MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở TRUNG ƯƠNG BAN HÀNH . 3
1.1 Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật 3
1.2 Đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành 5
1.3 Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương . 9
1.4 Hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành . 13
Chương 2: THỰC TRẠNG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở TRUNG ƯƠNG . 18
2.1 Một số thành tựu trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương 18
2.1.1 Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành đã thể chế hóa được nhiều đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng . 18
2.1.2 Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành ngày càng thể hiện sâu sắc ý chí, nguyện vọng của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản 20
2.1.3 Nội dung văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương đã ngày càng đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn . 21
2.1.4 Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành nhìn chung đã phù hợp với Điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập và kí kết . 25
2.2 Những hạn chế trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương 27
2.2.1 Số lượng văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành nhiều nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội . 27
2.2.2 Tình trạng luật, pháp lệnh mang tính chung chung, tính tuyên ngôn, không cụ thể; bên cạnh đó, nhiều văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành ban hành còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng 29
2.2.3 Nội dung văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, không thống nhất . 32
2.2.4 Một số văn bản quy phạm pháp luật được ban hành chưa phù hợp với thực tiễn yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội hiện nay . 37
2.2.5 Quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương vẫn còn nhiều bất cập . 40
2.3 Một số kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương . 48
2.3.1 Nâng cao chất lượng việc lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật . 48
2.3.2 Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật . 49
2.3.3 Tăng cường hoạt động thẩm định, thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật . 50
2.3.4 Thực hiện tốt việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. 52
2.3.5 Tăng cường công tác rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật để khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật 53
2.3.6 Thực hiện tốt hơn nữa hoạt động phân tích chính sách trong quy trình lập pháp . 55
KẾT LUẬN 57
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7237 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài trong lĩnh vực lao động thương binh xã hội; Thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT-BCA-BNG ngày 29/01/2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định 21/2001/NĐ-CP ngày 28/05/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;…
Trong lĩnh vực tố tụng, những quy định của pháp luật ra đời về cơ bản đã đáp ứng kịp thời yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội hiện nay. Việc giải quyết các tranh chấp phát sinh vì thế có cơ sở pháp lý hữu hiệu, tạo điều kiện thuận lợi trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân. Điều này được thể hiện ở chỗ: Quốc hội nước ta đã hai lần sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án theo hướng thành lập các Tòa chuyên trách trong hệ thống Tòa án Việt Nam, trên cơ sở đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành: Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994; Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996; Pháp lệnh về công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài 1993; Pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004; … Để các quy định trên được cụ thể hóa và áp dụng thống nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Tòa án, không thể thiếu vai trò của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong việc ban hành Nghị quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành những Nghị quyết: Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27/05/2003 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế; Nghị quyết số 03/2003/NQ-HĐTP ngày 18/04/2003 hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính; Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/08/2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình;…
2.1.4 Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành nhìn chung đã phù hợp với Điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập và kí kết.
Hiện nay, trên tinh thần chủ động hội nhập, nước ta đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như: ASEAN, UN, WTO và các diễn đàn hợp tác kinh tế liên khu vực: APEC, ASEM; tham gia Khu vực Thương mại tự do ASEAN, thỏa thuận ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc…; thực hiện các thỏa thuận song phương như Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp đinh Đối tác Kinh tế toàn diện với Nhật Bản,… Tuy nhiên, khi nói tới hội nhập, mốc đánh dấu bước ngoặt trên con đường “toàn cầu hóa” của nước ta là sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO vào ngày 11/01/2007. Đồng thời với việc tham gia vào các tổ chức thế giới, nhiệm vụ của nước ta là phải tiến hành nội luật hóa các Điều ước quốc tế như đã cam kết.
