MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Mục đích nghiên cứu : 8
3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 8
5. Khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 8
5.1 Khách thể nghiên cứu: 8
5.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu: 8
5.3 Mẫu nghiên cứu: 9
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
CHƯƠNG 1 10
CƠ SỞ LÍ LUẬN 10
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO HỌC SINH THPT 10
1.1Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: 10
1.1.1Một số nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên trên thế giới 10
1.1.2 Một số nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên ở Việt Nam 11
1.2 Khái niệm chính: 13
1.2.1 Khái niệm nhu cầu: 13
1.2.2 Khái niệm Giáo dục: 13
1.2.3 Khái niệm chung về sức khoẻ sinh sản 14
1.2.5 Khái niệm học sinh THPT: 15
1.2.6 Khái niệm nhu cầu giáo duc SKSS cho hoc sinh THPT: 17
1.3Các khái niệm liên quan: 17
1.3.1 Khái niệm về giới: 17
1.3.2 Khái niệm giáo dục giới tính: 17
1.3.3 Khái niệm tình dục: 18
1.3.4 Khái niệm trẻ vị thành niên: 18
1.4 Ý nghĩa của công tác giáo dục SKSS cho học sinh THPT: 18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NHU CẦU CHĂM SÓC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA HỌC SINH THPT TẠI TRƯỜNG THPT TRƯƠNG ĐỊNH_HOÀNG MAI _HÀ NỘI 20
2.1 Khái quát chung về địa bàn điều tra: 20
2.1.1 Khái quát chung về trường THPT Trương Định: 20
2.2 Đánh giá hiểu biết về sức khỏe sinh sản của học sinh THPT Trương Định 21
2.2.1 Những hiểu biết về tình yêu và tình dục: 21
2.2.2 Hiểu biết của học sinh THPT về các biện pháp tránh thai. 24
2.2.3 Hiểu biết của học sinh THPT về các bệnh lây qua đường tình dục 25
2.2Thực trạng nhu cầu giáo dục SKSS cho học sinh THPT tại trường THPT Trương Định _Hoàng Mai_Hà Nội. 28
2.2.1 Nhu cầu tìm hiểu các kiến thức về sức khỏe sinh sản và nhu cầu được giáo dục sức khỏe sinh sản trong nhà trường. 28
2.3.2 Nhu cầu về nội dung kiến thức sức khỏe sinh sản của học sinh 32
2.3.3 Nhu cầu về thời điểm giáo dục giới tính 34
2.3.4 Nhu cầu về hình thức giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT 36
2.3.5 Nhu cầu về đối tượng tiến hành hoạt động giáo dục cho học sinh 38
2.3.5.1 Những đối tượng mà học sinh đã trao đổi về giới tính – tình yêu –tình dục 38
2.3.5.2 Đối tượng mà học sinh muốn nhận được sự tư vấn về giới tính – tình yêu – tình dục. 42
CHƯƠNG III. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH HIỆN NAY. 45
3.1 Những thuận lợi trong việc giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT 45
3.2 Những khó khăn trong việc giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT: 46
KẾT LUẬN 48
4. Một số khuyến nghị và giải pháp: 50
4.1 Khuyến nghị: 50
4.2 Giải pháp: 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHẦN PHỤ LỤC: 56
PHỤ LỤC 1 : 56
PHIẾU HỎI 56
PHỤ LỤC 2: BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM NỮ 62
PHỤ LỤC 3: BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM NAM 64
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU VỚI THẦY CÔ GIÁO 66
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11886 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng nhu cầu chăm sóc giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh THPT tại trường THPT Trương Định - Hoàng Mai - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người nhiễm bệnh đồng thời nó còn gây những hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế, xã hội và gia đình.
Các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (là tình trạng nhiễm trùng hoặc bệnh tật được truyền từ người nọ sang người kia do nhiều tác nhân. Thông thường thì các tác nhân này lây truyền hoặc lan truyền qua hoạt động tình dục (giao hợp qua đường âm đạo, đường miệng hoặc đường hậu môn) không được bảo vệ với người đang mang bệnh BLQĐTD. Ngoài ra BLQĐTD còn lây qua mẹ truyền cho con khi có thai, khi cho con bú và các dụng cụ tiêm, chích vào da.
