Các mặt hàng từ xưa đã có lịch sử phát triển lâu dài và trở thành những sản phẩm quen thuộc gắn bó với đời sống con người. Cùng với sự phát triển của xã hội, nghề thêu ren đã được ra đời và phát triển, trở thành ngành nghề truyền thống của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Mỗi sản phẩm thêu ren ra đời đều phản ánh nét văn hoá nghệ thuật riêng của quốc gia, dân tộc sản xuất ra nó.
Hàng thêu ren được sản xuất ra chủ yếu từ các loại vải cộng với bàn tay khéo léo, trí sáng tạo của người thợ thêu. Do tính chất đặc biệt của loại hàng này mà nghề thêu ren chỉ được phát triển ở một số quốc gia như: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật, Campuchia, Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam, Ấn Độ. Những nước này có nghề thêu ren phát triển khá lâu đời.Trong số đó Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam là những nước có sản phẩm sản xuất lớn, đặc biệt là Trung Quốc, có thể nói là cường quốc về sản xuất và xuất khẩu hàng thêu ren.
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3384 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vì vậy, để đảm bảo được mức tăng trưởng liên tục, các doanh nghiệp phải tự tìm cho mình những lối đi riêng. Trước nguy cơ nguồn tài nguyên rừng đang ngày càng bị cạn kiệt, các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật để đưa công nghệ cao vào sản xuất những mặt hàng mới làm từ gỗ rừng trồng và chúng ta đã thành công trong sản xuất xuất khẩu một số mặt hàng làm từ gỗ ván, tre, luồng.
Nhóm hàng gốm sứ mỹ nghệ
Gốm sứ là một mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam với hàng trăm năm lịch sử phát triển. Các mẫu hàng gốm sứ của Việt Nam mang tính đa dạng, được hoàn thiện từ chính nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các loại men của Việt Nam cũng rất độc đáo và mang tính chất truyền thống. Mỗi cơ sở sản xuất đều có cách pha men riêng với những chi tiết tinh tế và kỹ thuật pha chế luôn được cải tiến. Sự phong phú về kỹ thuật pha men đã tạo nên nét độc đáo về sản phẩm của từng địa phương.Trong nhóm hàng này có các mặt hàng như: tượng phật Tam Đa, bình lọ hoa, chân nến, ấm chén, bình trà, con giống…
Ngày nay, trình độ bắt chước về mẫu mã sản phẩm rất nhanh và điều quan trọng là sự cải tiến các mẫu mã đó rất phát triển ở mọi cơ sở sản xuất. Vì vậy các mẫu mã gốm sứ vô cùng phong phú về loại hình, công dụng, kích cỡ, hình dáng và chỉ cần thay đổi chút ít về đường nét uốn lượn hay hoạ tiết là đã có thể cho ra đời một sản phẩm mới. Chính vì vậy, các loại hình sản phẩm sản gốm sứ liên tiếp được bổ sung trên thị trường. Tính chất mỹ thuật của sản phẩm này được tạo nên bởi hình dáng sản phẩm và những đường nét hoạ tiết trên mặt sản phẩm. Người tiêu dùng thường lựa chọn sản phẩm theo công dụng, kích cỡ, chất men và hình thức cũng như dáng dấp nhái cổ của sản phẩm.
Đây cũng là nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hiện đang được thị trường nước ngoài ưa chuộng và có nhiều khả năng phát triển trong tương lai.
Hiện nay gốm sứ Việt Nam, nhất là những sản phẩm gốm ngoài vườn làm bằng tay đang rất được ưa chuộng trên thị trường châu Âu, vốn là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới. Sau khi Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ được phê chuẩn, gốm sứ Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển mạnh tại thị trường Bắc Mỹ. Theo các thương nhân nước ngoài, chất lượng gốm sứ Việt Nam không thua kém các cường quốc sản xuất khác như Italia,Trung Quốc, Malaysia. Do trình độ điêu khắc, tạo dáng sản phẩm tuyệt vời, có khách hàng so sánh mặt hàng gốm đất đỏ của Việt Nam là “ Saigon Italia”. Ngoài ra, với ưu điểm được làm bằng tay, chủng loại và chất liệu phong phú cho phép người mua hàng có nhiều lựa chọn từ hàng men, không men, đất đỏ… Các sản phẩm cũng đa dạng như chậu tròn, oval, vuông, chữ nhật, hình thú, đôn, hũ, bình… Điều này giúp khách hàng có một bộ sưu tập đầy đủ trong khi họ chỉ có thể mua hàng đất đỏ tại Trung Quốc, hàng men dạng tròn tại Malaysia và hàng cao cấp tại Italia.
