MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: Tổng quan về bảo hiểm dự án Xây Dựng ngoài khơi trong ngành dầu khí. 2
I. Giới thiệu chung về bảo hiểm dầu khí. 2
1.1 Các tổn thất trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí. 2
1.2 Các nghiệp vụ bảo hiểm dầu khí. 2
II. Bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi trong ngành Dầu Khí. 2
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi trong ngành dầu khí. 2
2.2 Vai trò của Bảo Hiểm dự án xây dựng ngoài khơi đối với ngành Dầu Khí. 2
2.3 Những nội dung cơ bản của Bảo Hiểm dự án xây dựng ngoài khơi. 2
2.3.1 Người được Bảo Hiểm 2
2.3.2 Đối tượng và Phạm vi Bảo Hiểm 2
2.3.3 Giá trị Bảo Hiểm và Số Tiền Bảo Hiểm 2
2.3.4 Thời hạn Bảo Hiểm 2
2.3.5 Phí Bảo Hiểm và cách tính Phí 2
2.3.6 Giám Định và Bồi Thường tổn thất trong Bảo Hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi. 2
2.3.7 Hợp đồng Bảo Hiểm dự án xây dựng ngoài khơi. 2
CHƯƠNG II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm Dầu Khí Việt Nam (PVI). 2
I. Khái quát về Tổng Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Dầu Khí 2
1.1 Giới thiệu 2
1.2 Tổ chức bộ máy hoạt động của PVI. 2
1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của PVI trong thời gian qua. 2
II. Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi tại PVI. 2
2.1 Những thuận lợi và khó khăn. 2
2.1.1 Thuận lợi 2
2.1.2 Khó Khăn 2
2.2 Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dự án xây dựng ngoài khơi tại PVI. 2
2.2.1 Quy trình triển khai nghiệp vụ. 2
2.2.2 Những kết quả đạt được và những vấn đề còn hạn chế 2
CHƯƠNG III: Một số giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi tại PVI. 27
I. Mục tiêu và phương hướng hoạt động của PVI. 27
1. Mục tiêu. 27
1.1. Mục tiêu chiến lược. 27
1.2. Mục tiêu năm 2009. 27
2. Phương hướng hoạt động của PVI.: 28
II. Một số giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi tại PVI .71
1.Giải pháp đối với ngành dầu khí Việt Nam.71
2. Giải pháp đối với PVI. 72
III. Một số kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi tại PVI. 29
1. Kiến nghị đối với nhà nước. 29
2. Kiến nghị đối với Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam 80
3. Kiến nghị đối với PVI. 80
KẾT LUẬN. 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
87 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảo Hiểm – Tài chính của tập đoàn.
Ngày 14/4/2007, Tổng công ty Cổ Phần Bảo Hiểm Dầu Khí Việt Nam chính thức ra mắt, đánh dấu sự chuyển mình cho những thành công rực rỡ tiếp theo. Ngày 10/08/2007 PVI niêm yết cổ phiếu tại Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội. Năm 2007, Doanh thu của công ty đạt 1997 tỷ đồng.
Năm 2008, Doanh thu đạt 2646,148 tỷ đồng.
Sự tăng trưởng về doanh thu của PVI từ năm 2003 đến năm 2008 được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng về doanh thu của PVI.
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Bản tin NGỌN LỬA - số 2/2008
Tăng trưởng lợi nhuận:
Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng lợi nhuận của PVI.
Đơn vị: tỷ đồng.
Nguồn: Nghị quyết họp hội đồng quản trị lần thứ IX của PVI.
Thị Phần của PVI trên thị trường Bảo hiểm Phi Nhân Thọ năm 2008 được thể hiện:
Biểu đồ 2.4: Thị phần của PVI năm 2008.
Chú thích:
Bảo Việt: 30%
PVI : 20%
Bảo Minh: 18%
Pjico : 9%
Công ty khác: 23%
Nguồn: Báo cáo thường niên 2008 của PVI.
Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi tại PVI.
Những thuận lợi và khó khăn.
Thuận lợi
PVI có môi trường kinh doanh thuận lợi. Đó là triển vọng tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế xã hội là tiềm năng cho thị trường bảo hiểm. Ở nước ta, thị trường bảo hiểm đã và đang ngày càng phát triển, hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho các doanh nghiệp bảo hiểm.
