MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 2
1.3. Phương pháp nghiên cứu 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
2.1. Những vấn đề chung về tín dụng Ngân hàng 4
2.1.1. Khái niệm: 4
2.1.2. Bản chất của tín dụng: 4
2.1.3. Chức năng của tín dụng: 4
2.1.4. Vai trò của tín dụng: 5
2.1.5. Các loại tín dụng Ngân hàng 5
2.2. Qui trình tín dụng 6
2.2.1. Ý nghĩa của việc thiết lập qui trình tín dụng 6
2.2.2. Quy trình tín dụng ngắn hạn cụ thể tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang 8
2.3. Bảo đảm tín dụng 12
2.3.1. Giới thiệu chung về các hình thức bảo đảm tín dụng 132
2.3.2. Các hình thức bảo đảm tín dụng 13
2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động 14
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN 16
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển 16
3.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn 16
3.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang 17
3.2. Cơ cấu tổ chức - chức năng nhiệm vụ các phòng ban 18
3.2.1. Cơ cấu tổ chức 18
3.2.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban. 18
3.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh An Giang (2006 - 2007) 20
3.3.1. Các lĩnh vực họat động 220
3.3.2. Kết quả họat động kinh doanh 22
3.4.Đánh giá thuận lợi, khó khăn và phương hướng kinh doanh năm 2008 24
3.4.1. Thuận lợi: 24
3.4.2. Khó khăn: 24
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CN AN GIANG 26
4.1. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang 26
4.2. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại SCB – An Giang 28
4.2.1. Phân tích doanh số cho vay 28
4.2.1. Phân tích doanh số thu nợ 32
4.2.3. Phân tích tình hình dư nợ 35
4.2.4. Tình hình nợ quá hạn 39
4.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của SCB – An Giang trong năm 2007 41
4.4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại SCB - An Giang 43
4.4.1. Một số biện pháp tăng huy động vốn 44
4.4.2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng 45
4.4.4. Một số biện pháp hạn chế nợ quá hạn 46
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 488
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4958 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quản trị.
- Thực hiện các báo cáo về công tác cán bộ, lao động, tiền lương và công tác hành chính, quản trị theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo giao.
§ Phòng Giao dịch Châu Đốc
Về tín dụng: Phó Giám đốc làm chức năng cho vay món nhỏ (không quá 500 triệu đồng, phục vụ tiêu dùng, kinh doanh nhỏ) và cầm cố sổ tiết kiệm, kỳ phiếu.
Trong đó đối với các món vay nhỏ, PGD làm nhiệm vụ quan hệ khách hàng và phân tích tín dụng và chuyển về phòng (tổ, chuyên viên) QLRR của chi nhánh tái thẩm định và trình Giám đốc Chi nhánh duyệt. Sau khi được duyệt, món vay được chuyển về PGD giải ngân, quản lý nợ.
+ Các món vay lớn hơn 500 triệu đồng: PGD làm nhiệm vụ tìm hiều nhu cầu khách hàng, giới thiệu sản phẩm cho khách hàng và báo về phòng kinh doanh của Chi nhánh để nơi đó đến trực tiếp làm việc với khách hàng.
+ Các nhiệm vụ khác: huy động vốn và giới thiệu sản phẩm dịch vụ Ngân hàng , nơi để đặt mát ATM, quảng bá hình ảnh, sản phẩm SCB với công chúng.
§ Phòng kiểm tra nội bộ
- Thực hiện việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ các hoạt động của Sở giao dịch, Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc Sở giao dịch, Chi nhánh theo đúng pháp luật, theo điều lệ của SCB, theo quy chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ trong SCB.
- Theo dõi, phúc tra Sở giao dịch, Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc Sở giao dịch, Chi nhánh trong việc sữa chữa những vi phạm, kiến nghị của các đoàn thanh tra và kiểm tra nội bộ.
- Báo cáo kết quả công tác kiểm tra nội bộ định kỳ hoặc đột xuất theo đúng quy định của SCB.