Nguyên tắc của Tổ chức Thương mại quốc tế quy định: mỗi thành viên của Tổ chức Thương mại quốc tế phải bảo đảm các luật, quy định và thủ tục hành chính của mình phù hợp với nghĩa vụ mà mình đã cam kết trong WTO. Thực hiện theo yêu cầu gia nhập WTO, trong những năm 2004-2005, nước ta đẩy mạnh tốc độ xây dựng pháp luật. Năm 2005, Việt Nam đã thông qua 29 văn bản luật, năm 2006 tiếp tục thông qua 25 văn bản luật nữa. Từ đây, Việt Nam trở thành một trong số ít những nước đầu tiên gia nhập WTO không chỉ có chương trình cam kết xây dựng pháp luật mà đã hoàn thành việc sửa đổi, ban hành mới hệ thống pháp luật phù hợp với thông lệ WTO ngay khi trở thành thành viên. Trong lộ trình gia nhập WTO, nước ta cũng đã kí kết các hiệp định như: Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT 1994); Hiệp định chung về Thương mại và dịch vụ (GATS); Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ (TRIPS); Hiệp định tự vệ;… Để thực hiện các cam kết trong các Hiệp định đó, Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật: Luật Sở hữu trí tuệ 2005; Luật Thương mại 2005; Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện các Điều ước quốc tế 2005; Luật Cạnh tranh 2005; Pháp lệnh Chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam 2005;… cùng hàng loạt các Nghị định và Thông tư liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.
Thực hiện nghĩa vụ thành viên của mình, ngay sau khi gia nhập, Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh chính sách thương mại theo hướng minh bạch và thông thoáng hơn, ban hành nhiều luật và các văn bản dưới luật để thực hiện các cam kết đa phương, hoàn thiện từng bước khung pháp lý,… Có thể nói, việc xây dựng được một khung pháp lý tốt và kịp thời đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận một cách thuận lợi với luật chơi chung của WTO, đồng thời củng cố và xây dựng được niềm tin với các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút họ tham gia vào thị trường trong nước. Không những thế điều này còn giúp cho Việt Nam có thể tiếp cận được nhiều nguồn vốn vay, các hình thức tín dụng và tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế… Thực tế, không cần chờ đến khi gia nhập WTO, việc nhanh chóng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế, các nhà đầu tư thừa nhận là đã tạo ra một môi trường bình đẳng, minh bạch hơn giữa các thành phần kinh tế trên nhiều phương diện,… và điều này đã trở thành yếu tố quyết định giúp Việt Nam trở thành một điểm hấp dẫn, thu hút đầu tư.
2.2 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở TRUNG ƯƠNG.
2.2.1 Số lượng văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành nhiều nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Trong hoạt động lập pháp, để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội ngày càng phát triển, Nhà nước ta đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong khi mô hình lập pháp của các nước là tam giác đều thì mô hình lập pháp của nước ta lại là hình chóp nón. Dẫn chứng tình trạng này: theo thống kê của Trung tâm thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học – Văn phòng Quốc hội hiện có khoảng 200 Luật có hiệu lực (không kể Luật sửa đổi, bổ sung) và gần 100 Pháp lệnh nhưng văn bản dưới Luật đang có hiệu lực có đến hơn 10.000, trong đó: Nghị định là 1.512, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là 2.242, Quyết định của các Bộ là 2.571, Thông tư là 2.332. Văn bản dưới Luật nhiều gấp 30 lần Luật, Pháp lệnh. Thực tế đó đã gây ra những mâu thuẫn, chồng chéo, không thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật; văn bản của cơ quan cấp dưới có hiệu lực pháp lý cao hơn cả văn bản của cơ quan cấp trên. Tuy nhiên, số lượng văn bản quy phạm pháp luật nhiều như vậy không có nghĩa là đã đủ. Hiện nay, trong nhiều lĩnh vực, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã ban hành “thừa” văn bản dẫn đến việc không biết phải thực hiện theo văn bản nào, ngược lại, có nhiều lĩnh vực lại thiếu văn bản điều chỉnh làm cho không biết phải giải quyết vấn đề ra sao.
Thực tế hiện nay, Pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004 cần đến 40 văn bản, Luật Giao thông đường bộ cần đến trên 100 văn bản quy phạm pháp luật khác nhau để hướng dẫn thi hành. Luật Đất đai muốn được thực hiện thì phải dựa trên 126 văn bản. Trong lĩnh vực môi trường thì có đến khoảng 300 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực. Nếu kể cả các văn bản do các cấp chính quyền địa phương ban hành thì phải có tới “một rừng”. Theo Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội, mỗi năm toàn quốc có tới 600.000 văn bản quy phạm pháp luật được ban hành tạo ra một số lượng văn bản khổng lồ khiến người dân không thể hình dung mạch lạc về hệ thống pháp luật. Thực sự, tình trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật như hiện nay đã cho ra đời một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mà chúng ta có thể gọi bằng cái tên “mê hồn trận” văn bản quy phạm pháp luật.