Về nguyên liệu sản xuất thì trừ một số hóa chất làm men phải nhập khẩu, chiếm tỉ lệ nhỏ, còn lại là nguyên liệu tại địa phương.
Hàng gốm sứ cũng có nhiều loại: không kể gốm sứ xây dựng và gốm sứ kỹ thuật, các loại gốm dân dụng và gốm mỹ nghệ cũng có nhu cầu ngày càng tăng cho thị trường trong nước và xuất khẩu.Trong sản xuất gốm sứ mỹ nghệ dù có ứng dụng một số quy trình công nghệ và sử dụng một số thiết bị máy móc hiện đại ở một số khâu nhất định, thì sản phẩm của ngành này vẫn chứa đựng đậm nét của sản phẩm thủ công truyền thống có tính văn hoá và mỹ thuật cao. Khách hàng nước ngoài thích sản phẩm này nhờ vào sự độc đáo lạ mắt mang đậm tính văn hoá của người phương đông nói chung và của người Việt Nam nói riêng. Những năm trước đây, sản phẩm gốm của ta rất khó cạnh tranh với hàng Trung Quốc - đất nước khá nổi tiếng với thế giới về hàng gốm sứ. Song gần đây do người nghệ nhân có nhiều sáng tạo, làm ra nhiều sản phẩm lạ mắt mang tính truyền thống dân tộc và các doanh nghiệp cũng như các tổ chức đã có nhiều cố gắng để giới thiệu mặt hàng này ra thị trường nước ngoài nên trị giá xuất khẩu của mặt hàng này tăng rất nhanh qua các năm và hiện nay trở thành mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta. Năm 1997 trong tổng kim ngạch xuất khẩu 121 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ (không kể đồ gỗ gia dụng) thì trên 50% là hàng gốm sứ mỹ nghệ (62-63 triệu USD). Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng lên khoảng 85 triệu USD, năm 2000 là 110 triệu USD thì đến năm 2003 đã là 180 triệu USD. Dự kiến đến năm 2005 đạt kim ngạch 250-300 triệu USD. Năm 2010 đạt từ 500-550 triệu USD.Vì vậy, nhóm hàng gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu cần được sự khuyến khích hỗ trợ, ưu đãi mạnh mẽ của nhà nước để có thể có những triển vọng tốt đẹp trong những năm tới.
3. Nhóm hàng mây tre đan
Với đặc điểm gọn nhẹ, xinh xắn, dễ thay đổi kiểu, khá bền và giá tương đối rẻ so với đồ gỗ, hàng mây tre lá đã có bước phát triển khá vững chắc. Từ một số ít mặt hàng bàn ghế theo mẫu từ xa xưa, đơn giản. Gần đây những mặt hàng mây tre đã cải tiến, có thêm nhiều kiểu dáng đẹp mắt theo mẫu mã nước ngoài. Nguồn nguyên liệu làm hàng này rất phong phú: từ mây tre, trúc, lá buông đến xơ dừa, lục bình, dứa dại…dưới bàn tay khéo léo của những người thợ cũng có thể trở thành những mặt hàng có giá trị xuất khẩu. Mặt hàng này không đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, lao động tương đối đơn giản. Có nhiều cơ sở đã dùng mây tre lá kết hợp với thủy tinh, gốm, gỗ, kim loại để tạo ra nhiều sản phẩm có kiểu dáng đặc biệt.
