Sở dĩ có sự chuyển dịch như vậy là do giá thành tàu đóng mới và
sửa chữa các loại tàu thông thường của các nhà máy ở Châu Âu rất cao so
với các nhà máy đóng tàu biển ở Châu Á. (Thông thường trong cơ cấu giá
thành sản phẩm tàu đóng mới chi phí nhân công chiếm 20 – 30%). Hiện
tại, ở các nước công nghiệp phát triển chi phí nhân công lên cao trong khi
các sản phẩm tàu thuỷ thường là đơn chiếc. Khả năng ứng dụng tự động
hoá khó khăn, chi phí đầu tư đổi mới thiết bị không nhỏ. Hơn nữa ngành
công nghiệp đóng tàu biển không thể gọi là ngành công nghiệp sạch như
các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao (điện tử, tin học) trong khi
chỉ tiêu về môi trường của khu vực Châu Á rất cao.
85 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2116 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng, giải pháp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển và vai trò của ngành này trong chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh độ ngày càng cao, đủ khả năng tiếp
thu công nghệ hiện đại, bổ sung một lực lượng lao động hùng hậu cho giai
cấp công nhân Việt Nam . Ngành đã giải quyết việc làm cho gần một vạn
người lao động, cùng với hàng vạn lao động của các ngành vệ tinh, dịch vụ
khác. Sự phát triển của công nghiệp đóng tàu biển tạo cơ sở thu hút thêm
lao động, giải quyết việc làm cũng như tác động mạnh đến phân bổ lại lao
động theo hướng chuyển dịch lao động nông nghiệp sang công nghiệp và
dịch vụ, lao động khu vực nông thôn sang khu vực đô thị, đồng thời tác
động đến việc nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập, cải thiện từng
bước đời sống của người lao động.
5.4. Cùng với các ngành công nghiệp quan trọng khác, ngành
công nghiệp đóng tàu biển góp phần hình thành các vùng kinh tế
trọng điểm của đất nước.
5
Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam – Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2002
34
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
Tại vùng kinh tế Đông Bắc, ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu
là một trong những ngành chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước với cơ
sở đóng mới và sửa chữa tàu lớn nhất cả nước. Công nghiệp đóng tàu biển
ở đây đã góp phần tạo vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia, là ngành kinh
tế mũi nhọn của địa phương, vùng.
* Đánh giá về tình hình phát triển ngành đóng tàu biển Việt Nam
Thành tựu
Về cơ bản, hệ thống cơ sở sản xuất đóng tàu biển đã được hình
thành ở cả 3 khu vực Bắc, Trung, Nam, đặc biệt là khu vực phía Bắc tập
trung số lượng lớn các nhà máy có quy mô tương đối hoàn chỉnh so với cả
nước.
Trong những năm qua, các nhà máy, cơ sở phục vụ sửa chữa tàu
biển nước ta đã tham gia sửa chữa trên 250 chiếc/năm các loại tàu biển từ
cỡ 1.000DWT đến lớn nhất là 20.000DWT6, phục vụ các tàu biển trong
nước và tàu nước ngoài đến cảng Việt Nam với chất sửa chữa tương đối
khá (được đánh giá tương đương với Trung Quốc, Philippin và Indonesia),
nhất là nhà máy Phà Rừng, Bạch Đằng. Hơn nữa, giá thành lại thấp
(khoảng 60 – 65% mức giá của khu vực Đông Nam Á), nên đã có sức hút
và là địa chỉ quá quen thuộc đối với các chủ tàu trong nước cũng như nước
ngoài. Doanh thu của những nhà máy lớn như Phà Rừng, Bạch Đằng
những năm gần đây đạt đến 6 – 6,5 triệu USD/năm cho công tác đóng mới
và sửa chữa.
6
Vinashin
35
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
Với khả năng đóng mới còn khiêm tốn, chất lượng đóng tàu biển
còn chưa cao, nhưng các sản phẩm của ta đã đảm bảo được các yêu cầu
của chủ hàng, theo đúng qui phạm và công ước quốc tế, có chế độ bảo
hành…, giá thành thấp so với giá đóng tàu biển nước ngoài.
