Khóa luận Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Chợ Lớn

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 2

3. Phương pháp nghiên cứu 2

4. Phạm vi nghiên cứu 3

5. Kết cấu đề tài 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1. TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 4

1.1.1. Khái niệm 4

1.1.1.1. Tín dụng 4

1.1.1.2. Tín dụng ngân hàng 4

1.1.2. Chức năng và vai trò 5

1.1.2.1. Chức năng của tín dụng 5

1.1.2.2. Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế 5

1.1.3. Các hình thức tín dụng 5

1.1.4. Các nguyên tắc cơ bản của họat động tín dụng 6

1.1.5. Phân lọai tín dụng ngân hàng 6

1.1.5.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng 6

1.1.5.2. Căn cứ vào tính chất đảm bảo 7

1.1.5.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn 7

1.1.5.4. Căn cứ vào đối tượng vay 7

1.1.5.5. Căn cứ theo phương thức cấp tín dụng 8

1.2. TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8

1.2.1. Khái niệm tín dụng trung và dài hạn. 8

1.2.2. Đặc điểm tín dụng trung và dài hạn 9

1.2.3. Các hình thức tín dụng trung và dài hạn 9

1.2.3.1. Tín dụng theo dự án đầu tư 9

1.2.3.2. Tín dụng thuê mua 10

1.2.4. Vai trò của tín dụng trung và dài hạn trong nền kinh tế thị trường 11

1.2.4.1. Đối với nền kinh tế 11

1.2.4.2. Đối với doanh nghiệp 12

1.2.4.3. Đối với ngân hàng 13

1.3. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TRONG HỌAT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 13

1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn 13

1.3.1.1. Về phía khách hàng 13

1.3.1.2. Về phía ngân hàng 14

1.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng chất lượng tín dụng trung và dài hạn 16

1.3.2.1. Các nhân tố khách quan 16

1.3.2.2. Các nhân tố chủ quan 17

 

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG No&PTNT CHI NHÁNH CHỢ LỚN 24

2.1. SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG No&PTNT CHI NHÁNH CHỢ LỚN 24

2.1.1. Quá trình hình thành Ngân Hàng No&PTNT chi nhánh Chợ Lớn 24

2.1.2. Cơ cấu tổ chức tại Ngân Hàng No&PTNT chi nhánh Chợ lớn 24

2.1.3. Các nghiệp vụ chủ yếu trong NHNo&PTNT Chi nhánh Chợ Lớn 27

2.1.3.1. Huy động vốn 27

2.1.3.2. Tín dụng 28

2.1.3.3. Bảo lãnh 28

2.1.3.4. Thanh toán quốc tế 28

2.2.3.5. Các dịch vụ khác 28

2.2. TÌNH HÌNH KINH DOANH TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2009 TẠI NGÂN HÀNG No&PTNT CHI NHÁNH CHỢ LỚN 28

2.2.1. Tình hình kinh doanh tại Ngân Hàng No&PTNT chi nhánh Chợ Lớn giai đoạn 2006-2009 29

2.2.2. Đánh giá tình hình kinh doanh tại Ngân Hàng No&PTNT chi nhánh Chợ Lớn giai đoạn 2006-2009 39

 

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG No&PTNT CHI NHÁNH CHỢ LỚN GIAI ĐOẠN 2006-2009 41

3.1. QUY TRÌNH CHO VAY TRUNG DÀI HẠN 41

3.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN 2006-2009 43

3.2.1. Phân tích tình hình dư nợ 43

3.2.1.1. Tốc độ tăng trưởng dư nợ 43

3.2.1.2. Cơ cấu dư nợ 51

3.2.2. Phân tích tình hình nợ xấu 54

3.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng nợ xấu 54

3.2.2.2. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ theo thời gian 55

3.2.3. Thu nhập của chi nhánh 57

3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN 2006-2009 58

3.4. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ TỒN TẠI VỀ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG No&PTNT CHI NHÁNH CHỢ LỚN 59

3.4.1. Kết quả đạt được 59

3.4.2. Những tồn tại 60

3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên 60

 

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 62

4.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA CHI NHÁNH 62

4.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG No&PTNT CHI NHÁNH CHỢ LỚN TRONG THỜI GIAN TỚI 62

4.2.1. Đa dạng hóa loại hình, cơ cấu cho vay trung dài hạn 63

4.2.2. Nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư 63

4.2.3. Ngăn ngừa và xử lý những khoản nợ quá hạn 66

4.2.4. Nâng cao chất lượng quản lý nhân sự 67

4.2.5. Tiếp tục xây dựng thương hiệu, nâng cao uy tín trên trường quốc tế 67

4.2.6. Hệ thống hỗ trợ thông tin ngân hàng 68

KẾT LUẬN 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

 

