Khóa luận Thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về diện và hàng thừa kế

LỜI MỞ ĐẦU . 1

1.Tính cấp thiết của đề tài . 1

2.Tình hình nghiên cứu . 2

3.Phạm vi nghiên cứu của đề tài . 4

4.Phương pháp nghiên cứu. 4

5.Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài. 4

6.Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn. 5

7.Kết cấu của luận văn . 5

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ. 6

1.1 Khái niệm chung . 6

1.1.1 Thừa kế và quyền thừa kế . 6

Một trong những yếu tố để đánh giá sự vững mạnh của một quốc gia đó chính là sự

bảo hộ của Nhà nước về các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng như việc

kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng. Trên tinh thần đó, quyền

thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ. 6

1.1.2 Di sản thừa kế. 7

1.1.3. Người để lại di sản thừa kế . 8

1.1.4. Người thừa kế. 8

1.2 Diện và hàng thừa kế. 9

1.2.1 Khái quát chung về diện và hàng thừa kế . 9

1.2.2 Cơ sở xác định diện và hàng thừa kế . 12

1.3 Diện thừa kế theo pháp luật Việt Nam. 13

1.3.1 Diện thừa kế theo quan hệ hôn nhân. 14

1.3.2 Diện thừa kế theo quan hệ huyết thống. 18

1.3.3 Diện thừa kế theo quan hệ nuôi dưỡng . 25

1.4 Hàng thừa kế theo pháp luật. 30

1.4.1 Hàng thừa kế thứ nhất . 33

1.4.2 Hàng thừa kế thứ 2 . 36

pdf71 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về diện và hàng thừa kế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước đó là hoàn toàn cần thiết và hợp lý bởi nó tuân theo quy tắc quyền thừa kế lẫn nhau giữa các chủ thể trong mối quan hệ huyết thống. Như vậy, xuôi theo dòng phát triển của pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ cho đến nay, phạm vi các đối tượng thuộc diện thừa kế theo pháp luật xác định trên cơ sở quan hệ huyết thống theo quy định tại BLDS năm 2015 là đầy đủ và mở rộng nhất. Quy định này không chỉ thắt chặt hơn tình cảm gia đình giữa các thế hệ mà còn phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của mỗi cá nhân luôn muốn dành tài sản của mình sau khi chết cho những người gắn bó yêu thương, gần gũi với họ nhất. Hiện nay, quy định về việc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học, chẳng hạn như bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm là rất phù hợp với thực tiễn đời sống, vừa mang tính nhân văn cao cả, vừa đảm bảo được quyền lợi của những người liên quan. Việc xác định cha, mẹ, con không những là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con đối với nhau trong quan hệ nhân thân mà còn là cơ sở để xác định diện thừa kế giữa cha, mẹ và con khi một trong các bên chết. Tóm lại, nhằm củng cố hơn nữa sự ổn định và bền vững trong quan hệ của các thành viên trong gia đình, dòng tộc và để bảo vệ hiệu quả hơn quyền thừa kế của công dân nên quan hệ huyết thống luôn luôn là căn cứ quan trọng để xác định diện thừa kế theo quy định của pháp luật. Để tạo điều kiện thắt chặt mối quan hệ của những người ruột thịt, tạo sợi dây tình cảm giữa những người thân trong gia đình đồng thời khuyến khích mọi người thực hiện tốt các quy định của pháp luật nên các nhà làm luật đã xây dựng diện thừa kế dựa trên cơ sở huyết thống. Mặt khác, pháp luật nước ta coi gia đình là tế bào của xã hội, việc tạo cho gia đình đầm ấm hạnh phúc sẽ góp phần làm xã hội ổn định và việc bảo vệ các mối quan hệ trong gia đình cũng là củng cố nền móng của xã hội. Theo mức độ quan hệ với người để lại 25 di sản, BLDS năm 2015 phân những người thuộc diện thừa kế theo huyết thống vào các hàng thừa kế khác nhau. 1.3.3 Diện thừa kế theo quan hệ nuôi dưỡng Theo quy định của pháp luật hiện hành, diện