Khóa luận Thực trạng sử dụng sản phẩm hoán đổi trong phòng ngừa rủi ro cho khách hàng tại hệ thống ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Trang

Danh mục các bảng biểu, hình vẽ.

Danh mục các từ viết tắt.

LỜI MỞ ĐẦU

Chương I : TỔNG QUAN VỀ HOÁN ĐỔI . . 1

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển thị trường hoán đổi . . 1

1.2 Một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản về thị trường hoán đổi . 2

 Hoán đổi . . . . 2

 Giá trị ban đầu của một swap . . . 3

 Ngày thanh toán . . . 3

 Kỳ thanh toán . . . . 3

 Khoản vốn gốc . . . 3

1.3 Thực hiện hoán đổi giảm rủi ro như thế nào . . 3

 Rủi ro lãi suất . . . . 3

 Rủi ro tỷ giá . . . . 4

1.4 Vai trò của sản phẩm hoán đổi đối với nền kinh tế. . . 4

 Xét ở góc độ tổng thể của nền kinh tế . . 4

 Xét ở góc độ doanh nghiệp . . . 4

 Xét ở góc độ các tổ chức tài chính . . . 5

1.5 Các loại sản phẩm hoán đổi phòng ngừa rủi ro lãi suất được phép cung

cấp. . . . . 5

1.5.1 Hoán đổi lãi suất một đồng tiền . . . 5

1.5.2 Hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền. . . 6

1.5.3 Giao dịch hoán đổi lãi suất bắt đầu trong tương lai. . . 7

1.5.4 Giao dịch hoán đổi lãi suất cộng dồn. . . 7

1.6 Các chủ thể tham gia thị trường hoán đổi . . 7

1.6.1 Các doanh nghiệp . . . 7

1.6.2 Tổ chức tài chính trung gian . . . 7

1.6.3 Nhà đầu tư . . . . 8

1.7 Các tình huống ứng dụng sản phẩm hoán đổi phòng ngừa rủi ro lãi suất

hiệu quả . . . . 8

1.7.1 Khách hàng có khoản vay trung – dài hạn bằng lãi suất cố định/thả nổi . 8

a. Trường hợp khách hàng có khoản vay lãi suất thả nổi. . . 8

 Doanh nghiệp đi vay và có doanh thu cùng một đồng tiền . 8

 Doanh nghiệp đi vay và có doanh thu bằng 2 loại tiền khác nhau,

không trao đổi vốn gốc ban đầu . . 8

 Doanh nghiệp đi vay và có doanh thu bằng 2 loại tiền khác nhau,

có trao đổi vốn gốc ban đầu . . . 9

b. Trường hợp khách hàng có khoản huy động vốn lãi suất cố định như

trái phiếu công ty. . . . 10

1.7.2 Khách hàng có tài sản đầu tư (trái phiếu, giấy tờ có giá, tiền gửi )

bằng lãi suất thả nổi/cố định . . . 11

1.7.3 Các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam . 11

1.8 Định giá và giá trị của một hợp đồng hoán đổi . . 11

1.9 Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu thực trạng giao dịch hoán đổi lãi

suất tại Việt Nam . . . . 13

Kết luận chương I

Chương II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HOÁN ĐỔI TRONG PHÒNG

NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT CHO KHÁCH HÀNG TẠI HỆ THỐNG

NGÂN HÀNG.