- Phối hợp các đoàn thanh tra, kiểm tra của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và của Hội sở chính trong việc thanh tra, kiểm tra tại Sở giao dịch, Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc Sở giao dịch, Chi nhánh.
- Thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc giao.
3.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh An Giang (2006 - 2007)
3.3.1. Các lĩnh vực họat động
Hiện SCB - An Giang đang có các sản phẩm dịch vụ chính như sau:
§ Huy động vốn:
- Huy động vốn của các tổ chức và cá nhân trong nước, cá tổ chức và cá nhân người nước ngoài ở Việt Nam, bao gồm các loại tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn. Huy động vốn của các tổ chức tín dụng khác.
- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn .
- Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ, uỷ thác và các nguồn vốn khác.
§ Tín dụng:
Cho vay mua xe ô tô: Đặc trưng của sản phẩm này như sau:
- Đối tượng cho vay:
+ Xe ôtô từ 4 – 46 chỗ
+ Xe có nhãn hiệu:
Nhóm 1: Mercedes, BMW, Toyota, Ford, ISUZU, Mitsubisi, Honda, Daewoo, Huynhdai….
Nhóm 2: các loại xe có nhãn hiệu khác
- Mục đích : đáp ứng nhu cầu đời sống, phục vụ mục đích kinh doanh
- Thời hạn vay:
+ Đối với tài sản đảm bảo là chính chiếc xe dự định mua:
Kinh doanh vận tải hành khách
Từ 300 triệu trở lên: 48 tháng
Dưới 300 triệu: 36 tháng
Phục vụ đời sống:
Trên 500 triệu: 60 tháng
Từ 200-500 tr: 48 tháng
Dưới 200tr: 36 tháng
+ Đối với tài sản đảm bảo là tài sản khác như: quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở: 72 tháng
Cho vay du học nước ngoài: Đặc trưng của sản phẩm này như sau
- Đối tượng cho vay:
+ Là những người thân của du học sinh (ông, bà, cha, mẹ…), đáp ứng những điều kiện về vay vốn của SCB.
+ Khách hàng có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn (KT3) tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. Đối với khách hàng ngoài địa bàn trên thì phải có sự phê duyệt của Tổng Giám đốc.
- Mục đích của sản phẩm:
+ Giúp các học sinh, sinh viên, cá nhân người Việt Nam có điều kiện đi du học tự túc ở nước ngoài, có điều kiện tiếp cận nền giáo dục tiên tiến của thế giới.
+ Tăng cường sản phẩm tín dụng tiêu dùng đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, tăng nguồn thu của Ngân hàng.
- Thời hạn vay: Tối đa không quá 10 năm. Nếu vượt quá thời hạn trên phải trình Tổng Giám đốc quyết định.
Ngoài ra còn có một số sản phẩm khác như:
- Cho vay các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, các khu dân cư tập trung, các đơn vị sản xuất kinh doanh
- Cho vay chiết khấu giấy tờ có giá
- Cho vay tiêu dùng, bảo lãnh trong và ngoài nước, kinh doanh chứng khoán….
§ Các dịch vụ khác:
- Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong hệ thống và ngoài hệ thống SCB.
- Kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc, thanh toán quốc tế; bảo lãnh, vay vốn từ các nguồn hợp pháp trong phạm vi được Tổng giám đốc uỷ quyền.
- Các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng khác như thẻ, tư vấn nhà đất, SMS Banking, Internet Banking, đầu tư trực tiếp, Repo chứng khoán, Ngân quỹ…..
Hiện nay, SCB đang có những chương trình khuyến mãi, những chính sách ưu đãi nhằm thu hút khách hàng như: “Tiền gửi rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc thang”, “Lãi suất tăng, điều chỉnh tăng”, “tích lũy hưu trí”, “tặng thêm lãi suất đối với người từ 50 tuổi trở lên”, “gửi tiền nhận lãi ngay”….
