Khóa luận Thực trạng cơ cấu lao động của Xí nghiệp May 369 trong những năm gần đây

MỤC LỤC

PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. 2

2.1. ý nghĩa khoa học. 2

2.2. ý nghĩa thực tiễn. 3

3. Mục đích nghiên cứu. 3

4. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu. 4

4.1. Đối tượng nghiên cứu. 4

4.2. Phạm vi nghiên cứu. 4

4.3. Khách thể nghiên cứu. 5

5. Phương pháp nghiên cứu 5

5.1.Phương pháp luận. 5

5.2.Một số phương pháp nghiên cứu 6

5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu. 6

5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu. 7

5.2.3. Phương pháp quan sát. 7

6. Giả thuyết nghiên cứu. 8

7. Khung lý thuyết 8

PHẦN HAI: NỘI DUNG CHÍNH .10

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề 10

1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. 10

2. Cơ sở lý luận của đề tài. 12

2.1. Các lý thuyết nghiên cứu. 12

2.2.1. Lý thuyết cấu trúc- chức năng 12

2.2.2. Lý thuyết phân công lao động. 14

3. Các khái niệm công cụ. 16

3.1. Cơ cấu xã hội. 16

3.2. Lao động. 18

3.3. Cơ cấu lao động 20

3.3.1. CCLĐ theo chức năng - nghề nghiệp : 20

3.3.2. CCLĐ theo giới tính : 21

3.3.3. CCLĐ theo độ tuổi. 21

3.3.4. CCLĐ theo trình độ học vấn. 22

3.3.5. CCLĐ theo trình độ CMKT. 22

3.3.6. CCLĐ theo loại HĐLĐ. 23

Chương 2: kết quả nghiên cứu. 24

1. Thực trạng CCLĐ của Xí nghiệp. 24

1.1. Cơ sở hình thành CCLĐ của Xí nghiệp. 24

1.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của Xí nghiệp 24

1.1.1.1. Chức năng 24

1.1.1.2. Nhiệm vụ 24

1.1.2. Tổ chức bộ máy của xí nghiệp : 25

1.1.3. Quy trình sản xuất- kinh doanh của Xí nghiệp 27

1.1.4. Chiến lược phát triển SX - KD. 28

1.2. Thực trạng CCLĐ của Xí nghiệp May 369. 29

1.2.1. Cơ cấu lao động theo chức năng- nghề nghiệp. 29

1.2.2. Cơ cấu lao động theo giới tính 32

1.2.3 Cơ cấu lao động theo độ tuổi. 33

1.2.4. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn, trình độ chuyên môn. 36

