MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ KHÁI QUÁT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA ẤN ĐỘ 4
1.1. Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
1.1.2. Quy định chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài 11
1.1.3. Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài 14
1.1.4. Các lĩnh vực thường được chọn trong đầu tư trực tiếp nước ngoài 16
1.1.5. Lợi ích và chi phí của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 17
1.2. Tổng quan về nền kinh tế Ấn Độ và hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Ấn Độ 19
1.2.1. Giới thiệu về nền kinh tế Ấn Độ 19
1.2.2.Tổng quan về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Ấn Độ 20
1.3. Nghiên cứu tình huống của một số doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài 33
1.3.1. Các doanh nghiệp thất bại trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài 33
1.3.2. Các doanh nghiệp thành công trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài 34
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP ẤN ĐỘ 36
2.1. Chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài của Ấn Độ 36
2.1.1. Giai đoạn trước năm 1992 36
2.1.2. Giai đoạn sau năm 1992 37
2.2. Chiến lược đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Ấn Độ 39
2.3. Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Ấn Độ 40
2.3.1. Phân tích hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Ấn Độ theo khu vực địa lý 40
2.3.2. Phân tích hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Ấn Độ theo lĩnh vực đầu tư 53
2.3.3. Phân tích hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Ấn Độ theo hình thức đầu tư 54
2.3.4. Các lợi ích mà doanh nghiệp Ấn Độ có được khi tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 61
2.4. Đánh giá về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Ấn Độ 64
2.4.1. Mặt tích cực 64
2.4.2. Mặt hạn chế 66
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG VIỆC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI 68
3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài 68
3.2. Tổng quan về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 71
3.2.1. Hệ thống pháp luật về đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam 71
3.2.2. Quy mô của hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam 73
3.2.3. Lĩnh vực mà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 76
3.2.4. Khu vực mà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 77
3.2.5. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của doanh nghiệp Việt Nam trong việc đầu tư ra nước ngoài 79
3.2.6. So sánh hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Ấn Độ 83
3.3. Bài học cho Việt Nam và một số giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển hoạt động đầu tư ra nước ngoài 88
3.3.1. Bài học cho Việt Nam 88
3.3.2. Giải pháp giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển hoạt động đầu tư ra nước ngoài 91
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
103 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2357 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Ấn Độ và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào châu Phi. Chỉ riêng Mauritius đã chiếm khoảng 70% dòng vốn đầu gtư của Ấn Độ vào châu Phi. Là một trung tâm tài chính quốc tê, Mauritius thu hút một số lượng lớn các công ty phần mềm Ấn Độ đầu tư để cung cấp phần mềm cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính. [13, tr.7]