Kết quả họat động kinh doanh
Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì cái mà người ta luôn mong muốn nhất vẫn là lợi nhuận. Đối với Ngân hàng cũng vậy, nó cũng như các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Vì lợi nhuận là yếu tố cơ bản nhất để nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như các tổ chức khác, nó là hiệu số giữa thu nhập và chi phí. Để có lợi nhuận cao thì Ngân hàng cần quản lý tốt các lĩnh vực hoạt động kinh doanh và dịch vụ như mở rộng cho vay, đa dạng hóa các sản phẩm, tiết kiệm chi phí….
Kể từ khi thành lập đến nay, SCB – An Giang đã từng bước khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong lĩnh vực cung cấp vốn cho các TPKT trên địa bàn tỉnh An Giang. Bên cạnh việc góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương ổn định và phát triển thì lợi nhuận cũng là mục tiêu mà Ngân hàng luôn phấn đấu đạt được trong thời gian qua.
Kết quả kinh doanh của SCB – An Giang trong 2 năm qua đạt được như sau:
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB – An Giang trong năm 2006 và năm 2007:
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
06 tháng năm 2006
Năm 2007
Chênh lệnh năm
2007/2 – 06 tháng năm 2006
Giá trị
Tỷ lệ
Thu nhập
388
5,170
2,197
566%
- Thu từ lãi vay
375
5,011
2,131
568%
- Thu khác
13
159
67
512%
Chi phí
453
2,687
891
197%
- Chi trả lãi
207
1,595
591
285%
- Chi khác
246
1,092
300
122%
Lợi nhuận thuần
(65)
2,483
1,307
-2010%
(Nguồn: Phòng Tín dụng và bảo lãnh tại SCB - An Giang)
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của SCB – An Giang cũng tăng trưởng khá cao, cụ thể là thu nhập của Chi nhánh không ngừng tăng trưởng qua các năm. Trong năm 2006, thu nhập của Chi nhánh đạt được 388 triệu đồng , đến năm 2007 thu nhập lên đến 5.170 triệu đồng tăng 4.782 triệu đồng , ứng với tốc độ tăng gấp 5 lần so với năm 2006.
Năm 2006 là năm mà Ngân hàng gặt hái được nhiều thắng lợi. Chẳng hạn như Ngân hàng đã mở thêm phòng giao dịch tại Thị Xã Châu Đốc, và thu hút thêm nhiều khách hàng đến vay vốn. Ngoài ra. Các sản phẩm cho vay của Ngân hàng được cải thiện phát triển, mở rộng thêm cho nhiều đối tượng vay. Về dịch vụ thì Ngân hàng có thêm các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng như các hình thức bảo lãnh, bảo hiểm….Năm 2007, tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ của Ngân hàng đều tăng. Vì vậy, góp phần làm cho thu nhập của Ngân hàng ngày càng tăng.
Song song với sự gia tăng của thu nhập thì chi phí hoạt động của Chi nhánh cũng tăng theo, năm 2007 chi phí hoạt động của Chi nhánh tăng 2.234 triệu đồng so với năm 2006, ứng với tốc độ tăng gấp 2 lần. Chi phí tăng lên phần lớn là do Ngân hàng mở thêm phòng giao dịch, tuyển thêm nhân viên đáp ứng nhu cầu nhân lực tốn chi phí đào tạo. Mặc dù, chi phí trong năm 2007 có tăng nhưng vẫn đảm bảo là tổng thu nhập lớn hơn tổng chi phí nên hoạt động kinh doanh của Ngân hảng vẫn có lợi nhuận. Điều này cho thấy, năm 2007 Ngân hàng hoạt động có hiệu quả và lợi nhuận tăng cao hơn năm trước.
Nhìn chung với những kết quả đạt được thì có thể nói đây là một thành công của Ngân hàng trong hoạt động cung cấp vốn và dịch vụ cho khách hàng. Đạt được kết quả này là do Ngân hàng đã xác định đúng chiến lược và mục tiêu kinh doanh. Ngoài ra, Ngân hàng còn có đội ngũ cán bộ nhiệt tình, luôn nổ lực phấn đấu trong công việc, vì vậy đã góp phần làm tăng lợi nhuận của Ngân hàng.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh An Giang xuất hiện nhiều Ngân hàng với qui mô lớn làm cho việc cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng gay gắt. Vì vậy, Ngân hàng cần phải nổ lực và phấn đấu nhiều hơn nữa trong hoạt động tín dụng và dịch vụ để giữ vững được vị thế của mình, và là một Ngân hàng luôn hoạt động có lợi nhuận cao.
