần ngoại tệ trên thị trường giao ngay để tránh khó khăn về vốn nếu mua cùng một lúc lượng ngoại tệ lớn trên thị trường. Ngoài ra các cá nhân có thể tham gia giao dịch kỳ hạn như các doanh nghiệp nhưng lại chưa được cho phép. ỹ Giao dịch quyền chọn: đây là phương thức giao dịch hiện đại trên thị trường ngoại hối quốc tế. Tuy nhiên, trên TTNgTLNH Việt Nam chưa có quy định và chưa áp dụng phương thức giao dịch tiên tiến này. ỹ Giao dịch hoán đổi: ngày 7/10/1998, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế hoạt động giao dịch hoán đổi. Theo Quyết định này, giao dịch hoán đổi là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác , trong đó, kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng. Giao dịch hoán đổi là phương thức giao dịch tiên tiến trên thị trường ngoại hối, mặc dù đã có quy chế từ năm 1998 nhưng hầu như không được các tổ chức tín dụng Việt Nam sử dụng giao dịch trên TTNgTLNH. Vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 2001, trên thị trường tiền tệ Việt Nam xuất hiện hiện tượng căng thẳng về tiền đồng trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Nguyên nhân là do tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng nhanh nên người dân mua USD để cất trữ hoặc gửi tiết kiệm. Để giải quyết tình trạng thiếu hụt về tiền đồng, Ngân hàng Nhà nước đã cung ứng 1200 tỷ VND cho hệ thống các tổ chức tín dụng thông qua nghiệp vụ hoán đổi: hoán đổi VND lấy USD của các ngân hàng thương mại. Như vậy, thực chất giao dịch hoán đổi mới chỉ dừng ở việc Ngân hàng Nhà nước sử dụng nó như là một giải pháp tình thế, như công cụ để điều tiết lượng tiền cung ứng chứ chưa được các tổ chức tín dụng sử dụng như là một phương thức giao dịch với mục đích kinh doanh, phòng ngừa rủi ro trên thị trường ngoại hối. Điều này phản ánh sự kém phát triển của thị trường ngoại hối nói chung và TTNgTLNH nói riêng. 3 Thực trạng thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc. ?Tín phiếu kho bạc không chỉ là công cụ huy động vốn quan trọng để bù đắp thiếu hụt tạm thời cho ngân sách Nhà nước mà còn là hàng hoá quan trọng trên thị trường tiền tệ, công cụ hữu hiệu để Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ. Sau thí điểm thành công ở Hải Phòng, từ tháng 10/1992 tín phiếu kho bạc đã được phát hành rộng rãi trong cả nước. Ngày 26/7/1994 chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/CP về việc phát hành trái phiếu chính phủ, tạo cơ sở pháp lý đầu tiên cho hoạt động phát hành tín phiếu kho bạc. Ngày 10/2/1995 Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài Chính đã ra thông tư liên bộ số 01NHNN-TC hướng dẫn việc phát hành tín phiếu kho bạc thông qua Ngân hàng Nhà nước. Việc phát hành tín phiếu kho bạc được thực hiện dưới hình thức đấu thầu với các thành viên là các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính,công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư… Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là một đại lý cho Bộ Tài Chính trong việc phát hành, thanh toán tín phiếu. Ngân hàng Nhà nước tham gia vào thị trường mua bán lại tín phiếu kho bạc sau khi đã phát hành (thị trường thứ cấp) để điều hoà lượng tiền cung ứng thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Nguyên tắc đấu thầu được thực hiện theo nguyên tắc lựa chọn từ lãi suất đặt thầu thấp nhất cho đến khi đủ khối lượng dự kiến (khối lượng gọi thầu). Tại mức trúng thầu cao nhất nếu có nhiều đơn đặt thầu với tổng khối lượng trúng thầu luỹ kế vượt quá khối lượng dự kiến thì phần khối lượng trúng thầu sẽ được chia cho