Khóa luận Thực trạng hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam và một số nước trên thế giới, bài học kinh nghiệm

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI 3

1. Sự ra đời, khái niệm, đặc điểm bảo hiểm tiền gửi 3

1.1. Sự ra đời 3

1.2.Khái niệm Bảo hiểm tiền gửi 3

1.3. Đặc diểm của Bảo hiểm tiền gửi 5

2. Mục tiêu, đối tượng của chính sách Bảo hiểm tiền gửi 8

2.1. Mục tiêu 8

2.2. Đối tượng 9

2.2.1.Tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi 9

2.2.2.Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi 9

2.2.3.Người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm 10

2.2.4.Các loại tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm 11

3. Các công cụ của Bảo hiểm tiền gửi 11

3.1.Cấp vốn, hỗ trợ tài chính cho hệ thống Bảo hiểm tiền gửi 11

3.1.1.Cấp vốn hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia 11

3.1.2.Cấp vốn và hỗ trợ tài chính cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi 12

3.2.Phí Bảo hiểm tiền gửi 13

3.2.1.Phương pháp định phí bảo hiểm 13

3.2.2.Các hình thức đóng phí 17

3.2.3.Các loại phí 17

3.3.Giám sát tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi 19

3.4.Xử lý đổ vỡ hoạt động ngân hàng đối với tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi 19

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 23

I. Thực trạng Bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam 23

1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt nam 23

2. Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tiền gửi

ở Việt nam 25

3.Thực trạng tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt nam 31

3.1.Điều kiện thành lập, địa vị pháp lý và những thành tựu đạt được 31

3.2.Chính sách phí 39

3.2.1.Xây dựng chính sách phí 39

3.2.2.Vận hành chính sách phí 39

3.2.3.Những tồn tại trong chính sách phí 41

3.3.Hạn mức chi trả 42

3.3.1.Quá trình xây dựng hạn mức chi trả 42

3.3.2.Vận hành 43

3.3.3.Tồn tại trong hạn mức chi trả 44

3.4.Chính sách cấp vốn 45

3.4.1.Cấp vốn cho các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi Việt nam 45

3.4.2.Cấp vốn và hỗ trợ tài chính cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi 46

3.4.3.Những tồn tại 48

3.5. Giám sát rủi ro trong hoạt động của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi 49

3.5.1.Khái quát 49

3.5.2. Tình hình thực hiện công cụ giám sát rủi ro trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi 50

3.6. Thực trạng hoạt động xử lý ngân hàng 54

3.6.1.Khái quát 54

3.6.2. Thực trạng 55

3.6.3. Tồn tại 55

II. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở một số quốc gia trên Thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt nam 57

1. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi Mỹ 57

1.1. Khái quát 57

1.2. Đặc điểm 58

1.3. Bài học kinh nghiệm cho hoạt động Bảo hiểm tiền gửi tại Việt nam 64

1.3.1. Hành lang pháp lý 64

1.3.2. Về năng lực tài chính 64

1.3.3. Về sản phẩm, dịch vụ 64

1.3.4.Xử lý và quản lý tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi bị đóng cửa: Đây có lẽ là bài học kinh nghiệm quý giá nhất mà hệ thống Bảo hiểm tiền gửi nên tham khảo và học hỏi: 65

2.Hoạt động Bảo hiểm tiền gửi của Đài Loan 66

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Đài Loan: 66

2.2.Bài học về xây dựng một số nội dung chủ yếu 67

2.2.1. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm 67

2.2.2. Xây dựng hệ thống tính phí theo mức độ rủi ro 68

2.3. Hỗ trợ tài chính, xử lý và tiếp nhận 72

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 74

1. Giải pháp vĩ mô: 75

1.1. Cơ sở cho giải pháp: 75

1.2.Giải pháp 76

2.Nhóm giải pháp vi mô 77

2.1.Hoàn thiện chính sách cấp vốn và hỗ trợ tài chính cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi 78

2.1.1.Cơ sở cho giải pháp 78

2.1.2.Biện pháp cấp vốn và duy trì tỷ lệ vốn hoạt động cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi 78

2.2.Xây dựng chính sách phí công bằng và hiệu quả 79

2.2.1.Cơ sở của giải pháp 79

2.2.2.Hai phương pháp xây dựng chính sách phí 79

2.3. Điều chỉnh hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi phù hợp ở Việt nam 81

