Khóa luận Thu hút và sử dụng ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải Việt Nam

Mục lục

 

Lời nói đầu. 1

Chương I: Tổng quan về ODA.3

1. Lý luận chung về ODA.3

1.1 Tổng quan về lịch sử phát triển của ODA trên thế giới. 3

1.2 Định nghĩa ODA và đặc điểm.5

1.3 Phân loại ODA.7

1.4 Nguồn và đối tượng của ODA.10

2. Vai trò của ODA đối với các quốc gia trên thế giới.12

2.1 Vai trò của ODA đối với các nước tiếp nhận.12

2.2 Vai trò của ODA đối với việc mở rộng thị trường của nước cung cấp.15

3. Vai trò của ODA đối với phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.16

3.1 Sơ lược về tình hình vận động, cam kết và giải ngân ODA dành cho Việt Nam.18

3.2 Vai trò của ODA đối với phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.21

Chương II: Thực trạng thu hút và sử dụng ODA trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam trong những năm gần đây.24

1. Thực trạng đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa.24

1.1 Thực trạng đường bộ.24

1.2 Thực trạng đường sắt.27

1.3 Thực trạng cảng biển và đường thuỷ nội địa.29

2. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải những năm gần đây.30

3. Đánh giá việc sử dụng ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải những năm gần đây.32

3.1 Thành tựu của việc sử dụng ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải những năm qua.32

3.2 Những tồn tại của việc sử dụng ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải những năm gần đây.52

Chương III: Giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả sử dụng ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam.60

1. Đánh giá vai trò của các nước cấp ODA đối với Việt Nam.60

1.1 Vai trò của Nhật Bản.60

1.2 Vai trò của Ngân hàng Thế giới (WB).62

1.3 Vai trò của Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB).64

2. Định hướng của Nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải thông qua các dự án ODA.66

2.1 Nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.66

2.2 Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam.69

3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.71

3.1 Giải pháp chung để nâng cao hiệu quả thu hút và sử dung ODA.71

3.2 Cải thiện môi trường đầu tư.74

3.3 Công tác lập danh mục dự án và vận động ODA.75

3.4 Công tác thẩm định và phê duyệt dự án.76

3.5 Công tác đấu thầu.77

3.6 Công tác giải phóng mặt bằng.80

3.7 Công tác quản lý chất lượng công trình.81

Kết luận.82

Danh mục tài liệu tham khảo.83

 