các đơn vị đặt thầu ở mức lãi suất đó theo tỷ lệ thuận, để đảm bảo tổng khối lượng trúng thầu bằng mức gọi thầu. C Kết quả đạt được trên thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc Nhà nước: ẩ Về số lượng thành viên tham gia: năm 1995 có 30 thành viên. Năm 1998 có 48 thành viên tham gia bao gồm: 5 ngân hàng thương mại quốc doanh, 20 ngân hàng thương mại cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 12 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đến tháng 11/2002 số lượng thành viên là 44. ẩVề khối lượng tín phiếu phát hành: +Tính đến 12/1999 Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài Chính đã tổ chức được 198 phiên, thu hút được khoảng 15,5 nghìn tỷ đồng. + Trong năm 2001 khối lượng tín phiếu kho bạc Nhà nước được phát hành là 3.915 tỷ đồng, bằng 88,15% khối lượng tín phiếu phát hành năm 2000. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tháng 7 và tháng 8 năm 2001 có tình trạng khan hiếm tiền đồng trên thị trường tiền tệ, các thành viên không có vốn nhàn rỗi để đầu tư vào tín phiếu kho bạc. Nhiều phiên đấu thầu tín phiếu kho bạc trong 2 tháng này không có thành viên nào trúng thầu hoặc chỉ trúng thầu với khối lượng nhỏ từ 10 đến 70 tỷ đồng. +Trong năm 2002 (tính đến 11/11/2002) có 43 phiên đấu thầu được tiến hành (7 ngày 1 phiên) với tổng giá trị trúng thầu tín phiếu kho bạc Nhà nước là 6808 tỷ đồng. Trong đó phiên có khối lượng trúng thầu ít nhất là 20 tỷ đồng (phiên thứ 7 (04/03), phiên thứ 8 (11/03)) và phiên có khối lượng nhiều nhất là 400 tỷ đồng (phiên thứ 23(24/06), phiên thứ 24 (01/07)). Việc phát hành tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua đã huy động hàng chục nghìn tỷ đồng với lãi suất và chi phí huy động thấp, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của ngân sách Nhà nước. Việc phát hành đã cũng đã tạo hàng hoá cho nghiệp vụ thị trường mở. Các thành viên tham gia thị trường mở, cầm cố, chiết khấu tại NHNN. Đây cũng là kênh giúp các ngân hàng đầu tư vốn tạm thời nhàn rỗi một cách an toàn. D Bên cạnh những kết quả đạt được đó thì vẫn còn nhiều bất cập trên thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc. Theo đánh giá từ Ban đấu thầu tín phiếu kho bạc Nhà nước thì thị trường này chưa thực sự sôi động. Thể hiện qua: ấ Lượng thành viên: hiện nay có 44 nhưng mỗi phiên thường chỉ có 1đến 4 thành viên tham gia đặt thầu, thậm chí có phiên không có thành viên tham gia: trong 43 phiên đã được tổ chức trong năm nay (tính đến 11/11/02), có 8 phiên đấu thầu không được tiến hành do không có thành viên đặt thầu, đó là phiên thứ 5 ( 04/02/02), phiên thứ 9 (25/03), thứ 10 (25/03) thứ 11 (1/4), thứ 14 ( 22/02), thứ 20,21 (01; 08 tháng 6), thứ 37 (30/09). Thành viên tham gia đấu thầu chủ yếu là các ngân hàng thương mại quốc doanh. Năm 2001, trong 3915 tỷ đồng tín phiếu được phát hành thì các ngân hàng thương mại trúng thầu 3800 tỷ đồng. Sở dĩ các ngân hàng thương mại cổ phần, các ngân hàng liên doanh không tham gia vì họ chưa thực sự quan tâm đến thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc và thị trường mở. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài do còn bị khống chế trong việc huy động tiền đồng của dân cư nên không có nguồn tiền để tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc. Hình 1: Thị phần trúng thầu tín phiếu kho bạc (1995-2001). 