MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ 4
I. Khái niệm, đặc điểm và phân loại thị trường bán lẻ 4
1. Các khái niệm về bán lẻ 4
1.1 Thị trường bán lẻ 4
1.2 Nhà bán lẻ 4
2. Những đặc điểm của thị trường bán lẻ 6
3. Phân loại các loại hình thức bán lẻ trên thị trường 6
3.1 Hệ thống bán lẻ truyền thống 7
3.2 Hệ thống bán lẻ hiện đại 7
II. Vai trò của thị trường bán lẻ 9
1. Thị trường bán lẻ đóng vai trò là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng 9
2. Thị trường bán lẻ giúp cung cấp thông tin từ người tiêu dùng đến nhà sản xuất và ngược lại 10
3. Thị trường bán lẻ phản ánh tình hình sản xuất, kinh doanh và mức sống của người dân trong một quốc gia 11
4. Thị trường bán lẻ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội 11
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CHÂU Á 13
I. Các xu thế nổi bật trên thị trường bán lẻ Châu Á hiện nay 13
1. Hệ thống bán lẻ hiện đại dần thay thế các cửa hàng truyền thống 13
1.1 Thay đổi trong hành vi tiêu dùng của người dân châu Á 13
1.2 Sự xuất hiện và phát triển của các mô hình bán lẻ hiện đại 14
2. Sự hiện diện và tầm ảnh hưởng của các tập đoàn bán lẻ hàng đầu Âu Mỹ ngày càng lớn 16
2.1 Tình hình mở rộng của các tập đoàn bán lẻ toàn cầu ra khắp châu Á 16
2.2 Lợi thế của các tập đoàn lớn từ Âu, Mỹ 18
2.3 Sự hiện diện của một số tập đoàn bán lẻ Âu Mỹ lớn nhất tại châu Á 20
3. Một số công ty bán lẻ gốc Châu Á không ngừng mở rộng phạm vi kinh doanh vượt khỏi biên giới quốc gia, khu vực 24
3.1 AS Watson 24
3.2 Dairy Farm 25
II. Tiềm năng và những khuynh hướng phát triển trong tương lai 27
1. Tiềm năng 27
1.1 Thị trường bán lẻ châu Á vẫn đang ở giai đoạn trưởng thành trong khi các thị trường ở Âu Mỹ đã rơi vào giai đoạn bão hòa 27
1.2 Châu lục đông dân nhất thế giới, dân số trẻ và sức mua tăng 29
1.3 Chính phủ các quốc gia châu Á dần điều chỉnh các chính sách thương mại theo hướng mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ 30
2. Khuynh hướng phát triển trên thị trường bán lẻ châu Á trong tương lai 31
2.1 Thương mại điện tử sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ 31
2.2 Nhượng quyền thương mại trên thị trường bán lẻ sẽ ngày càng phổ biến 33
2.3 Xu hướng M&A ngày một gia tăng 35
2.4 Hệ thống bán lẻ hiện đại sẽ tiếp tục chiếm ưu thế 37
III. Hai thị trường bán lẻ điển hình của châu Á giai đoạn từ 2000 đến nay 39
1. Thái Lan 40
1.1 Chính sách mở cửa thị trường một cách ồ ạt của chính phủ Thái Lan 40
1.2 Thất bại của các doanh nghiệp bán lẻ Thái Lan trên thị trường nội địa 40
2. Hàn Quốc 41
2.1 Chính sách của chính phủ Hàn Quốc về thị trường bán lẻ 41
2.2 Thành công của các doanh nghiệp bán lẻ Hàn Quốc trong việc giữ thị phần của mình trước sự xâm chiếm của các tập đoàn quốc tế 43
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG TƯƠNG LAI 46
I. Thực trạng về thị trường bán lẻ Việt Nam 46
1. Khái quát về thị trường bán lẻ Việt Nam 46
1.1 Các loại hình kinh doanh bán lẻ khá phong phú đa dạng 46
1.2 Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động và chiếm lĩnh thị trường 49
1.3 Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước còn yếu kém 52
2. Tác động của việc gia nhập WTO đối với hoạt động thị trường bán lẻ 55
2.1 Tác động tích cực 56
2.2 Tác động tiêu cực 58
3. Thuận lợi và khó khăn trong tương lai 60
3.1 Thuận lợi 60
3.2 Khó khăn 65
II. Nhóm kiến nghị nhằm phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam 70
1. Nhóm giải pháp từ phía Nhà nước 70
1.1 Giữ ổn định về kinh tế, chính trị 70
1.2 Hoàn thiện khung pháp lý về thương mại 71
1.3 Thực hiện các biện pháp điều hành, giám sát thị trường bán lẻ, hoàn thiện các chế tài xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và xâm phạm lợi ích người tiêu dùng 73
1.4 Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho hoạt động phân phối bán lẻ 74
1.5 Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, hướng dẫn, khuyến khích người tiêu dùng hướng tới hàng trong sản xuất trong nước 74
2. Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam 75
2.1 Tận dụng và phát huy lợi thế trên thị trường nội địa, hiểu biết rõ về thị trường và người tiêu dùng trong nước 75
2.2 Nhạy bén nắm bắt thông tin, điều chỉnh theo những biến động thị trường 76
2.3 Đầu tư vào thiết lập, củng cố thương hiệu riêng, không ngừng mở rộng danh mục sản phẩm với chất lượng đảm bảo, giá cả cạnh tranh 77
2.4 Đào tạo đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, hiệu quả 78
2.5 Đẩy mạnh đầu tư, áp dụng công nghệ cao để quản lý mọi khâu của hoạt động kinh doanh 80
2.6 Thực hiện các hoạt động liên kết với các doanh nghiệp bán lẻ khác và các nhà sản xuất 81
KẾT LUẬN 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3047 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng thị trường bán lẻ châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình nằm trong các khu dân cư này có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai.