PVI là thành viên của Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam.Luôn nhận được sự ủng hộ từ tập đoàn và các đơn vị thành viên ngành dầu khí. Đây có thể coi là một lợi thế quan trọng của PVI. Vì đây là một trong các lý do quan trọng nhất giúp PVI có thể trở thành người bảo hiểm cho hầu hết các dự án xây dựng ngoài khơi do Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam triển khai. Ngoài ra, Tập Đoàn Dầu Khí đang phát triển thành tập đoàn đa ngành, đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm thăm dò và thẩm lượng trong nước cũng như tích cực tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở nước ngoài.
Thương hiệu của PVI trong lĩnh vực bảo hiểm năng lượng đã được khẳng định. Điều này giúp cho hoạt động khai thác bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi được thực hiện dễ dàng hơn.
Môi trường pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm cũng đã được cải thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển.
PVI cần phải biết tận dụng những thuận lợi trên và nắm bắt cơ hội để có những bước tiến nhanh và vững chắc.
Với những thuận lợi đó, kết hợp với sự đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu của tập thể Lãnh Đạo và cán bộ công nhân viên, cùng với sự dẫn dắt sáng suốt của Tập Đoàn, công ty luôn duy trì được vị trí dẫn đầu trên thị trường bảo hiểm về bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi.
Khó Khăn
Bên cạnh những thuận lợi, PVI cũng phải đối mặt với một số khó khăn như sau:
Năm 2008, 2009 là những năm nền kinh tế toàn cầu suy thoái. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của PVI. Vì khi nền kinh tế suy thoái thì số lượng các dự án lớn bị cắt giảm, do đó mà nhu cầu về bảo hiểm cũng giảm theo.
Việt Nam gia nhập WTO, xuất hiện hình thức cạnh tranh mới:
+ Từ năm 2007, không hạn chế cung cấp qua biên giới các dịch vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
+ Từ năm 2008, Doanh Nghiệp Bảo Hiểm 100% vốn nước ngoài được kinh doanh bảo hiểm các công trình dầu khí.
- Đối với các dự án lớn, năng lực bảo hiểm của thị trường trong nước còn hạn chế trong khi năng lực nhận tái bảo hiểm của thị trường quốc tế bị co hẹp do thời gian vừa qua có nhiều biến động, thiên tai, thảm hoạ lớn trên thế giới.
Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dự án xây dựng ngoài khơi tại PVI.
Quy trình triển khai nghiệp vụ.
Quy trình khai thác.
Sơ đồ 2.5: Quy trình khai thác.
Trách niệm
Sơ đồ quy trình
Bộ phận phối hợp
Giám đốc ban, trưởng nhóm.
Giám đốc ban, Chuyên viên theo dõi đơn.
Giám đốc ban, trưởng nhóm và Chuyên viên theo dõi đơn
Trưởng nhóm, Chuyên viên theo dõi đơn.
Giám đốc ban BHNL, TBH, Kế toán, KTKH.
Ban giám đốc
Chuyên viên theo dõi đơn, văn thư.
Chuyên viên theo dõi đơn, chuyên viên thống kê.
Thu thập và xử lý thông tin .
Dự thảo đơn bảo hiểm
Kiểm tra
Phê duyệt
Đóng dấu và phân phối đơn
Xác định nhu cầu bảo hiểm của khách hàng.
Lưu hồ sơ
+
Xác định điều kiện, điều khoản, phí BH
Thống kê, theo dõi thanh toán phí bảo hiểm, điều chỉnh phí và cấp cácSĐBS.
Ban BHNL
Ban BHNL
Ban TBH, KTKH,
Ban giám đốc.
Văn thư
Ban TBH, Kế toán,KTKH
Sơ đồ trên đã thể hiện rõ các công việc cần làm trong quy trình khai thác. Cụ thể:
a. Xác định nhu cầu bảo hiểm của khách hàng:
Nhu cầu về bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi có thể xác định qua các nguồn sau:
Kế hoạch hàng năm của Tổng công ty dầu khí về các hoạt động xây dựng ngoài khơi của các nhà thầu và các công ty dầu khí.
Rà soát lại các đơn bảo hiểm đã cấp để có thể biết được thời điểm tái tục trong năm sau (nếu có).
Nhận yêu cầu bảo hiểm trực tiếp từ khách hàng.
Qua các nguồn thông tin khác như là: phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí, bạn hàng, đối tác....
b. Thu thập và xử lý thông tin:
Thu thập thông tin
Trên cơ sở kế hoạch của các nhà thầu và các công ty dầu khí, Tổng công ty điện lực, tiến hành tiếp cận khách hàng để thuyết phục mua bảo hiểm tại PVI. Thông tin cần xem xét bao gồm:
Tên người được bảo hiểm (tỉ lệ quyền lợi nếu có nhiều người được bảo hiểm)
Thời hạn bảo hiểm
Giới hạn trách nhiệm, mức miễn thường.