2.1 Tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn bắt đầu triển khai nghiệp vụ

hoán đổi đến nay . . . 16

2.1.1 Tốc độ tăng trưởng GDP . . . 16

2.1.2 Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế . . . 16

2.1.3 Thị trường chứng khoán và những bất ổn . . 17

2.1.4 Thị trường vàng, bất động sản . . . 17

2.1.5 Xuất nhập khẩu liên tục tăng . . . 18

2.1.6 Tỷ giá biến động mạnh . . . 18

2.1.7 Lạm phát tăng trưởng nóng . . . 21

2.1.8 Các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất, đẩy lãi suất huy động, cho vay

cao ngất ngưỡng. . . . 22

2.2 Nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất tại các tổ chức kinh tế

Việt Nam . . . . 22

2.3 Thực trạng sử dụng sản phẩm hoán đổi và góc nhìn của các thành phần

tham gia trên thị trường . . . 23

2.3.1 Thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất . . 23

Số liệu thực tế . . . . 24

 Tại ngân hàng BIDV . . . 24

 Tại ngân hàng Eximbank . . . 25

 Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu . . 25

 Tại ngân hàng Techcombank . . . 25

 Ngân hàng Vietcombank . . . 25

Một vài hợp đồng lãi suất có giá trị lớn . . . 25

2.3.2 Nguyên nhân . . . 27

a. Về phía các doanh nghiệp . . . 29

Chủ quan . . . . 29

 Trình độ kinh doanh quốc tế . . 29

 Trình độ quản trị tài chính. . . 29

 Quy mô doanh nghiệp . . . 29

 “Văn hoá trách nhiệm” . . . 29

Khách quan . . . . 30

 Lãi suất cơ bản chỉ mới vừa biến động mạnh đây thôi . 30

 Tỷ giá USDVND biến động, nhưng lại phải nằm trong biên độ

hẹp . . . . 30

 Thông lệ sử dụng đồng USD trong giao dịch . . 32

 Không có một tham chiếu chuẩn cho đồng VND . 32

 Mức độ phát triển của thị trường vốn còn thấp, thiếu vắng các

nhà đầu tư có kiến thức . . . 33

 Khung pháp lý chưa đầy đủ, quyền lợi và trách nhiệm của các

chủ thể tham gia chưa được quy định rõ ràng . . 33

 Hệ thống thông tin thị trường chưa kịp thời và đầy đủ . 33

 Chi phí để thực hiện không nhỏ . . 33

b. Ngân hàng thương mại . . . 34

Chủ quan. . . . 34

 Nhu cầu sản phẩm này chưa cao nên lợi nhuận mang lại thấp . 34

 Chi phí để cung cấp sản phẩm cao . . 34

 Nguồn nhân lực khan hiếm và không có đủ trình độ . 34

Khách quan . . . . 34

 Khách hàng ít, nhu cầu chưa nhiều . . 34

 Khuôn khổ pháp lý . . . 34

 Phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài về mức phí . 34

 Phụ thuộc quan điểm, tập quán kinh doanh của các DN trong

nước . . . . 35

c. Ngân hàng nhà nước . . . 35

Chủ quan . . . . 35

 Còn nhiều vấn đề khác phải quan tâm nên trách nhiệm của

NHNN là không nhỏ . . . 35

 Khả năng quản lý yếu kém, không quản lý được là cấm . 35

Khách quan . . . . 35

 Phụ thuộc vào năng lực của các ngân hàng nội địa, nhu cầu

của các DN, đặc điểm của thị trường . . 35

 Nước ta chỉ đang trong quá trình xây dựng, còn rất rất nhiều

những vấn đề cơ bản phải quan tâm xây dựng, sửa đổi. 36

 Việc đưa ra quyết định, quy định để các DN non yếu trong

nước không bị tác động quá lớn bởi các DN nước ngoài là

điều không phải dễ . . . 36

 Hệ thống pháp luật của ta đang trên đà hoàn thiện nên đang

còn lỏng lẽo . . . 36

 Cơ quan giám sát có thể không quản lý được thị trường, không

sớm phát hiện rủi ro tiềm ẩn của từng tổ chức tài chính và rủi

ro hệ thống tài chính . . . 36

Tổng kết chương II

Chương III: MỘT VÀI ĐỀ XUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

HOÁN ĐỔI TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT

3.1 Biện pháp kích cầu. . . . 38

 Giải pháp từ phía NHNN . . . 38

 Vai trò của ngân hàng thương mại . . . 39

 Về phía doanh nghiệp . . . 40

3.2 Biện pháp tăng cung . . . 41

 Trách nhiệm của NHNN. . . 41

 Từ phía NHTM . . . 42

 Vai trò của doanh nghiệp . . . 42

3.3 Giảm bớt, hạn chế can thiệp và dần tiến tới tự do hóa tỷ giá hối đoái theo

sát với biến động tỷ giá thực. . . . 43

3.3.1 Tăng quỹ dự trữ để đủ sức can thiệp vào thị trường . . 45

 Giảm nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu . . 45

 Đầu tư quỹ dự trữ hiệu quả và an toàn . . 46

3.3.2 Tăng khả năng quản lý của NHNN sau khi nới rộng biên độ tỷ giá . 46

 Thực hiện kiểm soát các dòng vốn vào và ra, mà nhất là dòng vốn đầu

tư nước ngoài . . . . 47

 Quy định chặt chẽ về cách xử lý khi phát hiện sai phạm . . 47

 Phải hoàn thiện hệ thống thanh toán bù trừ . . 47

3.4 Đẩy mạnh các hoạt động Marketing . . . 47

3.4.1 Thiết kế sản phẩm hoán đổi hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu khách hàng . 48

 Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu bảo hiểm, đối tượng khách hàng, những thắc

mắc, yêu cầu, kiến nghị của khách hàng . . 48

 Bước 2: Thiết kế được sản phẩm phải giúp DN cố định được chi phí,

chủ động về nguồn ngoại tệ . . . 48

 Bước 3:Đưa ra những hợp đồng HĐLS có mức phí thấp, cạnh tranh để

đem lại cho khách hàng công cụ bảo hiểm rủi ro với chi phí nhỏ . 48

 Bước 4: Kết hợp với tư vấn tài chính và cung cấp những thông tin mới

nhất, kịp thời nhất cho khách hàng . . . 48

3.4.2 Chào bán sản phẩm cho khách hàng . . . 48

 Bước 1: Sử dụng các phương tiện thông tin đại quảng bá rộng rãi về

sản phẩm . . . . 48

 Bước 2: Chủ động tiếp cận với những khách hàng có khả năng phải đối

mặt với rủi ro tỷ giá và lãi suất, đặc biệt khách hàng đang có những

khoản vay thả nổi . . . 49

 Bước 3: Khuyến khích khách hàng thử nghiệm tham gia nghiệp vụ . 49

3.4.3 Mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm ra các chi nhánh, phòng giao

dịch, để thuận lợi cho khách hàng tiếp cận với sản phẩm . . 49

 Bước 1: Vươn rộng phạm vi phủ sóng của ngân hàng ra khắp các tỉnh

thành trên cả nước. . . . 50

 Bước 2: Tiến hành thực hiện các nghiệp vụ hoán đổi tại chính các chi

nhánh, phòng giao dịch ở các địa phương, quận, huyện. . . 50

Tổng kết chương III

KẾT LUẬN

Tài liệu tham khảo.

Phụ lục:

 Các công văn có liên quan đến nghiệp vụ Hoán Đổi của Ngân Hàng

Nhà Nước Việt Nam.