Đại siêu thị cỡ nhỏ (compact hypermarket)
Đây là loại hình đại siêu thị quy mô nhỏ, với số lượng, chủng loại hàng hóa ít hơn đại siêu thị. Mô hình kinh doanh này khắc phục được những khó khăn về mặt bằng kinh doanh cũng như những hạn chế về mặt pháp lý mà các đại siêu thị thường gặp phải. Ngoài ra, do số lượng hàng hóa ít hơn, việc mua sắm ở mô hình bán lẻ này sẽ thuận lợi và tiết kiệm đáng kể về thời gian so với mua sắm ở các đại siêu thị. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện những đặc điểm vượt trội so với các siêu thị như cho phép người mua sắm tiếp cận với các khu ẩm thực hay giải trí. Diện tích mỗi cửa hàng từ 2000 đến 6000 mét vuông và thường được xây dựng nhiều tầng.
Cửa hàng bán sản phẩm chuyên dụng (specialty store)
Mô hình cửa hàng này mục đích phục vụ cho người có thu nhập cao trong xã hội, sản phẩm được cá biệt hóa, thường là sản phẩm sạch, nguồn gốc thiên nhiên, sản phẩm chức năng, bổ dưỡng, chất lượng thượng hạng. Diện tích mỗi cửa hàng từ khoảng 200 đến 500 mét vuông. Các cửa hàng này thường là các đại lý độc quyền trong một khu vực địa lý nhất định.
Cửa hàng tiện ích kiểu mới (convenience plus)
Các cửa hàng này thường được đặt ở trung tâm, những phố mua sắm sầm uất, hay các khu mua sắm trong các khu dân cư tập trung hay gần những trạm xăng, điểm dừng xe buýt. Hàng hóa được bán thường là lương thực, thực phẩm khô và thực phẩm tươi sống, bánh mỳ, thuốc lá, bánh kẹo, báo, tạp chí và các hàng hóa thiết yếu khác. Giá hàng hóa đắt hơn siêu thị từ 10 đến 15%. Diện tích mỗi cửa hàng từ 200 đến 800 mét vuông.
III. HAI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ ĐIỂN HÌNH CỦA CHÂU Á GIAI ĐOẠN 2000 ĐẾN NAY
Như đã phân tích ở trên, hầu hết các quốc gia châu Á đều theo đuổi mô hình kinh tế mở, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài vào hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ. Tuy nhiên, mỗi quốc gia chọn cho mình một hướng đi riêng với lộ trình mở cửa đặc trưng. Ở một số quốc gia sau khi thị trường bán lẻ được mở cửa, thị trường đã hoàn toàn bị chi phối bởi các tập đoàn bán lẻ phương Tây. Bên cạnh đó, cũng có những quốc gia với những chính sách thương mại khôn ngoan đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước mình đứng vững trong cuộc cạnh tranh với nhà đầu tư nước ngoài. Đến đây tôi xin đưa ra hai ví dụ điển hình về quá trình mở cửa thị trường bán lẻ ở Thái Lan và Hàn Quốc.
1. Thái Lan
1.1 Chính sách mở cửa thị trường một cách ồ ạt của Chính phủ Thái Lan
Thái Lan chính thức gia nhập WTO vào năm 1995. Tuy nhiên nước này lại không cam kết bất cứ điều khoản nào về thực hiện tự do hóa dịch vụ bán lẻ. Chỉ khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 nổ ra, do thiếu vốn trầm trọng, Chính phủ Thái Lan đã tìm mọi cách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường bán lẻ. Cuối những năm 1980, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép hoạt động trên thị trường bán lẻ dưới hình thức liên doanh với doanh nghiệp nội địa và nắm giữ không quá 49% tổng số vốn. Tuy nhiên, sau khủng hoảng 1997, Chính phủ đã ngay lập tức cho phép các cơ sở bán lẻ 100% vốn nước ngoài được hoạt động nếu nhà đầu tư bỏ vốn tối thiểu 2,5 triệu Euro.