Thống kê tổn thất của người được bảo hiểm những năm trước đó.
Tên nhà thầu chính.
Trình độ và kinh nghiệm của người được bảo hiểm hoặc các nhà thầu.
Đối với xây dựng lắp đặt: nội dung công việc sẽ tiến hành (scope of work), giá trị từng hạng mục công trình hoặc tổng giá trị công trình.
Phí bảo hiểm của các năm trước nếu có.
Cung cấp Bản câu hỏi cho khách hàng, hướng dẫn khách hàng điền vào Bản câu hỏi. (trong trường hợp cần thiết).
Xử lý thông tin:
Trên cơ sở các thông tin thu được sơ bộ đánh giá rủi ro, nếu xét thấy không nên chấp nhận bảo hiểm thì báo cáo trưởng nhóm và lãnh đạo phòng để báo cáo Ban giám đốc.
Đối với các đơn có nhu cầu tái tục, tiến hành thuyết phục khách hàng đồng ý tái tục tại PVI.
Đề nghị khách hàng gửi công văn yêu cầu PVI cung cấp dịch vụ bảo hiểm hoặc tái tục đơn bảo hiểm .
c. Xác định phí, điều kiện điều khoản bảo hiểm:
Sau khi nhận được công văn yêu cầu bảo hiểm hoặc tái tục bảo hiểm của khách hàng và các thông tin liên quan, việc xác định phí, điều kiện điều khoản bảo hiểm sẽ tiến hành theo một trong các trường hợp sau:
Trường hợp sử dụng phí và điều kiện điều khoản do môi giới chỉ định hoặc công ty captive cung cấp:
Sau khi nhận được bản chào Tái Bảo Hiểm từ môi giới chỉ định hoặc công ty captive, chuyển ngay một bản copy cho Ban TBH để thu xếp tái bảo hiểm phần thuộc trách nhiệm của PVI.
Phối hợp cùng Ban TBH xem xét Bản chào Tái do môi giới chỉ định hoặc công ty captive cung cấp. Nếu có vấn đề gì không hợp lý hoặc không rõ phải liên hệ ngay với đối tác để giải quyết.
Phối hợp cùng ban TBH trình BGĐ phê duyệt chương trình bảo hiểm và thông báo cho khách hàng.
Trường hợp tự xác định phí, điều kiện điều khoản bảo hiểm:
(Trường hợp này chỉ áp dụng đối với các dịch vụ có mức trách nhiệm thấp và /hoặc thị trường quốc tế từ chối chào phí do mức trách nhiệm thấp.)
Tham khảo các dịch vụ có tính chất tương tự mà Ban đã cấp đơn và so sánh mức phí trong thị trường. Phối hợp cùng Ban tái bảo hiểm xác định phí và điều kiện điều khoản bảo hiểm cạnh tranh. Trình BGĐ phê duyệt.
Gửi bản chào phí và điều kiện điều khoản cho khách hàng.
Trường hợp sử dụng phí và điều kiện điều khoản của thị trường quốc tế thông qua việc chỉ định môi giới hoặc các công ty bảo hiểm quốc tế:
Ban BHNL phối hợp cùng với Ban TBH đề xuất việc lựa chọn môi giới thích hợp trên cơ sở xem xét dịch vụ cụ thể và ưu tiên việc chọn các môi giới truyền thống của Công ty để đảm bảo an toàn và mức phí cạnh tranh.
Trình Ban giám đốc phê duyệt môi giới được chọn.
Làm fax yêu cầu môi giới chào phí và điều kiện điều khoản, đính kèm bản trả lời câu hỏi hoặc các thông tin liên quan do khách hàng cung cấp.
Phối hợp cùng Ban TBH xem xét bản chào do môi giới cung cấp. Làm việc với môi giới để bổ sung, sửa đổi nội dung bản chào khi cần thiết.
Trình Ban giám đốc phê duyệt bản chào phí và điều kiện điều khoản .
Gửi bản chào phí cho khách hàng.
Trường hợp sử dụng phí và điều kiện điều khoản của thị trường quốc tế thông qua đấu thầu:
Trong các trường hợp cụ thể, Ban BHNL phối hợp Ban TBH trình lãnh đạo phải đấu thấu hoặc chào phí cạnh tranh. Trên cơ sở phê duyệt của lãnh đạo, Giám đốc ban BHNL chịu trách nhiệm chỉ đạo các nhóm chuyên môn tiến hành theo các bước quy định trong Quy trình lập hồ sơ mời thầu và xét thầu.
