Khóa luận Thực trạng thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ một năm sau khi Hiệp định thương mại có hiệu lực

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM- HOA KỲ TRƯỚC KHI KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI 6

I. Khái quát lịch sử thương mại hai nước 6

2. Quan hệ thương mại Việt-Mỹ từ năm 1975- 1994 7

3. Quan hệ thương mại Việt-Mỹ từ 1994 đến nay 8

II.Thực trạng thương mại hai nước trước khi ký Hiệp định thương mại 11

1. Giai đoạn trước khi bỏ cấm vận 11

2. Giai đoạn sau khi bỏ cấm vận 12

2.1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ 12

2.2. Tình hình nhập khẩu từ Mỹ của Việt Nam 28

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ MỘT NĂM SAU KHI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI CÓ HIỆU LỰC 37

I. Những nội dung cơ bản của hiệp định thương mại song phương 37

1. Những nội dung cơ bản 37

2. Một số đánh giá về tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đến sự phát triển thương mại giữa hai nước 44

II.Thực trạng thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ một năm sau khi hiệp định 48

1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ 48

Bảng 20: kim ngạch xuất khẩu dầu thô 1999-2002 62

2. Tình hình nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ 63

3. Đánh giá tổng quát 68

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-HOA KỲ 71

I. Triển vọng thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ 71

II. Các giải pháp thúc đẩy thương mại hai nước 74

1. Các giải pháp vĩ mô 74

1.1 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực hiện minh bạch hoá các luật lệ 74

1.2 Hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường để cung cấp các sản phẩm phù hợp. 76

1.3. Nâng cao hơn nữa vai trò của các Hiệp hội ngành hàng 78

1.4. Mở cửa hơn nữa các lĩnh vực thương mại dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực tài chính 79

1.5. Đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các cam kết về quyền sở hữu trí tuệ 80

