MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương 1:Một số vấn đề chung về phá sản và thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp/3
1.1.Đặc điểm và vai trò của Luật Phá sản doanh nghiệp/3
1.1.1.Phá sản và đặc điểm của Luật Phá sản doanh nghiệp/3
1.1.2.Phân loại Luật Phá sản doanh nghiệp/8
1.1.3.Vai trò của pháp luật phá sản trong nền kinh tế thị trường/11
1.2.Khái niệm về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp/14
1.2.1.Khái niệm/14
1.2.2.Tính chất đặc thù của thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp/17
Chương 2: Thực trạng pháp luật về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam/23
2.1.Những quy định cơ bản về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp/23
2.1.1.Nộp đơn và thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp/23
2.1.2.Mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp/27
2.1.3.Hội nghị chủ nợ/29
2.1.4.Tuyên bố phá sản doanh nghiệp/32
2.1.5.Thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp/34
Khảo sát thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp ở một nước trên thế giới/37
2.2.Thực tiễn giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật Phá sản doanh nghiệp Việt Nam./46
2.2.1.Tình hình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp/46
2.2.2.Đánh giá thực tiễn giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật Phá sản doanh nghiệp./50
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp/59
3.1.Phương hướng hoàn thiện pháp luật phá sản nói chung và các quy định về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản nói riêng./59
3.1.1.Đường lối đổi mới kinh tế của Đảng./59
3.1.2.Đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật của các thành phần kinh tế./60
3.1.3.Thực trạng pháp luật phá sản hiện hành và yêu cầu từ thực tiễn./60
3.1.4.Pháp luật phá sản Việt Nam phải thể hiện yêu cầu hội nhập với đời sống kinh tế thế giới./61
3.2.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp/62
3.2.1.Cần xác định rõ hơn tình trạng phá sản doanh nghiệp/62
3.2.2.Cần có cách thức xử lý cụ thể đối với doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản/66
3.2.3.Cần sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về việc nộp đơn, thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp./68
3.2.4.Hoàn thiện các quy định về giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp./73
3.2.5.Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp./84
Kết luận/89
Tài liệu tham khảo/90
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2959 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị trường có mức độ phát triển khác nhau là càng cần thiết hơn cho Việt Nam trong quá trình tiến tới hoàn thiện Luật PSDN. Với tinh thần đó, chúng tôi xin được đề cập đến những nét nổi bật trong pháp luật phá sản của ba quốc gia: Trung Quốc, Liên bang Nga và Australia.
1. Luật phá sản xí nghiệp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Luật được UBTV quốc hội khoá VI thông qua ngày 2-12-1986)
Luật Phá sản Trung Quốc chỉ áp dụng giải quyết phá sản các xí nghiệp thuộc sở hữu toàn dân, các xí nghiệp thuộc loại hình sở hữu khác không chịu sự điều chỉnh của luật này.
Người nộp đơn yêu cầu phá sản xí nghiệp.
Luật phá sản Trung Quốc quy định 2 đối tượng có quyền đưa đơn yêu cầu phá sản xí nghiệp:
Một là: Chủ nợ của xí nghiệp
Chủ nợ đưa đơn phải cung cấp những chứng cứ có liên quan chứng minh mức nợ có đảm bảo hay không đảm bảo và chứng minh con nợ không thể thanh toán được khoản nợ tới hạn.
Hai là: Bản thân con nợ
Con nợ chỉ có thể đưa đơn yêu cầu tuyên bố phá sản với điều kiện được ngành chủ quản cấp trên của mình đồng ý (do tài sản trong xí nghiệp đều thuộc sở hữu Nhà nước do vậy cơ quan chủ quản cấp trên của xí nghiệp phải cân nhắc nên cho xí nghiệp phá sản hay giúp vốn để xí nghiệp không phá sản).
Các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ về toà trong thời hạn luật định, quá thời hạn đó không gửi giấy đòi nợ thì coi như chủ nợ tự động từ bỏ món nợ.
Hoà giải và chỉnh đốn
Hoà giải là phương pháp sau khi có đơn yêu cầu phá sản, con nợ và chủ nợ thương lượng để đạt tới thoả thuận ngừng trình tự phá sản.