docChia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2632 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Thu hút và sử dụng ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổng chiều dài là 132 km với tổng giá trị dự kiến là 250 triệu USD nguồn vốn ODA của JBIC. Giai đoạn II bao gồm các đoạn: Đoạn Nội Bài-Bắc Ninh dài 31km sẽ được xây dựng với tiêu chuẩn đường cao tốc bốn làn xe trong đó có 3 cầu vượt tại QL3, đường sắt Đông Anh-Thái Nguyên, đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn. Đã khởi công ngày 1-12-2000. Đoạn Bắc Ninh-Chí Linh dài 36km sẽ được nâng cấp cải tạo với tiêu chuẩn xấp xỉ đường cao tốc với chiều rộng nền đường 15m, phân cách cứng giữa hai làn xe cơ giới 10m và hai làn xe thô sơ 4m. Gói thầu này bao gồm việc xây dựng cầu Phả Lại mới dài 1400m. Đã khởi công ngày 31-3-2000. Đoạn Biểu Nghi-Bãi Cháy dài 26km sẽ cải tạo thành đường đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, nền rộng 12m, mặt đường rộng 11m, tương đương như đoạn Chí Linh-Biểu Nghi. Đã khởi công ngày 19-1-1999. Đoạn Hòn Gai-Cửa Ông dài 38km sẽ nâng cấp theo tiêu chuẩn cấp đường đô thị với 4 làn xe cơ giới. Đã khởi công ngày 6-1-2001 Toàn bộ 4 đoạn trên hiện đang được thi công và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2003. Quốc lộ 10 nối các tỉnh duyên hải phía bắc từ Ninh Bình qua Thái Bình đến Hải Phòng. Toàn bộ dự án trị giá 350 triệu USD nguồn vốn ODA của JBIC. Dự án nhằm cải tạo toàn bộ 157 km QL10 trong đó bao gồm việc xây dựng 5 cầu lớn: cầu Đá Bạc, cầu Kiền, cầu Trạm Bạc, cầu Quý Cao, cầu Tân Đệ và cầu Non Nước. Cầu Kiền là cầu có trị giá lớn nhất, 25 triệu USD, và được thi công bằng công nghệ hiện đại đó là trụ tháp Extrados, dây văng và lắp hẫng các khối dầm bê tông nặng trên 100T. Một số thông tin về các gói thầu như sau (các gói R là gói cải tạo đường, các gói B là các gói xây dựng cầu) Gói R1: đoạn Bí Chợ - Xóm Mới dài 12km, được xây dựng theo tiêu chuẩn cấp III đồng bằng (2 làn xe cơ giới, 2 làn thô sơ, nền đường rộng 11m). Tổng mức đầu tư là 14 triệu USD. Gói R2: đoạn từ cầu Vàng đến cầu Nghìn dài 21.6km được xây dựng theo tiêu chuẩn cấp III đồng bằng (2 làn xe cơ giới, 2 làn thô sơ, nền đường rộng 11m). Tổng mức đầu tư là 14.5 triệu USD. Gói R3: đoạn từ cầu Nghìn đến Tân Đệ dài 41 km được xây dựng theo tiêu chuẩn cấp III đồng bằng (2 làn xe cơ giới, 2 làn thô sơ, nền đường rộng 11m). Tổng mức đầu tư là 28 triệu USD. Gói R4: đoạn từ Tân Đệ đến Thị xã Ninh Bình dài 29 km được xây dựng theo tiêu chuẩn cấp III đồng bằng (2 làn xe cơ giới, 2 làn thô sơ, nền đường rộng 11m). Riêng một số đoạn qua thị trấn, thị xã được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị. Tổng mức đầu tư là 24.5 triệu USD. Gói R5: đoạn tránh thành phố Hải Phòng dài 23 km được xây dựng theo tiêu chuẩn cấp III đồng bằng (2 làn xe cơ giới, 2 làn thô sơ, nền đường rộng 11m). Tổng mức đầu tư là 54 triệu USD. Gói R6: đoạn từ nội thị Thành phố Hải Phòng dài 26 km. Đoạn này sẽ được nâng cấp rải thêm 2 lớp bê tông nhựa . Tổng mức đầu tư là 3.5 triệu USD. Gói B1: Cầu Đá Bạc, dài 542m, rộng 11m, tổng mức đầu tư 8.5 triệu USD Gói B2: Cầu Quý Cao, dài 404m, rộng 11m, tổng mức đầu tư 8.3 triệu USD Gói B3: Cầu Tân Đệ, dài 1048m, rộng 15m, tổng mức đầu tư 42 triệu USD Gói B4: Cầu Non Nước, dài 260m, rộng 11m, tổng mức đầu tư 9.3 triệu USD Gói B5: Cầu Kiền, dài 1180m, rộng 13.5m, tổng mức đầu tư 25 triệu USD. Tất cả các gói thầu trên hiện đang được khẩn trương thi công, cầu Tân Đệ sẽ dự kiến hoàn thành sớm hơn cả, toàn bộ tuyến dự định sẽ hoàn thành trong năm 2002. Các dự án nâng cấp quốc lộ khác đã triển khai bằng nguồn vốn ODA Dự án Đường xuyên á trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam là quốc lộ 22 