- Trình lãnh đạo phê duyệt kết quả đấu thầu.
Trên cơ sở kết quả đấu thầu đã phê duyệt, làm bản chào phí gửi khách hàng.
d. Dự thảo đơn bảo hiểm:
Sau khi nhận được xác nhận của khách hàng chấp thuận bảo hiểm theo phí và điều kiện điều khoản mà các bên đã thống nhất, chuyển ngay Bản chào phí tóm tắt lần cuối cho Ban TBH để thu xếp phần trách nhiệm thuộc công ty cổ phần BHDK, đồng thời soạn thảo Tóm tắt đơn bảo hiểm và phiếu báo nợ liên quan.
Lấy mã số đơn bảo hiểm theo đúng quy định.
Đối với các dịch vụ có môi giới chỉ định hoặc công ty captive của khách hàng thì áp dụng điều khoản chuyển thẳng. Trong trường hợp này, trong phiếu báo nợ gửi khách hàng phải thể hiện số phí chuyển cho công ty BHDK và số phí chuyển thẳng cho môi giới chỉ định hoặc công ty captive.
Đối với các dịch vụ có đồng bảo hiểm, trên cơ sở Tóm tắt đơn bảo hiểm dự thảo, dự thảo đơn đồng bảo hiểm và phiếu báo có liên quan.
- Ban BHNL phối hợp Ban TBH và Ban KTKH làm tờ trình giám đốc về việc cấp đơn bảo hiểm bao gồm các nội dung sau: Tên dịch vụ, Môi giới TBH (nếu có), việc thu xếp chương trình bảo hiểm /TBH bao gồm mức giữ lại, tỉ lệ TBH cho các đối tác, hoa hồng TBH áp dụng cho từng đối tác, tỉ lệ phí bảo hiểm, điều kiện thanh toán phí bảo hiểm và đồng bảo hiểm (nếu có), tổng mức trách nhiệm, tổng phí bảo hiểm, hoa hồng TBH.
e. Kiểm tra đơn bảo hiểm:
- Sau khi Ban TBH xác nhận hoàn thành thu xếp tái bảo hiểm, chuyên viên trực tiếp theo dõi đơn sẽ trình dự thảo Tóm tắt đơn bảo hiểm, dự thảo phiếu báo nợ liên quan, tờ trình cấp đơn bảo hiểm cũng như dự thảo đơn Đồng bảo hiểm cho Giám đốc BHNL, Ban TBH, Ban Kế toán để kiểm tra và ký tắt trên đơn, trình lãnh đạo công ty duyệt ký.
g. Đóng dấu và phân phối đơn:
Sau khi Ban Giám đốc ký đơn bảo hiểm chuyên viên thống kê sẽ chuyển đơn đến khách hàng, Ban TBH, Ban Kế toán, Phòng GĐBT, lưu nghiệp vụ.
h. Thống kê, theo dõi thanh toán phí bảo hiểm, điều chỉnh phí bảo hiểm và cấp các sửa đổi bổ sung.
Phối hợp với Ban TBH, KTKH làm bảng tính toán phí bảo hiểm thu theo một hoặc nhiều kỳ theo qui định của đơn. Bảng tính toán được lưu tại các phòng ban có liên quan để kiểm tra khi phí bảo hiểm được thanh toán.
Chuyên viên thống kê vào sổ các số liệu thống kê nghiệp vụ và phối hợp Phòng Kế toán theo dõi phí về theo đúng quy định của đơn, báo cáo Giám đốc Ban nếu có nguy cơ phí về chậm. Nếu đến hạn mà phí chưa về phải liên hệ với khách hàng đốc thu phí. Giám đốc ban BHNL và Trưởng phòng Kế toán chịu trách nhiệm nếu không thu được phí bảo hiểm, báo cáo ngay cho lãnh đạo công ty hướng xử lý.
Chuyên viên theo dõi trực tiếp đơn bảo hiểm phải tiếp tục theo dõi, xử lý các vấn đề liên quan đến đơn đã cấp, thực hiện các điều kiện quy định trong đơn ví dụ: Quy định về giám định điều kiện, giám định tổn thất.....
Trong quá trình thực hiện nếu có bất cứ sự thay đổi, bổ sung nào từ phía người được bảo hiểm hoặc các nhà bảo hiểm thì trưởng nhóm, chuyên viên theo dõi đơn có trách nhiệm đảm bảo các sửa đổi này tuân thủ đúng qui trình cấp đơn gốc và các sửa đổi bổ sung. Các sửa đổi bổ sung phải được phân phối tới các bộ phận liên quan (như đối với đơn bảo hiểm).