Trong nhóm hàng này có các mặt hàng như chiếu, làn đi chợ...với kiểu dáng đẹp, đa dạng. Nguyên liệu sản xuất ra nhóm hàng này khá dồi dào ở đồng bằng sông Hồng, vì vậy giá đầu vào tương đối rẻ. Đây là mặt hàng dễ sản xuất, hầu như người thợ thủ công nào cũng có thể sản xuất mặt hàng này.
Hàng mây tre đan xuất khẩu của Việt Nam khi mới giới thiệu ra thị trường thế giới đã tạo được sự hấp dẫn của các khách hàng ở nhiều quốc gia, nhất là các nước công nghiệp phát triển. Mức thu nhập bình quân của người dân các nước này cao hơn lao động nước ta đến vài chục lần và đôi khi cảm thấy nhàm chán với các sản phẩm sản xuất hàng loạt mang tính chất công nghiệp. Do vậy họ sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền rất nhỏ so với thu nhập để mua các hàng hoá được làm bằng lao động thủ công và nguyên liệu từ thiên nhiên (cây cỏ…). Những mặt hàng này đã đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ trang trí là chính chứ không cần quan tâm nhiều đến giá trị sử dụng.
Trong giai đoạn từ thập kỷ 90 về trước, qui chế mở cửa thị trường xuất khẩu của Nhà nước còn nhiều hạn chế. Đa phần các hoạt động xuất khẩu đều theo hạn ngạch và giao chủ yếu cho các đơn vị quốc doanh đảm nhiệm. Do vậy, các doanh nghiệp quốc doanh chuyên làm hàng mây tre đan xuất khẩu hoặc xuất khẩu tổng hợp hàng hoá của cơ quan Trung ương và các địa phương thường rất ít trực tiếp sản xuất mà chủ yếu là đầu mối thu gom và ký hợp đồng xuất khẩu với các nước khác. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (công ty TNHH, HTX, hộ cá thể và tư nhân) tổ chức sản xuất hoặc ký gia công cung cấp nguyên liệu, thu gom sản phẩm mây tre đan để bán cho các đơn vị quốc doanh xuất khẩu. Phương thức này đã hạn chế rất nhiều đến việc mở rộng sản xuất, cải tiến mẫu mã chất lượng sản phẩm mây tre đan và thúc đẩy xuất khẩu.
Từ những năm đầu của thập kỷ XXI, Nhà nước áp dụng chính sách cởi mở hơn trong khuyến khích phát triển sản xuât, trong đó có các ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ và cụ thể là ngành mây tre đan. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các công ty TNHH và các doanh nghiệp tư nhân có quy mô sản xuất lớn được Nhà nước khuyến khích và tạo điểu kiện để chủ động tạo nguồn hàng vừa tổ chức sản xuất, ký kết hợp đồng thu mua, tự khai thác thị trường và trực tiếp xuất khẩu, trao đổi hàng hoá. Nhờ vậy thị trường xuất khẩu mây tre đan ngày càng mở rộng, khối lượng và kim ngạch hàng hoá thủ công mỹ nghệ các loại nói chung và hàng mây tre đan nói riêng ngày càng gia tăng.
Hàng mây tre đan xuất khẩu của Việt Nam trước đây chủ yếu được xuất sang Đông Âu và khối SEV theo các hiệp định thương mại trao đổi hàng hoá song phương, mà chủ yếu là với các nước trong khối XHCN.Trong hơn một thập kỷ qua, thị trường ưu ái đó không còn nữa, sau một thời gian chơi vơi, ngành nghề mây tre đan mỹ nghệ của Việt Nam ổn định trở lại và chuyển hướng phát triển thị trường đa phương, đang từng bước xâm nhập vào các thị trường khác như EU, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Nhật Bản và Đông Nam á. Hàng mây tre đan của Việt Nam khi tiếp cận các thị trường này đang gặp phải các đối thủ cạnh tranh lớn như Inđônêxia, Thái Lan, Tây Ban Nha cả về mẫu mã, chất lượng, kiểu dáng cũng như kinh nghiệm tiếp thị.
Theo báo cáo của các thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài thì hiện nay Philipin xuất khẩu loại hàng này đạt khoảng 100-120 triệu USD/năm, Indonexia xuất khẩu khoảng 50 triệu USD/năm, Trung Quốc xuất khẩu nhóm hàng thảm ren và sản phẩm đan từ các loại cây đạt kim ngạch trên dưới 1 tỷ USD/năm.