Cùng với sự lớn mạnh của nên công nghiệp Việt Nam, ngành công
nghiệp đóng tàu biển đã và đang từng bước tạo thế và lực, tạo sự tích tụ về
lượng và thay đổi về chất. Ngành đã xây dựng được hệ thống các cơ sở
đóng và sửa chữa tàu theo dọc chiều dài đất nước, đã mở rộng liên doanh
liên kết với các đối tác nước ngoài, hình thành được 4 liên doanh có vốn
đầu tư nước ngoài, góp phần nâng lên một bước năng lực trong lĩnh vực
mở rộng thị trường sản phẩm, cung cấp nguyên vật liệu phục vụ ngành
công nghiệp đóng tàu biển trong nước; nâng cao năng lực đóng mới và sửa
chữa tàu có trọng tải lớn, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương. Ngành công nghiệp đóng tàu biển đã hình
thành được cơ cấu đồng bộ từ đào tạo, nghiên cứu thiết kế đến sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh sự phát triển sản xuất kinh doanh trong cơ chế
thị trường, ngành đã có được đội ngũ cán bộ kinh tế, kỹ thuật am hiểu sâu
sắc nghề nghiệp, nhạy cảm với thị trường cùng đội ngũ công nhân kỹ thuật
lành nghề đã tạo ra một khối lượng sản phẩm khá lớn, đã đóng và sửa chữa
những con tàu có trang thiết bị kỹ thuật phức tạp mà trong nước ít có đơn
vị nào đảm đương được. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, sản phẩm
tàu thủy Việt Nam có một thị trường rộng lớn trong và ngoài nước - đây là
một trong những thuận lợi lớn mà ngành tạo ra.
Cùng với sự tiến bộ về tổ chức, tích tụ tập trung nâng cao năng lực sản
xuất và khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu thị trường, bước đầu ngành
36
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam đã có những tiến bộ về công nghệ,
nâng cao chất lượng sản phẩm, đạt nhịp độ tăng trưởng cao trong hoạt
động sản xuất king doanh. Viện khoa học công nghệ tàu thủy và các công
ty tư vấn thiết kế đã sử dụng hình thức thiết kế tự động CAD vào thiết kế
tàu, đã nghiên cứu chế thử thành công nhiều loại máy móc thiết bị tàu
thủy. Một số cơ sở sản xuất đã đưa dây chuyền làm sạch và sơn vỏ tàu đạt
tiêu chuẩn đăng kiểm quốc tế vào trong quá trình chế tạo sản phẩm. Các
thiết bị cắt kim loại dùng oxy và axêtylen đang dần dần được thay thế bằng
thiết bị cắt dùng khí hoá lỏng LPG, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và
giảm ô nhiễm môi trường. Một trung tâm bể thử mô hình hiện đại đang
được khẩn trương hoàn thiện nhằm thử nghiệm tính năng tàu thủy. Ngành
đang đầu tư 2 dây chuyền chế tạo tàu đánh bắt cá xa bờ bằng vật liệu
composite với công suất 100 chiếc/năm.
Khó khăn và tồn tại
Mặc dù ngành đã đạt được kết quả nhất định, đã và đang tạo ra được
một lượng hàng hoá có giá trị lớn cả về mặt số lượng và tính năng kỹ thuật,
nhưng nhìn vào hiện trạng ngành nổi cộm lên một số tồn tại
Trong khi lực lượng sản xuất còn rất nghèo nàn lạc hậu thì đầu tư lại
hết sức phân tán. Chúng ta đã bước đầu đầu tư chiều sâu trang thiết bị các
loại máy công cụ hiện đại cho các cơ sở sản xuất, nhưng vốn đầu tư từ
nguồn ngân sách đã ít lại còn phân tán manh mún, không đồng bộ, kém
hiệu quả. Thậm chí trong khi chưa sử dụng hết công suất và năng lực của
những cơ sở hiện có lại tìm cách đầu tư và bổ sung tiếp những dây chuyền
sản xuất tương tự ở các đơn vị khác làm tăng thêm sự lãng phí và ảnh
hưởng đến sự phát triển chung của toàn ngành.