Đối với các đơn bảo hiểm mà quy định trả phí đầu kỳ là phí đặt cọc thì khi kết thúc đơn bảo hiểm chuyên viên theo dõi trực tiếp đơn phải yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin cần thiết để tiến hành cấp sửa đổi bổ sung điều chỉnh phí bảo hiểm.
Trước kỳ tái tục hoặc khi kết thúc một đơn bảo hiểm, trưởng nhóm và chuyên viên theo dõi đơn phải báo cáo tóm tắt những điểm cần lưu ý, những điều cần rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đơn theo mẫu "Báo cáo tóm tắt về đơn bảo hiểm ".
Quy trình giám định điều kiện.
Các loại hình giám định điều kiện:
Đối với tài sản được bảo hiểm: Đánh giá mức độ rủi ro, tình trạng tài sản, hoạt động của người được bảo hiểm để đưa ra các khuyến nghi mà người được bảo hiểm phải tuân thủ để đảm bảo an toàn. Thông thường việc giám định này được thực hiện theo yêu cầu của các nhà đứng đầu nhận tái bảo hiểm
Đối với công trình xây dựng lắp đặt ngoài khơi: tiến hành giám định về bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quá trình xây dựng lắp đặt, đặc biệt việc kiểm tra, giám sát quá trình lai kéo, vận chuyển ngoài khơi. Đưa ra các khuyến nghị mà người được bảo hiểm phải tuân thủ để đảm bảo an toàn.
Ghi chú:
Đối với các dịch vụ bảo hiểm có phí trên 3 tỷ đồng: các công văn giao dịch, đàm phán với môi giới; hoặc khách hàng đều phải do BGĐ ký. Đơn bảo hiểm của các dịch vụ này do Giám đốc công ty ký.
Sơ đồ 2.6: Quy trình giám định điều kiện.
Người thực hiện
Sơ đồ quá trình
Bộ phận phối hợp
Trưởng nhóm, Chuyên viên theo dõi đơn
Giám đốc Ban, Chuyên viên theo dõi đơn
Trưởng nhóm chuyên viên theo dõi đơn
Giám đốc Ban, Trưởng nhóm, Chuyên viên theo dõi đơn
Theo dõi công việc giám định
Làm thủ tục thanh toán chi phí giám định.
Xác định yêu cầu giám định
Chỉ định giám định viên
Ban TBH, Ban GĐBT
Ban TBH, Ban GĐBT Ban giám đốc
Ban TBH, ban GĐBT.
Ban giám đốc, Phòng Kế toán, Ban TBH, Ban GĐBT
Qua sơ đồ trên cho thấy đây là một quy trình khá chặt chẽ và được cụ thể hoá như sau:
Bước 1: Xác định yêu cầu giám định:
+ Đối với tài sản được bảo hiểm: các nhà đứng đầu nhận tái bảo hiểm yêu cầu thực hiện giám định điều kiện khi xét thấy cần thiết
+ Đối với hoạt động khoan và xây dựng lắp đặt ngoài khơi: thông thường có điều khoản quy định về giám định điều kiện trong đơn bảo hiểm. Chuyên viên theo dõi đơn căn cứ vào quy định này để xác định yêu cầu giám định.
Bước 2: Chỉ định giám định viên
- Đối với tài sản được bảo hiểm: Thông thường các nhà đứng đầu nhận tái bảo hiểm thông qua môi giới tái bảo hiểm chỉ định công ty giám định và thông báo tới công ty bảo hiểm gốc.
- Đối với hoạt động khoan và xây dựng lắp đặt ngoài khơi:
+ Trong trường hợp trong đơn không quy định người được bảo hiểm chỉ định giám định viên: Chuyên viên theo dõi đơn phối hợp Ban giám định bồi thường liên hệ với khách hàng, theo dõi tiến độ hoạt động của người được bảo hiểm, làm việc với các nhà đứng đầu nhận tái bảo hiểm thông qua môi giới tái bảo hiểm, báo cáo giám đốc Ban để thống nhất đề xuất chỉ định công ty giám định. Sau khi đã thống nhất, làm fax chỉ định công ty giám định trình Ban giám đốc phê duyệt (sao gửi khách hàng, môi giới tái bảo hiểm, phòng tái bảo hiểm, công ty đồng bảo hiểm (nếu có).
