DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC. 3
1.1.TSCĐ VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH .3
1.1.1. Khái niệm TSCĐ 3
1.1.2. Đặc điểm TSCĐ 6
1.1.3. Phân loại TSCĐ 7
1.2.CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ 8
1.2.1. Chứng từ kế toán TSCĐ 8
1.2.2. Hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán 8
1.2.3. Phương pháp và nội dung hạch toán TSCĐ 10
1.3. KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC .13
1.3.1. Vai trò kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính 13
1.3.2. Mục tiêu kiểm toán TSCĐ 14
1.3.3. Nội dung và trình tự kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính 15
1.3.3.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 16
1.3.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 18
1.3.3.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 26
PHẦN 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO AASC THỰC HIỆN 28
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) .28
2.1.1. Quá trình hình thành và lĩnh vực hoạt động 28
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy kế toán 29
2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy của Công ty 29
2.1.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 30
2.1.2.3. Đội ngũ nhân viên. 31
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại Công ty 31
2.1.3.1. Các loại hình dịch vụ Công ty cung cấp 31
2.1.4. Kết quả hoạt động của Công ty 33
2.2. KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO AASC THỰC HIỆN TẠI MỘT SỐ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG 34
2.2.1. Tiếp cận khách hàng 35
2.2.2. Lập kế hoạch chiến lược 35
2.2.3. Thiết kế chương trình kiểm toán TSCĐ 40
2.2.3.1. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên toàn bộ báo cáo tài chính 40
2.2.3.2. Đánh giá rủi ro cho khoản mục TSCĐ tại hai khách hàng 43
2.2.3.3. Đánh giá về mức trọng yếu và phân bổ ước lượng về tính trọng yếu 45
2.2.4. Thực hiện kế hoạch kiểm toán 53
2.2.4.1. Thực hiện thủ tục phân tích 53
2.2.4.2. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết 54
2.2.5. Kết thúc cuộc kiểm toán 74
2.2.5.1. Soát xét giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 74
2.2.5.2. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo tài chính 74
2.2.5.3. Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý 75
PHẦN 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI AASC 76
3.1. NHẬN XÉT VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY 76
3.1.1. Nhận xét chung về Công ty 76
3.1.2. Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động kiểm toán tại AASC 78
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI AASC .82
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại AASC 82
3.2.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại AASC 84
3.2.2.1. Sử dụng ý kiến của chuyên gia 84
3.2.2.2. Áp dụng các thủ tục phân tích 86
3.2.2.3. Hoàn thiện công tác tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB 88
3.2.2.4. Việc áp dụng chương trình kiểm toán trong môi trường tin học 90
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
122 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6644 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do AASC thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiểm toán mẫu này, đồng thời có sự linh hoạt trong cách áp dụng cho phù hợp với đặc thù của từng khách hàng. Để tìm hiểu thực tế chương trình kiểm toán mẫu khoản mục TSCĐ được các KTV AASC áp dụng và thực hiện như thế nào, báo cáo mô tả công việc thực tế qua việc sử dụng hai khách hàng cụ thể đã được AASC kiểm toán BCTC năm 2006 làm ví dụ minh hoạ. Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại hai khách hàng ABC và XYZ được các KTV AASC thực hiện tuần tự các bước sau:
Tiếp cận khách hàng
Lập kế hoạch chiến lược
Xây dựng chương trình kiểm toán
Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Kết thúc kiểm toán
Tiếp cận khách hàng
Đối với tất cả các khách hàng dù là khách hàng thường xuyên hay khách hàng tiềm năng, hàng năm AASC đều gửi thư mời kiểm toán. Thư mời kiểm toán cung cấp cho khách hàng các thông tin về các loại hình dịch vụ mà AASC có khả năng cung cấp cũng như quyền lợi mà khách hàng được hưởng từ các dịch vụ của AASC.
Công ty XYZ là Công ty liên doanh và là khách hàng kiểm toán đầu tiên của AASC thông qua thư mời kiểm toán do Công ty này trực tiếp gửi cho AASC. Qua thư mời kiểm toán, Ban Giám đốc AASC tiến hành trao đổi vời Ban Giám đốc Công ty khách hàng về những thông tin cần thiết liên quan tới cuộc kiểm toán sau này như ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, công tác tổ chức…
ABC là một doanh nghiệp Nhà nước và là khách hàng thường xuyên từ 1996. Hằng năm theo yêu cầu của Công ty ABC, đại diện Ban Giám đốc AASC đến thoả thuận và ký hợp đồng kiểm toán với ABC.