37
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
Trên phạm vi toàn quốc, khối các nhà máy của ngành công nghiệp
đóng tàu biển chỉ chiếm 55% sản lượng, còn lại khối các nhà máy của Bộ
Quốc phòng chiếm 30% sản lượng, và các nhà máy trực thuộc Bộ Thủy
sản, Bộ Công nghiệp , Bộ xây dựng…và một số địa phương chiếm 15%
sản lượng. Sự phân tán như vậy làm cho năng lực sản xuất hiện có không
có điều kiện phát huy một cách đầy đủ, trình độ tích tụ thấp. Trong khi
ngành công nghiệp đóng tàu biển có lực lượng công nhân kỹ thuật, kỹ sư
đóng tàu biển và cán bộ quản lý tương đối đồng bộ với trình độ chuyên
môn tay nghề cao, cơ sở vật chất kỹ thuật khá đầy đủ, cho phép đóng mới
được các loại tàu đến cỡ 10.000T và sửa chữa được các loại tàu tới cỡ
20.000T thì các chương trình đóng mới tàu có công suất lớn đánh bắt cá xa
bờ, các tàu tuần tiễu cao tốc cho cảnh sát biển, tàu hút bùn…lại do các Bộ,
Ngành khác quản lý và họ lại đang đầu tư tiền vốn từ nguồn ngân sách để
xây dựng cơ sở có công nghệ tương tự, làm mới từ đầu các sản phẩm nói
trên.
Công nghệ còn lạc hậu, ở phần lớn các cơ sở sửa chữa hiện nay thời
gian sửa tàu thường kéo dài, năng suất khai thác bị hạn chế (trung bình
khoảng 50 – 60% công suất thiết kế). Năng lực sản xuất của ngành còn nhỏ
bé so với các ngành công nghiệp khác.
Ngoài ra, cơ chế chính sách và sự quản lý của Nhà nước không tập
trung, có biểu hiện phân tán, dẫn đến tình trạng mất mát thị trường và thất
thoát nguồn tài chính của quốc gia. Các chủ tàu vận tải trong nước liên
doanh với nước ngoài nhiều năm gần đây vẫn đưa tàu đi sửa ở nước ngoài,
trong khi năng lực ở trong nước có thể đảm đương được. Việc mua, nhập
38
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
tàu thuyền cũng thường không được quản lý chặt chẽ và theo một nguyên
tắc thống nhất.
Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với công nghiệp đóng tàu biển vẫn còn
thiếu những chính sách cơ bản, tuy thời gian gần đây đã có một số chủ
trương tích cực như chính sách hỗ trợ về vốn đầu tư phát triển, chính sách
thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT nhưng vẫn gặp nhiều trở ngại khi triển
khai thực hiện.
- Như vậy, muốn phát triển vận tải biển và các ngành kinh tế biển thì
ngành công nghiệp cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu phải phát triển
phù hợp. Có thể nói đóng tàu biển là một ngành kinh tế - kỹ thuật quốc
gia. Việc phát triển đội tàu vận tải, đội tàu chuyên chở hành khách của
Việt Nam là phương hướng có tính chiến lược trong việc phát triển
kinh tế đất nước. Tuy nước ta có lợi thế về tuyến hàng hải, song thực
tế ngành công nghiệp đóng tàu biển của chúng ta phát triển chưa
tương xứng. Nhìn chung từ những thập niên 60- ở miền Bắc, ngoại trừ
nhà máy đóng tàu biển Bạch Đằng do Trung Quốc giúp ta xây dựng có
khả năng đóng được cỡ tàu 1.000DWT thì các cơ sở khác chỉ đóng các
tàu nhỏ và sà lan. Qua hơn bốn mươi năm xây dựng và phát triển,
ngành công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam hiện nay có thể vẫn được
coi là ngành non trẻ cần phải được quan tâm, đầu tư phát triển. Mặc dù
trong giai đoạn từ 1990 đến nay ngành đã đạt được nhiều thành tích rất
đáng tự hào (như đã trình bày ở trên) nhưng ngành đã gặp không ít
khó khăn vướng mắc ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển sản xuất kinh
doanh và đầu tư xây dựng:
39
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
- Sản phẩm của ngành công nghiệp đóng tàu biển có giá trị lớn, thời
gian chế tạo dài, vốn kinh doanh của doanh nghiệp ít phải đi vay để
sản xuất. Nếu áp dụng lãi suất hiện hành với thời gian và tính chất
sản phẩm như vậy thì sản phẩm sản xuất ra giá thành sẽ rất cao,
khả năng cạnh tranh thấp, không có lãi, khó tiêu thụ.