+ Trong trường hợp trong đơn quy định người được bảo hiểm chỉ định giám định viên: Sau khi nhận thông báo của khách hàng về việc chỉ định giám định viên, kiểm tra phù hợp với quy định trong đơn bảo hiểm, sau đó làm fax thông báo về việc chỉ định giám định viên tới các nhà đứng đầu nhận tái bảo hiểm (thông qua môi giới TBH), phòng TBH, công ty đồng bảo hiểm (nếu có).
Bước 3: Theo dõi việc thực hiện giám định:
Chuyên viên theo dõi đơn giám sát việc thực hiện giám định thông qua các báo cáo giám định của giám định viên. Sau khi nhận được các báo cáo giám định, chuyên viên theo dõi đơn báo cáo Trưởng nhóm, lãnh đạo Ban chuyển báo cáo giám định cho Ban TBH, công ty đồng bảo hiểm (nếu có) và các nhà đứng đầu nhận TBH thông qua môi giới nếu giám định viên chưa gửi trực tiếp. Chuyên viên theo dõi đơn nghiên cứu phối hợp Ban GĐBT, kiểm tra các báo cáo giám định, nếu nhận thấy có vấn đề gì chưa đúng hoặc chưa rõ phải yêu cầu giám định viên làm rõ. Khi thấy cần thiết, gửi công văn cho khách hàng yêu cầu thực hiện các khuyến nghị của giám định viên.
Bước 4: Làm thủ tục thanh toán chi phí giám định:
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ kết quả giám định, hoá đơn chi phí giám định từ công ty giám định, chuyên viên theo dõi đơn phô tô chuyển ban TBH và làm phiếu báo có cho công ty giám định trình Giám đốc Ban BHNL, Ban GĐBT và Kế toán kiểm tra trước khi trình Ban Giám đốc ký duyệt.
2.2.1.2 Quy trình giám định tổn thất và giải quyết bồi thường
Giám định tổn thất là: Xác định tổn thất có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không và xác định số tiền bồi thường.
Sơ đồ 2.7: Quy trình giám định tổn thất và giải quyết bồi thường:
Người thực hiện
Sơ đồ quá trình
Bộ phận phối hợp
Giám đốc ban, Trưởng nhóm, Chuyên viên theo dõi đơn
Giám đốc ban, Chuyên viên theo dõi đơn
Trưởng nhóm, Chuyên viên theo dõi đơn.
Giám đốc Ban, trưởng nhóm và chuyên viên theo dõi đơn
Lãnh đạo Ban BHNL,TBH, GĐBT, Kế toán.
Ban giám đốc
BGĐ, Giám đốc ban, Chuyên viên theo dõi đơn.
Theo dõi công việc giám định
Xác định yêu cầu giám định
Chỉ định giám định viên
Thông báo cho khách hàng về việc giải quyết bồi thường
Trình giám đốc về việc giải quyết bồi thường.
Kiểm tra
Phê duyệt
Khách hàng đồng ý
Khách hàng không đồng ý
Đóng hồ sơ
Giải quyết bồi thường
BGĐ, Ban GĐBT
Ban GĐBT,
Ban TBH, Ban giám đốc
Ban TBH, Ban GĐBT
Ban TBH, Kế toán, GĐBT
Ban BHNL, GĐBT, TBH,
Kế toán
Ban giám đốc
Quy trình trên được lý giải như sau:
a. Xác định nhu cầu giám định:
- Sau khi nhận thông báo tổn thất từ khách hàng, chuyên viên theo dõi đơn phối hợp Ban GĐBT kiểm tra đối chiếu với các điều kiện của đơn bảo hiểm (đối tượng được bảo hiểm, thời hạn, phạm vi bảo hiểm, mức khấu trừ, khách hàng đã thanh toán phí bảo hiểm hay chưa ...), xem xét thông tin khách hàng cung cấp đã đủ chưa (Đối tượng bị tổn thất, thời gian xảy ra tổn thất, hiện tượng của sự cố, đánh giá sơ bộ về mức độ tổn thất). Sau đó, nếu xét thấy tổn thất có thể được bồi thường, làm thông báo tổn thất tới nhà đứng đầu nhận tái bảo hiểm của dịch vụ (qua môi giới TBH), công ty đồng bảo hiểm nếu có, ban tái bảo hiểm và gửi công văn cho khách hàng ghi nhận việc thông báo tổn thất và yêu cầu khách hàng thông báo thêm thông tin nếu thấy cần thiết.