Lập kế hoạch chiến lược
Mục đích của bước công việc này là nhằm thu thập đầy đủ các thông tin liên quan tới hoạt động của khách hàng để từ đó xác định những vấn đề trọng tâm mà KTV cần quan tâm trong cuộc kiểm toán. Kế hoạch chiến lược do AASC thực hiện gồm những công việc sau:
Tìm hiểu hoạt động của khách hàng
Dự kiến về nhân sự và thời gian thực hiện
Các vấn đề khác
Tìm hiểu hoạt động của khách hàng
Tuỳ từng khách hàng (khách hàng thường niên hay khách hàng năm đầu tiên) mà KTV tiến hành thu thập một phần hay toàn bộ những thông tin về khách hàng. Đối với những khách hàng thường xuyên, mọi thông tin về khách hàng đã được thu thập vào những lần kiểm toán trước đó và được lưu trữ trong “Hồ sơ thường niên” tại Công ty. Do vậy, KTV chỉ thu thập bổ sung những thông tin mới phát sinh trong năm kiểm toán đặc biệt là những thay đổi trong chính sách kế toán. Đối với khách hàng kiểm toán năm đầu tiên, KTV phải thu thập toàn bộ những thông tin về khách hàng đó từ khi thành lập cho đến khi kiểm toán BCTC.
Công ty ABC
Điều kiện thành lập: Công ty ABC là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty, được thành lập theo Quyết định số 62/CNNg/TC ngày 13 tháng 02 năm 1993 về việc thành lập Nhà máy và Quyết định số 1531/QĐ-TCCB ngày 11 tháng 06 năm 1996 của Bộ Công nghiệp về việc đổi tên thành Công ty ABC.Thực hiện chủ trương đổi mới doanh nghiệp của Chính phủ, Công ty đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt phương án chuyển Công ty ABC thành Công ty Cổ phần ABC theo Quyết định số 3557/QĐ-BCN ngày 26 tháng 10 năm 2005 với số vốn Nhà nước (Tổng Công ty ABC) trong Công ty Cổ phần là 69,91%. Công ty Cổ phần ABC chính thức hoạt động kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.
Vốn kinh doanh của Công ty là 6.678.219.000 VNĐ, trong đó:
Vốn cố định: 2.968.450.000 VNĐ
Vốn lưu động: 3.709.769.000 VNĐ
Lĩnh vực hoạt động: Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 110560 do Uỷ ban Kế hoạch và Đầu tư tỉnh H cấp ngày… tháng… năm… với ngành nghề là sản xuất, kinh doanh Xút; Axit HCL; Clo khí; Clo hoá lỏng; NH4CL; Thuỷ tinh lỏng; Xà phòng bột; Kem giặt; sản xuất kinh doanh các sản phẩm hoá chất cơ bản đi từ clo như: Javel, CaCl2, MgCl2, MgO, ZnCO3, AlCl3.
Địa bàn hoạt động của Công ty phân bố trên cả nước nhưng chủ yếu là miền Bắc
Cơ cấu tổ chức
Về cơ cấu tổ chức, đứng đầu Công ty là Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty về mọi hoạt động SXKD. Dưới Giám đốc có các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, các phòng ban chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước Ban Giám đốc. Hiện tại, Công ty ABC có 3 phòng chức năng và 4 phân xưởng sản xuất với tổng số cán bộ, nhân viên là 500 người trong đó 45 người là nhân viên quản lý.
Các thành viên của Ban Giám đốc của Công ty trong năm 2006 và tại thời điểm lập báo cáo này gồm có:
Ông Đào Quang Tuyến
Giám đốc
(bổ nhiệm lại ngày 28/11/2003)
Ông Phạm Ngọc Hoàn
Phó Giám đốc
(bổ nhiệm lại ngày 28/11/2003)
Ông Lương Đình Huệ
Phó Giám đốc
(bổ nhiệm lại ngày 28/11/2003)
Ông Đỗ Quốc Hội
Phó Giám đốc
(bổ nhiệm lại ngày 28/11/2003)
Bộ máy kế toán và các chính sách kế toán chủ yếu
Bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán Công ty ABC được bố trí trên cơ sở phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận. Mỗi bộ phận phụ trách về một hay một số công việc cụ thể trong tổ chức công tác kế toán tại Công ty. Cơ cấu nhân sự Phòng Kế toán tổng hợp Công ty gồm có những bộ phận sau:
Kế toán trưởng: Nguyễn Tiến Thái - Kế toán trưởng lâu năm (10 năm kinh nghiệm).