Cho đến nay người ta đã tìm thấy hơn 20 bệnh BLQĐTD. Các tác nhân gây bệnh rất đa dạng và dễ lây bao gồm:
Vi khuẩn: Lậu, Giang mai, Hạ cam, Liên cầu B, Lỵ trực trùng
Vi rút: HIV, Viêm gan B, Viêm gan C, Herper, Papilloma…
Liên thể vi khuẩn và vi rut: Chlammydia, Ureaplasma, Mycoplasma…
Ký sinh trùng: trùng roi, rận mu, nấm men[ 8 ]
Ta có thể thấy rõ nhận thức của học sinh THPT về các LTQĐTD như sau:
Biểu đồ 3: Hiểu biết của học sinh về các bệnh lây qua đường tình dục
(đơn vị %)
STT
Loại bệnh
Số người trả lời
Tỷ lệ%
1
Lậu
45
90
2
Giang Mai
45
90
3
HIV/AIDS
46
92
4
Viêm gan B
11
22
5
Mụn rộp sinh dục
2
4
6
Bệnh Hạ cam
3
6
7
Bệnh Sùi Mào Gà
43
86
8
Tất cả
4
8
9
Khác
9
18
(Nguồn : kết quả điều tra năm 2011)
Qua bảng trên ta thấy các em học sinh trường THPT Trương Định biết các căn bệnh lây qua đường tình dục như sau: đa phần các em biết ba bệnh giang mai, lậu và HIV/AIDS (90%; 90%; 92%) là những bệnh lây qua đường tình dục phổ biến và đây cũng là những bệnh lây qua đường tình dục hết sức nguy hiểm hiện nay. Tuy nhiên cũng phải nhận thấy những căn bệnh lây qua đường tình dục hiện nay có rất nhiều (có đến 20 bệnh lây qua đường tình dục, trước đây người ta gọi nó là bệnh phong tình hay bệnh hoa liễu) nhưng các bạn biết về các căn bệnh tình dục khác rất ít cụ thể chỉ có 5 (10%) bạn cho rằng bệnh mụn rộp sinh dục và bệnh hạ cam là bệnh lây qua đường tình dục. Trong khi những căn bệnh này cũng rất nguy hiểm và lây lan nhanh qua quan hệ tình dục. Như vậy việc giáo dục và nâng cao kiến thức về các bệnh lây qua đường tình dục đóng rất cần thiết, đặc biệt trong xu thế quan hệ tình dục ngày càng sớm của thanh thiếu niên hiện nay.
Như vậy qua khảo sát trên cũng có khái quát sơ bộ về ba nội dung cơ bản cuả sức khỏe sinh sản. Bản thân các em học sinh đã có những hiểu biết nhất định về sức khỏe sinh sản nói chung, đưa ra những quan điểm cuả bản thân về những vấn đề liên quan như tình dục, quan niệm về tình yêu. Như vậy đa số các em học sinh đã có kiến thức cơ bản về như biện pháp tránh thai, bệnh lây qua đường tình dục … tuy nhiên những kiến thức của các em còn chưa chính xác, đầy đủ, đó rất cần có sự quan tâm giáo dục của gia đình nhà trường, xã hội trong việc giáo dục sức khỏe sinh sản.
Ở lứa tuổi vị thành niên các em học sinh đang trong thời kỳ có nhu cầu tìm hiểu và khám phá cao nhất nắm bắt được tâm lý này, các nhà giáo dục và cha mẹ hãy định hướng, chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm cho trẻ sao cho kiến thức của các em được hoàn thiện và đầy đủ hơn. Đề các em vững bước vào đời với hành trang tri thức và tâm lý vững vàng.
2.2Thực trạng nhu cầu giáo dục SKSS cho học sinh THPT tại trường THPT Trương Định _Hoàng Mai_Hà Nội.
2.2.1 Nhu cầu tìm hiểu các kiến thức về sức khỏe sinh sản và nhu cầu được giáo dục sức khỏe sinh sản trong nhà trường.
Hiện nay các kiến thức về sức khỏe sinh sản đóng vai trò quan trọng trong định hướng về cả hành động và suy nghĩ của các bạn. Xã hội ngày càng pháp triển, nhiều trào lưu mới ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ vị thành niên như yêu sớm, sống thử…Do đó các em cần có những sự hiểu biết nhất định để có thể sống lành mạnh, tránh được những vấp ngã, hay những sai lầm khi không được trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản. Qua bài nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu nhu cầu được giáo dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản của học sinh trung học phổ thông hiện nay để có thể đáp ứng nhu cầu đó, sao cho việc trang bị kiến thức và giáo dục đi sát với nhu cầu nguyện vọng của học sinh và việc tuyên truyền nâng cao kiến thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT thực sự hiệu quả và hứng thú với hoc sinh.
