Khóa luận Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy chế biến mủ cao su Long Hà, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, công suất 1500 m 3 /ngày đêm

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề.1

2. Mục tiêu đềtài .1

3. Nội dung đềtài.2

4. Giới hạn của đềtài .2

5. Phương pháp thực hiện .2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀNGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾBIẾN CAO

SU

1.1. TỔNG QUAN VỀCAO SU .3

1.1.1. Lịch sửhình thành và phát triển ngành công nghiệp cao su ởViệt nam .3

1.1.2. Triển vọng sửdụng và phát triển cao su thiên nhiên ởViệt Nam và trên

thếgiới .4

1.2. THÀNH PHẦN TÍNH CHẤT CỦA MỦNƯỚC. .7

1.2.1. Thành phần của mủnước .7

1.2.2. Cấu trúc thểgiao trạng .7

1.2.3. Phân tửcao su .8

1.2.4. Tính chất vật lý của mủnước .9

1.2.5. Tính chất sinh hoá .10

1.2.6. Thành phần hoá học .11

1.3. KỸTHUẬT KHAI THÁC CAO SU .13

1.3.1. Kỹthuật khai thác mủcao su .13

1.3.2. Bảo quản mủ.13

1.3.3. Thu gom mủ.14

1.3.4. Tiếp nhận mủ ởnhà máy .14

1.4. CÔNG NGHỆCHẾBIẾN MỦCAO SU .14

1.4.1. Công nghệchếbiến cao su ly tâm.15

1.4.2. Chếbiến cao su cốm .16

1.4.3. Công nghệsơ chếmủtờ.17

1.4.4. Chếbiến, sản xuất các sản phẩm từcao su thiên nhiên .17

1.4.5. Một sốchủng loại cao su đặc biệt .19

1.4.5.1. Cao su MG .19

1.4.5.2. Cao su SP .19

1.4.5.3. Cao su DPNR .19

1.4.5.4. Cao su ERN .20

1.4.5.5. Cao su SUMAR .20

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀNHÀ MÁY CHẾBIẾN MỦCAO SU LONG

HÀ - BÌNH PHƯỚC

2.1. GIỚI THIỆU VỀNHÀ MÁY CHẾBIẾN MỦCAO SU LONG HÀ .21

2.1.1. Giới thiệu vềcông ty cao su Phú Riềng .21

2.1.2. Giới thiệu vềnhà máy chếbiến mủcao su Long Hà .21

2.1.3. Tình hình phát triển kinh doanh .22

2.1.4. Chủng loại sản phẩm .22

2.1.5. Thịtrường tiêu thụsản phẩm .23

2.2. QUY TRÌNH CHẾBIẾN MỦTẠI NHÀ MÁY CHẾBIẾN MỦCAO SU

LONG HÀ .23

2.2.1. Tiếp nhận mủ ởnhà máy .26

2.2.1.1. Đối với mủnước .26

2.2.1.2. Đối với mủtạp .26

2.2.2. Xửlý và làm đông đặc mủnước .26

2.2.3. Cán ủnguyên liệu mủtạp .28

2.2.4. Công đọan gia công cơ học .29

2.2.4.1. Đối với mủnước .29

2.2.4.2. Đối với mủtạp .30

2.2.5. Công đọan gia công nhiệt .31

2.2.6. Công đoạn hoàn tất sản phẩm .32

2.3. CÁC VẤN ĐỀVỀMÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY CHẾBIẾN MỦCAO

SU LONG HÀ .34

2.3.1. Các vấn đềvềô nhiễm không khí .34

2.3.1.1. Ô nhiễm bụi .34

2.3.1.2. Ô nhiễm mùi .35

2.3.1.3. Ô nhiễm tiếng ồn .36

2.3.1.4. Ô nhiễm nhiệt .36

2.3.2. Các vấn đềvềchất thải rắn .36

2.3.2.1. Rác thải sinh hoạt .36

2.3.2.2. Chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại .36

2.3.3. Chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại .37

2.3.3.1. Nước thải sinh hoạt .37

2.3.3.2. Nước mưa chảy tràn .37

2.3.3.3. Nước thải sản xuất .37

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬLÝ NƯỚC THẢI

CHẾBIẾN MỦCAO SU

3.1. CÁC CÔNG ĐOẠN XỬLÝ NƯỚC THẢI CHẾBIẾN MỦCAO SU .42

3.1.1. Phương pháp xửlý cơ học .42

3.1.1.1. Song chắn rác .42

3.1.1.2. Hầm tiếp nhận .43

3.1.1.3. Bểđiều hòa .43

3.1.1.4. Bểlắng .44

3.1.1.5. Lọc .47

3.1.2. Phương pháp xửlý hóa học .47

3.1.2.1. Phương pháp keo tụ.48

3.1.2.2. Phương pháp tạo bông .48

3.1.3. Phương pháp xửlý sinh học .50

3.1.3.1. BểAerotank .51

3.1.3.2. Bểlọc sinh học .52

3.2. MỘT SỐSƠ ĐỒCÔNG NGHỆÁP DỤNG TRONG XỬLÝ NƯỚC THẢI

CAO SU HIỆN NAY .53

3.2.1. Các công nghệxửlý nước thải chếbiến cao su ởnước ngoài .53

3.2.2. Công nghệxửlý nước thải cao su trong nước .56

CHƯƠNG 4: LỰA CHỌN SƠ ĐỒCÔNG NGHỆXỬLÝ NƯỚC THẢI CHO

NHÀ MÁY CHẾBIẾN MỦCAO SU LONG HÀ

4.1. KẾT QUẢPHÂN TÍCH .59

4.2. ĐỂXUẤT PHƯƠNG ÁN VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆCHO NHÀ MÁY