Chỉnh đốn là các biện pháp mà xí nghiệp áp dụng nhằm cứu vãn xí nghiệp như: Điều chỉnh kế hoạch, sắp xếp nhân sự, đổi mới kỹ thuật, chuyển hướng sản xuất, nhằm làm cho xí nghiệp thoát ra khỏi tình trạng đe dọa bị phá sản. Kỳ hạn chỉnh đốn không quá 2 năm. Tuy nhiên, khác với luật PSDN của Việt Nam hoà giải và chỉnh đốn không phải là trình tự đương nhiên, bắt buộc khi giải quyết phá sản xí nghiệp. Toà án chỉ cho tiến hành hoà giải và chỉnh đốn xí nghiệp nếu có yêu cầu của ngành chủ quản cấp trên của xí nghiệp.
Phương án chỉnh đốn phải được thảo luận tại Hội nghị chủ nợ, nếu Hội nghị chủ nợ không thông qua thì xí nghiệp sẽ bị tuyên bố phá sản. Nếu phương án chỉnh đốn được Hội nghị chủ nợ thông qua thì toà án công bố ngừng trình tự phá sản để xí nghiệp thực hiện phương án này.
Hội nghị chủ nợ
Tổ chức Hội nghị chủ nợ là thủ tục bắt buộc trong trình tự giải quyết phá sản xí nghiệp của Trung Quốc. Mọi chủ nợ đều là thành viên của Hội nghị chủ nợ .
Tuyên bố phá sản và thanh toán tài sản phá sản
Theo quy định tại điều 23 -Luật phá sản Trung Quốc, toà án tuyên bố phá sản xí nghiệp trong các trường hợp sau đây:
- Xí nghiệp không đạt được thương lượng trong Hội nghị chủ nợ.
- Xí nghiệp đã đạt được thương lượng với Hội nghị chủ nợ nhưng vi phạm những cam kết trong Hội nghị chủ nợ.
- Sau khi đạt được thương lượng trong Hội nghị chủ nợ, trong thời gian chỉnh đốn, tình hình tài chính xí nghiệp tiếp tục xấu đi và các chủ nợ yêu cầu kết thúc chỉnh đốn.
-Tong thời gian chỉnh đốn, xí nghiệp có các hành vi làm tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của các chủ nợ.
Sau khi tuyên bố phá sản, toà án nhân dân lập nên Tổ thanh toán tài sản tiếp quản xí nghiệp và quản lý tài sản phá sản của xí nghiệp.
Tổ thanh toán sẽ lập phương án phân phối tài sản và báo cáo toà án quyết định. Tài sản phá sản của xí nghiệp sẽ được ưu tiên thanh toán theo thứ tự sau:
Tài sản đã đảm bảo sẽ được ưu tiên thanh toán cho các khoản nợ được đảm bảo.
Các khoản chi phí giải quyết phá sản gồm:
- Chi phí quản lý tài sản, bán, phân phối tài sản.
- Chi phí tố tụng vụ kiện phá sản.
- Chi phí khác
Chi trả lương và bảo hiểm cho người lao động.
Trả các khoản thuế mà xí nghiệp còn thiếu.
5.Sau khi thanh toán theo thứ tự trên, nếu còn tài sản thì mới thanh toán các món nợ phá sản khác. Khi việc phân phối tài sản phá sản đã hoàn tất, toà án nhân dân kết thúc trình tự phá sản, những món nợ chưa được thanh toán sẽ không được thanh toán nữa. Sau khi kết thúc trình tự phá sản Viện kiểm sát và Thanh tra chính phủ có trách nhiệm làm rõ nguyên nhân và quy trách nhiệm trong việc gây phá sản xí nghiệp để xử lý.
2. Luật phá sản Liên bang Nga.
ã Người có quyền đưa đơn yêu cầu phá sản
Điều 5, Điều 6 và Điều 7 - Luật phá sản Nga quy định có 3 đối tượng có quyền đưa đơn yêu cầu phá sản con nợ:
- Các chủ nợ của DN.
- Các DN mắc nợ: Tuy nhiên người mắc nợ chỉ có quyền đưa đơn yêu cầu phá sản khi có sự đồng ý của người có quyền lớn nhất đối với tài sản của DN (chủ sở hữu DN, hoặc cơ quan chủ quản của DN).
-Kiểm sát viên: Nét đặc biệt trong Luật phá sản Nga là cho phép một quan chức Nhà nước (Kiểm sát viên) được quyền yêu cầu tuyên bố PSDN. Tuy nhiên, khoản 1, Điều 4 - Luật phá sản Nga quy định Kiểm sát viên chỉ có quyền yêu cầu PSDN khi phát hiện có dấu hiệu của sự phá sản cố ý, phá sản giả tạo (nhằm ngăn chặn việc DN dùng hành vi gian rối để chốn tránh trách nhiệm trả nợ của mình gây thiệt hại cho chủ nợ).