 Công văn liên quan đến cho vay ngoại tệ của tổ chức tín dụng.

pdf64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4447 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng sử dụng sản phẩm hoán đổi trong phòng ngừa rủi ro cho khách hàng tại hệ thống ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoán đổi lãi suất tại Việt Nam. Theo thống kê của ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), hoán đổi lãi suất là bộ phận cấu thành lớn nhất của thị trường sản phẩm phái sinh OTC toàn cầu. Hình 1.13: Biểu đồ số lượng giao dịch và giá trị thị trường của các loại sản phẩm phái sinh trên thị trường thế giới 6 tháng đầu năm 2007. Số lượng giao dịch Kỳ hạn Hoán đổi Quyền chọn Giá trị thị trường Kỳ hạn Hoán đổi Quyền chọn Nguồn ngân hàng thanh toán quốc tế Nghiệp vụ hoán đổi đã gia nhập vào Việt Nam từ khá sớm và chủ yếu được thực hiện giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng nhà nước, giữa các ngân hàng thương mại với nhau. Để giúp cho hoạt động Swap trở nên quen thuộc, được sử dụng rộng rãi, thì hàng loạt các quyết định được ngân hàng nhà nước đưa ra từ những năm 1999 và dần hoàn thiện qua thời gian mà gần đây nhất, là quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN ban hành ngày 29/12/2006. Tuy vậy, số hợp đồng hoán đổi không nhiều mà chủ yếu là do các ngân hàng thực hiện nhằm quản trị rủi ro tỷ giá, lãi suất; chứ các DN rất hiếm khi thực hiện nghiệp vụ này. Một phần là vì không được hiểu biết đầy đủ về sản phẩm; một phần là biến động lãi suất, tỷ giá cũng rất ít ỏi, nên DN chẳng cần lo lắng hay bảo hiểm rủi ro. Vì thế mà chỉ một vài DN lớn, có giám đốc tài chính, có bộ phận quản trị tài chính thì mới quan tâm và sử dụng sản phẩm này. Nhưng thời gian gần đây, khi thị trường tài chính thế giới có nhiều bất ổn với khủng hoảng tín dụng ở Mỹ, đồng USD mất giá nghiêm trọng, FED cắt giảm lãi suất mạnh tay và liên tục, khiến cho thị trường chứng khoán, tài chính tiền tệ biến động bất thường và không một quốc gia nào có thể tránh được. Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoại lệ, tỷ giá USDVND giảm mạnh (có khi chỉ còn 15.800) rồi lại tăng lên 16.120 chỉ trong 1 tuần ngắn ngủi, đồng EUR thì tăng giá từ 23.500 lên 25.500 trong 10 ngày…; lãi suất huy động thì bị đẩy lên cao ngất ngưỡng (có lúc trên 18%năm), lãi suất cho vay cũng khiến cho nhiều khách hàng lo sốt vó, nhiều DN phải dừng việc sản xuất kinh doanh khi chi phí vốn vay cao đến 1,7%/tháng (trên 20%/năm), thậm chí có ngân hàng đưa ra mức lãi suất trên dưới 2%/tháng. Vì có quá nhiều biến động nên rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá càng lúc càng nhiều, ảnh hưởng đến toàn bộ các DN vay vốn, DN xuất nhập khẩu. Hơn thế nữa biến động tỷ giá cũng đang có xu hướng mở rộng từ 1% lên 2%, nên tỷ giá trong nước sẽ thay đổi sát với thị trường thế giới hơn, nhạy cảm và bất ổn hơn. Không chỉ có tỷ giá dao động mà toàn bộ thị trường tài chính, chứng khoán cũng bị tác động theo. Do vậy mà hoạt động sản xuất kinh doanh phải gánh chịu thêm nhiều rủi ro hơn, từ đó nhu cầu bảo hiểm rủi ro trở thành vấn đề cấp thiết nhất là trong điều kiện kinh tế ngày càng mở cửa và đầy biến động như hiện nay. Để giảm bớt các rủi ro khi thực hiện kinh doanh, xuất nhập khẩu, DN có thể đơn giản tham gia vào các hợp đồng hoán đổi, tuy nhiên, DN thì không hiểu biết nhiều, các ngân hàng thì không mấy mặn mà gì với nghiệp vụ Swap cho DN vì lợi nhuận đem lại không cao, thị trường tiền tệ còn khá nhỏ bé… và nhà nước luôn kiểm soát, cố định tỷ giá, lãi suất nên tình hình tài chính trong nước khá ổn định, do đó số DN tham gia hợp đồng này rất khiêm tốn. Nhưng như đã nói ở trên, thời gian gần đây, nhất là từ đầu năm 2008, thì quả thật, thị trường tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, do đó cần phải quan tâm đúng mức đến việc hiểu và sử dụng sản phẩm phái sinh mà nhất là nghiệp vụ Swap để bảo hiểm rủi ro tỷ giá và lãi suất. Đứng trên quan điểm đó, chúng tôi mong muốn được đưa ra một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh sử dụng sản phẩm hoán đổi để phòng ngừa rủi ro lãi suất cho DN. Hiện tại, nhu cầu vay vốn và hoạt động xuất nhập khẩu tăng khá mạnh, nên số lượng DN đối mặt với rủi