Trái ngược hoàn toàn với thực tế trên, có rất nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội đòi hỏi được điều chỉnh thì pháp luật lại chưa có quy định. Ví dụ: về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, trong 5 năm (2004-2008) các cơ quan Trung ương mặc dù đã ban hành 337 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng thực tế lại không được áp dụng và triển khai đầy đủ, bộc lộ sự hạn chế trong quá trình ban hành, tổ chức thực hiện. Hiện nay, có hàng chục ngàn thực phẩm lưu thông trên thị trường cần được ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong khi chúng ta mới chỉ ban hành được trên 400 tiêu chuẩn. Hơn thế, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cùng chịu sự quản lý của 5 Bộ nhưng khi có vụ việc xảy ra thì không ai chịu trách nhiệm, có Đại biểu Quốc hội đã “ví von”, chỉ một con gà, một cái xúc xích cũng chịu sự quản lý của 5 Bộ, giống như “nhiều sãi không ai đóng cửa chùa”.
Một ví dụ khác về hoạt động đăng ký bất động sản. Hoạt động đăng ký bất động sản là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc công khai và minh bạch tình trạng pháp lý của bất động sản, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao dịch và thúc đẩy sự lành mạnh của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, cho tới nay, chúng ta vẫn chưa có một đạo luật riêng điều chỉnh nội dung đăng ký bất động sản mà các quy định về đăng ký bất động sản lại được quy định rải rác trong các đạo luật như: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan tới đầu tư xây dựng cơ bản 2009 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành các đạo luật trên. Điều này đã làm cho người dân gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các quyền liên quan đến bất động sản của mình.
Trên đây là một vài con số thống kê nhưng phần nào đã cho thấy tình trạng số lượng văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta được ban hành quá nhiều, gây rắc rối thậm chí sai phạm trong quá trình giải quyết nhưng lại chưa đủ để đáp ứng yêu cầu thực tế của xã hội. Cùng với đó, tính nhất quán trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn rất hạn chế, các văn bản luật và văn bản dưới luật khác nhau còn chưa thực sự tạo thành một chỉnh thể với những nguyên tắc chỉ đạo xuyên suốt mang tính chuyên ngành hoặc liên ngành.
2.2.2 Tình trạng luật, pháp lệnh mang tính chung chung, tính tuyên ngôn, không cụ thể; bên cạnh đó, nhiều văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành ban hành còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng.
Những năm gần đây, trong thực tiễn lập pháp Việt Nam, chúng ta thường nghe nói tới hai từ “luật khung”, “pháp lệnh khung”. Thuật ngữ này dùng để chỉ thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, đó là tình trạng nhiều luật, pháp lệnh chỉ dừng lại ở những quy định mang tính nguyên tắc hoặc chung nhất, chưa đạt đến một sự điều chỉnh cụ thể, rõ ràng và đầy đủ đến mức cần thiết nên phải chờ văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thì mới được thi hành; nội dung các đạo luật chưa đầy đủ để có cơ sở để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nên nhiều trường hợp văn bản quy định chi tiết không chỉ dừng lại ở việc cụ thể hóa các điều luật đã có mà còn phải thêm những quy định mới. Thực trạng này nhiều khi“tạo ra hệ quả pháp lý không tốt, gây phức tạp và khó khăn cho quá trình thực thi luật, phần nào kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế cũng như của văn minh pháp lý và tiến bộ xã hội” [17] . Điều đó thể hiện ở chỗ, tình trạng “luật khung”, “pháp lệnh khung” không chỉ tạo ra một hệ thống pháp luật gồm nhiều tầng nấc, nhiều cấp độ văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý khác nhau mà nó còn tạo ra một hệ thống pháp luật thiếu minh bạch, làm giảm niềm tin của người dân vào pháp luật vì khi các văn bản luật, pháp lệnh chưa đạt đến sự cụ thể và đầy đủ thì không thể tạo nên một sự rõ ràng và minh bạch triệt để của luật, pháp lệnh. Bên cạnh đó, tình trạng “luật khung”, “pháp lệnh khung” cũng là một trong những nguyên nhân tạo cơ hội nảy sinh những mâu thuẫn, chồng chéo giữa luật với các văn bản dưới luật và giữa các văn bản dưới luật với nhau.