Biểu đồ 4 Mức độ quan tâm đến kiến thức sức khỏe sinh sản của học sinh. Đơn vị %
(Nguồn : kết quả điều tra năm 2011)
Qua biểu đồ trên nhận thấy các em học sinh rất quan tâm đến kiến thức sức khỏe sinh sản chiếm tỷ lệ cao nhất (66%), và quan tâm đến nó chiếm (24%). Như vậy nhìn chung có 90% số học sinh trong mẫu điều tra quan tâm và nhận thấy những kiến thức về sức khỏe sinh sản đóng vai trò quan trọng với các bạn. Hầu hết, những kiến thức về sức khỏe sinh sản các bạn đã được đề cập trong nhà trường hay các phương tiện thông tin đại chúng… những kiến thức về sức khỏe sinh sản có vai trò quan trọng với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ vị thành niên. Cụ thể là các em lý giải được sự thay đổi của cơ thể, trang bị những kiến thức về tránh thai, về các bệnh lây qua đường tình dục…những kiến thức này sẽ còn cần thiết và theo các em đến suốt cuộc đời. Với sự quan tâm của các em như vậy có thể thấy nhu cầu được giáo dục về sức khỏe sinh sản là rất cao.
Trích thảo luận nhóm nam: Em rất quan tâm đến những kiến thức về sức khỏe sinh sản, từ khi mà em bắt đầu dậy thì mặt em có rất nhiều mụn, em thấy lo lắng và tự ti lắm.
Một em nữ có chia sẻ: những kiến thức về sức khỏe sinh sản bổ ích lắm ạ, em thấy mình còn thiếu nhiều kiến thức lắm ( trích thảo luận nhóm nữ)
“Em lần đầu tiên có kinh nguyệt khi học lớp 6 em lo lắm, lúc đó em còn tưởng mình bị bệnh hiểm nghèo cơ” Khi không được trang bị kiến thức sức khỏe sinh sản, các em rất hoang mang lo lắng thậm chí gặp những khó khăn khi tự mình giải quyết, hay lầm tưởng nó là một căn bệnh nguy hiểm nào đó. Thông thường các em ở độ tuổi dậy thì các em thường có rât nhiều những hiện tượng sinh lý sẽ gặp phải khi đến tuổi dậy thì như hiện tượng kinh nguyệt ở nữ giới, mộng tinh ở nam giới…Nếu không được trang bị các kiến thức, có thể sẽ ảnh hưởng đến học tập, tâm lý…của các em học sinh.
Có 8% và 2% các em cho rằng nó bình thường và không quan trọng phải chăng các em có thái độ thờ ơ với kiến thức sức khỏe sinh sản và các bạn cho rằng những kiến thức đó khi lớn lên mình sẽ biết, không cần quá quan tâm đến nó. Với những em này bản thân các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của kiến thức sức khỏe sinh sản với bản thân mình. Đây cũng là một thực tế mà xã hội cần lưu tâm và có những sự tác động. Bởi có thể các bạn không nhận thức được là do cách thức chúng ta tuyên truyền. Chỉ khi nhân thức được kiến thức đó quan trọng ta mới chủ động tìm hiểu và tránh được những hiểu nhầm đáng tiếc.
Các em học sinh THPT bị chi phối bởi các mối quan hệ gia đình và xã hội. Trong đó môi trường nhà trường có tác động lớn đến các em. Đây là nơi hằng ngày các em học tập vui chơi, và những kiến thức mà các em học được là nguồn vô cùng quý giá giúp các em vững bước trên con đường tương lai. Vậy khi tiếp cận với những kiến thức về sức khỏe sinh sản bản thân các em học sinh có nhu cầu được trang bị các kiến thức này như thế nào ở nhà trường, với các em môi trường này có thực sự là môi trường lý tưởng để trang bị các kiến thức về sức khỏe sinh sản hay không.
Biểu đồ 5: Nhu cầu cung cấp kiến thức về sức khỏe sinh sản tại trường của học sinh THPT
(Nguồn : kết quả điều tra năm 2011)
Nhìn vào sơ đồ trên nhận thấy các em nhu cầu học kiến thức sinh sản tại nhà trường là rất cao với tỷ lệ tương ứng rất mong muốn và mong muốn là 20% và 70%. Có thể thấy, nhà trường là môi trường mà các em mong muốn được học tập những kiến thức về sức khỏe sinh sản. Quả thực ngày nay các em có rất nhiều cách để tiếp cận với sức khỏe sinh sản tuy nhiên giáo dục trong nhà trường có những lợi thế nhất định đó là kiến thức đào tạo là những kiến thức chính thống, chính xác không giống như những kiến thức nhiều chiều trên Internet hay truyền miệng…., bản thân giáo viên nếu biết cách sử dụng các hình thức giảng dạy linh hoạt, cởi mở với học sinh thì thực sự đây là một môi trường lý tưởng để cung cấp kiến thức sức khỏe sinh sản cho các em.