2. Các giải pháp vi mô 80

2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam 80

2.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trên thị trường Mỹ 81

2.3 Về vấn đề nhãn hiệu và thương hiệu 83

2.4 Tìm kiếm thị trường và đối tác tin cậy 83

KẾT LUẬN 86

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2076 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ một năm sau khi Hiệp định thương mại có hiệu lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phẩm. Đây có thể coi là một bản hiệp định hoàn thiện nhất từ trước tới nay được ký kết giữa Mỹ và một nước đang phát triển. Mỹ giữ quyền gia hạn hiệp định hàng năm và một số điểm trong hiệp định còn khó hơn cả hiệp định dành cho các nước phát triển trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Bản hiệp định thương mại Việt - Mỹ được xây dựng trên hai khái niệm quan trọng. Khái niệm tối huệ quốc (đồng nghĩa với quan hệ thương mại bình thường) mang ý nghĩa hai bên cam kết đối xử với hàng hoá, dịch vụ, đầu tư của nuớc kia không kém phần thuận lợi so với cách đối xử với hàng hoá, dịch vụ, đầu tư của nước thứ ba. Còn khái niệm đối xử quốc gia thì nâng mức này lên như đối xử với các công ty trong nước. Hai khái niệm trên quan trọng vì chúng được đề cập đến ở hầu hết các chương của bản hiệp định. Ngoài ra, còn có các phụ lục, được dùng để liệt kê các trường hợp loại trừ, chưa hoặc vĩnh viễn không áp dụng hai khái niệm nói trên. Chương 1: về thương mại hàng hoá gồm chín điều. Cam kết tối huệ quốc được áp dụng cho thuế, hạn ngạch, quy trình cấp phép, quy tắc hải quan, phân phối hàng hoá. Tuy nhiên, chương này có điều khoản loại trừ là hạn ngạch vẫn được áp dụng cho hàng dệt may. Chính điểm này khiến nhiều nhà xuất khẩu hàng dệt may nước ta lo ngại có thể Mỹ sẽ áp dụng chế độ hạn ngạch hàng dệt may Việt nam, nhất là trước sự chống đối của các nhà sản xuất Mỹ. Việc loại trừ cũng được áp dụng cho những quy chế đặc biệt, áp dụng cho các nước thành viên trong các khối mậu dịch như (AFTA, NAFTA) hay cho buôn bán qua biên giới (vẫn có quyền áp dụng những ưu đãi riêng). Đối xử quốc gia trong chương này có nghĩa không được áp dụng các biện pháp thuế hay phi thuế để bảo hộ cho hàng trong nước cạnh tranh với hàng nhập. Ngược lại, cũng không được sử dụng, chẳng hạn biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm một cách quá đáng để ngăn chặn hàng nhập của nước kia. Chương này cũng có điều khoản cho phép các công ty Mỹ ba năm sau khi hiệp định có hiệu lực được quyền liên doanh với các công ty Việt nam hoạt động trong lĩnh vực thương mại với tỷ lệ góp vốn khống chế ở mức 49% (ba năm sau được nâng lên 51%). Sau bảy năm thì họ được quyền thành lập công ty thương mại 100% vốn Mỹ với một số loại trừ về sản phẩm không được phép mua bán. Các công ty, cá nhân Việt nam thì có quyền thương mại ngay trên đất Mỹ. Chương 1 có những phụ lục quan trọng như phụ lục về lộ trình Việt nam cam kết sẽ bỏ những hạn chế nhập khẩu hàng nông sản, công nghiệp như (xi-măng trong vòng sáu năm), lộ trình giảm thuế nhập khẩu cho nhiều mặt hàng của Mỹ (phần lớn là giảm1/3 đến 1/2) trong vòng ba năm như (máy lạnh dưới 9000 BTU từ 50% còn 30%, máy giặt từ 40% còn 30%). Những loại trừ trong các phụ lục cũng nhằm mục đích nhất quán đối với danh mục hàng cấm nhập, cấm xuất của Việt nam (phía Mỹ phải tuân thủ). Tuy nhiên, trong vòng ba năm, Việt nam sẽ phải bỏ thuế thiêu thụ đặc biệt đối với ô-tô hay phụ thu xăng dầu chẳng hạn. Chương 2 về quyền sở hữu trí tuệ gồm 18 điều cũng với điều khoản chính yếu là cam kết của hai bên bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của công dân nước kia không kém sự bảo hộ mà công dân nước đó đang hưởng mà không cần yêu cầu qua những thủ tục nào như phải xuất