Việc các văn bản luật, pháp lệnh thường chỉ dừng lại ở nguyên tắc chung, hầu như không thể áp dụng vào thực tiễn nếu không có văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành đã dẫn tới tình trạng luật, pháp lệnh bị lệ thuộc. Trong thực tế, Chính phủ có trách nhiệm phải ban hành rất nhiều Nghị định hướng dẫn thi hành một Luật hoặc Pháp lệnh. Ví dụ: Luật Thương mại 1997 có 264 Điều nhưng có tới 16 Nghị định quy định chi tiết; Luật Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng 1997 có tổng cộng 194 Điều nhưng có tới 24 Nghị định kèm theo; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cần trên 30 Nghị định hướng dẫn thi hành;… Điều đó đã tạo nên một gánh nặng rất lớn đối với Chính phủ, làm cho các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nếu không nợ đọng nhiều thì chất lượng cũng không được bảo đảm.
Mặc dù Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 có quy định: “Văn bản quy định chi tiết phải quy định cụ thể, không lặp lại quy định của văn bản được quy định chi tiết và phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết” (Điều 8) nhưng trên thực tế phần lớn là vi phạm quy định này. Tính đến cuối năm 2004, đầu năm 2005 có 82 dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành các Luật, Pháp lệnh được Quốc hội thông qua. Trong đó, các Bộ đã trình được 59 dự thảo Nghị định, Chính phủ đã ban hành được 43 Nghị định, 16 dự thảo Nghị quyết đang được văn phòng Chính phủ xem xét để trình Chính phủ, còn tồn đọng 24 dự thảo. Việc ban hành văn bản của Chính phủ đã có nhiều tích cực hơn những năm trước nhưng đến năm 2006, 2007, tình trạng “nợ đọng” vẫn còn kéo dài.
Chẳng hạn, Bộ luật Dân sự được thông qua ngày 28/10/1995, có hiệu lực từ ngày 1/7/1996 nhưng trong vòng 10 năm chỉ có 54 văn bản được ban hành, còn 20 nội dung của bộ luật chưa được quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành thì đến tháng 6/2005, Bộ luật Dân sự đã lại được Quốc hội sửa đổi một cách cơ bản cho phù hợp với tình hình mới. Hay như Luật Đất đai ban hành ngày 15/10/1993 nhưng phải chờ tới năm 2002, Thông tư liên tịch số 01/2002/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-TCĐC ngày 3/1/2002 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tổng cục địa chính mới được ban hành hướng dẫn về thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất. Sau đó, trong khi Thông tư số 01/2002/TLT-TANDTC-VKSNDTC-TCĐC chưa được điều chỉnh cho phù hợp thì Luật Đất đai mới 2003 đã được ban hành.
Ngay cả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996 – Luật quy định về thời điểm ban hành văn bản quy định chi tiết mà phải tới chín tháng sau ngày có hiệu lực mới có Nghị định 101/1997/NĐ-CP ngày 23/09/1997 hướng dẫn thi hành; năm 2002 sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996 thì cũng phải tới năm 2005, Nghị định 161/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 hướng dẫn thi hành luật mới ra đời. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 được ban hành tuy Nghị định hướng dẫn thi hành được ban hành sớm hơn so với các Luật trước nhưng vẫn chưa đáp ứng đúng yêu cầu của pháp luật (Nghị định 24/2009/NĐ-CP ngày 05/03/2009 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008).
Việc văn bản quy định chi tiết được ban hành chậm làm cho luật chậm đi vào cuộc sống, các cơ quan chức năng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng pháp luật, từ đó, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân không được bảo đảm. Thực trạng này cùng với thực trạng các văn bản quy định chi tiết có nội dung chồng chéo, mâu thuẫn nhau, trái với cả văn bản được quy định chi tiết làm cho việc áp dụng pháp luật càng có nhiều bất cập.