 1.2.4.1. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn. 36

1.2.4.2. Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo về chuyên môn. 39

2.Chuyển đổi CCLĐ trong quá trình phát triển. 42

2.1. Những yếu tố tác động đến sự chuyển đổi cơ cấu lao động. 42

 2.1.1. Chính sách kinh tế- xã hội của Nhà nước. 43

2.1.2. Chuyển đổi KHKT- Công nghệ và quá trình CNH- HĐH. 44

2.2. Những xu hướng cơ bản của sự chuyển đổi CCLĐ. 45

3. Tác động của thực trạng CCLĐ tại Xí nghiệp May 369. 50

3.1. Đối với bộ máy tổ chức quản lý của Xí nghiệp. 50

3.2. Đối với hiệu quả SX - KD. 52

3.3. Đối với đời sống của công nhân. 53

3.4. Những vấn đề đặt ra đối với Xí nghiệp. 54

Chương 3: Kết luận và khuyến nghị. 56

1. Kết luận. 56

2.Khuyến nghị. 57

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng cơ cấu lao động của Xí nghiệp May 369 trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trẻ những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Tuy nhiên, nhóm tuổi này sức khoẻ của họ có sự suy giảm. 3.3.4. Theo trình độ học vấn. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn phản ánh mối quan hệ tương đối bền vững và ổn định của các loại lao động có trình độ học vấn khác nhau. Nó dựa trên sự khác biệt về sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông về từ nhiên và xã hội. Đối với một đơn vị sản xuất- kinh doanh hàng may mặc, trình độ học vấn của người lao động được phân loại như sau: Lao động tốt nghiệp PTCS, PTTH Lao động trung cấp. Lao động tốt nghiệp cao đẳng. Lao động tốt nghiệp đại học và trên đại học. 3.3.5. Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. Đó là khái niệm phản ánh mối quan hệ tương đối bền vững và ổn định của các loại lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề khác nhau. Tiêu chí này cho thấy sự hiểu biết, khả năng thực hành chuyên môn của người lao động. Căn cứ vào báo cáo phát triển của Việt Nam và dựa vào tình hình thực tế, tác giả chia trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động thành các loại: Lao động chưa qua đào tạo ( Lao động phổ thông). Lao động đã qua đào tạo, gồm : + Công nhân kỹ thuật. + Trung cấp. + Đại học. Về trình độ tay nghề được chia thành các nhóm bậc thợ sau: + Bậc 1/6 – 2/6. + Bậc 3/6 – 4/6. + Bậc 5/6 – 6/6. 3.3.6. Theo loại Hợp đồng lao động. Cơ cấu lao động theo loại hợp đồng lao động phản ánh mối quan hệ tương đối bền vững và ổn định của các loại lao động giao kết hợp đồng lao động khác nhau. Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Dựa theo tiêu chí này lao động được chia thành 3 loại phù hợp với quy định của Bộ luật lao động: + Lao động ký hợp đồng lao động dưới 1 năm. + Lao động ký hợp đồng lao động từ 1-3 năm. + Lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Cơ cấu đã cho thấy tác động của cơ chế thị trường và sự thích ứng của Xí nghiệp đối với cơ chế đó. Sự chuyển dịch của cơ cấu này sẽ được xem xét qua quan hệ tỷ lệ cũng như xu hướng biến đổi của các loại lao động theo loại hợp đồng lao động như trên. Chương 2: kết quả nghiên cứu. 1. Thực trạng Cơ cấu lao động của Xí nghiệp. 1.1. Cơ sở hình thành Cơ cấu lao động của Xí nghiệp. 1.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của Xí nghiệp 1.1.1.1. Chức năng Chức năng chính của Xí nghiệp May 369 đó là sản xuất- kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng phục vụ may mặc, phục vụ quốc phòng, xuất khẩu và dân sinh. Xí nghiệp chuyên sản xuất- kinh doanh hàng may mặc ( quần, áo) phục vụ quốc phòng. Ngoài ra, Xí nghiệp cũng ký thêm nhiều hợp đồng hàng quần áo với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Để mở rộng sản xuất, Xí nghiệp đã luôn nhanh nhạy trong việc mở rộng thêm một số mặt hàng phục vụ dân sinh và xuất khẩu. Đó là xuất nhập khẩu các sản