1.2 Thất bại của các doanh nghiệp bán lẻ Thái Lan trên thị trường nội địa
Hệ quả của chính sách mở cửa không kiểm soát của chính phủ Thái Lan đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mảng bán lẻ truyền thống của quốc gia này. Hàng loạt cửa hàng bán lẻ truyền thống ở thủ đô Băng Cốc và các tỉnh khác đã bị phá sản, đặc biệt là ở những vùng xuất hiện các cửa hàng tiện ích hoạt động dưới hình thức nhượng quyền thương hiệu. Trong khi đó, những nhà bán lẻ nước ngoài bằng việc kinh doanh bán hàng qua các cửa hiệu giảm giá dần tạo vị trí độc quyền trên thị trường nước này. Đến năm 2001, tức là chưa đầy 5 năm sau khi mở cửa thị trường, hệ thống bán lẻ qua các cơ sở giảm giá (discount stores) đã chiếm được 23% thị phần. 97% chuỗi các cửa hàng giảm giá thuộc sở hữu của các nhà bán lẻ nước ngoài. Trong khi đó, thị phần của hệ thống bán lẻ truyền thống sau khi giảm gần 10.000 cửa hàng đã sụt giảm mạnh, từ 74% xuống còn 46% (Macedo, Jorge và Chino, Tadao 2003, tr.31).
Tình hình còn xấu hơn khi chính những nhà cung cấp trong nước cũng bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Sự ra đời của các cửa hàng giảm giá đã đẩy một số lượng lớn nhà cung cấp Thái Lan vào thế bất lợi trong các vụ mặc cả giá bán hàng hóa.
Sự kiện này đã gây ảnh hưởng sâu sắc tới xã hội Thái Lan, tạo nên làn sóng phản đối toàn cầu hóa mạnh mẽ trong người dân nước này. Chính phủ Thái Lan đối mặt với sức ép phải đóng cửa thị trường bán lẻ của mình. Trong tình trạng đó, một loạt các chính sách “chữa cháy” đã được Chính phủ đưa ra, chủ yếu là các biện pháp về mặt quản lý. Có thể kể đến một số biện pháp như việc Chính phủ hỗ trợ cho việc thành lập các cửa hàng bán lẻ cộng đồng (community retail shops), đào tạo đội ngũ quản lý cho những cửa hàng bán lẻ nhỏ, thiết lập bộ phận tư vấn Retail Clinic,… (Macedo, Jorge và Chino, Tadao 2003, tr. 32-33).
Vai trò của Chính phủ tập trung vào việc tháo gỡ khó khăn về mặt tài chính cho hệ thống các cửa hàng bán lẻ truyền thống hay các siêu thị bán lẻ quy mô nhỏ. Tuy nhiên, những biện pháp này không phát huy được tối đa tác dụng do không được xây dựng và thực thi một cách hệ thống, tác động chỉ dừng ở mức tạm thời. Bên cạnh đó, việc Chính phủ sửa đổi lại các bộ Luật đã làm cản trở quá trình tự do hóa thương mại, cạnh tranh bình đẳng trên thị trường. Doanh nghiệp bán lẻ của Thái Lan ngày càng mất tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài.
2. Hàn Quốc
2.1 Chính sách của Chính phủ Hàn Quốc về thị trường bán lẻ
Hàn Quốc bắt đầu mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ của mình vào năm 1996. Nhờ đó, ngành công nghiệp nước này chứng kiến sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh mới cùng với sự lớn dần về mặt quy mô của các doanh nghiệp bán lẻ cả trong nước lẫn nước ngoài.
Để tăng tính hiệu quả của thị trường bán lẻ, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện từng bước quá trình tự do hóa trên thị trường bán lẻ. Chính sách bán lẻ của nước này được chia làm ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: bắt đầu diễn ra vào khoảng giữa năm 1989 đến giữa năm 1991. Vào giai đoạn này, Chính phủ Hàn Quốc thực hiện nới lỏng các quy định về việc các công ty nước ngoài có thể thiết lập các chi nhánh hay thực hiện đầu tư trực tiếp vào đất nước.
Giai đoạn 2: tiếp nối giai đoạn 1, thực hiện trong khoảng giữa năm 1991 đến giữa năm 1993. Vào thời điểm này, các doanh nghiệp nước ngoài có thể mở các cửa hàng ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, Chính phủ quy định diện tích của mỗi cửa hàng không được quá 1000 mét vuông. Bên cạnh đó, số lượng cửa hàng mà mỗi doanh nghiệp nước ngoài được mở cũng không được lớn hơn con số 10.