Một quốc gia khác ở Đông Phi thu hút nhiều vốn đầu tư của Ấn Độ từ những năm 1970 là Kenya. Tại Kenya, các công ty từ Ấn Độ đầu tư vào rất nhiều các lĩnh vực từ các ngành công nghệ thấp tới các ngành đòi hỏi nhiều chất xám. Dòng vốn đầu tư từ Ấn Độ tập trung nhiều nhất vào dược phẩm, tiếp đó là máy móc và thiết bị, hóa chất, hàng dệt may và hàng thêu, giấy và sản phẩm từ giấy. Ngoài ra, còn có các lĩnh vực khác như: dịch vụ tài chính và bảo hiểm, sản phẩm nhựa và cao su, phần mềm, in ấn và xuất bản. Vào tháng 1 năm 2008, công ty Essar, một công ty của Ấn Độ đã đầu tư vào ngành lọc dầu của Kenya bằng cách mua lại cổ phần tại Tổng công ty lọc dầu Kenya. Sở dĩ các công ty Ấn Độ đầu tư nhiều vào Kenya là do hai nước có quan hệ văn hóa, thương mại và dân tộc khá lâu đời. Tuy nhiên, xung đột chính trị gần đây nhất xảy ra vào năm 2008 đã làm cho môi trường đầu tư trở nên không an toàn ở Kenya. Trong cuộc xung đột này, những người Kenya gốc Ấn Độ- vốn có vai trò là cầu nối dẫn đầu tư từ Ấn Độ sang Kenya- đã phải chịu thiệt hại nặng nề về kinh tế. Sự việc này có tác động tiêu cực tới tương lai gần của dòng vốn OFDI từ Ấn Độ vào Kenya. [13, tr.7-9]
Tại Châu Phi các doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư vào khá nhiều các lĩnh vực khác nhau. Ban đầu, dòng vốn đầu tư của Ấn Độ vào Châu Phi trong giai đoạn những năm 1960-1980 chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp nhưng từ những năm 1990, các doanh nghiệp Ấn Độ trở nên chú trọng nhiều hơn tới ngành sản xuất cơ bản và ngành dịch vụ. Nếu xét về tổng số vốn của Ấn Độ vào châu Phi trong giai đoạn 1961-2007, ngành công nghiệp chiếm nhiều nhất với 1,877 tỷ USD- gần 56%. Trong giai đoạn này, có tổng số 229 công ty hoạt động trong ngành công nghiệp Ấn Độ đầu tư vào 15 ngành khác nhau tại tổng số 23 nước tại châu Phi. Trong ngành công nghiệp, ngành đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp Ấn Độ là hóa chất (32%), cao su và nhựa (8%), thiết bị vận tải (3,7%), sản phẩm và kim loại cơ bản ( 2,2 %) và máy móc, thiết bị (1,7%). Xu hướng đầu tư vào ngành công nghiệp của Ấn Độ tại châu Phi phù hợp với kết luận của những nghiên cứu gần đây rằng đầu tư của các doanh nghiệp Ấn Độ ra nước ngoài không còn giới hạn ở những ngành công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động như trước kia nữa. [13, tr.12]
Trong giai đoạn 1961-2007, ngành dịch vụ của Châu Phi chiếm khoảng 26% tổng vốn FDI từ Ấn Độ và là ngành nhận đầu tư lớn thứ hai sau ngành công nghiệp. Trong ngành dịch vụ, lĩnh vực phần mềm và công nghệ thông tin thu hút nhiều vốn đầu tư nhất với 9,6%, tiếp đó là dịch vụ tài chính và bảo hiểm với 7,5%, dịch vụ vận tải vơi 5%, phim và giải trí 1,8%. Có khoảng 163 công ty dịch vụ Ấn Độ đầu tư tại 17 nước trên khắp châu Phi. Xét về lĩnh vực phần mềm và công nghệ thông tin thì Mauritius là nước nhận đầu tư lớn nhất Châu Phi. Với hệ thống phương tiện viễn thông trên mặt đất và cơ sở hạ tầng được trang bị tốt kết hợp với sự phổ biến của công nghệ thông tin và nguồn nhân lực có khả năng sử dụng 2 ngôn ngữ, Mauritius ngày càng thu hút nhiều vốn đầu tư từ các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Ấn Độ. Nam Phi có lực lượng lao động lành nghề, biết nhiều ngôn ngữ, lương thấp kết hợp với việc gần Trung Đông và Châu Âu, đã nổi lên như là điểm đến hấp dẫn thứ hai đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin từ Ấn Độ. Kenya và Uganda là các nước châu Phi khác thu hút các công ty phần mềm Ấn Độ. Đầu tư của Ấn Độ trong lĩnh vực dịch vụ tài chính vào Châu Phi diễn ra trong phạm vi khá rộng, như môi giới chứng khoán, dịch vụ tư vấn và quản lý đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và tài sản, cho thuê tài chính, bảo hiểm và thành lập các công ty đầu tư. Mauritius là trung tâm tài chính, đồng thời là nước nhận đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ tài chính lớn nhất từ Ấn Độ. [13, tr.13-14]
Ngoài Mauritius, còn có nhiều quốc gia châu Phi khác thu hút vốn đầu tư từ Ấn Độ trong lĩnh vực tài chính như Ai Cập, Ethiopia, Kenya, Nigeria, Nam Phi, Zambia, và Zimbawe. Hầu như tất cả các doanh nghiệp Ấn Đô đầu tư vào dịch vụ vận tải ở Châu Phi đều hướng tới Mauritius. Trong đó các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là hàng không, tàu biển và chuyển phát nhanh.