 

docx81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2759 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Chợ Lớn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i và quản lý tiền vay. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN CHI NHÁNH CHỢ LỚN 2.1. SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG No&PTNT CHI NHÁNH CHỢ LỚN 2.1.1. Quá trình hình thành Ngân Hàng No&PTNT chi nhánh Chợ Lớn Ngân hàng là mạch máu của quốc gia và hoạt động ngân hàng phát triển càng mạnh thì nền kinh tế đất nước sẽ càng ổn định và bền vững. Ở Việt Nam, do đặc điểm kinh tế của nước ta nên NHNo rất có tiếng trong nước bởi mạng lưới rộng khắp của nó. NHNo có nhiều Chi nhánh và Chi nhánh Chợ Lớn là một trong những đơn vị góp phần làm nên mạng lưới của Ngân hàng. Vào ngày 02/06/1998, Thống Đốc NHNN Việt Nam đã ra quyết định số 198/1998/QĐ NHNN giao cho NHNo&PTNT Việt Nam thành lập Chi nhánh Chợ Lớn. Trước đây NHNo&PTNT - Chi nhánh Chợ Lớn có tên là NHNo&PTNT - Chi nhánh Phú Giáo, toạ lạc tại 24 Phú Giáo, Phường 14, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Do thay đổi vị trí và qui mô của Ngân hàng, ngày 25/02/2002 Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị NHNo&PTNT Việt Nam ra quyết định đổi tên NHNo&PTNT - Chi nhánh Phú Giáo thành NHNo&PTNT - Chi nhánh Chợ Lớn. Khoảng đầu năm 2006, cơ sở làm việc được chuyển về số 43 Hải Thượng Lãn Ông, Phường 10, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Giao diện ngân hàng khá đẹp, dễ nhìn, cao thoáng và rộng rãi. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức tại Ngân Hàng No&PTNT chi nhánh Chợ lớn Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PGD NAM HOA PGD Q.5 PHÒNG KDNH&TTQT PGD HOÀ BÌNH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG K.TOÁN KIỂM TOÁN PGD TÂY CHỢ LỚN PHÒNG KẾ HOẠCH PHÒNG HÀNH CHÍNH PGD PHÚ MỸ HƯNG PHÒNG MARKETING PHÒNG TÍN DỤNG - Ban Giám đốc: Ban giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành các hoạt động của chi nhánh và là người chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong lĩnh vực kinh doanh và thực hiện các công việc sau: Xét duyệt nội dung thẩm định các hồ sơ cho vay mà phòng tín dụng cũng như phòng thẩm định trình lên. Ký các hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh vay vốn của khách hàng làm các thủ tục vay vốn (sau khi đã đồng ý cho vay), hợp đồng tín dụng để giải ngân cho khách hàng. Quyết định các biện pháp xử lý nợ: cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. - Phòng kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế: Tham mưu cho giám đốc các vấn đề liên quan đến lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ nhằm đảm bảo ngoại tệ cho khách hàng thanh toán hàng hoá, dịch vụ xuất nhập khẩu, trả nợ vay ngân hàng, trả nợ nước ngoài, qua đó thúc đẩy hỗ trợ cho công tác thanh toán quốc tế. Thực hiện các công việc liên quan đến vấn đề chiết khấu chứng từ, hoá đơn thanh toán của khách hàng. Nhận trách nhiệm thanh toán tiền mua hàng cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu thanh toán thông qua ngân hàng. Thông báo tỷ giá hàng ngày cho các phòng ban liên quan để tiện giao dịch với khách hàng trong lĩnh vực mua bán ngoại tệ - Phòng tín dụng: Chủ động tìm kiếm các dự án, khách hàng, làm đầu mối tiếp xúc với khách hàng. Thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, xác định nhu cầu vay vốn của khách hàng. Giải thích, hướng dẫn khách hàng các quy định về cho vay và lập thủ tục hồ sơ vay vốn nếu khách hàng hội đủ các điều kiện vay vốn. Thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định, lập báo cáo thẩm định, soạn thảo hợp đồng cầm cố, thế chấp, hợp đồng tín dụng, mở sổ theo dõi cho vay, thu nợ. Thẩm định lại các trường hợp khách hàng đề nghị xin gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ. Đôn đốc khách hàng trả nợ đúng thời hạn, đề xuất các