Giai đoạn 3: thực hiện vào giữa năm 1993 đến năm 1995. Trong thời kỳ này, những quy định về diện tích cũng như số lượng cửa hàng các nhà bán lẻ nước ngoài được phép mở quy định trong giai đoạn hai được nới rộng hơn. Doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ trên thị trường Hàn Quốc có thể mở đến 20 cửa hàng với diện tích mỗi cửa hàng có thể là 3000 mét vuông.
Ủy ban thương mại lành mạnh Hàn Quốc (KFTC)
Thành lập từ đầu những năm 1980, Ủy ban này có 4 nhiệm vụ chính là: khuyến khích cạnh tranh công bằng; củng cố quyền lợi khách hàng; thiết lập môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp nội địa vừa và nhỏ và hạn chế sự bành trướng, lạm dụng của các tập đoàn khổng lồ. Trong 4 chức năng này, Ủy ban đã thực hiện mạnh mẽ nhất chức năng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, đặc biệt là sau khi Hàn Quốc thực hiện những cam kết của mình trong khuôn khổ WTO. Ủy ban này đã đưa vào thi hành 9 bộ luật trong đó có “Những quy định về độc quyền (Monopoly regulation) và Luật về “Thương mại bình đẳng” (Fair Trade Act). Cụ thể trong lĩnh vực bán lẻ, nếu bất cứ doanh nghiệp nào đang chiếm được phần lớn thị trường lạm dụng vị trí của mình với mục đích cạnh tranh không công bằng, KFTC sẽ ra lệnh cho doanh nghiệp phải giảm giá hàng loạt, ngay lập tức chấm dứt hành vi của mình. Đồng thời, KFTC sẽ công bố rộng rãi vi phạm của doanh nghiệp đó hoặc sử dụng các biện pháp theo các bộ luật liên quan. Doanh nghiệp có thể chịu phạt lên tới 3% tổng doanh thu trong thời kỳ xảy ra vi phạm. Chính những biện pháp này đã giúp Chính phủ tối thiểu hóa sự bành trướng của các tập đoàn bán lẻ khổng lồ và bảo vệ các nhà bán lẻ trong nước quy mô nhỏ không bị phá sản khi thị trường được mở cửa hoàn toàn (KFTC 2010).
2.2 Thành công của các doanh nghiệp bán lẻ Hàn Quốc trong việc giữ thị phần của mình trước sự xâm chiếm của các tập đoàn quốc tế
Sự thành công của các nhà bán lẻ nội địa của Hàn Quốc được đánh dấu bằng sự kiện tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới Wal-mart phải rút khỏi thị trường này bằng việc bán lại 16 cửa hàng trên khắp Hàn Quốc cho Shinsegae với mức giá được cho rằng đã gây ra một khoản lỗ khổng lồ: 882 triệu đô la Mỹ vào năm 2006. Ngay trước đó, một tập đoàn bán lẻ khổng lồ khác, Carrefour cũng phải rút khỏi thị trường Hàn Quốc bằng việc bán lại 32 cửa hàng bán lẻ của mình cho một doanh nghiệp nội địa là E-land theo một hợp đồng trị giá 1,85 tỷ đô la Mỹ (Renee, Kim B 2006, tr3-7). Shinsegae là nhà bán lẻ lớn nhất Hàn Quốc, chiếm tới 30% thị phần cả thị trường bán lẻ. Tập đoàn này được xếp hạng 85 trong top 250 nhà bán lẻ lớn nhất toàn cầu xét trên doanh số bán lẻ vào năm 2008. Doanh thu bán lẻ của Shinsegae vào khoảng trên 10 tỷ đô (Deloitte 2010, tr.13).
Đây được coi là sự thành công khá bất ngờ vì trước đó hai đại gia này gần như chưa khi nào gặp phải thất bại khi vươn ra các thị trường quốc tế. Thành công của những nhà bán lẻ hàng đầu Hàn Quốc có thể được giải thích bằng những lý do sau:
Thứ nhất, về địa điểm kinh doanh: trong khi các doanh nghiệp bán lẻ đến từ phương Tây lựa chọn địa điểm xây dựng cửa hàng là những khu diện tích lớn, thường ở các vùng ngoại ô, xa trung tâm thì các doanh nghiệp bán lẻ Hàn Quốc lại lựa chọn cho mình những cửa hiệu ở các khu trung tâm. Người dân Hàn Quốc khác người dân phương Tây ở một điểm rất quan trọng là họ đi mua sắm thường xuyên hơn. Vì vậy, mặc dù các cửa hàng của nhà bán lẻ trong nước diện tích nhỏ song có thuận lợi về giao thông đã thu hút được số lượng khách nhiều hơn.