Hàng mây tre đan đòi hỏi rất cao về tính độc đáo trong kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc và tiết tấu. Yếu tố này trong hàng hoá xuất khẩu mây tre đan của Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Chúng ta chào hàng và bán loại sản phẩm mà chúng ta tạo ra nó chứ chưa nâng lên được đến trình độ là chúng ta làm và bán loại sản phẩm mà khách hàng đang ưa chuộng. Điều này được chứng minh khá rõ khi chúng ta nghiên cứu và sản xuất hàng mây tre đan theo mẫu mã của bạn hàng thì thấy hàng được khách tìm đến và bàn bạc hợp đồng ngay vì nó có kiểu dáng phù hợp với tư duy thẩm mỹ của họ. Trong khi đó các mặt hàng chúng ta cho là có “kiểu dáng” và “thanh tao” theo kiểu tư duy á Đông thì vẫn khó bán vì nó lại có thể là “khó cảm nhận” với khách hàng nước ngoài.
Nếu chúng ta làm tốt công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại và thực hiện tốt chính sách hỗ trợ của nhà nước thì việc các doanh nghiệp có thể trở lại thị trường cũ và còn có cơ hội chinh phục các thị trường mới.Thực tế đã cho ta thấy mục tiêu phấn đấu năm 2000 trở lại mức 30-40 triệu USD kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này đã đạt được và hiện nay chúng ta đang đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2005 sẽ đạt được mức kim ngạch khoảng 100 triệu USD/năm. Đến năm 2010 kim ngạch đạt 130-150 triệu USD/năm.
Giá trị xuất khẩu hàng mây tre đan một số năm gần đây
Năm
Trị giá xuất khẩu hàng mây tre đan (triệu USD)
Tỷ trọng xuất khẩu trong hàng thủ công mỹ nghệ (%)
1995
20
27
1996
24
21
1997
28
19.24
1998
30
18
1999
31
14.4
2000
40
12.3
2001
55
19.5
2002
70
21
Nguồn : Bộ Thương Mại
4. Nhóm hàng thảm các loại (thảm len, thảm đay cói, thảm sơ dừa)
Mặt hàng thảm trước năm 1990 Việt Nam xuất khẩu với khối lượng tương đối lớn (mỗi năm xuất khẩu khoảng 3 triệu m2 thảm đay, gần 2.5 triệu m2 thảm cói, gần 500.000 m2 thảm len…). Sau năm 1990 ta gần như mất hẳn thị trường xuất khẩu các loại hàng hoá này, số lượng hàng năm giảm mạnh gây nhiều khó khăn cho sản xuất và lực lượng lao động trong ngành này. Vài năm gần đây ngành này đã có dấu hiệu hồi phục: Thái Bình đã có thị trường xuất khẩu mặt hàng đệm ghế cói (gần 500 nghìn chiếc với giá 0.7 USD/chiếc, dự kiến sẽ tăng lên 1 triệu chiếc/ năm, ngoài ra còn xuất khẩu được loại thảm cói đay với giá 1.5 USD/ m2); Nam Định cũng xuất khẩu mỗi năm khoảng 1 triệu sản phẩm đay, 300 nghìn sản phẩm cói; Hải Phòng, Nam Định, Hà Tây... vẫn có xuất khẩu sản phẩm len mỗi năm khoảng 15.000 – 25.000 m2/năm. Ngoài ra còn có sản phẩm thảm sơ dừa của Bình Định cũng rất phát triển. Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong những năm qua đã tăng lên nhưng chưa nhiều do nhu cầu thị trường đối với mặt hàng này chưa cao.
Nếu làm tốt công tác thị trường, xúc tiến thương mại và có chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì trong những năm tới ngành này sẽ phát triển theo một bước mới. Dự kiến với tốc độ tăng như hiện nay, nếu được duy trì thì có thể năm 2005 xuất khẩu mặt hàng này sẽ đạt kim ngạch khoảng 20-25 triệu USD/năm. Năm 2010 khoảng 40-45 triệu USD/năm.