biện pháp xử lý khi khách hàng trả nợ không đúng hạn nhiều lần và cảm thấy khách hàng không có tinh thần trả nợ vay ngân hàng. - Phòng kế toán: Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước. Xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán. Là phòng giao dịch trực tiếp với khách hàng trước và sau khi cho vay, nhất là sau khi cho vay vì kế toán phải thu nợ gốc và lãi hàng tháng của khách hàng. Hạch toán các nghiệp vụ: cho vay, thu nợ vào các tài khoản cụ thể trên bảng cân đối kế toán của Ngân hàng… đồng thời tiếp nhận giấy gia hạn nợ gốc, lãi khi có sự phê duyệt đồng ý của giám đốc. Lưu trữ hồ sơ kế toán theo chế độ qui định của ngân hàng. - Phòng kiểm tra, kiểm toán: Tham mưu cho giám đốc chỉ đạo kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành luật, chính sách, quyết định, nghị quyết của hội đồng quản trị, cơ chế, thể lệ, qui chế, nghiệp vụ của NHNo&PTNT Việt Nam. Đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh, kiến nghị các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. - Phòng kế hoạch: Là phòng chuyên trách tham mưu cho giám đốc kế hoạch cũng như phương hướng hoạt động các tháng, quý, năm để giám đốc điều hành công việc. Xác định chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn so với tăng trưởng về dư nợ có phù hợp không, qua đó đề ra các biện pháp xử lý trình giám đốc duyệt. - Phòng hành chính: Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ Chi nhánh và các Chi nhánh của NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lớn trên địa bàn. Tham mưu giúp việc cho giám đốc về tổ chức nhân sự cũng như các công tác cán bộ tại chi nhánh. Đề cử cán bộ nhân viên đi học tập, đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Tham mưu về chế độ tiền lương trong toàn chi nhánh. Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ trực thuộc, hoàn thiện lưu trữ hồ sơ theo đúng qui định của nhà nước. - Phòng vi tính: Là phòng lắp đặt và bảo dưỡng, sửa chữa toàn bộ hệ thống máy móc trong ngân hàng. Đồng thời lập trình các phần mềm giúp cho việc giao dịch và quản lý dữ liệu ngày càng hiện đại và hoàn thiện hơn. - Phòng Marketing: Là phòng xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh, tìm kiếm khách hàng mới và thu hút vốn cho ngân hàng. 2.1.3. Các nghiệp vụ chủ yếu trong NHNo&PTNT Chi nhánh Chợ Lớn 2.1.3.1. Huy động vốn Nhận tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, các cá nhân trong nước theo qui định của NHNo&PTNT Việt Nam. Được phép huy động vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước khi được ngân hàng cấp trên cho phép. 2.1.3.2. Tín dụng Chức năng chủ yếu và quan trọng bậc nhất của ngân hàng là mở rộng tín dụng. Các loại hình cho vay: - Cho vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống. - Cho vay trung, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh doanh - Cho vay đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng - Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống 2.1.3.3. Bảo lãnh - Bảo lãnh vay vốn - Bảo lãnh thanh toán, dự thầu - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn thanh toán - Các loại bảo lãnh khác… 2.1.3.4. Thanh toán quốc tế - Thanh toán chuyển tiền bằng điện tử - Thanh toán nhờ thu xuất khẩu, nhập khẩu - Thư tín dụng, chứng từ hàng xuất khẩu, nhập khẩu - Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế: Visa, Mastercard, Sec du lịch - Dịch vụ kiều hối chuyển tiền nhanh Western Union cho khách hàng 2.2.3.5. Các dịch vụ khác - Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán trong nước - Dịch vụ ngân quỹ 2.2. TÌNH HÌNH KINH DOANH TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2009 TẠI NGÂN HÀNG No&PTNT CHI NHÁNH CHỢ LỚN 2.2.1. Tình hình kinh doanh tại Ngân Hàng No&PTNT chi nhánh Chợ Lớn giai đoạn 2006-2009 Bảng 2.1: Tình hình họat động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2006-2009 Đơn