MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Hệ thống báo cáo tài chính . .3
1.1.1 Bảng cân đối kế toán . . 4
1.1.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh . 4
1.2 Phân tích báo cáo tài chính . 5
1.2.1 Khái niệm,mục tiêu,ý nghĩa và phương pháp phân tích báo cáo tài chính.5
1.2.1.1 Khái niệm . 5
1.2.1.2 Mục tiêu . 5
1.2.1.3 Ý nghĩa . 5
1.2.1.4 Phương pháp phân tích . .6
1.2.2 Phân tích khái quát về tài sản . 6
1.2.3 Phân tích khái quát về nguồn vốn . 7
1.2.4 Phân tích quan hệ cân đối tài sản – nguồn vốn . .8
1.2.5 Phân tích khái quát về thu nhập – chi phí – lợi nhuận . 9
1.3 Phân tích một số tỷ số tài chính . 10
1.3.1 Các tỷ số thanh toán . 10
1.3.1.1 Vốn hoạt động thuần .10
1.3.1.2 Tỷ lệ thanh toán hiện hành (tỷ lệ thanh toán ngắn hạn) 10
1.3.1.3 Tỷ lệ thanh toán nhanh .11
1.31.4 Khả năng thanh toán nhanh bằng tiền .11
1.3.2 Các tỷ số hoạt động . .12
1.3.2.1 Luân chuyển hàng tồn kho . .12
1.3.2.2 Luân chuyển nợ phải thu .13
1.3.2.3 Luân chuyển tài sản ngắn hạn .13
1.3.2.4 Luân chuyển tài sản cố định 14
1.3.2.5 Luân chuyển tài sản 14
1.3.2.6 Luân chuyển vốn sở hữu . .14
1.3.3 Các tỷ số nợ . .15
1.3.3.1 Tỷ suất nợ . .15
1.3.3.2 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 15
1.3.3.3 Hệ số thanh toán lãi vay . .15
1.3.4 Các chỉ tiêu sinh lời cơ bản . .16
1.3.4.1 Tỷ lệ lãi gộp . .16
1.3.4.2 Tỷ lệ lãi từ hoạt động kinh doanh 16
1.3.4.3 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 16
1.3.4.4 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) . .17
1.3.4.5 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) . 17
CHƯƠNG II:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VŨ QUỲNH
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Vũ Quỳnh . .18
2.1.1 Lịch sử hình thành Công ty Vũ Quỳnh . .18
2.1.2 Công Vũ Quỳnh ngày nay . .18
2.1.3 Các thông tin chung về Công ty Vũ Quỳnh .18
2.2 Tổ chức và quy mô hoạt động của Công ty 19
2.2.1 Cơ cấu tổ chức 19
2.2.2 Quy mô hoạt động . 20
2.3 Các lĩnh vực hoạt động chính của Công ty 20
2.3.1 Dịch vụ chính . .20
2.3.2 Các dịch vụ khác . 21
2.4 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận . 21
2.4.1 Tình hình tổ chức công tác kế toán .22
2.4.2 Tổ chức công tác kế toán và một số chính sách kế toán chủ yếu .24
2.5 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua hai năm 2008,2009. 26
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY VŨ QUỲNH QUA HAI NĂM 2008, 2009
3.1 Giới thiệu các báo cáo tài chính của Công ty 28
3.2 Phân tích các tình hình tài chính theo chiều ngang và chiều dọc . 29
3.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán . 29
3.2.1.1 Phân tích về tài sản 29
3.2.1.2 Tình hình tỷ suất đầu tư, tỷ suất tự tài trợ, hệ số hao mòn. .34
3.2.1.3 Phân tích về nguồn vốn .35
3.2.1.4 Tình hình tỷ lệ nợ, tỷ lệ vốn sở hữu 39
3.2.1.5 Phân tích mối quan hệ cân đối tài sản – nguồn vốn .39
3.2.2Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .41
3.2.2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008,2009 .41
3.2.2.2 Phân tích thu nhập – chi phí – lợi nhuận . 41
3.3 Phân tích một số tỷ số tài chính . 46
3.3.1 Các tỷ số thanh toán . 46
3.3.1.1 Vốn hoạt động thuần 46