Thứ hai là về sản phẩm. Văn hóa Hàn Quốc rất ưa chuộng việc sử dụng các sản phẩm sản xuất trong nước. Nắm bắt được tâm lý này, các nhà bán lẻ Hàn Quốc luôn tìm cách tối đa hóa danh mục sản phẩm của mình bằng những sản phẩm nội địa. Bên cạnh đó, người Hàn Quốc cũng rất quan trọng đến cách trưng bày sản phẩm hay chính xác hơn chính là tính thẩm mỹ của mỗi gian hàng. Trong khi tập đoàn bán lẻ từ phương Tây do quá chú trọng tới việc tận dụng từng khoảng không gian nhỏ để bày được nhiều hàng hóa đã quên mất việc đầu tư vào cách bài trí gian hàng. Ngược lại, trong các cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp Hàn Quốc, hàng hóa được bày rất đẹp mắt, thuận tiện cho khách hàng có thể tự tay kiểm tra thay vì phải nhờ tới sự trợ giúp của nhân viên phục vụ. Hàng hóa bán trong các cửa hiệu như E-mart hiếm khi bị gói kỹ trong hộp kín như hàng hóa bày bán trong chuỗi các siêu thị của Wal-mart hay Carrefour. Ngoài ra, lựa chọn về chủng loại sản phẩm cũng được các tập đoàn bán lẻ Hàn Quốc sử dụng để cạnh tranh với các tập đoàn châu Âu và Bắc Mỹ. Người dân Hàn Quốc thích mua những sản phẩm tươi sống thay vì sản phẩm qua chế biến. Do đó, trong mỗi siêu thị của Shinsegae hay Lotte, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm kiếm thực phẩm theo nhu cầu của mình tại các quầy thực phẩm tươi sống trong khuôn viên siêu thị. Trong khi đó, Wal-mart hay Carrefour lại tập trung trưng bày các sản phẩm đóng hộp, thực phẩm khô hay đồ điện tử gia dụng.
Lý do thứ ba chính là các chương trình khuyến khích mua hàng. Các cửa hàng của E-mart hay Lotte đã thành công bằng việc thuê những nhân viên sử dụng các hệ thống loa cỡ lớn hay xếp hàng vào giờ mở cửa và chào đón khách hàng bằng những tràng vỗ tay lớn. Phong cách này đã thu hút được sự chú ý của một số lượng lớn khách hàng.
Lý do thứ tư khiến các doanh nghiệp bán lẻ Hàn Quốc giành được ưu thế là ở chỗ họ đã biết xây dựng mối quan hệ mật thiết với những nhà sản xuất, cung cấp hàng hóa nội địa. Wal-mart hay Carrefour luôn tìm cách hạ thấp giá mua hàng để đạt được lợi thế về giá sản phẩm bán ra bằng những cách tác động lên nhà sản xuất, phân phối sản phẩm. Nhiều trường hợp, những tập đoàn lớn này đã tận dụng ưu thế về mặt tài chính của mình để gây sức ép với nhà cung cấp, khiến một số lượng lớn tỏ ra hết sức bất bình. Khi xuất hiện trên thị trường Hàn Quốc, các nhà bán lẻ phương Tây này đã gặp phải nhiều vụ khởi kiện từ nhà sản xuất, ảnh hưởng đến uy tín của mình. Nhà sản xuất nội địa do đó khá e dè trong việc bắt tay với những nhà bán lẻ này. Trong khi đó, những nhà bán lẻ hàng đầu Hàn Quốc đã tận dụng cơ hội để củng cố mối quan hệ của mình với những nhà cung cấp truyền thống. Vì vậy, họ luôn đảm bảo được nguồn hàng dồi dào, giá cả ổn định cung cấp cho khách hàng.
Bài học rút ra được từ thành công của những nhà bán lẻ Hàn Quốc là họ đã nắm rõ tâm lý, hiểu được văn hóa, truyền thống, thói quen mua sắm của người tiêu dùng nội địa. Từ đó, họ có thể điều chỉnh những chiến lược phù hợp với những biến động trên thị trường.
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG TƯƠNG LAI
I. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM
1. Khái quát về thị trường bán lẻ Việt Nam
1.1 Các loại hình kinh doanh bán lẻ khá phong phú đa dạng
1.1.1 Hệ thống bán lẻ truyền thống vẫn chiếm ưu thế
Thị trường bán lẻ Việt Nam nhìn chung là thị trường phân tán và quy mô còn khá khiêm tốn nếu xét trên quy mô dân số. Chợ và các cửa hàng theo kiểu hộ gia đình vẫn chi phối cả thị trường. Mặc dù quy định mới về việc cấm bán hàng rong tại một số quận nội thành ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã được ban hành từ tháng 2/2008, loại hình này vẫn giữ vai trò đáng kể trong thói quen mua sắm của người Việt Nam.