CHẾBIẾN CAO SU LONG HÀ .60

4.3. THUYẾT MINH SƠ ĐỒCÔNG NGHỆ.63

CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾCÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ

5.1. CÁC THÔNG SỐTHIẾT KẾ.64

5.2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾCÁC HẠNG MỤC .64

5.2.1. Song chắn rác .64

5.2.2. Bểgạn mủ.64

5.2.3. Bểđiều hòa .67

5.2.3.1. Kích thước của bểđiều hoà .67

5.2.3.2. Tính toán hệthống cấp khí cho bểđiều hoà .67

5.2.3.3. Tính máy thổi khí cấp cho bểđiều hoà .69

5.2.3.4. Tính bơm nhúng chìm trong bể điều hòa .70

5.2.3.5. Hiệu quảxửlý của bể điều hòa .71

5.2.4. Bểkeo tụ- tạo bông .71

5.2.5. Bểlắng 1 .72

5.2.6. BểAeroten .76

5.2.7. Bểlắng 2 .83

5.2.8. Bểkhửtrùng .86

CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN KINH TẾ

6.1. TÍNH TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG .88

6.1.1. Chi phí san lấp, dọn mặt bằng xây dựng .88

6.1.2. Chi phí xây dựng .89

6.2.3. Chi phí mua, lắp đặt thiết bị.90

6.2. CHI PHÍ KHẤU HAO .96

6.3. CHI PHÍ QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH .96

6.3.1. Thiết bị.96

6.3.2. Bảo hành.96

6.3.3. Nhân công vận hành .96

6.3.4. Tiêu thụ điện .97

6.3.5. Chi phí hóa chất .97

6.3.6. Tổng chi phí giá thành xửlý cho 1m

3

nước thải .97

CHƯƠNG 7: CÁC SỰCỐTHƯỜNG GẶP, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH

KHẮC PHỤC

7.1. SỰCỐVỀHỆTHỐNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC .98

7.2. SỰCỐVỀTHIẾT BỊVÀ CÁCH KHẮC PHỤC .99

CHƯƠNG 8: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

8.1. KẾT LUẬN . 103

8.2. KIẾN NGHỊ. 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf114 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3231 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy chế biến mủ cao su Long Hà, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, công suất 1500 m 3 /ngày đêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
guyên liệu. - Kiểm tra sau thời gian cán ủ: v Dùng dao cắt nhiều miếng mủ nhỏ sao cho đồng đều và khách quan, rửa sạch cán qua bốn máy cán 2 trục từ máy cán 2 trục số 3 -> máy cán 2 trục số 6 mỗi máy hai lần làm cho tờ mủ ngày càng mỏng lại để đảm bảo độ chín tốt được sấy qua lò mủ tạp. Ghi nhận số mẫu kiểm tra. v Sau khi mủ được ra lò loại bỏ những hạt mủ dính vào tờ mủ thử nghiệm, ghi lại dữ liệu gửi phòng kiểm phẩm để đo xác định các thông số kỹ thuật. v Các thông số cho phép theo tiêu chuẩn thì tiến hành tổ chức chuẩn bị cho sản xuất. v Dựa trên cơ sở kiểm tra để phối trộn nguyên liệu cho đồng đều. v Lưu vào sổ tay để tạo điều kiện thuận tiện cho phối trộn và so sánh kết quả sản phẩm. 2.2.4. Công đọan gia công cơ học 2.2.4.1. Đối với mủ nước - Lần lượt xả nước vào mương mủ theo thứ tự đã ghi trên bảng, số mương được xả nước gối đầu là 1 đến 2 mương. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU SVTH : NGUYỄN HỮU ÁNH 29 - Vận hành máy cán kéo, cán tờ, băng tải, hệ thống nước rửa trên các máy cán, băng tải; xả nước vào mương đánh đông chứa mủ, mương cán kéo. - Kiểm tra tờ mủ trên băng tải 4 với điều kiện tờ mủ phải mỏng, mịn và đồng đều. Nếu không đạt thì cho cán lại qua máy cán tạo tờ 3 đến khi đạt thì mới cho băm cốm. Thông số kỹ thuật: v Khe hở giữa 2 trục máy cán kéo: từ 30 - 60 mm . v Khe hở giữa 2 trục máy cán tạo tờ 1: từ 10 - 15 mm. v Khe hở giữa 2 trục máy cán tạo tờ 2: từ 3 - 6 mm. v Khe hở giữa 2 trục máy cán tạo tờ 3: từ 0.8 - 1.2 mm. - Vận hành máy băm, máy bơm hút hạt cốm, sàng rung, nước rửa cung cấp cho toàn bộ hệ thống. - Mủ từ băng tải 4 theo dây chuyền tự động lần lượt như sau: 2.2.4.2. Đối với mủ tạp - Xả nước đầy hồ tiếp liệu và hồ quậy rửa, các vòi phun vào các máy cắt, máy băm thô. - Lần lượt cắt mủ thành hình khối tối đa cỡ 20 x 30 x 40 cm sao cho vừa trong gàu vào hồ tiếp liệu có dòng nước đối lưu đẩy mủ. Mủ nước Máy cán kéo Hồ cán kéo Mương đánh đông Băng tải 1 Máy cán tạo tờ 1 Băng tải 2 Máy cán tạo tờ 2 Băng tải 3 Máy cán tạo tờ 3 Băng tải 4 Máy băm cắt hạt cốm Máy bơm hút hạt cốm Sàng rung Hồ băm chứa đầy nước Hệ thống phân phối cốm Thùng sấy mủ Xếp hộc 14 -18 kg Hệ thống ống bơm hút KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU SVTH : NGUYỄN HỮU ÁNH 30 - Vận hành máy cắt thô, băng tải gầu 1, 2, 3, 4; băng tải ngang; máy quay hồ 1, 2, 3; máy cắt lát, máy băm thô. - Kiểm tra độ cung cấp nước sàng rung, băng tải và các hồ đảm bảo để rửa sạch mủ, loại bỏ tạp chất. - Lần lượt nạp nguyên liệu theo sơ đồ sau: - Vận hành máy cán 3 trục; băng tải 1,2,3,4,5,6,7,8; máy cán tờ 1,2,3,4,5,6; Băng tải gầu 5; máy băm thô; máy băm tinh; sàn rung; bơm cốm. - Kiểm tra độ cung cấp nước các máy cán, băng tải và các hồ đảm bảo để rửa sạch mủ, loại bỏ tạp chất. - Kiểm tra tờ mủ trên băng tải 8 với điều kiện tờ mủ phải mỏng, mịn và đồng đều. Nếu không đạt thì cho cán quay lại qua máy cán tờ số 6 đến khi đạt mới cho băm cốm. - Mủ từ băng tải 8 theo dây chuyền tự động lần lượt qua máy băm tinh -> xuống hồ băm 2 chứa đầy nước -> máy bơm cốm hút hạt cốm -> qua hệ thống bơm hút cốm -> sàng rung -> hệ thống phân phối cốm -> thùng sấy mủ. Nguyên liệu cắt nhỏ Băng tải gầu 1 Băng tải ngang Hồ tiếp liệu Hồ quậy 1 Băng tải gầu 2 Máy cắt lát Máy cắt thô Hồ quậy 2 Băng tải gầu 3 Máy băm thô Hồ quậy 3 Băng tải gầu 4 Băng tải gầu 4 Băng tải 1 Băng tải 2 Máy cán 3 trục 1 Máy cán tạo tờ 2 Băng tải 3 Máy băm thô Máy cán tạo tờ 1 Hồ băm 1 chứa nước Băng tải gầu 5 Máy cán 3 trục 2 Băng tải 4 Máy cán tạo tờ 3 Băng tải 5 Máy cán tạo tờ 4 Băng tải 6 Máy cán tạo tờ 5 Băng tải 7 Máy cán tạo tờ 6 Băng tải 8 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU SVTH : NGUYỄN HỮU ÁNH 31 - Kiểm tra hạt cốm ở hồ máy băm khi hạt cốm đạt kích thước, độ đồng đều tốt cho xếp hộc. Nếu hạt cốm không đạt cho mủ qua băm cốm lại đồng thời điều chỉnh máy băm theo thủ tục vận hành cho đến khi đạt thì thôi. - Xếp mủ cốm vào hộc thùng sấy theo số thứ tự thùng được đánh số thứ tự từ đầu ca đến cuối ca sản xuất. - Xếp mủ cốm từ từ vào hộc, không đè nén, không vón cục và đồng đều với khối lượng khoảng từ 16 - 17.5 kg/hộc. 2.2.5. Công đọan gia công nhiệt - Vận hành lò sấy theo hướng dẫn vận hành cho lò sấy mủ nước, lò sấy mủ tạp. - Thời gian sấy 1 thùng mủ: v Đối với lò cho dây chuyền mủ nước từ 208 - 221 phút như vậy cứ khoảng 8.0 - 8.5 phút có một thùng mủ ra lò ở đầu Đ2, đồng thời một thùng mủ vào lò ở đầu Đ1. v Đối với lò cho dây chuyền mủ tạp từ 300 - 320 phút như vậy cứ khoảng 14 - 15 phút có một thùng mủ ra lò ở đầu Đ2, đồng thời một thùng mủ vào lò ở đầu Đ1. - Nhiệt độ sấy: v Ở đầu Đ1 từ 105 – 1100C, đầu Đ2 từ 110 - 1150C đối với lò sấy mủ nước. v Ở đầu Đ1 từ 100 - 1050C, đầu Đ2 từ 105 - 1100C đối với lò sấy mủ tạp. - Khi một thùng mủ đã sấy xong ra lò ở đầu Đ2, dùng móc móc từng hộc mủ ra để chuyển đến bàn phân loại. mủ đạt để cân ép bành. - Kiểm tra mủ cốm đã sấy: v Nếu mủ bị sống thì để ở nơi mủ chờ v Nếu mủ chín đồng đều cho qua nơi để theo cách thích hợp. 2.2.6. Công đoạn hoàn tất sản phẩm - Mủ cốm đã sấy được kiểm tra bằng ngoại quan để phân hạng trước khi đưa lên bàn cân với các chỉ tiêu: v Màu sắc. v Độ nhiễm bẩn. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU SVTH : NGUYỄN HỮU ÁNH 32 v Trạng thái. - Mủ có màu sắc đồng đều, không có đốm đen, không có mùi hôi, không có những hạt sống trắng, không chảy nhão, không nhiễm bẩn được cân ép thành mủ chính phẩm. - Nếu mủ bị sống được để ra nơi chờ sấy lại. - Nếu mủ có đốm đen hoặc màu không đồng đều thì cân ép thành mủ thứ phẩm. - Cân mủ sản phẩm: để mủ lên bàn cân và cân đúng khối lượng theo yêu cầu, độ sai số cho phép là a = 0.02 kg. Lưu ý các bành mủ được cắt mẫu (bành số 6, 18, 30, 42, 54, 66 trong lô) thì được cân tăng lên so với bình thường là 0.2 đến 0.3 kg/bành. Ép mủ thành bành sản phẩm: - Bỏ mủ trên bàn cân vào hộc ép. - Vận hành máy ép theo hướng dẫn vận hành thiết bị - Kiểm tra các bành mủ đã được ép: v Bành mủ được cân đúng khối lượng, đúng quy cách, vuông thành, các mặt phải phẳng là đạt yêu cầu cho qua phân lô, cắt mẫu. v Nếu không đạt yêu cầu như cân không đúng khối lượng, ép không đúng quy cách cho cân, ép lại. Thông số kỹ thuật: - Nhiệt độ mủ cốm trước khi ép bành: Phải < 600 C. - Khối lượng bành mủ: Theo yêu cầu cụ thể (thường là 33.3 kg và 35 Kg) - Kích thước ngay sau khi ép: 330 x 670 mm. - Chiều cao bành mủ ngay sau khi ép: < 175 mm - Lực ép: Từ 120 - 180 Bar. - Thời gian ép: Từ 20 - 25 giây/bành . Phân lô, cắt mẫu: - Các bành mủ cao su có cùng cấp hạng được phân theo lô mỗi lô có 72 bành. - Mỗi lô được đánh số thứ tự từ 1 - n. Bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 của năm. - Mỗi lô mủ được cắt 6 mẫu đại diện ở các bành số 6, 18, 30, 42, 54, 66 trong lô. - Khối lượng 1 mẫu trong lô từ 200 - 300 gram. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU SVTH : NGUYỄN HỮU ÁNH 33 - Bành mủ được dán tem bằng 1 dải băng PE có độ dày từ 0.03 -> 0.05 mm, chiều rộng là 35 mm. Trên tem được in bằng tiếng việt và tiếng anh có nội dung sau: v Ký hiệu hạng cao su. v Số hiệu của tiêu chuẩn này. v Tên cơ sở sản xuất. v Khối lượng bành. v Nhãn hiệu hàng hóa. - Hạng cao su nào thì dán tem ký hiệu hạng cao su đó. - Các bành mủ của mỗi lô được đánh số từ 1 - 72 trên số của lô đó. Bao gói bành mủ: - Bành mủ được bao gói bằng bao PE màu trắng trong hoặc màu trắng đục có các tiêu chuẩn kỹ thuật như sau: v Độ dày từ 0.03 – 0.05 mm. Ngoài ra còn tùy yêu cầu của khách hàng độ dày của bao PE có thể thay đổi cho phù hợp. v Điểm nóng chảy không quá 1090C. v Kích thước: 1000 mm x 600 mm. - Bao gói xong dùng dụng cụ hàn kín đầu bao lại. - Kiểm tra bao gói nếu đạt yêu cầu cho đóng palet, nếu không đạt cho bao gói lại. Vào mủ pallet: * Quy cách pallet: - Kích thước phủ bì là: 1438 mm (dài) x 1100 mm (rộng) x 1087 mm (cao). * Nội dung ghi trên pallet: Các chữ ghi trên pallet được ghi bằng sơn cụ thể gồm các nội dung sau: - Tên sản phẩm ghi trên góc trái hông dài pallet bằng chữ in hoa cụ thể cho các loại sản phẩm như sau: v Mủ SVR CV50, SVR CV60: Sơn màu cam. v Mủ RVR L, SVR 3L, SVR5: Sơn màu xanh lá cây nhạt. v Mủ SVR 10, SVR 20: Sơn màu đỏ. - Chữ " Produce of VIET NAM "và số pallett được ghi trên mặt dài hông. - Chữ " Net " và " GROSS" được ghi phía dưới mặt dài hông. - Số " Lot " và tháng năm sản xuất ghi ở giữa trên mặt dài hông. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU SVTH : NGUYỄN HỮU ÁNH 34 - Ký hiệu nơi sản xuất: ghi bằng chữ in hoa trên góc phải mặt dài hông. - Ngoài ra sẽ sơn thêm các ký hiệu khác Shipping mark… theo yêu cầu cụ thể của khách hàng. Các yêu cầu này được ghi bên hông ngắn của pallett. 2.3. CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LONG HÀ 2.3.1. Các vấn đề về ô nhiễm không khí Nguồn ô nhiễm không khí trong giai đoạn hoạt động của Nhà máy bao gồm: - Bụi sinh ra do đốt nhiên liệu chạy máy sấy cùng với các khí thải SO2, CO, NO2, THC… v Các tác nhân vật lý như tiếng ồn, độ rung, nhiệt,… sinh ra trong quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy. v Bụi và khí thải của các phương tiện giao thông ra vào khuôn viên nhà máy. v Bụi sinh ra trong các công đoạn chuyên chở, tiếp nhận nguyên liệu. v Mùi hôi (NH3) sinh ra từ quá trình chống đông, từ các mương đánh đông mủ tinh (hơi axít axetic), từ khu vực kho chứa nguyên liệu, từ khu vực lò sấy (mùi hôi tự nhiên của mủ cao su). v Mùi hôi do sự lên men và phân hủy kị khí chất hữu cơ trong nước thải từ hệ thống xử lý nước thải. 2.3.1.1. Ô nhiễm bụi v Bụi phát sinh chủ yếu trong quá trình vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu. Tùy theo điều kiện, chất lượng đường xá, phương thức bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu mà ô nhiễm phát sinh nhiều hay ít. v Bụi do nguyên liệu rơi vãi trong quá trình vận chuyển hoặc từ các kho bãi cuốn theo gió phát tán vào không khí gây ảnh hưởng các khu vực xung quanh. Tuy nhiên, nguồn ô nhiễm này sẽ giảm nếu áp dụng các biện pháp kỹ thuật và quản lý thích hợp. 2.3.1.2. Ô nhiễm mùi - Mùi hôi phát sinh trong nhà xưởng sản xuất gồm: v Mùi hôi sinh ra từ quá trình chống đông mủ cao su do bổ sung NH3. v Mùi hôi axít axetic từ các mương đánh đông mủ tinh. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU SVTH : NGUYỄN HỮU ÁNH 35 v Mùi hôi H2S từ nước thải cao su. Bảng 2.2: Nồng độ NH3, H2S trong không khí ở một số nhà máy chế biến cao su Tên nhà máy – vị trí lấy mẫu Nồng độ (mg/m3) NH3 H2S Nhà máy Trung Tâm – Công ty cao su Phú Riềng - Công đoạn cán băm - Công đoạn xông – sấy - Công đoạn đánh đông 0.85 0.32 0.53 0.53 0.53 0.38 Nhà máy Tân Biên – Công ty cao su Tân Biên - Công đoạn đánh đông - Công đoạn xông, sấy 1.8 0.95 - - ( Nguồn : Trung tâm công nghệ môi trường – ECO) - Ngoài ra, ô nhiễm mùi còn phát sinh từ nguyên liệu đổ bừa bãi trong khu vực sản xuất cùng với mùi hôi từ mương dẫn nước thải gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trực tiếp sản xuất và môi trường xung quanh nhà xưởng. - Mùi hôi từ các nhà máy chế biến mủ cao su thường ít gây nhiễm độc mãn tính mà chỉ có thể gây nhiễm độc cấp tính cho công nhân thường xuyên tiếp xúc. Tuy nhiên, công ty thiết kế nhà xưởng thông thoáng kết hợp với khuôn viên nhà máy rộng rãi, xung quanh là rừng cây cao su nên ảnh hượng của mùi hôi đến môi trường xung quanh là không đáng kể. 2.3.1.3. Ô nhiễm tiếng ồn - Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các công đoạn nghiền, cán, băm, sấy…Tiếng ồn đo được trong khu vực sản xuất của một số nhà máy chế biến mủ cao su có công nghệ tương tự tại Bình Phước khoảng 85 – 92 dBA (Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường). Việc tiếp xúc thường xuyên, lâu dài với tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, mất tập trung, giảm thính giác của công nhân… 2.3.1.4. Ô nhiễm nhiệt - Nhiệt độ môi trường làm vịêc trong phạm vi nhà xưởng phát sinh chủ yếu do: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU SVTH : NGUYỄN HỮU ÁNH 36 v Bức xạ mặt trời xuyên qua trần mái trong những ngày trời nắng gắt. v Quá trình tích tụ nhiệt thừa từ các máy móc sản xuất. - Nhiệt độ cao hơn mức trung bình là 320C sẽ gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường lao động (vi khí hậu) và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của công nhân. Tuy nhiên, vấn đề nhiệt độ có thể khắc phục được bằng thông gió tự nhiên hay thông gió nhân tạo khi lắp đặt các hệ thống thông gió tự động. 2.3.2. Các vấn đề về chất thải rắn 2.3.2.1. Rác thải sinh hoạt Rác thải sinh hoạt sinh ra do các hoạt động sinh hoạt của công nhân trong nhà máy bao gồm: thực phẩm, rau quả dư thừa, bọc nilon, giấy, thùng carton, lon nhựa, chai lọ…Lượng rác sinh ra do mỗi người theo nhiều tài liệu thống kê cho thấy từ 0.5 kg/ngày. Như vậy, với số lượng 70 lao động làm việc tại nhà máy thì lượng rác thải hàng ngày có thể ước tính khoảng 35 kg/ngày. Rác thải sinh hoạt phát sinh sẽ được thu gom hàng ngày vào bãi chứa rác, định kỳ đem chôn lấp hoặc ủ làm phân bón cho cây cao su. 2.3.2.2. Chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại Chất thải rắn công nghiệp chủ yếu phát sinh ra trong quá trình sản xuất bao gồm mủ cao su nguyên liệu, phế phẩm cao su, bao bì hư hỏng, thùng chứa hóa chất, dung môi…Ngoài ra còn một lượng lớn rác thải từ hệ thống xử lý nước thải. Các chất thải rắn này nếu không có biện pháp giải quyết tốt và thích hợp thì cũng sẽ gây ô nhiễm và tác động đến môi trường như ô nhiễm đất, mất mỹ quan công trình, vệ sinh công nghiệp và ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân. 2.3.3. Chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại 2.3.3.1. Nước thải sinh hoạt - Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên chức trong nhà máy chủ yếu là nước vệ sinh cá nhân, nước thải ra từ các khu nhà bếp, nhà ăn, chứa các chất hữu cơ (BOD, COD), chất rắn lơ lửng (SS), các chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh vật. Khi thải ra môi trường nếu không xử lý thích hợp sẽ gây ô nhiễm. 2.3.3.2. Nước mưa chảy tràn - Nước mua chảy tràn trong khuôn viên nhà máy qua các hệ thống mái che, đường nhựa, sân bãi được đổ bê tong nên không mang theo chất ô nhiễm nên được KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU SVTH : NGUYỄN HỮU ÁNH 37 quy ước là nước sạch không ô nhiễm. Một số khu vực như bãi cỏ, mặt đất khi nước mưa chảy tràn qua sẽ cuốn theo một số chất cặn bẩn, đất cát xuống cống thoát nước làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước tạo môi trường và điều kiện cho vi sinh phát triển đặc biệt là muỗi. Tuy vậy, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa có thể có N. P, COD, SS rất thấp. 2.3.3.3. Nước thải sản xuất - Nguồn gốc: v Từ quy trình chế biến mủ tại Nhà máy chế biến mủ cao su Long Hà cho thấy nước thải của Nhà máy chủ yếu được thải ra từ các công đọan: Xử lý đánh đông, cán kéo, cán tờ, cán cắt, cán lọc rửa cho mủ tạp… với nồng độ chất ô nhiễm rất cao như: COD, BOD5, SS, pH, N-NH3… v Ngoài ra nước thải của Nhà máy còn từ các nguồn như: vệ sinh hồ bể, vệ sinh máy, vệ sinh xe, vệ sinh nhà xưởng… nhưng lượng này nhỏ so với các công đọan trên cho nên chủ yếu cần xử lý từ các nguồn trong các công đọan của dây chuyền chế biến. - Lưu lượng: lưu lượng nước thải sản xuất được xác định theo công suất của Nhà máy, lưu lượng được tính trên một đơn vị sản phẩm. v Công suất sản xuất của Nhà máy chế biến Long hà + Mủ tạp: 10 tấn/ngày + Mủ nước: 30 tấn/ngày. Thời gian chế biến: từ tháng 4 đến tháng 1 năm sau (10 tháng/năm). v Lượng nước thực tế thải ra trong qua trình sản xuất: + Mủ tạp: 22 m3/ tấn + Mủ nước: 18 m3/ tấn. v Lưu lượng cần xử lý khi sản xuất cao điểm: + Mủ tạp: 440 m3/ngày đêm = 18.33 m3/h + Mủ tinh: 1,080 m3/ngày đêm = 45 m3/h. Tổng cộng: 1,520 m3/ngày đêm = 63.33 m3/h v Lưu lượng cực đại ( Khi vệ sinh, xả các hồ chứa… ). + Mủ tạp: 18.33 m3/h ´ 3 = 55 m3/h trong 2 giờ + Mủ tinh: 45 m3/h ´ 3 = 135 m3/h trong 2 giờ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU SVTH : NGUYỄN HỮU ÁNH 38 Tổng cộng: 190 m3/h trong 2 giờ - Thành phần và tính chất nước thải v Nước thải từ nhà máy chế biến mủ cao su có độ nhiễm bẩn rất cao, ảnh hưởng lớn đến điều kiện vệ sinh môi trường. Nước thải ra từ nhà máy với khối lượng lớn gây ô nhiễm trầm trọng đến khu vực dân cư, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của nhân dân trong khu vực. Các mùi hôi thối độc hại, hóa chất sử dụng cho công nghệ chế biến cũng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân và sự phát triển của động thực vật xung quanh nhà máy. v Nếu không xử lý triệt để mà xả trực tiếp lượng nước thải vào các nguồn tiếp nhận như sông suối ao, hồ và các tầng nước ngầm thì nó sẽ gây ảnh hưởng nặng đến môi trường xung quanh. v Chất rắn lơ lửng có thể gây nên hiện tượng bùn lắng và nảy sinh điều kiện kỵ khí. v Nước thải từ công đọan đánh đông có nồng độ nhiễm bẩn cao, lượng mủ chưa đông tụ khá lớn. Nó chứa lượng lớn các acid đánh đông và các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc như: Glucose, fructose, lipid, protein, … và các hợp chất cho vào trong quá trình bảo quản, xử lý mủ. v Nước thải trong công đọan cán rửa mủ tạp, cán băm cũng chứa các acide béo (VFA), lipid, protein … còn chứa trong các khối mủ đông, mủ chén. Bảng 2.2. Các chỉ tiêu kỹ thuật nước thải của nhà máy chế biến mủ cao su Long Hà Thành phần chỉ tiêu Nước thải từ khu vực đánh đông Nước thải từ khu vực cán, rửa… Nước thải chung Bình quân Màu Trắng sữa Hơi đục Trắng đục pH 5 – 5.4 6 – 6.4 5.7 – 6 5.85 COD (mg/l) 8,600 – 10,500 2,400 – 3,600 7,000 – 8,430 7,715 BOD5 (mg/l) 6,500 – 7,300 1,700 – 2,500 2,800 – 3,720 3,260 SS (mg/l) 700 – 1,000 1,100 – 2,000 900 – 1,500 1,200 N – tổng 100 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU SVTH : NGUYỄN HỮU ÁNH 39 (mg/l) P – tổng (mg/l) 10 (Nguồn : Nhà máy chế biến mủ cao su Long Hà - Bình Phước) v Từ bảng trên cho thấy nước thải từ công nghệ sơ chế cao su có mức độ nhiễm bẩn cao do chứa một lượng lớn các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học, hàm lượng N, các chất rắn lơ lửng cao. - Hàm lượng oxy hòa tan DO: một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của nước là hàm lượng oxy hòa tan, vì oxy không thể thiếu đối với tất cả các sinh vật sống trên cạn cũng như dưới nước. Oxy duy trì quá trình trao đổi chất, sinh ra năng lượng cho sự sinh trưởng, sinh sản và tái sản xuất. - Nhu cầu oxy sinh hóa BOD v Nhu cầu oxy sinh hóa là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức độ ô nhiễm của nước thải công nghiệp nói chung cũng như nước thải từ Nhà máy sơ chế cao su. v BOD được định nghĩa là lượng oxy vi sinh vật đã sử dụng trong quá trình oxy hóa các chất hữu cơ. Phương trình phản ứng như sau: Chất hữu cơ + O2 -> CO2 + H20 + tế bào mới + sản phẩm cố định. v Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan. Vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là công việc quan trọng để đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. - Nhu cầu oxy hoá hoá học COD: chỉ số này được dùng rộng rãi để biểu thị hoá hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải và mức độ ô nhiễm nước tự nhiên. COD được định nghĩa là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hoá học các chất hữu cơ trong nước thành CO2 và nước. Lượng oxy này tương đương với hàm lượng chất hữu cơ có thể bị oxy hoá được xác định khi sử dụng một tác nhân oxy hoá học mạnh trong môi trường axít. - Hàm lượng Nitơ: v Nitơ và phốt pho là những nguyên tố chủ yếu, cần thiết cho các sinh vật nguyên sinh và thực vật phát triển và chúng được biết tới như là những chất dinh dưỡng hoặc kích thích sinh học. Nitơ có thể tồn tại ở các dạng chủ yếu sau: Nitơ hữu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU SVTH : NGUYỄN HỮU ÁNH 40 cơ (N- HC), Nitơ Amoniac (N- NH3), Nitơ (N- NO2), Nitơ nitrat (N- NO3) và N2 tự do. Vì Nitơ là nguyên tố chính xây dựng tế bào tổng hợp Protein nên số liệu về chỉ tiêu Nitơ sẽ rất cần thiết để xác định khả năng có thể xử lý một loại nước thải nào đó bằng các quá trìng sinh học. Trong trường hợp không đủ Nitơ, có thể bổ sung thêm để chất thải đó trở nên có thể xử lý bằng phương pháp sinh học. v Chỉ tiêu hàm lượng nitơ trong nước cũng được xem như là chất chỉ thị tình trạng ô nhiễm của nước vì NH3 tự do là sản phẩm phân huỷ các chất chứa Protein, nghĩa là ở điều kiện hiếu khí xảy ra quá trình oxy hoá theo trình tự sau: Protein -> NH3 -> NO2 -> NO3 v Nitơ không những chỉ có thể gây ra các vấn đề phi dưỡng, mà khi chỉ tiêu N-NO3 trong nước cấp cho sinh hoạt 45 mg NO3/l cũng có thể gây ra mối đe doạ nghiêm trong đối với sức khoẻ con người. - Hàm lượng phôt pho: ngày nay người ta quan tâm nhiều hơn đến việc kiểm soát