3.3.1.2 Tỷ lệ thanh toán hiện hành (tỷ lệ thanh toán ngắn hạn) .47
3.3.1.3 Tỷ lệ thanh toán nhanh .47
3.3.1.4 Khả năng thanh toán nhanh bằng tiền .48
3.3.2 Các tỷ số hoạt động .48
3.3.2.1 Luân chuyển nợ phải thu 48
3.3.2.2 Luân chuyển tài sản ngắn hạn 49
3.3.2.3 Luân chuyển tài sản cố định .50
3.3.2.4 Luân chuyển tài sản .50
3.3.2.5 Luân chuyển vốn sở hữu .51
3.3.3 Các tỷ số nợ . .52
3.3.3.1 Tỷ suất nợ .52
3.3.3.2 Hệ số nợ trên vốn sở hữu 52
3.3.3.3 Hệ số thanh toán lãi vay .53
3.3.4 Phân tích khả năng sinh lời . 53
3.3.4.1 Tỷ lệ lãi gộp 53
3.3.4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu . .54
3.3.4.3 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) 54
3.3.4.4 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) . 55
3.3.5 Bảng tổng hợp các tỷ số . .55
NHẬN XÉT và KẾT LUẬN
A. Nhận xét . .58
v Ưu điểm 59
v Mặt hạn chế .60
B. Kiến nghị 60
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2335 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Vũ Quỳnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùn cụ thể, đó là: kế toán phải trả và thuế; kế toán tổng hợp và tài sản cố định; kế toán phải thu; kế toán tiền mặt; kế toán ngân hàng; kế toán chí phí quảng cáo và tiếp thị …
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán và tài chính
Kế toán trưởng
Kế toán văn phòng đại diện
Kế toán tổng hợp
Tp.HCM
Kế toán tổng hợp chi nhánh Hà Nội
Kế toán tổng hợp chi nhánh Đà Nẵng
Kế toán phụ trách VPĐ D chi nhánh Hà Nội
Kế toán phụ trách VPĐD chi nhánh Đà Nẵng
Các kế toán viên và thủ quỹ
Các kế toán viên và thủ quỹ
Quản lý ngân quỹ
Quản lý hệ thống và các báo cáo
Quản lý công tác kế toán
Tổ chức công tác kế toán và một số chính sách kế toán chủ yếu
Chế độ kế toán áp dụng
Hiện nay, Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006
Hệ thống tài khoản áp dụng
Công ty áp dụng cả hai hệ thống tài khoản:
VAS: áp dụng cho hệ thống kế toán Việt Nam
Ngoài ra, còn thiết lập các tài khoản cấp 2,3,4,… để phù hợp với điều kiện hạch toán kế toán tại Công ty.
Hệ thống chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành. Các chứng từ kế toán tại Công ty được thiết kế theo đúng quy định về mẫu sổ và chứng từ do Bộ tài chính ban hành, đồng thời cũng phù hợp với điều kiện tại Công ty.
Chứng từ rõ ràng, trung thực, không bôi xóa, sửa chữa.
Hình thức sổ kế toán tại Công ty là hình thức chứng từ ghi sổ.
Niên độ kế toán
Năm tài chính đầu tiên của Công ty là từ 15/05/2006 đến 31/12/2006.
Vào nhừng năm tiếp theo, Công ty áp dụng niên độ kế toán từ 01/01 đến 31/12 hàng năm.
Kiểm kê tài sản
Doanh nghiệp tổ chức kiểm kê tài sản cố định hiện có vào 31/12 hàng năm.
Chính sách khấu hao tài sản cố định
Công ty tính giá TSCĐ theo nguyên tắc nguyên giá và áp dụng chính sách khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
Lãi và lỗ do thanh lý nhượng bán tài sản cố định được xác định bằng số chênh lệch giữa số tiền thu thuần do thanh lý với giá trị còn lại của tài sản và được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong báo cáo lãi lỗ.
Phương pháp tính thuế
Thuế giá trị gia tăng được tính theo phương pháp khấu trừ.
Phương pháp hạch toán ngoại tệ
Hạch toán theo phương pháp thực tế bình quân liên ngân hàng.