từ ngã ba Thủ Đức đến cửa khẩu Mộc Bài với chiều dài là 80km, tổng mức đầu tư là 144 triệuUSD vốn ODA ưu đãi của ADB Dự án hành lang Đông Tây (ASEAN 8) với phần đi trên lãnh thổ Việt Nam là quốc lộ 9 nối quốc lộ 1 đến cửa khẩu Lao bảo dài 84km, tổng mức đầu tư là 44 triệu USD vốn ODA ưu đãi của ADB Nhìn chung, nguồn vốn ODA của WB và ADB tập trung chủ yếu cho việc nâng cấp cải tạo quốc lộ 1A, quốc lộ 22 (một phần của dự án đường Xuyên á) và quốc lộ 9 (một phần của dự án hành lang Đông - Tây) trong đó không bao gồm việc xây các cầu có chiều dài hơn 30m hoặc cầu có hơn một nhịp. Vốn ODA của OECF tập trung vào việc xây dựng các cầu lớn (có chiều dài hơn 30m hoặc có trên 1 nhịp) trên quốc lộ 1A, cải tạo quốc lộ 5 (bao gồm cả cầu), quốc lộ 10 (bao gồm cả cầu) và quốc lộ 18 (bao gồm cả cầu). Sự phân bố hài hoà này đã tạo sự biến đổi toàn diện và đồng bộ cho một số quốc lộ chính, đặc biệt là khu vực phía Bắc (Quốc lộ 5, 10, 18 và một đoạn quốc lộ 1A). Trong các nguồn vốn kể trên nguồn vốn ODA của Nhật Bản rất có ý nghĩa vì nó đã đuợc tập trung để giải quyết một số điểm trọng yếu trên các quốc lộ. ODA của Nhật Bản không những góp phần quan trọng vào việc xây dựng các cầu lớn trên các đoạn tuyến đã triển khai mà nó còn được sử dụng để đầu tư cho 4 dự án đặc biệt quan trọng là cầu Cần Thơ, cầu Thanh Trì, cầu Bãi Cháy và hầm Hải Vân. b) ODA trong phát triển giao thông nông thôn (GTNT) Nhận thức được cơ sở hạ tầng GTNT là trọng tâm của kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn và phấn đấu được xây dựng trước làm tiền đề cho công cuộc xoá đói giảm nghèo, các dự án ODA (trong đó có nhiều dự án viện trợ không hoàn lại) đã luôn được ưu tiên để phát triển cơ sở hạ tầng GTNT. Tính riêng trong 5 năm (1996-2000), cả nước có thêm 14.964 km đường ô tô mới mở đến trung tâm 311 xã, nâng cấp 90.324 km đường và 17.000 m cầu. Trong tổng tổng giá trị 11.999 tỷ đồng đã được đầu tư cho các công trình nói trên, nhân dân đóng góp 6.128 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 51%), địa phương đóng góp 2.832 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 24%), trung ương hỗ trợ 1.403 tỷ (chiếm tỷ lệ 11.7%), còn lại 1.636 tỷ là nguồn vốn viện trợ ODA (chiếm tỷ lệ 13.3%). Một số dự án giao thông nông thôn được hoàn thành trong những năm qua đã góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo. Các dự án trọng điểm phát triển giao thông nông thôn bao gồm: Dự án viện trợ xây dựng 29 cầu GTNT các tỉnh phía Bắc vốn viện trợ không hoàn lại của OECF với tổng giá trị là 35 triệu USD. Các cầu trong dự án là các cầu khổ nhỏ và trung bình với chiều dài dưới 100m. Toàn bộ dự án đã được đưa vào sử dụng tháng 3 năm 2000. Dự án đường GTNT của WB giai đoạn 1 cho 15 tỉnh bao gồm 3 tiểu dự án: a)sửa chữa nâng cấp khoảng 5000 km đường (bao gồm 3500km đường tỉnh và 1.500 km đường liên xã; b) nâng cao năng lực quản lý giao thông của các cấp địa phương; c) nghiên cứu vấn đề có liên quan đến phát triển giao thông nông thôn. Tổng giá trị của dự án 55 triệu USD, dự án đã hoàn thành đầu năm 2001. Dự án đường GTNT cho 40 tỉnh trị giá 145.3 triệu USD. Đây là dự án thực hiện bằng nguồn ODA hỗ hợp của hai nhà tài trợ: WB với 103.5 triệu USD vốn vay, chính phủ Anh với 26,2 triệu USD viện trợ không hoàn lại, vốn đối ứng trong nước là 15.2 triệu USD. Riêng đối với các tỉnh miền trung bị lũ lụt, dự án sẽ tập trung cho việc xây dựng các cầu cống nhỏ đã bị phá huỷ hoặc hư hỏng do lũ lụt với số vốn tối đa cho mỗi cầu là 300.000 USD. Dự án sẽ được triển khai vào tháng 7 năm 2001. Dự án GTNT 4 tỉnh được Chính phủ Vương Quốc Anh tài trợ cho 4 tỉnh là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam với tổng giá trị 10 triệu Bảng Anh và trợ giúp kỹ thuật xây dựng chiến lược phát triển GTNT với tổng giá trị 600.000 USD. ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Riêng trong giai đoạn 1996-2000, nguồn vốn ODA đã được triển khai cho xây dựng CSHT giao thông đô thị là 196,5 triệu USD chiếm 7.3% trên tổng số vốn ODA dành cho ngành GTVT, được tập trung vào hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Dự án tăng cường năng lực giao thông đô thị thành phố Hà Nội Dự án được thực hiện bằng nguồn vốn vay ưu đãi của WB trị giá 25 triệu USD. Mục đích của dự án là giải quyết tình trạng ách tắc tại các đường trục chính của nội thành Hà Nội trong giai đoạn năm năm từ 1999 đến 2004 qua các biện pháp quản lý giao thông không cần chi phí lớn. Nếu so sánh với các dự án phát triển giao thông khác thì không phải là lớn nhưng các kết quả mà nó mang lại đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao năng lực giao thông của Hà Nội. Nội dung của dự án bao gồm: Lắp đặt 123 bộ đèn tín hiệu trên các tuyến chính và các khu phố cổ, khu phố kiểu Pháp, loại đèn giao thông hiện đại kiểu ATC này được kết nối với các trung tâm điều khiển giao thông của thành phố. Các hành lang chính sẽ được lắp đặt hệ thống đèn là: hành lang Tây Sơn (bao gồm các phố Tôn Đức Thắng, Nguyễn Trãi và Ngã Tư Sở), hành lang Lê Duẩn (bao gồm Lê Duẩn, Đại Cồ Việt, Giải Phóng), hành lang Trần Quang Khải (bao gồm các tuyến: Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Nguyễn Khoái), hành lang Bạch Mai (bao gồm các tuyến Bạch Mai, Phố Huế, Hàng Bài) Cải tạo nâng cấp mặt đường, vỉa hè, hệ thống thoát nước mặt, tổ chức lại giao thông bằng cách phân luồng, phân làn tách các luồng xe thành các chủng loại, thiết kế hệ thống đường một chiều, lắp đặt giải phân cách cứng và phân cách mềm cho các tuyến chính. Trị giá của hai hạng mục chính trên là 22 triệu USD 1.6 triệu USD được đầu tư để tăng cường năng lực quản lý và điều hành trật tự của cảnh sát giao thông (CSTG), bao gồm mua sắm trang thiết bị thông tin, phương tiện đi lại, thiết bị cưỡng chế, thiết bị giải toả tai nạn, thiết bị điều tra tai nạn giao thông, huấn luyện và đào tạo CSGT 1.18 triệu dành cho việc tăng cường năng lực điều hành và quản lý của sở giao thông công chính Hà Nội bao gồm: xây dựng hệ thống pháp quy về quản lý trật tự giao thông đô thị, huấn luyện về lập quy hoạch, kế hoạch, thu thập thông tin phục vụ quản lý điều hành giao thông, phân tích và lập biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông. Dự án hỗ trợ phát triển CSHT giao thông đô thị Hà Nội giai đoạn I Dự án được thực hiện trong giai đoạn từ 2000 đến 2004 bằng nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi ODA cuả JBIC. Tổng mức đầu tư của dự án giai đoạn này là là 138.07 triệu USD. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án (SAPROF) do Công ty Tư vấn Đầu tư Xây dựng giao thông công chính kết hợp với Tư vấn Nhật Bản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. JBIC đã thông báo chính thức khoản vay vốn tín dụng cho dự án đã có hiệu lực kể từ tháng 8/1999. Mục tiêu cơ bản của dự án giai đoạn I nhằm chống nguy cơ ùn tắc giao thông nghiêm trọng ở một số đường và nút trong khu vực nội thành Hà Nội. Dự án gồm 10 dự án thành phần bao gồm: cải tạo các nút giao thông: Kim Liên, Ngã tư Sở, Ngã tư Vọng sẽ được cải tạo theo phương án nút giao cắt lập thể (cầu vượt); xây dựng đoạn đường Trung Tự - Ô Chợ Dừa, cải tạo nâng cấp các đường nhánh nút giao thông Nam Thăng Long; xây dựng đường trên mặt đê sông Hồng (từ Nam Thăng Long đến Lạc Long Quân); xây dựng khu tái định cư Nam Yên-Cầu Giấy, hỗ trợ vốn đầu tư để thi công dứt điểm các tuyến Hoàng Quốc Việt, Láng Trung-La Thành-Đội Cấn, Trần Khát Chân- Nguyễn Khoái. Hiện nay BQL dự án đang khẩn trương hoàn thành