bản hay đăng ký ở nước kia. Việc thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các điều khoản về bản quyền, thương hiệu, sáng chế, bí mật thương mại, kiểu dáng công nghiệp... phần lớn dựa trên qui định của các công ước quốc tế như Công ước Geneva về bảo hộ người sản xuất bản ghi âm chống ự sao chép tria phép (1971), Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật (1971) hay Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (1967)...với đầy đủ chi tiết về xử lý vi phạm. Ngoài ra chương này còn có những qui định khác về quyền tác giả, việc bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hóa, nhãn hiệu hàng hoá, phát minh, sáng chế .... Đây là những vấn đề mà Việt nam cần quan tâm nhiều vì từ trước tới nay Việt nam còn coi nhẹ những qui định này và đã phải trả giá đắt khi chính các doanh nghiệp Việt nam bị đánh cắp thương hiệu của mình ở nước ngoài... Chương 3 về thương mại dịch vụ gồm 11 điều cũng dựa trên căn bản hai khái niệm tối huệ quốc và đối xử quốc gia. Chương này có phụ lục nêu rằng hai bên cam kết đưa vào hiệp định những phụ lục của Tổ chức thương mại thế giới quy định về dịch vụ tài chính, viễn thông. Ngoài ra, cũng có một phụ lục về cam kết của Việt nam cho các công ty dịch vụ Mỹ vào hoạt động theo lộ trình và những giới hạn Việt nam đặt ra đối với những loại hình đầu tư dịch vụ này. Chẳng hạn, trong viễn thông, ngành có tính nhạy cảm cao, sau ba năm cho phép công ty Mỹ liên doanh cung cấp dịch vụ internet, sau bốn năm cho phép liên doanh cung cấp dịch vụ điện thoại thường. Nhìn chung phần vốn của phía Mỹ hạn chế ở mức 49%. Với phim ảnh và sản phẩm nghe nhìn khác, cổ phần của phía Mỹ sẽ bị giới hạn ở mức 51%. Riêng ngành ngân hàng, lộ trình cho phép Mỹ có thể cổ phần 100% phải sau 9 năm... Chương 4 mang tên phát triển quan hệ đầu tư gồm 15 điều, điều khoản căn bản được phát triển thành hai bên cam kết đối xử với các dự án đầu tư của nước kia không kém phần thuận lợi như với chính dự án đầu tư trong nước hay dự án đầu tư của nước thứ ba trên lãnh thổ của mình, tuỳ cái nào thuận lợi hơn. Tuy nhiên Hiệp định thương mại Việt - Mỹ cũng bảo đảm quyền của các công ty Mỹ được đầu tư vào hầu hết mọi ngành nghề kinh tế, kể cả một số ngành quan trọng như ngân hàng, tiếp thị, viễn thông mà Việt nam cho đến nay hoặc kiểm soát chặt chẽ hoặc dành độc quyền cho công ty trong nước. Mỹ có quyền có cố phần tuyệt đối 100% trong các dịch vụ tư vấn như luật, kế toán, kiến trúc, tin học, xây dựng, du lịch, nghiên cứu thị trường, giáo dục, tài chính không phải ngân hàng hay bảo hiểm. Theo như cam kết, các dự án đầu tư của Mỹ cũng sẽ chỉ cần đăng ký thành lập chứ không cần xin cấp phép đầu tư chẳng hạn, nên chương này có phụ lục nêu rõ nhiều lĩnh vực mà Việt nam không áp dụng cách đối xử nói trên như phát thanh, truyền hình, in ấn, ngân hàng, khai mỏ, địa ốc ... Phía Mỹ cũng loại trừ những ngành như năng lượng nguyên tử, dịch vụ tài chính. Hiệp định cũng ghi cụ thể những loại dự án Việt nam chỉ cho đăng ký nếu đi kèm phát triển vùng nguyên liệu như sản xuất giấy, đường.... hoặc phải xuất khẩu ít nhất 80% sản phẩm như sản xuất xi-măng, thuốc lá, phân bón, bột giặt... Chương này cũng nói rõ, các công ty Mỹ phải góp ít nhất 30% vốn trong liên doanh, chưa được thành lập công ty cổ phần và chưa được phát hành cổ phiểu ra công chúng, chưa được mua quá 30% vốn của một công ty cổ phần hoá. Những ràng buộc này sẽ duy trì trong vòng ba năm sau khi hiệp định có hiệu lực. Phía Việt nam cũng cam kết ngay sau khi hiệp định có hiệu lực sẽ đối xử các công ty nước ngoài như những pháp nhân trong nước. Ví dụ trong vòng ba năm, các công ty liên doanh với nước ngoài sẽ phải xoá bỏ điều khoản đòi bổ nhiệm người Việt nam vào hội đồng quản trị doanh