Báo cáo kế toán định kỳ
Chế độ báo cáo kế toán theo đúng quy định của Nhà nước, các báo cáo tài chính được soạn lập theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý hiện hành tại nước Việt Nam.
2.5 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất kinh doanh qua hai năm 2008,2009
Đvt : 1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Tổng tài sản
55,783,029
70,925,325
Tổng doanh thu
50,766,076
85,353,436
Tổng chi phí
48,223,381
84,047,513
Lợi nhuận trước thuế
2,542,695
1,305,923
Lợi nhuận sau thuế
2,121,011
921,818
Biểu đồ 2.1: Tình hình sản xuất kinh doanh qua hai năm 2008,2009
Tổng tài sản năm 2008 là 55,783,029,000 và năm 2009 là 70,925,325,000. Ta có thể nhận thấy có sự biến động lớn trong việc sử dụng tài sản trong năm 2009 cho thấy
công ty tăng cường sử dụng vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 là 85,353,436,000 còn năm 2008 là 50,766,076,000 ta nhận thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu lên đến hai con số. Công ty ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng và đối tác kinh doanh, qua đó thị trường ngày càng được mở rộng.
Tổng chi phí năm 2008 là 48,223,381.000 còn năm 2009 là 84,047,513,000 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 nên năm 2009 công ty nay mạnh hoạt động tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại bán hàng do đó chi phí năm 2009 tăng lên gần gấp đôi so với năm 2008. Dẫn đến lợi nhuận giảm từ 2,542,695,000 năm 2008 xuống 1,305,923,000 năm 2009.
CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH SX TM DV VŨ QUỲNH. QUA HAI NĂM 2008, 2009
3.1 Giới thiệu các báo cáo tài chính của Công ty
Công ty TNHH SX TM DV Vũ Quỳnh phát hành báo cáo tài chính vào cuối mỗi tháng.
Các loại báo cáo tài chính của Công ty bao gồm:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bảng thuyết minh báo cáo tài chính
Các báo cáo tài chính được soạn thảo dựa theo quy ước giá gốc và nguyên tắc dồn tích, đơn vị tiền tệ sử dụng là Việt Nam đồng.
Với mục tiêu và phạm vi phân tích của đề tài (phân tích tình hình tài chính hai năm 2008, 2009), chương 3 này chỉ tập trung phân tích hai loại báo cáo chính của Công ty, đó là: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .
3.2 Phân tích tình hình tài chính theo chiều ngang và chiều dọc
3.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán
Bảng 3.1: Tình hình tài sản qua hai năm
Đvt : 1000đ
Nội dung
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Mức tăng
I. TÀI SẢN NGẮN HẠN
31,258,288
0.5604
43,138,523
0.6082
11,880,235
0.3801
1. Tiền & các khoản tương đương tiền
12,853,414
0.2304
24,441,098
0.3446
11,587,684
0.9015
2. Các khoản phải thu
17,996,558
0.3226
16,016,107
0.2258
(1,980,451)
(0.1100)
3. Tài sản ngắn hạn khác
408,316
0.0073
2,681,318
0.0378
2,273,002
5.5668
II. TÀI SẢN DÀI HẠN
24,524,741
0.4396
27,786,802
0.3918
3,262,061
0.1330
1. Tài sản cố định định hữu hình
16,954,553
0.3039
15,999,796
0.2256
(954,757)
(0.0563)
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
1,362,641
0.0244
5,223,899
0.0737
3,861,258
2.8337
3. Tài sản dài hạn khác
6,207,547
0.1113
6,563,107
0.0925
355,560
0.0573
TỔNG TÀI SẢN
55,783,029
1.0000
70,925,325
1.0000
15,142,296
0.2714
Thông qua bảng cân đối kế toán, ta có thể thấy được tình hình tài sản và nguồn vốn của năm 2008, 2009. Dựa trên những số liệu này, việc phân tích giá trị, tỷ trọng và những biến động về giá trị, kết cấu của tài sản, nguồn vốn sẽ giúp đưa ra những đánh giá về tiềm năng kinh tế, về tính hợp lý và hợp pháp nguồn vốn của doanh nghiệp, khả năng tự chủ tài chính, đồng thời đưa ra những phương hướng cụ thể cho việc sử dụng hiệu quả tài sản, nguồn vốn để phục vụ cho hoat động kinh doanh tại Công ty. Ngoài ra, ta có thể kết hợp với phân tích một số tỷ số tài chính gắn liền với tình hình tài sản, nguồn vốn để có những nhận định và phương hướng rõ nét hơn.
