MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách sản phẩm trong kinh doanh lữ hành 3
1.1. Một số khái niệm cơ bản. 3
1.1.1. Khái niệm về du lịch và khách du lịch. 3
1.1.1.1. Khái niệm về du lịch 3
1.1.1.2. Khách du lịch 4
1.1.2. Khái niệm về kinh doanh du lịch. 5
1.1.3. Khái niệm về kinh doanh lữ hành và doanh nghiệp lữ hành. 6
1.1.3.1. Khái niệm về kinh doanh lữ hành. 6
1.1.3.2. Khái niệm về doanh nghiệp lữ hành. 6
1.2. Sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành 7
1.2.1. Khái niệm sản phẩm 7
1.2.2. Đặc điểm sản phẩm. 8
1.2.3. Thể loại sản phẩm. 9
1.2.3.1. Các dịch vụ trung gian 9
1.2.3.2. Các chương trình du lịch trọn gói. 9
1.2.3.3. Các hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành tổng hợp. 10
1.3. Chính sách sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành. 10
1.3.1. Khái niệm 10
1.3.2. Nội dung của chính sách sản phẩm. 11
1.3.2.1 Việc xác định kích thước của tập sản phẩm. 11
1.3.2.2. Việc nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm. 12
1.3.2.3. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. 16
Chương 2: Thực trạng chính sách sản phẩm đối với thị trường nội địa tại Trung tâm du lịch – Công ty du lịch Hà Nội. 22
2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Trung tâm du lịch – Công ty du lịch Hà Nội. 22
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 22
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức và bộ máy nhân sự của Trung tâm . 23
2.1.2.1. Nhiệm vụ của Trung tâm du lịch Hà Nội. 24
2.1.2.2. Nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận trong Trung tâm du lịch. 25
2.1.2.3. Số lượng và cơ cấu nhân sự của Công ty du lịch, Trung tâm du lịch Hà Nội. 29
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh nói chung của Trung tâm . 32
2.1.3.1. Môi trường kinh doanh 32
2.1.3.2. Các lĩnh vực kinh doanh chính của Trung tâm 33
2.1.3.3. Thị trường chính của Trung tâm 34
2.2.3.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Trung tâm DLHN 35
2.1.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh đối với thị trường nội địa: 38
2.1.4.1. Nguồn khách : 39
2.1.4.2. Đặc điểm nguồn khách 39
2.1.4.3. Kết quả kinh doanh đối với thị trường nội địa. 41
2.2. Thực trạng chính sách sản phẩm đối với thị trường nội địa tại Trung tâm du lịch. 43
2.2.1. Đặc điểm sản phẩm du lịch của Trung tâm đối với thị trường nội địa. 44
a. Chương trình du lịch trọn gói 44
b. Dịch vụ trung gian. 48
2.2.2. Việc xác định kích thước của tập sản phẩm đối với thị trường du lịch nội địa. 49
2.2.2.1. Chiều dài của tập sản phẩm: 49
2.2.2.2. Chiều rộng của tập sản phẩm: 49
2.2.2.3. Chiều sâu của tập sản phẩm : 50
2.2.3. Việc nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm tại Trung tâm du lịch. 50
2.2.4. Việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới của thị trường nội địa tại Trung tâm du lịch. 50
2.2.5. Những yếu tố liên quan đến chính sách sản phẩm. 53
2.2.5.1. Yếu tố về quản lý chất lượng dịch vụ. 53
2.2.5.2. Thái độ của khách hàng. 53
2.2.5.3. Các yếu tố khác. 54
2.3. Nhận xét và đánh giá đối với chính sách sản phẩm của Trung tâm. 56
2.3.1. Những thuận lợi và ưu thế. 56
2.3.2. Những hạn chế và khó khăn. 57
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm đối với thị trường nội địa tại Trung tâm du lịch – Công ty du lịch Hà Nội. 58
3.1. Xu hướng vận động của thị trường du lịch nội địa tại Việt nam. 58
3.2. Khả năng, phương hướng và chiến lược kinh doanh của Trung tâm. 59
3.2.1. Về khả năng của Công ty và của Trung tâm. 59
3.2.2. Phương hướng và chiến lược kinh doanh của Trung tâm 60
3.3. Những định hướng chính sách sản phẩm đối với thị trường nội địa tại Trung tâm du lịch – Công ty du lịch Hà Nội. 61
3.4. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm đối với thị trường nội địa tại Trung tâm du lịch – Công ty du lịch Hà Nội. 62
3.4.1. Đẩy mạnh việc nghiên cứu khách đối với thị trường nội địa. 62
3.4.2. Cải tiến, nâng cao hiệu quả khai thác các chương trình du lịch hiện có. 63
3.4.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. 65
3.4.3.1. Nâng cao hiệu quả dịch vụ của đội ngũ CBCNV trong Trung tâm. 65
3.4.3.2. Việc quản lý nhân viên tiếp xúc: 66
3.4.4. Kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. 66
3.4.5 . Tạo thêm các sản phẩm mới để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. 68
3.4.6. Các chính sách marketing khác hỗ trợ chính sách sản phẩm 68
3.4.6.1. Chính sách giá. 69
3.4.6.2. Phối hợp các kênh phân phối. 70
3.4.6.3. Chính sách giao tiếp – khuyếch trương. 71
3.5- Các đề xuất vĩ mô. 72
Kết luận 75
Tài liệu tham khảo 77
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng chính sách sản phẩm đối với thị trường nội địa tại Trung tâm du lịch – Công ty du lịch Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung tâm du lịch Hà Nội được thừa hưởng những mặt ưu điểm và các mảng hoạt động mạnh của Công ty DLHN cùng với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tương đối đầy đủ và một đội ngũ nhân viên trẻ đẹp song rất có tâm huyết, có trình độ và tay nghề vững nhờ có sự đào tạo đúng hướng họ rất nhiệt tình và tận tâm với công việc.