nghiệp, hạn chế các quyết định theo nguyên tắc nhất trí, xoá bỏ phân biệt đối xử giữa công ty trong nước và công ty nước ngoài, loại bỏ chế độ hai giá đối với phí lắp đặt điện thoại và các dịch vụ viễn thông khác, giá nước và dịch vụ du lịch. Trong vòng hai năm sẽ bỏ chế độ hai giá đối với đăng ký ô-tô, giá dịch vụ cảng và giá đăng ký điện thoại. Trong vòng bốn năm sẽ bỏ hẳn chế độ với mọi loại hàng hoá và dịch vụ kể cả giá điện hay giá vé máy bay. ở đây có một điểm có thể còn sót lại sau lần ký tắt vì hiệp định vẫn còn ghi nhận chuyện các công ty Mỹ chưa được thế chấp quyền sử dụng đất tại các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt nam. Điểm này Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi đã cho phép. Thế nhưng điều khoản này vẫn còn sự cam kết trong vòng ba năm sẽ cho phép các công ty Mỹ thế chấp tại bất kỳ ngân hàng nào trên đất Việt nam. Chương 5 dành cho việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động bình thường, nghĩa là doanh nghiệp của hai nước có thể trực tiếp trao đổi, đàm phán làm ăn trên cơ sở bình đẳng và được tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể. Công dân và công ty của bên này có thể tiếp cận sản phẩm và dịch vụ do chính phủ cung cấp, bao gồm các tiện ích công cộng trên cơ sở không phân biệt đối xử và theo giá cả công bằng và thoả đáng và trong mọi trường hợp không cao hơn giá cả áp dụng cho các công dân và công ty của các nước thứ ba... Chính vì vậy, theo chương này, thuật ngữ “Không phân biệt đối xử” được hiểu là sự đối xử ít nhất là thuận lợi bằng sự đối xử quốc gia hoặc sự đối xử tối huệ quốc, tuỳ theo sự đối xử nào tốt hơn Chương 6 nói về những qui định liên quan tới tính minh bạch, công khai và quyền được khiếu kiện, chủ yếu đề cập đến một vấn đề như phải minh bạch hoá tất cả các luật lệ, nghị quyết, quyết định, quy định kiểm soát và hành chính trên công báo. Công dân và công ty của hai bên được tiếp cận dữ liệu về nền kinh tế quốc dân và từng khu vự kinh tế, kể cả những thông tin về ngoại thương.Các thay đổi ảnh hưởng đến doanh nghiệp thì phải công bố cho doanh nghiệp biết trước khi có hiệu lực và cho thời gian chuyển tiếp, phải cung cấp cho doanh nghiệp thông tin kinh tế. ở mức độ có thể cho phép công dân và công ty của bên kia cơ hội đóng góp ý kiến đối với việc xây dựng luật, quy định và thủ tục hành chính có tính áp dụng chung mà có thể ảnh hưởng đến việc tiến hành các hoạt động thương mại qui định trong Hiệp định này. Còn các quy chế không được phân biệt đối xử và có toà phân xử khiếu nại. Chương 7 dành cho những điều khoản chung như các qui định liên quan tới việc thanh toán, góp vốn, phá sản, chuyển lợi nhuận ... hay các điều khoản liên quan tới an ninh quốc gia, thuế hay tham vấn và các ngoại lệ chung. Trong chương này cũng có thêm phần phụ lục, tài liệu tham khảo về một số lĩnh vực quan trọng như viễn thông, các dịch vụ về tài chính trong đó phụ lục về dịch vụ tài chính của Hiệp định thương mại dịch vụ GATS của WTO được đưa vào Hiệp định này để dẫn chiếu một cách tương ứng. 2. Một số đánh giá về tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đến sự phát triển thương mại giữa hai nước Nằm trong đường lối chung về hội nhập và phát triển của Đảng và nhà nước, tiến trình đàm phán và ký kết Hiệp định Thương mại song phương Việt- Mỹ là một bước đi tất yếu, cần thiết và kịp thời đưa nền kinh tế Việt Nam từng bước thích nghi với những luật chơi của Thương mại Thế giới (WTO). Không có các đòi hỏi của phía Mỹ, Việt Nam cũng cần sửa đổi các luật và qui định đã và đang không còn phù hợp với những phát triển, biến đổi nội thân của nền kinh tế, từ đó giải phóng sức sản xuất tăng sức cạnh tranh cho các nhà sản xuất và xuất