Phân tích về tài sản
Phân tích biến động về tài sản qua hai năm về giá trị và kết cấu
Trên đây là những thông tin chi tiết về tình hình tài sản tại Công ty TNHH SX TM DV Vũ Quỳnh qua hai năm 2008,2009 và những đánh giá về biến động cũng như những ảnh hưởng của chúng đến hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính ở Công ty.
Phân tích theo chiều ngang:
Nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung (GAAP) đòi hỏi phải trình bày thông tin của năm hiện hành và năm trước trên báo cáo tài chính. Điểm khởi đầu chung cho việc nghiên cứu các báo cáo tài chính đó là phân tích theo chiều ngang, bằng cách tính số tiền chênh lệch và tỷ lệ % chênh lệch năm này so với năm trước.
Căn cứ vào số liệu thu thập và tính toán được ở Bảng kê tình hình tài sản qua hai năm (Bảng 1), nhìn chung tổng tài sản năm 2009 là 70.925.325 ngàn đồng, tăng 15.142.296 ngàn đồng tương ứng tăng 27.14% so với năm 2008. Điều này cho thấy trong năm 2009, Công ty đã chú trọng đầu tư vào tài sản nhiều hơn năm trước. Trong đó, tài sản ngắn hạn là 43.138.523 ngàn đồng, tăng 11.880.235 ngàn đồng tương ứng tăng 38.01% so với năm 2008, và tài sản dài hạn là 27.786.802 ngàn đồng, tăng 3.262.061 ngàn đồng tương ứng tăng 13.3% so với năm 2008.
Xem xét Bảng kê trên theo từng khoản mục, ta thấy có những biến động đáng chú ý sau:
Các khoản tiền và tương đương tiền năm 2009 là 24.441.098 ngàn đồng, tăng 11.587.684 ngàn đồng tương ứng tăng 90.15% so với năm 2008. Trong đó cả tiền mặt và tiền đang chuyển đều giảm lần lượt là 74.17% và 57.06%, chỉ có tiền gửi ngân hàng tăng cao với tỷ lệ 158.09%. Những biến động trên cho thấy Công ty đã gia tăng giao dịch với khách hàng thông qua ngân hàng và giảm lượng tiền mặt nắm giữ trong tay xuống đến mức cần thiết. Điều này thể hiện sự cải tiến thuận lợi trong giao dịch, giúp cho việc thanh toán trở nên thuận lợi hơn.
Các khoản phải thu năm 2009 là 16.016.107 ngàn đồng, giảm 1.980.451 ngàn đồng tương ứng giảm 11% so với năm 2008. Tuy khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn đã giảm 38.13% và các khoản phải thu khác trong năm của Công ty đã được thanh toán hết, nhưng khoản phải thu khách hàng tăng 52.45%, trả trước cho người bán tăng 106.45% so với năm 2008 và Công ty có thêm một số khoản phải thu nội bộ. Điều này cho thấy mặt tích cực là lượng khách hàng của Công ty trong năm 2009 đã tăng lên và hoạt động kinh doanh ngày càng được mở rộng.
Đặc biệt là tài sản ngắn hạn khác của Công ty năm 2009 tăng 2.273.002 ngàn đồng tương ứng tăng 556.68% so với năm 2008. Đây là một mức tăng khá cao, trong đó tăng nhiều nhất là chi phí trả trước ngắn hạn với tỷ lệ 410.82%. Chi phí này chưa được tính vào kỳ kế toán năm 2009 nhưng sẽ được phân bổ dần vào các kỳ kế toán của năm sau. Việc này làm cho kết quả kinh doanh của năm 2009 có thể là một con số chưa chính xác và những kỳ kinh doanh sau sẽ phải gánh thêm phần chi phí này. Đây có thể là một sự bất lợi. Tuy nhiên, nếu xem xét kết quả phân tích nguồn vốn ta sẽ thấy điều đó là hợp lý (ta sẽ thấy rõ hơn ở mục 3.2.1.3 phần3.2.1.3.1 – Phân tích tình hình nguồn vốn qua hai năm).