phẩm phục vụ may mặc theo nhu cầu của thị trường địa phương, có thể nhập máy may cung cấp cho nhiều cơ sở may tư nhân hay nhiều Công ty may khác. Có thể nói, trong cơ chế thị trường, vấn đề đa dạng hóa sản phẩm là việc làm cần thiết của mọi doanh nghiệp. Đối với Xí nghiệp trong những năm qua, sản phẩm ngày càng đa dạng đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. sản phẩm của Xí nghiệp đã thu hút được khách hàng bàng chính chất lượng và uy tín của Xí nghiệp. Hiện nay, các sản phẩm chính của Xí nghiệp là: áo sơmi, quần âu nam, áo Jackét… 1.1.1.2. Nhiệm vụ Căn cứ vào tình hình đặc thù của Xí nghiệp là đơn vị sản xuất- kinh doanh nằm dưới sự quản lý của Quân đội, Xí nghiệp luôn bám sát với nhiệm vụ hàng đầu là phục vụ tốt nhất nhu cầu của Bộ quốc phòng . Phát triển sản xuất- kinh doanh, giải quyết hợp lý mục tiêu tăng trưởng kinh tế đi đôi với nâng cao đời sống cho người lao động, Xí nghiệp sẽ luôn mở rộng quan hệ làm ăn với nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Mục tiêu của Xí nghiệp là nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, chăm lo sức khoẻ, giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện tốt phong trào xanh, sạch, đẹp, đảm bảo tốt an toàn vệ sinh lao động, phòng hộ lao động. Thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001-2000, đặc biệt hoà nhập trong thực hiện FTA. Ngoài ra, Xí nghịêp còn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Thực hiện chủ trương chung của Nhà nước là cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần. Xí nghiệp May 369 đang chuẩn bị những bước đầu tiên cho cổ phần hoá, đó là tổ chức, sắp xếp bộ máy quản lý, sắp xếp lại lao động cho phù hợp với tình hình thực tế khi chuyển sang mô hình Công ty cổ phần. 1.1.2. Tổ chức bộ máy của xí nghiệp : Xí nghiệp được tổ chức theo mô hình sau : BAN GIáM ĐốC Xưởng 1 Ban tổ chức hành chính Ban KCS Ban kỹ thuật Ban kế hoạch vật tư Ban tài chính Tổ 16 Tổ 11 Tổ 1 Tổ 10 Tổ cắt Tổ học nghề Xưởng 2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Xí nghiệp May 369: Với cách tổ chức bộ máy như trên, mỗi bộ phận có một nhiệm vụ cụ thể khác nhau: - Ban giám đốc gồm 3 người: 1 giám đốc và 2 PGĐ ( PGĐ kỹ thuật và PGĐ chính trị). Giám đốc là người điều hành các hoạt động chung. PGĐ chính trị chịu trách nhiệm về công tác Đảng, về tổ chức lao động của Xí nghiệp. PGĐ kỹ thuật phụ trách về kỹ thuật, điều hành chung quá trình sản xuất. - Khối các phòng ban chuyên môn: + Ban tài chính: Hạch toán kế toán công tác tài chính của Xí nghiệp theo chế độ tài chính kế toán của Nhà nước hiện hành (quản lý, sử dụng nguồn vốn, tài sản, lập báo cáo tài chính). + Ban kế hoạch: Tiếp cận thị trường, xây dựng kế hoạch, ký hợp đồng cung cấp sản phẩm. + Ban kỹ thuật: Thiết kế sản phẩm, áp dụng công nghề mới, sắp xếp dây chuyền sản xuất. + Ban KCS: Kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi giao hàng cho đối tác. + Ban tổ chức hành chính: Tuyển chọn, sắp xếp lao động, điều hành công tác hành chính của Xí nghiệp. - Khối các xưởng: Đó là nơi trực tiếp làm ra các sản phẩm để xuất bán. 1.1.3. Quy trình sản xuất- kinh doanh của Xí nghiệp . Khi ban giám đốc thoả thuận ký các hợp đồng sản xuất. Các ban, bộ phận triển khai thực hiện. Ban kế hoạch – vật tư: Nhận nguyên liệu về kho, đồng thời phận phối nguyên liêu chính, nguyên liệu phụ, kiểm đếm phụ liệu. Lên bảng cân đối vật tư, phụ liệu, thống nhất với khách hàng. Ra lệnh sản xuất. Ban kỹ thuật: Tiếp cận mẫu của khách hàng. Tiến hành may mẫu duyệt với khách hàng. Triển khai mẫu giấy (Baton), mẫu thành phẩm. Làm bảng phối màu. Xây dựng quy trình công nghệ, định mức vật tư kỹ thuật. Thiết kế chuyền sản xuất. Giác sơ đồ cắt bán thành phẩm. Tổ cắt: Căn cứ vào sơ đồ, bảng màu của cơ quan kỹ thuật, tiến