khẩu Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam trong thương mại quốc tế, đặc biệt trên thị trường Mỹ. Xét về quan hệ thương mại song phương, Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ ký ngày 13-7-2000 là một nỗ lực to lớn của hai nước, đẩy quá trình bình thường hoá quan hệ lên một tầm cao mới: bình thường hoá quan hệ kinh tế thương mại. Nếu như 07 năm trước đây Việt Nam vẫn nằm trong danh sách các nước bị bao vây cấm vận và Việt Nam là một địa chỉ cố tình bị lãng quên trong bản đồ đầu tư, thương mại của Mỹ thì ngày nay hai nước đã là những đối tác quan trọng của nhau với kim nghạch hai chiều đạt hơn 1 tỷ USD năm 2000. Nền kinh tế Việt Nam đã vững vàng vượt qua giai đoạn đầy khó khăn nhưng Việt Nam cũng đã mất nhiều thời gian và cơ hội bởi tồn tại trong những điều kiện bất lợi so với hầu hết các nước khác trên thế giới, các nước trong khu vực có điều kiện nới rộng thêm khoảng cách phát triển kinh tế với Việt Nam. Hiệp định Thương mại một khi có hiệu lực sẽ ngay lập tức đem lại điều kiện cạnh tranh công bằng cho Việt Nam về mặt thuế quan và nhiều mặt khác mà nếu so với điều kiện kinh doanh giữa Việt Nam và Mỹ hiện tại sẽ là những qui chế rất thuận lợi. Cụ thể những lợi thế thể hiện ở ba điểm: Thứ nhất, Hiệp định có hiệu lực sẽ thiết lập quan hệ thương mại bình thường giữa hai nước. Theo qui chế này, hàng hoá của Việt Nam và Mỹ sẽ được hưởng quy chế Tối huệ quốc khi xuất sang thị trường của nhau. Điều này đặc biệt có lợi cho Việt Nam khi hàng hoá của ta có cơ hội tiếp cận thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới và cạnh tranh khá bình đẳng với các đối thủ xuất khẩu khác. Thực tiễn thương mại cho thấy với qui chế Quan hệ thương mại bình thường-NTR-Normal Trade Relation , hầu hết các nước đều duy trì một thị phần nhất định tại Mỹ, từ đó đẩy mạnh hơn quan hệ thương mại hai nước Việt Nam –Hoa Kỳ, đồng thời cũng góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế của Việt Nam và tăng thu ngoại tệ. Phát triển thương mại với Mỹ sẽ giúp các dòng vốn có thêm cơ hội đầu tư, đa dạng hoá sản xuất và cơ cấu thị trường nhập khẩu, tăng cường khả năng giữ cân bằng và ổn định thị trường xuất khẩu và cán cân thương mại. Thứ hai, mở ra thị trường xuất khẩu mới là dung lượng lớn như thị trường Hoa Kỳ sẽ giúp thúc đẩy đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam, làm tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng như huy động thêm vốn đầu tư trong nước, xét cả về các nhà đầu tư mới cũng như việc mở rộng dự án đầu tư sẵn có. Khả năng tăng đầu tư từ các nước khác vào khai thác thị trường Mỹ là rất hiện hữu. Thông qua các dự án đầu tư, quá trình hiện đại hoá nền kinh tế Việt Nam sẽ được đẩy mạnh thông qua việc khai thác lợi thế vốn, công nghệ nguồn, công nghệ quản lý, sản xuất, vv .... của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ chính các nhà đầu tư Mỹ. Từ đó lại có tác động tích cực thúc đẩy thương mại hai nước. Thứ ba, và quan trọng nhất là việc chấp nhận các luật chơi của kinh tế thế giới vốn vận động và biến chuyển từng ngày thông qua hệ thống qui tắc của WTO. Điều này sẽ làm thay đổi cơ bản nền kinh tế Việt Nam theo hướng tiến tới cơ cấu hợp lý hơn, cạnh tranh và thích nghi tốt hơn. Một nền kinh tế minh bạch và thông thoáng sẽ giúp đồng vốn nhanh chóng tìm ra nơi có lợi nhuận, từ đó đạt được tính hiệu quả xã hội và kinh tế. Việc chủ động loại bỏ các hàng rào bảo hộ không thích hợp, các đặc quyền đặc lợi, phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế sẽ tạo cơ hội và buộc mỗi thành phần kinh tế, mỗi doanh nghiệp, mỗi công dân phải phát huy tối đa năng lực sẵn có và tiềm ẩn của mình. Giải phóng sức sáng tạo có thể coi là cách duy nhất thu ngắn khoảng cách với các nước khác. Chỉ có như vậy, nền kinh