vị: Tỷ đồng Mục tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Thu nhập 433 611 329 417 Chi phí 344 551 1.754 364 Chênh lệch thu nhập-chi phí 89 60 -1.425 53 Vốn huy động 4.535 3.245 3.679 2.967 Dư nợ 2.640 1.801 1.416 1.245 Chênh lệch lãi suất bình quân 3,5% 3,0% 3,1% 2,57% (Nguồn: Báo cáo họat động kinh doanh của chi nhánh qua các năm) Thông qua bảng báo cáo trên ta có thể nhận định được tình hình kinh doanh của chi nhánh trong giai đoạn 2006 – 2009: Năm 2006: Vốn huy động: Tổng nguồn vốn đạt 4.535 tỷ đồng, so với năm 2005 tăng 1.346 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng tăng 42,2% Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền: Nguồn vốn nội tệ: 4.257 tỷ đồng, so với năm 2005 tăng 1.346 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng tăng 42,2% Nguồn vốn ngoại tệ (quy đổi VNĐ): 278 tỷ đồng Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian: Tiền gửi không kỳ hạn: 238 tỷ đồng, tăng 76 tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng là 47% và chiếm 5,3%/ Tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi có kỳ hạn <12 tháng: 532 tỷ đồng, giảm 589 tỷ đồng so với năm 2005, tỷ lệ giảm là 52,54% và chiếm 11,7%/ Tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng: 3.765 tỷ đồng, tăng 1.859 tỷ đồng so với năm 2005. Chiếm tỷ trọng 83%/ Tổng nguồn vốn huy động. So với nă 2005 tăng 97,53%. Cơ cấu nguồn vốn theo tính chất: Tiền gửi dân cư: 463 tỷ đồng, tăng 121 tỷ đồng so với đầu năm và tăng 80.86% so với kế hoạch, chiếm tỷ trọng 10,2%/ Tổng nguồn vốn huy động. Trong đó: Ngoại tệ quy đổi VNĐ: 63 tỷ đồng, chiếm 13.61%/ Nguồn vốn dân cư Tiền gửi các TCKT, TCXH: 3.269 tỷ đồng, tăng 1.502 tỷ đồng và tỷ lệ tăng 117,68% so với đầu năm. Chiếm tỷ trọng 72.1%/ Tổng nguồn vốn huy động. Trong đó: Ngoại tệ quy đổi VNĐ: 215 tỷ đồng, chiếm 6.58%/Nguồn vốn TCKT, TCXH. Tiền gửi, tiền vay TCTD: 803 tỷ đồng, chiếm 17.7%/ Tổng nguồn vốn huy động. Trong đó: Ngoại tệ quy đổi VNĐ: 0 Dư nợ: Tổng dư nợ trong năm 2006 đạt được 2.640 tỷ đồng, tăng 305 tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng là 13,1% và tăng 1,33% so với kế hoạch. Cơ cấu dư nợ theo loại tiền: Dư nợ nội tệ: 2.439 tỷ đồng, so với năm 2005 tăng 14,3% và chiếm 92,35% tổng dư nợ. Dư nợ ngoại tệ (quy đổi VNĐ): 201 tỷ đồng, chiếm 7.65%/ Tổng dư nợ. Trong đó: Dư nợ vàng (quy đổi): 196 tỷ đồng. Cơ cấu dư nợ theo thời gian cho vay: Dư nợ ngắn hạn: 427 tỷ đồng, chiếm 16,17%/ Tổng dư nợ, so với năm 2005 tăng 11,2%. Dư nợ trung hạn: 2.131 tỷ đồng, chiếm 80,73%/ Tổng dư nợ, so với năm 2005 tăng 15%. Dư nợ dài hạn: 82 tỷ đồng, chiếm 3,1%/ Tổng dư nợ, giảm 15 tỷ đồng so với năm 2005. So với kế hoạch, tỷ lệ dư nợ trung dài hạn giảm 15,6% so với kế hoạch. Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế: Doanh nghiệp Nhà nước: 20 tỷ đồng, giảm 25 tỷ đồng so với năm 2005 và chiếm 0,76%/ Tổng dư nợ. Ngoài quốc doanh: 2.239 tỷ đồng, tăng 389 tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng là 21,09%, chiếm 84,81%/ Tổng dư nợ. Dư nợ hợp tác xã: 0 Dư nợ hộ gia đình, cá thể: 382 tỷ đồng, giảm 13 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 14.43%/ Tổng dư nợ. Thu nhập: Tổng thu đạt 433 tỷ đồng, tăng 35.56% so với năm 2005. Trong đó: Thu từ hoạt động tín dụng: 423 tỷ đồng, chiếm 97.69%/ Tổng thu. Thu dịch vụ: 7 tỷ đồng, chiếm 1.31%/tổng thu và đạt 5.79%/Tổng thu nhập ròng. Chi phí: Tổng chi đạt 344 tỷ đồng, tăng 44.81% so với năm 2005 Trong đó: Chi phí huy động vốn là 310 tỷ đồng, chiếm 90,12%/Tổng chi phí. Chênh lệch thu nhập-chi phí: Lợi nhuận đạt 89 tỷ đồng, tăng 8,05% so với cùng kỳ và tăng 2,2% so với kế hoạch. Các hoạt động khác: Dịch vụ và các tiện ích khác đang thực hiện tại Chi nhánh còn nghèo nàn mang tính truyền thống như: Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ kho quỹ… Tổng số máy ATM hiện có của Chi nhánh là 5 máy, các máy hoạt động 