- Cũng do tính đặc thù của sản phẩm, do yêu cầu kỹ thuật đối với
công nghiệp đóng tàu biển nên vật tư thiết bị chủ yếu phải nhập
ngoại vì trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng
chưa đảm bảo yêu cầu chất lượng của sản phẩm, mức thuế nhập
khẩu đối với loại hàng này còn nhiều điểm bất cập, chưa được điều
chỉnh cho phù hợp và tạo điều kiện cho công nghiệp đóng tàu biển
.
- Các đơn vị trong nước có nhu cầu sử dụng phương tiện thuỷ là sản
phẩm của ngành công nghiệp đóng tàu biển đều muốn mua tàu cũ
của nước ngoài, do đó sản phẩm sản xuất trong nước khó tìm được
khách hàng. Về tâm lý, các chủ tàu muốn mua tàu cũ của nước
ngoài vì giá rẻ. Đây là điều bất cập lớn nhất giữa các chủ tàu và
người đóng tàu biển nếu không có sự can thiệp của Chính phủ thì
không thể giải quyết được.
- Từ năm 1997, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khu vực, các
chủ tàu thiếu vốn nên trong hợp đồng đóng tàu biển, phần lớn họ
yêu cầu phương thức thanh toán là chìa khoá trao tay (ví dụ tàu
6.500T) hoặc thuê mua, mua trả chậm (như tàu dầu 3.500T) đòi hỏi
ngành công nghiệp đóng tàu biển phải tự thu xếp vốn, mà việc vay
vốn tại các ngân hàng không phải là điều đơn giản.
40
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
II. Vai trò của ngành công nghiệp đóng tàu biển trong chuyên chở hàng
hoá xuất nhập khẩu
1. Đặc điểm của phương thức vận tải bằng đường biển
1.1. Ưu điểm của phương thức vận tải bằng đường biển
Tất cả các phương thức vận tải có thể tham gia chuyên chở hàng hoá
xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, lựa chọn phương thức nào để chuyển phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như: loại hàng, hành trình của hàng hoá, điều kiện
buôn bán, loại bao bì, yêu cầu của khách hàng. Một yếu tố quan trọng nữa
cần phải tính đến là đặc điểm, ưu, nhược điểm của phương thức vận tải.
Sau đây là bảng so sánh tính ưu việt của từng phương thức vận tải theo
một số tiêu chí.
Bảng 6. Bảng so sánh đặc điểm của các phương thức vận tải
Nguồn: Bộ Giao thông vận tải
41Xếp
hạng
Tốc độ
Tính đều
đặn
Độ tin
cậy
Năng lực
vận chuyển
Tính linh
hoạt
Giá thành
1
Đường
không
Đường
ống
Đường
ống
Đường thuỷ
Đường ô
tô
Đường thuỷ
2
Đường ô tô
Đường ô
tô
Đường
ô tô
Đường sắt
Đường
sắt
Đường ống
3
Đường sắt
Đường
sắt
Đường
sắt
Đường ô tô
Đường
không
Đường sắt
4
Đường thuỷ
Đường
sắt
Đường
thuỷ
Đường
không
Đường
thuỷ
Đường ô tô
5
Đường ống
Đường
thuỷ
Đường
không
Đường ống
Đường
ống
Đường
không
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
Qua bảng trên ta có thể thấy vận tải đường thuỷ chiếm ưu thế vượt trội
về năng lực vận chuyển và giá thành. Đây là hai tiêu chí hàng đầu được
nhắc đến khi lựa chọn phương thức vận tải. Chính vì hai ưu thế vượt trội
này mà hiện nay phương thức vận tải bằng đường biển tham gia chuyên
chở tới hơn 80% tổng hàng hoá thương mại trên thế giới7. Sở dĩ vận tải
đường biển đóng vai trò quan trọng như vậy trong thương mại quốc tế vì
nó có những ưu điểm nổi bật sau:
- Vận tải đường biển có năng lực vận chuyển lớn: Phương tiện vận tải
trong vận tải đường biển là các tàu có sức chở lớn, lại có thể chạy nhiều
tàu trong cùng một thời gian, trên cùng một tuyết đường, thời gian tàu
nằm chờ đợi tại các cảng giảm nhờ sử dụng container và các phương
tiện xếp dỡ hiện đại nên khả năng thông qua cảng rất lớn
- Vận tải đường biển thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng
hoá trong thương mại quốc tế. Đặc biệt thích hợp là loại hàng rời có giá
trị thấp như: than, quặng, ngũ cốc, phôt phát, dầu mỏ
- Chi phí vận chuyển xây dựng các tuyết đường hàng hải thấp: Các tuyến
đường hàng hải hầu hết là các tuyết đường thông tự nhiên nên không
đòi hỏi nhiều vốn, nguyên vật liệu, sức lao động để xây dựng, duy trì,
bảo quản trừ việc xây dựng các kênh đào và hải cảng.