tế Việt Nam mới phát triển mạnh mẽ hơn, có khả năng thích ứng tốt hơn với sự hội nhập kinh tế thế giới cũng như trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, để đạt được các mục đích tích cực trên cũng như phát huy các tiềm năng,Việt Nam đang và sẽ gặp không ít khó khăn, trở ngại - những trở ngại có tính thách thức. Trước hết, đó là sự chênh lệch quá lớn về trình độ và quy mô của nền kinh tế hai nước tạo ra những thách thức không nhỏ đối với nước ta là một nước sản xuất nhỏ, trình độ công nghệ thấp, quản lý kém, chưa phát triển đồng đều... Một nước đã có hệ thống thị trường phát triển trên 200 năm còn một nước đang chuyển sang kinh tế thị trường. Buôn bán quốc tế lại là công việc phức tạp mà ta thì còn thiếu kinh nghiệm do vậy rủi ro là điều khó lường trước được. Bên cạnh đó, sự khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ, cách biệt về địa lý, khó khăn trong giao thông liên lạc cũng là những yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại hai nước. Thứ hai, là khó khăn trong việc nâng cao, làm rõ nhận thức về hệ thống luật lệ kinh tế thế giới, mà trước hết là luật pháp Mỹ. Hệ thống luật pháp của Mỹ được liệt vào loại phức tạp nhất thế giới còn của Việt nam thì chưa định hình rõ ràng và đang còn có những khác biệt về nhiều mặt. Việc thực hiện Hiệp định và quá trình hội nhập đòi hỏi ta phải sớm bổ sung hoàn chỉnh luật pháp của ta để vừa giữ được chủ quyền và định hướng chính trị của ta vừa phù hợp với luật pháp quốc tế. Hơn nữa, Hiệp định thương mại Việt nam - Hoa kỳ được thoả thuận dựa trên các chuẩn mực của WTO. Một số nội dung của Hiệp định cũng như các cam kết trong AFTA, APEC và nay mai trong WTO chưa được định chế đầy đủ trong hệ thống pháp luật của ta . Các tiêu chí và luật pháp của WTO tuy không mới mẻ trên thế giới nhưng còn khá xa lạ với Việt Nam. Để thực thi được cơ bản các cam kết trong Hiệp định, các cơ quan hữu quan sẽ phải xây dựng một số luật qui định mới cũng như sửa đổi bổ xung các qui định sẵn có. Công tác xây dựng và sửa đổi các văn bản pháp luật sẽ rất khó khăn, xét theo khía cạnh lộ trình và tính tương thích với các cam kết cũng như phải ước đoán phù hợp với các bước phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai. Ban hành được các văn bản pháp luật phù hợp với Hiệp định đã khó, khâu thực hiện thì còn khó hơn đặc biệt là công tác phân cấp tại các địa phương và quản lý thống nhất ở cấp quốc gia. Thứ ba, khó khăn trực tiếp đến từ cạnh tranh khốc liệt ngay tại thị trường nội địa. Để được hưởng chế độ bình thường hoá quan hệ thương mại- Normal Trade Relation- NTR của Mỹ, Việt Nam cũng phải có các cam kết mở cửa thị trường tương ứng phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi. Cụ thể hơn, nhiều lĩnh vực trước đây các doanh nghiệp Việt Nam có thể “kê gối ngủ kỹ“ vì có các hàng rào thuế và phi thuế bảo hộ thì nay sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài mà phần nhiều trong số họ rất có kinh nghiệm trong kinh doanh, công nghệ quản lý, công nghệ kỹ thuật cao cấp cũng như dồi dào về vốn. Mặc dù trong Hiệp định có qui định lộ trình mở cửa hợp lý và nhiều ý kiến cho rằng thực trạng kinh tế hiện tại chưa xứng với tiềm năng kinh tế nước ta nhưng các doanh nghiệp và người dân nếu không sớm nhận thức và bắt tay vào hành động sẽ phải chịu ảnh hưởng tiêu cực của quá trình cạnh tranh đó. Những khó khăn trên không phải là vấn đề có thể giải quyết được dễ dàng. Chính những hạn chế này đã gây trở ngại không nhỏ cho việc phát triển thương mại Việt- Mỹ. Trên đây là một số những đánh giá về tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ đến sự phát triển thương mại hai nước. Tuy nhiên thực trạng thương mại hai nước ra sao, có những thay đổi tích cực tiêu cực