24/24 giờ nên lượng giao dịch tăng nhanh trong 6 tháng cuối năm. Năm 2007: Vốn huy động: Tổng nguồn vốn đạt 3.245 tỷ đồng, so với năm 2006 giảm 218 tỷ đồng, tỷ lệ giảm là 6,7%. Trong đó: Nguồn vốn bằng vàng quy đổi VNĐ là 560 tỷ đồng Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền: Nguồn vốn nội tệ: 3170 tỷ đồng, so với năm 2006 tăng 86 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 2,7% so với năm 2006 và chiếm 97,7% nguồn vốn. Nguồn vốn ngoại tệ (quy đổi VNĐ): 75 tỷ đồng, giảm 304 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 402,5% so với năm 2006 và chiếm 2,3% nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian: Tiền gửi không kỳ hạn: 245 tỷ đồng, tăng 92 tỷ đồng so với năm 2006, tỷ lệ tăng là 37,4% so với năm 2006 và chiếm 7,5%/ Tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi có kỳ hạn <12 tháng: 363 tỷ đồng, tăng 178 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 49,1% so với năm 2006 và chiếm 11,2%/ Tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng: 2.637 tỷ đồng, giảm 488 tỷ đồng so với năm 2006. Tỷ lệ giảm 18,5%. Chiếm tỷ trọng 81,2%/ Tổng nguồn vốn huy động. Cơ cấu nguồn vốn theo tính chất: Tiền gửi dân cư: 305 tỷ đồng, tăng 50 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng 16,24% so với năm 2006 và chiếm tỷ trọng 9,4%/ Tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi các TCKT, TCXH: 2.939 tỷ đồng. Chiếm tỷ trọng 90.5%/ Tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi, tiền vay TCTD: 1 tỷ đồng, giảm 675 tỷ đồng so với năm 2006. Chiếm 0,1%/ Tổng nguồn vốn huy động. Dư nợ: Tổng dư nợ trong năm 2007 đạt được 1.801 tỷ đồng, giảm 328 tỷ đồng so với năm 2006, tỷ lệ giảm 15,4% so với năm 2006. Cơ cấu dư nợ theo loại tiền: Dư nợ nội tệ: 1.795 tỷ đồng, giảm 327,6 tỷ đồng, tỷ lê giảm 15,4% so với năm 2006 và chiếm 99,7%/ tổng dư nợ. Dư nợ ngoại tệ (quy đổi VNĐ): 5,5 tỷ đồng, giảm 0,4 tỷ đồng, tỷ lệ giản 7,12% so với năm 2006 và chiếm 1,8%/ tổng dư nợ. Cơ cấu dư nợ theo thời gian cho vay: Dư nợ ngắn hạn: 394 tỷ đồng, tăng 147 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 38,1% so với năm 2006 và chiếm 21,9%/ tổng dư nợ. Dư nợ trung hạn: 1.327 tỷ đồng, giảm 1.801 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 36,2% so với năm 2006 và chiếm 73,7%/ tổng dư nợ. Dư nợ dài hạn: 81 tỷ đồng, giảm 0,8 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 1% so với năm 2006 và chiếm 4,5%/ tổng dư nợ. Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế: Doanh nghiệp Nhà nước: 0 tỷ đồng. Ngoài quốc doanh: 1.605 tỷ đồng, chiếm 89,1%/ Tổng dư nợ. Dư nợ hộ gia đình, cá thể: 196 tỷ đồng, chiếm 10,9%/ Tổng dư nợ. Thu nhập: Tổng thu đạt 611 tỷ đồng, tăng 189 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 44,9% so với năm 2006. Trong đó: Thu từ hoạt động tín dụng: 534 tỷ đồng, chiếm 94,7%/ Tổng thu. Thu dịch vụ: 2 tỷ đồng, chiếm 0,4%/ tổng thu và đạt 6,7%/ tổng thu nhập ròng. Chi phí: Tổng chi đạt 511 tỷ đồng, tăng 211 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 63,2% so với năm 2006. Trong đó: Chi trả lãi tiền gửi, tiền vay: 445 tỷ đồng, chiếm 80,2%/ tổng chi phí. Chênh lệch thu nhập-chi phí: Lợi nhuận đạt 60 tỷ đồng, giảm 29 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 32,6% so với năm 2006. Các hoạt động khác: Mua bán ngoại tệ: Doanh số mua: 5.961 ngàn USD, bằng 82,5% so với năm 2006 Doanh số bán: 5.910 ngàn USD, bằng 81,5% so với năm 2006 Thanh toán quốc tế: Thanh toán L/C nhập 50 món, đạt doanh số: 552 ngàn USD, tăng 66,2% so với năm 2006 Dịch vụ chi trả kiều hối: Chi nhánh triển khai dịch vụ chuyển tiền Western Union, đạt doanh số 256 ngàn USD. Năm 2008: Vốn huy động: Tổng nguồn vốn đạt 3.679 tỷ đồng, so với năm 2007 tăng 433 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 13,3%. Trong đó: Nguồn vốn bằng vàng quy đổi VNĐ là 562 tỷ đồng Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền: Nguồn vốn nội tệ: 3.058 tỷ đồng, so với năm 2007 giảm 112 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 3,6% so với năm 2007 và chiếm 83,12% nguồn vốn. Nguồn vốn ngoại tệ (quy đổi VNĐ): 58 tỷ đồng, giảm 17 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 22,7% so với năm 2007 và chiếm 1,6% nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian: Tiền gửi không kỳ hạn: 203 tỷ đồng, giảm 42 tỷ đồng so với năm 2006, tỷ lệ giảm là 17% so với năm 2007 và chiếm 5,5%/ Tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi có kỳ hạn <12 tháng: 665 tỷ đồng, tăng 302 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 83,2% so với năm 2007 và chiếm 18,1%/ Tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng: 2.811 tỷ đồng, tăng 174 tỷ đồng so với năm 2007. Tỷ lệ tăng 6,6%. Chiếm tỷ trọng 76,4%/ Tổng nguồn vốn huy động. Cơ cấu nguồn vốn theo tính chất: Tiền gửi dân cư: 526 tỷ đồng, tăng 221 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng 72,5% so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng 14,3%/ Tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi các TCKT, TCXH: 2.851 tỷ đồng, giảm 88 tỷ đồng. Tỷ lệ giảm là 3%. Chiếm tỷ trọng 77.5%/ Tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi, tiền vay TCTD: 302 tỷ đồng, tăng 301 tỷ đồng so với năm 2007, tỷ lệ tăng 301%. Chiếm 8.2%/ Tổng nguồn vốn huy động. Dư nợ: Tổng dư nợ trong năm 2008 đạt được 1.416 tỷ đồng, giảm 385 tỷ đồng so với năm 2007, tỷ lệ giảm 21,4% so với năm 2007. Cơ cấu dư nợ theo loại tiền: Dư nợ nội tệ: 1.403 tỷ đồng, giảm 392 tỷ đồng, tỷ lê giảm 21.8% so với năm 2007 và chiếm 99.1%/ tổng dư nợ. Dư nợ ngoại tệ (quy đổi VNĐ): 13 tỷ đồng, tăng 7.5 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 136.4% so với năm 2007 và chiếm 0.9%/ tổng dư nợ. Cơ cấu dư nợ theo thời gian cho vay: Dư nợ ngắn hạn: 814 tỷ đồng, tăng 420 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 51.6% so với năm 2007 và chiếm 57.5%/ tổng dư nợ. Dư nợ trung hạn: 600 tỷ đồng, giảm 727 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 54.8% so với năm 2007 và chiếm 42.4%/ tổng dư nợ. Dư nợ dài hạn: 2 tỷ đồng, giảm 79 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 97.5% so với năm 2007 và chiếm 0.14%/ tổng dư nợ. Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế: Doanh nghiệp Nhà nước: 93 tỷ đồng, tăng 93 tỷ đồng so với 2007 Ngoài quốc doanh: 1.019 tỷ đồng, giảm 586 tỷ đồng so với năm 2007, tỷ lệ giảm 36.5%. Chiếm 71.7%/ Tổng dư nợ. Dư nợ hộ gia đình, cá thể: 304 tỷ đồng, tăng 108 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 55.1%. Chiếm 21.5%/ Tổng dư nợ. Thu nhập: Tổng thu đạt 329 tỷ đồng, giảm 282 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 46.1% so với năm 2007 Trong đó: Thu từ hoạt động tín dụng: 326 tỷ đồng, giảm 208 tỷ đồng so với năm 2007, tỷ lệ giảm 39%. Chiếm 99.1%/ tổng thu Thu dịch vụ: 1.3 tỷ đồng, giảm 0.7 tỷ đồng so với năm 2007, tỷ lệ giảm 35%. Chiếm 0.4%/ tổng thu Chi phí: Tổng chi đạt 1.754 tỷ đồng, tăng 1.243 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 243.2% so với năm 2007 Trong đó: Chi trả lãi tiền gửi, tiền vay: 350 tỷ đồng, chiếm 20%/ tổng chi phí và bằng 91.1% so với năm 2007 Chênh lệch thu nhập-chi phí: Chênh lệch này là -1425 tỷ đồng, mức chênh lệch này là quá lớn Do chi phí lớn hơn nhiều so với thu nhập nên đã làm con số này bị âm. Các hoạt động khác: Mua bán ngoại tệ: Doanh số mua: mua của sở quản lý vốn 4.798 ngàn USD, mua của khách hàng 7.400 ngàn USD Doanh số bán: bán cho sở quản lý vốn 3.245 ngàn USD, bán cho khách hàng 8.964 ngàn USD Thanh toán quốc tế: Tổng thanh toán quốc tế: 360 món, số tiền 14.174 ngàn USD, so với năm 2007: tăng 58 món, số tiền tăng 9.037 ngàn USD. Trong đó: + Hàng nhập: Nhờ thu: 56 món; số tiền 1.273 ngàn USD, so với năm 2007: tăng 49 món, số tiền tăng 1.140 USD Chuyển tiền; 