-Nếu xét thấy tổn thất không thuộc phạm vi bảo hiểm, gửi công văn cho khách hàng để giải thích lý do.
b. Chỉ định giám định viên:
- Trong trường hợp trong đơn không quy định người được bảo hiểm chỉ định công ty giám định tổn thất: Chuyên viên theo dõi đơn báo cáo giám đốc Ban trình lãnh đạo gửi công văn tới các nhà đứng đầu nhận tái bảo hiểm thông qua môi giới TBH để thống nhất việc chỉ định công ty giám định tổn thất. Sau đó gửi công văn chỉ định công ty giám định tổn thất, đồng thời thông báo băng văn bản tên công ty giám định tổn thất cho khách hàng, công ty đồng bảo hiểm (nếu có) và sao gửi Ban TBH để phối hợp.
- Trong trường hợp trong đơn bảo hiểm quy định người được bảo hiểm chỉ định công ty giám định tổn thất: Sau khi nhận được thông báo từ khách hàng về việc chỉ định công ty giám định tổn thất, chuyên viên theo dõi đơn trình giám đốc ban gửi công văn thông báo tên công ty giám định tổn thất tới các nhà đứng đầu nhận TBH, công ty đồng bảo hiểm (nếu có) và sao gửi Ban TBH để phối hợp.
c. Theo dõi việc thực hiện giám định tổn thất.
Chuyên viên theo dõi đơn giám sát việc thực hiện giám định tổn thất thông qua các báo cáo giám định của giám định viên. Sau khi nhận được các báo cáo giám định, chuyên viên theo dõi đơn phải trình giám đốc Ban đề nghị sao chuyển Ban TBH, GĐBT và công ty đồng bảo hiểm (nếu có). Chuyên viên theo dõi đơn cần phối hợp chuyên viên của Ban GĐBT để nghiên cứu và kiểm tra kỹ các báo cáo giám định, nếu nhận thấy có vấn đề gì chưa đúng hoặc chưa rõ phải báo các giám đốc Ban yêu cầu giám định viên làm rõ.
d. Làm tờ trình giám đốc về việc giải quyết bồi thường.
- Sau khi nhận được báo cáo giám định cuối cùng, chuyên viên theo dõi đơn bảo hiểm cần phối hợp chuyên viên của Ban GĐBT để nghiên cứu, xem xét, nếu phát hiện vấn đề cần xử lý phải báo cái lãnh đạo Ban, lãnh đạo Công ty để tìm ra hướng giải quyết.
- Khi có ý kiến chính thức của lãnh đạo về việc giải quyết bồi thường, Ban BHNL cần phối hợp với Ban GĐBT, TBH và Kế toán để lập tờ trình Giám đốc giải quyết bồi thường.
- Nội dung tờ trình bồi thường:
+ Tóm tắt các kết luận của giám định viên về tổn thất: thời gian xảy ra tổn thất / đơn bảo hiểm/ khách hàng / nguyên nhân của tổn thất/ tổn thất có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không / số tiền bồi thường.
+ Ý kiến của các nhà đứng đầu nhận TBH
+ Đề xuất về giải quyết bồi thường (số tiền bồi thường / từ chối bồi thường / bồi thường chiếu cố), số tiền bồi thường thực của BHDK, số tiền thu hồi bồi thường từ các nhà nhận TBH.
+ Chi phí giám định (Đính kèm hoá đơn giám định và phiếu báo có cho công ty giám định tổn thất)
e. Kiểm tra tờ trình giải quyết bồi thường và trình giám đốc phê duyệt.
Lãnh đạo các Ban BHNL, TBH, Kế toán xem xét kiểm tra tờ trình giải quyết bồi thường, chi phí giám định trình giám đốc phê duyệt.
g. Thông báo về việc giải quyết bồi thường
Sau khi Ban giám đốc phê duyệt tờ trình bồi thường, chuyên viên theo dõi đơn làm công văn gửi đến khách hàng để thông báo nội dung giải quyết bồi thường như đã phê duyệt (Trường hợp đồng ý bồi thường - ghi rõ số tiền bồi thường. Trường hợp từ chối bồi thường - phải nêu rõ lý do). Ban BHNL gửi phiếu báo có cho công ty giám định tổn thất và Phòng Kế toán để chuyển tiền, gửi Ban TBH để thu hồi bồi thường.
h. Giải quyết khiếu nại
Sau khi nhận được công văn trả lời của khách hàng về việc giải quyết bồi thường, chuyên viên theo dõi đơn gửi bản sao công văn cho Ban TBH, môi giới TBH, công ty đồng bảo hiểm (nếu có).