thừa kế được xác định trên cơ sở quan hệ nuôi dưỡng bao gồm quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định một trường hợp ngoại lệ đặc biệt, đó là trường hợp con riêng với bố dượng, mẹ kế nếu đáp ứng điều kiện nhất định. Như vậy, có thể khái quát quan hệ nuôi dưỡng là sự thể hiện nghĩa vụ chăm sóc nhau, nuôi dưỡng nhau giữa những người thân thuộc theo quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật con nuôi thuộc diện thừa thừa kế theo pháp luật của bố mẹ nuôi và ngược lại. Bên cạnh đó, con riêng của vợ, của chồng với cha kế, mẹ kế trong một số trường hợp cũng thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau. Những trường hợp nêu trên không bị ràng buộc với nhau bởi quan hệ hôn nhân hay quan hệ huyết thống. Vậy các nhà làm luật căn cứ vào đâu để đưa ra những quy định như vậy? Cơ sở để xác lập quan hệ thừa kế theo pháp luật giữa họ với nhau là quan hệ nuôi dưỡng. Quan hệ nuôi dưỡng là sự thể hiện nghĩa vụ chăm sóc nhau, nuôi dưỡng nhau giữa những người thân thuộc theo quy định của pháp luật. Khác với quan hệ giữa cha mẹ đẻ và con đẻ, quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi không phải xác định trên cơ sở huyết thống mà được xác định trên cơ sở pháp lý. Những quyền lợi và nghĩa vụ trong quan hệ thừa kế giữa con nuôi với cha mẹ nuôi lại được xác định như giữa cha mẹ đẻ với con đẻ. Con nuôi thuộc diện thừa kế theo pháp luật của cha mẹ nuôi. Trước 1959, theo quy định của Dân luật Trung kỳ và Dân luật Bắc Kỳ người con nuôi có quyền lợi và nghĩa vụ như con đẻ. Người con nuôi không chỉ có quyền thừa kế theo luật của cha mẹ nuôi mà còn có quyền thừa kế theo pháp luật của cha mẹ đẻ và của những người khác cùng huyết thống. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, pháp luật đều quy định con nuôi và cha mẹ nuôi được thừa kế theo pháp luật của nhau, con nuôi được coi như con đẻ và xếp cùng hàng thừa kế với con đẻ. Quy định quyền thừa kế đối với con nuôi là cơ sở để đảm bảo cho trẻ em là con nuôi được hưởng quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ và thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với các thế hệ tương lai. Quan hệ nuôi dưỡng đi từ trách nhiệm, bổn phận đến lòng nhân ái của người làm cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, góp phần xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp hơn, là cơ sở không thể thiếu để xác định diện thừa kế theo quy định của pháp luật 26 Trước hết xét đến quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Theo quy định tại Điều 653 BLDS năm 2015 thì "Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và 653 của Bộ luật này". Trước đó, ngay từ Luật Hồng Đức đã ghi nhận con nuôi có quyền thừa kế của cha mẹ nuôi "Con nuôi mà có văn tự là con nuôi và ghi trong giấy rằng sau sẽ chia điền sản cho, khi cha mẹ nuôi chết không có chúc thư, điền sản đem chia cho con đẻ và con nuôi5. Câu hỏi được đặt ra là sự kiện nào xác lập mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi? Đó chính là sự kiện nuôi con nuôi. Pháp luật Việt Nam quy định khá chặt chẽ việc nhận con nuôi nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi. Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 và gần đây nhất là Luật HN&GĐ 2014 đều có những quy định về điều kiện nhận nuôi con nuôi, thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc nhận nuôi con nuôi. Đặc biệt, những quy định này đã được kế thừa và phát triển, ghi nhận đầy đủ, cụ thể hơn trong văn bản pháp lý chuyên sâu, đó là sự ra đời của Luật Nuôi con nuôi năm 2010. Khoản 1 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi đã giải thích: "Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi". Việc nhận nuôi con nuôi dựa trên ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia quan hệ nuôi con nuôi. Theo nguyên tắc chung thì "Người được nhận làm con nuôi phải dưới 16 tuổi. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng"6. Quy định này không có sự khác biệt đáng kể so với Luật HN&GĐ năm 2014. Vấn đề được đặt ra là liệu quy định trên chỉ giới hạn trường hợp hai người là vợ chồng thì cả hai phải đồng ý nhận nuôi con nuôi hay một bên vợ, chồng vẫn có thể nhận nuôi con nuôi? Khi đó, hậu quả pháp lý sẽ như thế nào, người được nhận làm con nuôi và một bên vợ (chồng) nhận con nuôi có thuộc diện thừa kế của nhau hay người con nuôi đó thuộc diện thừa kế của cả hai vợ chồng và ngược lại? Theo quy định của pháp luật thì chỉ hai trường hợp "một người độc thân" hoặc "cả hai người là vợ chồng” mới có quyền nhận con nuôi nên trong trường hợp một bên vợ (chồng) muốn nhận nuôi con nuôi nhưng bên kia không đồng ý thì quan hệ nuôi con nuôi sẽ không được xác lập. Quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với mục đích của việc nuôi con nuôi vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, 5 Viện sử học (1991), Quốc triều hình luật, Nxb Pháp lý,Hà Nội,Điều 380. 6 Khoản 3,điều 8, Luật Nuôi con nuôi 2010. 27 giáo dục trong môi trường gia đình đầm ấm. Người nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010, cụ thể là: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. - Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên. - Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. - Có tư cách đạo đức tốt. - Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc đang chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh Ý chí tự nguyện của người nhận nuôi con nuôi phải phù hợp với mục đích của việc nhận nuôi con nuôi. Việc nhận nuôi con nuôi phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và ghi vào sổ hộ tịch. Theo quy định tại Điều 9 Luật Nuôi con nuôi năm 2010, thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi ở cấp cơ sở hay trung ương phụ thuộc vào tính chất lãnh thổ, cụ thể là: - Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước; - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài. Việc nuôi con nuôi hợp pháp sẽ dẫn tới hệ quả: Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan7. Như vậy, pháp luật chỉ thừa nhận và xác định quan hệ nuôi dưỡng giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi trong trường hợp nhận con nuôi không trái với luân thường đạo lý, đạo đức xã 7 Khoản 1,điều 24, Luật Nuôi con nuôi 2010 28 hội. Nếu việc nhận nuôi con nuôi nhằm mục đích bóc lột sức lao động dùng con nuôi vào mục đích xấu xa phạm pháp sẽ không được chấp nhận. Điều kiện quan trọng để việc nhận con nuôi là hợp pháp là phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Nhưng trên thực tế, xảy ra nhiều trường hợp do trình độ hiểu biết pháp luật của nhân dân còn hạn chế nên mặc dù đã xác lập quan hệ cha mẹ nuôi với con nuôi rất gắn bó nhưng lại không đi đăng ký tại UBND có thẩm quyền. Vậy những trường hợp này giải quyết thế nào? Giải quyết vấn đề hôn nhân thực tế được Nhà nước ban hành những văn bản pháp luật điều chỉnh theo sát với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Nhưng vấn đề con nuôi thực tế chưa được các nhà làm luật quan tâm điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp Luật HN&GĐ của Việt Nam. Trong thực tế có những trường hợp nhân dân chưa hiểu pháp luật cho nên chưa xin chính quyền công nhận và đăng ký vào sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi. Trong trường hợp này, việc nuôi con nuôi là