việc tuyển chọn tư vấn tổng thể của dự án, dự kiến đến cuối năm nay sẽ tiến hành thi công đường trên đê Hữu Hồng và các đường nhánh nút giao thông Nam Thăng Long. Dự án nghiên cứu giao thông thành phố Hồ Chí Minh Năm 1998, bằng nguồn vốn ODA trị giá 1.4 triệu USD của Vương quốc Anh, sở GTCC TP Hồ Chí Minh đã hoàn thành dự án với sự kết hợp giữa Công ty tư vấn MVA-ASIA và TEDI South Vietnam. Dự án đã phân tích thực trạng giao thông thành phố, nghiên cứu định hướng phát triển, đồng thời lập thứ tự, danh mục của hơn 40 dự án cần đầu tư phát triển từ nay đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu của dự án đã là cơ sở rất quan trọng để thành phố lập ra các định hướng và quy hoạch phát triển. Căn cứ trên danh mục các dự án trên và nhu cầu phát triển GTVT và khả năng thu hút của các nguồn vốn, sở GTCC đã lập ra danh mục các dự án và đã được thành phố phê duyệt. Đầu năm 1999, sở GTCC phối hợp với các chuyên gia của OECF, thông qua chương trình SAPROF nghiên cứu xây dựng dự án đại lộ Đông-Tây thành phố gồm Hầm Thủ Thiêm và nâng cấp bến Chương Dương-Hàm Tử-Trần Văn Kiều (đường trục nối QL1-cảng Sài Gòn qua đô thị mới Thủ Thiêm) Về nhóm các dự án tăng cường năng lực giao thông đô thị: trong quý II/1999 đã khởi động dự án tăng cường quản lý giao thông đô thị với tổng mức đầu tư 23 triệu USD vốn ODA của WB với các nội dung sau: Cải tạo 4 hành lang giao thông chính yếu khu vực trung tâm thành phố, cải tạo nâng cấp một số nút giao thông biệt lập Xây dựng trung tâm điều khiển giao thông (ATC), lắp đặt 30 camera, xây dựng các chốt tín hiệu giao thông và Trung tâm điều khiển giao thông khu vực Tăng cường năng lực điều hành giao thông của cảnh sát giao thông Tăng cường năng lực quản lý giao thông cho sở GTCC Dự án Đèn tín hiệu giao thông đang được triển khai bằng nguồn ODA của Pháp trị giá 15 triệu Fr. Pháp. Dự án bao gồm việc xây dựng 48 chốt đèn và một trung tâm điều khiển giao thông đã hoàn thành năm 1996. Dự án nâng cấp và mở rộng cầu Sài Gòn Cầu Sài Gòn nằm ở của ngõ phía Bắc của thành phố, nối Thành Phố Hồ Chí Minh với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tầu, Đồng Nai và Bình Dương với lưu lượng xe rất lớn. Dự án nâng cấp và mở rộng cầu Cầu Sài Gòn có giá trị 54 triệu Fr. (tương đương 11.8 triệu USD) nguồn vốn ODA của Chính phủ Pháp. Dự án nhằm nâng cấp cầu từ tải trọng 20T lên 30T, khổ cầu được mở rộng thêm mỗi bên 2.19m đưa khổ cầu lên 24m (khổ cầu cũ là 19.36m). Dự án được thực hiện từ tháng 6 năm 1998 đến tháng 6 năm 2000. Trước nhu cầu giao thông đô thị tăng ngày càng cao và trong điều kiện chưa có vốn đầu tư xây dựng mới, việc nâng cấp mở rộng cầu Sài Gòn đã đáp ứng được nhu cầu phát triển trước mắt, góp phần giải quyết ách tắc giao thông. Với nguồn vốn không lớn nhưng nhờ việc áp dụng công nghệ hiện đại bằng việc sử dụng hệ thống neo cáp dự ứng lực trong và ngoài kết hợp với việc bố trí các dầm tăng cường ngang và dọc, việc mở rộng cầu Sài Gòn đã đồng thời đáp ứng được yêu cầu mở rộng và cải thiện tải trọng cho cầu. 3.1.2 Vai trò của ODA trong xây dựng đường sắt Nhìn chung nguồn vốn đầu tư dành cho ngành đường sắt còn quá ít ỏi, vốn sự nghiệp kinh tế cấp hàng năm chỉ đạt 50% đến 60% yêu cầu tối thiểu, vốn đầu tư phát triển chiếm từ 5% đến 7% trong tổng số vốn đầu tư phát triển cho GTVT. Trong giai đoạn 1993-2000, nguồn vốn ODA đã được triển khai cho xây dựngCSHT đường sắt là 65,5 triệu USD chiếm 2.4% trên tổng số vốn ODA dành cho ngành GTVT. Dự án khôi phục các cầu yếu trên tuyến đường sắt Thống Nhất (Được tài trợ bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản bao gồm 3 giai đoạn) Tổng chiều dài của 123 cầu trên tuyến đường sắt Thống Nhất là 14.228m và hầu hết đã đến lúc cần được xây dựng mới hoặc