ã Hoà giải và tổ chức lại kinh doanh
Việc tổ chức lại DN mắc nợ bao gồm 2 hoạt động: Quản lý tài sản của người mắc nợ và phục hồi người mắc nợ.
- Quản lý tài sản của người mắc nợ là thủ tục tổ chức lại nhằm giúp doanh nghiệp mắc nợ tiếp tục hoạt động trên cơ sở chuyển giao chức năng quản lý DN mắc nợ cho quản tài viên đảm trách (do Toà án cử ).
- Phục hồi người mắc nợ là việc tổ chức lại DN mắc nợ với sự hỗ trợ tài chính của chủ sở hữu DN mắc nợ, của chủ nợ hoặc của người khác.
Tuy nhiên, việc tổ chức lại DN mắc nợ chỉ được tiến hành khi có đơn yêu cầu của DN mắc nợ, chủ sở hữu của DN hoặc chủ nợ (Điều 12). Toà án sẽ căn cứ vào thực tế về khả năng khôi phục năng lực thanh toán của DN mà quyết định cho phép tái tổ chức lại DN mắc nợ.
Thời hạn tái tổ chức lại DN không quá 18 tháng. Phương án tái tổ chức lại DN phải được trình bày trước Hội nghị chủ nợ, nếu Hội nghị chủ nợ không phê duyệt phương án quản lý tài sản phá sản của quản tài viên thì toà án trọng tài ra quyết định huỷ bỏ việc tái tổ chức lại DN và tuyên bố DN bị phá sản.
Trong trường hợp quản tài viên cho rằng: việc tái tổ chức sẽ không mang lại kết quả mong muốn thì toà án trọng tài cũng ra quyết định đình chỉ việc tái tổ chức DN và DN bị tuyên bố phá sản.
ã Tuyên bố phá sản và thanh toán các khoản nợ
Khi có chứng cứ về DN mắc nợ không thể phục hồi thì Toà án trọng tài ra quyết định PSDN. Sau đó, Toà sẽ mở thủ tục thanh lý tài sản (bán tài sản của DN mắc nợ và thanh toán cho chủ nợ).
Khi mở thủ tục thanh lý, Toà án trọng tài sẽ bổ nhiệm một nhân viên thanh lý tài sản. Ngoài nhân viên này, tham gia thủ tục thanh lý tài sản còn có các thành viên khác (người mắc nợ, thành viên hội nghị chủ nợ, người lao động và những người có liên quan). Nhân viên thanh lý tài sản sẽ ấn định thành phần của ban thanh lý tài sản, thực hiện chức năng quản lý DN, phân tích tình trạng tài chính của DN mắc nợ, xem xét công nhận hoặc bác bỏ các yêu cầu của chủ nợ, cung cấp cho toà án trọng tài và chủ nợ biết về tình trạng tài chính của con nợ, về tài sản phá sản, lập bảng kê tài sản phá sản, tiến hành đòi các khoản nợ của DN bị phá sản và chuyển tài sản phá sản thành tiền để thanh toán nợ.
Sau khi thanh toán nợ trong vòng tài sản của DN toà án trọng tài sẽ ra quyết định chính thức thủ tục phá sản.
ã Thủ tục phá sản ngoài toà án
Đây là nét đặc biệt trong Luật phá sản của Nga thủ tục này được quy định trong chương VII Luật phá sản, nó cho phép người mắc nợ thương lượng với chủ nợ để thoả thuận về việc tiếp tục hoạt động của DN mắc nợ hoặc đồng ý với các chủ nợ về quyết định giải thể tự nguyện DN.
Như vậy, kết thúc của thủ tục này có thể đưa đến 2 kết cục:
Một là: người mắc nợ thoả thuận với chủ nợ về món nợ, giảm hoặc xoá nợ và DN tiếp tục hoạt động.
Hai là: DN mắc nợ sẽ giải thể và các chủ nợ có thể không đòi hết được số nợ của mình.
4.Luật phá sản Australia .
Australia là quốc gia theo hệ thống án lệ. Vì vậy, Luật phá sản Australia tương tự như luật của các nước theo luật án lệ (Anh, Mỹ, Canada, Singapore, Malaysia). Kinh nghiệm giải quyết phá sản theo luật Australia sẽ được ngiên cứu như là kinh nghiệm điển hình cho việc giải quyết PSDN tại các nước theo hệ thống án lệ.