5. Nhóm hàng thêu ren thổ cẩm
Các mặt hàng từ xưa đã có lịch sử phát triển lâu dài và trở thành những sản phẩm quen thuộc gắn bó với đời sống con người. Cùng với sự phát triển của xã hội, nghề thêu ren đã được ra đời và phát triển, trở thành ngành nghề truyền thống của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Mỗi sản phẩm thêu ren ra đời đều phản ánh nét văn hoá nghệ thuật riêng của quốc gia, dân tộc sản xuất ra nó.
Hàng thêu ren được sản xuất ra chủ yếu từ các loại vải cộng với bàn tay khéo léo, trí sáng tạo của người thợ thêu. Do tính chất đặc biệt của loại hàng này mà nghề thêu ren chỉ được phát triển ở một số quốc gia như: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật, Campuchia, Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam, ấn Độ. Những nước này có nghề thêu ren phát triển khá lâu đời.Trong số đó Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam là những nước có sản phẩm sản xuất lớn, đặc biệt là Trung Quốc, có thể nói là cường quốc về sản xuất và xuất khẩu hàng thêu ren.
ở nước ta thêu ren là một trong những ngành nghề thủ công truyền thống của nhân dân. Qua quá trình phát triển và truyền tụng từ đời này qua đời khác, các sản phẩm thêu ren ngày nay của nước ta đa dạng về mẫu mã, chủng loại đã được mang đi giới thiệu và gây được sự quan tâm chú ý của nhiều thị trường trên thế giới.
Chủ trương của Đảng và Nhà Nước ta là khuyến khích sản xuất và phát triển các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống trong đó có mặt hàng thêu ren.
Việc sản xuất hàng thêu ren không cần vốn đầu tư ban đầu lớn, nó khắc phục khó khăn ban đầu của ta là thiếu vốn.
Hàng thêu, ren, khăn trải bàn, ga trải giường, áo gối thêu, trước đây ta cũng xuất khẩu với số lượng lớn vào thị trường Liên Xô và Đông Âu. Sau năm 1990 xuất khẩu hàng hoá này giảm nhiều. Tuy nhiên nhu cầu thị trường thế giới đối với hàng thêu thủ công và hàng ren có nhưng không ổn định, tăng giảm thất thường. Hiện nay có xu hướng giảm đi rất nhiều do thị trường xuất khẩu bị thu hẹp.
Đối với nhóm hàng này, nhiều tỉnh thành còn duy trì được ngành nghề xuất khẩu như Thái Bình, Nam Định, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Tỉnh Lào Cai được tổ chức phi chính phủ Pháp – Mỹ giúp đỡ đã lập" tổ sản xuất hàng thổ cẩm”. ở Sapa trong thời gian ngắn đã thu hút hơn 200 lao động, sản xuất và tiêu thụ trên 30 nghìn sản phẩm, chủ yếu là bán cho khách du lịch (coi như xuất khẩu tại chỗ). Tại làng Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận) có hàng trăm người chuyên dệt thổ cẩm của người Chăm rất nổi tiếng. Khách hàng Nhật đã đến tận nơi đặt mua từng lô hàng nhỏ, sản phẩm của làng nghề này còn được đưa vào TP Hồ Chí Minh bán cho du khách du lịch. ở tỉnh phía Bắc dân tộc Thái, Mường đều có truyền thống dệt thổ cẩm cần được quan tâm phát triển.
Hiện nay, tuy không có số liệu chính xác nhưng theo ước lượng kim ngạch xuất khẩu loại mặt hàng này đạt khoảng 20 triệu USD/năm. Nếu chúng ta thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại và khách hàng, dự kiến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sẽ đạt khoảng 20-25 triệu USD. Năm 2010 đạt khoảng 30-35 triệu USD.