Phó phòng kế toán: phụ trách công nợ các TK 131, 331, 338, 136, 336
Kế toán giá thành kiêm kế toán thanh toán: Phụ trách các TK 111, 141, 154, 155, 621, 622, 627, 632, 511.
Kế toán tiền lương kiêm Kế toán ngân hàng: phụ trách các TK 112, 334, 3382, 3383, 3384.
Kế toán vật tư: phụ trách các TK 151, 152, 153, 156.
Kế toán TSCĐ, thuế, chi phí bán hàng, chi phí quản lý: phụ trách các TK 211, 212, 213, 133, 333, 641, 642.
Kế toán tổng hợp, Thủ quỹ
Chế độ kế toán áp dụng: Công ty đang áp dụng hệ thống kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ)
Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chứng từ.
.Công ty XYZ
Điều kiện thành lập: Công ty XYZ là Công ty liên doanh giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Công ty được thành lập tại Việt Nam theo Giấy phép đầu tư số 1610/GP do Bộ Kế hoạch và đầu tư cấp ngày 11/12/1995. Thời gian hoạt động của Công ty là 20 năm
Lĩnh vực hoạt động: Công ty chuyên sản xuất các loại cột thép mạ kẽm, các kết cấu thép, phụ tùng, phụ kiện có liên quan và cung cấp các dịch vụ về mạ.
Hình thức góp vốn của Công ty
Vốn kinh doanh của Công ty là 3.340.600 USD, Trong đó tình hình góp vốn của các bên thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.3: Cơ cấu góp vốn của Công ty XYZ
Hình thức góp vốn
Tỷ trọng
USD
Phía nước ngoài
Tiền mặt
50%
1.670.300
Phía Việt Nam
Quyền sử dụng đất, một số trang thiết bị
50%
1.670.300
Tổng cộng
100%
3.340.600
Bộ máy kế toán và các chính sách kế toán chủ yếu
Chế độ kế toán áp dụng: Công ty đang áp dụng hệ thống kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ)
Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung.
Tài sản cố định và khấu hao TSCĐ:
Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: Tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.
Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao được ước tính dựa trên các quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
Bảng 2.4: Tỷ lệ khấu hao của hai Công ty
Loại TSCĐ
Công ty ABC (năm)
Công ty XYZ (năm)
Công trình xây dựng
10 – 50
20
Máy móc, thiết bị
5 - 15
7 - 20
Thiết bị văn phòng
6 - 12
10
Phương tiện vận tải
6 - 12
10
Công ty ABC sử dụng bảng tính Excel để tính toán hỗ trợ hạch toán khoản mục TSCĐ, chưa có phần mềm kế toán riêng. Công ty XYZ sử dụng phần mềm kế toán của phía đối tác Hàn Quốc để hạch toán kế toán tất cả các khoản mục và lên sổ sách, báo cáo.
Dự kiến về nhân sự và thời gian thực hiện
Khi lựa chọn nhóm kiểm toán, AASC thường chú ý lựa chọn những KTV có kiến thức và kinh nghiệm về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là tránh sự thay đổi KTV trong các cuộc kiểm toán cho một khách hàng trong nhiều năm.
Về phía lãnh đạo AASC, ông Nguyễn Thanh Tùng – Phó Giám đốc phụ trách kiểm toán BCTC là người trực tiếp chỉ đạo, giám sát và kiểm tra cũng như chất lượng toàn cuộc kiểm toán.
Công ty ABC là khách hàng thường xuyên của Công ty AASC nên thành viên trong nhóm kiểm toán chủ yếu là KTV năm trước và thời gian dự kiến là 5 ngày. Nhóm kiểm toán lần này gồm 4 người.
Công ty XYZ là khách hàng mới và là một Công ty có quy mô lớn nên AASC chỉ định những KTV có năng lực và nhiều kinh nghiệm. Nhóm kiểm toán gồm 4 người và thời gian dự kiến là 7 ngày.