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang năm 2009 là 5.223.899 ngàn đồng, tăng 3.861.258 ngàn đồng tương ứng tăng 283.37% so với năm 2008 do Công ty đang trong quá trình đầu tư xây dựng và mở rộng hệ thống kho bãi.
Tài sản dài hạn khác của Công ty chủ yếu là các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược dài hạn. Năm 2009, tài sản dài hạn khác là 548.394 ngàn đồng, tăng 1180.19% so với năm 2008. Kết quả này cho thấy giá trị tài sản Công ty đem ký cược, ký quỹ với thời hạn trên 1 năm đã tăng lên đáng kể trong năm 2009, biểu hiện một thay đổi lớn trong việc Công ty chấp nhận vay vốn dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Phân tích theo chiều dọc:
Nếu phân tích theo chiều ngang ta thấy quy mô biến động và tốc độ biến động của các đối tượng phân tích qua hai năm thì phân tích theo chiều dọc cho ta cái nhìn tổng quát về mối quan hệ của các bộ phận khác nhau so với tổng số trong một năm, đồng thời chỉ ra những thay đổi quan trọng về kết cấu của một năm so với năm tiếp theo. Những thay đổi và mối quan hệ đó được thể hiện qua các biểu đồ cơ cấu.
Dựa vào hai biểu đồ cơ cấu tài sản của hai năm 2008 và 2009 trên, ta thấy, trong năm 2008, khoản mục các khoản phải thu và tài sản cố định chiếm tỷ trọng nhiều nhất, lần lượt là 32.26% và 30.39%. Nhưng đến năm 2009 lại có sự chuyển đổi thuận lợi hơn. Ngoại trừ khoản mục tài sản dài hạn khác thay đổi không đáng kể, các khoản mục còn lại đều có sự thay đổi đáng chú ý về kết cấu. Trong đó, khoản mục tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng nhiều nhất là 34.46%.
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu tài sản năm 2008
Tiền và các khoản tương
đương tiền
Các khoản phải thu
Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản cố định
Chi phí xây dựng cơ bản
dở dang
Tài sản dài hạn khác
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu tài sản năm 2009
Tiền và các khoản tương
đương tiền
Các khoản phải thu
Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản cố định
Chi phí xây dựng cơ bản
dở dang
Tài sản dài hạn khác
So sánh qua hai năm:
Năm 2008, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 23.04% cơ cấu tổng tài sản. Đến năm 2009, khoản mục này chiếm 34.46% cơ cấu tổng tài sản. Còn cơ cấu của tài sản ngắn hạn khác tăng từ 0.73% trong năm 2008 lên 3.78% trong năm 2009. Trong khi đó, cơ cấu các khoản phải thu trên tổng tài sản giảm từ 32.26% năm 2008 xuống còn 22.58% năm 2009. Kết quả này biểu hiện tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đang phát triển theo chiều hướng thuận lợi. Cụ thể là cơ cấu tiền, tài sản ngắn hạn tăng lên và cơ cấu các khoản phải thu giảm xuống.
Cơ cấu của tài sản cố định năm 2008 chiếm 30.39% cơ cấu tổng tài sản, nhưng con số này năm 2009 là 22.56%. Tương tự, cơ cấu tài sản dài hạn khác cũng giảm từ 11.13% năm 2008 xuống 9.25% năm 2009. Ngược lại, cơ cấu chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng từ 2.44% năm 2008 lên 7.37% năm 2009. Kết quả này cho thấy trong năm 2009, Công ty đã tiến hành thanh lý, nhượng bán một số tài sản cố định đã lỗi thời, hư hỏng, hoặc hết thời gian khấu hao và đang xây dựng, mua mới tài sản cố định để có thể phục vụ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh.
Những thay đổi về cơ cấu tài sản trên là hợp lý, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Công ty đang cố gắng cải tiến điều kiện kinh doanh của mình, giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.