6. Nhóm hàng thuộc các ngành nghề thủ công khác (chạm bạc, khắc đá, đồ đồng, đúc, chạm)
Nhóm hàng này là những mặt hàng truyền thống và đa dạng. Làm ra loại hàng này mất rất nhiều thời gian và công sức. Nghệ nhân phải là những người lành nghề, không chỉ khéo tay mà còn phải có đầu óc sáng tạo, khiếu thẩm mỹ. Hàng hoá làm ra là những sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Khách hàng tiêu dùng loại này thường là những người giàu có. Trong các năm qua, trị giá xuất khẩu mặt hàng này có xu hướng tăng lên nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm đi. Nếu như năm 1995, tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng này chiếm 9,5% thì năm 1996 giảm xuống còn 6,3%, đến năm 2002 chỉ còn 0,35% và quý I/năm 2003 là 0,71%.
Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
Việt Nam
Hiện nay, cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đang ngày càng được mở rộng và trở nên hết sức đa dạng. Nếu như trước những năm 1990 cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta chủ yếu chỉ tập trung ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ nhất định như Liên Xô, Đông Âu và một số nước tư bản thì đến nay, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp các châu lục trên thế giới, trong đó tập trung là các thị trường EU, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Bắc Mỹ…..
Năm 2002 và năm 2003, thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam tiếp tục được mở rộng rất nhiều, đặc biệt là sang thị trường Mỹ. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang Mỹ trong quí I/2003 đạt 10.881.753 triệu USD, chiếm 11,95% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, vươn lên trở thành một trong 10 thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trọng điểm của Việt Nam.
Có thể nói, trong những năm qua, công tác đa dạng hoá thị trường đó đạt được nhiều thành tựu đỏng khớch lệ, từ chỗ chỉ tập trung vào một số thị trường nhất định, ngày nay, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt ở hầu khắp các châu lục trên thế giới và đã chiếm được nhiều cảm tình của khách hàng nước ngoài. Tuy nhiên, trong xuất khẩu mặt hàng này, chúng ta vẫn chưa xuất khẩu được nhiều vào các thị trường lớn và đang phải cạnh tranh với nhiều đối thủ có tiềm năng và kinh nghiệm như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Philipin…Chính vì vậy để có thể cạnh tranh có hiệu quả và tạo dựng được vị thế vững chắc trên các thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng nỗ lực.
Bài viết dưới đõy sẽ trỡnh bày một số thị trường cụ thể của Việt Nam:
1. Thị trường EU:
Đây là thị trường lớn nhất trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực thị trường này tăng khá nhanh trong những năm qua. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chiếm tỷ trọng gần một phần tư trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây cũng là khu vực Việt Nam thường xuất được nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ và có nhiều triển vọng mở rộng, đẩy mạnh tiêu thụ một số loại hàng có khả năng phát triển. Về mặt hàng đồ gỗ, có thể nói, EU là thị trường trọng điểm cho đồ gỗ chế biến của Việt Nam. Theo đánh giá, EU là một thị trường rất chuộng các sản phẩm đồ gỗ. Hàng năm, bên cạnh việc tiêu thụ một lượng sản phẩm rất lớn được sản xuất trong nước, EU còn nhập khẩu tới trên 10 tỷ USD đồ gỗ để phục vụ cho nhu cầu của người dân. Năm 2000, EU nhập khẩu tới 12,3 tỷ USD, chiếm một nửa nhập khẩu đồ gỗ của thế