hành cắt đồng bộ, bán thành phẩm cung cấp cho xưởng. Xưởng sản xuất: Nhận phụ liệu, bán thành phẩm. Căn cứ vào các văn bản quy trình kỹ thuật, bố trí chuyền, tổ chức sản xuất đáp ứng yêu cầu khách hàng. Ban KCS: Khi đã có thành phẩm ra khỏi chuyển sản xuất tổ chức kiểm tra khâu chất lượng. Bộ phận hoàn thiện sản phẩm: Là gấp, bao gói, đóng thùng sản phẩm theo yêu cầu của từng mã hàng. 1.1.4. Chiến lược phát triển sản xuất- kinh doan. Chiến lược phát triển của doanh nghiệp không chỉ đem lại hiệu quả sản xuất- kinh doanh cho doanh nghiệp mà nó còn ảnh hưởng đến vấn đề tổ chức, sắp xếp cơ cấu lao động. Đối với Xí nghiệp May 369 là một đơn vị sản xuất- kinh doanh, luôn đặt mục tiêu hiệu quả kinh tế làm hàng đầu. Đứng trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường, Xí nghiệp luôn điêu chỉnh và đổi mới phương thức quản lý và tổ chức sản xuất với mục tiêu chiến lược là năng suất lao động, nâng cao đời sống cho người lao động để họ yên tâm làm việc. Trong quá trình phát triển, Xí nghiệp luôn xác định: Xí nghiệp không chỉ làm tốt một nhiệm vụ đó là phục vụ nhu cầu của Quân đội mà ngày càng phải mở rộng hơn đối tượng phục vụ: Quân đội, dân sinh và xuất khẩu. Xí nghiệp bằng nhiều hình thức cần tập trung mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu có chất lượng cao, sản xuất ngày càng đa dạng các mặt hàng. Tổ chức dạy nghề, tăng cường lực lượng lao động cả về lượng và chất, sắp xếp ổn định lực lượng phụ trách công tác kỹ thuật, 100% các tổ đều tiến hành sản xuất mọi mặt hàng trong mọi điều kiện, hoàn cảnh đều đảm bảo được yêu cầu đề ra. Nâng cao chữ tín cho Xí nghiệp, củng cố và mở rộng quan hệ không chỉ với những đối tác trong nước mà còn ra cả nước ngoài. Mục tiêu chiến lược của Xí nghiệp là luôn hướng ra xuất khẩu, ngày càng đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu. Trong sản xuất Xí nghiệp đặt ra yêu cầu đó là cần bảo dưỡng và nâng cao hệ số sử dụng các phương tiện máy móc,thiết bị hiện có một cách hiệu quả nhất. Mặt khác, để thực hiện mục tiêu chiến lược của Xí nghiệp là nâng cao hiệu quả kinh tế nên các hoạt động của Đảng và các tổ chức đoàn thể trong Xí nghiệp cũng luôn được quan tâm. Điều đó cũng góp phần quyết định đến sự thành công của Xí nghiệp trong quá trình chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý từ một doanh nghiệp Nhà nước sang mô hình Công ty cổ phần. 1.2. Thực trạng Cơ cấu lao động của Xí nghiệp May 369. 1.2.1. Cơ cấu lao động theo chức năng- nghề nghiệp. Theo chức năng,lực lượng lao động trong Xí nghiệp được chia thành 3 bộ phận chính: - Bộ phận quản lý. - Bộ phận trực tiếp sản xuất. - Bộ phận phụ trợ. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và những đòi hỏi tất yếu trong quá trình thực hiện những chiến lược sản xuất- kinh doanh của Xí nghiệp, động thái chuyển dịch của cơ cấu lao động được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 1: CCLĐ theo chức năng – nghề nghiệp. ( Đơn vị: Người) Năm Chức năng 2002 2003 2004 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Quản lý 78 11,64 72 9,20 70 8,48 Phụ trợ 45 6,72 42 5,36 49 5,94 Trực tiếp sản xuất 547 81,64 669 85,44 706 85,58 Tổng 670 100 783 100 825 100 ( Nguồn: Phòng tổ chức lao động Xí nghiệp May 369 ). Theo ông N.V.