Trích phỏng vấn nhóm nữ: “Em muốn học những kiến thức về sức khỏe sinh sản tại nhà trường bởi ở trường việc học tập trung hơn được trao đổi với bạn bè và thầy cô những kiến thức mà mình chưa biết hay còn thắc mắc”
Như vậy nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản trong nhà trường là rất lớn tuy nhiên hiện nay các kiến thức về sức khỏe sinh sản tại các trường học hầu hết chưa được giảng dạy như một môn học mà chỉ lồng ghép vào các chương trình, kiến thức thông qua bài học môn sinh học hay sinh hoạt câu lạc bộ… chính vì vậy mà nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và tìm hiểu kiến thức của học sinh.
2.3.2 Nhu cầu về nội dung kiến thức sức khỏe sinh sản của học sinh
Sức khỏe sinh sản có nhiều nội dung như: Làm mẹ an toàn; Kế hoạch hoá gia đình; Giảm phá thai, phá thai an toàn; Sức khoẻ sinh sản Vị thành niên; Nhiễm khuẩn đường sinh sản; Bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS; Ung thư tử cung, ung thư vú; Giáo dục tình dục/ sức khoẻ tình dục; Vô sinh; Tuyên truyền giáo dục về chăm sóc Sức khoẻ sinh sản [ 9 ]
Với học sinh THPT các em đang trong độ tuổi vị thành niên nên những kiến thức cần trang bị cho các em bao gồm những kiến thức biết những thay đổi cơ thể và tâm sinh lý để đối mặt và đón nhận nó một cách tích cực ; Biết cách vệ sinh cơ quan sinh dục; Phân biệt giữ tình yêu và tình dục; hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, cách sử dụng bao cao su đúng cách, biết các biện pháp phòng tránh thai… tuy nhiên những nội dung nào các em quan tâm nhất và nội dung nào là nội dung mà các em mong muốn được trang bị nhất. Điều này có vai trò quan trọng trong việc hiểu biết đâu là nội dung mà những nhà giáo dục, cha mẹ, xã hội cần đào sâu, phổ biến nhiều hơn và giải thích rõ hơn cho con em mình.
Bảng 6 : Nhu cầu học tập nội dung kiến thức sức khỏe sinh sản của học sinh Đơn vị %
STT
Nội dung kiến thức sinh sản vị thành niên
Số học sinh chọn
Tỷ lệ %
1
Kiến thức về tình yêu tình dục
15
30
2
Kiến thức về các biện pháp phòng tránh thai
20
40
3
Cách sử dụng bao cao su
14
28
4
Vệ sinh cơ quan sinh dục
5
10
5
Các bệnh lây qua đường tình dục
20
40
6
Tất cả
25
50
7
Khác
1
2
(Nguồn : kết quả điều tra năm 2011)
Nhìn vào bảng trên nhận thấy rằng các bạn rất quan tâm đến các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên (50%) đó là những kiến thức tổng hợp về mọi vấn đề về sức khỏe sinh sản. Nội dung được rất nhiều bạn quan tâm là các biện pháp phòng tránh thai; các bệnh lây qua đường tình dục; kiến thức về tình yêu tình dục; cách sử dụng bao cao su được rất nhiều bạn quan tâm chiếm (50%,40%,30%,28%), đây cũng là những nội dung chính mà trong việc giảng dạy cũng như tuyên truyền chúng ta hết sức lưu ý bởi đây là chủ đề mà học sinh rất quan tâm.Tuy nhiên hiện nay do rất nhiều yếu tố khác nhau mà nhu cầu này chưa được đáp ứng, các kiến thức hầu như được phổ biến một cách tổng hợp với thời gian ngắn nên những kiến thức mà các em quan tâm có thể chưa được đào sâu, những điều các em chưa hiểu chưa được đem ra thảo luận làm rõ, chính vì lẽ đó kiến thức của các em còn hạn chế. Có biết nhưng biết chưa rõ, đó cũng là một mối quan tâm mà nhà trường và gia đình cần tác động để nâng cao kiến thức cho các em.