gì, chỉ đến khi Hiệp định thương mại có hiệu lực chúng ta mới thấy rõ. II.Thực trạng thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ một năm sau khi hiệp định 1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ Như vậy, kể từ ngày 10/12/2001, Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực và cho tới nay đã là hơn một năm rưỡi. Đúng như những gì đã được dự báo, thương mại hai nước trong thời gian từ sau khi Hiệp định thương mại có hiệu lực phát triển hết sức mạnh mẽ. Khối lượng buôn bán giữa Việt Nam và Hoa Kỳ năm 2002 tăng gấp đôi năm 2001, và con số của sáu tháng đầu năm 2003 cho thấy, buôn bán hai chiều đang tiếp tục tăng hơn nữa. a. Kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu Nhờ những cơ hội do Hiệp định thương mại đem lại, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2002 đạt 2,4 tỷ USD, tăng 128% so với năm 2001, trong khi xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới chỉ tăng 10% trong cùng thời gian. Thực tế, khoảng 90% tăng trưởng của tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2002 là nhờ tăng trưởng của kim ngạch buôn bán với Hoa Kỳ. Kết quả là chỉ một năm sau khi ký Hiệp định thương mại, tỷ trọng của thị trường Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gấp đôi, lên tới 14%. Sang năm 2003 con số này có thể sẽ tăng cao hơn nhiều. Theo số liệu thống kê, kim ngạch Việt Nam xuất sang Mỹ chỉ tính riêng 06 tháng đầu năm 2003 đã đạt 2,03 tỷ USD. Ước tính tổng kim ngạch buôn bán hai chiều Việt Nam-Hoa Kỳ năm nay có thể đạt 4 tỷ USD hoặc hơn và Mỹ thực sự đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Những mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất của Việt Nam là dệt may, hàng thuỷ sản, đồ gỗ, giày dép, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cao su, hàng công nghiệp chế tạo….(bảng 12). Bảng 11: Tình hình thương mại hai chiều Việt Nam-Hoa Kỳ 2001 2002 % tăng năm 2002 Kim ngạch xuất khẩu (đơn vị triệu USD) 1,052,626 2,394,746 128 Kim ngạch nhập khẩu (đơn vị triệu USD) 460,892 580,154 26 (Nguồn: Bộ thương mại Hoa Kỳ) Bảng 12: Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Mỹ (đơn vị nghìn USD) Các mặt hàng 2001 2002 % tăng năm 2002 Hàng chưa chế biến 819,813 994,284 21 Thuỷ sản 478,227 616,029 29 Rau quả 50,126 76,000 52 Cà phê 76,185 53,060 -30 Cao su thô 2,807 11,231 300 Dầu mỏ 182,798 181,125 -1 Hàng chưa qua chế biến khác 29,670 56,839 92 Hàng công nghiệp chế tạo 232,814 1,400,461 502 Khoáng sản công nghiệp 9,108 19,589 115 Sản phẩm kim loại 3,538 8,382 137 Hàng điện tử 1,338 4,952 270 Đồ gỗ 13,427 80,441 499 Hàng du lịch 897 49,534 5,422 May mặc 48,174 900,473 1,769 Giày dép 132,195 224,825 70 Hàng công nghiệp chế tạo khác 2,981 28,238 847 Hàng hoá khác 21,156 84,027 297 (Nguồn: Bộ thương mại Hoa Kỳ) Có thể thấy, các mặt hàng chưa qua chế biến không tăng nhanh, nhưng vẫn chiếm một vị trí cao trong tổng kim ngạch hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ (chiếm 41,52%). Các mặt hàng chưa qua chế biến tăng nhanh chủ yếu là nhờ có sự gia tăng mạnh mẽ của mặt hàng cao su thô, còn các mặt hàng khác có tăng song tốc độ không cao. Trong đó, riêng mặt hàng cà phê còn giảm mạnh (giảm 30%) so với trước khi hiệp định có hiệu lực. Mặt hàng dầu mỏ xuất khẩu sang Mỹ không tăng song kim ngạch cao hơn nhiều so với trước khi hiệp định có hiệu lực. Về mặt hàng công nghiệp chế tạo, do không còn bị hạn chế bởi nhiều thuế quan cao của Hoa Kỳ trước khi ký Hiệp định thương mại, đã tăng trưởng vượt bậc với tỷ lệ 500%/ năm kể từ sau khi hiệp định có hiệu lực và có sự thay đổi lớn về tỷ trọng chiếm 58,48% trong tổng kim ngạch. Nếu như năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo chỉ đạt 28.925 nghìn USD thì sang năm 2001, sau