ngay thẳng, cha mẹ đẻ của đứa trẻ hoàn toàn tự nguyện, việc nuôi dưỡng đứa trẻ được đảm bảo, thì coi là con nuôi thực tế “ Về nguyên tắc một người có thể nhận một hoặc nhiều người làm con nuôi nhưng một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của hai người là vợ chồng. Trong trường hợp người nhận con nuôi là người chưa có vợ, có chồng hoặc góa vợ, góa chồng việc xác lập quan hệ cha mẹ nuôi không có gì vướng mắc và người con nuôi đó sẽ là người thừa kế theo pháp luật đối với di sản của cha nuôi, hoặc mẹ nuôi. Trong trường hợp người chưa có vợ, có chồng hoặc đã góa vợ, góa chồng đã nhận con nuôi và sau đó lại thiết lập quan hệ hôn nhân hợp pháp với người khác thì người con nuôi có phải là con nuôi chung của cả hai vợ chồng hay không hay chỉ là con nuôi riêng của vợ hoặc chồng? Và họ có trở thành người thuộc diện thừa kế theo pháp luật của cả hai vợ chồng đó không? Vấn đề này chưa có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh. Đây cũng là vấn đề các nhà làm luật cần quan tâm nghiên cứu. Nhưng theo nguyên tắc suy đoán, việc thừa kế của người con nuôi của vợ, hoặc chồng cũng sẽ như những người con riêng của vợ, hoặc chồng nên họ sẽ không thuộc diện thừa kế của cả hai vợ chồng đó mà chỉ là người thừa kế của người đã nhận họ là con nuôi trước khi kết hôn mà thôi. Từ cơ sở pháp lý nêu trên, con nuôi thực tế được hưởng các quyền và có nghĩa vụ như con nuôi có thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Điều này đồng nghĩa với việc con nuôi thực tế và người nuôi thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau. 29 Quan hệ thừa kế được xác định dựa trên cơ sở quan hệ nuôi dưỡng còn bao gồm quan hệ giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế. Theo quy định tại Điều 79 Luật HN&GĐ năm 2014 thì bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng cùng sống chung với mình và ngược lại, con riêng có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình. Mặc dù giữa con riêng và bố dượng mẹ kế không có mối quan hệ sinh thành nhưng giữa họ đã thể hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì họ được thừa kế theo pháp luật của nhau. Vấn đề này đã được ghi nhận cụ thể tại Điều 654 BLDS năm 2015: "Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này". Trước đó, Thông tư số 81 cho đến Pháp lệnh thừa kế năm 1990 và BLDS năm 1995 đều quy định con riêng và bố dượng, mẹ kế thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau khi một bên chết trước nếu giữa họ đã thể hiện được nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con. Như vậy, trải qua các thời kỳ, pháp luật về thừa kế chỉ thừa nhận con riêng và bố dượng, mẹ kế thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau khi và chỉ khi đáp ứng điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con. Quy định này còn mang tính chủ quan, chung chung. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như thế nào sẽ được coi là như cha con, mẹ con? Pháp luật không đặt ra tiêu chí cụ thể nào dẫn đến việc áp dụng tùy nghi, không thống nhất trên thực tế giữa các Tòa khác nhau đối với cùng một sự việc. Do đó cần phải có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để trước hết bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của con riêng, bố dượng, mẹ kế đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng thống nhất, tránh tranh chấp có thể xảy ra hoặc bị kéo dài. Việc quy định về quyền thừa kế theo pháp luật giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế phù hợp với đạo đức xã hội và truyền thống chan chứa lòng nhân ái của người Việt Nam. Tóm lại, ngoài ba quan hệ: hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với