Trích phỏng vấn thầy cô giáo trường THPT Trương Định: “các em học sinh hiện nay quan tâm nhiều đến vấn đề sức khỏe sinh sản nói chung, các vấn đề mà các em quan tâm luôn toàn diện chứ không phải chỉ ở mảng nào,chỉ khi có kiến thức đầy đủ các em mới sống khỏe mạnh và an toàn”( Cố vấn đoàn trường Trương Định cô Nguyến Thị Thu Hà)
Với những nhà giáo dục luôn nhấn mạnh đến việc giáo dục toàn diện. đó là định hướng đúng đắn nhằm trang bị nhiều kiến thức bổ ích cho học sinh. Tuy nhiên chú trọng những kiến thức, hay những mảng nội dung mà cac em quan tâm là cách đáp ứng đúng và đủ nhu cầu cho học sinh.
2.3.3 Nhu cầu về thời điểm giáo dục giới tính
Hiện nay giáo dục giới tính đã được đưa vào từ những khối lớp ở bậc tiểu học qua bộ môn tự nhiên xã hội. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu của học sinh thì khối lớp nào giáo dục giới tính là phù hợp với các em? Khi nghiên cứu vấn đề này đã cho những số liệu như sau:
Biểu đồ 7: Nhu cầu giáo dục giới tính ở các khối lớp
(Nguồn : kết quả điều tra năm 2011)
Nhìn vào biểu đồ trên nhận thấy các khối lớp mà các em mong muốn được giáo dục giới tính bắt đầu từ khối lớp 5 (2%), và tỷ lệ các bạn chọn cao nhất là khối lớp 9. Điều này được lý giải là lớp 5 các em đã có những thắc mắc về giới và khi đó cũng như cần được trang bị các kiến thức vệ sinh cơ thể bản thân bởi ở độ tuổi này các em đã bắt đầu biết tự mặc quần áo, tự tắm…
Khối lớp 9 được các bạn chọn nhiều nhất (20%) là bởi theo các bạn đây là thời điểm bắt đầu tuổi dậy thì cơ thể của các bạn có rất nhiều sự thay đổi do đó các bạn có nhiều thắc mắc và mong muốn được giáo dục giới tính nhất. Như vậy, bắt đầu giáo dục giới tính ở độ tuổi nhỏ cũng là nhu cầu của các bạn, trong đó chú trọng giai đoạn dậy thì.
Ngày nay, nhiều nhà khoa học đều thống nhất rằng, nên giáo dục giới tính cho con người càng sớm càng tốt. Giới tính xuất hiện từ rất sớm ở con người, bởi vậy để con người phát triển toàn diện và tốt đẹp, cũng cần giáo dục giới tính từ rất sớm. Tuy nhiên, đối với tuổi dậy thì, giáo dục giới tính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là lứa tuổi có nhiều biến động to lớn trong đời sống tâm lí cơ thể, lứa tuổi diễn ra quá trình chín muồi tính dục. Giáo dục giới tính trong thời kì này có tác dụng rất to lớn trong cuộc sống. Nó tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Giáo dục giới tính cho tuổi thiếu niên và tuổi thanh niên là rất quan trọng vì các em đã bước sang thời kì phát dục và ở thời kì này, gia đình và nhà trường giúp đỡ các em được nhiều nhất.
Trích thảo luận nhóm nam: “Em bắt đầu thắc mắc về giới tính nhiều khi em đến tuổi dậy thì, những lúc đó thấy cái gì cũng thay đổi và có lúc em có cảm giác sợ, hoang mang” như vậy lứa tuổi dậy thì là lứa tuổi mà các em có nhu cầu được trang bị kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản nhiều nhất. Đây cũng là thời điểm mà gia đình và nhà trường cần có sự quan tâm để các em không bị bỏ rơi, bản thân có thể chia sẻ những thắc mắc để được giải đáp kịp thời.
Trích thảo luận nhóm nữ: “Em thấy giáo dục giới tính rất quan trọng lắm dậy càng sớm càng tốt và các em sẽ có những kiến thức từ cơ bản đến hiểu biết sâu rộng hơn khi trưởng thành”
Theo các nhà khoa học nếu được giáo dục giới tính từ sớm, trẻ sẽ không có những hành vi lệch lạc về giới tính, sinh hoạt tình dục muộn hơn và có ít nguy cơ bị xâm hại hơn những trẻ tự mò mẫm trong bể kiến thức về giới tính. Tuy nhiên cần chú trọng đến cách thức giáo dục cụ thể như với trẻ lứa tuổi mẫu giáo, chưa đủ nhận thức để hiểu được những kiến thức rắc rối, cung cấp kiến thức cần phải trực quan và dễ hiểu.Tốt nhất là nên liên hệ với những hình ảnh sinh động trong cuộc sống xung quanh bé. Mua truyện tranh có nội dung về giáo dục giới tính cũng là một giải pháp có hiệu quả nếu không có khả năng diễn đạt.
