Khóa luận Thông tin về hoạt động xuất khẩu lao động

Với chiêu bài tuyển người đi Hàn Quốc để học nghề thời gian từ 1 đến 2 năm và yêu cầu đặt cọc 5.000 USD, Trần Phi Hùng đã trực tiếp ký hợp đồng và thu tiền đặt cọc của 8 người là 35.000 USD (theo tỷ giá tại thời điểm tương đương là 519.680.000 đồng). Ngoài ra vợ chồng Hùng, Hương còn thông qua Vũ Công Khanh và Ngô Vân Hoài là Giám đốc và Phó giám đốc Công ty cổ phần đào tạo và hợp tác lao động Đại Đồng để công ty này ký hợp đồng lao động với 24 người và thu số tiền là 82.500 USD và 6.500.000 (qui đổi = 1.209.895.000 đồng) đưa cho Hùng. Những người lao động khai sau khi ký hợp đồng lao động và nộp tiền đặt cọc, theo hẹn của Trần Phi Hùng, Vũ Công Khanh và Ngô Vân Hoài, họ đã nhiều lần đến Hà Nội để tập trung đi Hàn Quốc nhưng đều không được đi với nhiều lý do mà Hùng, Công, Khanh đưa ra như “ở Hàn Quốc có bão tuyết, máy bay không hạ cánh được”, hoặc “công nhân hàn Quốc - Việt nam đánh nhau”, rồi “chủ Hàn Quốc ở Việt Nam chưa về” hoặc “về nước chưa sang”

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thông tin về hoạt động xuất khẩu lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xảy ra với lao động ta tại Malaysia. “Thèm thuốc – hút thuốc”, “thèm kẹo - bốc kẹo ăn”, “thèm rượu, thịt chó” – lao động ta cũng rình “tóm cổ” con chó cưng của quản đốc phân xưởng mang về phòng chế biến rồi mua rượu về đánh chén. Chuyện xảy ra ở một nhà máy ở Penang. Vì chuyện này, sau khi phát giác, từ ông chủ cho đến anh em công nhân bản xứ và người nước ngoài đều nhìn lao động ta như nhìn những quái vật. (Ăn thịt chó là một điều khủng khiếp ở đất nước đạo Hồi này, ấy là chưa kể chó cưng, chó cảnh của người ta ). Luật pháp Malaysia cực kỳ nghiêm khắc đối với những hành vi hành nghề và chứa chấp gái mại dâm. Thế nhưng lại có chuyện 10 lao động Việt nam đưa 1 cô gái về phòng ở để tá túc, để cơm nước giặt giũ và đương nhiên là có… “chuyện ấy”. Sau khi bị phát giác, 10 công nhân này phải góp tiền mua vé cho cô gái về nước ngay lập tức - rất may là không ai phải ngồi tù vì ông chủ không giao sự việc cho cảnh sát… Tính kỷ luật là một trong những nguyên tắc hàng đầu nhưng một số công nhân Việt Nam không dễ dàng thích nghi mặc dù họ đã được dặn dò trước khi đi. Có không ít nam lao động sau giờ làm việc lại đánh bài, uống rượu hay trêu chọc phụ nữ - những điều bị xem là cấm kị ở quốc gia Hồi giáo này. Các vụ việc xô xát xảy ra giữa lao động Việt nam và lao động nước ngoài thời gian gần đây cũng làm xấu đi hình ảnh của lao động ta đối với đối tác. Chẳng hạn, trong dịp Tết 2003, tại Công ty Sekoplas (Malaysia) đã xảy ra trường hợp công nhân Việt Nam sau khi uống rượu bia say xỉn đã tự đánh lẫn nhau đến mức một số công nhân bị đánh phải chạy vào công ty – nơi đang làm việc để “trốn”. Gần đây nhất là vụ xô xát giữa lao động Việt Nam với lao động Bangladesh vào cuối tháng 1 năm 2003 khiến 68 lao động Việt nam bị trục xuất về nước. Với một số lao động Việt Nam, ăn cắp vặt sản phẩm, cña nhà máy cũng là chuyện không phải hiếm. Tại một nhà máy chế biến thịt gà ở ngoại ô Kuala Lumpur, một vài công nhân đã ăn cắp thịt gà (dù có thể xin một ít để dùng) khiến nhà máy phải dùng hình thức kỷ luật cảnh cáo thay vì trục xuất về nước. Một số trường hợp khác, công nhân làm việc tại các nhà máy sản xuất, chế tạo thì “chôm” những sản phẩm nhỏ của nhà