Tình hình tỷ suất đầu tư, tỷ suất tự tài trợ, hệ số hao mòn
Bảng 3.1: Tình hình tỷ suất đầu tư, tỷ suất tự tài trợ, hệ số hao mòn
Đvt : 1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
1.Tổng tài sản
55,783,029
70,925,325
2.Nguồn vốn chủ sở hữu
37332739
61,852,557
3.Nguyên giá tài sản cố định
26,030,035
29,120,776
4.Giá trị hao mòn tài sản cố định
9,375,482
13,120,980
5.Tỷ suất đầu tư (5)=(3)/(1)
47.2%
41.06%
6.Tỷ suất tài trợ (6)=(2)/(3)
141.79%
212.40%
7.Hệ số hao mòn (7)= (4)/(3)
35.61%
45.00%
Căn cứ vào kết quả tính toán trên, ta thấy:
Trong năm 2008, tỷ suất đầu tư là 47.2%. Trong khi đó, năm 2009, tỷ suất này là 41.06%, cho thấy năm 2009 cơ cấu tài sản cố định của Công ty chiếm tỷ lệ thấp hơn năm 2008.
Tỷ suất tự tài trợ năm 2008 là 141.79%, nhưng đến năm 2009 con số này tăng lên gấp rưỡi, 212.4%. Nguyên nhân của việc tăng tỷ suất này là do trong năm 2009 Công ty đã hoàn tất việc góp vốn pháp định. Mặc dù nguyên giá của TSCĐ tăng thêm 2,790,741 ngàn đồng, do Công ty đang trong quá trình đầu tư mở rộng hệ thống kho bãi, tỷ suất tự tài trợ vẫn tăng do mức tăng vốn chủ sở hữu tăng cao hơn so với mức tăng TSCĐ. Tỷ suất tự tài trợ ở mức 212.40% thể hiện Công ty chỉ cần sử dụng một phần vốn chủ sở hữu cho đầu tư xây dựng cơ bản.
Hệ số hao mòn tài sản cố định năm 2008 là 35.61%, năm 2009 là 45%. Cả hai con số này đều nhỏ hơn 100% và ở mức có thể chấp nhận được. Nhưng có một vấn đề cần chú ý ở đây. Xét trên cơ sở lý thuyết, hệ số hao mòn năm 2009 cao hơn năm 2008 cho thấy tài sản cố định của Công ty đã lỗi thời và cần được thay mới. Tuy nhiên, thực tế, trong năm 2009, do nguyên giá của tài sản được thay mới có mức tăng thấp hơn so với giá trị hao mòn lũy kế (10.60% so với 39.95%) dẫn đến hệ số hao mòn năm 2009 cao hơn năm 2008. Cho nên kết quả tính toán trên là bình thường.
Phân tích về nguồn vốn
Phân tích tình hình chuyển đổi nguồn vốn qua hai năm
Phân tích theo chiều ngang:
Căn cứ vào số liệu thu thập và tính toán được ở Bảng kê tình hình nguồn vốn qua hai năm (Bảng 2), nhìn chung tổng nguồn vốn năm 2009 là 70.925.325 ngàn đồng, tăng 15.142.296 ngàn đồng tương ứng tăng 27.14% so với năm 2008. Trong đó, nợ phải trả năm 2009 giảm 50.83% và vốn chủ sở hữu tăng 65.68% so với năm 2008. Như vậy, có thể nói Công ty đang trên đà phát triển, nguồn vốn kinh doanh ngày càng tăng lên, và dần khẳng định khả năng tự chủ tài chính của mình.