giới. Việt Nam đứng thứ 8 trong số những nước xuất khẩu đồ gỗ nhiều nhất vào EU với kim ngạch là 203 triệu USD. Đồ gỗ nhập khẩu tập trung vào các mặt hàng dành cho phòng ngủ và các lĩnh vực khác, trừ đồ gỗ nhà bếp là thế mạnh của các cơ sở sản xuất tại EU. Những yếu tố mà người tiêu dùng EU quan tâm nhất là chất lượng, tính bền, công năng và tiện lợi. Ngoài ra đồ gỗ làm từ gỗ sồi, gỗ thích, gỗ tếch… và các loại gỗ màu đen khác cũng rất được ưa chuộng do khuynh hướng hoài cổ của người tiêu dùng. Tuy nhiên, EU có khuynh hướng ngày càng đòi hỏi nghiêm ngặt về môi trường và an toàn sản phẩm. Như tại Anh, đồ gỗ phòng ngủ, nệm giường, sôfa phải đáp ứng quy định về an toàn với lửa. Theo dự đoán kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang EU có thể đạt 1 tỷ USD vào năm 2005, trong đó, riêng các sản phẩm đồ gỗ gia dụng đạt 350 - 400 triệu USD. Tuy nhiên, sản phẩm đồ gỗ Việt Nam chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường EU như mới chỉ tập trung vào các sản phẩm ngoại thất, có giá trị thấp và chưa có dấu ấn riêng, các doanh nghiệp thì thường thiếu những thông tin về thị trường xuất khẩu và không có khả năng đáp ứng những đơn đặt hàng lớn…
Ngoài mặt hàng đồ gỗ, các mặt hàng gốm, sứ mỹ nghệ cũng là nhóm hàng đang tiêu thụ mạnh sang EU. Xét về kim ngạch xuất khẩu, mặt hàng này chỉ đứng sau mặt hàng mây tre đan (là nhóm mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào EU). Hiện nay, nhóm hàng này đang được hưởng ưu đãi về GSP nên có khá nhiều lợi thế so với các mặt hàng của Trung Quốc. Vì vậy, hàng gốm sứ Việt Nam trong thời gian trước mắt sẽ có khả năng cạnh tranh tốt hơn tại thị trường này.
Bên cạnh đó, các mặt hàng như mây, tre, hàng thêu ren… cũng được xuất khẩu sang khu vực thị trường này với khối lượng đáng kể. Theo tin từ Bộ Thương mại, gần đây, các sản phẩm mây tre Việt Nam như: bàn, ghế bố, ghế xếp, đôn bát giác, chậu hoa… làm từ tre thô mộc, sơn dầu bóng của các công ty xuất khẩu mây tre Việt Nam đã xuất khẩu được nhiều hợp đồng lớn. Mặt hàng này đã tìm được sự ưa chuộng trên thị trường thế giới, nhất là các nước EU.
2. Thị trường Nhật
Nhật Bản là thị trường gần và có nhu cầu lớn về nhiều loại hàng xuất khẩu của Việt Nam, và nếu xét về thị trường theo từng nước (không theo khu vực của thị trường) thì Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta từ năm 1991 đến nay (năm 1991 chiếm 34,5%, năm 1998 chiếm 16% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam). Nhật cũng là thị trường rộng lớn đối với nhiều chủng loại hàng thủ công mỹ nghệ của ta.
Người Nhật Bản cú nhu cầu khỏ lớn về đồ gồ. Hàng năm Việt Nam đó xuất sang Nhật Bản khoảng 60 triệu USD đồ dựng gia đỡnh, trong đú chủ yếu là đồ gỗ vỡ xuất khẩu mặt hàng này vào Nhật Bản chưa gặp phải những quy định ngày càng khắt khe như của EU và Mỹ về bảo vệ rừng.
Bên cạnh đó, thị trường Nhật có nhu cầu lớn về hàng sứ, trong những năm gần đây nhập khẩu mặt hàng này của Nhật tăng mạnh (riêng năm 1996 kim ngạch nhập khẩu đạt 1 tỉ USD).Tuy nhiên, thị phần mặt hàng gốm sứ Việt Nam tiêu thụ trên thị trường Nhật rất nhỏ, theo đánh giá chung của cơ quan thương vụ, kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ của Việt Nam vào Nhật trong những năm vừa qua chỉ đạt khoảng 5 triệu USD/năm.
Ngoài ra, cũn cú một số loại hàng như thảm len đồ nội thất bằng mõy tre... Hai quý cuối năm 2002, hàng mây tre của Việt Nam xuất sang Nhật đạt kim ngạch 11.492.891 USD chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.