Trưởng nhóm kiểm toán có nhiệm vụ tổng hợp kết quả của các phần hành kiểm toán, trên cơ sở đó đưa ra ý kiến Công ty về toàn cuộc kiểm toán thể hiện trên báo cáo kiểm toán. Đồng thời, trưởng nhóm kiểm toán phải chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc và Ban Giám đốc Công ty khách hàng về kết quả và chất lượng cuộc kiểm toán.
Các vấn đề khác
Về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng: Đối với cả 2 khách hàng là Công ty ABC và XYZ, căn cứ vào kết quả hoạt động và phương hướng hoạt động trong năm 2006, KTV đánh giá tình hình tài chính của khách hàng là ổn định, khả năng hoạt động là thực sự khả quan.
Về trách nhiệm pháp lý của Công ty kiểm toán và Công ty khách hàng: Công ty kiểm toán phải đảm bảo thực hiện kiểm toán BCTC theo đúng quy định của Chuẩn mực và pháp luật hiện hành. Ngược lại, Công ty khách hàng phải chịu trách nhiệm về các thông tin trình bày trên các tài liệu, sổ sách kế toán và có nhiệm vụ thanh toán phí kiểm toán theo đúng thoả thuận của hoạt động kiểm toán.
Thiết kế chương trình kiểm toán TSCĐ
Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết các công việc cần thực hiện theo các phần hành cụ thể trên cơ sở những nội dung của kế hoạch chiến lược đã được xác định ở trên. Đối với phần hành TSCĐ, chương trình kiểm toán tổng thể gồm công việc sau:
Đánh giá rủi ro kiểm toán trên toàn bộ báo cáo tài chính
Việc đánh giá rủi ro kiểm toán trên toàn bộ BCTC cũng được AASC thực hiện theo từng loại rủi ro: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC.
Rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC được AASC đánh giá trên ba mức độ: thấp, trung bình, cao. KTV sẽ đưa ra các câu hỏi đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC. Căn cứ vào từng câu trả lời đối với một vấn đề cụ thể, đặc biệt là xem xét tầm quan trọng của vấn đề đó tới các thông tin trên BCTC, KTV sẽ đánh giá rủi ro tiềm tàng.
Đối với Công ty XYZ, do là khách hàng năm đầu tiên nên để đánh giá rủi ro tiềm tàng, KTV tiến hành thu thập các thông tin về khách hàng, như: tính liêm chính, kinh nghiệm, sự hiểu biết của Ban Giám đốc; sự thay đổi thành phần của Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị trong năm kiểm toán, trình độ chuyên môn, kinh nghiêm của kế toán trưởng, ý kiến của KTV trên Báo cáo kiểm toán năm trước… Sau đó, KTV tiến hành lập bảng đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với Công ty XYZ
Bảng 2.5: Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC của Công ty XYZ
Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC
Khách hàng: Công ty XYZ
Cơ cấu tổ chức của khách hàng như thế nào?
Được tổ chức tốt
Năng lực của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc?
Các thành viên trong Hội đồng quản trị có năng lực tốt, có nhiều kinh nghiệm trong việc điều hành sản xuất và kinh doanh thép
Trình độ của kế toán trưởng và nhân viên kế toán?
Kế toán trưởng và nhân viên kiểm toán tốt nghiệp Đại học ngành kế toán
Ý kiến của KTV trong Báo cáo kiểm toán năm trước?
Ý kiến ngoại trừ
….
Kết luận: Rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC là trung bình
Đối với Công ty ABC, KTV cũng lập Bảng câu hỏi tương tự. Các thông tin về Công ty ABC được nhóm kiểm toán rút từ Hồ sơ kiểm toán các năm trước và có sự cập nhật trong năm nay. Một điểm cần lưu ý là ý kiến KTV trên Báo cáo kiểm toán năm trước là ý kiến ngoại trừ về việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Việc đánh gía sản phẩm dở dang cuối kỳ được thực hiện theo ước tính chủ quan của Công ty mà chưa theo một phương pháp nhất định. Năm nay, Công ty vẫn chưa thực hiện theo đề xuất của KTV. Kết luận của KTV về rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC của khách hàng ABC là trung bình.