+ Châu Mỹ La tinh và vùng Caribe
So với các nước đang phát triển khác thì đầu tư của Ấn Độ vào Châu Mỹ Latinh và Caribe là hơi muộn và mới chỉ bắt đầu trong thời gian gần đây với quy mô đầu tư tương đối nhỏ. Trong những năm 1980 và 1990, tổng vốn đầu tư của Ấn Độ vào khu vực này chỉ khoảng 47 triệu đô la. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2000-2007, đầu tư của Ấn Độ vào khu vực này đã tăng lên nhanh chóng. Tính đến cuối cuối tháng 3 năm 2007, tổng vốn đầu tư của Ấn Độ vào Châu Mỹ Latinh khoảng 1179 triệu USD với khoảng 61 công ty Ấn Độ tham gia đầu tư. Trong đó, Bermuda là nước châu Mỹ Latinh nhận nhiều vốn đầu tư từ Ấn Độ nhất với khoảng 45% tổng vốn đầu tư từ Ấn Độ vào Mỹ Latinh (tương đương 531 triệu USD). Ngoại trừ một dự án trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông được thực hiện bởi công ty Reliance Infocomm, tất cả các dự án đầu tư khác của Ấn Độ vào Bermuda- một trung tâm tài chính- đều diễn ra trong lĩnh vực phần mềm và công nghệ thông tin. Có tổng số 8 công ty phần mềm Ấn Độ đầu tư vào Bermuda nhằm phục vụ nhu cầu về dịch vụ phần mềm của các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính như bảo hiểm, quỹ đầu tư. Cuba, Trinidad và Tobago, St Vincent, và Bahamas là những điểm đến khác tại ở Châu Mỹ thu hút một lượng nhỏ vốn đầu tư của một số ít các công ty Ấn Độ. [13, tr.14]
Trong giai đoạn từ những năm 1990 tới những năm 2000, đầu tư của Ấn Độ vào Châu Mỹ Latinh gần như tăng mạnh trong tất cả các lĩnh vực. Trong đó, hơn một nửa số vốn từ Ấn Độ chảy vào Châu Mỹ Latinh được đầu tư vào ngành dịch vụ, tiếp sau đó là ngành sản xuất cơ bản (chiếm 36%), và ngành công nghiệp (14%). Có tổng số 26 công ty Ấn Độ đang đầu tư tại 10 nước Châu Mỹ Latinh. Trong ngành dịch vụ, hai lĩnh vực chiếm phần lớn vốn đầu tư từ Ấn Độ là dịch vụ phần mềm (30%) và dịch vụ viễn thông (18%). Trong ngành sản xuất cơ bản, các công ty Ấn Độ chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ và khí ga. Đầu tư nhằm tìm kiếm khí ga và dầu mỏ của Ấn Độ đều được thực hiện bởi tổng công ty dầu khí Ấn Độ và hướng vào 2 nước chủ yếu là Braxin và Cuba. Đầu tư vào ngành công nghiệp diễn ra trên diện rộng nhưng phần lớn tập trung vào lĩnh vực dược phẩm, lương thực và đồ uống. [13, tr.17]
+ Châu Á và Châu Đại Dương
Các doanh nghiệp Ấn Độ bắt đầu đầu tư vào Châu Á từ năm 1961. Kể tử đó, lượng đầu tư của Ấn Độ vào Châu Á liên tục tăng. Nếu như trong những năm 1960, tổng lượng FDI của Ấn Độ vào Châu Á chỉ là 9 triệu USD thì trong những năm 1980 con số này là 61 triêu USD và tăng mạnh trong những năm 1990 để tới giai đoạn 2000-2007, con số này đạt tới 3,4 tỷ USD. Tới năm 2008, có khoảng 1298 công ty Ấn Độ đầu tư vào khu vực này. Rõ ràng, các công ty Ấn Độ rất tích cực đầu tư vào các nội khu vực, nơi có những điểm tương đồng về văn hóa, môi trường kinh doanh. [13, tr.17]