* Trường hợp Khách hàng đồng ý với phương án giải quyết bồi thường của Công ty:
+ Có bồi thường: chuyên viên theo dõi đơn căn cứ vào các điều khoản trả bồi thường của đơn bảo hiểm làm thủ tục bồi thường cho khách hàng (thảo phiếu báo có chuyển lãnh đạo các Ban BHNL, GĐBT, TBH, Kế toán kiểm tra trước khi trình Ban giám đốc ký, phối hợp phòng Kế toán theo dõi việc chuyển tiền bồi thường); chuyển chứng từ bồi thường tới cán bộ thống kê để vào sổ thống kê nghiệp vụ, đóng hồ sơ.
+ Từ chối bồi thường: chuyên viên theo dõi đơn đóng hồ sơ bồi thường.
* Trường hợp khách hàng không đồng ý với phương án giải quyết bồi thường của Công ty: Ban BHNL báo cáo Ban giám đốc, đề xuất phương án giải quyết. Trường hợp cuối cùng mới cần toà án / trọng tài can thiệp.
Trong trường hợp có đòi người thứ ba, Ban BHNL phối hợp Ban GĐBT cùng với khách hàng, công ty giám định tổn thất, luật sư (nếu có) để tiến hành đòi bồi thường từ người thứ ba.
Những kết quả đạt được và những vấn đề còn hạn chế
Trong khâu khai thác:
Khâu khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên của quy trình triển khai bảo hiểm. Nó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp bảo hiểm.
Bảng số 2.8: Tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi tại PVI (2004 – 2008).
Năm
Đơn vị
2004
2005
2006
2007
2008
số đơn
Đơn
4
6
7
5
8
DT phí KH
USD
1.485.600
2.145.426
3.535.420
2.386.932
2.820.339
DT phí TH
USD
1.672.205
2.564.708
5.137.704
1.834.959
3.028.248
Tỷ Lệ HT KH
%
112,56
119,54
145,32
76,88
107,37
Tốc độ tăng DT phí
%
-
53,37
100,32
- 64,28
65,03
Nguồn: thống kê của Ban Bảo Hiểm Năng Lượng.
Từ bảng số liệu trên ta thấy được tình hình khai thác bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi tại PVI qua 5 năm từ 2003 đến 2008 là không ổn định, số đơn bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi thay đổi trong khoảng từ 4 đơn đến 8 đơn. Số đơn tăng qua các năm 2005, 2006, tuy nhiên trong năm 2007 thì số đơn giảm xuống chỉ còn 5 đơn trong khi năm 2006 là 7 đơn. Nhìn chung, số lượng đơn này còn khá khiêm tốn so với tiềm năng của PVI. Do số đơn tăng giảm không đều đặn làm cho doanh thu cũng không ổn định. Cụ thể:
Năm 2004, doanh thu phí thực hiện được của bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi là 1.672.205 USD chiếm 8,84% doanh thu phí bảo hiểm gốc của Ban Bảo Hiểm Năng Lượng năm 2004. Trong năm này, công ty đã hoàn thành kế hoạch đặt ra, đạt 112,56% so với kế hoạch đề ra.
Năm 2005, doanh thu kế hoạch đề ra đối với nghiệp vụ bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi là 2.145.426 USD, chiếm 11,29% kế hoạch doanh thu phí bảo hiểm gốc của Ban Bảo Hiểm Năng Lượng, thực tế trong năm này công ty đã thực hiện được 119,54 % kế hoạch đặt ra tương ứng với 2.564.708 USD tăng 53,37 % so với năm 2004. Sở dĩ trong năm 2005 có sự tăng trưởng này là nhờ công ty đã đưa ra được mục tiêu phù hợp và có phương hướng triển khai kế hoạch đúng đắn.
Năm 2006, với đà tăng trưởng của các năm trước, PVI đã nghiên cứu thị trường bảo hiểm trong và ngoài nước, táo bạo đề ra doanh thu kế hoạch đối với bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi là 3.535.420 USD. Với kế hoạch đó, PVI đã đưa ra các chính sách và giải pháp mới để áp dụng trong khâu khai thác. Kết quả là năm này PVI đã thực hiện được doanh thu của nghiệp vụ này là 5.137.704 USD tương ứng với 119,54 % kế hoạch đề ra, chiếm 11,39 % doanh thu phí bảo hiểm gốc của toàn Ban Bảo Hiểm Năng Lượng. Theo đó, năm 2006, doanh thu bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi tăng 100,32% so với doanh thu năm 2005. Như vậy, năm 2006 đã có sự tăng tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi tại Tổng Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Dầu Khí Việt Nam.DOC