sửa chữa lớn, đặc biệt là các cầu ở miền trung nơi chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh phá hoại và khí hậu khắc nghiệt. Dự án khôi phục 9 cầu đường sắt giai đoạn I: Dự án trị giá 65.5 triệu USD vốn ODA ưu đãi OECF nhằm khôi phục và nâng cấp 9 cầu đường sắt tổng chiều dài là 2.771m . Sau 27 tháng thi công (tháng 2 năm 8) , vào ngày 21 tháng 7 năm 2000 toàn bộ 9 cầu giai đoạn I đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Quy mô dự án giai đoạn này bao gồm việc thay thế dầm thép mới và sửa chữa các mố trụ cũ, làm mới các mố trụ quá yếu của 9 cầu: cầu Đà Rằng, cầu Chợ Thượng, cầu Chánh Hoà, cầu Bạch Hổ, cầu Giã Viên, cầu Trường Xuân, cầu Giành và cầu Bầu Tai. (dự án lúc đầu chỉ bao gồm 8 cầu, sau bổ xung thêm cầu Bầu Tai do cầu cũ bị cuốn trôi trong trận lũ thế kỷ năm 1998). Trong số các cầu trên có cầu Đà Rằng có quy mô lớn nhất, cầu dài 1069,7m với hai nhịp dầm thép đặc. Các cầu được khôi phục trong giai đoạn này đều là những cầu được xây dựng từ đầu thế kỷ, đã xuống cấp và hư hại nghiêm trọng. Không những hạn chế về tốc độ tâù chạy qua cầu (chỉ giới hạn ở mức 15-20km/h - xấp xỉ tốc độ của xe thô sơ) mà tình trạng kỹ thuật của cầu còn ảnh hưởng đến sự hạn chế về tải trọng (nhất là với tầu hàng chở Container). Sau khi được khôi phục, các vướng mắc trên sẽ được giải toả. Dự án khôi phục 10 cầu đường sắt giai đoạn II: Dự án giai đoạn II trị giá 55.5 triệu USD vốn ODA ưu đãi JBIC. Giai đoạn này sẽ khôi phục 10 cầu với tổng chiều dài là 2006m bao gồm các cầu: cầu Mỹ Chánh, cầu Phú Bài, cầu Nong, cầu Phong Lệ, cầu Kỳ Lâm, cầu Chiêm Sơn, cầu Rù Rì, cầu Bồng Sơn, cầu Sông Chùa và cầu Thạch Tuấn. Quy mô công việc của dự án bao gồm việc thay thế các dầm thép cũ bằng các dầm thép mới, xây dựng mố trụ mới bằng móng cọc, các công việc chống xói và gia cố nền đường tại một số vị trí cần thiết. Dự án đã khởi công vào tháng 4 năm 2001 và dự kiến hoàn thành vào tháng 1 năm 2003 sau 20 tháng thi công. Cả hai dự án đều được áp dụng các công nghệ tiến tiến trong ngành xây dựng bao gồm việc sử dụng dầm thép hàn liên kết bằng bu lông cường độ cao tự đứt đuôi khi xiết đủ cường độ, cọc khoan nhồi đường kính đến 2m, ray liên kết với tà vẹt bằng nhíp đàn hồi hoặc liên kết ray trực tiếp không dùng tà vẹt. Các cầu được thiết kế cho đường sắt đơn khổ 1m, tải trọng thiết kế T15D, tốc độ 110km/h, khổ giới hạn 4m, cao 5,3m. Dự án khôi phục cầu đường sắt giai đoạn III: Hiện nay việc lập báo cáo khả thi đang được tiến hành bởi Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng Đường sắt. Dự kiến sau khi hoàn thành dự án giai đoạn III, sẽ triển khai tiếp giai đoạn III với 34 cầu. Việc khôi phục các cầu đường sắt này sẽ góp phần đổi mới và hiện đại hoá ngành đường sắt Việt Nam, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước và có ý nghĩa thiết thực đối với ngành đường sắt trong công cuộc hội nhập nhất là khi tuyến đường sắt xuyên á Singapore-Malaxia-Thái Lan - Campuchia - Việt Nam - Côn Minh (Trung Quốc) được khai thông. Dự án đường sắt trên cao ở Hà Nội (Giáp Bát - Gia Lâm) Đây là một trong các dự án lớn của ngành đường sắt, không chỉ có ý nghĩa đối với nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng đường sắt mà còn cải thiện hiện trạng giao thông đô thị của Hà Nội. Toàn bộ dự án trị giá 225 triệu USD. Giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi và thiết kế chi tiết đã được thực hiên bằng nguồn vốn ODA của Đức trị giá 2.1 triệu USD. Các giai đoạn tiếp theo của dự án có kế hoạch sử dụng vốn ODA ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản. Tuyến chính của đường sắt trên cao bắt đầu từ Yên Viên đến ga Văn Điển dài 19.975m, trong giai đoạn I sẽ xây dựng từ Gia Lâm đến Long Biên dài 10.970m gồm