2.2.3 Nội dung văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều mâu thuẫn,chồng chéo, không thống nhất.
Theo Báo cáo số 205/BC-BTP sơ kết 5 năm tình hình kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (2004-2008), qua kiểm tra các văn bản thuộc thẩm quyền kiểm tra, xử lý, các Bộ, ngành đã kiểm tra, phát hiện 2.554 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật theo 5 nội dung quy định tại Điều 3, Nghị định 135/2003/NĐ-CP (chiếm 37% số văn bản phát hiện có dấu hiệu trái pháp luật của toàn ngành). Riêng Bộ Tư pháp, trong các năm qua đã kiểm tra, phát hiện 2.174 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật (chiếm 32% số văn bản do toàn ngành phát hiện có dấu hiệu trái pháp luật và chiếm 85% số văn bản cấp Bộ phát hiện có dấu hiệu trái pháp luật). Trong đó, Bộ Ngoại giao đã tự kiểm tra 49 văn bản phát hiện 20 văn bản sai trái; Bộ Tài chính đã tự kiểm tra 1304 văn bản phát hiện 24 văn bản sai trái; Bộ Lao động-Thương binh và xã hội đã tự kiểm tra 356 văn bản phát hiện 53 văn bản sai trái; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tự kiểm tra 600 văn bản phát hiện 91 văn bản sai trái;…(theo Phụ lục III ban hành kèm theo Báo cáo số 205/BC-BTP).
Văn bản quy phạm pháp luật sai trái được thể hiện trên nhiều mặt như: sai trái về thẩm quyền ban hành; sai trái về nội dung của văn bản; sai trái về hình thức; hay về trình tự, thủ tục;… Đối với văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành, nổi cộm hơn cả là thực trạng sai trái về nội dung của văn bản. Do phạm vi khóa luận có hạn nên người viết chỉ xin đề cập tới thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương có nội dung sai trái.
Nội dung là vấn đề cốt lõi, ảnh hưởng trực tiếp và chủ yếu tới tính hợp pháp, tính thống nhất của cả hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành ở các cơ quan Nhà nước Trung ương vẫn còn nhiều nội dung sai trái. Việc văn bản quy phạm pháp luật sai trái về nội dung thể hiện trên các mặt:
Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, không thống nhất.
Hiện nay, việc nhiều văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước khác nhau ban hành để điều chỉnh về cùng một vấn đề đã góp phần kéo theo một thực tế là các văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo, không thống nhất, thậm chí mâu thuẫn nhau. Điều đó không những được thể hiện ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau mà còn tồn tại ngay trong một văn bản.
Theo thống kê về kết quả kiểm tra văn bản trong lĩnh vực thanh tra, khiếu tố từ ngày 01/01/1999 đến ngày 30/06/2006, có 1296 văn bản được kiểm tra đã phát hiện 71 văn bản mâu thuẫn, chồng chéo. Có thể lấy một ví dụ điển hình về những quy định mâu thuẫn nhau trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005 và Luật Đất đai 2003. Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2005 quy định: “ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 36 của Luật Khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án”(Điều 39), “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 43 của Luật Khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án” (Điều 46). Như vậy, theo quy định này chúng ta có thể hiểu: nếu khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì họ có quyền khiếu nại lần hai hoặc lựa chọn Tòa án để giải quyết. Sau khi đã chọn khiếu nại lần hai mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại này thì họ có quyền khởi kiện ra Tòa án. Tuy nhiên, cũng về vấn đề này trong lĩnh vực đất đai, Luật Đất đai 2003 lại có quy định: “Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng và người khiếu nại không có quyền khởi kiện ra Tòa” (khoản b, Điều 2, Luật Đất đai). Như vậy, theo quy định của Luật Đất đai 2003 thì người khiếu nại sẽ bị hạn chế quyền lựa chọn cách thức giải quyết khiếu nại, họ sẽ không được quyền khởi kiện ra Tòa trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai. Từ quy định này, một câu hỏi đặt ra: trong thực tế vấn đề này sẽ được giải quyết như thế nào và quyền lợi của người đân sẽ được bảo đảm đến đâu?