Như vậy với một điều kiện kinh doanh tốt và thuận lợi cả bên trong lẫn bên ngoài nên Trung tâm luôn luôn đạt tiêu chuẩn : chất lượng phục vụ lên hàng đầu, luôn đảm bảo chữ “ tín” với khách hàng.
2.1.3.2. Các lĩnh vực kinh doanh chính của Trung tâm
+ Tổ chức, tư vấn và thực hiện chương trình cho khách đi du lịch nội địa.
+ Tổ chức, tư vấn và thực hiện chương trình hoạt động du lịch cho khách nước ngoài vào Việt Nam
+ Tổ chức và thực hiện tư vấn cho khách đi du lịch quốc tế
+ Kinh doanh khách sạn và thuê văn phòng
+ Kinh doanh dịch vụ ăn uống
+ Kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí
+ Liên doanh với nước ngoài kinh doanh lưu trú khách sạn liên doanh Thống Nhất- Metropole
+ Liên doanh trong nước kinh doanh dịch vụ ăn uống....
Ngoài ra còn có 1 số dịch vụ bổ sung:
+ Dịch vụ đặt vé máy bay, tàu hoả...trong nước và ngoài nước
+ Dịch vụ thủ tục làm hộ chiếu, xuất nhập cảnh, gia hạn Visa
+ Cung cấp HDV và thông thịch viên
+ Tư vấn và tổ chức các kỳ nghỉ cuối tuần, nghỉ trăng mật
Với sự đa dạng về chủng loại phương pháp các hoạt động kinh doanh của Trung tâm ngày càng hoàn thiện, ổn định, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, góp phần nâng cao uy tín và chất lượng của Công ty nhằm đạt được doanh thu và lợi nhuận đề ra. Nhờ sự đa dạng lĩnh vực hoạt động trong du lịch đã giúp cho Trung tâm hạn chế bớt tính thời vụ trong du lịch, đảm bảo thu nhập cho người lao động.
2.1.3.3. Thị trường chính của Trung tâm
Trên thị trường du lịch hiện nay thì khách hàng là một trong những điều kiện cần cho các công ty du lịch tồn tại. Tuy nhiên có rất nhiều thị trường khách khác nhau và Trung tâm du lịch Hà nội đã chọn được cho mình một đoạn thị trường riêng.
- Đối với mảng du lịch đi ra nước ngoài (Outbound ) thì nguồn khách chính là khách trên địa bàn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số vùng lân cận.
Các chương trình du lịch được xây dựng ra nước ngoài chủ yếu là sang Trung Quốc, Thái Lan. Hai thị trường này có số khách đi đông nhất chiếm khoảng 60% tổng số khách đi du lịch nước ngoài, trung bình mỗi đoàn từ 10-15 người với thời gian lưu lại bình quân là 6 ngày.
- Đối với thị trường du lịch trong nước (Inbound) Trung tâm chủ yếu đón khách Pháp, Trung Quốc và Thái Lan. Trong đó khách Pháp và Thái Lan là hai thị trường trọng điểm của Trung tâm, chiếm 80% (Pháp là thị trường khách truyền thống). Đến nay ngoài các thị trường truyền thống như Trung Quốc, các nước ASEAN và Tây Âu, Trung tâm đã mở rộng và thu hút khách từ các thị trường mới như Đông Bắc á, Nhật Bản, Mỹ, Trung âu và Trung á…nhằm tăng cường khách du lịch trong nước (Inbound). Đây mới là du lịch bền vững, mang lại lợi nhuận cao, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, hỗ trợ tốt cho việc kinh doanh khách sạn, kinh doanh vận chuyển khách du lịch và một số dịch vụ bổ trợ khác của Công ty. Với mục tiêu mở rộng thị trường. Hiện nay, Trung tâm dã cử nhân viên sang nghiên cứu thị trường mới ở Đức, đây là thị trường tiềm năng tương lai của Trung tâm (hiện nay thị trường này chiếm khoảng10%). Mục tiêu năm 2000 và các năm tiếp theo Trung tâm sẽ mở rộng và thu hút khách nước ngoài vào Việt Nam từ các thị trường mới. Đây là một khó khăn nhưng khi đã làm được nó lại vô cùng thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của Công ty.
- Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước là sự phát triển của ngành du lịch. Sự phát triển của ngành du lịch luôn gắn liền với sự phát triển của thị trường khách. Khách du lịch là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của Trung tâm, số lượng khách có ổn định thì hoạt động du lịch của Trung tâm mới bền vững.
2.2.3.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Trung tâm DLHN
Bảng số 2.3:
Thống kê tình hình khách của Trung tâm giai đoạn(2001-2003)
Chỉ tiêu khách
Năm 2001
Năm 2002
Năm2003
Lượt khách
ngày khách
lượt khách
ngày khách
lượt khách
Ngày khách
Outbound
2214
17179
2700
18500
3950
19670
Inbound
4888
34186
13000
61000
12850
59092
Nội địa
2475
8425
2500
9100
2978
12300
Tổng
9577
59790
18200
88600
19778
91062
( Nguồn: Báo cáo thống kê của Trung tâm )
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành “ công nghiệp không khói”. Tất cả các thành phần kinh tế đều có quyền bình đẳng tham gia vào hoạt động du lịch.
Cùng với những khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam cũng như khó khăn trong điều kiện sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh doanh của Trung tâm du lịch gặp không ít khó khăn. Nhưng dưới sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Ban giám đốc Trung tâm cùng những cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên nên kết quả kinh doanh mà Trung tâm đã đạt được trong 3 năm qua là đáng khích lệ.
Năm 2001 do tình hình trên thế giới hết sức căng thẳng sự kiện ngày 11/9 tại Mỹ, các cuộc chiến tranh liên tiếp xảy ra tại Palestine- israel ...
Đã gây lên tâm lý căng thẳng, lo sợ nền kinh tế toàn cầu có chiều hướng đi xuống.
Dẫn tới việc lượng khách du lịch lo ngại khi sử dụng vận chuyển hàng không, vấn đề an toàn an ninh trên thế giới. Toàn Trung tâm đạt 9577 lượt khách với 59.790 ngày khách.
Năm 2002 do những quyết tâm cố gắng của toàn bộ Trung tâm các công tác về quảng cáo, khuyến mãi liên tục được triển khai nhất là ở thị trường du lịch trong nước (Inbound) Trung tâm đã cử các cán bộ có kinh nghiệm tham gia các hội chợ tổ chức ở nước ngoài, cùng với việc xây dựng các trương trình du lịch mới hấp dẫn, và đặc sắc tạo sức hút lớn đối với du khách quốc tế.
Nhờ sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và cơ sở hạ tầng tại các điểm đến du lịch, cùng với chính sách mở cửa, đơn giản hoá quản lý hành chính nhà nước, Trung tâm du lịch đã phục vụ 18.200 lượt khách tăng 190% so với năm 2001 trong đó:
- Khách đi du lịch nước ngoài (Outbound): 2700 lượt khách, tăng 8% so với năm 2001và số ngày khách tăng 7,7%
- Khách du lịch trong nước (Inbound): 13.000 lượt khách, tăng 266% so với năm 2001 và số ngày khách tăng 178,5%
- Khách nội địa (Domestic): 2500 lượt khách, tăng 1,2% so với năm 2001 và số ngày khách tăng 8%.
Năm 2003 tổng lượt khách là 19778 tăng so với năm 2002 là 1578 khách tương ứng 8,7%; số ngày khách cũng tăng là 2462 ngày khách và tương ứng 2,8%. Trong đó:
-Khách đi du lịch nước ngoài (Outbound): 2950 lượt khách tăng 9,2% so với năm 2002 và số ngày khách tăng 6,3%.
Năm 2003 do thế giới bị ảnh hưởng của nạn dịch SARS do đó du lịch cũng bị ảnh hưởng, vì thế lượng khách Quốc tế ( Inbound )giảm đi đáng kể Trung tâm đón được 12850 lượt khách giảm so với năm 2002 là 150 tương ứng 1,15%, ngày khách cũng giảm 3,12%
- Mặc dù lượng khách quốc tế đi du lịch ở Việt Nam bị giảm xuống do bất khả kháng song về tình hình du lịch trong nước của khách du lịch nội địa lại tăng lên đáng kể. Năm 2003 Trung tâm đã đón được 2978 lượt khách, tăng so với năm 2002 là 99,12% và ngày khách tăng35%.