hai đường khổ rộng 1m (đường đôi), tốc độ trung bình đạt 80km/h, tĩnh không cách mặt đường bộ 6 đến 8m. Tuyến đường sắt sẽ bám theo trục đường quốc gia hiện có nhằm tiết kiệm đền bù và giải phóng mặt bằng. Dự án này có những ưu việt về kết cấu xây dựng và sử dụng đầu máy toa xe đó là: Dùng đường ray hàn liền (không mối nối) đặt trên các gối đệm cao su Hệ dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực gọn nhẹ Trụ bằng bê tông cốt thép với móng cọc khoan nhồi, chiếm diện tích nhỏ. Hệ thống tường cách âm sẽ làm giảm độ ồn xuống mức cho phép. Thế hệ đầu máy mới sử dụng điện, hạn chế ô nhiễm môi trường đô thị. Các dự án ODA khác trong xây dựng CSHT đường sắt: Dự án cải tạo hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội-Vinh. Dự án trị giá 12.59 triệu USD được tài trợ bằng nguồn vốn vay ưu đãi của chính phủ Pháp. Dự án được thực hiện trong ba năm, từ năm 2000 đến năm 2002 Dự án sửa chữa hầm đường sắt trên đèo Hải Vân Dự án trị giá 11.9 triệu USD được tài trợ bằng nguồn vốn vay ưu đãi của chính phủ Pháp. Dự án được thực hiện trong ba năm, từ năm 2000 đến năm 2002 Dự án hỗ trợ Đường sắt Việt Nam đổi mới và hoàn thiện cơ cấu cho việc chuyển đổi thành doanh nghiệp định hướng theo thị trường. Dự án trị giá 1.7 triệu USD của Chính phủ Đức được thực hiện trong năm 1998. Nghiên cứu khả thi dự án nâng cấp các tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, Cái Lân- Hải Phòng, Hà Nội - Lạng Sơn và Lạng Sơn - TP Hồ Chí Minh. Dự án trị giá 3 triệu USD được thực hiện từ năm 1992 đến năm 1994. 3.1.3 ODA trong phát triển cảng biển và đường thuỷ nội địa a) ODA trong phát triển cảng biển Trong giai đoạn 1993-2000, nguồn vốn ODA đã được triển khai cho xây dựng hệ thống cảng biển là 188 triệu USD chiếm 7% trên tổng số vốn ODA dành cho ngành GTVT. Dự án nâng cấp cải tạo cảng Hải Phòng giai đoạn I (hay còn gọi là giai đoạn khẩn cấp) Dự án có tổng mức đầu tư là 40 triệu USD sử dụng nguồn vốn vay ODA Nhật Bản nhằm nâng tổng công suất cảng Hải Phòng đạt công suất 8 triệu tấn hàng hoá/năm. Quy mô dự án bao gồm 3 gói thầu: Gói thầu 1: Mua tàu lai dắt và xuồng cao tốc; Gói thầu 2:Cải tạo và mở rộng cảng Container Chùa Vẽ ; Gói thầu 3: Cung cấp thiết bị xếp dỡ và hệ thống quản lý bến Container bằng vi tính. Việc thực hiện dự án cải tạo nâng cấp giai đoạn I nói trên tập trung chủ yếu vào việc bổ sung và hoàn thiện công tác làm hàng Container của cảng Hải Phòng. Sau khi hoàn thành dự án, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển, cảng Hải Phòng sẽ có một bến chuyên dụng làm hàng container tại khu cảng Chùa Vẽ, có công suất thông qua dự kiến 250.000 TEU/năm. Dự án nâng cấp cảng Sài Gòn Cảng Sài Gòn nằm ngay giữa trung tâm Tp Hồ Chí Minh trong nhiều năm đã đóng vai trò là cảng biển hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, sau 60 năm khai thác, hệ thống cầu bến, kho bãi thiết bị đã xuống cấp nghiêm trọng. Trước nhu cầu phát triển ngày càng nhanh của cả nước và đặc biệt là của TP Hồ Chí Minh, cảng cần được đầu tư nâng cấp lớn và đồng bộ để đáp ứng nhu cầu phát triển của hệ thống cảng biển Việt Nam nói chung cũng như bắt kịp với sự phát triển của nền kinh tế. Trong 3 năm, từ tháng 3 năm 1997 đến tháng 10 năm 2000, dự án trị giá 40 triệu USD vốn ODA ưu đãi của ADB nhằm nâng cấp cải tạo cảng Sài Gòn đạt công suất 15 triệu tấn/năm cho toàn bộ khu cảng đã được triển khai. Quy mô của dự án bao gồm xây dựng cầu cảng dài 1.742m, 47.900 m2 nhà kho, 86.464 m2 bãi chứa hàng và đầu tư đồng bộ toàn bộ các trang thiết bị của 2 khu cảng là Cảng Nhà Rồng và cảng Khánh Hội. Gói thầu cung cấp trang thiết bị bao gồm đóng mới hai tàu lai dắt 1750CV, lắp đặt 4 cẩu bờ di động, hai cẩu container RTG, 4 xe nâng Container và 27 xe nâng