máy. Hậu quả là đại diện của đơn vị XKLĐ có mặt tại Malaysia phải tất bật lo giải quyết, người lao động bị trục xuất về nước - gần như mất trắng khoản đầu tư ban đầu cho tiền vé máy bay đi lại, tiền thuế đã đóng khi sang lao động tại nước sở tại. (Khãc, c­êi ë Kul- Lao §éng sè 51 ngµy 20/2/2003). Ông Đàm Trung Bắc, Giám đốc trung tâm XKLĐ công ty COOPIMEX trong cuộc “Bàn tròn” của các nhà quản lý và các doanh nghiệp cung ứng LĐXK trên Thời báo Kinh tế Việt Nam số 55 – thứ Bảy – 5/4/2003 đã có những nhận định xác thực. Theo ông, vấn đề chất lượng LĐXK có liên quan mật thiết đến công tác đào tạo của các doanh nghiệp XKLĐ. Cụ thể là “cách thức tổ chức đào tạo của các công ty XKLĐ hiện nay chưa đạt hiệu quả, gây ra sự than phiền của đối tác nước ngoài”. Điều này cũng được Thời báo Kinh tế Việt Nam số 84 - thứ Tư – 26/5/2004 nói rõ. “Nhiều người đi XKLĐ trở về đều cho rằng, các khoá học do doanh nghiệp tổ chức chỉ đơn thuần là vài buổi gặp mặt nói chuyện giữa hai phía. Công ty giới thiệu sơ lược về công việc mà lao động sẽ làm, dạy người lao động vài câu giao tiếp bằng ngôn ngữ bản xứ. Chỉ một số ít doanh nghiệp thực hiện tốt việc giáo dục định hướng về nền văn hoá, những nguyên tắc chung của nước bạn cho lao động trước khi họ sang nước ngoài làm việc. Thế là xong. Mọi việc người lao động sang bên kia gần như tự mình xoay sở.” Lại có hiện tượng “một số doanh nghiệp tổ chức đào tạo tràn lan”, cốt sao có nhiều người đến học càng tốt”(Thời báo Kinh tế Việt Nam số 15 - thứ Bảy – 25/1/2003). “Các học viên này không được lựa chọn sát hạch kỹ. Thậm chí những người chưa học hết bậc tiểu học nhưng “chạy” được những bằng “đểu” ở đâu đó cũng được chấp nhận. Khoá cũ đào tạo xong, các công ty môi giới Đài Loan chưa sang tuyển đã tiếp tục đào tạo các khoá mới”. Sau đó là điều tưởng như vô lý, “đến lúc thi tuyển để đi, có phần thi tiếng Trung và các test khác nhưng một số công ty môi giới Đài Loan hình như không để ý lắm mà chỉ tập trung vào xem “tướng” tay và mặt. Do vậy, một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng nguồn lao động là chấn chỉnh lại hoạt động tuyển chọn, đào tạo nguồn và giáo dục định hướng cho người lao động xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp. VÒ c«ng t¸c gi¸o dôc ®Þnh h­íng, ngoµi nh÷ng h­íng dÉn cho ng­êi lao ®éng vÒ phong tôc, tËp qu¸n, ph¸p luËt n­íc ®Õn, c¸c doanh nghiÖp ph¶i tËp trung gi¸o dôc ý thøc tr¸ch nhiÖm c«ng d©n cña ng­êi lao ®éng ®èi víi ®Êt n­íc vµ ph©n tÝch cho hä thÊy râ ®­îc nh÷ng hËu qu¶, thiÖt h¹i cã thÓ xÈy ®Õn nÕu hä kh«ng tu©n thñ nh÷ng quy ®Þnh cña doanh nghiÖp vµ luËt ph¸p n­íc së t¹i. M« h×nh liªn kÕt gi÷a c¸c doanh nghiÖp XKL§ vµ c¸c ®Þa ph­¬ng cÇn ®­îc triÓn khai réng r·i vµ hiÖu qu¶ h¬n n÷a nh»m tuyÓn chän vµ ®µo t¹o ®­îc nh÷ng lao ®éng cã ®ñ ®iÒu kiÖn, tiªu chuÈn vÒ chÊt l­îng vµ lµ lao ®éng “s¹ch” vÒ lý lÞch nh©n th©n. §iÒu nµy kh«ng nh÷ng n©ng cao ®­îc chÊt l­îng nguån lao ®éng xuÊt khÈu mµ cßn h¹n chÕ mét sè bÊt cËp kh¸c cã thÓ x¶y ra khi lao ®éng thùc hiÖn hîp ®ång ®i xuÊt khÈu lao ®éng. 2.3.2. “Hội chứng bỏ hợp đồng” và sự luẩn quẩn trong giải pháp chống trốn Ngoài chất lượng lao động thấp, XKLĐ của Việt Nam còn chưa thực sự hiệu quả vì tình trạng người lao động tự ý phá vỡ hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp đã ở mức báo động. Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước và các doanh nghiệp XKLĐ mà còn là các thiệt thòi cho chính bản thân người lao động. Báo Lao động số 306 ra ngày 2/11/2003 viết: “Thị trường người lao động Việt Nam mới mở ra, còn rất non trẻ, vậy mà đang đứng trước nguy cơ mất uy tín trên trường quốc tế, bị cắt các hợp đồng kinh tế đã ký kết do cã quá nhiều lao động tự ý bỏ hợp đồng…”. Tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam số 178 - thứ Sáu- 29/10/2004 cũng viết: “Không ít ông chủ sử dụng lao động ở Hàn Quốc, Đài Loan phải thất vọng trở về từ sân bay sau khi đãn hụt lao động Việt Nam. Không còn là hồi chuông báo động gióng lên, “dịch trốn” đã trở thành bệnh kinh niên và thị trường nhiều nước đang sắp sửa nói lời chào thua với lao động Việt Nam, trong khi nhà quản lý chưa đưa ra được phương thuốc hữu hiệu…” Tại Hàn Quốc, Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc (KFSB) thống kê vào tháng 7/2003, hiện Việt Nam có 17.457 người lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc - xếp thứ 3 trong số 15 quốc gia tham gia chương trình tu nghiệp sinh công nghiệp (sau Trung Quốc và Indonesia). Nhưng tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp cũng lên đến 59,25% - đứng thứ 3 (sau Banglades và Myanmar). Tính riêng ở thị trường Hàn Quốc từ năm 1994 đến nay, số lượng lao động bỏ trốn, cư trú và làm việc bất hợp pháp tổng cộng là 18.000 người, chiếm 70% tổng số lao động được đưa sang”. Tại Nhật Bản, thị trường có mức lương và điều kiện làm việc tương đối tốt, lao động ta vẫn tiếp tục phá vỡ hợp đồng, ra ngoài làm việc bất hợp pháp. Theo thống kê của Tổ chức hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản (Jitco), năm 1996 số tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật bỏ trốn là 3,05%, đã tăng lên 24,73% vào năm 2000 và cuối năm 2002 là gần 40%. Việc bỏ trốn này dẫn đến nhiều hậu quả, mà cụ thể là đã làm co cụm hai thị trường truyền thống vốn có thu nhập cao, điều kiện làm việc tốt, và cơ hội sẽ chuyển sang các nước khác trong khu vực. (Héi chøng bá hîp ®ång - Lao §éng sè 306-Chñ nhËt ngµy 2/11/2003). ë §µi Loan, nỗi lo lớn nhất của các doanh nghiệp XKLĐ ta ở Đài Loan cũng là tình trạng lao động bỏ trốn.Thời gian gần đây, số lượng lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan bỏ hợp đồng làm ngoài bất hợp pháp gia tăng ở mức cao, đặc biệt là lao động thuyền viên tàu cá, lao động giúp việc gia đình và chăm sóc người bệnh. Ông Trần Đông Huy - Trưởng bộ phận quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan cho biết: “ Trong các nước XKLĐ vào Đài Loan (gồm Indonesia, Thái lan, Philippines, Trung Quốc …), Việt Nam chính là nước có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao nhất: 9%. Có những tháng ta đưa sang hơn 1000 người thì trốn đến … 500 người (gần 50%) - một con số gây sửng sốt (!). Vì lý do trên, phía Đài Loan cảnh báo sẽ dừng tiếp nhận lao động ta nếu trong vòng 1 tháng tới Việt Nam không đưa được khoảng 1/3 số lao động trốn về nước, và số lao động mới sang không tiếp tục trốn. Thực tế, phía bạn đã tạm dừng nhận lao động ở một số nghề và lĩnh vực lao động ta có tỷ lệ trốn cao. Một số hợp đồng mà phía bạn dự định dành cho lao động Việt Nam cũng bị chuyển sang các thị trường khác. (Đài Loan sẽ dừng tiếp nhận lao động Việt Nam, nếu…- Lao Động số 296 - thứ Sáu - 22/10/2004) Giải thích cho hiện tượng này, đa số lao động trốn ra ngoài (đã bị bắt hoặc chưa bị bắt) đều lấy lý do là chênh lệch về mức lương giữa bên trong và bên ngoài quá lớn nên họ ra ngoài để kiếm tiền nhanh hơn. Thu nhập bên ngoài cao hơn, luôn luôn tỏ ra hấp dẫn hơn đối với các lao động. Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Giám đốc trung tâm XKLĐ Tralacen, nói rằng doanh nghiệp của bà đã làm tất cả những gì có thể để chống trốn nhưng vẫn không mấy hiệu quả. Những người trốn chạy thường là vì kinh tế (ra ngoài làm việc lương cao hơn do không phải đống các khoản phí môi giới và dịch vụ), trốn để kéo dài thời gian làm việc ở Đài Loan (sau khi hợp đồng kết thúc). Nhiều người trong số họ xác định trốn ngay khi còn ở Việt Nam, vừa sang đến sân bay bạn là “mất tích” luôn. Tính trung bình thu nhập bình quân của một lao động tại Đài Loan khoảng 20.000 Đài tệ. Trong khi đó nếu bỏ ra ngoài làm việc sẽ có mức lương 30.000 đến 40.000 Đài tệ. Tại Hàn Quốc và Nhật Bản, ra ngoài làm lương còn cao hơn nữa (700–1000 USD/tháng). Do vậy, mặc dù doanh nghiệp cung ứng đã buộc ng­êi lao động đóng tiền thế chấp với mức cao, chẳng hạn 10.000 USD đi Hàn Quốc, nhưng vẫn không ăn thua, lao động vẫn bỏ trốn như thường. (Người lao động trốn - Doanh nghiệp khốn đốn, Báo Lao Động số306 - Chủ nhật – 2/11/2003). Mức thu nhập bên ngoài thực sự đã hấp đẫn họ, bởi vì theo tính toán, chỉ sau một năm ra ngoài làm việc với mức thu nhập cao hơn họ đã có thể bù đắp vào khoản thế chấp “chèng trèn” mµ hä ®· nép cho doanh nghiÖp tr­íc khi ®i.. Chính vì vậy, mặc dù có thể gặp phải các rủi ro, người lao động vẫn rủ nhau bỏ hợp đồng. Một lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc đã giải thích như thế này. “Cả gia đình tôi đã phải bán đất đai, chạy vạy vay mượn đủ 6000 USD cho tôi đặt cọc để sang đây. Nhưng sang đây, nếu ngoan ngoãn làm theo hợp đồng mấy ông ký từ Việt Nam thì chỉ được hưởng 300.000-400.000won/tháng (khoảng 300 USD), với thời hạn 2 năm thì không thể đủ tiền gửi về trả nợ. Trong khi ở ngoài chủ sẵn sàng trả lương cao hơn. Như vợ tôi làm nghề may, lương 900.000 won, tôi may bao tay lái ô tô lương 1,1 triệu won. Hơn nữa, chủ bên ngoài đối xử dễ chịu hơn, không tăng ca vô tội vạ, có tiền khi làm thêm giờ”. (Lao §éng sè 306/2003) Cục quản lý lao động ngoài nước trªn b¸o chÝ tõng kết luận việc này như sau: nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lao động đơn phương bỏ hợp đồng ra ngoài làm là do nhận thức của người lao động còn hạn chế. Người lao động chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt mà không nghĩ đến lợi ích lâu dài, không đặt lợi ích của mình trong lợi ích chung của cộng đồng.Với một cách nghĩ hạn hẹp là: Làm việc trong các công ty có ký kết hợp đồng lao động hàng tháng họ phải đóng các khoản phí như BHYT,BHLĐ, thuế thu nhập, thuế cư trú hợp pháp…; nếu bỏ ra ngoài, các ông chủ mới không phải trả tiền môi giới, không phải đóng các khoản phí kể trên nên họ trả mức lương cao hơn, do vậy mà làm ở ngoài “ăn” hơn…. Kết luận trên dường như nói nhiều hơn đến lỗi của người lao động. Sự thực thì phải hiểu thế nào? Trong thực tế, nhiều người lao động phá vỡ hợp đồng lao động và bỏ trốn cũng do họ bị rơi vào thế bị động. Nguyên nhân của việc này đến từ nhiều phía. Phóng sự “Báo động: Lao động bỏ trốn” của tác giả Nguyễn Hoài trên Thời báo Kinh tế Việt Nam có viết: “Xin đừng đổ hết cho