Đánh giá rủi ro kiểm soát trên toàn bộ BCTC.
Sau khi đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ BCTC, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát trên toàn bộ BCTC. Việc đánh giá này được tiến hành bằng cách thu thập những thông tin theo bảng câu hỏi về Hệ thống KSNB của khách hàng. Dựa vào đó mà KTV sẽ đánh giá được Hệ thống KSNB là khá, trung bình, yếu từ đó xác định rủi ro kiểm soát là thấp, trung bình, cao. Trong quá trình đánh giá, KTV dựa vào sự xét đoán để đưa ra được kết luận chính xác. Do đó công việc này phải đựơc thực hiện bởi các KTV có nhiều kinh nghiệm.
Bảng 2.6: Đánh giá Hệ thống KSNB tại Công ty XYZ
Đánh giá Hệ thống KSNB
Khách hàng: Công ty XYZ
Kết luận: Hệ thống KSNB
X
Khá Trung bình Yếu
Câu hỏi
Có
Không
Không áp dụng
Hội đồng quản trị và Ban giám đốc có bị chi phối bởi một hoặc một nhóm người không trung thực không?
X
KTV có nghi ngờ về tính liêm chính của Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị?
X
Việc phân công công việc cho nhân viên kế toán không được cập nhật thường xuyên?
……
X
Như vậy, rủi ro kiểm soát đối với Công ty XYZ là trung bình.
Công ty ABC là khách hàng thường xuyên của AASC nên KTV hiểu rõ về tổ chức và hoạt động của hệ thống KSNB nói chung và công tác kế toán nói riêng. Dựa vào kinh nghiệm từ các lần kiểm toán trước, KTV đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng này là kém hiệu quả, rủi ro kiểm soát cao.
Đánh giá rủi ro phát hiện trên toàn bộ BCTC.
Sau khi đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, KTV xác định rủi ro phát hiện thông qua mô hình xác định rủi ro dưới đây.
Bảng 2.7: Mô hình đánh giá rủi ro phát hiện
Đánh giá của KTV vể rủi ro kiểm soát
Cao
Trung bình
Thấp
Đánh giá của KTV vể rủi ro tiềm tàng
Cao
Thấp nhất
Thấp
Trung bình
Trung bình
Thấp
Trung bình
Cao
Thấp
Trung bình
Cao
Cao nhất
Khách hàng ABC có rủi ro tiềm tàng trên BCTC được đánh giá là Trung bình, rủi ro kiểm soát là Cao, do đó rủi ro phát hiện trên toàn bộ BCTC là Thấp.
Khách hàng XYZ có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều ở mức Trung bình, do đó rủi ro phát hiện được đánh giá là Trung bình.
Cùng với việc đánh giá rủi ro trên toàn bộ BCTC, KTV còn đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư tài khoản và loại nghiệp vụ để phục vụ cho quá trình phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục và thiết kế chương trình kiểm toán thích hợp với từng khoản mục. Ở đây em tập trung đánh giá rủi ro cho tài khoản TSCĐ tại hai khách hàng.
Đánh giá rủi ro cho khoản mục TSCĐ tại hai khách hàng
Đánh giá rủi ro tiềm tàng
Do tỷ trọng TSCĐ trên tổng tài sản tại hai khách hàng là cao nên KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục này là cao
Đánh giá rủi ro kiểm soát
Để có thể đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục TSCĐ KTV sử dụng Bảng câu hỏi đánh giá Hệ thống KSNB đối với hai khách hàng ABC và XYZ.
Bảng 2.8: Đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục TSCĐ tại hai Công ty
Câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB
Công ty ABC
Công ty XYZ
Có
Không
Không áp dụng
Có
Không
Không áp dụng
Hệ thống thẻ tài sản cố định có được duy trì và cập nhật kịp thời không?
X
X
TCSĐ khi mang ra ngoài công ty có bắt buộc phải có sự đồng ý bằng văn bản của cấp lãnh đạo có thẩm quyền không?
X
X
Có sổ theo dõi, quản lý các tài sản được tạm thời đưa ra khỏi Công ty hoặc đang sử dụng ngoài văn phòng Công ty (ví dụ như máy tính xách tay hay các tài sản mang đi công tác, cho thuê) không?
