Khóa luận Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Mĩ La tinh và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

 

MỤC LỤC

 

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI . 5

 I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI . 5

 1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) . 5

 2. Các hình thức FDI . 6

 3. Tác động của FDI đến những nước đang phát triển . 9

 3.1. Những lợi thế của FDI . 9

 3.2. Những mặt trái của FDI . 16

 4. Những nhân tố chủ yếu tác động đến thu hút FDI . 19

 4.1 Sự ổn định về kinh tế và chính trị-xã hội . 20

 4.2 Sự hoàn chỉnh, hữu hiệu của hệ thống pháp luật . 20

 4.3 Sự mềm dẻo, hấp dẫn của hệ thống chính sách đầu tư nước ngoài . 21

 4.4 Sự phát triển của cơ sở hạ tầng . 22

 4.5 Sự phát triển của đội ngũ lao động và hệ thống doanh nghiệp trong nước . 23

 4.6 Sự đơn giản về thủ tục hành chính và hiệu quả các dự án FDI đã triển khai . 24

 II. THỰC TIỄN FDI TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG XU HƯỚNG CƠ BẢN . 25

 1. Tình hình FDI trên thế giới . 25

 2. Những xu hướng cơ bản của dòng FDI . 28

 2.1. Sáp nhập và mua lại qua biên giới (cross - border M&A) có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong FDI . 28

 2.2. Nguồn vốn FDI chủ yếu vẫn chảy vào các nước công nghiệp phát triển . 30

 2.3. Có sự thay đổi lớn trong tương quan trật tự giữa các chủ đầu tư quốc tế . 31

 2.4. Có sự thay đổi lớn trong lĩnh vực đầu tư . 32

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI Ở MĨ LA TINH . 34

 I. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP NHẰM THU HÚT FDI . 34

 1. Sử dụng nguyên tắc “đãi ngộ quốc gia” đối với các nhà đầu tư nước ngoài . 35

 2. Đơn giản hoá các thủ tục . 36

 3. Xoá bỏ những hạn chế đối với việc chuyển vốn và lợi nhuận của nhà ĐTNN . 36

 4. Mở rộng lĩnh vực thu hút vốn . 37

 5. Xây dựng những ưu đãi đặc biệt cho vốn đầu tư nước ngoài . 38

 6. Thực hiện tự do hoá thương mại . 39

 7. Tích cực tham gia các hiệp định đầu tư quốc tế . 41

 II. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TẠI MỸ LA TINH . 42

 1. Giai đoạn 1960-1970 (giai đoạn tăng trưởng) . 42

 2. Giai đoạn đầu 1980 đến nửa cuối những năm 1980 (giai đoạn suy giảm) . 44

 3. Giai đoạn nửa cuối những năm 1980 - nửa đầu những năm 1990 (giai đoạn phục hồi) . 44

 4. Giai đoạn từ nửa sau những năm 1990 đến nay (giai đoạn tăng nhanh) . 46

 III. KẾT QUẢ ĐẦU TƯ . 51

 1. Khối lượng đầu tư . 51

 2. Lĩnh vực đầu tư . 52

 3. Cơ cấu chủ đầu tư . 53

 4. Hình thức đầu tư . 55

 IV. TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CÁC NƯỚC MĨ LA TINH . 57

 1. Tác động tích cực . 57

 1.1. FDI là nguồn vốn bổ sung để phát triển kinh tế và là nguồn cung ngoại tệ ổn định mà không làm tăng gánh nặng nợ nần . 57

 1.2. FDI góp phần bù đắp thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai . 59

 1.3. Tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập người lao động, nâng cao đời sống kinh tế xã hội . 61

 1.4. Tăng xuất khẩu và cải thiện cơ cấu kinh tế . 62

 2. Tác động tiêu cực . 63

 2.1. Mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế . 63

 2.2. Sự phụ thuộc vào vốn đầu tư nước ngoài làm nền kinh tế dễ bị tổn thương . 64

 2.3. Nhiều nguồn lợi bị chuyển vào tay tư bản nước ngoài . 65

 2.4. Các ảnh hưởng tiêu cực khác . 66

CHƯƠNG III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM . 69

 I. THỰC TRẠNG FDI TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. 69

 1. Số dự án, vốn đầu tư và quy mô dự án . 69

 2. Cơ cấu đầu tư . 69

 2.1. Cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực kinh tế . 69

 2.2. Cơ cấu đầu tư theo vùng, lãnh thổ . 71

 2.3. Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư . 72

 3. Về đối tác đầu tư . 73

 4. Những thành tựu đạt được . 74

 5. Những hạn chế trong thu hút FDI . 78

 II. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 80

 1. Mục tiêu . 81

 2. Định hướng . 82

 III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM THÔNG QUA KINH NGHIỆM CỦA MĨ LA TINH . 83