ro lãi suất, tỷ giá ngày càng nhiều vì thế việc đẩy mạnh sử dụng sản phẩm hoán đổi để bảo hiểm rủi ro phải có được sự hợp tác về phía DN, ngân hàng và nhà nước. Kết luận chương I: Trong chương I, đề tài đã điểm qua được vài nét phát triển và những khái niệm, thuật ngữ của thị trường hoán đổi. Tiếp đó là nêu bật quy trình hoạt động và vai trò của nghiệp vụ hoán đổi trong việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá và lãi suất đối với khách hàng, ngân hàng. Cuối cùng, đề tài còn đưa ra cách định giá khá đơn giản một hợp đồng hoán đổi lãi suất chuẩn. Chương II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HOÁN ĐỔI TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT CHO KHÁCH HÀNG TẠI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 2.1 Tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn bắt đầu triển khai nghiệp vụ hoán đổi đến nay. Trong 10 năm qua, kinh tế Việt Nam thực sự đã có nhiều đổi mới về mọi mặt, đời sống người dân được nâng cao, và có nhiều đặc điểm rõ nét của nền kinh tế thị trường. Trong đó, có thể điểm qua một số khía cạnh như sau: 2.1.1 Tốc độ tăng trưởng GDP Tổng thu nhập quốc nội (GDP) liên tục tăng trưởng trong các năm và năm 2007 đạt kỷ lục với 8,48%. Đưa Việt Nam trở thành nước có tốc độ tăng trưởng cao thứ 2 thế giới, nhiều tổ chức tài chính quốc tế đã đánh giá rất tốt mức tăng trưởng này và còn dự đoán sẽ tiếp tục tăng hơn nữa. Kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới và chi phí sản xuất thấp hàng đầu châu Á trở thành những nhân tố giúp Việt Nam có sức hấp dẫn đặc biệt với các nhà đầu tư. Lần đầu tiên dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam đạt 20,3 tỷ USD, với những gương mặt tên tuổi như: Foxconn, Piaggio, Keangnam… GDP tăng cao nên mức sống của nhân dân ngày càng tốt hơn, thu nhập bình quân đầu người ở mức 835 USD, cao hơn dự kiến, và sẽ vươn tới 960 USD trong năm tới. Các dịch vụ xã hội được cung cấp rộng rãi và hiện đại hơn như y tế, giáo dục, bảo hiểm, xe buýt… giúp mọi người hưởng được nhiều tiện ích hơn. 2.1.2 Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế Năm 2006, đánh dấu nổi bật nhất chính là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO, đây là chứng chỉ cho hai thập kỷ đổi mới, là tấm giấy thông hành để Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới, hội nhập với thế giới và là niềm tự hào của mọi người dân Việt. Bên cạnh đó, tổ chức thành công hội nghị APEC 2006 đã đưa vị thế kinh tế Việt Nam lên một tầm cao mới. Hầu như, các thông tấn xã, nhiều tờ báo lớn trên thế giới đều đăng tải về thành công này, mọi hướng nhìn đều đổ về Việt Nam và vị thế quốc tế đã có bước tăng trưởng ngoạn mục. Rõ ràng khi mức độ hội nhập ngày càng nhiều, thì toàn bộ thị trường đều trở nên nhạy cảm hơn, theo sát hơn các diễn biến kinh tế thế giới. Vì thế, mà thị trường chứng khoán, tài chính tiền tệ, thị trường vàng, bất động sản liên tục biến động rất mạnh trong 2 năm gần đây. 2.1.3 Thị trường chứng khoán và những bất ổn. Ngày 20/7/2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán đầu tiên đi vào hoạt động, đánh dấu một bước mới cho thị trường tài chính Việt Nam. Tuy ban đầu số lượng cổ phiếu, trái phiếu còn ít ỏi nhưng chỉ số VN-Index liên tục tăng chứng tỏ thị trường chứng khoán dù còn non trẻ cũng sẽ là một kênh huy động vốn rất hiệu quả cho nền kinh tế Việt Nam. Qua các năm, thị trường chứng khoán lên xuống bất thường, nhưng thực sự bùng nổ vào năm 2006 cho đến đầu năm sau đó kể cả quy mô và chất lượng. Triển vọng kinh tế nước nhà sau gia nhập WTO cùng cơn lốc đổ tiền vào chứng khoán là động lực kéo gần 100 công ty lên sàn. Hàng hóa nhiều hơn, đi đâu cũng nghe nhắc đến chứng khoán, nhà nhà, người người đều kinh doanh chứng khoán vì tỷ suất sinh lợi từ thị trường này quá cao. Tuy nhiên, từ đầu năm 2007 đến nay, thị trường này sụt dốc không phanh, rớt một mạch từ mức cao nhất 1.170,67 điểm ngày 12/3 xuống dưới 500 điểm. Vì thế nhiều nhà đầu tư bỏ chạy khỏi thị trường này để tham gia vào thị trường vàng, bất động sản hay là gửi ngân hàng. 2.1.4 Thị trường vàng, bất động sản. Thời gian gần đây, vàng thực sự rất nóng, giá vàng liên tục leo thang để đạt ngưỡng cửa mới. Nhiều người tham gia