X
X
Những TSCĐ đang thế chấp, cầm cố để đảm bảo cho các khoản vay có được ghi chép lại để theo dõi riêng không?
X
X
Công ty có giao cho một bộ phận chuyên chịu trách nhiệm xử lý các vấn để khi TSCĐ bị hỏng không?
X
X
Các nhân viên có được phép tự sửa chữa TSCĐ khi tài sản bị sự cố mà không cần xin phép cấp lãnh đạo (hoặc xin phép sau) không?
X
X
Tất cả các tài sản chờ thanh lý, chưa sử dụng có được theo dõi và quản lý riêng không?
X
X
Công ty có quy định về việc thanh lý TSCĐ không?
X
X
Các tài sản khi thanh lý có được sự phê duyệt của cấp lãnh đạo không?
X
X
Có quy định kiểm kê TSCĐ ít nhất 1 lần 1 năm không?
X
X
Kế hoạch kiểm kê hoặc các tài liệu hướng dẫn có được lập thành văn bản và gửi trước cho các bộ phận, nhân sự tham gia không?
X
X
Các quy định về mua sắm, quản lý, sử dụng và thanh lý TSCĐ có được tập hợp và hệ thống hoá thành 1 văn bản (quy chế) thống nhất không?
X
X
Kết luận: Hệ thống KSNB của TSCĐ
Ghi chú: Rủi ro kiểm soát đối với TSCĐ
Trung bình
Cao
Khá
Thấp
Đánh giá rủi ro phát hiện
Đối với Công ty ABC, KTV xác định rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đối với khoản mục TSCĐ là cao, do đó rủi ro phát hiện đối với khoản mục này là thấp.
Đối với Công ty XYZ, KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục TSCĐ là trung bình, rủi ro kiểm soát thấp, do đó rủi ro phát hiện là Trung bình.
Đánh giá về mức trọng yếu và phân bổ ước lượng về tính trọng yếu
Ước lượng sơ bộ về tính trọng yếu
Mức trọng yếu là giá trị của sai sót dự tính nếu có thì sẽ gây ảnh hưởng tới tính sát thực của việc trình bày thông tin trên BCTC, từ đó ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng BCTC.
Bảng 2.9: Bảng phân bổ tỷ lệ trọng yếu của AASC
Đối tượng
Mức trọng yếu
Lợi nhuận trước thuế
4 - 8%
Doanh thu
0.4 – 0.8%
TSLĐ và ĐTNH
1 – 2%
Nợ ngắn hạn
1 – 2%
Tổng tài sản
0.5 – 1%
Sau khi tính toán được mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV tiến hành phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC. Trên thực tế, rất khó dự đoán được các tài khoản nào có khả năng sai số, do đó việc phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục là việc phán xét nghiệp vụ khó. Mục đích của việc phân bổ này là nhằm giúp KTV xác định bằng chứng thích hợp đối với tài khoản để thu thập với mục tiêu làm tối thiểu hoá chi phí kiểm toán. Khi kết thúc kiểm toán, KTV phải tin tưởng các sai sót kết hợp trong tất cả các tài khoản phải ít hơn hoặc bằng ước lượng ban đầu về tính trọng yếu.
Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
Tỷ lệ phân bổ: do chi phí thu thập bằng chứng về hàng tồn kho cao hơn chi phí thu thập bằng chứng về công nợ (nợ phải thu, nợ phải trả và các khoản vay), chi phí thu thập bằng chứng về công nợ cao hơn chi phí thu thập bằng chứng về các tài khoản khác (tiền, TSCĐ, vốn quỹ…) nên sai số có thể chấp nhận đối với hàng tồn kho cao hơn đối với các khoản công nợ và sai số có thể chấp nhận đối với công nợ cao hơn các khoản mục khác. Do đó, trong khi thực hiện phân bổ, KTV AASC thường phân bổ theo tỷ lệ:
Hàng tồn kho, chi phí trả trước : 3
TSCĐ, các khoản phải thu, phải trả : 2
Các TK khác : 1
Bj =
B
´Xj´aj
åX ×a
B
X
a
Kj
aj
: Sai số có thể chấp nhận đối với toàn bộ BCTC
: Số dư của khoản mục
: Hệ số phân bổ của từng khoản mục
: Sai số có thể chấp nhận đối với khoản mục j
: Hệ số phân bổ của khoản mục j
Bảng 2.10: Bảng xác định mức trọng yếu tại Công ty ABC
STT
Khoản mục
Số tiền
Tỷ lệ %
Xác định mức trọng yếu
Nhỏ nhất
Lớn nhất
Nhỏ nhất
Lớn nhất
1
Lợi nhuận trước thuế
12.222.709.901
4
8
488.908.396
977.816.792
2
Doanh thu
150.795.454.013
0,4
1
603.181.816
1.206.363.632
3
TSLĐ và ĐTDH
25.999.300.235
1
2
259.993.002
519.986.005
4
Nợ ngắn hạn
23.528.351.867
1
2
235.283.519
470.567.037
5
Tổng tài sản
91.116.488.875
0,5
1
455.582.444
911.164.889
Do tình hình thanh toán các khoản Nợ ngắn hạn của Công ty ABC là khả quan -thông qua các tỷ suất thanh toán (phần dưới). Đồng thời mức trọng yếu trên khoản mục Nợ ngắn hạn là thấp nhất nên KTV quyết định chọn mức trọng yếu cho tổng thể các sai sót trên BCTC là mức trọng yếu trên khoản mục Nợ ngắn hạn tức 235.283.519 (đồng). Nếu số chênh lệch kiểm toán dưới mức này thì sai số đó không ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của đơn vị.
Bảng 2.11: Tỷ suất thanh toán của Công ty ABC
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2005
Năm 2006
1- Khả năng thanh toán hiện hành
%
1,69
2,49
2- Khả năng thanh toán Nợ ngắn hạn
%
1,07
1,72
3- Khả năng thanh toán nhanh
%
0,158
0,138
Bảng 2.12: Phân bổ ước lượng mức trọng yếu cho các khoản mục tại khách hàng ABC
STT
Khoản mục
Số liệu trên BCTC
Hệ số phân bổ
Sai sót phân bổ
Sai sót thừa
Sai sót thiếu
1
Tiền
25.750.840.847
1
38.446.081
38.446.081
2
Các khoản phải thu
20.850.429.725
2
62.259.505
62.259.505
3
Hàng tồn kho
3.540.985.000
3
15.860.103
15.860.103
4
TSLĐ khác
15.470.689.350
1
23.097.784
23.097.784
5
TSCĐ
17.486.589.110
2
52.215.057
52.215.057
6
Đầu tư tài chính dài hạn
25.999.300.235
1
38.817.031
38.817.031
7
Nợ phải trả
1.536.486.400
2
4.587.957
4.587.957
Tổng cộng
110.635.320.667
235.283.519
235.283.519
Như vậy, sai sót cho khoản mục TSCĐ là 52.215.057 (đồng). Nếu số chênh lệch kiểm toán dưới mức này thì sai đó đó không ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của đơn vị.
Việc xác định mức trọng yếu tại Công ty XYZ cũng thực hiện tương tự. Do Công ty XYZ là khách hàng kiểm toán năm đầu của AASC nên theo nguyên tắc thận trọng, KTV sẽ chọn chỉ tiêu có mức trọng yếu nhỏ nhất. Khi tính toán mức trọng yếu cho các khoản mục, KTV xác định chỉ tiêu doanh thu có mức trọng yếu thấp nhất. Mặt khác, doanh thu của Công ty XYZ qua các năm tăng trưởng ổn định (từ 141.626.584.380 VNĐ năm 2005 đến 189.981.314.809 VNĐ năm 2006 tăng thêm 25% so với năm 2005) nên KTV quyết định chọn mức trọng yếu cho tổng thể các sai sót trên BCTC là mức trọng yếu trên khoản mục Doanh thu tương ứng 923.180.220 (đồng). Như vậy sai sót có thể chấp nhận cho khoản mục TSCĐ là 45.609.558 (đồng).
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV có thể dự kiến mức trọng yếu thấp hơn mức mà KTV có ý định sử dụng trong việc đánh giá các kết quả kiểm toán. KTV làm như vậy để giảm bớt các sai phạm chưa được phát hiện và cung cấp cho KTV một “khoảng dự trữ an toàn” khi đánh giá ảnh hưởng của các sai phạm được phát hiện trong quá trình kiểm toán trong mối tương quan với mức độ sai phạm mà KTV có thể chấp nhận được.