khi hiệp định được ký kết, con số này đã tăng lên 232.814 nghìn USD và sau một năm hiệp định thương mại có hiệu lực kim ngạch đã tăng lên tới 1.400.416 nghìn USD. Đây là tốc độ tăng vượt bậc, chưa từng có của Việt Nam trong thương mại với các nước. Trong đó, mặt hàng có tốc độ tăng cao nhất là hàng du lịch, tăng 5422 %, hàng may mặc tăng 1.769 %, xuất khẩu gỗ tăng 499%, hàng công nghiệp chế tạo khác tăng 847%,hàng điện tử tăng 270%. Theo giáo sư James Riedel, cố vấn kinh tế cao cấp của dự án Hỗ trợ thúc đẩy thương mại Star Việt Nam (do cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ – Usaid tài trợ) “ tốc độ tăng trưởng cao này chắc chắn được duy trì trong một vài năm tới”. Bảng 13: Mười thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (đơn vị: nghìn USD) Nước 2001 2002 % thay đổi năm 2002 Nhật bản 2.509.802 2.438.144 -2,9 Hoa Kỳ 1.065.335 2.421.133 127,3 Trung Quốc 1.418.092 1.495.485 5,5 Austraylia 1.041.801 1.329.040 27,6 Singapore 1.043.734 960.715 -8 Đài loan 806.000 812.104 0,8 Đức 721.797 720.738 -0,1 Anh 511.582 570.797 11,6 Hàn Quốc 406.082 466.009 14,8 Iraq 405.473 439.235 8,3 ( Nguồn: Bộ thương mại Việt Nam) Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực không chỉ thúc đẩy thương mại hai nước mà còn thay đổi cả vị thế kinh tế của Hoa Kỳ trong bảng tổng kết các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam năm 2002 (bảng 13). Trong năm 2002, Hoa Kỳ đã vươn lên vị trí thứ hai trong 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chỉ đứng sau Nhật Bản. Có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường khác không thay đổi lớn trong năm 2002, chỉ riêng xuất khẩu sang Hoa Kỳ là tăng với tốc độ vượt bậc. Con số xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2002 là hơn 2,4 tỷ USD, gần bằng với kim ngạch xuất khẩu sang Nhật bản và hứa hẹn trong năm 2003, Hoa Kỳ sẽ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. b. Tình hình xuất khẩu những mặt hàng chính Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng với tốc độ rất cao song kim ngạch của từng mặt hàng cụ thể lại có rất nhiều khác biệt, có những mặt hàng sau khi Hiệp định có hiệu lực đã đạt được kim ngạch rất cao như cao su, may mặc nhưng có những mặt hàng lại có kim ngạch giảm hoặc không thay đổi đáng kể và cũng có những mặt hàng mới nổi lên. Chúng ta sẽ đi vào xem xét tác động của Hiệp định thương mại có hiệu lực như thế nào lên từng mặt hàng trong năm qua. Mặt hàng cà phê Trong tất cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ, cà phê là mặt hàng duy nhất giảm sút về kim ngạch sau khi Hiệp định thương mại có hiệu lực. Nếu như trước đây, khi chưa có Hiệp định thương mại, lượng cà phê xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm 25 % trong tổng kim ngạch hàng chưa chế biến và chiếm hơn 16% trong tổng kim ngạch hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ, là một trong những mặt hàng chủ lực của Việt Nam, thì sau khi ký hiệp định và tới khi hiệp định có hiệu lực mặt hàng này đã bị giảm sút mạnh. Kim ngạch năm 2002 giảm 30% so với năm 2001, tỷ trọng của cà phê trong mặt hàng chưa chế biến và trong tổng hàng hoá xuất khẩu sang Mỹ lần lượt chỉ còn 5,3% và 2,2% (bảng 14). Nguyên nhân của sự giảm sút này là do giá cà phê trên thế giới trong thời gian này liên tục biến động, việc cà phê rớt giá trong một thời gian dài đã gây không ít khó khăn cho cà phê Việt Nam. Trong thời gian này việc sản xuất của cà phê Việt Nam cũng gặp phải các khó khăn như hạn hán liên tục và mất mùa. Chính vì vậy mà lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam không chỉ giảm sút trên thị trường Hoa Kỳ mà trên cả các thị trườn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docb13.doc
Tài liệu liên quan