- Giá thành vận tải biển rất thấp: giá thành vận tải biển thuộc vào loại
thấp nhất trong tất cả các phương thức vận tải do trọng tải biển lớn, cự
ly vận chuyển trung bình lớn, biên chế ít nên năng suất lao động trong
ngành vận tải biển cao. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong vận tải và
7
Ths. Mai Văn Khang – Hiện trạng đội tàu biển Việt Nam
42
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
thông tin được áp dụng nên giá thành vận tải biển có xu hướng ngày
càng hạ thấp hơn.
Những ưu điểm trên khiến cho vận tải biển trở thành phương thức phổ
biến nhất trong chuyên chở hàng hoá xuất khẩu. Đặc biệt khi chuyên chở
hàng hoá container ngày càng phát triển, thì chuyên chở bằng đường biển
lại càng đóng vai trò quan trọng. Có thể thấy rõ vai trò của phương thức
vận tải biển đối với chuyên chở hàng hóa trên thế giới ngày càng tăng
thông qua bảng sau:
Bảng 7. Buôn bán đường biển của thế giới theo một số mặt hàng
qua các năm ( tỷ tấn/ hải lý)
Nguồn: Tạp chí hàng hải số 7/2001
Thực tế nước ta là một quốc gia biển, với hơn hơn 3.260km bờ biển
dọc theo đất nước và trên 1 triệu km vùng đặc quyền kinh tế biển.Vị trí địa
lý của Việt Nam nằm ngay sát đường vận tải biển quốc tế, nằm trong khu
vực có những cảng quốc tế lưu lượng hàng luân chuyển các loại lớn nhất
thế giới. Việt Nam còn là con đường biển gần nhất của bán đảo Đông
43Năm
Dầu thô
Sản phẩm
dầu
Quặng
sắt
Than
Ngũ
cốc
Hàng
khác
Tổng
cộng
1970
5597
890
1093
418
475
2118
10645
1980
8385
1020
1613
952
1087
3720
16777
1990
6261
1560
1978
1849
1073
4440
17161
1995
7225
1945
2287
2176
1160
5395
20188
1997
7563
2050
2420
2270
1153
5970
21413
2000
8563
2320
2805
2434
1241
6607
23970
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
Dương, Bắc Thái Lan và Nam Trung Quốc, đó là một tiềm năng tạo ra ưu
thế đối với khu vực để có thể phát triển kinh tế biển, đặc biệt là giao thông
vận tải biển. Hơn nữa, Việt Nam nằm ngay tại khu vực có nền kinh tế phát
triển năng động nhất thế giới trong thập kỷ qua, và cũng là quốc gia có tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm liền. Đầu tư trực tiếp vào Việt
Nam và các nước trong khu vực kéo theo đó là sự gia tăng mạnh mẽ khối
lượng hàng hoá xuất nhập khẩu và nhu cầu vận tải biển.