Đông Nam Á là khu vực nhận đầu tư lớn nhất từ Ấn Độ trong khu vực châu Á và châu Đại Dương với tỷ lệ vốn đầu tư nhận được là 48% so với tổng vốn trong khư vực. Trong đó, chỉ riêng Singapore đã chiếm tới 35% và trở thành nước nhận nhiều đầu tư từ Ấn Độ nhất trong khu vực Châu Á và Châu Đại Dương. Các công ty Ấn Độ đầu tư vào Singapore từ năm 1977 những phải tới đầu những năm 1990, vốn đầu tư vào nước này mới tăng mạnh. Khoảng 20% vốn FDI của Ấn Độ (tương đương với 340 triệu USD) chảy vào Singapore được đầu tư vào thiết bị vận tải, tiếp sau đó là lĩnh vực dịch vụ viễn thông (289 triệu USD tức là khoảng 16,5%), phần mềm (265 triệu USD, 13%), máy tính và điện tử (85 triệu USD, 5%). Ngoài ra còn có các lĩnh vực khác như thức ăn và đồ uống, dịch vụ tài chính và bảo hiểm, dịch vụ vận tải, hóa chất, dịch vụ xây lắp và du lịch. Với cơ sở hạ tầng được trang bị tốt, hỗ trợ cho thương mại, viễn thông, và chính sách đầu tư song phương cũng như lợi thế tiếp cận thị trường khối ASEAN, Nhật Bản, Mỹ và Úc (do Singapore đã ký hiệp ước thương mại tự do với những nước này) Singapore đã và đang trở thành điểm đầu tư ưa thích của các doanh nghiệp Ấn Độ. Gần đây có xu hướng các công ty Ấn Độ niêm yết chi nhánh của mình trên thị trường chứng khoán Singapore. [13, tr.17-20]
Xét về lĩnh vực đầu tư, cũng giống như các khu vực khác, khi bắt đầu đầu từ vào khu vực châu Á và châu Đại Dương những năm 1960, các doanh nghiệp Ấn Độ chủ yếu đầu tư vào ngành công nghiệp. Những năm 1970, các công ty dịch vụ Ấn Độ bắt đầu đầu tư vào Châu Á, tuy nhiên so với ngành công nghiệp thì còn rất khiêm tốn. Tới những năm 2000, có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu đầu tư từ ngành công nghiệp sang ngành dịch vụ. Giữa giai đoạn 1990-1999 và giai đoạn 2000-2007, tổng vốn OFDI bởi các công ty dịch vụ Ấn Độ tăng 312% so với 96 % bởi các công ty trong ngành công nghiệp và 68% bởi các công ty trong ngành sản xuất cơ bản. [13, tr.23]
Xét tổng giai đoạn 1961-2007, 57,5% tổng vốn đầu tư của Ấn Độ vào châu Á và Châu Đại Dương tập trung vào ngành công nghiệp, 32% vào ngành dịch vụ, 10,5% vào ngành sản xuất cơ bản Có tổng số 749 công ty Ấn Độ đầu tư vào khu vực này tại 33 nước châu Á và vào 16 lĩnh vực riêng lẻ. Trong các lĩnh vực riêng lẻ này, hóa chất là lĩnh vực nhận nhiều vốn đầu tư nhất với 547 triệu USD và là lĩnh vực trải trên nhiều quốc gia châu Á nhất được nhận đầu tư từ Ấn Độ. [13, tr.23]
Có tổng số 520 công ty dịch vụ Ấn Độ đầu tư khoảng 1586 triệu USD vào 24 quốc gia châu Á. Trong đó, lĩnh vực phần mềm nhận nhiều vốn đầu tư nhất với 451 triệu USD chiếm khoảng 9% tổng OFDI của Ấn Độ vào châu Á và Châu Đại Dương.