Đ - Giám đốc cho biết: “Cán bộ quản lý của Xí nghiệp phải có trình độ học vấn cũng như trình độ chuyenmôn kỹ thuật, có tư cách đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng”. ( Pvs.số1). Bộ phận quản lý của Xí nghiệp được cơ cấu theo chiều ngang tạo thành mạng lưới quản lý theo lĩnh vực chuyên biệt và được cơ cấu theo chiều dọc tạo thành hệ thống thứ bậc từ cao nhất là giám đốc, PGĐ cho đến những người quản lý trực tiếp ở cơ sở như: quản đốc, tổ trưởng. Bộ phận quản lý luôn giữ một vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, đánh giá điều hành, giám sát công nhân, nhân viên. Thực hiện đường lối của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH TW Đảng khoá IX; Quyết định số 176/ HĐBT ( 09/10/1989) về các chính sách và phương pháp chủ yếu để sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế Nhà nước và quyêt định số 111/ HĐBT (12/04/1991) nhằm mục đích giảm 20% biên chế hành chính sự nghiệp. Lực lượng lao động quản lý trong Xí nghiệp bắt đầu có xu hướng giảm. Từ 2002- 2004 số lao động quản lý xê dịch trong khoảng 78 xuống 70 người với tỷ lệ 11,64% xuống 8,48% trong tổng số lao động. Thực hiện chủ trương chung, Xí nghiệp đã đề ra giải pháp giảm bộ máy quản lý về hành chính, từng bước điều chỉnh cơ cấu lao động cho phù hợp với yêu cầu, mục tiêu phát triển. Với vai trò là một đơn vị sản xuất- kinh doanh, Xí nghiệp luôn lấy phát triển sản xuất là nhiệm vụ hàng đầu. Việc sản xuất- kinh doanh của Xí nghiệp luôn được chú trọng, đảm bảo làm ra đủ về số lượng và tốt về chất lượng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tăng uy tín cho chất lượng. Quyết định vấn đề đó một cách trực tiếp chính là lực lượng lao động trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng. Do vậy, không phải ngẫu nhiên mà lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất lại chiếm số lượng đông nhất trong Xí nghiệp và có xu hướng tăng lên do nhu cầu mở rộng sản xuất. Do đổi mới công nghệ, sử dụng máy móc hiện đại, cần ít lao động, tốc độ gia tăng số lượng công nhân sản xuất trực tiếp không mạnh lắm; Cụ thể, tăng từ 547 người (81,64%) năm 2002 lên 669 người (85,44%) năm 2003 và 706 người (85,58%) năm 2004. Với sự phát triển của Xí nghiệp, ngày càng mở rộng sản xuất nên số lao động trực tiếp sản xuất sẽ ngày càng tăng lên. Cùng với đó, số lao động phụ trợ cũng tăng lên theo. Trong Xí nghiệp, số lao động phụ trợ đó là những người làm công việc bảo vệ, vệ sinh môi trường, tạp vụ, lái xe, làm trong nhà ăn của Xí nghiệp … Bộ phận này tuy không trực tiếp làm ra sản phẩm nhưng cũng góp phần rất quan trọng trong việc giữ gìn sự ổn định và tạo môi trường tốt nhất cho phát triển sản xuất- kinh doanh. Xí nghiệp đã xây dựng kế hoạch chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp nhất. Trong quá trình đổi mới với công nghệ mới đòi hỏi phải chuyên môn hoá cao hơn nữa, cũng như phải có sự phối hợp giữa các bộ phận trong Xí nghiệp cho đồng bộ và thống nhất nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất- kinh doanh của Xí nghiệp ngày một hiệu quả hơn. 1.2.2. Cơ cấu lao động theo giới tính Với đặc thù của ngành may mặc là đòi hỏi sự khéo léo và tính kiên trì nên tỷ lệ lao động nữ chiếm đa số. Điều đó đã được thể hiện trong bảng số liệu sau: Bảng 2: Cơ cấu lao động theo giới tính. (Đơn vị: người) Năm Giới tính 2002 2003 2004 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Nam 102 15,22 125 15,96 155 18,79 Nữ 568 84,78 658 84,04 670 81,21 Tổng 670 100 783 100 825 100 Nguồn: Phòng Tổ chức- lao động Xí nghiệp May 369) Trong những năm gần đây, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, Xí nghiệp ngày càng mở rộng quan hệ hợp tác, thu hút được nhiều đơn đặt hàng, tạo ra nhiều việc làm, tăng doanh thu cho Xí nghiệp. Trước sự phát triển đó, Xí nghiệp cũng có kế hoạch mở rộng sản xuất- kinh doanh và ngày càng thu hút được nhiều hơn số lao động trong tỉnh. Điều đó đã khiến cho số lượng lao động của Xí nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm. Tuy vậy, do đặc thù của ngành mà cơ cấu lao động theo giới tính có sự chênh lệch khá lớn. Công nghiệp may là một ngành công nghiệp nhẹ, công việc đòi hỏi sự khéo léo, tỷ mỷ, kiên trì phù hợp với nữ giới là chủ yếu. Quan sát ở các phân xưởng, cũng như