Bảng 3.2 : bảng kê tình hình nguồn vốn qua hai năm
Đvt : 1000đ
Nội dung
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Mức tăng
I. NỢ PHẢI TRẢ
18,450,290
0.3308
9,072,768
0.1279
(9,377,522)
(0.5083)
1. Nợ ngắn hạn
17,190,903
0.3082
5,901,436
0.0832
(11,289,467)
(0.6567)
2. Nợ dài hạn
1,259,387
0.0226
3,171,332
0.0447
1,911,945
1.5182
II. VỐN CHỦ SỞ HỮU
37,332,739
0.6692
61,852,557
0.8721
24,519,818
0.6568
1. Vốn chủ sỡ hữu
37,332,739
0.6692
61,852,557
0.8721
24,519,818
0.6568
TỔNG NGUỒN VỐN
55,783,029
1.0000
70,925,325
1.0000
15,142,296
0.2714
Xem xét chi tiết từng khoản mục, ta thấy:
Nợ ngắn hạn năm 2009 là 5.901.436 ngàn đồng, giảm 11.289.467 ngàn đồng tương ứng giảm 65.67% so với năm 2008. Trong đó, các khoản vay và nợ ngắn hạn, phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải nộp nhà nước đều giảm và giảm nhiều nhất là các khoản vay và nợ ngắn hạn (khoản này đã được thanh toán hết trong năm 2009). Còn các khoản phải trả công nhân viên, chi phí phải trả, phải trả phải nộp khác đều tăng, đáng chú ý nhất là khoản chi phí phải trả với mức tăng 421.93% và khoản phải trả phải nộp khác với mức tăng cao nhất là 654.72%. Chi phí phải trả là khoản chi phí chưa phát sinh được tính trước vào chi phí kinh doanh. Nếu như ở phần phân tích tình hình tài sản, chi phí trả trước làm cho chi phí kinh doanh trong kỳ giảm đi thì ở đây, phần chi phí phải trả tăng lên đã làm cho chi phí kinh doanh trong kỳ của Công ty tăng lên. Điều này giải thích vì sao sự gia tăng chi phí trả trước ngắn hạn là hợp lý. Còn khoản phải trả phải nộp khác tăng lên chủ yếu cho thấy sự gia tăng doanh thu chưa thực hiện. Đây là phần doanh thu Công ty được nhận trước khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Kết quả này thể hiện quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty đang ngày càng được mở rộng.
Nợ dài hạn của Công ty chủ yếu là các khoản phải trả dài hạn khác, cụ thể là các khoản dự phòng trợ cấp thôi việc. Trong năm 2009, khoản này có giá trị là 3.171.332 ngàn đồng, tăng 1.911.945 ngàn đồng tương ứng tăng 151.82% so với năm 2008.
Về nguồn vốn kinh doanh, chỉ tiêu này trong năm 2009 có giá trị là 50.014.500 ngàn đồng, tăng 23.598.000 ngàn đồng tương ứng tăng 89.33% so với năm 2008. Mức tăng này thể hiện Công ty đã hoàn tất việc góp vốn, qua đó khẳng định khả năng tự chủ tài chính của mình. Công ty có thể sử dụng nguồn vốn này để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình và đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.
Phân tích theo chiều dọc:
Dựa vào biểu đồ về cơ cấu nguồn vốn của hai năm 2008, 2009, ta nhận thấy cơ cấu vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhiều nhất và có sự thay đổi rõ rệt về cơ cấu nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu giữa hai năm, còn cơ cấu nợ dài hạn thay đổi không đáng kể.
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu nguồn vốn năm 2008
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Vốn chủ sỡ hữu
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu nguồn vốn năm 2009
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Vốn chủ sỡ hữu
Cơ cấu vốn chủ sở hữu năm 2009 đã có chuyển biến tích cực, từ tỷ trọng 66.92% trên tổng nguồn vốn năm 2008 tăng lên 87.21% trên tổng nguồn vốn năm 2009. Đây là sự chuyển biến rất lạc quan cùng với sự thay đổi cơ cấu của khoản mục nợ ngắn hạn, từ tỷ trọng 30.82% trên tổng nguồn vốn năm 2008 giảm xuống 8.32% năm 2009. Kết quả tính toán này đã càng chứng tỏ rõ hơn khả năng tự chủ tài chính của Công ty. Tuy nhiên, cần phải lưu ý, tỷ trọng vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2009 ở mức 87.21% là một con số không thấp. Nó cho thấy Công ty đang trong tình trạng ứ đọng vốn và việc sử dụng vốn chưa hiệu quả. Về lâu dài, Công ty nên dần hạ thấp tỷ trọng này xuống mức từ 40% đến 60% là hợp lý.