2.3.1.Cơ sở cho giải pháp 81

2.3.2.Một số nhân tố ảnh hưởng đến hạn mức chi trả 82

2.3.3.Nội dung giải pháp 82

2.4.Hoàn thiện công cụ giám sát 83

2.4.1.Cơ sở của giải pháp 83

2.4.2.Giải pháp thực hiện 83

2.5.Đa dạng hóa biện pháp xử lý đổ vỡ ngân hàng 85

3.Kiến nghị 86

3.1. Kiến nghị đến Chính phủ 86

3.2. Kiến nghị đến tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt nam 86

3.3. Kiến nghị đến các Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng có tham gia Bảo hiểm tiền gửi Việt nam 93

KẾT LUẬN 94

PHỤ LỤC 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

 

 

doc119 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2955 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam và một số nước trên thế giới, bài học kinh nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong quá trình vận hành hoạt động bảo hiểm tiền gửi, Bảo hiểm tiền gửi Việt nam chi nhánh khu vực Hà nội đã thực hiện kiểm soát về cơ cấu tiền gửi được bảo hiểm tại các loại hình tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi cuối năm 2004, đầu năm 2005 cho thấy người gửi tiền được bảo hiểm có các khoản tiền gửi nhỏ hơn hoặc bằng 45 triệu VND bình quân tại một tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi thuộc các loại hình trên chiếm tỷ trọng khoảng 75% số người gửi tiền được bảo hiểm. Vì thế khi điều chỉnh hạn mức chi trả cần tính đến xu thế biến động của nó trong tương lai. Việc vận hành hạn mức chi trả thời gian qua được thực hiện thông qua một số nội dung hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam như: tuyên truyền chính sách Bảo hiểm tiền gửi, chấp thuận bảo hiểm tiền gửi, giám sát tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi, xử lý đổ vỡ ngân hàng, chi trả tiền bảo biểm. Quá trình chi trả tiền bảo hiểm: Tính đến ngày 30 tháng 10 năm 2005, Bảo hiểm tiền gửi Việt nam đã thực hiện chi trả tiền bảo hiểm cho 1440 lượt người gửi tiền tai 33 tổ chức tham gia bị giải thể bắt buộc với tổng số tiền bảo hiểm là 16,7 tỷ VND trên tổng số tiền gửi được bảo hiểm là 18,4 tỷ VND. Bình quân số tiền chi trả bảo hiểm, mỗi cá nhân nhận được 11,6 triệu VND, đối với số tiền gửi được bảo hiểm tính bình quân theo khách hàng gửi tiền là 12,8 triệu VND, vượt gần 10%. Có thể nhận thấy số lượng khách hàng gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm có số tiền gửi được trả bảo hiểm theo hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi ở mức 100% tại 33 tổ chức trên chiếm 90%. Hầu hết những người gửi tiền lớn ( có tiền gửi lớn hơn 30 triệu VND) là những người thường xuyên nắm giữ được thông tin một cách cập nhật về tình hình rủi ro trong hoạt động của tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi nên họ đã kịp thời rút hết tiền khi thấy có biểu hiện tổ chức đó gặp khó khăn. Mặt khác, Việt nam có điểm xuất phát thấp (là một trong số nước chậm phát triển trên Thế giới), hệ thống Bảo hiểm tiền gửi mới thành lập nên khả năng tích tụ vốn còn nhỏ. Cần xác định chỉ tiêu, nhân tố có ảnh hưởng đến hạn mức chi trả, đồng thời đánh giá một cách toàn diện để hạn chế tác động xấu của các nhân tố liên quan đến hạn mức chi trả. 3.3.3.Tồn tại trong hạn mức chi trả + Việc xây dựng hạn mức chi trả chưa được xem xét dưới góc độ khách quan. + Hạn mức chi trả quá thấp nên người gửi tiền không quan tâm dến hạn mức chi trả + Trong quá trình vận hành không thường xuyên xem xét điều chỉnh kịp thời. +Khoảng cách không công bằng ngày càng được lới rộng khi các diều kiện về thu nhập được gia tăng, vì thế hạn mức chi trả ngày càng rời xa cuộc sống. + Các nhân tố tác động đến hạn mức chi trả chưa được đánh giá một cách toàn diện. 3.4.Chính sách cấp vốn 3.4.1.Cấp vốn cho các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi Việt nam Các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi Việt nam (đặc biệt là loại hình Ngân hàng thương mại Nhà nước) ở Việt nam phần lớn ra đời trong bối cảnh nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường nên gặp phải không ít khó khăn do không chỉ chuyển đổi cơ chế quản lý các hoạt động mà còn phải chuyển đổi mục đích chủ yếu và chính sách của các khoản đầu tư (đặc biệt là đầu tư dài hạn), đảm bảo tránh gây những cú sốc trong hoạt động của các tổ chức này cũng như nền kinh tế. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa, các ngân hàng và tổ chức phi ngân hàng được Nhà nước bảo hộ và bao cấp, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong hội nhập kinh tế quốc tế thì năng lực tài chính của một tổ chức nói chung, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi nói riêng rất được quan tâm. Do đặc thù của nền kinh tế Việt nam đang chuyển đổi nên hầu hết vốn tự có của các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi rất nhỏ bé so với các tổ chức cùng loại hình trên Thế giới. Đặc biệt các Ngân hàng thương mại Nhà nước chiếm thị phần hoạt động vốn và cho vay vốn trên 72% thị phần của cả nước, nhưng vốn tự có của các tổ chức này đều thấp, không đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là lớn hơn hoặc bằng 8% mà chỉ đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu khoảng 5% so với thông lệ quốc tế. Hơn nữa, vốn của các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi đang bị xói mòn hàng ngày không chỉ do mức độ lạm phát của nền kinh tế, sự biến động của tỷ giá giữa đồng Việt nam với đồng ngoại tệ mạnh theo thông lệ trong hội nhập quốc tế, việc làm ăn kém hiệu quả mà còn nguy cơ rủi ro, tổn thất do sự phá sản của người vay vốn. Đây là thách thức đối với hoạt động bảo hiểm tiền gửi và chính sách Bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy vấn đề quan trọng đặt ra là tăng cường vốn và hỗ trợ tài chính của Nhà nước (bằng chính sách tín dụng, lãi suất, thuế) cho các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam một cách phù hợp, giúp các tổ chức này tăng cường năng lực tài chính cho mình sớm đạt theo thông lệ quốc tế về các chỉ tiêu rủi ro theo quy định. 3.4.2.Cấp vốn và hỗ trợ tài chính cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt nam hiện nay, việc cấp vốn cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi được thực hiện thông qua cấp vốn điều lệ. Vốn điều lệ của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi được chính phủ quy định là 1000 tỷ VND do Nhà nước cấp. Năng lực tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi bao gồm: vốn do Nhà nước cấp và nguồn vốn tài trợ, hỗ trợ tài chính của Nhà nước khi cần thiết. (i).Cấp vốn cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi: Hệ thống Bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam đã vận dụng nguyên lý, truyền thống về cấp vốn và duy trì tỷ lệ vốn cấp như kinh nghiệm của nhiều quốc gia có hệ thống Bảo hiểm tiền gửi hoạt động hiệu quả để đề ra mức cấp vốn cho Bảo hiểm tiền gửi. Cơ cấu tiền gửi của cá nhân dự kiến được bảo hiểm trong tổng tiền gửi bằng đồng Việt nam gửi tại các tổ chức tín dụng (theo báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước năm 1998, năm 1999 lần lượt là 53,385 tỷ VND và 60.055 tỷ VND, tốc độ tăng tiền gửi VND bình quân hàng năm khoảng 24%, chiếm khoảng 40% trong tổng tiền gửi VND của hệ thống các tổ chức tín dụng và tương đương lần lượt là 21600 tỷ và 26500 tỷ. Chính sách Bảo hiểm tiền gửi khi đó đã đưa ra một mức vốn cấp trung bình so với các hệ thống Bảo hiểm tiền gửi trên Thế giới và tương đối phù hợp trong bối cảnh hậu khủng hoảng tài chính khu vực đang có tác động đến chính sách Ngân hàng và rủi ro trong hoạt động ngân hàng ở Việt nam. Việc cấp vốn cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi trong thời gian qua tuy đã được Chính phủ quy định tại Quyết định thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt nam nhưng đã không được cấp đủ ngay khi Bảo hiểm tiền gửi Việt nam khai trương hoạt động, thực tế phải cấp làm ba đợt mới đủ vốn điều lệ là 1000 tỷ VND: + Tháng 7 năm 