lướt sóng trên thị trường này, nhưng mức độ rủi ro là rất cao. Bất động sản, sau một thời gian dài đóng băng, giờ đã sốt trở lại, giá tăng gấp 2, 3 lần và 2 thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có giá đất thuộc trong top đắt nhất thế giới. 2.1.5 Xuất nhập khẩu liên tục tăng. Khi cánh cửa hội nhập càng rộng mở, hoạt động giao thương giữa các quốc gia càng lớn mạnh. Những năm qua, Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ trong ngoại thương, nên xuất nhập khẩu tăng nhanh và liên tục (thường tăng trên 20%/năm). Hình 2.1: Biểu đồ tăng trưởng kim ngạch xuất, nhập khẩu 2003-2007. Không chỉ giá trị mà cả loại hình hàng hóa và số lượng DN xuất nhập khẩu ngày càng nhiều hơn. Do đó mà khi thị trường biến động như hiện nay thì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ phải gánh chịu rủi ro tỷ giá. Mức rủi ro này ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu, chi phí của các DN xuất nhập khẩu, và có khi dẫn đến thua lỗ hay ngừng hoạt động. 2.1.6 Tỷ giá biến động mạnh. Trước năm 2007, tỷ giá các loại ngoại tệ tương đối ổn định, một phần là do chính sách kiểm soát tỷ giá khá chặt chẽ của ngân hàng nhà nước, một phần là nền kinh tế thế giới khá ổn định, không có những biến cố lớn. 20.149 26.485 32.447 39.826 48.56 25.256 31.969 36.761 44.891 62.7 0.000 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 2003 2004 2005 2006 2007 Năm Tỷ USD Xuất khẩu Nhập khẩu Nhưng sau cuộc khủng hoảng tín dụng gần đây tại Mỹ tác động nghiêm trọng đến không chỉ nước Mỹ mà cả nền kinh tế toàn cầu. Với nỗ lực vực dậy nền kinh tế FED (cục dự trữ liên bang Mỹ) đã liên tục cắt giảm lãi suất đồng USD để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Lộ trình cắt giảm lãi suất đô la Mỹ nhanh và mạnh tay của FED làm cho USD trở nên yếu hẳn so với các loại tiền khác trên thị trường. Hình 2.2: Đồ thị biến động tỷ giá EUR/USD trong 1 năm qua. (Theo Bloomberg) Trong suốt một năm qua, EURO vẫn duy trì xu hướng tăng giá so với đô la Mỹ, và gần xấp xỉ mức 1EUR ăn 1,6 USD. Điều này khiến cho các DN nhập khẩu hàng hóa từ Châu Âu rơi vào tình trạng rất xấu. Ví dụ: Tháng 9/2007 DN A vay 100.000 EUR 6 tháng để nhập khẩu nguyên liệu từ Châu Âu nếu tỷ giá lúc đó là 1EUR = 1.4 USD, sau đó xuất hàng sang Mỹ, thu về USD và đổi sang EUR để trả nợ, nhưng vì EURO tăng giá nhanh đến 1EUR ăn 1.6USD nên DN mất 160.000 USD thay vì 140.000 USD cho việc thanh toán vốn vay ban đầu. Chi phí vốn vay tăng cao, khiến cho lợi nhuận giảm sút, thậm chí thua lỗ. Hình 2.3: Đồ thị biến động tỷ giá USD/VND trong 1 năm qua. (Theo Bloomberg) Do sự kiểm soát tỷ giá USD/VND của ngân hàng nhà nước nên mức biến động của tỷ giá là không cao và tương đối ổn định. Vì thế mà có khi dù đồng đô la giảm giá trên thị trường thế giới, nhưng vẫn tăng giá so với VNĐ. Tuy nhiên, từ tháng 8/2007 tỷ giá tiếp tục giảm đến tháng 3 năm nay lại tăng mạnh đột ngột khiến biên độ dao động lớn và rủi ro tỷ giá trở thành rào cản với tất cả các DN xuất nhập khẩu hay DN đi vay ngoại tệ. Tỷ giá USD/VND thì được ngân hàng nhà nước chi phối nên biến động trong nước khác với thị trường thế giới, còn tỷ giá các ngoại tệ khác thì nhạy cảm hơn. Một tỷ giá khác mà nhiều DN cũng cần quan tâm là tỷ giá EUR/VND. Hình 2.4: Đồ thị biến động tỷ giá EUR/VND trong 1 năm qua Vì đồng đô la mất giá trị nghiêm trọng nên không còn là một đồng tiền được ưa chuộng nữa mà thay vào đó là đồng euro, do đó đồng euro tăng giá khá mạnh. Nhìn vào biểu đồ trên ta cũng thấy rõ mức tăng trưởng liên tục của đồng euro so với bản tệ, điều này rõ ràng là khó khăn lớn cho các DN nhập khẩu hàng hóa bằng đồng euro. 2.1.7 Lạm phát tăng trưởng nóng. Năm 1999 nước ta rơi vào tình trạng giảm phát kéo dài, kinh tế trì trệ, vì thế sau bao năm thực hiện chương trình “kích cầu đầu tư và tiêu dùng”, đến năm 2002, là năm đầu tiên lạm phát tại Việt Nam đạt mức hợp lý đối với một quốc gia đang phát triển: 4%. Từ đó đến nay lạm phát vẫn được duy trì ở mức một con số, tuy nhiên gần đây, khi giá vàng, dầu thế giới tăng kỷ lục thì hàng tiêu dùng ào ạt tăng giá theo. Chấp nhận thất thu ngân sách gần 2.000 tỷ đồng, chính phủ mạnh tay giảm thuế nhập khẩu hàng loạt mặt hàng thiết yếu. Song giá bán các mặt hàng lương thực, thực phẩm, sắt, thép, gas, sữa… trên thị trường vẫn cao hơn năm ngoái trên dưới 30%. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2007 tăng hơn 13%, nhưng đạt đến cực điểm khi mấy tháng đầu năm nay liên tục tăng, giá tiêu dùng tháng 5 tăng đến 3,91% so với tháng trước, cao nhất so với các tháng từ đầu năm đến nay (tháng 1 tăng 2,38%, tháng 2 tăng 3,56%, tháng 3 tăng 2,99%, tháng 4 tăng 2,20%), đưa tốc độ tăng giá sau 5 tháng (tháng 5.2008 so với tháng 12.2007) lên đến 15,96%. Mức lạm phát này cao hơn mức lạm phát của cả năm 2007 (12,63%) và cao hơn mức cả năm của 15 năm qua (tính từ năm 1993). So với tháng 12 năm 2007, thì đường biểu diễn chỉ số giá qua các tháng đi lên gần như một đường thẳng (xem biểu đồ). Hình 2.5: Chỉ số giá tiêu dùng các tháng đầu năm 2008 so với tháng 12.2007 (%) 2.1.8 Các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất, đẩy lãi suất huy động, cho vay cao ngất ngưỡng. Để kìm hãm lạm phát chính phủ đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc của ngân hàng nhà nước vào ngày 17/03/2008 nhằm thu tiền đồng về. Nhưng đó cũng là nguyên nhân chính làm cho hệ thống các ngân hàng bị thiếu vốn và phải tham gia vào cuộc đua lãi suất. Lãi suất huy động tăng cao từng ngày, có lúc lên trên 15%/năm, lãi suất cho vay khiến cho nhiều DN mất ăn mất ngủ khi nhảy lên 20%/năm, thậm chí 2%/tháng. Nhìn chung, tình hình kinh tế Việt Nam thực sự có rất nhiều thay đổi, bất ổn và rủi ro càng gia tăng, nhất là cuối năm 2007 đến nay, kinh tế có mức biến động lớn nhất vượt hẳn so với thời gian trước. 2.2 Nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất tại các tổ chức kinh tế Việt Nam. Như phân tích tình hình biến động kinh tế ở trên, ngoại trừ những sự kiện gần đây, thì mọi chuyện khá là suôn sẻ, các DN vẫn sản xuất kinh doanh bình thường mà không chịu nhiều rủi ro khác như rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, vì vai trò kiểm soát của nhà nước được thực hiện khá tốt. Vì thế mà, dù cho ngân hàng nhà nước đã cho phép sử dụng các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất, tỷ giá như hoán đổi, quyền chọn, kỳ hạn nhưng vẫn không phát huy tác dụng. Nếu có được sử dụng thì cũng là bởi các nhà đầu tư cá nhân nhằm mục đích đầu cơ sinh lợi ngắn hạn. Nhưng với những dao động lớn của tỷ giá, lãi suất, giá vàng, giá dầu, thị trường chứng khoán như hiện nay, thì ắt hẳn DN nào cũng cần có cái nhìn đúng đắn về công cụ phái sinh, không chỉ để bảo vệ mà còn là phương tiện sống còn trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, những đối thủ nước ngoài nặng ký, già dặn kinh nghiệm, có chính sách quản lý rủi ro tốt sẽ bóp chết các DN hoạt động nhỏ lẻ, xem thường các rủi ro của thị trường. Vì thế mà, trong thời gian tới, vai trò bảo hiểm của sản phẩm phái sinh sẽ được coi trọng, nhất là sản phẩm hoán đổi giúp phòng ngừa rủi ro lãi suất, tỷ giá. Vào tháng 10 năm ngoái trong khi các ngân hàng trong nước còn bỡ ngỡ, thì 5 “đại gia” gồm HSBC, Citibank, ANZ, Standard Chartered và PNP PariBas đang ngồi lại với nhau để chuẩn bị cho một kế hoạch khai phá mạnh mẽ thị trường quản lý rủi ro VNĐ dài hạn tại Việt Nam mà chủ yếu đánh vào bảo hiểm rủi ro khoản vay thông qua HĐLS. Theo các chuyên gia tài chính, từ nay đến năm 2010 nghiệp vụ swap của Việt Nam sẽ phát triển vì hiện nay tất cả các NH nước ngoài và các quỹ đầu tư vào Việt Nam rất nhiều, nên làm tăng nhu cầu chuyển đổi tiền tệ để đầu tư và đem lợi nhuận về nước. 2.3 Thực trạng sử dụng sản phẩm hoán đổi và góc nhìn của các thành phần tham gia trên thị trường. 2.3.1 Thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất. Một số ngân hàng được thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ở Việt Nam hiện nay.  Ngân hàng ABN-AMRO  Được cấp phép và thực hiện hoán đổi lãi suất từ tháng 6/2002.  Giao dịch hoán đổi lãi suất bắt đầu thực hiện trong tương lai cho khách hàng.  Ngân hàng HSBC  Được cho phép thực hiện vào cuối năm 2004.  HSBC thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất lần đầu tiên giữa USD và VNĐ cho một công ty đa quốc gia, với số vốn 15 triệu USD trên thị trường VN vào cuối năm 2004.  Tháng 5/2007 HSBC tiến hành giao dịch hoán đổi lãi suất Việt Nam đồng đầu tiên với ngân hàng Standard Chartered.  