237 món, số tiền 8.433 ngàn USD, so với năm 2007: tăng 60 món, số tiền tăng 3.713 ngàn USD Thanh toán L/C: 67 món, số tiền 4.468 ngàn USD, so với năm 2007: tăng 48 món, số tiền tăng 4.185 ngàn USD Dịch vụ chi trả kiều hối: Chi trả Western: VND: 2 món, số tiền: 96 triệu đồng. USD: 10 món, số tiền: 8 ngàn USD. Dịch vụ thẻ: Tổng số thẻ đã phát hành trong năm 2008: 2.769 thẻ, tổng số dư trên các tài khoản thẻ là: 5.7 tỷ đồng, tăng so với năm 2007 là: 2.252 thẻ. Trong đó: + Thẻ nội địa: 2.254 thẻ, số dư: 3.5 tỷ đồng. + Thẻ visa chuẩn: 101 thẻ, số dư: 0.2 tỷ đồng. + Thẻ visa vàng: 414 thẻ, số dư: 1.9 tỷ đồng. Năm 2009: Vốn huy động: Tổng nguồn vốn đạt 2.967 tỷ đồng, so với năm 2008 giảm 712 tỷ đồng, tỷ lệ giảm là 19%. Trong đó: Nguồn vốn bằng vàng quy đổi VNĐ là 1.090 tỷ đồng Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền: Nguồn vốn nội tệ: 1.789 tỷ đồng, so với năm 2008 giảm 1.269 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 41.5% so với năm 2008 và so với kế hoạch đạt 43,26% Nguồn vốn ngoại tệ (quy đổi VNĐ): 88 tỷ đồng, tăng 30 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 52% so với năm 2008 và chiếm 3% nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian: Tiền gửi không kỳ hạn: 275 tỷ đồng, tăng 72 tỷ đồng so với năm 2008, tỷ lệ tăng là 35% so với năm 2008 và chiếm 9.3%/tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi có kỳ hạn <12 tháng: 1.694 tỷ đồng, tăng 1.029 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 155% so với năm 2008 và chiếm57.1%/tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng: 998 tỷ đồng, giảm 1.813 tỷ đồng so với năm 2008. Tỷ lệ giảm 64%. Chiếm tỷ trọng 33.6%/ Tổng nguồn vốn huy động. Cơ cấu nguồn vốn theo tính chất: Tiền gửi dân cư: 1.488 tỷ đồng, tăng 962 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng 183% so với năm 2008 và chiếm tỷ trọng 50.2%/tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi các TCKT, TCXH: 1.437 tỷ đồng, giảm 1.414 tỷ đồng. Tỷ lệ giảm là 50%. Chiếm tỷ trọng 48.4%/tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi, tiền vay TCTD: 42 tỷ đồng, giảm 260 tỷ đồng so với năm 2008, tỷ lệ giảm 86%. Chiếm 1.4%/tổng nguồn vốn huy động. Dư nợ: Tổng dư nợ trong năm 2008 đạt được 1.416 tỷ đồng, giảm 385 tỷ đồng so với năm 2007, tỷ lệ giảm 21,4% so với năm 2007. Cơ cấu dư nợ theo loại tiền: Dư nợ nội tệ: 1.237 tỷ đồng, giảm 165 tỷ đồng, tỷ lê giảm 12% so với năm 2008 và chiếm 88.2%/ tổng dư nợ. Dư nợ ngoại tệ (quy đổi VNĐ): 8 tỷ đồng, giảm 5 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 39% so với năm 2008 và chiếm 0.6%/ tổng dư nợ. Cơ cấu dư nợ theo thời gian cho vay: Dư nợ ngắn hạn: 776 tỷ đồng, giảm 38 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 5% so với năm 2008 và chiếm 62.3%/ tổng dư nợ. Dư nợ trung hạn: 468 tỷ đồng, giảm 132 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 22% so với năm 2008 và chiếm 37.6%/ tổng dư nợ. Dư nợ dài hạn: 1 tỷ đồng, giảm 1 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 50% so với năm 2007 và chiếm 0.08%/ tổng dư nợ. Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế: Doanh nghiệp Nhà nước: 11 tỷ đồng, giảm 82 tỷ đồng so với 2008, tỷ lệ giảm 89% Ngoài quốc doanh: 862 tỷ đồng, giảm 157 tỷ đồng so với năm 2008, tỷ lệ giảm 15%. Chiếm 69.2%/ Tổng dư nợ. Dư nợ hộ gia đình, cá thể: 373 tỷ đồng, tăng 69 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 23%. Chiếm 30%/ tổng dư nợ. Thu nhập: Tổng thu đạt 417 tỷ đồng, tăng 88 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 26.7% so với năm 2008 Trong đó: Thu từ hoạt động tín dụng: 360 tỷ đồng, tăng 34 tỷ đồng so với năm 2008, tỷ lệ tăng 10.4%. Chiếm 86.3%/ tổng thu Thu dịch vụ: 8 tỷ đồng, tăng 6.8 tỷ đồng so với năm 2008, tỷ lệ tăng 520.7% và tăng 224.2% so với kế hoạch. Chiếm 1.9%/ tổng thu Chi phí: Tổng chi đạt 364 tỷ đồng, giảm 1.385 