hàng từ 2.5 đến 10T. Trong cùng thời gian với việc triển khai dự án trên, cảng đã tập trung nguồn vốn thực hiện nhiều dự án nâng cấp cải tạo khác trên hai khu cảng Tân Thuận 1 và Tân Thuận 2. Cùng với dự án của ADB, nỗ lực này của cảng đã tạo bước chuyển biến lớn về năng lực của cảng, tạo ra cho cảng một cơ sở hạ tầng giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống cảng biển Việt Nam. Hai dự án trên là hai dự án đầu tư ODA rất thành công trong việc phát triển cơ sở hạ tầng GTVT nói chung cũng như với sự nghiệp phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam. Dự án nâng cấp cảng Hải Phòng là một dự án ODA triển khai rất sớm (từ năm 1996) hơn nữa, đây là dự án ODA đầu tiên của Nhật Bản dành cho phát triển cảng biển của Việt Nam. Dự án nâng cấp cảng Sài Gòn là một trong những dự án ODA đầu tiên ADB chấp thuận cho Việt Nam kể từ khi thiết lập lại quan hệ ngoại giao. Những bước đi đầu tiên này đã gặt hái được rất nhiều thành công. Năm 1999, lần đầu tiên trong lịch sử hơn 100 năm tồn tại, cảng Hải Phòng đạt sản lượng thông qua trên mức 6 triệu tấn. Vào thời điểm này, mới chỉ có gói thầu 1 là cung cấp tàu lai dắt đã hoàn thành (tầu lai dắt đã được đưa vào sử dụng), gói thầu 2 mới hoàn thành được 80%, gói thầu 3 chưa triển khai. Còn đối với cảng Sài Gòn, ngay từ khi mới chỉ có một số hạng mục chính được đưa vào sử dụng, tháng 5 năm 2000 cảng Sài Gòn đã lập nên một kỷ lục là giải phóng được 186 lượt tầu với sản lượng 1.011.927 tấn hàng hoá. Đến tháng 4 năm 2001 lượng tầu bè và hàng hoá đã tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay là 231 lượt chiếc và 1.040.365 tấn hàng, Cảng đang phấn đấu đạt 10 triệu tấn/ năm trong năm 2001 và đạt ngưỡng 15 triệu tấn vào năm 2005. Dự án xây dựng cảng nước sâu Cái Lân Cảng Cái Lân nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Trong khu vực tam giác kinh tế này, từ lâu cảng Hải Phòng đã có vai trò lịch sử trong lĩnh vực vận tải biển của Việt Nam. Tuy nhiên cảng Hải Phòng nằm sâu trong luồng Nam Triệu có mức bồi lắng tự nhiên cao khiến cho khối lượng nạo vét hàng năm để đảm bảo luồng là rất cao. Mặt khác do không tiếp cận biển nên cảng Hải Phòng không thể tiếp nhận các tầu có mớn nước sâu với trọng tải trên 10.000 DWT Cảng Cái Lân nằm trong vịnh Bãi Cháy thuộc tỉnh Quảng Ninh, cảng nối liền với biển bằng một luồng hàng hải thông từ vịnh Bãi Cháy qua eo Cửa Lục đi vào vịnh Bắc Bộ. Nhờ kín sóng gió nên không phải xây dựng đê chắn sóng, luồng sâu tự nhiên, không bị sa bồi Cảng Cái Lân là vị trí lý tưởng duy nhất ở miền Bắc để xây dựng cảng nước sâu. Dự án trị giá 101 triệu USD nguồn vốn vay ưu đãi OECF (nay là JBIC) nhằm nâng cấp cảng Cái Lân thành cảng nước sâu đầu tiên của miền Bắc với công suất đạt 2.8 triệu tấn/năm và có thể tiếp nhận tầu hàng rời 40.000 DWT và tàu container 20.000 DWT. Quy mô dự án bao gồm: Xây dựng 3 bến tầu với kết cấu xây dựng bến là thùng chìm bê tông cốt thép có thể cập các tầu 40.000 DWT với vận tốc cập bến 0.15m/s, độ sâu thiết kế -13CLD Nạo vét luồng tàu: Giai đoạn này chỉ thiết kế 1 luồng với chiều rộng bằng 4.4 lần chiều rộng tàu là 130m (tàu chở hàng rời trọng tải 74.000 DWT rộng 29.4m) Chiều sâu luồng là -11mCD. Tổng khối lượng nạo vét là 6.1 triệu tấn. Tôn tạo khu vực cảng: Khu vực phía sau các bến tàu được tôn tạo để xây dựng đường xá, sân bãi, nhà cửa, kho tàng và các cơ sở hạ tâng khác. Khối lượng tôn tạo cho giai đoạn này là 3.5 triệu m3 nhằm tôn cao cao độ mặt đất từ hải đồ -2.5m lên +5m. Xây dựng đường và sân bãi: Các bãi Container được xây dựng phía sau các bến với đường ô tô 4 làn. Thiết bị bốc dỡ hàng: Bao gồm h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuanvan.doc
  • docBia.doc
  • docmucluc.doc
Tài liệu liên quan