người lao động”. Nhà báo này phân tích: “Cần thấy rằng việc lao động Việt Nam tự ý phá vỡ hợp đồng lao động không đơn thuần thuộc về bản thân họ. Nó xuất phát từ 3 yếu tố: người lao động, doanh nghiệp và nhà quản lý. …Đã có nhiều cuộc họp giữa nhà quản lý và doanh nghiệp, thậm chí người ta còn tổ chức cả hội thảo, nhưng chỉ thấy nói đến lao động Việt nam vô ý thức, thiếu kỷ luật lao động rồi “tham bát bỏ mâm”. Những lý do chính như chi phí đầu vào quá cao, đầu vào không “sạch” do việc tuyển dụng ồ ạt để thu tiền dịch vụ các loại…thì cố tình né tránh”. …Thực tế là ngoài lý do kỷ luật lao động kém hay vì tình “đồng hương đồng khói”, rủ nhau về cùng làm một chỗ cho “có chị có em” thì lý do cơ bản nhất vẫn là bỏ trốn để bù đắp những khoản phí đầu vào quá cao. Đặc biệt là các khoản thu thông qua “cò” trung gian”. (Thời báo Kinh tế Việt Nam số 178 - thứ Sáu – 29/10/2004) Chị Nguyễn Thị Trinh ở Nghi Hoà, Cửa Lò, Nghệ An trong cuộc “Bàn tròn” trên Thời báo Kinh tế Việt Nam số 203 - thứ Sáu – 3/12/2004) cũng nói: Chi phí đầu vào quá cao nên phải trốn. “Không chỉ riêng tôi, nhiều người Việt Nam đi xuất khẩu lao động với tôi ở Hàn Quốc đều nói rằng chi phí cho một chuyến đi quá lớn và họ phải trốn để bù đắp những chi phí đó… Ví dụ với thị trường Hàn Quốc, tiền chi cho các loại phí môi giới, phí dịch vụ, bảo hiểm…khoảng 35 triệu đồng. Số tiền này có hoá đơn và doanh nghiệp trực tiếp thu, khoản tiếp theo khoảng 50 triệu gửi vào ngân hàng để đặt cọc (hết hợp đồng sẽ nhận lại). Nhưng để có thể ký được hợp đồng với doanh nghiệp chúng tôi phải trả thêm khoảng 3000 USD. Số tiền này vào tay cò và đương nhiên không hoá đơn chứng từ gì cả. Đó là chưa nói đến chi phí ăn ở, sinh hoạt, học phí trong những khoá học của doanh nghiệp tổ chức và cả sự chờ đợi kéo dài cả năm trời mà không biết mình có được đi hay không…Tóm lại là chi phí có thể lên tới 130 triệu đồng cho mỗi chuyến đi, toàn bộ số tiền này phải đi vay lãi ngoài vì vay ngân hàng rất khó” “Trong khi đó, ở nước ngoài chúng tôi phải làm việc cật lực trong gần 2 năm mới trả hết nợ. Mặc dù hợp đồng cho phép ký thêm một năm nữa nhưng không lẽ chúng tôi lao động trong cả 3 năm trời nhưng chỉ mang về cho mình được một năm giá trị sức lao động đã bỏ ra? Trong khi đó th× trốn ra ngoài không bị trừ tiền lương hàng tháng, thu nhập lại cao hơn, có khi tới 1500 USD/tháng. Không trốn mới là lạ!” Sở dĩ mức phí lên quá cao như vậy là do trong đó đã bao gồm cả tiền thế chấp để đề phòng lao động phá vỡ hợp đồng. Các doanh nghiệp XKLĐ đều coi đây là giải pháp chống trốn. Tuy vậy, bản thân giải pháp này cũng bộc lộ nhiều bất cập. Tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam nhận định điều này như sau: “Thực trạng và cách thức giải quyết nạn lao động bỏ trốn đang không khác gì “gà mắc tóc” trong một chu trình hết sức luẩn quẩn: chi phí cao – lao động bỏ trốn - nước ngoài phạt doanh nghiệp – doanh nghiệp thu tiền đặt cọc cao – lao động càng bỏ trốn (để bù đắp chi phí “đẩy”) - nước ngoài đóng cửa thị trường + cục quản lý lao động ngoài nước tạm thời rút giấy phép doanh nghiệp!”