Dịch vụ viễn thông, phim và giải trí, dịch vụ xây lắp là những lĩnh vực dịch vụ thu hút nhiều vốn đầu tư khác. Có 8 công ty Ấn Độ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đầu tưu khoảng 296 triệu USD vào 7 nước. Có tới 95% vốn FDI trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông được đầu tư vào Singapore. Xếp sau là Malaysia với 3,4% và Nepal với 1,4%. Các công ty Ấn Độ đầu tư khoảng 263 triệu USD vào lĩnh vực phim truyện, giải trí và truyền hình tại 5 nước châu Á là Hong Kong, Nepal, Singapore, Sri Lanka và các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Trong dịch vụ xây lắp, 66 công ty Ấn Độ đầu tư 207 triệu USD vào 19 nước châu Á. Trong đó Indonesia là nước nhận đầu tư lớn nhất với 88 triệu USD (tương đương 43%). Xếp sau là các tiểu vương quốc Ả rập thống nhắt với 50 triệu USD (tương đương 24%) và Malaysia với 19 triệu USD (tương đương 9%). [13, tr.25]
+ Đông Nam Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập
Các doanh nghiệp Ấn Độ bắt đầu đầu tư vào khu vực Đông Nam Âu và CIS vào năm 1979. Đó là trường hợp của Usha Martin- một công ty của Ấn Độ- thành lập một công ty liên doanh tại Bosnia & Herzegovina để sản xuất dây thép với tổng vốn đầu tư là 2,4 triệu USD và 17,5 % quyền sở hữu. Trong những năm 1980 chỉ có 3 dự án đầu tư vào khu vực này. Tới giai đoạn 1990-1998, đầu tư vào giai đoạn này tăng dần trước khi tăng mạnh từ năm 2002. Vào cuối tháng 3 năm 2007, có tổng số 112 công ty Ấn Độ đầu tư vào 14 quốc gia thuộc khu vực này với tổng số vốn là 1394 triệu USD. Khu vực CIS mà dẫn đầu bởi Nga là điểm đến hấp dẫn nhất đối với dòng vốn FDI từ Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Âu và CIS với 99% tổng vốn đầu tư, trong đó Nga chiếm 85%. Có tổng số 60 công ty Ấn Độ đang hoạt động tại Nga. Trong 1128 triệu USD dòng vốn FDI Nga nhận từ Ấn Độ, có tới 95% (tức là khoảng 1070 triệu USD) được đầu tư vào lĩnh vực dầu khí. Ngoài ra còn một số lĩnh vực được ưa thích đầu tư khác như: dược phẩm 20 triệu USD, thực phẩm và đồ uống 13 triệu USD. [13, tr.26-27]
b. Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Ấn Độ tại các nước phát triển
Từ cuối những năm 1990, các công ty Ấn Độ bắt đầu vươn cánh tay đầu tư tới khu vực các nước phát triển. Trong đó, khu vực Bắc Mỹ mà chủ yếu là Mỹ là nước nhận đầu tư lớn nhất (gần 30% tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Ấn Độ vào các nước phát triển).
Dưới đây người viết xin phân tích đầu tư vào Mỹ của các doanh nghiệp Ấn Độ như một đại diện của các nước phát triển.
+ Đầu tư mới của các công ty Ấn Độ tại Mỹ
Trong giai đoạn 2004-2009, có khoảng 84 công ty Ấn Độ thực hiện 105 dự án đầu tư mới tại Mỹ với tổng số vốn đầu tư là 4961,2 triệu USD và số vốn trung bình một dự án là 47,25 triệu USD. Tính trung bình mỗi dự án tạo thêm được 128 việc làm với tổng số 13.458 việc làm. Ba bang của Mỹ nhận được đầu tư mới từ Ấn Độ nhiều nhất là Minnesota, Virginia và Texas, lần lượt chiếm 32%, 7%, 5% vốn đầu tư mới của các doanh nghiệp Ấn Độ đổ vào Mỹ. [16, tr.11]
Bảng 5: Mười bang của Mỹ nhận được đầu tư từ Ấn Độ nhiều nhất trong những năm 2004-2009
Thứ tự
Bang
Tổng vốn (Triệu USD)
Số dự án đầu tư
Số việc làm được tạo ra
1
Minnesota
1600
1
500
2
Virginia
326,2
6
633
3
Texas
245,6
11
1526
4
Illinois
243,8
6
1035
5
California
222,8
16
1404
6
Arkansas
180
2
550
7
Ohio
146,0