Ngân hàng HSBC thực hiện hoán đổi lãi suất cộng dồn, thời hạn tối đa 5 năm.  Ngân hàng Techcombank  Đã được phép thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất từ năm 2004 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được hợp đồng hoán đổi lãi suất nào.  Ngân hàng Citibank  Tháng 2/2005 được cho phép thực hiện.  Thực hiện hợp đồng hoán đổi lãi suất đầu tiên giữa hai đồng tiền có hiệu lực từ ngày 1/3/2005 đến tháng 2/2006.  Ký kết hoán đổi lãi suất bắt đầu thực hiện trong tương lai với khách hàng  Hợp đồng hoán đổi lãi suất với tổng công ty hàng không Việt Nam có hiệu lực 12 năm.  Ngân hàng Standard Chartered  Giao dịch hoán đổi lãi suất đầu tiên được thực hiện với ngân hàng ngoại thương Việt Nam vào năm 2006.  Tiến hành giao dịch hoán đổi lãi suất tiền đồng với ngân hàng HSBC.  Ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ chi nhánh TpHCM  Được phép giao dịch hoán đổi lãi suất từ tháng 7/2006 với công ty TNHH Maruei Việt Nam.  Ngân hàng ngoại thương  Đã thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất với khách hàng từ năm 2006.  Ngân hàng Calyon  Cấp phép từ năm 2006.  Tham gia hoán đổi lãi suất bắt đầu thực hiện trong tương lai với khách hàng.  Ngân hàng ANZ  Tháng 5/2007 được phép thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất.  Ngân hàng BIDV  Thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn lãi suất đối với các khoản cho vay hay đi vay trung hạn bằng USD hoặc EUR.  Ngân hàng ACB, Eximbank  Được phép thực hiện nghiệp vụ hoán đổi từ năm 1998. Các số liệu thực tế: Số liệu chung của thị trường về Swap: -Kể từ năm 2005 đến tháng 9 năm 2007 chỉ có khoảng 40 hợp đồng hoán đổi lãi suất được thực hiện. -Tại ngân hàng BIDV: bắt đầu triển khai thực hiện nghiệp vụ này từ quý 1 năm 2007, lợi nhuận 2007 ước tính 5 tỷ VND, chiếm 3% doanh thu dịch vụ kinh doanh tiền tệ. Trong giai đoạn đầu triển khai, lợi nhuận nghiệp vụ hoán đổi lãi suất đơn không đáng kể, BIDV áp dụng mức giá giao dịch ưu đãi cho khách hàng để khuyến khích khách hàng là chủ yếu  Khách hàng chủ yếu là các DN tư nhân và DN cổ phần.  Đơn vị tiền tệ: tất cả các loại tiền tệ, thông thường là VND và các loại ngoại tệ mạnh (EUR, USD,JPY…).  Số lượng: Giá trị hợp đồng tối thiểu :1triệu USD quy đổi.  Lãi suất tham chiếu: Là các loại lãi suất tham chiếu chuẩn tương ứng với mỗi loại tiền tệ trên thị trường quốc tế : Libor, Sibor, Vnibor,….  Thời gian giao dịch: Sau khi khách hàng đồng ý giao dịch, các thủ tục chứng từ giao dịch được ký kết trong 1 ngày.  Thời hạn hiệu lực: trung và dài hạn  Chi phí Reuters hàng tháng 1000USD.  Phương thức giao dịch: qua hệ thống điện thoại, hệ thống giao dịch Reuters và hợp đồng giấy.  Số dư vốn gốc năm 2007: 200 triệu USD quy đổi, quý 1 năm 2008: 30 triệu USD quy đổi.  Số lượng giao dịch Hoán đổi tiền tệ chéo chiếm trên 90%. -Tại ngân hàng Eximbank, hiện chưa thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất đơn, mới chỉ thực hiện nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ, số dư vốn gốc đạt được trong nghiệp vụ này là 200 triệu USD. -Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) trong năm 2007 chỉ có 1 hợp đồng hoán đổi được thực hiện, và số dư vốn gốc là 20 triệu USD, một con số khiêm tốn về số lượng hợp đồng được thực hiện.  Thời gian thực hiện hợp đồng: ngắn hạn (<1 năm).  Số lượng: giá trị hợp đồng tối thiểu :1 triệu USD quy đổi.  Lợi nhuận đạt được là 140 triệu đồng, chiếm 0.1% lợi nhuận của khối ngân quỹ. -Tại ngân hàng Techcombank: được phép cung cấp sản phẩm này từ năm 2004, nhưng đến nay chưa thực hiện hợp đồng nào. -Ngân hàng Vietcombank: đã thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất với khách hàng từ năm 2006. Số lượng giao dịch hoán đổi với khách hàng là 240 triệu đô, lợi nhuận đạt được là 5,6 tỷ đồng trong năm 2007. Một vài hợp đồng lãi suất có giá trị lớn:  Vào tháng 6/2002, được phép của ngân hàng nhà nước, ngân hàng ABN Amro chi nhánh Hà Nội đã thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất áp dụng với hợp đồng thuê tài chính 3 chiếc máy bay A321-200 bởi Tổng công ty hàng không Việt Nam (VietNam Airlines Corporation). Theo đó, ngân hàng ABN Amro cho VietNam Airlines thuê tài chính với lãi suất USD thả nổi. Nhưng nhìn thấy lãi suất USD có xu hướng tăng cao nên VietNam Airlines có thể phải chịu rủi ro chi phí khoản vay tài chính bị độn lên cao, khó kiểm soát được dòng tiền trong tương lai. Vì thế, nhằm tránh rủi ro và cố định phần chi phí thuê tài chính, Việt Nam Airlines đã thực hiện hợp đồng hoán đổi lãi suất với ngân hàng ABN Amro để chuyển đổi lãi suất từ thả nổi sang cố định.  