người để lại di sản thì không có bất cứ quan hệ nào khác để xác định diện thừa kế theo pháp luật. Theo pháp luật về thừa kế của một số quốc gia trên thế giới như pháp luật dân sự Pháp, Thái Lan, Nhật Bản, Liên bang Nga, quan hệ huyết thống trực hệ theo ngành dọc luôn được bảo vệ và ưu tiên hàng đầu, xuất phát từ nguyên tắc "chảy xuôi" từ thế hệ trước xuống thế hệ sau. Quyền hưởng thừa kế của những người có quan hệ hôn nhân hay quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản được xếp ở vị trí thứ yếu. Pháp luật dân sự Pháp còn phân biệt cả giữa anh em đồng huyết (cùng cha, cùng mẹ) với anh em cùng cha khác mẹ (hoặc cùng mẹ khác cha) 30 trong việc hưởng thừa kế. Trong khi đó, pháp luật thừa kế của Việt Nam, xuất phát từ quan niệm trọng tình nghĩa vợ chồng, coi con nuôi cũng như con đẻ, con trong giá thú cũng như con ngoài giá thú nên dù là người có quan hệ hôn nhân hay quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản vẫn được xem xét ngang bằng với những người có quan hệ huyết thống. Thiết nghĩ không phải ngẫu nhiên mà quan hệ huyết thống trực hệ được pháp luật thừa kế của các quốc gia coi trọng hơn bởi mục đích của thừa kế là duy trì và phát triển khối tài sản, bảo vệ sự trường tồn của gia đình. Do đó, để thực hiện tối ưu mục đích này, không ai khác ngoài các con đẻ của người để lại di sản là những người có điều kiện nhất trong việc tiếp nối và duy trì di sản và cứ thế truyền lại cho đời sau. Pháp luật thừa kế Việt Nam nên chăng cần điều chỉnh lại những người được thừa kế dựa trên quan hệ hôn nhân và nuôi dưỡng ở một hàng thừa kế khác không phải là hàng thừa kế thứ nhất. Thực tế ngày nay, không chỉ có việc nhận nuôi con nuôi trong nước mà hàng năm vẫn có khá nhiều trẻ em Việt Nam đi làm con nuôi ở các quốc gia khác. Vấn đề thừa kế càng trở nên phức tạp hơn khi quan hệ thừa kế đã vượt qua phạm lãnh thổ và sự khác biệt về quan niệm, phong tục truyền thống của các nước đặc biệt là các nước phương Tây. Để giải quyết triệt để vấn đề này pháp luật cần bổ sung thêm những quy định cụ thể về vấn đề con nuôi trong nước cũng như việc ký kết, tham gia các công ước, hiệp định quốc tế về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, để bảo vệ quyền lợi cho trẻ em Việt Nam. Tóm lại, các quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng là những quan hệ tình cảm có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Pháp luật nước ta dựa vào ba quan hệ này để xác định diện thừa kế theo pháp luật. Và hiện nay những quy định của BLDS năm 2015 về diện thừa kế ngày càng hoàn chỉnh theo hướng ngày càng mở rộng phạm vi người có quyền hưởng di sản. Đây là sự mở rộng cần thiết nhằm đảm bảo sự bền vững của quan hệ hôn nhân, sự phát triển mạnh mẽ của dòng họ, và duy trì được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. 1.4 Hàng thừa kế theo pháp luật Khác với thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật phải xác định được người thuộc diện thừa kế là ai? Nhưng không phải tất cả những người thuộc diện thừa kế đều được hưởng di sản thừa kế như nhau, mà theo mức độ quan hệ với người để lại di sản thừa kế, pháp luật phân những người thuộc diện thừa kế thành các hàng thừa kế. 31 Những nhóm người được pháp luật xếp trong cùng một hàng được hưởng phần di sản bằng nhau được gọi là hàng thừa kế. Không phải tất cả những người thuộc diện được hưởng thừa kế đều được hưởng phần di sản như nhau, mà tùy thuộc vào mức độ quan hệ với người để lại di sản, pháp luật phân những người thuộc diện được hưởng thừa kế thành các hàng thừa kế khác nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như đã phân