 1. Đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị-xã hội . 83

 2. Đẩy nhanh quá trình tự do hoá thương mại . 84

 3. Đa phương hoá, đa dạng hoá đối tác và hình thức đầu tư . 85

 4. Mở rộng đồng thời có ưu tiên lựa chọn những lĩnh vực thu hút FDI . 87

 5. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính . 88

 6. Tạo dựng sân chơi bình đẳng hơn cho nhà đầu tư nước ngoài . 89

 7. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước . 90

KẾT LUẬN . 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1695 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Mĩ La tinh và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những hoạt động được đánh giá là đòn bẩy để thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nước tiếp nhận đầu tư không những được cung cấp về vốn mà còn cả về công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Vì vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành vấn đề quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Mĩ La Tinh là khu vực thu hút được lượng khá lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua, đứng thứ hai sau khu vực châu á trong số các nước đang phát triển. Đặc biệt, một số nước trong khu vực này luôn nằm trong danh sách “topten” các nước đang phát triển tiếp nhận nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất như Brazil, Mexico, Chilê [78]. Để đạt được điều này, các nước Mĩ La Tinh đã phải có những chính sách, biện pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư làm tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù vậy, cũng giống như các nước đang phát triển khác, khu vực này cũng không tránh khỏi những khó khăn, vấp váp khi tiếp cận với nguồn vốn này nhưng vẫn đang cố gắng vượt qua thách thức để phát triển kinh tế. Những kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước Mĩ La Tinh thực sự đã để lại những kinh nghiệm quý báu cho các đang phát triển. Việt Nam mới thực hiện chính sách mở cửa chưa lâu và chỉ thực sự chú trọng tới thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được hơn 10 năm. Mặc dù đạt được một số thành tự đáng khích lệ như tăng trưởng xuất khẩu, tiếp thu công nghệ tiên tiến... chúng ta vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn này. Do đó nghiên cứu và học hỏi các nước bạn là việc làm cần cần thiết. Cần phải thấy rằng, Việt Nam và Mĩ La Tinh có nhiều điểm khác biệt mà trước hết là các nước Mĩ La Tinh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân có sự điều tiết của nhà nước. Việt Nam đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Định hướng và chính sách xã hội giữa hai bên là khác nhau. Tuy nhiên xét trên khía cạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam và Mĩ La Tinh có những điểm tương đồng: cả hai đều là những nước đang phát triển, đang cố gắng tìm mọi cách để thu hút được càng nhiều nguồn vốn ưu việt này và cả hai cũng đang gặp những vướng mắc tương tự. Do đó, đối với Việt Nam, nghiên cứu những thành công và thất bại của Mĩ La Tinh để đúc rút kinh nghiệm và tránh lặp lại sai lầm là điều rất quan trọng trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài xin được làm rõ một số nội dung sau: Một số vấn đề tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là vai trò của nguồn vốn này đối với các nước đang phát triển và những mặt trái của nó. Bên cạnh đó còn đưa ra một số những nhân tố chủ yếu tác động đến quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những chính sách, biện pháp nhằm tạo môi trường hấp dẫn trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mĩ La Tinh cũng như tình hình thực tiễn thu hút FDI của khu vực này và các kết quả đạt được. Từ đó đánh giá những tác động tích cực cũng như những tác động tiêu cực của nguồn vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của Mĩ La Tinh. Tình hình thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian qua bao gồm cả việc đánh giá hiệu quả và những tác động của nguồn vốn này đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam . Thêm vào đó, xem xét mục tiêu và định hướng của Việt Nam về thu hút FDI trong thời gian tới. Từ đó đưa ra một số bài học trong thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam thông qua kinh nghiệm của Mĩ La Tinh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Bài viết nghiên cứu một số vấn đề tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các chính sách, biện pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp của Mĩ La Tinh. Tình hình thực tiễn trong việc thu hút FDI, kết quả và những tác động của FDI đối với kinh tế Mĩ La Tinh và Việt Nam. Tuy nhiên bài viết không thể nghiên cứu sâu toàn bộ khu vực Mĩ La Tinh mà chỉ đề cập đến thực trạng thu hút FDI của khu vực này một cách tổng quát. Sau đó là đi sâu nghiên cứu một số nước có thành tích nổi bật như Brazil, Mexico, Chilê và Achentina 4. Phương pháp nghiên cứu Ngoài việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, bài viết còn sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp để phân tích các kết quả nghiên cứu, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn và đi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khách quan. Ngoài ra bài viết còn sử dụng bảng biểu, hình vẽ để mô phỏng xu hướng biến đổi của các đối tượng và hiện tượng. 5. Kết cấu của khóa luận Luận văn được chia làm 3 phần: phần lời mở đầu, phần kết luận và 3 chương, trong đó: Chương I : Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương II : Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Mĩ La Tinh Chương III : Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo - Thạc sĩ Nguyễn Quang Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình viết và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Đồng thời em cũng xin chân thành cám ơn các cô chú trong Viện kinh tế thế giới, bạn bè và gia đình đã động viên, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình hoàn thành khoá luận. Mặc dù hết sức cố gắng nhưng do thời gian và tài liệu có hạn nên bài viết không thể tránh khỏi một số sai sót, hạn chế, em rất mong được các quý thầy cô, bạn bè và các độc giả quan tâm phê bình và đóng góp ý kiến. Hà nội, tháng 12 năm 2003 Sinh viên Cù Thị Hồng Quyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMoDau.doc
  • docbang viet tat.doc
  • docBang14.doc
  • docBia.doc
  • docChuong1.doc
  • docChuong2.doc
  • docChuong3.doc
  • docKetluan.doc
  • docMuc Luc.doc
  • docTai lieu tham khao.doc
Tài liệu liên quan