Nộp đơn yêu cầu PSDN .
Khi DN rơi vào tình trạng vỡ nợ có 3 đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu PSDN :
-Các chủ nợ của DN
-Bản thân DN mắc nợ.
-Văn phòng thuộc Chính phủ giám sát hoạt động của DN (hoặc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước).
Đơn yêu cầu PSDN thường dựa trên 2 cơ sở: DN không trả nợ khi đã có yêu cầu trả nợ (giả định phá sản) và phá sản thực sự DN.
Trường hợp đơn dựa trên cơ sở giả định phá sản thì trước khi nộp đơn chủ nợ đã phải có một yêu cầu chính thức (bằng văn bản-theo mẫu) yêu cầu DN thanh toán món nợ hoặc đề xuất một thoả thuận với con nợ về số nợ, khi yêu cầu này không được đáp ứng sẽ tạo ra giả định PSDN đó.
Như vậy, người nộp đơn phải nộp lên Toà án những bằng chứng là DN đã nợ một khoản nợ với chủ nợ, yêu cầu chính thức đã được gửi đến văn phòng chính của DN và DN đã không thanh toán nợ.
Trường hợp đơn yêu cầu phá sản trên cơ sở DN đã bị phá sản trên thực tế thì người đưa đơn phải gửi lên Toà án những bằng chứng là DN bị phá sản trên thực tế. Thông thường, bằng chứng này là những bản khai có tuyên thệ của những người biết rõ tình hình tài chính DN và có một số hoặc tất cả tài liệu tài chính của DN.
Thực tế, sẽ rất khó đối với chủ nợ trong việc chứng minh sự phá sản của DN vì hồ sơ tài chính của DN tại cơ quan giám sát DN thường mô tả tình hình tài chính của DN một cách chung chung. Chính vì vậy, chủ nợ thường kết hợp cả hai cơ sở này trong đơn. Đơn yêu cầu PSDN không chỉ ảnh hưởng đến người đưa đơn, DN mắc nợ, người lao động và các DN khác đang mong muốn kinh doanh với DN. Vì vậy, Luật phá sản của Australia quy định: Thông báo về đơn phải được đăng báo và gửi cho văn phòng Chính phủ là cơ quan giám sát công ty.
Sau khi nộp đơn, người nộp đơn có thể yêu cầu toà án chỉ định một quản lý viên tạm thời vì họ cho rằng có nguy cơ chủ doanh nghiệp sẽ tẩu tán tài sản DN. Người quản lý viên tạm thời này chỉ có quyền duy trì DN trong tình trạng hiện tại của nó. Ngoài ra người đưa đơn cũng có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định ngăn cản DN tham gia vào một số hoạt động nếu cho rằng hoạt động ấy sẽ phương hại đến tài sản của DN và lợi ích của các chủ nợ
ã Dàn xếp để giải quyết tình trạng vỡ nợ của DN
Trước khi mở phiên toà xét xử, Luật phá sản Australia cũng cho phép DN mắc nợ và các chủ nợ dàn xếp (Luật PSDN của Việt Nam gọi là thủ tục hoà giải) để tìm khả năng cứu DN, quá trình dàn xếp có thể là không chính thức (tuân theo các thủ tục mà Luật phá sản quy định).
*Dàn xếp không chính thức có thể bao gồm:
Hoãn nợ.
Thoả hiệp nợ (chủ nợ đồng ý nhận một khoản ít hơn khoản nợ gốc).
Tái tài chính nợ (giúp con nợ vay để trả những khoản nợ lãi cao...)
Tổ chức lại DN.
*Dàn xếp chính thức luôn có sự tham gia của Toà án. Tất cả các chủ nợ phải được thông báo về sự dàn xếp. Con nợ trình bày đầy đủ về tình hình tài chính của mình và các biện pháp khắc phục. Nếu các chủ nợ đại diện cho 50% tổng số nợ và đại diện cho 50% tổng số chủ nợ đồng ý cho sự dàn xếp đồng ý với phương án của DN thì sự dàn xếp chính thức đã được thực hiện.
Mọi chủ nợ (kể cả chủ nợ không đồng ý với dàn xếp) đều bị ràng buộc bởi dàn xếp đó. Nếu con nợ chấp hành đầy đủ các thoả thuận dàn xếp và thanh toán đầy đủ các khoản cần thiết cho chủ nợ đều mất vĩnh viễn quyền đòi nợ gốc.
ã Phiên toà xét xử.