Với tình hình kết quả kinh doanh như vậy, năm 2003 Trung tâm đã đạt được một số chỉ tiêu về tổng doanh thu, tổng thuế và tổng lợi nhuận như sau:
Bảng số 2.4: Tình hình kết quả kinh doanh toàn Trung tâm năm 2002/2003
Các chỉ tiêu
Đơn vị
Thực hiện
Chênh lệch
2002
2003
+/-
%
1.Tổng doanh thu
Tỷ đồng
22,13
34,56
12,43
56
Quốc tế
Tỷ đồng
10,76
11,98
1,22
11,3
Tỷ trọng
%
49
35
(-14)
(-28)
Nội địa
Tỷ đồng
11,37
22,98
11,21
98
Tỷ trọng
%
51
65
14
27
2.Tổng chi phí
Tỷ đồng
10,40
16,93
6,53
62,8
Quốc tế
Tỷ đồng
5,06
5,87
0,81
16
Tỷ trọng
%
48
34
(-14)
(-29)
Nội địa
Tỷ trọng
5,34
10,06
4,72
88
Tỷ trọng
%
51
59
8
15
3.Tổng Thuế
Tỷ đồng
4,43
5,87
1,44
32,5
4.Tổng lợi nhuận
Tỷ đồng
7,3
11,76
4,46
61
(Nguồn: Báo caó kết quả kinh doanh cả Trung tâm năm 2002/2003 )
Từ kết quả hoạt động kinh doanh toàn Trung tâm ta thấy Trung tâm đã thu hút được một lượng khách du lịch nội địa lớn, tăng 215% so với năm 2002 nên kết quả kinh doanh đem lại cũng cao, tăng 56% tương ứng với 12,43 tỷ trong đó doanh thu từ nội địa tăng 98% ứng với số tiền 11,2 tỷ đồng Trung tâm đã xây dựng được nhiều chương trình hấp dẫn, có chất lượng tốt, phục vụ khách trong nước.
Doanh thu từ khách quốc tế tăng ít có 11,3% với số tiền là 1,22 tỷ đồng. Do ảnh hưởng của nạn dịch SARS vào giữa năm dẫn đến lượng khách quốc tế giảm đi đáng kể kéo theo doanh thu của khách quốc tế chiếm tỷ trọng thấp hơn doanh thu từ khách nội địa.
Trung tâm cần có biện pháp để thu hút khách quốc tế nhiều hơn nữa, (ví dụ như mở rộng thị trường quốc tế và tăng cường công tác quảng bá trên Internet, các hội chợ du lịch quốc tế).
Về tổng chi phí tăng 62,8% ứng với số tièn là 6,53 tỷ đồng so với năm2002 vì Trung tâm đã chú trọng và phát triển thêm nhiều thị trường quốc tế, tham dự nhiều hội chợ quốc tế và khai thác thị trường trong nước, xúc tiến nhiều chương trình quảng cáo, marketing du lịch. Mặt khác Trung tâm còn phải đối đầu với nhiều công ty lữ hành khác để cạnh tranh.
Hàng năm Trung tâm phải nộp thuế đầy đủ mức lợi nhuận thu được tăng 32,5% ứng với số tiền là 1,44 tỷ đồng. Về lợi nhuận đã tăng 61% ứng với số tiền là 4,46 tỷ đồng. Điều này cho thấy Trung tâm cố gắng trong việc khai thác các sản phẩm hấp dẫn thu hút được nhiều khách, tạo được uy tín trên thị trường.
2.1.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh đối với thị trường nội địa:
Hoạt động kinh doanh du lịch của Trung tâm bao gồm hầu hết các hoạt động điển hình của một công ty lữ hành, cung cấp các chương trình du lịch trọn gói với chất lượng cao phục vụ khách trong nước và quốc tế như du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch chữa bệnh, nghỉ ngơi, các chương trình du lịch đặc biệt với dịch vụ riêng phục vụ cho mọi đối tượng khách. Theo phạm vi, giới hạn của đề tài ở đây em chỉ nêu các hoạt động và kết quả kinh doanh của Trung tâm đối với thị trường du lịch nội địa.
2.1.4.1. Nguồn khách :
Việc tổ chức người Việt Nam đi du lịch nước ngoài (khách outbound) nhìn chung trong ba năm qua khá phát triển, số lượng khách đi tăng đáng kể do công tác tiếp thị được đẩy mạnh và một số nước trước đây không mở cửa để đón khách Việt Nam thì giờ cũng tạo điều kiện nhiều cho khách du lịch là người Việt Nam đến thăm quan, mặt khác công tác quản lý xuất nhập cảnh của nhà nước cũng ngày càng tạo điều kiện cho việc đi du lịch ở nước ngoài. Do vậy Trung tâm đã đưa được một lượng khách lớn sang các nước như: Thái Lan, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Nhật là chủ yếu, đối với các nước Châu Âu như: Mỹ, úc, pháp, Anh cũng tăng nhưng không đáng kể.