2
1104
8
New York
143,8
10
411
9
New Jersey
138,9
9
696
10
Maryland
101,0
2
308
Tổng (bao gồm cả những Bang khác)
4961,2
105
13458
Nguồn: Kamlesh Jain, Ph.D (November 2009), Mỹ có lợi từ hoạt động kinh doanh với Ấn Độ như thế nào?, India-US World Affairs Insitute, Inc
Xét về số việc làm được tạo ra thì 5 bang đứng đầu là Texas (1526 việc làm), California (1404 việc làm), Ohio (1104 việc làm), Illinois (1035 việc làm) và New Jersey (696 việc làm). Xét về lĩnh vực đầu tư, năm lĩnh vực nhận được nhiều vốn đầu tư của các doanh nghiệp Ấn Độ nhất (chiếm tới 80%) là Kim loại; dịch vụ phần mềm và công nghệ thông tin; giải trí; máy móc công nghiệp; công cụ và thiết bị; và dịch vụ tài chính. Mười công ty Ấn Độ đầu tư mới nhiều nhất vào Mỹ trong những năm 2000 là: Essar Steel ( 1600 triệu USD), JSW Steel ( 1000 triệu USD), Welspun (166 triệu USD), Reliance Adlabs (161 triệu USD), Indage Group (160,5 triệu USD), Advinus Therapeutics, Tata Group (153,2 triệu USD), Tata Consultancy Services (135,5 triệu USD), Flag Telecom, Reliance (124,1 triệu USD), Tata Communications ( 102, 7 triệu USD), và PSL ( 100 triệu USD). Xét về khía cạnh tạo ra việc làm, tám công ty Ấn Độ tạo ra nhiều việc làm tại Mỹ nhất lần lượt là: Jindal Organization (1895 việc làm), Essar Group (1500 việc làm), Tata Group (1380 việc làm), Welspun Group (693 việc làm), Infosys Technologies (653 việc làm), Reliance Adlabs (616 việc làm), HCL Technologies (500 việc làm), và ICICI Bank (408 việc làm). [16, tr.11-12]
+ Mua lại và sát nhập được thực hiện bởi các công ty Ấn Độ tại Mỹ
Bảng 6: Mười bang của Mỹ nhận được đầu tư từ Ấn Độ nhiều nhất theo hình thức mua lại và sát nhập trong giai đoạn 2004-2009
Thứ tự
Bang
Giá trị (Triệu USD)
Số vụ
1
Georgia
6224,6
7
2
New Jersey
2874,8
33
3
Michigan
2581,1
13
4
California
2377
55
5
Texas
1536,8
12
6
Louisiana
641,8
3
7
New York
640,3
22
8
Maryland
563,9
8
9
Illinois
560,4
17
10
Connecticut
353
4
Tổng (bao gồm cả những bang khác)
20906,4
257
Nguồn: Kamlesh Jain, Ph.D (November 2009), How Mỹ có lợi từ hoạt động kinh doanh với Ấn Độ như thế nào?, India-US World Affairs Insitute, Inc
Trong giai đoạn 2004-2009, tổng số vốn trong các vụ mua lại và sát nhập mà các doanh nghiệp Ấn Độ thực hiện tại Mỹ (khoảng 21 tỷ USD) nhiều gấp 4 lần số vốn trong đầu tư mới (5 tỷ). Trong giai đoạn này, có khoảng 236 công ty của Ấn Độ thực hiện khoảng 257 vụ mua lại và sát nhập tại Mỹ. Giá trị trung bình của mỗi vụ mua lại và sát nhập là 81,1 triệu USD, tổng giá trị tất cả các vụ là khoảng 20,91 tỷ USD. Số lượng và giá trị các vụ mua lại và sát nhập liên tục tăng cho tới năm 2007 trước khi giảm 8% về số vụ và 45% về giá trị vào năm 2008. Năm bang thu hút được vốn đầu tư nhiều nhất từ Ấn Độ là: Georgia, New Jersey, Michigan, California, và Texas. Năm bang này thu hút khoảng 75% tổng số vốn. Xét về lĩnh vực đầu tư, năm lĩnh vực đầu tư thu hút được nhiều vốn mua lại và sát nhập nhất từ Ấn Độ là: Lĩnh vực công nghiệp (36,6 %), Công nghệ thông tin (17,9%), Công nghệ sinh học, hóa chất và dược phẩm (12,5%), Ô tô (11,1%), và Viễn thông (5,2%)- năm lĩnh vực này chiếm tới 83,3% tổng số vốn. [16, tr.17-18]
2.3.2. Phân tích hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Ấn Độ theo lĩnh vực đầu tư
Lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Ấn Độ thay đồi theo từng giai đoạn.