Chính vì vậy, phát triển đội tàu biển nói riêng hay ngành hàng hải nói
chung, trong đó có ngành đóng tàu biển Việt Nam là một nhiệm vụ quan
trọng trong những năm tới.
1.2. Nhược điểm của vận tải bằng đường biển
Ngoài những ưu điểm đã nêu, vận tải biển có một số nhược điểm sau:
+ Ngành vận tải này chỉ được áp dụng ở những quốc gia có biển thông với
đại dương.
+ Vận tải biển phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên, điều kiện hàng
hải. Các tàu biển thường gặp rất nhiều rủi ro hàng hải như: Mắc cạn, đắm,
cháy, đâm vào nhau, đâm phải đã ngầm, mất tích, sóng thần…theo thống
kê của các công ty bảo hiểm, hàng tháng trên thế giới có khoảng 300 tàu
biển bị các tai nạn trên, trong đó có nhiều trường hợp tổn thất toàn bộ.
+ Tốc độ của các tàu biển tương đối thấp. Tốc độ của các tàu chờ hàng
hiện nay khoảng 14 - 20 hải lý trên giờ. Tốc độ này là thấp so với tốc độ
của máy bay, tàu hoả. Về mặt kỹ thuật, người ta có thể đóng các tàu biển
44
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
có tốc độ cao hơn nhiều. Tuy nhiên, đối với các tàu chở hàng, người ta
phải duy trì một tốc độ kinh tế nhằm giảm giá cước vận tải.
Như vậy, vận tải bằng đường biển có một số nhược điểm cần khắc
phục như tốc độ chậm, nhiều rủi ro hàng hải. Nghiên cứu ưu, nhược điểm
của phương thức vận tải biển sẽ giúp ta có thể hạn chế bớt nhược điểm
cũng như phát huy được lợi thế của phương thức này. Từ đó đề ra giải
pháp cho ngành đóng tàu biển Việt Nam để nâng cao chất lượng tàu biển
nhằm tăng tốc độ chuyên chở, đầu tư cảng biển và các công cụ phục vụ
xếp dỡ để giảm bớt thời gian và rủi ro hàng hải.
2. Vai trò của ngành đóng tàu biển Việt Nam trong chuyên chở hàng hoá
xuất nhập khẩu trong những năm vừa qua
Như đã phân tích ở trên, Việt Nam với tốc độ tăng trưởng GDP hàng
năm trung bình 7%, là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao
nhất thế giới. Cùng với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm, lượng
hàng hoá xuất nhập khẩu của nước ta cũng không ngừng tăng lên.
Bảng 8. Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm
45Năm
Xuất khẩu (triệu
USD)
Tốc độ tăng
(%)
Nhập khẩu
(triệu USD)
Tốc độ
tăng (%)
1995
5.448,9
34,4
8.155,4
40,0
1996
7.255,9
33,2
11.143,6
36,6
1997
9.185,0
26,6
11.592,3
4,0
1998
9.360,3
1,9
11.499,6
-0,8
1999
11.541,4
23,3
11.742,1
2,1
2000
14.482,7
25,5
15.636,5
33,2
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
Nguồn : Thời báo kinh tế Việt Nam 26/11/2003
Sản lượng hàng hoá thông qua hệ thống cảng Việt Nam năm 2001 đạt
91.415.974 tấn, tăng 10,26% so với năm 2000. Trong đó hàng container
đạt 1.345.587 TEU, tăng 17.25%; hàng lỏng đạt 31.198.434 tấn, tăng
9.6%; hàng khô đạt 35.465.521 tấn, tăng 7,5%; hàng
quá cảnh đạt
9.626.847 tấn, tăng 5%8
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và tốc độ tăng nhanh
của lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, đội tàu biển quốc gia Việt Nam đã có
sự tăng trưởng đáng kể cả về lượng và chất. Theo số liệu của Cục hàng hải
Việt Nam, tính đến tháng 6/2003, đội tàu biển nước ta đạt hơn 2,4 triệu
tấn trọng tải, tăng gần gấp đôi so với năm 19989
Bảng 9. Thống kê đội tàu biển Việt Nam