Đặc biệt ở khu vực nông thôn nơi có hơn 70% dân số Việt Nam đang sinh sống, hệ thống bán lẻ truyền thống chiếm vị trí gần như áp đảo.
Theo thống kê của RNCOS, trong thời kỳ từ 2006 đến nay, doanh thu từ hệ thống bán lẻ truyền thống đang giữ khoảng 90% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa trên thị trường. Riêng tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, nơi xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình bán lẻ hiện đại, thị phần của hệ thống bán lẻ truyền thống vào khoảng 75-80% (RNCOS 2008, tr.62).
1.1.2 Các loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại khá phong phú, đa dạng
Hệ thống bán lẻ hiện đại hiện đang tồn tại ở Việt Nam dưới rất nhiều hình thức khác nhau: trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại, đại siêu thị, siêu thị, siêu thị nhỏ, cửa hàng tiện ích, cửa hàng chuyên doanh,…
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi siêu thị đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam. Tháng 10 năm 1993, siêu thị đầu tiên được mở là một siêu thị thuộc sở hữu nhà nước. Tính từ thời điểm đó tới nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành du lịch nội địa đã thúc đẩy các mô hình bán lẻ hiện đại nở rộ ở Việt Nam. Sự tăng lên về số lượng các cửa hàng bán lẻ hiện đại ở 6 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ và Hồ Chí Minh có thể được thể hiện trong bảng sau trong tương quan với số lượng các cửa hàng thuộc kênh bán lẻ truyền thống.
KÊNH BÁN LẺ
2006
2007
2008
SỐ LƯỢNG
TỶ LỆ TĂNG (% SO VỚI 2006)
SỐ LƯỢNG
TỶ LỆ TĂNG (% SO VỚI 2007)
Hiện đại (các loại hình siêu thị và cửa hàng tiện ích)
230
368
60
425
15,5
Truyền thống
88.035
96.957
10
99.687
2,8
Bảng III.1: Số lượng cửa hàng bán lẻ theo loại hình tại 6 thành phố lớn nhất Việt Nam
Nguồn: Global Agriculture
Information Network – GAIN 2010, tr.3-11
Hệ thống bán lẻ hiện đại của Việt Nam ngoài việc phân chia dựa trên mô hình kinh doanh còn có thể phân loại dựa trên hình thức sở hữu. Theo đó, các cửa hàng bán lẻ hiện đại có thể được phân thành ba loại với những đặc trưng sau:
Thuộc sở hữu nhà nước: mặc dù siêu thị bán lẻ hiện đại đầu tiên của Việt Nam là của nhà nước song các cửa hàng bán lẻ loại này đang ngày càng mất dần thị phần trên thị trường bán lẻ. Tốc độ tăng trưởng của mô hình kinh doanh bán lẻ thuộc sở hữu nhà nước cũng thấp nhất, chỉ đạt khoảng 12%/năm trong giai đoạn từ 2002-2008 (RNCOS 2008, tr.56).
Thuộc sở hữu tư nhân hay các doanh nghiệp trong nước: loại hình này đang dẫn đầu về số lượng các cửa hàng, chiếm vị trí áp đảo trên thị trường bán lẻ. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đều trên 20% (RNCOS 2008, tr.56).
Sài Gòn Co.op Mart – Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam
Ví dụ thành công nhất về nhà bán lẻ Việt Nam không thuộc sở hữu nhà nước là chuỗi siêu thị Co.opMart. Từ khi siêu thị đầu tiên ra đời (Co.pMart Cống Quỳnh) năm 1996, Saigon-Co.op đã không ngừng phát triển và trở thành hệ thống siêu thị bán lẻ lớn nhất Việt Nam với hơn 40 siêu thị. Hệ thống siêu thị Co.opMart là một trong những hệ thống siêu thị lớn trong nước với sự đầu tư hiện đại, công nghệ quản lý chuyên nghiệp. Thành công của chuỗi siêu thị Sài Gòn Co.op Mart có được là do những người lãnh đạo ngay từ thời kỳ đầu đổi mới đã nhanh chóng thay đổi tư duy, học hỏi kinh nghiệm bán lẻ từ các thị trường phát triển trong khu vực và trên thế giới, sớm phát triển mô hình kinh doanh theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển chung của thị trường.
Thành công của Sài Gòn Co.op Mart đáng kể nhất là doanh nghiệp bán lẻ duy nhất của Việt Nam được bầu chọn trong top 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á trong sáu năm liên tiếp (2004-2009)
Thuộc sở hữu nước ngoài: mặc dù các mô hình kinh doanh này mới chỉ giữ thị phần nhỏ trên thị trường nhưng tăng trưởng khá mạnh, gần 20%/năm và dự đoán sau khi thị trường được hoàn toàn mở cửa thì sẽ đạt mức tăng lớn hơn đáng kể (RNCOS 2008, tr.58).