2000: Cấp 450 tỷ VND + Cuối năm 2002: Cấp thêm 150 tỷ, đạt 600 tỷ + Cuối năm 2003: Cấp thêm 400 tỷ, đạt 1000 tỷ Như vậy sau gần bốn năm kể từ ngày khai trương hoạt động, Bảo hiểm tiền gửi Việt nam mới được cấp đủ vốn như mục tiêu của chính sách Bảo hiểm tiền gửi đề ra. (ii).Các nguồn vốn chủ yếu của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi: Vốn hoạt động được bổ sung hàng năm từ các khoản phí do tổ chức Bảo hiểm tiền gửi nộp là 0,15%/năm tính theo tổng tiền gửi được bảo hiểm; từ thu lãi do đầu tư vốn tạm thời nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam vào giấy tờ có giá, tiền gửi tại Ngân hàng thương mại Nhà nước, các khoản thu từ thanh lý tài sản của tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi bị đổ vỡ phải chi trả bảo hiểm, các khoản thu khác và hỗ trợ của Chính phủ (nếu có). Đến 31/12/2004, ngoài nguồn vốn điều lệ được Chính phủ cấp 1000 tỷ VND, Bảo hiểm tiền gửi còn có các nguồn thu bổ sung như: + Tổng tiền phí bảo hiểm do tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi nộp khoảng 568 tỷ VND. + Thu từ các khoản đầu tư vốn tạm thời nhàn rỗi là 160 tỷ VND. + Thu từ thanh lý tài sản của tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi bị đổ vỡ: 1,14 tỷ VND. Đến 30/10/2005, một số khoản thu như sau: từ phí bảo hiểm (189 tỷ VND) và từ những khoản lãi đầu tư vốn nhàn rỗi ( khoảng 83 tỷ VND), thu từ thanh lý tài sản của tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi bị đổ vỡ (1,13 tỷ VND). (iii).Về hỗ trợ tài chính cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi: Theo quy định trong chính sách Bảo hiểm tiền gửi, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi đã được Chính phủ cam kết hỗ trợ tài chính để đảm bảo có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu về tài chính thiếu hụt khi xảy ra sự kiện bảo hiểm lớn, xảy ra đổ vỡ ngân hàng có tính hệ thống hay khủng hoảng. Chính sách Bảo hiểm tiền gửi quy định về hỗ trợ tài chính cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi như sau: + Được phát hành trái phiếu theo quy định của Chính phủ. + Trong trường hợp đặc biệt, được hỗ trợ vay vốn dưới sự bảo lãnh của Chính phủ hoặc tiếp nhận từ nguồn vốn khác của Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi trả tiền gửi được bảo hiểm. + Được vay từ tổ chức tín dụng trong nước, ngoài nước và từ nguồn vốn khác theo sự bảo lãnh của Chính phủ, hạn mức cụ thể, biện pháp thực hiện chưa có. Như vậy để đảm bảo khả năng thanh khoản cho hệ thống Bảo hiểm tiền gửi thì Bảo hiểm tiền gửi rất cần sự hỗ trợ tài chính của chính phủ. 3.4.3.Những tồn tại + Năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam còn hạn chế so với quy mô về nguồn vốn phải có trong quỹ bảo hiểm để duy trì khả năng thanh khoản và giữ vững lòng tin của công chúng vào hệ thống Bảo hiểm tiền gửi, nhằm có đủ sức để đền bù và hỗ trợ vốn theo quy định của Nhà nước khi gặp khó khăn về chi trả tiền gửi được bảo hiểm hay khi có sự kiện bảo hiểm lớn xảy ra đối với hệ thống Bảo hiểm tiền gửi. Vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam chỉ đạt 0,97% số dư tiền gửi được bảo hiểm (tỷ lệ này thông lệ quốc tế là 1,5%- 5%). Hơn nữa trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng khá “nóng”, các ngân hàng đua nhau huy động vốn, rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động của hệ thống cung ứng dịch vụ ngân hàng thương mại nước ta thường xuyên vượt quá thông lệ quốc tế thì vốn hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam phải đạt tối thiểu 5% tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm tức là vào khoảng 12000 tỷ đồng (tính đến thời điểm này chưa đến 3000 tỷ đồng). + Cấp vốn theo tỷ lệ bao nhiêu, duy trì tỷ lệ trên như thế nào, vốn cấp bao nhiêu là phù hợp…, những vấn đề này chưa được xem xét một cách đầy đủ, toàn diện. + Hỗ trợ tài chính của Chính phủ cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi chưa quy định cụ thể: hạn mức