3.4.Đánh giá thuận lợi, khó khăn và phương hướng kinh doanh năm 2008
3.4.1. Thuận lợi:
- Được sự hỗ trợ sâu sắc của Ban lãnh đạo và toàn thể hệ thống đơn vị trực thuộc SCB cũng như sự quan tâm và ủng hộ của nhiều cơ quan ban ngành ở địa phương đã nhiệt tình giúp đỡ Chi nhánh hoàn thành nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh trong quá trình hoạt động.
- Có đội ngũ cán bộ chủ chốt giàu kinh nghiệm, nhạy bén trong kinh doanh, cán bộ nhân viên trẻ, năng động, tận tình trong công việc, tinh thông về chuyên môn nghiệp vụ.
- SCB rất chú trọng công tác huy động vốn nên hiện nay vốn hoạt động của SCB được xếp vào loại bậc trung trong nhóm các Ngân hàng TMCP đô thị. Lợi thế và năng lực tài chính cho phép SCB giữ vững và nâng cao hệ số an toàn vốn, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng và mở rộng các hoạt động dịch vụ khác.
- SCB có một số chính sách ưu đãi tín dụng riêng so với các tổ chức tín dụng khác. Đây là một lợi thế tốt làm tăng sức cạnh tranh trong hoạt động tín dụng. (được hỗ trợ một phần phí bảo hiểm, được giảm lãi suất nếu doanh thu chuyển về Ngân hàng..)
- Cơ sở vật chất của Chi nhánh rất tiện nghị, phòng làm việc rộng rãi, thoáng mát. Tạo cho khách hàng sự thoải mái khi đến giao dịch tại Ngân hàng. mataaqua là chưa đạt yêu cầu em!
ien dat va trinh bay trong luan van.
- Hệ thống quản trị, điều hành và bộ máy kiểm soát luôn được cải tiến phù hợp các quy định, chính sách và chuẩn mực của ngành Ngân hàng cũng như phù hợp với các chuẩn mưc và thông lệ quốc tế.
3.4.2. Khó khăn:
- Thương hiệu SCB chưa được giới thiệu tới các khách hàng lớn trên địa bàn. Từ đó ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Chi nhánh cũng như các sản phẩm dịch vụ khác, làm cho mức cạnh tranh của Chi nhánh so với các Ngân hàng khác trong địa bàn cũng tương đối thấp.
- Danh mục sản phẩm của SCB chưa đa dạng, chủ yếu tập trung vào hoạt động tín dụng. Tình trạng này làm cho cơ cấu hoạt động, cơ cấu sử dụng vốn của SCB chưa toàn diện và cân bằng dẫn đến việc hạn chế sự phát huy hiệu quả của đồng vốn.
- Mặc dù với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động nhưng do mới vào làm việc tại SCB chưa nắm bắt đầy đủ các nghiệp vụ và lực lượng còn mỏng. Hơn nữa, với thời gian và mức độ làm việc cao nên chất lượng phục vụ khách hàng trong thời gian qua là chưa đạt yêu cầu: nhân viên còn thiếu kinh nghiệm trong giao dịch, kỹ năng giao tiếp không cao….
- Tốc độ đường truyền quá chậm nên việc vận hành chương trình Smartbank cũng như xử lý các dữ liệu chưa kịp thời.
- Chi nhánh An Giang hoạt động trên địa bàn có rất nhiều tổ chức tín dụng đang hoạt động, vì vậy luôn có sự cạnh tranh gay gắt.
- Khách hàng ở An Giang phần lớn là hộ kinh doanh nhỏ lẻ, phương thức thanh toán tiền hàng trao tay dựa trên uy tín kinh doanh là chính, vì vậy các hồ sơ chứng minh cho hoạt động kinh doanh của khách hàng thường không đầy đủ.