Trên thị trường bán lẻ Việt Nam, Big C và Metro là hai tập đoàn bán lẻ đến từ nước ngoài có hoạt động rộng khắp nhất. Hai tập đoàn này sẽ được trình bày trong phần kế tiếp khi phân tích về sự phát triển của các tập đoàn bán lẻ toàn cầu.
1.2 Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động và chiếm lĩnh thị trường
Mặc dù phải đến thời điểm 1/1/2009, thị trường bán lẻ Việt Nam mới mở cửa cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo những cam kết trong khuôn khổ WTO, trên thực tế, các cơ sở bán lẻ 100% vốn đầu tư nước ngoài đã có mặt ở Việt Nam từ cuối những năm 1990.
Các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài lớn hiện đang hoạt động trên thị trường Việt Nam gồm có chuỗi siêu thị Big C của tập đoàn Casino (Pháp), các đại siêu thị bán buôn của Metro Cash & Carry (Đức), tập đoàn Parkson của Malaysia, Dairy Farm của Hồng Kông, Lotte của Hàn Quốc,.v.v. Trong phần này em xin được phân tích mô hình kinh doanh bán lẻ của một số tập đoàn nước ngoài tại Việt Nam.
Big C
Big C thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Casino. Đây là một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Âu với hơn 9.000 cửa hàng tại hàng chục các quốc gia châu Âu và châu Á. Số lượng nhân viên của tập đoàn này lên tới 190.000.
Big C xuất hiện ở Việt Nam bằng việc mở siêu thị ở Đồng Nai vào năm 1998. Hiện nay, Big C đã mở rộng hoạt động của mình sang hầu hết các thành phố lớn của Việt Nam, bao gồm: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Biên Hòa, với tổng số 10 đại siêu thị và siêu thị bán lẻ. Big C ở Hà Nội (Bourbon Thăng Long) là đại siêu thị lớn nhất trong chuỗi 10 trung tâm. Mỗi trung tâm mua sắm của Big C phục vụ trên 50.000 mặt hàng với chủng loại vô cùng phong phú. Ở các siêu thị của Big C, khách hàng có thể lựa chọn thực phẩm tươi sống, hàng tạp hóa, quần áo, đồ trang trí nội thất, cũng như các mặt hàng điện máy như đồ gia dụng và thiết bị nghe nhìn. Giá của các mặt hàng trong chuỗi các siêu thị Big C đều có giá cả cạnh tranh và một số lượng lớn được bán với giá thấp hơn giá bán tại các chợ truyền thống.
Metro Cash & Carry
Trung tâm Metro đầu tiên khai trương ở Việt Nam vào tháng 3 năm 2002 tại thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến thời điểm cuối năm 2009, tập đoàn Metro đã có 9 đại siêu thị hoạt động ở Việt Nam: 3 trung tâm tại thành phố Hồ Chí Minh, 1 trung tâm tại thành phố Biên Hòa, 2 trung tâm ở thủ đô Hà Nội, và ở thành phố khác là Cần Thơ, Đà Nẵng và Hải Phòng. Theo kế hoạch, trong năm 2010, 4 trung tâm mua sắm của Metro sẽ tiếp tục ra đời trên thị trường bán lẻ Việt Nam.
Cash and Carry là trả tiền mặt và vận chuyển. Phương thức kinh doanh này còn khá mới mẻ trên thị trường Việt Nam nhưng đã khá phổ biển và gặt hái được thành công trên các thị trường phát triển. Nhóm khách hàng mục tiêu là các khách hàng chuyên nghiệp, thường xuyên mua sắm với khối lượng lớn. Nhóm khách hàng này bao gồm các nhà bán buôn, nhà phân phối, các đại lý, chủ các cửa hiệu tạp hóa, nhà hàng, khách sạn,… Metro chỉ phục vụ cho những khách hàng có thẻ hội viên.
Parkson
Parkson thuộc sở hữu của công ty Malaysia hiện đang quản lý hơn 70 trung tâm ở Malaysia và Trung Quốc.
Tại Việt Nam, Parkson bắt đầu mở trung tâm mua sắm đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2005 và đến nay đã có tất cả 6 trung tâm mua sắm Parkson ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Mô hình kinh doanh của Parkson là chuỗi các trung tâm mua sắm tập trung những nhãn hiệu thời trang, mỹ phẩm và các sản phẩm thời thượng nhất trên thế giới nhằm vào đối tượng khách hàng mục tiêu là tầng lớp trung lưu và thượng lưu trong xã hội. Phương châm kinh doanh của Parkson là đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm thú vị và độc đáo bằng việc thiết kế những gian hàng có tính thẩm mỹ cao, một bộ sưu tập vô cùng đa dạng những nhãn hàng nổi tiếng nhất trên thế giới. Parkson luôn đưa ra những chương trình khuyến mại giảm giá lớn vào mỗi dịp lễ, tết đặc trưng trên mỗi thị trường.