Tình hình tỷ lệ nợ, tỷ lệ vốn sở hữu
Bảng 3.3: Tình hình tỷ lệ nợ, tỷ lệ vốn sở hữu
Đvt : 1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
1.Tổng nguồn vốn
55,783,029
70,925,325
2.Vốn chủ sở hữu
37,332,739
61,852,557
3.Nợ phải trả
18,450,290
9,072,768
4.Tỷ lệ nợ (4)=(3)/(1)
33.08%
12.79%
5.Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (5)= (2)/(1)
66.92%
87.21%
Như phân tích theo chiều dọc nguồn vốn qua hai năm, tỷ lệ nợ và tỷ lệ vốn chủ sở hữu thể hiện cơ cấu của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trên tổng số nguồn vốn. Tình hình tỷ lệ nợ và tỷ lệ vốn sở hữu như đã tính toán ở trên cho thấy khả năng tự chủ tài chính của Công ty đang ở mức cao và chuyển biến tích cực qua hai năm. Tuy vậy, trong năm 2009, Công ty chưa đạt được hiệu quả sử dụng vốn và cần phải sử dụng các nguồn vốn, nguồn tài trợ hợp lý hơn vào những năm sau.
Phân tích mối quan hệ cân đối tài sản – nguồn vốn
Để thể hiện sự tương quan về giá trị tài sản và cơ cấu vốn của Công ty trong hoạt động kinh doanh, ta cần phải phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.
Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán, ta có:
Bảng 3.4: Phân tích mối quan hệ cân đối tài sản – nguồn vốn
Đvt : 1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
1.Tài sản ngắn hạn
31,258,288
43,138,523
2.Nợ ngắn hạn
17,190,903
5,901,436
3.Vốn chủ sở hữu
37,332,739
61,852,557
4.Tài sản dài hạn
24,524,741
27,786,802
5.Nợ dài hạn
1,259,387
3,171,332
Ta nhận thấy năm 2008:
Tài sản ngắn hạn = 31,258,288 = Nợ ngắn hạn + Vốn sở hữu (1)
= 17,190,903 + 14,067,385
Tài sản dài hạn = 24,524,741 = Nợ dài hạn + Vốn sở hữu (2)
= 1,259,387 + 23,265,354
Vốn sở hữu = Vốn sở hữu (1) + Vốn sở hữu (2) = 37,332,739
Tài sản ngắn hạn < Nợ ngắn hạn
Tài sản dài hạn < Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu đủ để đảm bảo cho phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, giữa tài sản dài hạn và nợ dài hạn
à Quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn trong năm 2009 là hợp lý, Công ty nên duy trì tốt mối quan hệ này cho những năm tài chính tiếp theo.
Ta nhận thấy năm 2009:
Tài sản ngắn hạn = 43,138,523 = Nợ ngắn hạn + Vốn sở hữu (1)
= 5,901,436 + 37,237,087
Tài sản dài hạn = 27,786,802 = Nợ dài hạn + Vốn sở hữu (2)
= 3,171,332 + 24,615,470
Vốn sở hữu = Vốn sở hữu (1) + Vốn sở hữu (2) = 61,852,557
à Tương tự như năm 2008, trong năm 2009, Công ty cũng đã giữ vững mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, đảm bảo cho tình hình tài chính luôn ổn định.
Ngoài ra, mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn còn được biểu hiện qua vốn lưu động thường xuyên.
Ta có: Vốn lưu động thường xuyên = Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn hạn
= Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn
Năm 2008, vốn lưu động thường xuyên là 14,067,385 ngàn đồng. Đến năm 2009, con số này là 37,237,087 ngàn đồng. Cả hai kết quả trên đều dương, cho thấy trong hai năm, Công ty đều đảm bảo được vốn cho hoạt động kinh doanh của mình.
Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho ta cái nhìn tổng quát về tình hình doanh thu, sử dụng chi phí và tình hình lãi, lỗ trong kinh doanh của Công ty. Dựa trên những số liệu thu thập được qua hai năm, ta có thể tính toán được giá trị, kết cấu của thu nhập – chi phí – lợi nhuận để từ đó đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm nay như thế nào và phương hướng hoạt động trong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BAO CAO CHINH.doc
- DE CUONG CHI TIET.doc