tích, pháp luật thừa kế của một số quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới có những quy định khác nhau về hàng thừa kế theo pháp luật. Pháp luật thừa kế của Pháp, Nhật Bản, Thái Lan, Cộng hòa Liên bang Nga đều quy định các con của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ nhất mà không bao gồm cha, mẹ của người để lại di sản. Một đặc điểm chung nữa trong quy định về thừa kế theo pháp luật của các quốc gia này là đều quy định hàng thừa kế xen kẽ với bậc thừa kế, thừa kế theo bậc được thực hiện khi người thuộc hàng thừa kế được hưởng di sản đã chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì các con (các cháu) của người đó được hưởng di sản. Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan phân chia làm 6 hàng thừa kế theo thứ tự: Con cái; Bố mẹ; Anh, chị, em đồng huyết thống; Anh, chị, em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; Ông, bà; Chú, bác, cô, dì. Pháp luật thừa kế Thái Lan có quy định quyền thừa kế di sản của nhau giữa vợ và chồng nhưng lại không ghi nhận cụ thể trong một hàng thừa kế nhất định nào mà phụ thuộc vào các hàng và bậc thừa kế theo quan hệ huyết thống nội tộc của người để lại di sản. Trong khi đó, BLDS của Nhật Bản lại chia làm 3 hàng thừa kế theo thứ tự: Con (cháu) trực hệ (hàng 1); những người có quan hệ huyết thống trực hệ bề trên (hàng 2); anh, chị, em ruột của người để lại di sản (hàng 3). Pháp luật thừa kế Nhật Bản quy định về hàng và bậc thừa kế có cơ cấu về số người được ưu tiên hưởng di sản theo quan hệ huyết thống trực hệ bề trên và trực hệ bề dưới của người để lại di sản. Khác với pháp luật thừa kế ở nước ta, pháp luật dân sự Nhật Bản có sự phân biệt trong việc phân chia di sản giữa những người cùng hàng thừa kế: trường hợp vợ (chồng) và các con là người thừa kế thì các con được hưởng 2/3 và vợ (chồng) chỉ được hưởng 1/3; trường hợp vợ (chồng) và người thân trực hệ bề dưới là những người thừa kế thì mỗi bên được hưởng ½; trường hợp vợ (chồng) và anh, chị, em ruột là những người thừa kế thì vợ (chồng) được hưởng 2/3. 32 Bộ luật Dân sự Pháp chia thành 4 hàng và 6 bậc thừa kế. Hàng thừa kế thứ nhất cũng chỉ giới hạn trong phạm vi "con và ti thuộc của con", vợ, chồng hay cha, mẹ không thuộc hàng thừa kế này. Pháp luật dân sự Pháp quy định về các hàng thừa kế chủ yếu dựa trên quan hệ huyết thống. Người vợ (chồng) cũng có quyền hưởng di sản với những mức khác nhau tùy thuộc vào việc họ thừa kế cùng với người thân thích nào của người để lại di sản. Pháp luật của các quốc gia nêu trên có những quy định khác nhau về số lượng hàng thừa kế cũng như những người thuộc cùng một hàng thừa xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện lịch sử, quan niệm khác nhau về gia đình, nghĩa vụ của các cá nhân trong quan hệ gia đình. Bên cạnh đó còn bị chi phối bởi truyền thống văn hóa, phong tục tập quán. Nhưng nhìn chung, pháp luật về thừa kế của các quốc gia nói trên đều coi trọng quan hệ huyết thống hơn cả và việc dịch chuyển di sản đều được thực hiện theo nguyên tắc "dòng chảy xuôi" nên cha mẹ không bao giờ được xếp vào hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản của con khi con chết, cũng như vợ, chồng không thuộc hàng thừa kế thứ nhất khi một bên chết. Tất cả di sản của người chết dồn hết cho con của họ được hưởng, chỉ khi nào họ không có con hưởng thừa kế, di sản mới được chuyển dịch cho cha, mẹ theo "dòng chảy ngược". Pháp luật về thừa kế của Việt Nam quy định 3 hàng thừa kế và những người thuộc cùng một hàng thừa kế bao gồm cả những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản. Với số lượng hàng thừa kế được giới hạn rất ít và những