Còn đối với khách là người Việt Nam đi du lịch trong nước đã thu hút được một lượng khách đáng kể. Bởi càng ngày cuộc sống và mức thu nhập của mọi người càng được ổn định, nhu cầu đi du lịch thăm quan các điểm du lịch trong nước ngày càng tăng. Sự ham học hỏi và những nhu cầu hiểu biết, tìm hiểu ngày càng cao góp phần lớn thu hút khách du lịch.
Khách du lịch đại đa số là dân Hà Nội, ở thành phố Hồ Chí Minh và một số vùng lân cận Hà Nội..
2.1.4.2. Đặc điểm nguồn khách
a. Đối với khách du lịch nội địa, đi du lịch trong nước đa số là theo đoàn và mua các tour trọn gói của Trung tâm.
Có thể chia các đặc điểm của thị trường khách nội địa theo hai loại:
Khách du lịch nội địa (Domestic) là khách lẻ:
- Đối tượng khách này tiếp cận thông tin của các chương trình du lịch của Trung tâm chủ yếu thông qua các kênh thông tin sau: Quảng cáo bằng báo chí, quảng cáo tờ rơi, tập gấp, fax tới các cơ quan, đoàn thể, văn Phòng đại diện.
- Riêng với đối tượng khách này giá cả là yếu tố gây ấn tượng với họ trước tiên, có ý nghĩa quyết định trong việc họ lựa chọn chương trình du lịch hay không. Bên cạnh đó vấn đề mà họ quan tâm nữa là: chất lượng chương trình, các chính sách khuyến mại như: quà tặng, giảm giá, chăm sóc khách hàng… Mặt khác đối với đối tượng khách này việc tiếp nhận thông tin qua các khách hàng đi trước rất quan trọng như bạn bè, người thân đã tham gia vào các chương trình của Trung tâm du lịch Hà Nội.
- Đối tượng khách này đi du lịch rải rác trong các thời gian của năm như: vào thời vụ chính của mùa du lịch, dịp lễ 30/4 và 1/5, 2/9, Tết Dương Lịch và Âm Lịch…
Khách du lịch nội địa (Domestic) là khách đoàn:
Đây là đối tượng khách tập trung chủ yếu là các cơ quan, các công ty là bạn hàng quen thuộc của Trung tâm.
Mục đích của đối tượng này chủ yếu là tìm hiểu, học hỏi thoả mãn trí tò mò hay để tham quan, nghỉ ngơi, giải trí tại điểm du lịch sau những ngày làm việc mệt nhọc.
- Họ thường đi du lịch vào các dịp lễ mùng 8/3, 20/10, dịp hè hoặc sơ tổng kết cuối năm của cả công ty.
b. Khách đi du lịch ở mảng du lịch đi ra nước ngoài (Outbound) cũng được chia làm hai nhóm chính:
* Khách lẻ, khách vãng lai, khách tại các văn Phòng đại diện …
* Khách cơ quan đoàn thể, Bộ, Ban, Ngành …
Khách đi du lịch ra nước ngoài (Outbound) là khách lẻ:
- Đây là nguồn khách khá thường xuyên của Trung tâm du lịch Hà Nội và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Chủ yếu là đối tượng khách có thu nhập cao trong xã hội như: nhân viên văn phòng đại diện, khách mời của cơ quan, cư dân tại các khu phố buôn bán của Hà Nội.
Với đối tượng khách này thì giá cả cao hay thấp không phải là vấn đề đặt ra trước tiên, mà trước tiên họ muốn quan tâm đến chất lượng dịch vụ, đến thời gian và không gian của chuyến du lịch.
Các nước hay được lựa chọn để đến thăm quan du lịch chủ yếu là các nước ở khu vực Châu á như: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Hồng Kông…
Khách đi du lịch ra nước ngoài (Outbound) là khách đoàn:
- Đây là đối tượng khách tập trung chủ yếu là các cơ quan đoàn thể, Bộ, Ban, Ngành …
- Mục đích của đối tượng này chủ yếu là làm việc hoặc hội thảo có kết hợp với du lịch.
- Các nhóm khách mời, khách quan hệ của các Cơ quan, đoàn thể…
2.1.4.3. Kết quả kinh doanh đối với thị trường nội địa.
Từ những hoạt động kinh doanh nói chung của Trung tâm, và từ hoạt động kinh doanh của mảng du lịch nội địa tại Trung tâm du lịch – Công ty du lịch Hà Nội đã thu được kết quả đáng khích lệ trong năm qua.