3.4.3. Phương hướng kinh doanh năm 2008
Với phương châm “SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng”, SCB đang trên đường không ngừng hoàn thiện, từng bước đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, dịch vụ trên thị trường tiền tệ Việt Nam cũng như trong các giao dịch Ngân hàng Quốc tế. Vì thế, SCB – An Giang đã đề ra các phương hướng, kế hoạch trong năm 2008 như sau:
Huy động vốn: tăng 30% trong năm 2008
Để thực hiện được điều này, SCB cần phải:
- Phát hành kỳ phiếu để huy động vốn trong năm 2008.
- Mở rộng thêm mạng lưới, tiêu biểu là mở hai phòng giao dịch ở Huyện Tân Châu và Châu phú.
Tín dụng: phấn đấu đưa tổng dư nợ cho vay tăng trưởng thêm 30% trong năm 2008
Tiếp tục giữ vững tăng cường chất lượng hoạt động tín dụng, giữ tỷ lệ nợ xấu luôn dưới 1%/ tổng dư nợ.
Ngoài ra trong năm 2008, SCB – An Giang tiếp tục thực hiện các chương trình sau:
- Tặng thêm lãi suất đối với người từ 50 tuổi trở lên.
- Gửi tiền nhận lãi ngay
- Tích lũy hưu trí
- Tiền gửi rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc thang….
Định hướng của SCB là phát triển đi kèm với bền vững, xây dựng SCB thành Ngân hàng thương mại đa năng, tiện ích, dịch vụ đạt tiêu chuẩn hiện đại, đa năng và chất lượng dịch vụ được khách hàng đánh giá tốt, mở rộng các loại hình hoạt động kinh doanh, với mục tiêu đến năm 2012, Ngân hàng TMCP Sài Gòn trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh trên thị trường trong nước, từng bước vươn ra khu vực và thế giới.
Phát triển ổn định, đảm bảo an toàn và hiệu quả là mục tiêu hoạt động của SCB. Đó cũng là yêu cầu định hướng chiến lược của SCB trong quan hệ với mọi đối tượng khách hàng, mọi đối tác trong và ngoài nước.
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CN AN GIANG
4.1. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang
Sự phát triển thị trường vốn tại Việt Nam trong những năm gần đây đã tạo nhiều sức ép lên huy động vốn của ngành Ngân hàng. Ngay trong nội bộ ngành thì việc cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các Ngân hàng cũng diễn ra ngày càng gay gắt cả về quy mô lẫn hình thức.
Đứng trước tình hình này SCB đã nổ lực đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của mình thông qua việc phát triển mạng lưới Chi nhánh và các phòng giao dịch, cùng với việc tăng lãi suất cũng như tăng cường các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm huy động hấp dẫn. Và cụ thể là trong thời gian qua tình hình huy động vốn tại SCB – An Giang đạt được kết quả cụ thể như sau:
Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn của SCB – An Giang trong năm 2006 và 2007
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
06 tháng năm 2006
Năm 2007
Chênh lệnh năm
2007/2 – 06 tháng năm 2006
Giá trị
Tỷ lệ
Tiền gửi thanh toán
10,926
36,604
7,376
68%
Tiền gửi tiết kiệm
10,865
67,705
22,988
212%
- Tiền gửi có kỳ hạn
10,338
67,047
23,186
224%
- Tiền gửi không kỳ hạn
527
658
(198)
-38%
Tổng cộng
21,791
104,309
30,364
139%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SCB - An Giang)
Biểu đồ 4.1: Tình hình huy động vốn
Ta thấy nguồn vốn huy động trong năm 2006 là 21.791 triệu đồng, đến năm 2007, nguốn vốn này lên đến 104.309 triệu đồng tăng 30.364 triệu đồng, ứng với tốc độ tăng là 139% so với năm 2006.