qua số liệu cho thấy lao động trực tiếp sản xuất chủ yếu là nữ giới. Số lượng nam trong Xí nghiệp chiếm số ít và chủ yếu họ làm ở những bộ phận gián tiếp như quản lý hay bên đóng gói, bên kỹ thuật …Theo thống kê, năm 2004 số lao động nữ của Xí nghiệp là 670/825 người (chiếm 81,21%); trong khi đó nam chỉ chiếm 155/825 chiếm 18,79%. Tìm hiểu sâu hơn được biết sự phân công lao động không đơn thuần giữa nam và nữ trong Xí nghiệp mà còn dựa vào tính chất, nhu cầu của từng công việc.Theo ông NVN thì: “ Nữ chủ yếu trực tiếp ngồi may,còn một bộ phận làm việc trong các phòng, ban.”(Pvs.số 2) Với cơ cấu lao động thiên về nữ lại tập trung chủ yếu ở bộ phận trực tiếp sản xuất đã đem đến cho Xí nghiệp không ít khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng lao động .Bởi họ phần lớn tuổi đời còn khá trẻ nên hàng năm có nhiều người lập gia đình , nghỉ thai, nghỉ sinh con, nghỉ chăm con ốm …đã gây thiệt hại không nhỏ cho Xí nghiệp . Xí nghiệp hàng năm mất đi hàng trăm ngày công nên đôi khi gặp khó khăn trong tiến độ giao sản phẩm cho khách hàng . Để khắc phục tình trạng trên, tỷ lệ lao động nam có xu hướng tăng qua 3 năm: Năm 2002 là 102 người chiếm 15,22%; năm 2003 là 125 người với tỷ lệ là 15,96% và năm 2004 tăng thêm 30 người lên 155 người chiếm 18,79%. Còn lao động nữ thì số lượng vẫn tăng đều qua các năm nhưng tỷ lệ lại giảm từ 84,78%(2002) xuống 81,21%(2004).Tuy số lượng lao động nam trong Xí nghiệp là ít nhưng do đặc trưng giới họ lại có một vị trí hết sức quan trọng, đảm nhận những công việc khó khăn, đóng góp vào hiệu quả của chiến lược phát triển sản xuất- kinh doanh của Xí nghiệp. 1.2.3 Cơ cấu lao động theo độ tuổi. Bảng 3: CCLĐ theo độ tuổi (Đơn vị:Người) Năm Độ tuổi 2002 2003 2004 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 18-25 553 82,54 667 85,19 689 83,52 26-35 65 9,7 70 8,94 85 10,30 36-45 40 5,97 35 4,47 40 4,85 46-55 12 1,79 11 1,40 11 1,33 Tổng 670 100 783 100 825 100 ( Nguồn: Phòng tổ chức – lao động Xí nghiệp May 369). Ngoài sự khác biệt về đặc điểm giới tính, sự khác biệt về đặc điểm tự nhiên giữa các độ tuổi cũng là một tiêu chí để tổ chức, phân công lao động cho phù hợp với sự phát triển của Xí nghiệp nói riêng và quá trình CNH- HĐH nói chung. Để thích ứng với cơ chế thị trường Xí nghiệp đã không ngừng cải tiến, nâng cao công nghệ dây chuyền sản xuất hiện đại. Mặt khác, Xí nghiệp cũng luôn quan tâm đến nguồn lao động phải trẻ, khoẻ, có khả năng thích ứng với những thay đổi về môi trường, công nghệ, quy trình sản xuất. Do vậy, cơ cấu lao động theo độ tuổi của Xí nghiệp chuyển dịch theo hướng ngày càng trẻ hoá đội ngũ lao động, mặc dù sự chuyển dịch diễn ra trong những năm qua. Cơ cấu lao động theo độ tuổi của Xí nghiệp được chia thành 4 nhóm: - Nhóm 1: từ 18-25 tuổi: đó là những lao động rất trẻ, còn thiếu kinh nghiệm song họ lại ham học hỏi, nhiệt tình cao, có sức khoẻ tốt, lại có tinh thần sáng tạo, hăng say, luôn sẵn sàng làm việc. - Nhóm 2: từ 26-35 tuổi, đó là những lao động trẻ, khoẻ, có khả năng cống hiến lớn, nhất là về chất lượng sản phẩm và sáng kiến sản xuất. Ông HVH – Quản đốc cho biết: “ Những lao động trẻ, có trình độ chuyênmôn kỹ thuậ, nếu họ biết hợp lý hoá trong công việc thì sản phẩm của họ luôn nhiều hơn, thu nhập cao hơn”.