. “Phản ứng đầu tiên của đối tác đối phó với tình trạng NLĐ Việt Nam tự phá vỡ hợp đồng là những khoản phạt méo mặt từ Hiệp hội DN hoặc phía môi giới của bạn đối với các DN của ta. Để đảm bảo có được khoản tiền nộp phạt trong trường hợp NLĐ bỏ trốn, DN không còn cách nào khác ngoài việc yêu cầu NLĐ phải nộp thêm một khoản tiền thế chấp rất cao(có khi lên đến 50.000.000 đồng/người - nhờ ngân hàng thu, được tính lãi và nhận lại toàn bộ khi kết thúc hợp đồng) theo thông tư liên tịch số 107/2003/TTLT – BTC – BLĐTBXH ngày 07/11/2003. Nhưng ngay trong nội tại văn bản này cũng chứa đầy những mâu thuẫn và không có giá trị trong cuộc sống. Ở vế trên của mục a, khoản 1, phần 2 “khống chế”: DN thu tiền đặt cọc của người lao động không được quá đối với: thị trường Nhật: 01 lượt vé máy bay và 03 tháng lương; Hàn Quốc: 01 lượt vé máy bay và 02 tháng lương; Đài Loan: 01 lượt vé máy bay và 01 tháng lương, nhưng ngay vế sau lại “mở”: …nếu xét thấy tiền đặt cọc theo quy định không đủ để thực hiện việc bồi thường, doanh nghiệp có thể thoả thuận voái người lao động về biện pháp ký quỹ hoặc bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người lao động theo hợp đồng ký kết với doanh nghiệp và chủ sử dụng lao động ở nước ngoài. Như vậy, có quy định hoá ra lại không quy định gì cả!”. “Trên thực tế, chẳng có doanh nghiệp nào khi đưa lao động sang Hàn quốc, Nhật Bản lại chỉ thu tiền đặt cọc một vài lượt vé máy bay, hay vài tháng lương. Họ thu cho đến khi nào thấy… yên tâm mới thôi! Đành rằng người lao động có thể nhận cả gốc và lãi (theo ngân hàng) nhưng trong cùng một thời điểm, lại vốn xuất phát từ lao động thu nhập thấp, nếu có số tiền đó, họ đã chẳng phải đi xuất khẩu! Điều đó có nghĩa là mức phí thu quá cao hình như đã đẩy nhanh hơn hiện tượng bỏ trốn của lao động. Lao động phải bỏ trốn ra ngoài làm việc để nhanh chóng hoàn lại những chi phí ban đầu” (Thời báo Kinh tế Việt Nam 5/2004). Mặt khác, cũng có tình trạng “đem con bỏ chợ” của một số doanh nghiệp. Họ chỉ chú ý đến khâu tuyển chọn để thu các khoản lệ phí của người lao động mà không tính đến trách nhiệm bảo lãnh cho người lao động đi xuất khẩu trong những trường hợp có rủi ro, tranh chấp, bất đồng khi ở nước ngoài. Một số doanh nghiệp không tìm hiểu kỹ đối tác cũng như công việc của người lao động khiến việc làm không được như mong muốn, thu nhập cũng không đúng như hợp đồng, người lao động gặp nhiều khó khăn trong công việc nên phải trốn ra ngoài. Trường hợp của chị Nguyễn Thị Thắm (sinh năm1973 ở Tiên Du, Bắc Ninh) là một ví dụ. Chị kể: “Lúc ở nhà, công ty môi giới bảo sang trông một cụ già, nhưng em đã phải trông 3 đứa trẻ con, phục vụ 3 đôi vợ chồng trẻ và 2 ông bà già, tất thảy là 11 người. Mỗi ngày em phải giặt 30 bộ quần áo, nhưng sợ nhất là phải tắm cho bố ông chủ 50 tuổi nữa. Không đủ sức, em đã bỏ trốn, bỏ lại 3 tháng tiền công” (Sang §µi Loan ®Ó trèn - Lao Động số 316 ngµy 11/1/2004). Lại có trường hợp sau khi đưa được lao động sang bên đó, doanh nghiệp bán quyền thu phí dịch vụ cho đối tác và coi như mình đã không còn trách nhiệm gì với người lao động, đặc biệt là lao động giúp việc tại Đài Loan. Rất nhiều trường hợp vì bất đồng ngôn ngữ, vì chủ sử dụng lao động đối xử ngược đãi, trả lương không đúng hợp đồng, nhưng không có cơ quan nào đứng ra bênh vực bảo vệ nên họ tìm cách liên lạc với người thân rồi bỏ trốn. 2.3.3. Báo động về tình trạng lừa đảo XKLĐ Quản lý Nhà nước về XKLĐ hiện nay còn tồn tại nhiều yếu kém, dẫn đến tình trạng lộn xộn trong hoạt động này. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân không có chức năng XKLĐ cũng tham gia vào đường dây tuyển dụng, đào tạo trái phép rồi thu tiền, lừa đảo người lao động. Đây là một thực trạng đã từng nóng bỏng trên các trang viết của cả hai tờ báo Lao Động và Thời báo Kinh tế Việt Nam. Các vụ việc sai phạm và hành động lừa đảo của một số cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động XKLĐ được hai tờ báo này tìm hiểu và phản ánh đến bạn đọc là những thông tin trực tiếp, cụ thể, giúp người đọc nhận rõ đúng sai, phải quấy, tránh được một số thiệt hại không đáng có từ bọn “cò lừa”. Cùng với đó, hai tờ báo này còn đăng những ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia tới đông đảo bạn đọc quan tâm, hướng dẫn họ các biện pháp cụ thể để tránh lừa đảo XKLĐ. Thời báo Kinh tế Việt Nam số 68 - thứ hai – 28/4/2003 có bài viết về “một doanh nghiệp lừa đảo” - “Công ty Xuyên Việt lừa xuyên Việt”. Mặc dù không có chức năng XKLĐ nhưng công ty TNHH Xuyên Việt do Trần Phi Hùng làm giám đốc và vợ là Phạm Thanh Hương - kế toán trưởng vẫn thông báo tuyển người đi XKLĐ ở các nước Hàn Quốc, Đức, Belarus…Chúng cũng ngang nhiên chiếm dụng số tiền lên tới hàng nghìn USD của các nạn nhân. Với chiêu bài tuyển người đi Hàn Quốc để học nghề thời gian từ 1 đến 2 năm và yêu cầu đặt cọc 5.000 USD, Trần Phi Hùng đã trực tiếp ký hợp đồng và thu tiền đặt cọc của 8 người là 35.000 USD (theo tỷ giá tại thời điểm tương đương là 519.680.000 đồng). Ngoài ra vợ chồng Hùng, Hương còn thông qua Vũ Công Khanh và Ngô Vân Hoài là Giám đốc và Phó giám đốc Công ty cổ phần đào tạo và hợp tác lao động Đại Đồng để công ty này ký hợp đồng lao động với 24 người và thu số tiền là 82.500 USD và 6.500.000 (qui đổi = 1.209.895.000 đồng) đưa cho Hùng. Những người lao động khai sau khi ký hợp đồng lao động và nộp tiền đặt cọc, theo hẹn của Trần Phi Hùng, Vũ Công Khanh và Ngô Vân Hoài, họ đã nhiều lần đến Hà Nội để tập trung đi Hàn Quốc nhưng đều không được đi với nhiều lý do mà Hùng, Công, Khanh đưa ra như “ở Hàn Quốc có bão tuyết, máy bay không hạ cánh được”, hoặc “công nhân hàn Quốc - Việt nam đánh nhau”, rồi “chủ Hàn Quốc ở Việt Nam chưa về” hoặc “về nước chưa sang” … Đối với việc tuyển lao động đi Belarus thì dù không có việc nhà máy ô tô Minsk của Belarus đào tạo công nhân kỹ thuật cho công ty Xuyên Việt nhưng Trần Phi Hùng vẫn thông báo tuyển công nhân kỹ thuật đi tiếp nhận công nghệ ô tô tại Cộng hoà Belarus, thời gian từ 1 đến 3 năm. Từ 25/2/2001 đến 7/5/2001, Hùng và Hương đã ký hợp đồng lao động và thu tiền đặt cọc của 18 người với số tiền là 43.500 USD. Khi ký các hợp đồng kinh tế mua ô tô và chuyển nhượng tư liệu kỹ thuật thiết kế xưởng chế tạo với các công ty của Đức vào tháng 1/2001, Hùng đã lợi dụng các hợp đồng này để ký hợp đồng lao động với 10 người với nội dung “tuyển dụng ngưòi vào làm việc và đi học nghề tại Đức 2 năm. Hùng đã thu số tiền đặt cọc của những lao động này là 46.500 USD và chiếm đoạt sử dụng cá nhân. Cũng một vụ lừa đảo XKLĐ nữa do cá nhân hoàn toàn không có chức năng XKLĐ đứng ra tổ chức. Công ty TNHH Phú Nhân (ở số 32 Lê Lai, P3, Q. Gò Vấp, TP. Hồ Chí minh) do ông Lê Đình Nhân làm giám đốc, chuyên sản xuất mì ăn liền. Trong lúc một Việt kiều Brazil (vựơt biên năm 1979) mua máy sản xuất mì ăn liền của công ty Phú Nhân có yêu cầu đưa một vài thợ kỹ thuật sang Brazil lắp ráp vận hành máy, giám đốc Lê Đình Nhân đã nảy ý định “xuất khẩu lao động” (XKLĐ) kiếm tiền. Báo