người thuộc cùng hàng thừa kế thuộc nhiều mối quan hệ khác nhau với người để lại di sản, dường như chưa tạo ra được sự công bằng cũng như chưa phù hợp với nguyên tắc di sản được chuyển cho người có quan hệ gần gũi nhất với người để lại di sản theo "dòng chảy xuôi, cha truyền con nối". Nguyên tắc chia di sản thừa kế, trước hết sẽ chia di sản cho những người thừa kế ở hàng trước, theo thứ tự ưu tiên chia trước, chia hết và chia đều bằng nhau cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất. Nếu không có ai ở hàng thừa kế thứ nhất do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản, thì di sản mới được chuyển xuống và chia đều cho những người ở hàng thừa kế thứ hai. Tương tự như vậy đối với hàng thừa kế thứ ba. Theo quy định hiện hành của pháp luật thừa kế Việt Nam, việc phân nhóm những người thừa kế về từng hàng thừa kế sẽ phụ thuộc vào mức độ thân thích, gần gũi với người để lại di sản xét trên cả quan hệ huyết thống (trước hết là quan hệ huyết thống 33 trực hệ), quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng. Để có cái nhìn toàn diện hơn về hàng thừa kế ở Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành, tác giả xin phân tích cụ thể từng hàng thừa kế đồng thời xen kẽ những nhận xét nhằm hoàn thiện pháp luật về thừa kế theo pháp luật. 1.4.1 Hàng thừa kế thứ nhất Trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, pháp luật quy định rất khác nhau về hàng thừa kế. Giai đoạn trước năm 1945, tư tưởng phong kiến, lễ giáo hủ tục hà khắc đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng lập pháp thời kỳ này. Hàng thừa kế theo pháp luật và người thừa kế theo trật tự hàng cũng bị những tư tưởng phong kiến chi phối mạnh mẽ. Quy định về hàng thừa kế cũng như phạm vi những người trong cùng một hàng thừa kế có sự khác nhau ở mỗi thời kỳ. Trước năm 1945, dưới chế độ thực dân, phong kiến, pháp luật về thừa kế quy định về hàng thừa kế trước hết là bảo vệ quyền hưởng di sản của những người trong quan hệ huyết thống nội tộc với người để lại di sản và nhằm củng cố gia đình theo ý thức hệ phong kiến. Bộ luật Hồng Đức quy định hai hàng thừa kế trong đó các con là hàng thừa kế thứ nhất. Đến Bộ Dân luật Bắc kỳ năm 1931, diện những người thừa kế không được chia thành hàng cụ thể mà quy định thành năm thứ tự ưu tiên hưởng di sản trong đó thứ tự đầu tiên là con cái của người để lại di sản (bao gồm con đẻ, con nuôi). Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước ta đã có nhiều đổi mới, trong đó bao gồm cả hệ thống pháp luật. Những ngày đầu xây dựng đất nước, Sắc lệnh số 97 ra đời quy định chỉ có một hàng thừa kế là vợ góa, chồng góa, các con của người để lại di sản. Những quy định về hàng thừa kế trong các văn bản ở những giai đoạn sau này như Pháp lệnh thừa kế năm 1990, BLDS năm 1995 đều có xu hướng mở rộng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho những người thân thích, gần gũi nhất với người để lại di sản. Bộ luật Dân sự hiện hành quy định ba hàng thừa kế theo pháp luật tại Điều 651. Theo đó, hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất dựa trên cả ba mối quan hệ bao gồm quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng. Trong đó, những người ở bề trên gồm có: ông, bà; ngang bậc gồm có: vợ, chồng và bề dưới bao gồm: các con. Theo quy định của pháp luật hiện hành, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đều có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau, là giám hộ và đại diện đương nhiên của nhau khi thỏa mãn các điều kiện luật định.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_thuc_tien_ap_dung_va_phuong_huong_hoan_thien_phap.pdf
Tài liệu liên quan