Tiếp đó, một hợp đồng hoán đổi lãi suất được diễn ra giữa Citibank và Tổng công ty hàng không Việt Nam trên hợp đồng vay vốn mua máy bay Boeing 777-200 ER có thời hạn 12 năm, với lãi suất thả nổi LIBOR 6 tháng. Để tránh rủi ro lãi suất, VietNam Airlines đã tham gia hợp đồng hoán đổi lãi suất với Citibank. Trong hợp đồng này, VietNam Airlines nhận lãi suất thả nổi LIBOR 6 tháng và trả lãi suất cố định là 3.65%/năm với thời hạn hợp đồng cũng là 12 năm có giá trị vay 106,52 triệu USD. Hợp đồng này giúp VietNam Airlines tránh được rủi ro lãi suất khi lãi suất cho vay hiện nay đã lên đến mức trên 6%/năm. Khoản chi phí trung bình mà công ty tiết kiệm được xấp xỉ 2,503 triệu USD mổi năm.  Cuối năm 2004, gây sự chú ý trong giới tài chính nội địa chính là hợp đồng hoán đổi lãi suất giữa USD và VND do HSBC ký kết cho một công ty đa quốc gia với số vốn lên tới 15 triệu USD và kết thúc vào tháng 12/2007. Trước đây đã có một vài hoán đổi được thực hiện, nhưng chỉ trong phạm vi đồng USD, còn đây là giao dịch hoán đổi lãi suất đầu tiên giữa hai đồng tiền USD và VND.  Sau khi được cấp phép giao dịch, ngân hàng ANZ đã ký kết hợp đồng hoán đổi lãi suất vào ngày 13/06/2007 với số vốn gốc là 17.7 tỷ đồng. Khách hàng vay tiền từ ANZ theo lãi suất thả nổi VNIBOR 3 tháng trong 4 năm. Vì lo sợ lãi suất VNIBOR biến động phức tạp trong tương lai, khách hàng tiến hành tham gia hoán đổi lãi suất với chính ngân hàng ANZ nhằm chuyển từ lãi thả nổi sang cố định. Như thế dù cho lãi suất VNIBOR biến động thế nào, thì khách hàng vẫn chỉ thanh toán theo lãi suất cố định là 7,19%/năm. Bảng 2.1: Một vài hợp đồng hoán đổi lãi suất Ngân hàng Khách hàng Đơn vị Giá trị hợp đồng Lãi suất nhận Lãi suất trả Thời hạn Standard Chartered Hợp đồng 1 SC London GBP 5.114.829,75 5,34% Libor 1m 2 năm Tokyo misubishi Hợp đồng 1 Hợp đồng 2 VN Japan Gas KeinH.Muramot USD USD 2.000.000 1.372.000 Sibor+0,55% 6mSibor+1,5% 5,03% 6,35% 4 năm 4 năm VCB Hợp đồng 1 Hợp đồng 2 Hợp đồng 3 Hợp đồng 4 SC London SC London Citibank, SGB Citibank, SGB USD USD USD USD 22.000.000 6.400.000 19.500.000 20.500.000 Libor 6m Libor 6m Libor 6m Libor 6m 4,88% 4,88% 4,71% 4,73% 15/1/2015 15/7/2015 15/1/2014 15/7/2014 ABN AMRO Hợp đồng 1 VNA USD 44.037.650 Citibank Hợp đồng 1 Holcim USD 20.000.000 4,8% Libor 6m 5 năm Nguồn NHNN Việt Nam- Vụ chính sách tiền tệ: Báo cáo các giao dịch hoán đổi lãi suất còn hiệu lực thực hiện tháng 6 năm 2005. 2.3.2 Nguyên nhân Sẽ là thiếu xót nếu xem xét thực tế mà không đề cập một cách riêng lẽ đến từng thành phần tham gia tạo nên thị trường hoán đổi để tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng như hiện nay. Nguyên nhân Doanh nghiệp NHNN NHTM Chủ quan Khách quan Chủ quan Chủ quan Khách quan Khách quan Trình độ kinh doanh quốc tế Không có một tham chiếu chuẩn cho VND Tỷ giá USDVND biến động trong biên độ hẹp Lãi suất ít biến động “Văn hoá trách nhiệm”: nhà Qlý sợ chịu trách nhiệm Quy mô DN: nhỏ, lẻ Trình độ quản trị tài chính: ít quan tâm Nhân lực vừa yếu vừa thiếu Chi phí thực hiện nghiệp vụ khá cao Lợi nhuận thu được thấp Khung pháp lý chưa đầy đủ, thông tin thiếu minh bạch Thông lệ sử dụng đồng USD trong giao dịch Thị trường vốn phát triển thấp, ít sphẩm, chi phí cao Khuôn khổ pháp lý chưa đầy đủ DN ít quan tâm, nên nhu cầu ít Phải cạnh tranh với NH nước ngoài về mức phí Có nhiều vấn đề phải quan tâm khi hội nhập KTQT Phụ thuộc quan điểm, tập quán kinh doanh của DN Khả năng quản lý yếu kém Đất nước trong quá trình đổi mới, nên có nhiều bất cập Phụ thuộc năng lực của NHTM, nhu cầu DN, đặc điểm thị trường Không giám sát được rủi ro của TCTD và toàn thị trường Thị trường còn đơn sơ, DN yếu kém, nên khó khăn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
Tài liệu liên quan