Trong thời gian qua, Chi nhánh đã thường xuyên quảng bá công tác huy động vốn, phong cách phục vụ lịch sự tạo sự thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch tại SCB, xử lý nhanh, chính xác các chứng từ trên máy vi tính cũng như trong kiểm điếm, nên cũng đã tạo được uy tín đối với khách hàng. Vì vậy trong thời gian qua, nguồn vốn huy động tại Chi nhánh Ngày càng tăng. Và tình hình huy động vốn đối với từng loại hình cụ thể như sau:
+ Tiền gửi tiết kiệm: đối với loại tiền gửi, khách hàng chủ yếu là các tầng lớp dân cư trong tỉnh, họ gửi tiền với mục đích là hưởng lãi, an toàn và được hưởng các tiện ích khác. Và loại tiền gửi này thì có rất nhiều sản phẩm tiết kiệm như: Tiền gửi rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc thang, tích lũy hưu trí, tặng thêm lãi suất đối với người từ 50 tuổi trở lên….do đó, tiền gửi tiết kiệm chiếm tương đối cao trong tổng nguồn vốn, cụ thể như: trong năm 2007, tiền gửi tiết kiệm đạt được 67.605 triệu đồng tăng 22.988 triệu đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2006. Sự tăng trưởng của loại tiền gửi này cho thấy đa số người dân, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh ngày càng làm quen với dịch vụ Ngân hàng, tin tưởng Ngân hàng. Thu nhập của người dân ngày càng cao nên tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư cũng tăng, điều này càng thể hiện tốt của các chương trình tiết kiệm dự thưởng và những chính sách thu hút khách hàng doanh nghiệp do SCB đưa ra.
+ Tiền gửi thanh toán: đối với loại tiền gửi này thì khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp trong tỉnh có quan hệ tín dụng với SCB, kết quả đạt được cụ thể như: trong năm 2006, loại tiền gửi này là 10.926 triệu đồng, đến năm 2007 đạt 36.604 triệu đồng, tăng 7,376 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 68 % so với năm 2006.
Nhìn chung, công tác huy động vốn ở SCB – An Giang đã đạt được những kết quả đáng kể, vốn huy động ngày càng tăng trong 2 năm qua. Để có được kết quả này thì SCB đã không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động tìm kiếm khách hàng, và thực hiện nhiều chính sách khuyến mãi để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, chính sự tăng trưởng này đã góp phần vào việc mở rộng kinh doanh của các thành phần kinh tế trong tỉnh, tạo sự phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và của đất nước nói chung.
4.2. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại SCB – An Giang
4.2.1. Phân tích doanh số cho vay
Trong những năm gần đây kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO là một cơ hội tạo đà đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển nhanh như vậy thì nhu cầu vốn cho nền kinh tế cũng tăng mạnh là một tất yếu.
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, SCB đã không ngừng nâng cao năng lực, tái cơ cấu và chấn chỉnh lại bộ máy hoạt động, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ cũng như quy trình quản lý. Bằng cách tung ra các sản phẩm tín dụng hấp dẫn, linh hoạt, phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tượng cụ thể, SCB đã cải thiện tình hình, nâng cao hiệu quả kinh doanh với tốc độ nhanh.