Lao Động trªn c¸c sè th¸ng 6/2002 ®­a thông tin cụ thể vụ việc này. “Ông Lê Đình Nhân móc nối với vợ chồng bà Trần Thị Dung (ngụ 218 Đội Cấn, Hà Nội) tuyển dụng chui hơn 30 lao động các tỉnh phía Bắc. Mỗi người lao động muốn đi Brazil phải nộp cho ông Nhân từ 7.500 USD đến 9.000 USD. Ông Nhân lừa dối bằng cách sử dụng bừa mẫu hợp đồng lao động (HĐLĐ) bản xanh vẫn dùng trong nước để ký với thời hạn 5 năm ở Brazil, mức lương 5.000USD/tháng … Mặc dù công việc ở Brazil là không có thật nhưng ông Nhân vẫn đưa người sang Brazil. Hậu quả là tới Brazil người lao động mới vỡ lẽ là họ được đưa đi bằng visa du lịch thời hạn 3 tháng chứ không phải đi làm việc 3 năm ở nước ngoài! Tại đây họ không được “bố trí” việc làm nên một số buộc phải đi đào trộm khoai sắn ăn cầm hơi, số khác sống lay lắt nhờ sự bố thí của Việt kiều và dân bản địa. Do cư trú bất hợp pháp, họ bị cảnh sát địa phương bắt giữ, trục xuất nhiều lần, cuối cùng bị áp tải về nước như những kẻ tội phạm. Trong khi đó, Lê Đình Nhân phởn phơ hưởng thụ gần 4 tỷ đồng mồ hôi nước mắt của 30 gia đình nông dân hằng ngày nai lưng cày sâu cuốc bẫm!” Báo Lao Động số 185-thø sau ngµy 4/7/2003 có đăng bài “ 72 nghìn đô và cú lừa đi làm “nghệ thuật” ở Hàn Quốc” phản ánh một vụ lừa đảo XKLĐ khác. “Nữ quái” Nguyễn Thị Thu Hương (trú tại 204 Nguyễn An Ninh) đã lừa của 25 người lao động với số tiền lên tới 72.000 USD bằng thủ đoạn “tuyển người đi Hàn Quốc làm nghệ thuật”. Tuy vậy, các nạn nhân của vụ lừa đảo này hình như vẫn còn may mắn vì họ mới chỉ bị “nữ quái” rút hết tiền chứ chưa kịp làm thiệt thân trong cảnh “màn trời chiếu đất” ở nước ngoài. Dẫu thế thì chuyện xảy ra vẫn là “của đau con xót”! Cụ thể là tháng 4/2001, Hương cùng Tiến (Phó giám đốc công ty văn hoá nghệ thuật và dạy nghề Thái Sơn) đã đến công ty SONA (Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại) giới thiệu chương trình đi lao động xuất khẩu tại Hàn Quốc với nội dung “phục vụ biểu diễn nghệ thuật”. Công việc cụ thể như làm Marketing, đạo cụ, kéo phông màn, ánh sáng… cho các đoàn biểu diễn nghệ thuật ở Hàn Quốc. Thấy đây là một chương trình hay, có thể giúp người lao động Việt nam có thêm việc làm, công ty SONA liền ký thoả thuận phối hợp với Hương - Tiến trên nguyên tắc: bên Hương - Tiến khai thác thị trường, công ty SONA tổ chức đưa người lao động đi. Tuy nhiên, qua tìm hiểu và nhận được tư vấn của Cục quản lý lao động ngoài nước, nhận thấy chương trình không có tính khả thi và không rõ ràng về phía đối tác, SONA đã dừng thực hiện chương trình này. Mặc dù không được SONA cho phép tuyển người, nhận hồ sơ thu tiền của người lao động, Hương và Tiến vẫn tự động tuyển người, tổ chức khám sơ tuyển, khám sức khoẻ và cũng cho họ học… tiếng Hàn. “Đi lao động Hàn Quốc mà lại được làm công việc “phục vụ biểu diễn nghệ thuật”, có cơ hội tiếp xúc với các diễn viên, “minh tinh màn bạc” của Hàn Quốc thì đúng là “mơ” cũng chưa thấy”. Chính vì tâm lý đó mà rất nhiều người ở Cẩm Giàng, Gia Lộc (Hải Dương), Văn Lâm, Yên Mỹ (Hưng Yên) đã bị “sa bẫy”, nộp tiền cho Hương và ôm hy vọng đi Hàn Quốc phục vụ biểu diễn nghệ thuật. Và rồi cái giấc mơ làm nghệ thuật ấy chẳng thấy đâu, trong khi khoản tiền vay mượn, dành dụm cả đời của họ thì “theo chân Hương đi mất”… Do c«ng t¸c qu¶n lý cña Nhµ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLBC 19.doc
Tài liệu liên quan