Hay trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính, chúng ta có thể tìm thấy những quy định về chế tài khác nhau cho những hành vi vi phạm tương tự nhau. Ví dụ: điểm c, khoản 1, Điều 9, Nghị định 150/2005/NĐ-CP quy định người nào có hành vi “ vứt rác, xác động vật, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác ra nơi công cộng, chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày người dân sử dụng trong sinh hoạt gây ô nhiễm hoặc làm mất vệ sinh” thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 tới 100.000 đồng. Trong khi đó, hành vi “để chất thải, nước thải gây ô nhiễm nguồn nước dùng trong ăn uống và sinh hoạt của nhân dân” theo quy định tại Nghị đinh 45/2005/NĐ-CP ngày 06/04/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế lại bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng. Đây là hai hành vi vi phạm pháp luật tương tự nhau nhưng mức độ và tính chất xử phạt quá khác xa nhau.
Giữa luật và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết luật đó, do các cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành cũng có sự mâu thuẫn về nội dung. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 quy định các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình không được quyền giảm mức vốn pháp định. Tuy nhiên, theo Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 – văn bản hướng dẫn Luật này thì: “trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể cơ cấu lại vốn đầu tư, vốn pháp định”. “Cơ cấu lại” ở đây có thể được hiểu là việc tăng lên hoặc giảm đi vốn pháp định. Như vậy, quy định giữa Luật Đầu tư nước ngoài tai Việt Nam và văn bản hướng dẫn của nó đã mâu thuẫn nhau.
Tình trạng nội dung mâu thuẫn, chồng chéo còn tồn tại ngay trong cùng một văn bản quy phạm pháp luật. Một trong những minh chứng được nhắc đến nhiều nhất về tình trạng này là những quy định trong Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ngày 03/07/1996. Theo Pháp lệnh, trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, xã hội và đời sống, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định: chủ trương, biện pháp phát triển sự nghiệp văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, giáo dục – đào tạo, phát thanh, truyền hình, giáo dục thanh niên, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thanh niên, nhi đồng ở địa phương (khoản 1,2 Điều 6); Hội đồng nhân dân huyện quyết định: biện pháp phát triển sự nghiệp văn hóa, văn nghệ, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, phát thanh ở địa phương (khoản 1, Điều 32); Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định: biện pháp thực hiện việc phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục ở địa phương (khoản 1, Điều 58). Việc Pháp lệnh quy định như vậy làm cho Hội đồng nhân dân các cấp lúng túng, không xác định được nhiệm vụ cụ thể của mình, từ đó dẫn đến tình trạng hoặc việc thực hiện nhiệm vụ của các cấp bị chồng chéo hoặc nhiệm vụ của các cấp bị bỏ ngỏ. Quy định này của Pháp lệnh cũng rất dễ làm nảy sinh thực tế là việc một quy định sai trái được ban hành làm hình thành nhiều văn bản sai trái khác.
Trong Bộ Luật Tố tụng hình sự cũng có những quy định mâu thuẫn nhau. Theo Điều 79, Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2003, chỉ có cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án mới có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn. Nhưng chỉ có Điều 91, 92 và 93 quy định cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn như cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Còn các điều luật khác lại có quy định mở rộng hơn về chủ thể có thẩm quyền này: Hội đồng xét xử, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án TAND và TAQS các cấp; Thẩm phán giữ chức vụ Chánh Tòa; Phó Chánh Tòa Tòa phúc thẩm TANDTC; Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên Tòa có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn (cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm). Và Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan Điều tra các cấp; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng một số cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra một số vụ án như: Bộ đội biên phòng; Hải quan; Kiểm lâm; Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân; người chỉ huy quân đội độc lập cấp Trung đoàn và tương đương; người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng; mọi công dân đều có quyền bắt kẻ phạm pháp quả tang và người đang bị truy nã.
Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật quốc gia có nội dung chưa phù hợp với Điều ước quốc tế Việt Nam gia nhập hoặc ký kết.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng được thúc đẩy một cách sâu rộng hơn như một xu thế tất yếu. Cùng với đó là việc các quốc gia phải tiến hành nội luật hóa các điều luật quốc tế thông qua cải cách, điều chỉnh và phát triển khung pháp lý trong nước cho phù hợp.
Việt Nam đang trong thời kì đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Thích ứng với điều đó, thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực và cố gắng trong việc rà soát, đối chiếu và sửa đổi, xây dựng pháp luật quốc gia nhằm thực hiện các nghĩa vụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương.doc