(Phỏng vấn sâu số 5) - Nhóm 3: 36-45 tuổi. Nhóm này là những lao động đang ở trong độ chín về nhiều phương diện như: sức khoẻ, trình độ, tay nghề, kinh nghiệm lao động …Họ có nhiều sáng kiến tham mưu với cấp trên, giúp đỡ, chỉ bảo và là tấm gưong cho lao động trẻ phấn đấu. - Nhóm 4: 46- 55 tuổi. Nhóm này đã bắt đầu có sự suy giảm về sức khoẻ nhưng lại là những lao động tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu trong sản xuất- kinh doanh. Họ có những giải pháp thích hợp, ứng với những biến động xảy ra với Xí nghiệp và truyền thụ cho lớp trẻ những kỹ năng trong nghề nghiệp. ở nhóm tuổi này lao động làm việc chủ yếu trong bộ phận quản lý, bảo vệ…đặc biệt, lực lượng lao động trong Xí nghiệp không có người ở trong độ tuổi trên 55. Nhìn chung, cơ cấu lao động theo độ tuổi của Xí nghiệp khá hợp lý. Lực lượng lao động trẻ chiếm số đông trong tổng số lao động. Phần trăm cộng dồn lao động từ 18-35 tuổi chiếm trên 90%. Trong đó, số lao động rất trẻ trong độ tuổi từ 18-25 chiếm trên 80%. Đội ngũ lao động ở nhóm tuổi cao nhất trong Xí nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ (chưa đến 2%). Điều đáng nói là nhóm lao động này còn có xu hướng giảm qua các năm: từ 2002 đến 2003 nhóm này giảm từ 1,79% còn 1,40%; sang đến 2004 thì con số này tiếp tục giảm xuống còn 1,33%. Ngược lại, ở 3 nhóm tuổi đầu bảng đều có xu hướng tăng lên cả về số lượng và tỷ lệ. Để biết độ tuổi bình quân của Xí nghiệp, ta tính theo công thức: G = Trong đó: G: là bình quân gộp của độ tuổi lao động. Xi:: là bình quân cận dưới và cận trên trong nhóm tuổi thứ i. fi : là tần suất hiện lao động thuộc nhóm tuổi thứ i. Từ công thức trên ta tính được độ tuổi bình quân của lao động tại Xí nghiệp qua các năm 2002, 2003, 2004 là: 24,03; 23,56 và 23,74. Các con số trên cho thấy độ tuổi bình quân của lao động trong Xí nghiệp là rất trẻ và có xu hướng giảm đi. Điều này phản ánh sự trẻ hoá trong đội ngũ lao động. Đây chính là một thế mạnh trong sự phát triển đi lên của Xí nghiệp. Bởi vì, lao động trẻ luôn là những người năng động, có khả năng tiếp thu và thích ứng nhanh với công nghệ sản xuất hiện đại, góp phần giúp cho Xí nghiệp đứng vững trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh. Cơ cấu lao động trẻ là một thuận lợi lớn của Xí nghiệp song nó cũng là một thách thức không nhỏ đối với Xí nghiệp. Bởi vì, hầu hết lực lượng lao động trẻ đều chưa qua đào tạo bài bản, chỉ qua học nghề nên trình độ tay nghề chưa cao. Mặt khác, do tuổi đời còn trẻ, thời gian làm việc chưa nhiều, chưa có kinh nghiệm trong công việc. 1.2.4. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn, trình độ chuyên môn. 1.2.4.1. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn. Trình độ học vấn là nhân tố quan trọng tạo nên chất lượng lao động . Ngày nay, do sự phát triển của Khoa học- kỹ thuật, sản xuất chủ yếu dựa trên máy móc, người lao động không chỉ cần thành thạo công việc của mình mà còn rất cần có trình độ học vấn. Bởi vì, trình độ học vấn cao sẽ tạo ra khả năng tiếp thu, vận dụng nhanh chóng , hiệu quả những tiến bộ Khoa học- kỹ thuật và công nghệ. Trong quá trình đổi mới, công nghệ, mở rộng thị trường, đáp ứng những đòi hỏi về chất lượng hàng hoá, thời hạn giao nộp sản phẩm và những quy định cam kết của hợp đồng kinh tế trong bối cảnh mở rộng quan hệ sản xuất- kinh doanh hướng đến xuất khẩu, cơ cấu lao động của Xí nghiệp chuyển dịch theo hướng từng bước nâng cao trình độ học vấn. Cơ cấu và động thái chuyển dịch cơ cấu trình độ học vấn được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn (Đơn vị:Người) Năm Học vấn 2002 2003 2004 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) PTCS, PTTH 613 92,98 730 93,23 759 92,00 Trung cấp 35 5,22 39 4,98 45 5,45 Cao đẳng 7 1,04 9 1,15 12 1,45 ĐH và trên ĐH 5 0,75 5 0,60 9 1,09 Tổng 670 100 783 100 825 100 (Nguồn: Phòng tổ chức- lao động Xí nghiệp May 369) Khi tuyển dụng lao động, yếu tố đầu tiên được Xí nghiệp quan tâm là tay nghề của người lao động, xem họ có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không? Do tính chất và nhu cầu đòi hỏi của hoạt động sản xuất- kinh doanh của Xí nghiệp nên trình độ học vấn của người lao động trong Xí nghiệp nhìn chung ở mức trung bình. Số lao động tốt nghiệp PTCS, PTTH