Nguồn : Tạp chí Hàng Hải Việt Nam 10/2003
Trong đó kết cấu đội tàu như sau:
Bảng 10. Kết cấu đội tàu biển Việt Nam (theo thống kê chưa đầy đủ
đến hết tháng 6/2003)
8
9
Bảo Khanh - Cảng biển Việt Nam trên đường hội nhập
Ths. Mai Văn Khang – Hiện trạng đội tàu biển Việt Nam
46Loại tàu
Số lượng
Dung tích(GT)
Trọng tải(DWT)
Tàu container
19
146.579,00
185.682,26
Tàu hàng khô
565
736.639,71
1.149.631,24
Tàu dầu &
DV
116
718.425,37
1.023.179,69
2001
15.027,0
3,8
16.162,0
3,4
2002
16.530,0
10,0
19.300,0
19,4
10/2003
18.620,0
22.150,0
Năm 1995
Năm 1998
6/2003
Tổng số
324 tàu
796 tàu
877 tàu
Tổng trọng tải
795.772 DWT
1.220.750 DWT
2.414.092
Tuổi bình quân
19,5 tuổi
14,04 tuổi
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
Nguồn : Tạp chí Hàng Hải Việt Nam 10/2003
Cùng với sự tăng lên về số lượng, các con tàu mới ngày càng được
hoàn thiện hơn với những trang thiết bị hiện đại, năng lực chuyên chở lớn
và công dụng phù hợp với sự thay đổi trong ngành vận tải trên thế giới.
Quá trình hiện đại hoá đội tàu biển quốc gia còn được đánh dấu bằng
sự xuất hiện của những tàu container hiện đại, có khả năng chạy cận viễn
dương. Những tàu container không chỉ đa dạng hoá phương thức vận
chuyển hàng hoá mà thực tế đã đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà
nước, đánh dấu sự xuất hiện diện của đội tàu container Việt Nam trên thị
trường vận chuyển container quốc tế.
Các phương tiện vận tải thuỷ do ngành công nghiệp đóng tàu biển tạo
ra phục vụ cho các nhu cầu vận tải trong nước và cho xuất khẩu hàng hoá
của Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu
vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu. Trong đội tàu biển của ngành hàng hải
Việt Nam, phương tiện đóng mới trong nước chỉ chiếm 17,5% tổng trọng
tải; 56,15% số chiếc, còn lại chúng ta vẫn phải sử dụng tàu được đóng ở
nước ngoài (14 nước khác nhau) dưới hình thức vay mua tàu cũ. Hiện nay
đội tàu biển Việt Nam chỉ có khả năng đảm nhiệm khoảng 80% nhu cầu
vận chuyển đường biển nội địa và 10% yêu cầu hàng hoá xuất nhập khẩu
của cả nước, chưa tính đến đội tàu vận tải dầu thô 10(xem bảng 11)
10
www.vnexpress.net
47Tàu khác
177
52.370,52
5.598,81
Tổng số
877
1.654.014,60
2.414.092,00
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
Bảng 11. Thống kê số liệu thực hiện sản lượng (QXNK) và thị phần
vận tải (%) của đội tàu biển Việt Nam
Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam, Viện chiến lược Phát triển GTVT
Như vậy, có thể thấy tuy thị phần chuyên chở của đội tàu Việt Nam
tăng hàng năm nhưng năng lực đóng tàu biển nước ta là quá thiếu hụt so
với yêu cầu vận tải biển ngay trong hiện tại, chưa nói đến nhu cầu tăng
trưởng vận chuyển hàng hoá phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong những
giai đoạn tới đây.
CHƯƠNG III
48Năm
Q (X.N.K) (tấn)
Thị phần (%)
1996
34,980
10
1997
38,470
12
1998
42,796
14
1999
49,300
14
2000
52,130
15
2001
57,791
16
2002
77,370
16.5
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
CHIẾN LƯỢC, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐÓNG TÀU BIỂN VIỆT
NAM VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA NGÀNH NÀY TRONG CHUYÊN