tối đa là bao nhiêu trong điều kiện hệ thống Bảo hiểm tiền gửi có bất ổn lớn, cơ cấu hạn mức hỗ trợ như thế nào, bảo lãnh phát hành trái phiếu là bao nhiêu, nguồn vay trong nước và nguồn vốn vay nước ngoài, quy định về quản lý nguồn này như thế nào. + Cơ chế tài trợ, hỗ trợ vốn chưa mở rộng ra mọi đối tượng đáp ứng đủ yêu cầu của pháp luật đều được tài trợ cho hệ thống Bảo hiểm tiền gửi kể cả cá nhân nếu xét thấy có điều kiện hỗ trợ trong bối cảnh xảy ra thảm họa. 3.5. Giám sát rủi ro trong hoạt động của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi 3.5.1.Khái quát Từ khi Bảo hiểm tiền gửi Việt nam đi vào hoạt động có 1033 tổ chức tín dụng và tổ chức không phải tổ chức tín dụng nhưng có thực hiện một số hoạt động ngân hàng đã được chấp thuận bảo hiểm tiền gửi và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm tiền gửi. Cũng trong thời gian này, Bảo hiểm tiền gửi Việt nam tiếp nhận xử lý và chấm dứt bảo hiểm tiền gửi, thu hồi giấy chứng nhận bảo hiểm tiền gửi của 95 tổ chức tham gia, trong đó có 62 tổ chức bị thu hồi do việc sáp nhập giữa các tổ chức này với các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi khác hoạt động tốt hơn, thu hồi giấy chứng nhận bảo hiểm tiền gửi và chi trả tiền bảo hiểm tại 33 tổ chức tham gia bị giải thể bắt buộc. 3.5.2. Tình hình thực hiện công cụ giám sát rủi ro trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi Khi xem xét năng lực tài chính và uy tín của tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi chú ý trước tiên là tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu. Tỷ lệ này ở Việt nam đạt rất thấp so với khu vực và thế giới. Theo khảo sát đầu năm 2005, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của tổ chức có thị phần huy động vốn và thị phần tín dụng lớn chỉ đạt khoảng 5%, trong khi thông lệ quốc tế là 8%. Khoảng cách về điểm xuất phát, năng lực cạnh tranh, nguy cơ tụt hậu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi Việt nam là rõ ràng, càng hội nhập sâu càng bộc lộ rõ sự tụt hậu và nguy cơ tiềm ẩn rủi ro. Như vậy, nhiệm vụ giám sát là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đòi hỏi Bảo hiểm tiền gửi Việt nam phải có chính sách công cụ cụ thể, phù hợp. Đối với công cụ giám sát các tổ chức tham gia trong chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng. Việc sử dụng công cụ này thời gian qua để giám sát và phối hợp với các đơn vị chức năng của Ngân hàng Nhà nước nhằm có tiếng nói chung khi đưa ra biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời tới tổ chức tham gia có vi phạm, tuy đã đi vào hoạt động, thu được kết quả nhưng còn nhiều vấn đề phải bàn để có thể phối hợp tốt. Chủ động vận hành công cụ giám sát, phối hợp chặt chẽ hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam với các đơn vị của Ngân hàng Nhà nước như: thanh tra Ngân hàng Nhà nước, vụ quản lý các tổ chức tín dụng hợp tác,…nhằm nắm bắt kịp thời thông tin về tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Cùng với giám sát một cách đầy đủ, từng bước thực hiện phân loại, xếp loại, cho điểm để đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động của từng tổ chức nhằm thực hiện lộ trình áp dụng phí bảo hiểm điều chỉnh theo mức độ rủi ro. Bảng 2.2. Tình hình kiểm tra qua các năm Năm Tên loại hình tổ chức Số cuộc kiểm tra Ghi chú 2001 NHTMNN+QTDNDCS 151 2002 NHTMCP+QTDNDCS 362 2003 NHTMCP+CN.NHNN, NHLD+QTDNDCS 588 2004 NHLD+NHTMCP+QTDTW+QTDNDCS 209 2005 NHTMNN+CN NHNNg 60 Tổng 1370 Nguồn: BHTGVN(2004), Báo cáo tình hình giám sát tổ chức tham gia BHTG các năm từ 2000 đến 30/10/2005. Qua các cuộc kiểm tra đã phát hiện, xử lý: Có trên 2155 lượt tổ chức tham gia vi phạm quy định của Nhà nước về Bảo hiểm tiền gửi và an toàn trong hoạt động ngân hàng, trong dó xử lý vi phạm trên 150 lượt, cảnh báo tới các tổ chức tham gia tính và nộp sai phí. Gửi trên 2000 thông báo vi pham tới các tổ chức tham gia, trong đó xử phạt 22 tổ chức vi