Tình hình hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của Trung tâm trong năm 2002/2003 như sau:
Bảng số 2.5: Khách nội địa do Trung tâm phục vụ năm 2002 / 2003.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Thực hiện
Chênh lệch
2002
2003
+/-
%
1. Tổng số khách
Khách
5200
6928
1728
33,2
Outbound
Khách
2700
3950
1250
46,3
Nội địa
Khách
2500
2978
478
19,1
2. Số ngày khách
Ngày
27600
31970
4370
15,8
Outbound
Ngày
18500
19670
1170
6,3
Nội địa
Ngày
9100
12300
3200
35,2
3.Tổng doanh thu
Tỷ đồng
10,76
11,98
1,72
16
Outbound
Tỷ đồng
8,36
9,28
0,92
11
Nội địa
Tỷ đồng
2,40
2,70
0,30
12,5
4.Doanh thu BQ 1 ngày khách
Tỷ đồng
0,000418
0,000472
0,000054
Outbound
Tỷ đồng
0,000216
0,000258
0,000042
Nội địa
Tỷ đồng
0,000202
0,000214
0,000012
5. Độ dài lưu trú BQ
Ngày
4,5
5,6
1,1
Outbound
Ngày
6,9
6,9
0
Nội địa
Ngày
2,4
3,5
1,1
6. Tổng chi phí
Tỷ đồng
5,06
5,87
0,81
7. Lãi
Tỷ đồng
5,7
6,12
1,05
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Trung tâm năm 2002/ 2003)
Từ kết quả của hoạt động kinh doanh đối với thị trường nội địa thu được trong hai năm 2002/2003 của Trung tâm đã cho ở trên ta thấy :
Về tổng số khách nội địa năm 2003 tăng so với năm 2002 là 1728 khách, tương ứng với 33,2 % . Lượng khách tăng như vậy là do những nguyên nhân chủ quan và khách quan trong đó:
+ Khách đi du lịch ở nước ngoài ( Outbound ) tăng so với năm 2002 là 1250 khách và 46,3 %.
+ Khách du lịch nội địa (Domestic) Tăng so với năm 2003 là 478 khách và 19,1 %.
Về tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh du lịch đối với thị trường nội địa năm 2003 tăng so với năm 2002 là 1,72 tỷ đồng, tương ứng với 16 %. Trong đó:
+ Khách đi du lịch nước ngoài (Outbound) tăng 0,92 tỷ đồng và 11 %.
+ Khách du lịch nội địa tăng 0,30 tỷ đồng và 12,5 %.
Về doanh thu bình quân 1 ngày khách tăng so với năm 2003 là 0,000054 tỷ đồng trong đó : Khách đi du lịch nước ngoài (Outbound) chiếm 0,000042 tỷ đồng và khách du lịch nội địa chiếm 0,000012 tỷ đồng.
Về độ dài lưu trú bình quân đối với khách đi du lịch nước ngoài không tăng chỉ có khách du lịch nội địa tăng so với năm 2002 là 1,1 ngày. Trung tâm nên mở rộng thêm các tour dài ngày như tour Xuyên Việt để tăng độ dài lưu trú BQ của khách lên sẽ làm tăng doanh thu BQ 1 ngày khách và do đó tổng doanh thu cũng sẽ tăng. Đồng thời luôn không ngừng tìm kiếm các loại hình du lịch độc đáo để xây dựng chương trình du lịch ngày càng nhiều.
Tổng chi phí cả năm 2003 cũng tăng lên so với năm 2002 là 0,81 tỷ đồng.
Do đó lãi tương ứng thu được từ hoạt động kinh doanh lữ hành của thị trường nội địa là 1,05 tỷ đồng.
2.2. Thực trạng chính sách sản phẩm đối với thị trường nội địa tại Trung tâm du lịch.
Như ta đã biết, sản phẩm của Trung tâm du lịch – Công ty du lịch Hà Nội cũng như sản phẩm của các doanh nghiệp lữ hành nói chung là các chương trình du lịch (Tour). Một công ty du lịch lữ hành thu hút được nhiều hay ít khách là phu thuộc rất lớn vào số lượng, chất lượng và tính độc đáo, hấp dẫn của các chương trình du lịch.