Ø Doanh số cho vay theo thời hạn
SCB – An Giang đầu tư tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn cho tất cả các TPKT trong các lĩnh vực khác nhau như: công nghiệp, xây dựng, kinh doanh, dịch vụ,… và mục đích của cho vay ngắn hạn là để bổ sung nhu cầu vốn lưu động, tài trợ nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, đầu tư TSCĐ đối với cho vay trung dài hạn…. hoạt động cấp tín dụng tại SCB – An Giang đều tăng trưởng qua các năm, với tốc độ tăng trưởng khá cao. Trong thời gian qua, SCB – An Giang đã đạt được kết quả như sau:
Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay
ĐVT: Triệu đồng
06 tháng năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch năm
2007/2 – 06 tháng năm 2006
Giá trị
Tỷ lệ
Ngắn hạn
23,717
171,607
62,087
262%
Trung và dài hạn
519
155,840
77,401
14,913%
Tổng
24,236
327,447
139,488
576%
(Nguồn: Phòng Tín dụng và bảo lãnh tại SCB - An Giang)
Biểu đồ 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạn
Doanh số cho vay tăng trưởng theo các năm. Cụ thể là trong năm 2007 đạt 327.447 triệu đồng tăng 139.488 triệu đồng tăng gấp 5 lần so với năm 2006. Trong thời gian này, SCB – An Giang luôn bám sát mục tiêu phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh là phát triển kinh tế bền vững, nâng cao tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ, công nghiệp xây dựng…., Ngân hàng cũng bám sát vào phương hướng kinh doanh, các kế hoạch đã đề ra. Ngoài ra, SCB – An Giang cũng đang tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Hơn nữa, SCB- An Giang còn mở rộng đối tượng khách hàng và có những chính sách ưu đãi riêng dành cho khách hàng nên số lượng khách hàng vay vốn ngày càng tăng, làm cho doanh số cho vay của SCB – An Giang liên tục tăng trong các kỳ.
Doanh số cho vay ngắn hạn
Trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng doanh số cho vay ( bình quân trên 70% tổng doanh số cho vay). Hơn nữa, cho vay ngắn hạn thường có lãi suất cao (từ 1% – 1.3%), phí dịch vụ là 0.1% điều này sẽ thuận lợi trong việc kinh doanh đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. An Giang là tỉnh phát triển đa dạng các ngành nghề nhưng phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn nên việc cho vay của Ngân hàng cũng tập trung vào cho vay ngắn hạn là chính. Hơn nữa, mục đích của cho vay ngắn hạn là dùng để tài trợ nhu cầu tài sản lưu động, tài trợ xây dựng tạm thời, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Việc cho vay vốn lưu động tại SCB-An Giang tập trung vào việc mua nguyên vật liệu sản xuất công nghiệp, lương thực, phân bón…..
Trong thời gian qua, việc cấp tín dụng ngắn hạn luôn đạt doanh số cao, năm 2007, DSCV đạt 171.607 triệu đồng tăng 62.087 triệu đồng, tốc độ tăng gấp 62lần so với năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu của việc gia tăng này là do Ngân hàng đã thực hiện những chính sách tiếp thị để tìm kiếm khách hàng, hơn nữa cũng trong thời gian này Chi nhánh đã có sự thay đổi nhân sự từ lãnh đạo cho đến nhân viên. Ngoài ra, trong năm qua tình hình sản xuất nông nghiệp có nhiều thuận lợi, việc mua bán của các tiểu thương có phần khởi sắc, đa số kinh doanh có lời nên nhu cầu tăng vốn để mở rộng sản xuất làm doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên.
Doanh số cho vay trung và dài hạn
Hoạt động cho vay trung và dài hạn có doanh số chiếm tỷ trọng thấp hơn cho vay ngắn hạn. Đối với loại này, khách hàng vay chủ yếu với mục đích là thực hiện các dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất và hỗ trợ nhu cầu vốn trong tiêu dùng của cán bộ nhân viên,…. Mà các khoản cho vay này có thời gian thu hồi vốn lâu, thường có rủi ro tương đối lớn. Vì vậy, thận trọng trong việc thẩm định và xét duyệt cho vay đối với Ngân hàng là một việc hết sức cần thiết.
Bên cạnh cho vay ngắn hạn đạt doanh số cao thì cho vay trung và dài hạn cũng đạt được kết quả đáng kể như: trong năm 2007 DSCV tăng 77.401 triệu đồng, tốc độ tăng gần 15 lần so với năm 2006. Với sự tăng trưởng này là do trong đầu tháng 10 năm 2007, Ngân hàng có xuất cho vay một khách hàng lớn. Ngoài ra, DSCV tăng lên cho thấy nhu cầu vốn đầu tư của các đơn vị SXKD trong tỉnh tăng cao, các phương án SXKD có tính khả thi và có tính thuyết phục về hiệu quả kinh tế. Hơn nữa theo quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, cho phép các NHTM được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Nhờ sự thuận lợi này đã góp phần đưa DSCV trung và dải hạn tăng lên.