Bảng 7: OFDI của Ấn Độ trong giai đoạn 1975-2000 theo lĩnh vực đầu tư
Giai đoạn
Tổng
Lĩnh vực đầu tư
Khác
Công nghiệp
Dịch vụ
Số dự án
Số vốn
Số dự án
Số vốn
Số dự án
Số vốn
Số dự án
Số vốn
1975-1990
230
(100)
222,45
(100)
3
(1,30)
4,04
(1,82)
128
(55,65)
145,22
(65,28)
99
(33,04)
73,22
(32,91)
1991-2000
2561
(100)
4262,23
(100)
7
(0,27)
61,14
(1,43)
1236
(48,26)
1678,92
(39,39)
1318
(51,46)
2522,17
(59,17)
Nguồn: UNCTAD (31 October 2005), Đầu tư trực tiếp ra nước nước bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ Ấn Độ, New York: United Nations Publication
Trong giai đoạn 1975-1990, 80% vốn OFDI của Ấn Độ được rót vào ngành công nghiệp. Lĩnh vực mà các doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư nhiều nhất trong giai đoạn này là dệt may và sợi - chiếm khoảng một phần tư tổng vốn đầu tư. Tiếp đó là ngành sản xuất giấy và bột giấy, kỹ thuật, chế biến thực phẩm và hóa chất. Trong khi các công ty từ các nước Đông Á thường đầu tư ra nước ngoài để sản xuất sản phẩm xuất khẩu, thì các công ty Ấn Độ lại sản xuất sản phẩm thay thế nhập khẩu. Trong giai đoạn này, các ngành liên quan tới khai thác dầu mỏ, khí ga và các tài nguyên thiên nhiên khác chưa được các doanh nghiệp Ấn Độ ưu tiên đầu tư. Xét về ngành dịch vụ, 3 ngành đứng đầu trong giai đoạn này là dịch vụ và cho thuê tài chính (12%), khách sạn và du lịch (11%), thương mại và marketing (6%). [19, tr.135-136]
So với giai đoạn 1975-1990, giai đoạn 1991-2000, tỷ trọng vốn đầu tư ra nước ngoài của ngành chế tạo công nghiệp giảm xuống còn 39%, trong khi tỷ trọng của ngành dịch vụ tăng lên và chiếm 60%.Nếu xét về số dự án được phê duyệt thì
ngành dịch vụ tăng từ 32,9% trong giai đoạn 1975-1990 lên tới 51,46% trong giai đoạn 1991-2000 còn ngành công nghiệp lại giảm từ 55,65% xuống còn 48,26% .
Trong giai đoạn 1991-2000, lĩnh vực viễn thông và thông tin của Ấn Độ nổi lên như là ngành cung cấp nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài lớn nhất trong ngành dịch vụ, chiếm khoảng 32% tổng dòng vốn trong ngành dịch vụ đầu tư ra nước ngoài. Đứng sau lĩnh vực viễn thông và thông tin là ngành truyền thông, truyền hình và xuất bản (chiếm 17%). Trong ngành công nghiệp, những lĩnh vực dẫn đầu về nguồn vốn đầu tư bao gồm: phân bón và thuốc trừ sâu (8%), dược phẩm (6%). Những năm gần đây chứng kiến nhiều công ty Ấn Độ đầu tư vào lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên nước ngoài bằng hình thức mua lại. [12, tr.14]
2.3.3. Phân tích hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Ấn Độ theo hình thức đầu tư
a. Hình thức liên doanh