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 79% so với năm 2008 Trong đó: Chi trả lãi tiền gửi, tiền vay: 366 tỷ đồng, giảm 84 tỷ đồng so với năm 2008 Chênh lệch thu nhập-chi phí: Chênh lệch đạt 53.47 tỷ đồng. Tăng 6.94% so với kế hoạch. Các hoạt động khác: Mua bán ngoại tệ: Doanh số mua: mua của sở quản lý vốn 17.211 ngàn USD, mua của khách hàng 33.122 ngàn USD Doanh số bán: bán cho sở quản lý vốn 24.822 ngàn USD, bán cho khách hàng 25.512 ngàn USD Thanh toán quốc tế: Tổng thanh toán quốc tế: 1.010 món, số tiền 54.454 ngàn USD, so với năm 2008: tăng 650 món, số tiền tăng 40.280 ngàn USD. Trong đó: + Hàng nhập: Nhờ thu: 139 món; số tiền 3.474 ngàn USD, so với năm 2008: tăng 83 món, số tiền tăng 2.201 USD Chuyển tiền: 423 món, số tiền 10.108 ngàn USD, so với năm 2008: tăng 186 món, số tiền tăng 1.675 ngàn USD Thanh toán L/C: 309 món, số tiền 13.462 ngàn USD, so với năm 2008: tăng 242 món, số tiền tăng 8.944 ngàn USD Dịch vụ chi trả kiều hối: 217.2 ngàn USD tăng 33 ngàn USD so với năm 2008 trong đó dịch vụ chuyển tiền Western Union: 216.8 ngàn USD Dịch vụ thẻ: Tổng số thẻ đã phát hành trong năm 2009: 13.495 thẻ, tổng số dư trên các tài khoản thẻ là: 24 tỷ đồng, tăng so với năm 2008 là: 10.094 thẻ. Trong đó: + Thẻ nội địa: 12.288 thẻ, số dư: 13.8 tỷ đồng. + Thẻ debit: 1.080 thẻ, số dư: 10.2 tỷ đồng. + Thẻ Credit: 127 thẻ, số dư: 1.8 tỷ đồng. 2.2.1. Đánh giá tình hình kinh doanh tại Ngân Hàng No&PTNT chi nhánh Chợ Lớn giai đoạn 2006-2009 Giai đoạn 2006-2009 là một giai đoạn đầy biến động. Mốc thời gian đáng chú ý là từ năm 2008 – năm bắt đầu của cuộc khủng hoảng kinh tế đã dẫn đến nhiều hệ lụy, làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng rơi vào khủng hoảng. Tuy nhiên chi nhánh cũng đã có những nỗ lực để đạt được một số kết quả và thành tích trong kinh doanh Những mặt làm được trong giai đoạn này: - Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của NHNN trong huy động vốn. lãi suất, tăng trưởng dư nợ… - Điều hành lãi suất mềm mỏng linh họat góp phần cùng với NHNN điều tiết lại tình hình lạm phát cao trong năm 2008. - Mặc dù gặp khó khăn nhưng ngân hàng vẫn cho thấy được vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế bằng việc trợ giúp cho các doanh nghiệp có vốn làm ăn nhất là trong giai đoạn kinh tế khó khăn. - Phát triển mạnh mẽ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các sản phẩm huy động vốn từ dân cư và dịch vụ thẻ. Số lượng máy ATM (năm 2006 là 5 máy đến năm 2009 chi nhánh có 10 máy) và thẻ của ngân hàng đã tăng lên nhanh chóng (tổng số thẻ đã phát hành trong năm 2008: 2.769 thẻ, tổng số dư trên các tài khoản thẻ là: 5.7 tỷ đồng, tăng so với năm 2007 là: 2.252 thẻ; tổng số thẻ đã phát hành trong năm 2009: 13.495 thẻ, tổng số dư trên các tài khoản thẻ là: 24 tỷ đồng, tăng so với năm 2008 là: 10.094 thẻ) - Chi nhánh cũng chú trọng mở rộng mạng lưới giao dịch, nâng cấp một số chi nhánh và mở rộng thêm một số phòng giao dịch. Cụ thể năm 2007 chi nhánh đã thực hiện tốt việc sắp xếp và cơ cấu lại ngân hàng theo Quyết định 888 của NHNN, cụ thể: đã nâng cấp Chi nhánh Phú Mỹ Hưng lên cấp I trực thuộc NHNoVN và đã đề nghị nâng cấp thêm 3 chi nhánh. Đầu năm 2008, 3 chi nhánh cấp II trực thụôc chi nhánh đã được nâng lên thành chi nhánh cấp I, vào thời điểm đó chi nhánh chỉ còn 01 hội sở và 01 phòng giao dịch; tháng 12 năm 2008 chi nhánh đã mở thêm và đưa và hoạt động 3 phòng giao dịch trực thuộc). Việc mở rộng thêm chi nhánh và phòng giao dịch đã giúp cho chi nhánh từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần của mình. Những mặt hạn chế trong giai đoạn này: - Nguồn vốn của chi nhánh tăng trưởng chậm, có chiều hướng sụt giảm mạnh nhất là năm 2008, các đợt huy động vốn do NHNoVN và chi nhánh phát

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKhoa luan - Thuc trang tin dung trung dai han tai agribank Cho Lon.docx
Tài liệu liên quan