Hiện tại Trung tâm có trên 80 chương trình du lịch các loại cả du lịch trong nước lẫn du lịch đi ra nước ngoài, được xây dựng cho các đối tượng khách du lịch khác nhau như các chương trình: Du lịch thăm quan thắng cảnh, du lịch văn hoá nghệ thuật và lịch sử, du lịch khám phá tìm hiểu, du lịch nghỉ biển, du lịch xuyên Việt… Ngoài ra Trung tâm còn xây dựng các chương trình du lịch theo yêu cầu của khách. Khách du lịch đến với Trung tâm có thể lựa chọn hoặc yêu cầu xây dựng một chương trình theo ý mình, vì thế các chương trình du lịch được đa dạng hoá cộng thêm sự phục vụ tận tình mà số lượng khách đến với Trung tâm ngày càng đông. Dựa trên việc kết hợp các sản phẩm và dịch vụ riêng lẻ như khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyển, hướng dẫn viên… Trung tâm đã tạo ra nhiều Tour trọn gói với các hình thái đa dạng và phong phú. Dựa vào nhu cầu của khách du lịch mà Trung tâm có thể phát triển thêm nhiều loại sản phẩm mới khác nhau, mỗi loại sản phẩm là những chương trình dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào từng đối tượng khách. Chương trình phải đa dạng về hình thức, nội dung, các tuyến điểm hấp dẫn và phải kết hợp với các yếu tố khác liên quan đến việc xây dựng các chương trình du lịch .
Vậy để có một chính sách sản phẩm như hiện nay thì phải nghiên cứu, xem xét thực trạng về chính sách sản phẩm của Trung tâm dưới đây.
2.2.1. Đặc điểm sản phẩm du lịch của Trung tâm đối với thị trường nội địa.
a. Chương trình du lịch trọn gói
Sản phẩm chủ yếu của Trung tâm là các chương trình du lịch trọn gói, để thu hút được nhiều khách du lịch nội địa Trung tâm đã tổ chức các loại chương trình du lịch khác nhau và với mỗi loại chương trình Trung tâm đều có chiến lược cụ thể. Việc phân loại các chương trình du lịch của Trung tâm dựa trên các tiêu thức:
- Dựa vào vị trí địa lý
- Dựa vào độ dài các chương trình
Dựa vào từng đối tượng khách.
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ phân chia các chương trình du lịch của Trung tâm.
Các chương trình du lịch của Trung tâm Bước thử nghiệm sản phẩm mới ra thị trường
Các chương trình du lịch trong nước
Các chương trình du lịch giành cho người nước ngoài
Các chương trình du lịch nước ngoài
Chương trình du lịch ngắn ngày
Chương trình du lịch dài ngày
Chương trình du lịch các nước
Chương trình du lịch Trung Quốc- Thái Lan
Chương trình du lịch ngắn ngày:
Được tổ chức trong khoảng thời gian từ 1 đến 4 ngày, mỗi chương trình phải có lịch trình chi tiết cho từng ngày cụ thể, các phương tiện vận chuyển đa dạng như: ô tô, tàu hoả, máy bay…các điểm du lịch chủ yếu là ở ngoài Bắc. Đối tượng khách đi chương trình du lịch này bao gồm khách trong nước và khách quốc tế, giá của mỗi chương trình ở các mức giá khác nhau để tạo sự thuận lợi cho người mua chương trình. Đối với khách du lịch là người nước ngoài thì giá của mỗi loại chương trình lại cao hơn.
Với loại chương trình này thì Trung tâm phục vụ chủ yếu là khách trong nước vì đa số họ đi du lịch trong khoảng thời gian ngắn để giảm thiểu những chi phí. Đặc biệt là sau mỗi chuyến đi Trung tâm đều có quà lưu niệm cho đoàn.
Bảng số 2.6: Hệ thống các chương trình du lịch ngắn ngày
Đơn vị tính: đồng
CODE
Đất nước muôn màu
Thời gian
áp dụng với đoàn từ 8 khách trở nên
HN01
TAM ĐảO
2ngày
485.000
HN02
Hồ BA Bể
3 ngày
786.000
HN03
LạNG SƠN - BằNG TƯờNG
2 ngày
829.000
HN04
đồ sơn
2 này
639.000
HN05
Hạ long – cát bà
3 ngày
925.000
HN06
đảo ngọc cát bà
3 ngày
956.000
( Nguồn: Chương trình du lịch ngắn ngày của Trung tâm )
Ngoài ra Trung tâm còn có nhiều các chương trình theo yêu cầu của khách mà Trung tâm phục vụ được xây dựng với các mức giá khác nhau tuỳ theo số lượng của đoàn khách, có nhiều loại mức giá cho các đoàn khách:
- Từ 10 - 14 khách
Từ 15 - 20 khách
Từ 21- 25 khách
Từ 26 – 30 khách
Trên 30 khách
Chương trình du lịch dài ngày:
Được tổ chức trong khoảng thời gian từ 6 đến 14 ngày, với loại chương trình du lịch này có giá thành cao hơn các chương trình du lịch khác vì thời gian của chuyến đi lâu và các chi phí cá nhân cũng khá tốn kém, nên loại chương trình này chỉ thu hút được những cán bộ cấp cao, những cá nhân có thu nhập ổn định cao. Nhưng bù lại lợi nhuận thu về ở các chương trình này lại rất tốt, mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Chương trình này cũng thu hút nhiều khách nước ngoài và những người Việt Kiều họ muốn khám phá thêm về đất nước Việt Nam với nhiều cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ.