Hình thức liên doanh gắn liền với giai đoạn đầu trong hoạt động OFDI của các doanh nghiệp Ấn Độ. Đó là trường hợp một xưởng may được xây dựng tại Ethiopia bởi công ty Birla và hoạt động vào đầu những năm 1960. Phải đến những năm 1970, hoạt động liên doanh của các doanh nghiệp Ấn Độ ở nước ngoài mới bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Trong số 190 vụ liên doanh đầu tư ra nước ngoài đang hoạt động hoặc đang chờ hoạt động tính tới tháng 8 năm 1986 thì chỉ có 19 vụ liên doanh được thực hiện vào trước năm 1971. Số lượng các vụ liên doanh sau năm 1982 bắt đầu giảm dần. Giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất ccủa hoạt động liên doanh với nước ngoài của các doanh nghiệp Ấn Độ là 1979-1982. Trong số 190 vụ liên doanh tính tới năm 1986 có 147 vụ đang trong quá trình hoạt động và 43 vụ đang trong giai đoạn chờ hoạt động. [15, tr.6-7]
Khu vực
Đang hoạt động
Đang chờ hoạt động
Tổng
Số lượng IJV
Số vốn IJV
Số lượng IJV
Số vốn IJV
Số lượng IJV
Số vốn IJV
Các nước đang phát triển
-Đông Nam Á
61
(41,50)
4864,33 (53,83)
9
(20,93)
501,42
(25,99)
70
(36,84)
5365,75 (48,93)
-Châu Phi
23
(15,65)
3359,62 (37,18)
8
(18,6)
563,06
(29,18)
31
(16,32)
3922,68 (35,77)
-Nam Á
21
(14,29)
213,53
( 2,36)
4
(9,30)
66,47
(3,44)
21
(11,05)
304,09
(2,77)
-Châu Đại Dương
3
(2,04)
23,22
(0,26)
1
(2,33)
52,90
(2,74)
4
(2,11)
76,12
(0,7)
-Tổng
125
(85,03)
8698,32 (96,26)
31
(72,09)
1632
(84,60)
156
(82,11)
10330,93 (94,21)
Các nước phát triển
-Châu Âu
16
(10,88)
316,26
(3,5)
8
(18,61)
151,62
( 7,86)
24
(12,63)
467,88
(4,27)
-Châu Mỹ
6
(4,08)
21,26
(0,24)
4
(9,3)
145,36
(7,53)
10
(5,26)
166,62
(1,52)
-Tổng
22
(14,97)
337,52
(3,74)
12
(27,91)
296,98
(15,4)
34
(17,89)
634,5
(5,79)
Tổng cộng
147
(100)
9035,84
(100)
43
(100)
1929,59
(100)
190
(100)
10965,43
(100)
Bảng 8: IJV ra nước ngoài tính tới năm 1986 theo khu vực địa lý
Nguồn: K.V.K. Ranganathan (1988), Đầu tư theo hình thức liên doanh của Ấn Độ ở nước ngoài, Viện nghiên cứu và phát triển công nghiệp
Từ bảng 8 ta có thể thấy:
Số lượng các dự án liên doanh của các doanh nghiệp Ấn Độ (Indian Joint Ventures-IJV) chủ yếu tập trung ở các nước Đông Nam Á. Trong số 147 IJV đang hoạt động, có tới 61 IJV là ở khu vực Đông Nam Á (chiếm 41%). Trong khi tỷ lệ này ở châu Mỹ và châu Đại Dương lần lượt là 4% và 3%. Nếu xét về quy mô vốn đầu tư, thì mức độ tập trung của IJV vào khu vực Đông Nam Á càng cao hơn bởi khu vực này chiếm hơn 50% vốn đầu tư liên doanh ra nước ngoài của các doanh nghiệp Ấn Độ. Tương tự, châu Phi chỉ chiếm 16% tổng số IJV trong khi chiếm tới 37% về tổng vốn đầu tư. Tổng vốn IJV của 2 khu vực này chiếm tới 9/10 tổng vốn IJV trên thế giới. Đông Nam Á, Châu Phi và Nam Á chiếm 80% tổng vốn chủ sở hữu của các IJV đang trong quá trình hoạt động. Các IJV đang trong quá trình chờ hoạt động chiếm gần 1/5 tổng số vốn chủ sở hữu IJV.
Bảng 9: IJV ra nước ngoài theo tỷ lệ tham gia vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (%)
Đang hoạt động
Đang chờ hoạt động
Tổng
Số lượng IJV
Số vốn IJV (triệu USD)
Số lượng IJV
Số vốn IJV (triệu USD)
Số lượng IJV
Số vốn IJV (triệu USD)
0-10
8
(5,44)
120,97
(1,34)
3
(6,98)
116,85
(6,06)
11
(5,79)
2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Ấn Độ và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam.doc