Với trẻ lớn hơn, đã có hiểu biết và nhận thức, có thể giải thích với trẻ một cách chính xác, khoa học. Như vậy nên giáo dục trẻ ở lứa tuổi nhỏ với cách tiếp cận kiến thức sinh động dễ hiểu, tập trung vào giai đoạn dậy thì để cung cấp đầu đủ kiến thức cho học sinh.
2.3.4 Nhu cầu về hình thức giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Hình thức giáo dục có vai trò quan trọng trong việc tiếp thu kiến thức và hứng thú trong việc trao đổi chia sẻ kiến thức về sức khỏe sinh sản ở lứa tuổi vị thành niên. Giáo dục sức khỏe sinh sản là một quá trình lâu dài để có được những thông tin chính xác, nó giúp hình thành thái độ, niềm tin và những giá trị về bản ngã, về các mối quan hệ tình cảm. Giáo dục giới tính giúp trẻ vị thành niên có một quan điểm tích cực về tình dục, đồng thời cung cấp các thông tin và kỹ năng để trẻ vị thành niên có được thái độ và hành vi đúng, hiểu biết và có trách nhiệm về những quyết định của mình. Các chương trình giáo dục giới tính cần sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Hiện nay có rất nhiều hình thức được sử dụng để giáo dục sức khỏe vị thành niên đó là giáo dục tại gia đình, nhà trường, địa phương, các đoàn thể tổ chức xã hội vậy đâu là hình thức được các bạn quan tâm và thấy thức sự hiệu quả.
Bảng 5: Loại hình giáo dục SKSS phù hợp với học sinh (đơn vị %)
STT
Hoạt động
Tỉ lệ (%)
Rất QT
Quan Trọng
Có thì tốt
Không
QT
Không nên có
1
Hoạt động tuyên truyền tổ chức ở địa phương
10
12
62
17
2
2
Hội thi, sân chơi về GDGT do Hội PN, Đoàn TN ở Phường tổ chức
12
35
31
21
1
3
Các chuyên mục: GDGT trên phương tiện thông tin đại chúng: imternet; báo, đài, tivi….
59
27
8
6
0
4
Các mục giải đáp thắc mắc về GT trên báo, Internet
23
65
9
3
0
5
Các
phòng tư vấn tâm lý
21
66
12
1
0
Nhìn vào bảng trên ta thấy học sinh nhận thấy hình thức các chuyên mục: GDGT trên phương tiện thông tin đại chúng: internet; báo, đài, tivi…. Là quan trọng nhất, Các mục giải đáp thắc mắc về GT trên báo, Internet (65%) các phòng tư vấn tâm lý (66%)và Hội thi, sân chơi về GDGT do Hội PN Đoàn TN ở Phường tổ chức(35%) … Như vậy các hình thức trên có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực và kiến thức cho học sinh và những hình thức trên là những hình thức phát huy hiệu quả nhất.
Trích phỏng vấn nhóm nữ “Em thích được đọc các kiến thức trên các trang báo như mực tím, hay tâm sự bạn trẻ…những kiến thức rât bổ ích, những thắc mắc mình có thể gửi thư để các bác sĩ trả lời”. Có thể nhận thấy các em học sinh trên địa bàn Hà Nội tiếp cận thông tin trên Internet khá dễ dàng và thuận tiện, tuy nhiên đây cũng là một thực tế để các nhà quản lý quan tâm trong việc đưa nội dung chính thống chuẩn xác trên các trang báo, trang mạng. Với hình thức hội thi sân khấu, phong trào cũng được các em học sinh hết sức quan tâm bởi đây là những hoạt động gần gũi các em nhất và bản thân các em trong hoạt động tìm tòi và sáng tạo sẽ tạo niềm hứng khởi cho các em. Tuy nhiên các hoạt động này chưa được thực hiện nhiều do còn ảnh hưởng bởi các hoạt động phong trào và kinh phí thực hiện.