phạm nộp phí chậm đến 90 ngày. Ngoài ra, từ kết quả xếp loại tổ chức tín dụng của thanh tra Ngân hàng Nhà nước thông báo Bảo hiểm tiền gửi Việt nam chia các tổ chức tham gia này theo chất lượng hoạt động hằng năm. Bảng2.3. Chất lượng hoạt động của các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi: STT Chất lượng hoạt động 2001 2002 2003 2004 2005 1 Rất tốt+tốt 30% 35% 35% 35% 37% 2 Tương đối tốt 25 25 25 30 33 3 Yếu 25 20 25 23 25 4 Nhiều rủi ro 20 20 15 12 7 Nguồn: BHTGVN(2004), Báo cáo tình hình giám sát kiểm tra tổ chức tham gia BHTG các năm từ 2000 đến 10/2005 3.5.3. Tồn tại Chưa xây dựng được các chỉ tiêu đồng bộ cho hoạt động giám sát. Chưa vận dụng, khai thác triệt để Công nghệ tin học trong hoạt động giám sát hệ thống Bảo hiểm tiền gửi. Chưa vận dụng mô hình giám sát tiên tiền theo thông lệ quốc tế cho hệ thống Bảo hiểm tiền gửi như mô hình CAMELS hiện Ngân hàng thương mại Nhà nước đang áp dụng để có thể chia sẻ thông tin dễ dàng. Cơ chế cung cấp, trao đổi, khai thác thông tin theo chức năng như quy định phải được tiếp nhận một cách dễ dàng, có độ tin cậy trong tình trạng hiện nay là gặp nhiều khó khăn. Công khai thông tin từ phía cơ quan Nhà nước, tổ chức tham gia chưa phổ cập kịp thời, có lúc còn bưng bít, chậm trễ. Các chuẩn mực kế toán, kiểm toán chưa được tổ chức Bảo hiểm tiền gửi thực hiện một cách đầy đủ. Nhận thức được những hạn chế này, năm 2006, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt nam đã có bước tiền trong vấn đề này. Bảo hiểm tiền gửi Việt nam đã xây dựng và ban hành Quy chế thông tin báo cáo áp dụng đối với tổ chức tham gia, quy trình giám sát từ xa thí điểm đối với tổ chức tham gia theo mô hình và chuẩn mực quốc tế; hoàn thành khảo sát về quản lý rủi ro đối với các Ngân hàng thương mại làm cơ sở cho việc nghiên cứu, triển khai các chương trình giám sát, đánh giá rủi ro của các tổ chức tham gia; triển khai thí điểm thành công việc kết nối sáu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là các ngân hàng thương mại với Bảo hiểm tiền gửi Việt nam để thuận lợi cho việc khai thác báo cáo điện tử. Công tác kiểm tra tại chỗ đã thể hiện được vai trò tích cực của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam. Kết thúc kiểm tra việc thực hiện quy định về bảo hiểm tiền gửi tại hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt nam. Như vậy, trong 2 năm (2005-2006), Bảo hiểm tiền gửi Việt nam đã thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo hiểm tiền gửi đối với các Ngân hàng thương mại Nhà nước. Kết quả kiểm tra đã phát hiện những vi phạm của tổ chức tham gia như việc tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi, niêm yết Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi cũng như việc chấp hành các quy định về gửi báo cáo cho Bảo hiểm tiền gửi Việt nam, qua đó kiến nghị các tổ chức tham gia chỉnh sửa các tồn tại vi phạm nhằm từng bước chấn chỉnh hoạt động này theo đúng các quy định của pháp luật về kiểm tra an toàn hoạt động ngân hàng đối với các tổ chức tham gia theo các thông lệ quốc tế về hoạt động bảo hiểm tiền gửi và định hướng tổ chức giảm thiểu rủi ro. 3.6. Thực trạng hoạt động xử lý ngân hàng 3.6.1.Khái quát Hình thức đổ vỡ ngân hàng trong chính sách Bảo hiểm tiền gửi được xác định là khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn bản chấm dứt hoạt động, tổ chức dó bị mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và bị giải thể bắt buộc hoặc bị phá sản phải chi trả tiền bảo hiểm. Các hình thức xử lý đổ vỡ ngân hàng : (i) Hình thức xử lý đổ vỡ ngân hàng đối với tổ chức tham gia bị phá sản:Theo quy định về bảo hiểm tiền gửi, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi trở thành chủ nợ đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản với số tiền mà tổ chức Bảo hiểm tiền gửi đã chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền và được quyền tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bị phá