50% NH Công thương 7% NH đầu tư & phát triển 25% NH Ngoại thương 18% thành viên khác ấKỳ hạn của tín phiếu chưa đa dạng và phong phú: chủ yếu vẫn là loại tín phiếu kỳ hạn 364 ngày, các loại tín phiếu có kỳ hạn ngắn hơn :273, 182 ngày chiếm tỷ trọng nhỏ và không được phát hành thường xuyên. ấ Việc đăng ký đấu thầu dưới hình thức bỏ thầu băng phiếu kín và ký quý trực tiếp đã gây không ít khó khăn cho các thành viên đặc biệt là trong điều kiện các ngân hàng đang từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất. ấ Các tổ chức tín dụng chưa thực sự quan tâm và thấy hết lợi ích của việc đấu thầu để nắm giữ tín phiếu kho bạc Nhà nước. Vì thế, mặc dù Ngân hàng Nhà nước có tổ chức tập huấn nhưng các cán bộ của nhiều tổ chức tín dụng vẫn chưa am hiểu quy trình đấu thầu. ấ Thiết bị dùng cho học tập, hội thảo về đấu thầu tín phiếu còn hạn chế. II Thực trạng hàng hoá trên thị trường tiền tệ Việt Nam. 1 Hàng hoá trên thị trường tiền tệ là công cụ để luân chuyển vốn ngắn hạn, đồng thời nó cũng là công cụ gián tiếp để thực thi chính sách tiền tệ. Sự đa dạng và chất lượng của hàng hoá (hay công cụ) không chỉ là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của thị trường tiền tệ mà còn là tiêu chí để đánh giá hiệu lực của của chính sách tiền tệ. Sự thiếu linh hoạt trong việc luân chuyển vốn và hạn chế về hiệu lực của chính sách tiền tệ trên thị trường tiền tệ Việt Nam hiện nay một phần là do công cụ trên thị trường tiền tệ còn nghèo nàn về chủng loại, thấp về chất lượng. Sở dĩ nói hàng hoá trên thị trường tiền tệ quá nghèo nàn vì chỉ có 2 loại công cụ nợ ngắn hạn chính được giao dịch trên thị trường, đó là: tín phiếu kho bạc và tín phiếu Ngân hàng Nhà nước. 1. Tín phiếu kho bạc Nhà nước. ? Tuy là công cụ đầu tiên và là chủ yếu trên thị trường tiền tệ, nhưng việc phát hành tín phiếu kho bạc thời gian qua chủ yếu là nhằm đáp ứng bù đắp thiếu hụt trong nhu cầu chi tiêu của ngân sách Nhà nước, còn về việc đáp ứng mục tiêu tạo hàng hoá cho thị trường tiền tệ thì còn nhiều hạn chế. Nếu đánh giá dưới góc độ là công cụ của thị trường tiền tệ thì tín phiếu kho bạc vẫn còn một số hạn chế sau: ẫTừ năm 1999 trở về trước chỉ có loại tín phiếu 1 năm (365 ngày), thời hạn này tuy có tạo điều kiện cho ngân sách Nhà nước nhưng xét dưới góc độ là công cụ của thị trường tiền tệ thì thời hạn này không phải là thời hạn thích hợp vì thị trường tiền tệ là nơi mua bán các giấy tờ ngắn hạn có thời hạn dưới 1 năm. Từ tháng 1/2000 loại tín phiếu kho bạc dưới 1 năm (364, 273, 182 ngày) được phát hành. ẫ Lãi suất tín phiếu kho bạc chưa phản ánh đầy đủ quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ, còn tuỳ thuộc vào lãi suất chỉ đạo của bộ tài chính và ý trí chủ quan của người đặt thầu. Bảng 3: Lãi suất trúng thầu tín phiếu kho bạc (1995-2000). Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Ls trúng thầu cao nhất (%) 16,4 10,8 9,80 9,85 9,20 3,90 Ls trúng thầu Thấp nhất (%) 15,05 6,65 6,65 8,75 2,10 2,40 Ls: Lãi suất Nguồn: Tạp chí tài chính 3/20001 ẫViệc mua bán tín phiếu kho bạc trên thị trường thứ cấp còn rất hạn chế. Tín phiếu trúng thầu chủ yếu vẫn được nắm giữ đến khi đáo hạn, ít được mua bán, chiết khấu trên thị trường tiền tệ. 2 Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước ? Ngày 8/10/1999 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 362/1999/QĐ-NHNN1 về “Quy chế phát hành tín phiếu ngân hàng Nhà nước” nhằm chuẩn bị công cụ cho nghiệp vụ thị trường mở. Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước là giấy tờ có giá ngắn hạn do Ngân hàng Nhà nước phát hành. Đối tượng mua tín phiếu là các tổ chức tín dụng có các điều kiện tổ chức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docsua.doc
  • doc19356.doc
Tài liệu liên quan