Sau khi con nợ và DN không dàn xếp được Toà án sẽ tổ chức phiên toà sơ bộ để xác định liệu có mở thủ tục giải quyết đơn yêu cầu phá sản không.
Trong phiên toà tại Australia, vai trò của các bên và luật sư của họ hết sức quan trọng. Thông qua luật sư, các bên phải trình bày rõ bản chất của vụ việc, tập hợp các thông tin có liên quan về các sự việc trước Thẩm phán. Người nộp đơn trình bày bằng chứng với Thẩm phán và DN mắc nợ cũng có quyền làm như vậy.
Sau khi cân nhắc bằng chứng và lí lẽ của các bên, Thẩm phán sẽ đưa ra quyết định.Thẩm phán có thể không đưa ra quyết định tuyên bố PSDN (ngay cả khi DN bị phá sản trên thực tế hoặc giả định) nếu tất cả các chủ nợ (hoặc cả người lao động) phản đối quyết định đó hoặc sau khi xem xét tình hình tài chính của DN nhận thấy hợp lý nếu không đưa quyết định PSDN.
Thẩm phán ra quyết định tuyên bố PSDN trên cơ sở cân nhắc kỹ lập luận của các bên và các bằng chứng phá sản thực sự hoặc giả định phá sản.
Bất kỳ một bên tham gia tố tụng nào cũng có quyền kháng nghị lên Toà cấp trên về một lệnh nào đó của Thẩm phán, quyền kháng cáo được thực hiện trong vòng 28 ngày kể từ ngày Thẩm phán đưa ra quyết định.
2.2. Thực tiễn giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật Phá sản doanh nghiệp Việt Nam.
2.2.1.Tình hình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Luật PSDN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/1994, cũng từ đó, Toà án nhân dân chính thức thực hiện nhiệm vụ giải quyết yêu cầu tuyên bố PSDN. Sau 8 năm triển khai thi hành Luật PSDN, theo thống kê của Toà án nhân dân tối cao, số lượng đơn yêu cầu tuyên bố PSDN chưa nhiều, bình quân mỗi năm toàn ngành Toà án chỉ nhận được và thụ lý khoảng 30 đơn yêu cầu tuyên bố PSDN. Trong số này thì khoản 1/2 số đơn phải đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết hoặc giải quyết bằng hoà giải thành.
Số lượng vụ việc phá sản được thụ lý và giải quyết qua các năm như sau:
Năm
Số lượng đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp (được thụ lý)
Số doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản
1994
5
0
1995
27
5
1996
22
11
1997
23
13
1998
23
3
1999
22
7
2000
9
8
2001
10
9
Tổng
141
54
(Nguồn: Số liệu theo báo cáo tổng kết ngành toà án các năm 1994 đến 2001)
Cụ thể là:
+Năm 1994: TAND các địa phương thụ lý 5 vụ việc yêu cầu tuyên bố phá sản. Cả 5 DN bị yêu cầu tuyên bố phá sản đều là DN tư nhân và tập trung ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Tây Ninh, Cần Thơ. Số đơn yêu cầu PSDN năm này quá ít là do chúng ta chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành luật. Toà án nhân dân tối cao chưa tổ chức tập huấn. Mặt khác đối với các Toà án kinh tế địa phương đây là loại vụ việc mới, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó,lúc này Luật PSDN mới có hiệu lực, các DN chưa thực sự hiểu vấn đề phá sản, họ lại quen với cơ chế kinh doanh cũ “lãi giả-lỗ thật”, rồi xin cấp bù lỗ, bất quá thì giải thể-sáp nhập. Do vậy chẳng có lý do gì mà đưa nhau ra Toà yêu cầu tuyên bố phá sản vừa mất uy tín, mất bạn hàng,...
+Năm 1995: Số đơn yêu cầu tuyên bố phá sản có tăng hơn, thành phần cũng đa dạng hơn. Theo thống kê, đã có 17 tỉnh, thành phố thụ lý 27 đơn yêu cầu tuyên bố PSDN, trong đó có 8 DNTN, 8 Công ty TNHH, 6 DNNN, 1 Công ty cổ phần, 2 Hợp tác xã và 1 DN thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài. Các Toà án đã giải quyết xong 21 vụ (kể cả số vụ đã thụ lý trong năm1994), trong đó hoà giải thành và tạm đình chỉ giải quyết phá sản 10 vụ, đình chỉ giải quyết phá sản 6 vụ, tuyên bố phá sản 5 vụ.