hàm lượng các hợp chất phốt pho trong nước mặt, trong nước thải công nghiệp thải vào nguồn nước. Vì nhân tố này là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự phát triển "bùng nổ" của tảo. - Hàm lượng sunfat v Ion sunfat thường có trong nước thải. Lưu huỳnh cũng là một nguyên tố cần thiết cho quá trình tổng hợp protein và được giải phóng ra trong quá trình phân huỷ chúng. Sunfat bị khư sinh học ở điều kiện kỵ khí sẽ phản ứng sau: Chất hữu cơ + SO42+ - > S2- + H20 + CO2 S2- + 2H+ -> H2S v Khí H2S được giải phóng vào không khí trên bề mặt nước thải trong hệ thống dẫn. Một phần khí này tích tụ tại các hốc bề mặt nhám của ống dẫn và có thể bị oxy hoá sinh học thành H2SO4, làm ăn mòn các ống dẫn. Mặt khác, khí H2S phát sinh mùi khó chịu và độc hại cho con người ở nơi xử lý nước thải. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU SVTH : NGUYỄN HỮU ÁNH 41 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN MỦ CAO SU 3.1. CÁC CÔNG ĐOẠN XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN MỦ CAO SU Về cơ bản, nước thải trong chế biến cao su thường được xử lý qua các công đoạn như sau: 3.1.1. Phương pháp xử lý cơ học - Bản chất của quá trình xử lý bằng phương pháp cơ học sẽ không làm thay đổi tính chất hóa học và sinh học của nước thải. Mục đích của việc ứng dụng phương pháp xử lý cơ học chỉ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các bước xử lý tiếp theo. Quá trình xử lý bằng phương pháp cơ học thường được áp dụng ở giai đoạn đầu của Hệ thống xử lý (tiền xử lý) để loại bỏ các tạp chất vô cơ và hữu cơ không tan có trong nước thải. - Các công trình thường có trong xử lý cơ học gồm: 3.1.1.1. Song chắn rác - Nước thải được đưa đến công trình làm sạch trước hết phải qua song chắn rác. Tại song chắn rác, các tạp vật thô như giẻ, rác, vỏ đồ hộp, các mẫu đá, gỗ và các mẫu thải khác được giữ lại nhằm tránh gây tắc nghẽn công trình phía sau. Phân loại song chắn rác: v Theo khe hở song chắn rác phân loại, thì song chắn rác có 2 loại: song chắn rác thô (30mm ¸ 200mm), song chắn rác trung bình (5mm ¸ 25mm). Đối với nước thải sinh hoạt khe hở song chắn < 16mm thực tế ít được sử dụng. v Theo đặc điểm cấu tạo, có 2 loại: loại cố định và loại di động. v Theo phương pháp lấy rác, phân biệt: loại thủ công và loại cơ giới. - Song chắn làm bằng sắt hoặc inox tròn hay vuông (sắt tròn có d = 8mm ¸ 10mm), thanh nọ cách thanh kia một khoảng bằng 60mm ¸ 100mm để chắn vật thô và 10mm ¸ 25mm để chắn các vật nhỏ hơn. Song chắn rác thường đặt nghiêng theo KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU SVTH : NGUYỄN HỮU ÁNH 42 dòng chảy một góc 450 -900 (thường chọn 600) để tiện cho cọ rửa. Vận tốc dòng chảy thường lấy 0.8 - 1m/s để tránh lắng cát. Hình 3.1: Cấu tạo song chắn rác 3.1.1.2. Hầm tiếp nhận - Hầm bơm tiếp nhận đặt chìm dưới mặt đất, có tác dụng tập trung, thu gom nước thải từ các nguồn thải để tiếp chuyển lên bể điều hòa nhờ bơm, bảo đảm lưu lượng tối thiểu cho bơm hoạt động, giảm diện tích đào sâu không hữu ích cho bể điều hòa. 3.1.1.3. Bể điều hòa - Bể điểu hòa đặt sau bể lắng cát, trước bể lắng đợt 1. Bể có nhiệm vụ điều hòa nước thải về mặt lưu lượng và nồng độ. Ngoài ra bể điều hòa còn giúp giảm kích thước và tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình phía sau nhằm tránh hiện tượng quá tải. - Tăng cường hiệu quả xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, giảm thiểu hoặc loại bỏ vi sinh vật bị sốc, pha loãng các chất gây ức chế cho quá trình xử lý sinh học, ổn định pH, giúp cho nước thải cấp vào bể sinh học được liên tục. - Trong bể điều hòa có bố trí các thiết bị khuấy trộn đều các chất ô nhiễm trong toàn bộ thể tích nước thải tránh việc lắng cặn trong bể. h HB a BS l1 h lS l2 Bk KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU SVTH : NGUYỄN HỮU ÁNH 43 Hình 3.2: Bể điều hòa 1- Ống chính cung cấp khí nén; 2- Ống nhánh; 3- Thiết bị khếch tán khí 4- Thang sắt; 5- Bơm nhúng chìm; 6- Ống dẫn nước đi; 7- Ống dẫn nước vào. 3.1.1.4. Bể lắng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNGUYEN HUU ANH.pdf
  • dwgbe_aerotank.dwg
  • dwgbekhutrung.dwg
  • dwgbelang1,2.dwg
  • dwgBỂ ĐIỀU HÒA.dwg
  • dwgBỂ GẠN MỦ.dwg
  • dwgmatbangtongthe.dwg
  • dwgSO DO TRAC DOC DCCN.dwg