Best Carings
Best carings là chuỗi siêu thị chuyên kinh doanh hàng điện tử gia dụng. Chuỗi cửa hàng này ra đời là kết quả của hợp đồng nhượng quyền thương mại giữa công ty Tiếp thị Bến Thành và tập đoàn bán lẻ điện tử của Nhật bản là Best Denki.
Từ năm 1999, công ty Tiếp thị Bến Thành đã kinh doanh sản phẩm điện tử gia dụng và liên tục giữ vị trí doanh nghiệp bán buôn sản phẩm điện máy lớn nhất Việt Nam. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty luôn tăng trưởng ở mức trên 50% suốt từ năm 2006.
Tập đoàn bán lẻ điện tử Nhật Bản Best Denki bắt đầu hoạt động trên thị trường quốc tế từ năm 1985. Tính đến thời điểm hết năm 2009, tập đoàn này đã có 40 cửa hàng trên khắp châu Á.
Phương châm kinh doanh của Best Carings Việt Nam là kết hợp giữa thế mạnh của sự hiểu biết về nhu cầu người tiêu dùng trong nước của Carings và phương pháp tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp Nhật Bản. Siêu thị Best Carings đi vào hoạt động đầu tiên vào năm 2008 ở Hà Nội. Đây là siêu thị điện máy đạt tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên ở thành phố này với công nghệ quản lý, phong cách trưng bày và dịch vụ khách hàng đều theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Hiện nay chuỗi siêu thị của Best Carings ở Việt Nam đã mở được 3 siêu thị ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Kế hoạch kinh doanh của Best Carings là đến hết năm sẽ có 11 cửa hàng trên khắp Việt Nam và trở thành nhà bán lẻ điện máy lớn nhất, hoạt động chuyên nghiệp nhất ở Việt Nam.
1.3 Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước còn yếu kém
1.3.1 Quy mô nhỏ
Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nói chung đều gặp khó khăn về vốn. Có thể lấy một ví dụ rất điển hình. Một siêu thị bán lẻ do một doanh nghiệp Việt Nam mở thường chỉ được đầu tư số vốn chưa đến 10 tỷ trong khi đó nhà bán lẻ nước ngoài có thể đầu tư gấp 13 lần, lên đến 130 tỷ. Một hệ quả khá rõ ràng là doanh thu bình quân của một siêu thị Việt Nam chỉ bằng 35% một siêu thị của nước ngoài (Hồng, Văn 2009).
Nguồn vốn hạn chế là một trong những thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt trong cuộc đua với những tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực phân phối bán lẻ nhưng còn mở rộng quy mô kinh doanh sang một số lĩnh vực khác như xuất nhập khẩu nên vốn dành cho hoạt động bán lẻ lại càng bị hạn chế.
Do thiếu vốn, các nhà bán lẻ Việt Nam không thể đầu tư cho nghiệp vụ hậu cần: bến bãi, kho hàng hay phương tiện chuyên chở. Điều này khiến cho các nhà bán lẻ Việt Nam ngày càng tụt lại trong cuộc đua với những nhà bán lẻ nước ngoài chuyên nghiệp. Vì đầu tư vào kho bãi rất nhỏ bé, họ không thể dự trữ số lượng hàng lớn do vậy không thể nhanh nhạy đáp ứng nhu cầu thị trường như các nhà bán lẻ nước ngoài. Bên cạnh đó, phần lớn kho hàng của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đều rơi vào tình trạng khá lạc hậu, không được trang bị đầy đủ hệ thống làm mát. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng hàng hóa bán ra.
Hạn chế về phương tiện chuyên chở cũng làm giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Nếu trên các thị trường phát triển và trong các chuỗi siêu thị bán lẻ của các nhà đầu tư nước ngoài, xe chuyên chở hạng nặng, lên tới trên 30 tấn và xe container hay pallet xuất hiện ngày càng nhiều, các hệ thống siêu thị của nhà bán lẻ Việt Nam vẫn sử dụng hệ thống xe hạng nhẹ dưới 7 tấn. Năng lực chuyên chở hạn chế khiến các doanh nghiệp Việt Nam tốn nhiều thời gian hơn và không thể đưa đến khách hàng những dịch vụ nhanh nhất, chất lượng nhất.
1.3.2 Trình độ quản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng thị trường bán lẻ châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam.docx