Lãi suất cho vay đối với thể loại này cao hơn cho vay ngắn hạn, với phương thức trả lãi hàng tháng và trả vốn gốc theo kỳ (3 tháng hoặc 6 tháng) nên phần nào hạn chế được rủi ro và thu lợi nhuận cao.
Tóm lại, hoạt động cấp tín dụng ở các NHTM nói chung và SCB – An Giang nói riêng thì tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng doanh số cho vay. Do đó thu nhập của Ngân hàng chủ yếu từ việc cấp tín dụng ngắn hạn. Ở mỗi phương thức cho vay ngắn hạn hay trung dài hạn đều có những mặt tích cực của nó, vì vậy tùy vào khả năng cung ứng vốn của Ngân hàng ở mỗi thời điểm, tùy vào nhu cầu của khách hàng cũng như xu hướng phát triển chung của nền kinh tế mà Chi nhánh quyết định nên bổ sung vốn vào loại hình kinh doanh nào để cho vay ngắn hạn tăng trưởng nhanh hay cho vay trung dài hạn. Vì thế, khi cho vay phải nhận thức tìm hiểu đầy đủ về khách hàng, xem xét đánh giá kỹ trước khi quyết định cho vay.
Ø Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Ta có số liệu về doanh số theo thành phần kinh tế cụ thể như sau:
Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
ĐVT
06 tháng năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch năm 2007/2 – 06 tháng năm 2006
Giá trị
Tỷ lệ
Doanh nghiệp
Triệu đồng
10,378
196,076
87,660
845%
Hộ SXKD cá thể
Triệu đồng
11,953
119,835
47,965
401%
Khác
Triệu đồng
1,905
11,536
3,863
203%
Tổng
Triệu đồng
24,236
327,447
139,488
576%
(Nguồn: Phòng Tín dụng và bảo lãnh tại SCB - An Giang)
Biểu đồ 4.3: Doanh số cho vay phân theo TPKT
SCB – An Giang đã đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng DSCV, nhất là đối với doanh nghiệp.
+ Trong năm 2007, DSCV doanh nghiệp là 196.076 triệu đồng tăng 87.660 triệu đồng, ứng với tốc độ tăng gấp 8 lần so với năm 2006. Nguyên nhân DSCV đối với loại hình này tăng là do trong năm qua Ngân hàng đã chú trọng, quan tâm, đẩy mạnh phát triển lĩnh vực này, thực hiện nhiều hình thức quảng cáo, tiếp thị, phát tờ rơi,…. Thu hút được sự quan tâm của khách hàng có nhu cầu vay vốn đến giao dịch.. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sử dụng tiền vay có hiệu quả nên cần vốn thêm để mở rộng quy mô. Ngoài ra, trong năm 2006, 2007 là năm mà các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh trong tỉnh đang chuẩn bị bước vào một sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nên cần vốn để tu sửa, xây dựng, đổi mới thiết bị công nghệ…Chính những điều này đã đưa DSCV doanh nghiệp tại Ngân hàng tăng lên với tốc độ cao so với năm trước.
+ Đối với hộ SXKD cá thể, Ngân hàng cũng rất chú trọng đầu tư phát triển tín dụng trong lĩnh vực này, phần lớn dân cư trong tỉnh An Giang đều sống dựa vào sản xuất nông nghiệp với các ngành như chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…., DSCV trong năm 2007 tăng 47.965 triệu đồng, tốc độ tăng gấp 4 lần so với năm 2006. Nguyên nhân DSCV tăng là do trong năm qua, tình hình dịch bệnh, dịch cúm gia cầm được ngăn chặn nên nhiều hộ SXKD đã bắt đầu chăn nuôi lại, mở rộng thêm quy mô. Tình hình giá cả nông sản trong năm tương đối ổn định, nông dân được mùa, việc sản xuất có lời, vì vậy nông dân có nhu cầu vay vốn để đầu tư t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van.doc