+Năm 1996: Các Toà án đã thụ lý được 22 đơn, đã giải quyết xong 11 vụ, trong đó có 7 DNTN, 2 Công ty TNHH, 2 DNNN. Trong số vụ đã giải quyết, có 4 quyết định của cấp sơ thẩm bị kháng cáo kháng nghị. Các Toà phúc thẩm đã thụ lý và giải quyết phúc thẩm 4 vụ (huỷ 3, cải sửa 1).
+Năm 1997: Do công tác xét xử xuất hiện nhiều vướng mắc, các Toà địa phương đã gửi nhiều công văn đề nghị Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết những trường hợp cụ thể vì Luật PSDN có nhiều quy định cứng nhắc, khó áp dụng trong thực tiễn. Tổng số đơn yêu cầu tuyên bố phá sản mà Toà án thụ lý là 22, các Toà án đã giải quyết xong 15 vụ, trong đó ra quyết định tuyên bố phá sản 12 và ra quyết định công nhận hoà giải thành là 3 vụ.
+Năm 1998: Chỉ có 15/61 tỉnh, thành phố thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản với tổng số là 23 trường hợp, trong đó chỉ có 3 trường hợp được chấp nhận tuyên bố phá sản (2 DNNN, 1 DNTN).
+Năm 1999: Toà án nhân dân đã thụ lý 22 đơn yêu càu tuyên bố phá sản. ra quyết định tuyên bố phá sản 7 DN. Riêng Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Mnh đã thụ lý 5 vụ và giải quyết xong 3 vụ.
+Năm 2000: Toà án nhân dân các địa phương đã thụ lý 8 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản (cộng 1 đơn yêu cầu từ năm 1999 chuyển sang). Toà án đã ra quyết định tuyên bố phá sản 8 DN.Tuy các vụ việc không nhiều, nhưng thủ tục giải quyết còn nhiều vướng mắc.
+Năm 2001: Toàn ngành Toà án chỉ thụ lý 6 vụ yêu cầu tuyên bố phá sản, số vụ cũ còn tồn lại 4 vụ và đã giải quyết tuyên bố phá sản 9 DN .
Nếu so sánh những con số trên với tổng số các DN của Việt Nam qua mỗi năm thì tỉ lệ các DN đã bị Toà án tuyên bố phá sản là rất thấp.
Năm
Số doanh nghiệp bị phá sản
Tổng số các doanh nghiệp
Tỷ lệ doanh nghiệp bị phá sản/tổng số doanh nghiệp(%)
1999
7
45087
0,015
2000
8
59456
0,013
2001
9
79257
0,011
(Nguồn số liệu: Vụ Doanh nghiệp-Bộ Kế hoạch đầu tư)
Tình hình thực thi Luật PSDN tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội - hai trung tâm kinh tế tập trung một số lượng rất lớn các DN thuộc mọi thành phần kinh tế cũng không khả quan hơn.
Tại TP Hồ Chí Minh, tính đến 2001 trên toàn đại bàn thành phố mới chỉ có đơn yêu cầu tuyên bố phá sản 14 DN, trong đó:
-3 trường hợp Toà án không thụ lý hồ sơ (do không đủ hồ sơ).
-1trường hợp Toà đã thụ lý hồ sơ nhưng ra quyết định không mở thủ tục giải quyết PSDN (vì hồ sơ không kiểm toán).
-2 trường hợp hoà giải thành, Toà đã ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu phá sản PSDN.
-2 trường hợp Toà án chưa thể giải quyết vì chờ kết quả của các vụ án hình sự có liên quan.
Và như vậy, sau 8 năm thực thi Luật PSDN Toà kinh tế Toà án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã tuyên bố phá sản 3 DN: Công ty Đức Thắng, Công ty TAMEXCO và Công ty Thiên Nga.
Tại Hà Nội, tình hình thực thi Luật cũng không sáng sủa hơn, 8 năm qua Toà kinh tế Toà án nhân dân TP Hà Nội cũng chỉ tuyên bố phá sản 2 DN.
Riêng đối với DN Nhà nước, do được Nhà nước giúp đỡ bằng mọi cách nên thực tế số DN Nhà nước bị tuyên bố phá sản ít hơn nhiều so với các DN khác (4 DN Nhà nước bị phá sản, trong đó năm 1996 có 2 DN và năm 1998 có 2 DN). Thực tế cho thấy, tính đến năm 2000 chúng ta có khoảng 5655 DN Nhà nước, nhưng luôn có khoảng 20% trên tổng số DN Nhà nước kinh doanh thua lỗ trầm trọng.