Bảng số 2.7: Hệ thống các chương trình du lịch dài ngày
Đơn vị tính: đồng
CODE
Đất nước muôn màu
Thời gian
Trên 30 khách
HN07
Huế- đà nẵng- hội an
6 ngày
1.268.000
HN08
Nha trang- biển cát trắng
7 ngày
1.711.000
HN09
Nha trang- phan thiết- mũi né
6 ngày
3.998.000
HN10
đà nẵng- huế- quảng trị- phong nha
9 ngày
1.829.000
HN11
Hành trình xuyên việt
14 ngày
3.474.000
( Nguồn: Chương trình du lịch dài ngày của Trung tâm )
Dịch vụ trên bao gồm: Xe ô tô máy lạnh hiện đại theo chương trình, vé tàu hoả ngồi mềm điều hoà hoặc vé máy bay (nếu có).
Khách sạn tiện nghi, điều hoà, tivi, nóng lạnh khép kín 02 người/phòng. Bảo hiểm du lịch. Phí thăm quan. Thuyền thăm quan. Hướng dẫn viên kinh nghiệm.
Ngoài các chương trình trên Trung tâm còn có nhiều sản phẩm độc đáo là các chương trình du lịch dài ngày khác được xây dựng theo yêu của khách du lịch đưa ra.
Chương trình du lịch dành cho người Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
Loại chương trình này thích hợp với những người có nguồn thu nhập lớn và những đơn vị làm ăn kinh doanh khá.
Ngoài việc làm các thủ tục cần thiết như visa, hộ chiếu cho khách đi du lịch sang các nước khác, Trung tâm còn phải có mối quan hệ chặt chẽ với các công ty lữ hành nhận khách để đảm bảo chất lượng cho chương trình và giá thành lại tương đối hấp dẫn.
Loại chương trình này trung tâm có thế mạnh là du lịch Thái Lan và du lịch Trung Quốc vì hai thị trường này khách đến đăng ký đi là chủ yếu. Ngoài ra khách đi Hồng Kông, Singapore… các nước trong khu vực Châu á cũng khá đông.
Bảng số 2. 8 : Hệ thống các chương trình du lịch nước ngoài
Dơn vị tính: USD
CODE
Đất nước muôn màu
Thời gian
Trên 15 khách
TL01
Bắc kinh – vạn lý trường thành
5 ngày
349
TL02
Hà nội – bắc kinh – thượng hải
6 ngày
469
TL03
Hồng kông – thẩm quyến – quảng châu
5 ngày
479
TL04
Hà nội – bangkok – pattaya – hà nội
5 ngày
255
TL05
Hà nội- singapore – malaysia
7 ngày
555
TL06
Hà nội – dubai – cairo - bangkok
8 ngày
1.155
TL07
Tham quan pháp- bỉ – hà lan - Đức
11 ngày
2.559
( Nguồn: Chương trình du lịch nước ngoài của Trung tâm )
Ngoài các chương trình trên Trung tâm du lịch còn khai thác thêm một số các chương trình với tuyến đi Châu Mỹ và Châu úc.
Tất cả các chương trình trên Trung tâm du lịch – Công ty du lịch Hà Nội còn chia theo từng loại hình du lịch như du lịch leo núi, du lịch nghỉ biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá truyền thống và di tích lịch sử để phù hợp cho từng thời vụ trong kinh doanh .
b. Dịch vụ trung gian.
Ngoài những sản phẩm chương trình du lịch trọn gói Trung tâm du lịch Hà Nội còn thực hiện những sản phẩm trung gian để tạo thêm sự phong phú về sản phẩm và tạo nên thu nhập cho Trung tâm cũng như cho công ty du lịch như bán vé máy bay, vé tàu, cho thuê xe, hướng dẫn viên, làm các dịch vụ Visa, giấy thông hành và tổ chức đám cưới trọn gói. Vậy từ những đặc điểm sản phẩm trên Trung tâm du lịch – Công ty du lịch Hà Nội đã xác định được kích thước của tập sản phẩm dưới đây:
2.2.2. Việc xác định kích thước của tập sản phẩm đối với thị trường du lịch nội địa.
Việc xác định kích thước tập sản phẩm nhằm nhận định về 3 số đo của tập sản phẩm như chiều dài, chiều rộng, chiều sâu.
2.2.2.1. Chiều dài của tập sản phẩm:
Là muốn nói đến ngoài việc việc kinh doanh các chương trình du lịch Trung tâm còn kinh doanh thêm các dịch vụ khác như làm dịch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36163.doc