Trích phỏng vấn đoàn trường Trương Định : “ Nhà trường cũng có nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền sức khỏe sinh sản nhưng chỉ tập trung vào các hoạt động như ngày phòng chống HIV/AIDS lồng ghép để tuyên truyền về sức khỏe sinh sản thôi, còn tùy thuộc nhiều vấn đề để tổ chức lắm như là tài trợ hay kinh phí chẳng hạn”
Nhìn chung các hình thức cần được quan tâm và chú trọng và phù hợp với học sinh là việc xây dựng các trang mạng lành mạnh, có thông chính xác, cần tổ chức nhiều hoạt động về phong trào để thu hút học sinh tham gia, các phòng tư vấn tâm lý được xây dựng và thân thiện như trường học có nhân viên xã hội để tư vấn tâm lý và giải đáp các thắc mắc của các em học sinh.
2.3.5 Nhu cầu về đối tượng tiến hành hoạt động giáo dục cho học sinh
2.3.5.1 Những đối tượng mà học sinh đã trao đổi về giới tính – tình yêu –tình dục
Các kiến thức về sức khỏe sinh sản hiện nay hầu hết học sinh tìm hiểu qua các nguồn thông tin khác nhau cụ thể như: qua thầy cô, bạn bè, sách báo, qua anh em…tuy nhiên đâu là đối tượng mà học sinh đang hướng tới và nhu cầu của các em về nhóm đối tượng này như thế nào.
Bảng 7: Đối tượng mà vị thành niên đã trao đổi về giới tính – tình yêu –tình dục. (đơn vị %)
Đối tượng trao đổi
Số học sinh
(%)
Cha mẹ
10
20
Anh chị em
9
18
Thầy cô
5
10
Bạn bè
41
82
Tư vấn viên
9
18
Tự tìm hiểu qua sách báo...
29
58
Khác
10
20
(Nguồn : Kết quả điều tra năm 2011)
Nhìn vào bảng trên ta thấy các em học sinh chọn đối tượng để trao đổi các kiến thức về sức khỏe sinh sản cao nhất là bạn bè (82%) sau đó đến tự tìm hiểu qua sách báo (58%), đứng thứ 3 là gia đình (20%). Như vậy học sinh chọn bạn bè làm đối tượng để các bạn trao đổi các thắc mắc liên quan đến sức khỏe sinh sản bởi bạn bè có thể trao đổi một cách thẳng thắn và các bạn dễ dàng thu nhận được các thông tin hơn vì đây là lứa tuổi ham khám phá và ham tìm hiểu các kiến thức. Ở lứa tuổi này tình bạn đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ xã hội, trao đổi với bạn bè thường dễ dàng hơn với cha mẹ.Tuy nhiên thông tin và sự trao đổi qua bạn bè nhiều khi các thông tin không chuẩn xác, mang tính chủ quan thậm chí nhiều em còn có hiểu biết chưa đúng nên dễ tạo nên tâm lý hiểu mang máng, hiểu nhầm hay suy luận thiếu khoa học. Ví dụ như có rất nhiều bạn trẻ ngộ nhận là cho rằng quan hệ tình dục lần đầu không gây có thai, hay không thể có thai trong “những ngày ấy”… Nhưng đây cũng là một thuận lợi rất lớn cho việc tiến hành công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về SKSS thông qua hình thức giáo dục đồng đẳng. Một trong những đặc điểm tâm lý nổi bật của lứa tuổi này là các em có nhu cầu giao lưu bạn bè rất lớn, các em thường chia sẻ với bạn bè nhiều hơn cha mẹ, khi nói với bạn các em đánh giá được bản thân mình qua lăng kính của bạn bè. Vì vậy cũng nảy sinh ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh sản khác nhau cụ thể nhiều em thắc mắc sao cơ thể mình lại bé hơn bạn này, nếu không được giải đáp thắc mắc các em sẽ càng tự ti, mặc cảm…
Trích phỏng vấn nhóm nữ: “Em hay nói với bạn thân của em, chúng em hiểu nhau và em cũng không giấu bạn ấy điều gì cả kể cả những thắc mắc về giới tính” tuy nhiên khi được hỏi: bạn có làm em thỏa mãn với những thông tin em đang thắc mắc không? Thì đa phần các bạn nói “có lúc có, lúc không nhưng nói ra được với bạn em thấy vấn đề nhẹ nhàng hơn rất nhiều”
Rất nhiều bạn trong câu hỏi này được hỏi vì sao lại lựa chọn đối tượng trên thì đa phần các bạn nói rằng trao đổi với bạn bè dễ chia sẻ hơn, thoải mái hơn vì cùng lứa tuổi với nhau.