sản. Tiền thu hồi từ thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bị phá sản được Bảo hiểm tiền gửi Việt nam chuyển vào quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, làm cho quỹ liên tục phát triển. Hình thức xử lý đổ vỡ ngân hàng do bị phá sản dựa vào trình tự xử lý của Luật phá sản. Chi trả tiền bảo hiểm khi tổ chức đó bị phá sản, thu hồi tiền đã chi trả bảo hiểm theo trật tự của Luật. (ii) Hình thức xử lý đổ vỡ ngân hàng đối với tổ chức bị giải thể bắt buộc: Hình thức này được quy định trong Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về Bảo hiểm tiền gửi (8/2005). Thời gian qua các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Ngân hàng Nhà nước, UBND Tỉnh, Thành phố), vẫn yêu cầu tổ chức Bảo hiểm tiền gửi chi trả tiền bảo hiểm vì thế đã làm nảy sinh nhiều vướng mắc về vấn đề pháp lý, kết quả thanh lý tại các hội đồng thanh lý không mang lại hiệu quả. 3.6.2. Thực trạng Sau gần 7 năm thực hiện chính sách Bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam cho thấy việc vận hành cơ chế xử lý đổ vỡ ngân hàng luôn là vấn đề phức tạp, khó khăn đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt nam. Nguyên nhân là do có sự thấp kém về địa vị pháp lý của chính sách Bảo hiểm tiền gửi, việc vận dụng hình thức xử lý đổ vỡ ngân hàng không tuân theo cơ chế đã được thiết kế trong chính sách Bảo hiểm tiền gửi theo hình thức xử lý đổ vỡ ngân hàng đối với tổ chức bị phá sản. Bảo hiểm tiền gửi Việt nam đã xử lý chấm dứt bảo hiểm tiền gửi và thực hiện chi trả tiền bảo hiểm cho 33 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; 1440 người gửi tiền, 1997 sổ tiền gửi, tổng số tiền bảo hiểm phải trả là 216,7 tỷ VND tại 10 tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước. Tuy nhiên số tiền thu hồi được trong thanh lý tài sản tổ chức bị giải thể bắt buộc đạt tỷ lệ rất thấp với số đã chi trả bảo hiểm, tổng số tiền thu được là 2724 tỷ VND, chỉ đạt xấp xỉ 16,3% tổng số đã chi trả bảo hiểm. 3.6.3. Tồn tại Các biện pháp xử lý đổ vỡ ngân hàng chưa đa dạng, chỉ dừng lại ở một biện pháp là chi trả tiền bảo hiểm. Chính sách xử lý đổ vỡ ngân hàng còn hạn chế, chưa lựa chọn được biện pháp có tính hiệu quả, khả thi nhất trong điều kiện hệ thống Bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam có thể thực hiện phù hợp, nhưng không thể thực hiện do không có chính sách đồng bộ về nó. Trong công cụ xử lý đổ vỡ ngân hàng, chỉ quy định hình thức chi trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản, không quy định cho hình thức giải thể bắt buộc nhưng vẫn được thực hiện đến 24/08/2005. Cơ quan có thẩm quyền (Bộ, ngành, ủy ban nhân dân) lại yêu cầu áp dụng hình thức giải thể bắt buộc (trước 08/2005), áp dụng hình thức như vậy trong khi thực trạng đã bị phá sản là chưa phù hợp với quy định của Chính phủ. Có nhiều khó khăn nảy sinh khi áp dụng hai hình thức xử lý trên: không quy định rõ giới hạn như thế nào thì áp dụng hình thức giải thể bắt buộc, giới hạn nào thì đề nghị tòa án tuyên bố phá sản; tính tuân thủ các quy định trong xử lý tài sản không cao, vướng mắc do căn cứ pháp lý thấp hơn trong việc cùng giải quyết một tranh chấp về quyền lợi và tài sản của tổ chức, của công dân. 3.7.Khách hàng và các dịch vụ của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt nam Khách hàng của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt nam là các ngân hàng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các quỹ tín dụng nhân dân trung ương và cơ sở... (xem phụ lục). Vì bảo hiểm tiền gửi Việt nam là một tổ chức phi lợi nhuận nên không phân đoạn thị trường bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên, thủ tục giải quyết và nhận tiền bảo hiểm vẫn còn phức tạp, gây khó khăn cho người gửi tiền, gây lãng phí, thậm chí suy giảm lòng tin của người gửi tiền vào hoạt động của hệ thống ngân hàng. Hiện tại một số tổ chức như: Tiết kiệm bưu điện, Ngân hàng chính sách xã hội, các Công ty bảo hiểm nhân thọ, Công ty nhận ủy thác đầu tư chứng khoán đều có hoạt động huy động vốn từ các cá nhân tự nguyện nhưng đều chưa tham gia Bảo hiểm tiền gửi. Trường hợp những tổ chức trên không còn đủ điều kiện để hoạt động thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền sẽ không có những biện pháp thỏa đáng. Do đó cơ quan nhà nước cần có sự nghiên cứu, xem xét và quyết định thỏa đáng về việc tham gia bảo hiểm tiền gửi của mỗi tổ chức trên. Hiện nay, Bảo hiểm tiền gửi Việt nam hầu như mới chỉ cung cấp dịch vụ bảo hiểm tiền gửi là chính. II. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt nam Trong nền kinh tế thị trường hiện nay hệ thống ngân hàng đóng vai trò là huyết mạch của nền kinh tế. Một hệ thống ngân hàng vững mạnh sẽ có khả năng huy động, cung cấp vốn cũng như điều phối vốn sao cho phù hợp và đúng lúc với nhu cầu của nền kinh tế, điều này là vô cùng quan trọng. Đã có rất nhiều quốc gia xây dựng cho mình một hệ thống Bảo hiểm tiền gửi để hỗ trợ, bảo đảm an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng, từ đó mà góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế quốc gia. Trong quá trình xây dựng và phát triển, hệ thống Bảo hiểm tiền gửi của các quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu nhưng cũng gặp không ít khó khăn thất bại. Trên thế giới cũng có nhiều mô hình hoạt động hiệu quả mà Việt nam có thể nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm. Trong phạm vi bài khóa luận này em xin đưa ra những nghiên cứu còn sơ sài về hai hệ thống Bảo hiểm tiền gửi của Mỹ và Đài Loan. Lý do em chọn nghiên cứu hai hệ thống Bảo hiểm tiền gửi trên vì nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế phát triển nhất thế giới, và hoạt động của hệ thống Bảo hiểm tiền gửi Mỹ là hệ thống bảo hiểm tiền gửi đầu tiên trên thế giới, gặt hái được nhiều thành công, và hệ thống Bảo hiểm tiền gửi Đài Loan tuy không ra đời sớm nhất nhưng lại có những vận dụng sáng tạo và hiệu quả trong quá trình xây dựng vận hành chính sách Bảo hiểm tiền gửi. 1. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi Mỹ 1.1. Khái quát Tình hình hoạt động của các ngân hàng Mỹ những năm đầu 1930 tiếp tục gặp khó khăn. trong giai đoạn 1930-1933, mỗi năm có hơn 1000 ngân hàng ngừng hoạt động, đỉnh cao là năm 1933 có 4000 Ngân hàng thương mại phải ngừng hoạt động. Trước tình hình đó, Công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) được thành lập vào ngày 16 tháng 6 năm 1933 theo sắc lệnh của Tổng thống Franklin D.Roosevelt. Đây là cơ quan Bảo hiểm tiền gửi đầu tiên trên Thế giới được thành lập và đi vào hoạt động. FDIC hoạt động độc lập với Chính phủ và chịu sự kiểm soát trực tiếp của Quốc hội. Mục đích thành lập của FDIC là bảo vệ người gửi tiền trong các ngân hàng và các tổ chức nhận tiền phi ngân hàng trên khắp nước Mỹ. Hiện nay, FDIC bảo hiểm tiền gửi cho khoảng 8390 ngân hàng và tổ chức nhận tiền gửi phi ngân hàng. Vốn cần thiết để thành lập FDIC do kho bạc Mỹ và 12 ngân hàng nhà nước Liên bang cung cấp. Kho bạc Mỹ đóng góp 150 triệu USD, các ngân hàng Nhà nước Liên bang góp 139 triểu USD. Tham gia FDIC là bắt buộc đối với tất cả các Ngân hàng Quốc gia, ngân hàng được cấp giấy phép của các bang và các tổ chức tiets kiệm ở Mỹ. Các ngân hàng Mỹ đăng ký hoạt động ở nước ngoài không thuộc đối tượng tham gia FDIC. Tại thời điểm FDIC khai trương hoạt động có 13201 ngân hàng tham gia, trong đó có 12987 ngân hàng thương mại(90% tổng ngân hàng thương mại đang hoạt động) và 214 ngân hàng tiết kiệm(36% tổng ngân hàng tiết kiệm đang hoạt động). Theo quy định về hoạt động, FDIC chấp nhận bảo hiểm đối với tất cả các ngân hàng có đủ vốn hoạt động. Tuy nhiên trên thực tế nhiều ngân hàng thiếu vốn theo quy định nên FDIC gặp rủi ro lớn. Mạng lưới FDIC gồm Trụ sở chính đặt tại Washington DC, 06 chi nhánh khu vực đặt tại các tiểu bang. Dưới các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVNH020.doc
Tài liệu liên quan