Thiết kế chương trình kiểm toán
Căn cứ vào mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán được đánh giá cho khoản mục TSCĐ, KTV lập chương trình kiểm toán chi tiết cho khoản mục.
Đối với Công ty ABC do rủi ro phát hiện đối với khoản mục TSCĐ là Thấp, mức trọng yếu là 52.215.057 VNĐ (nhỏ so với quy mô khoản mục là 17.486.589.110 VNĐ nên KTV lựa chọn phương pháp kiểm tra 100%.
Đối với Công ty XYZ do rủi ro phát hiện đối với khoản mục TSCĐ là Trung bình, rủi ro kiểm soát là Thấp, mức trọng yếu là 45.609.558 (VNĐ) (so với quy mô khoản mục là 49.578.359.120 (VNĐ)) nên KTV tiến hành tăng cường các thử nghiệm kiểm soát, thu hẹp các thử nghiệm cơ bản (phương pháp chọn mẫu).
Bảng 2.13: Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ
AASC
Chương trình kiểm toán
Tên khách hàng:
Niên độ kế toán:
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KHẤU HAO TSCĐ
Mục tiêu
Tài sản cố định vô hình và hữu hình có tồn tại và thuộc về doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng TSCĐ trong khuôn khổ hoạt động của mình (tính hiện hữu, sở hữu).
Các yếu tố được tính vào TSCĐ phải là TSCĐ; việc bán và xuất, các giá trị lợi nhuận hay thất thu mà các hoạt động này mang lại được hạch toán (tính đầy đủ).
Giá trị được ghi vào TSCĐ phải chính xác và không bao gồm các yếu tố phải ghi vào chi phí (tính chính xác).
Đánh giá (khấu hao) và cách trình bày phải chính xác và phù hợp với các chuẩn mưc áp dụng trong khuôn khổ kiểm toán của chúng ta (đánh giá cách trình bày).
Thủ tục kiểm toán
Tham chiếu
Người thực hiện
Ngày thực hiện
1. Thủ tục phân tích
So sánh và tìm hiểu sự biến động nguyên giá và chi phí khấu hao kỳ này với kỳ trước và kế hoạch đầu tư mua sắm tài sản của doanh nghiệp để tìm ra biến động bất thường.
2. Kiểm tra chi tiết
2.1 Chứng kiến kiểm kê thực tế tại thời điểm khoá sổ kế toán
2.1.1. Kểm tra xem khách hàng có tuân thủ các quy định về kiểm kê TSCĐ hay không?
2.1.2. Trong khi xem xét việc kiểm kê của khách hàng, chú ý tập trung vào những khoản mục có giá trị lớn.
2.1.3. Thông qua việc phỏng vấn và quan sát, ghi lại trên giấy làm việc các TSCĐ chưa sử dụng, không sử dụng, hư hỏng, chờ thanh lý, nhượng bán, lỗi thời.
2.1.4. Đảm bảo rằng các TSCĐ bị loại ra khỏi danh mục TSCĐ (tài sản nhận ký cược, tài sản đem đi ký cược… ) đã được loại ra trong quá trình kiểm kê, loại trừ một cách chính xác mô tả đặc điểm và lý do khiến chúng bị loại ra.
2.1.5. Thực hiện xác nhận đối với TSCĐ do người khác giữ, gửi thư xác nhận bên gửi TSCĐ hoặc giữ TSCĐ về số lượng, chất lượng.
2.1.6. Kết luận về độ tin cậy của kết quả kiểm kê.
2.2. Trường hợp không tham gia kiểm kê tại thời điểm kết thúc niên độ:
2.2.1. Thu thập các tại liệu liên quan đến cuộc kiểm kê mà khách hàng đã thực hiện (báo cáo kiểm kê, cách thức kiểm kê, các chỉ dẫn đối với nhân viên thực hiện…)
2.2.2. Phỏng vấn khách hàng về các thủ tục kiểm kê mà họ đã thực hiện để đánh giá mức độ tin cậy của tài liệu kiểm kê đã nhận được.
2.2.3 Thực hiện kiểm kê mẫu một số khoản mục quan trọng tại thời điểm kiểm toán (nếu có thể).
2.2.4 Quan sát hoạt động sản xuất và ghi chép lại các phát
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng kiểm toán tscđ trong kiểm toán bctc do aasc thực hiện.DOC