Số lượng các bạn chọn đó là sách báo, tạp chí, internet là 29 em (58%) đây là một kênh thông tin rất phong phú đa dạng và cũng rất dễ tìm kiếm. Tuy nhiên nếu các kênh này không chính thống và các thông tin không chuẩn xác thậm chí có nhiều thông tin trái chiều thì lại là mối đe dọa với học sinh. Gia đình là lựa chọn thứ 3 của học sinh.Hiện nay các bậc phụ huynh cho dù là học thức cao nhưng chưa chắc họ đã cho việc nói chuyện về giới tính là việc làm cần thiết mà bản thân họ cho rằng đây là việc làm “vẽ đường cho hươu chạy”. Ngoài ra vấn đề giới tính là một vấn đề tế nhị không phải phụ huynh nào cũng biết cách gợi chuyện và cởi mở chia sẻ một cách thông minh cho con cái mình. Đó là trở ngại chính vì vậy trẻ có nói ra thì bị cho là nói nhảm nhí, bậy bạ, … Ngoài ra khi trẻ đang lớn nhu cầu xác định giá trị bản thân rất cao các em có xu hướng muốn làm người lớn và muốn được cư xử như người lớn. Tuy nhiên với cha mẹ các em vẫn là những đứa trẻ,chính vì thế bản thân các em không muốn chia sẻ với cha mạ nếu cha mẹ không khéo léo gợi chuyện và hiểu tâm lý trẻ.
Bảng 8: Cản trở trong việc tiếp cận thông tin về sức khỏe sinh sản
(Nguồn : Kết quả điều tra năm 2011)
Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy khó khăn trong việc trao đổi thông tin về sức khỏe sinh sản có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có 3 nguyên nhân chính được nêu ra ở đây đó là: khó tiếp cận thông tin, ngại tìm hiểu về vấn đề này, và những người thân không sẵn sàng chia sẻ. Trong khảo sát trên có 33 học sinh chiếm 66% số học sinh được khảo sát nhận thấy khó khăn trong việc trao đổi thông tin là những người xung quanh không sẵn sàng chia sẻ. Điều đó lý giải tại sao cha mẹ không phải là đối tượng mà các em hướng đến khi trao đổi về sức khỏe sinh sản, cha mẹ không sẵn sàng tạo thành một rào cản kiến cho các em khó tiếp cận và chia sẻ thông tin. Có 15% em cho rằng khó tiếp cận thông tin bởi bản thân các em khó khăn trong việc thường xuyên được chia sẻ trao đổi các vấn đề này. 13% em thấy ngại ngùng khi tiếp cận hay trao đổi về vấn đề này. Các em bị ảnh hưởng bởi quan niệm của người lớn đặc biệt là cha mẹ, đây là vấn đề khó nói tế nhị không dễ nói ra cho ai. Điều này là một thực tế đáng lo ngại khi các em không dám chia sẻ để được giải đáp những thắc mắc về cơ thể mình. Nhiều khi những kiến thức không chỉ đọc là hiểu mà nhiêu khi các kiến thức phải có sự trao đổi thậm chí mổ xể thì mới được làm rõ.
2.3.5.2 Đối tượng mà học sinh muốn nhận được sự tư vấn về giới tính – tình yêu – tình dục.
Với câu hỏi các bạn có nhu cầu được tư vấn về giới tính và sức khỏe sinh sản không? (Câu trả lời: có/ không) có đến 82% Các bạn có mong muốn được tư vấn về các vấn đề sức khỏe sinh sản. Như vậy các bạn có rất nhiều thắc mắc muốn trao đổi và nhận được sự tham vấn. Với những bạn không có nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản bởi bản thân các bạn chưa nhận thức được vai trò của tư vấn hỗ trợ các kiến thức sức khỏe, bản thân các bạn e ngại về những vấn đề của mình khó nói hay bộc lộ cho người khác.
(Nguồn : kết quả điều tra năm 2011)
Biểu đồ 9 Nhu cầu được tư vấn về Giới tính và SKSS
Ngoài những kiến thức các em mong muốn khám phá tìm hiểu thì ở lứa tuổi vị thành niên có rất nhiều những khó khăn, khủng hoảng và những thắc mắc khó mà tháo gỡ được. Vậy đâu là đối tượng để các em muốn nhận được sự tư vấn về giới tính, tình yêu và tình dục.
Biểu đồ 10 Đối tượng mà học sinh muốn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng nhu cầu chăm sóc giáo dục SKSS của học sinh THPT tại trường THPT Trương Định - Hoàng Mai - Hà Nội.doc