2.2.2.Đánh giá thực tiễn giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản doanh nghiệp.
Qua các số liệu thống kê về thực trạng giải quyết yêu cầu tuyên bố PSDN trong thời gian qua, có thể rút ra vài nhận xét như sau:
2.2.2.1.Số lượng các vụ việc yêu cầu tuyên bố phá sản là rất ít, không phản ánh đúng thực tế hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Kể từ khi thi hành Luật PSDN thì số lượng DN bị yêu cầu tuyên bố phá sản là rất thấp (mỗi năm không quá 30 vụ). Đó là một con số mang nhiều ý nghĩa khi chúng ta so sánh với tổng số các DN đang hoạt động và đánh giá hiệu quả điều chỉnh của pháp luật phá sản. Qua những con số đã nêu ở trên ta thấy, nếu nó phản ánh đúng tình trạng sản xuất kinh doanh của các DN thì nền kinh tế nước ta đang ở trong một tình trạng rất khả quan. Tuy nhiên trong kinh tế thị trường, xét về lý luận thì phá sản cũng cần thiết như lợi nhuận. Số liệu phá sản là sự minh chứng về sự phát triển của cạnh tranh-động lực của sự phát triển. Và vì vậy, khi mà số lượng DN thuộc mọi thành phần kinh tế ở Việt Nam càng tăng, số lượng DN hiện đang kinh doanh thua lỗ rất lớn thì những số liệu về kết quả thực thi Luật PSDN trong 8 năm qua đã không phản ánh một tình trạng khả quan, mà ngược lại đó là một tình trạng đáng lo ngại.
2.2.2.2.Số lượng vụ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản chủ yếu tập trung tại các tỉnh, thành phố lớn.
Cũng giống như việc giải quyết các vụ án kinh tế, số lượng vụ việc phá sản chỉ tập trung ở một vài địa phương có hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối phát triển như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng,.... Vì vậy, thực tế có những tỉnh vẫn chưa giải quyết vụ việc phá sản nào không phải là không có. Sự chênh lệch này cũng là điều dễ hiểu, bởi vì nơi đâu nền kinh tế thị trường phát triển, cạnh tranh gay gắt thì số DN bị phá sản sẽ càng nhiều.
2.2.2.3.Các doanh nghiệp, chủ nợ và người lao động (đối tượng nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản) còn thiếu hiểu biết về pháp luật phá sản.
Nhiều đơn yêu cầu tuyên bố phá sản không được thụ lý do hồ sơ không đầy đủ như: không có đủ sổ sách, chứng từ kế toán để xác định việc thua lỗ hay là khó khăn trong kinh doanh hoặc thiếu kiểm toán,... Ví dụ: ở thành phố Hồ Chí Minh có 21 trường hợp nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản nhưng có 11 trường hợp không đủ hồ sơ theo quy định của Luật PSDN, chỉ có 10 trường hợp được Toà Kinh tế chấp nhận và ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Thực tế, nhiều hồ sơ đòi nợ phải “đi lòng vòng” qua khá nhiều cơ quan như Công an, Kiểm sát mới quay về Toà án. Ví dụ: vụ Công ty TNHH Computer Việt Nam 100% vốn nước ngoài ở TP Hồ Chí Minh, trước khi đưa ra Toà thì các chủ nợ lại gửi hồ sơ yêu cầu UBND TP Hồ Chí Minh, sau đó UBND TP lại chuyển cho Sở Kế hoạch và Đầu tư xử lý, sau đó Sở này mới chuyển lại cho Toà án nhân dân TP Hồ Chí Minh giải quyết.
2.2.2.4.Nhiều vụ phá sản bị tạm đình chỉ, đình chỉ.
Số DN bị Toà án ra quyết định tuyên bố phá sản chiếm tỷ lệ thấp trong số các vụ việc yêu cầu tuyên bố phá sản được Toà án thụ lý. Ví dụ Toà án nhân dân TP Hồ Chí Minh thụ lý và ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản 10 trường hợp nhưng mới ra quyết định tuyên bố phá sản được 3 DN là Công ty TNHH Đức Thắng và Công ty TAMEXCO và Công ty Thiên Nga. Số vụ việc còn lại một phần được đình chỉ do hoà giải thành nhưng cũng không ít trường hợp bị đình chỉ do Hội nghị chủ nợ không tiến hành được do không đủ thành phần theo quy định của Luật PSDN như vụ Công ty TNHH may mặc Ngọc Thảo, Công ty TNHH thương mại Bảo Sơn TP Hồ Chí Minh; hoặc đình chỉ giải quyết phá sản để xử lý hình sự do phát hiện có hành vi lợi dụng yêu cầu tuyên bố phá sản để chiếm đoạt tài sản, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ như DNTN Kim Thoại (Cần Thơ),... Nhiều vụ việc bị treo lơ lửng với nhiều lý do khác nhau (như chờ kết quả giải quyết vụ án hình sự như vụ Công ty xuất nhập khẩu Bình Tây, hoặc vì quá phức tạp, hoặc phải chờ đợi hướng dẫn).