CHỞ HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU
I. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam
1. Những căn cứ xác định chiến lược phát triển ngành đóng tàu biển Việt
Nam
1.1. Môi trường phát triển
1.1.1. Trong nước.
Việt Nam có bờ biển dài với nhiều điều kiện tự nhiên rất thuận lợi
cho phát triển vận tải biển, ven biển. Ngoài ra, với nhiều vịnh biển kín gió,
có độ sâu tự nhiên lớn, không sa bồi, lại nằm kề bên các tuyến đường hàng
hải quốc tế huyết mạch của thế giới như tuyến Á - Âu - Mỹ, Bắc Á - Úc,
tuyến khu vực Đông Nam Á…Việt Nam hội đủ các yếu tố cần thiết cho
phát triển hệ thống cảng quốc tế nước sâu phục vụ nhu cầu quốc gia và
tham gia hệ thống cảng trung chuyển quốc tế. Đây là yếu tố thuận lợi đầu
tiên cho việc phát triển ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu Việt Nam
.
Hơn nữa, Sau 15 năm đổi mới (1986 – 2000) và 10 năm thực hiện
chiến lược ổn định, phát triển kinh tế – xã hội (1991 – 2000), đến nay nền
kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng tạo
điều kiện thúc đẩy ngành công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam phát triển
- Tổng sản phẩm trong cả nước năm 2000 tăng gấp đôi so với năm
1990. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 7%, là một
49
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Kết
cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và năng lực sản xuất một số sản phẩm
quan trọng tăng hơn trước.
- Công nghiệp Việt Nam đã có những chuyển biến cơ bản: Tốc độ phát
triển công nghiệp tính theo giá trị sản xuất tăng bình quân trên 13%
trong các năm 1995 – 2000. Tuy công nghiệp là lĩnh vực chịu tác
động trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, năm 1999 vẫn
giữ nhịp độ tăng trưởng là 10,4%, năm 1997 là 13,8% năm 1998 là
12,5% và năm 2000 đạt 15,7% cao nhất từ trước đến nay. Các ngành
công nghiệp có mức tăng trưởng cao là nhờ mức tăng cao của công
nghiệp khai thác là 15% (khai thác dầu thô 20%, điện năng 15%)11.
- Môi trường phát triển công nghiệp Việt Nam , đặc biệt là môi trường
thương mại đã có bước tiến mới: Việt Nam đã gia nhập AFTA và cam
kết thực hiện CEPT đến năm 2006 giảm mức thuế xuống dưới 5%.
Các hạn chế định lượng và các hàng rào phi thuế quan khác đối với
các sản phẩm tham gia chương trình CEPT sẽ phải bãi bỏ. Hiệp định
thương mại Việt – Mỹ đã được ký kết, việc đàm phán gia nhập WTO
đang được tiến hành khẩn trương.
- Việt Nam còn có đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật đóng tàu biển có
tay nghề khá, được đào tạo cơ bản tại các nước Châu Âu có trình độ
đóng tàu biển cao như Liên Xô (cũ), Ba Lan, Đức…Ngay từ cuối
những năm 50 và cho đến những năm 80, Nhà nước đã có kế hoạch
11
www.vneconomy.com.vn
50
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
đầu tư lâu dài cho ngành cơ khí. Hầu hết những học bổng đào tạo bậc
đại học, sau đại học ở nước ngoài được dành cho những người ưu tú
nhât. Ngành GTVT được giao nhiệm vụ chuẩn bị đội ngũ cán bộ công
nhân viên đưa đi thực tập tại Ba Lan nhằm chuẩn bị cho kế hoạch
đóng tàu biển vạn tấn ngay từ những năm 1970.
Tuy nhiên trước mắt chúng ta còn nhiều thách thức lớn:
- Tình trạng thấp kém của nền kinh tế , khoảng cách về trình độ phát
triển giữa nước ta với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực
còn rất lớn. Trong khi đó đất nước đi lên trong điều kiện cuộc cạnh
tranh quốc tế ngày càng khốc liệt, một bộ phận cán bộ, Đảng viên
trong bộ máy Nhà nước mắc bệnh tham những quan liêu.
- Cơ chế chính sách còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa tạo nên động lực
mạnh để phát triển .
- Về công nghiệp, nhìn chung hiệu quả của sản x
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng, giải pháp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển và vai trò của ngành này trong chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam những .docx