Để đẩy mạnh xuất khẩu các loại hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật các doanh nghiệp cần được các cơ quan xúc tiến thương mại cung cấp thông tin về thị trường và phải có phương thức và kênh bán hàng phù hợp (hầu hết các công ty trên thị trường Nhật đều bán hàng thông qua chi nhánh của mình tại Nhật ngay từ lúc khởi đầu: hoặc làm việc thông qua các công ty thương mại có quan hệ với thị trường nhập khẩu của Nhật hoặc liên hệ đươc các cửa hàng lớn ở Nhật vì họ chủ động tiếp nhận trực tiếp nhận hàng từ nước ngoài, tham gia giới thiệu các sản phẩm phù hợp thị hiếu của người Nhật Bản tại trung tâm “Việt Nam Squere” tại osaka, hay tham gia các chương trình hỗ trợ của văn phòng đại diện Tổ chức xúc tiến Thương mại Jetro của Nhật Bản tại Hà nội về hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm được tổ chức tại Nhật Bản định kỳ hàng năm.
3. Thị trường Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc
* Thị trường Đài Loan:
Đài Loan là một thị trường lớn và truyền thống đối với hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Hàng năm, thị trường này nhập khẩu từ 50 – 60 triệu USD từ Việt Nam, chiếm tới 20% kim ngạch nhập khẩu. Đây là thị trường có nhiều tiềm năng cho hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của nước ta vì thuế nhập khẩu loại hàng này của Đài Loan rất thấp, chỉ khoảng từ 0 –2,5%.
* Thị trường Hàn Quốc – Hồng Kông: Đây là những thị trường lâu nay chúng ta đã xuất khẩu được nhiều chủng loại hàng thủ công mỹ nghệ. Theo thống kê trong hai quý cuối năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của ta sang HôngKông đạt 14.403.734 USD (trong đó, hàng mây tre đan đạt 8.028.050 USD, hàng gốm sứ đạt 245.670 USD), sang Hàn Quốc đạt 4.683.252 USD (trong đó, hàng mây tre đan đạt 1.265.690 USD, hàng gốm sứ đạt 1.846.759 USD)…
Ngoài ra thị trường Hồng Kông còn là thị trường chuyển khẩu lớn của các nước châu á, các mặt hàng của các nước sẽ được nhập khẩu vào Hồng Kông sau đó sẽ được tái xuất sang các thị trường khác như châu Âu, châu Mỹ.
Thị trường Mỹ
Có thể nói, Mỹ là một thị trường khá mới mẻ đối với hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Tuy trước mắt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này chưa lớn nhưng đây là một thị trường đầy tiềm năng, đặc biệt kể từ sau khi Hiệp định Thương mại song phương Việt- Mỹ có hiệu lực thì cơ hội cho sự xâm nhập của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào thị trường này càng trở nên rộng mở.
Loại hàng
Giá trị (USD)
Hàng gốm sứ
4.469.777
Hàng đồ gỗ mỹ nghệ
3.496.799
Hàng mây tre đan
1.590.899
Hàng đồ trang sức bằng vàng bạc
545.893
Sản phẩm bằng đồng mỹ nghệ
402.738
Hàng thủ công mỹ nghệ khác
375.647
Thị trường Mỹ có nhu cầu rất lớn về hàng gốm sứ và hầu như không sản xuất loại hàng này. Năm 1997, Mỹ nhập khẩu tới 3 tỷ USD hàng gốm sứ và năm 1998 là 3,35 tỷ USD. Theo dự báo, nhu cầu nhập khẩu này sẽ còn tăng từ 7-15% trong những năm tới. Như vậy, dung lượng thị trường này là rất lớn đối với hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, nếu biết nắm bắt thị hiếu cộng với lợi thế khi được hưởng mức thuế nhập khẩu MFN, Việt Nam có thể xuất khẩu loại hàng này với kim ngạch hàng trăm triệu USD mỗi năm.
Nếu như trước đây, Mỹ vẫn được coi là thị trường tiềm năng về tiêu thụ các sản phẩm gỗ thì hiện nay, khi Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ đã có hiệu lực, Mỹ càng được coi là một thị trường rộng lớn để các nhà xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam thâm nhập. Trong năm 1999, kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ và mây tre của Mỹ là 5,5 tỷ USD, ghế các loại có khung gỗ là 4,9 tỷ USD. Tổng giá trị nhập khẩu từ các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đạt mức rấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUAN VAN CHINH.doc