2.2.2.5.Các doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Tại Điều 1 Nghị định số 189/CP ngày 23/12/1994 của Chính phủ quy định các DN thuộc phạm vi áp dụng Luật PSDN rất rộng, bao gồm: DN Nhà nước, DN của tổ chức chính trị xã hội, DN tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, DN một phần vốn nước ngoài hoặc 100% vốn nước ngoài, hợp tác xã. Nhưng thực tế các DN đã bị tuyên bố phá sản kể từ năm 1995 dến nay hầu như chỉ rơi vào DN tư nhân hoặc Công ty TNHH, công ty cổ phần, hoặc một vài trường hợp DN liên doanh. Qua số liệu thống kê cho thấy số lượng các DN ngoài quốc doanh bị giải thể theo thủ tục phá sản chiếm một tỷ lệ cao so với DNNN và hợp tác xã. Tính đến hết năm 1999 mới chỉ có 10 DNNN, 2 hợp tác xã bị tuyên bố phá sản trên tổng số 64 vụ việc phá sản. Đây là một thực trạng chung của các địa phương, các DNNN được hưởng nhiều ưu đãi, trợ giúp của Nhà nước trong quá trình sản xuất kinh doanh (ưu đãi đầu tư, miễn thuế, giảm thuế,...). Trong trường hợp lâm vào tình trạng phá sản, Toà án chỉ ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản khi có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không áp dụng biện pháp cứu vãn DN. Xuất phát từ đó, số DNNN bị mở thủ tục phá sản đã ít thì số DNNN bị tuyên bố phá sản lại càng ít.
Mặc dù Luật PSDN đã có hiệu lực thi hành được 8 năm nay nhưng một số cơ quan đơn vị chưa quán triệt đầy đủ nên chưa có nhận thức đúng đắn về Luật PSDN, và về việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản DNNN. Tình trạng các cơ quan quản lý không đưa ra quan điểm dứt khoát về việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản DNNN, chưa phân biệt rõ giữa phá sản và giải thể khiến nhiều DNNN đã lâm vào tình trạng phá sản nhưng vẫn được cơ quan quản lý cho giải thể mà không giải quyết theo thủ tục phá sản.
2.2.2.6.Tình trạng vi phạm tố tụng trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.
Việc vi phạm chủ yếu là vi phạm về thời gian giải quyết vụ phá sản. Thời gian giải quyết vụ phá sản từ khi thụ lý đến khi ra quyết định tuyên bố phá sản (nếu không hoà giải thành) theo Luật PSDN thường là từ 5-8 tháng nhưng trên thực tế có một số vụ việc kéo dài từ 2-3 năm, như vụ Công ty TAMEXCO TP Hồ Chí Minh. Thời hạn tố tụng bị vi phạm khá nhiều, ví dụ vụ Công ty TNHH may mặc và chế biến nông sản Ngọc Thảo TP Hồ Chí Minh được mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản ngày 8/8/1997 nhưng đến ngày 29/6/1998 Hội nghị chủ nợ mới họp (sau 10 tháng); vụ Công ty TNHH Bảo Sơn TP Hồ Chí Minh có quyết định mở thủ tục phá sản từ tháng 10/2/1999 nhưng đến ngày 12/10/1999 mới họp Hội nghị chủ nợ (hơn 8 tháng). Trong khi đó, theo quy định của các Điều 21, 22, 27 của Luật PSDN thì kể từ khi đăng báo lần đầu quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, trong thời hạn 115 ngày (gần 4 tháng), Thẩm phán phải triệu tập Hội nghị chủ nợ.
2.2.2.7.Nhiều vụ phá sản liên quan đến các vụ án hình sự
Có vụ án hình sự được khởi tố trước hoặc có thể sau khi Toà án đã mở thủ tục tuyên bố PS