chiếm một tỷ lệ rất lớn( trên 90%). Trong khi đó, số lao động tốt nghiệp trung cấp chỉ đạt 5%, còn lao động có trình độ cao đẳng trở lên chiếm trung bình từ 1,5 đến 2%. Nghiên cứu về cơ cấu lao động theo trình độ học vấn, ta không thể bỏ qua mối liên hệ giữa trình độ học vấn và chức năng nghề nghiệp mà lao động đang đảm nhận. Bởi trên thực tế, trình độ học vấn là cơ sở quan trọng để sắp xếp, phân công lao động vào những vị trí khác nhau. Mặt khác, chức danh cũng là một nhân tố tạo động lực để người lao động nâng cao trình độ học vấn của mình. Bảng 5: Tương quan giữa trình độ học vấn và chức năng nghề nghiệp của người lao động: (Đơn vị:Người) Trình độ Chức năng PTCS, PTTH Trung cấp Cao đẳng ĐH& >ĐH Tổng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Quản lý 21 2,77 30 66,67 10 83,33 9 100 70 Trực tiếp SX 689 90,78 15 33,33 2 16,67 0 0 706 Phụ trợ 49 6,45 0 0 0 0 0 0 49 Tổng 759 100 45 100 12 100 9 100 825 (Nguồn số liệu 2004- phòng tổ chức lao động Xí nghiệp may 369) Bảng tương quan cho thấy: Trong tổng số 759 lao động tốt nghiệp PTCS & PTTH có tới 90,78% làm trong bộ phận sản xuất chính. Để đảm nhận được công việc thì số lao động này đều đã qua đào tạo chuyên môn, thấp nhất là phải có chứng chỉ học nghề hoặc có bằng công nhân kỹ thuật. Chính vì vậy, mà có một số dù tốt nghiệp PTTH nhưng họ có tay nghề, có ý thức, có trách nhiệm cao nên họ vẫ giữ vị trí quản lý như tổ trưởng hoặc tổ phó ở các tổ sản xuất. Số còn lại tham gia trong bộ phận lao động phụ trợ. Số lao động có trình độ trung cấp chủ yếu giữ chức vụ quản lý(66,67%) còn một số tham gia trực tiếp sản xuất (33,33%) Trong nhóm có trình độ từ Đại học trở lên bao gồm cả chính quy và tại chức thì hầu như giữ vai trò quản lý sản xuất với các chức danh như giám đốc, phó giám đốc, trưởng các phòng ban, quản đốc, tổ trưởng. Số này chiếm 100%. Còn số lao động có trình độ Cao đẳng làm ở bộ phận trực tiếp sản xuất do họ từ chấp nhận khi chưa có điều kiện sắp xếp công việc. Không có lao động có trình độ từ Cao đẳng trở lên xếp vào làm việc trong bộ phận phụ trợ. Như vậy, trình độ học vấn càng cao, người lao động càng có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp. Trong phỏng vấn sâu số 2 - Ông NVN cho biết: “ về trình độ học vấn của người lao động trong Xí nghiệp nhìn chung chưa phải là cao, có những người được đào tạo ở các trường CĐ Kỹ thuật, khi mới vào do chưa bố trí được công việc phù hợp, họ đều tự nguyện làm ở bộ phận trực tiếp sản xuất . Đó là những người có trình độ kiến thức, tiếp thu nhanh, làm việc có hiệu quả . Họ có thể sẽ đựoc giữ những vị trí phụ trách về kỹ thuật”. Nhìn vào bảng 6 ta thấy số lao động tốt nghiệp PTCS & PTTH chiếm tương đối lớn 759 người, trong đó phụ trợ là 49 người (6,45%) và trực tiếp sản xuất là 689 người (90,78%), còn 21 người là quản lý (2,77%). Trong bảng 5 ta thấy cơ cấu lao động theo trình độ học vấn chuyển dịch theo xu hướng tăng dần lao động có trình độ. Cụ thể là nhóm có bằng trung cấp, cao đẳng, ĐH & trên ĐH đều tăng cả về số lượng và tỷ lệ. Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu lao động về trình độ học vấn trong Xí nghiệp là một dấu hiệu tốt, bởi khi trình độ học vấn của người lao động được nâng lên thì khả năng tiếp thu công nghệ mới cũng như các tiêu chuẩn sản phẩm được nâng lên. Chất lượng lao động tăng góp phần quan trọng giúp Xí nghiệp phát triển bền vững hơn. 1.2.4.2. Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo về chuyên môn. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động đựơc đo bằng tỷ lệ người có trình độ đào tạo và trình độ tay nghề hay tính thành thạo về một lĩnh vực chuyên môn nhất định nào đó. Nó đựoc biểu hiện qua

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34172.doc
Tài liệu liên quan