MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.1
CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT . .2
LỜI MỞ ĐẦU . .3 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂNSỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ . . 5
1.1 Khái niệm và vai trò của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3. . . .5 1.1.1 Một số khái niệm: . 5 1.1.2 Sơ lược về hoạt động giao thông đường bộ ở Việt Nam. .6
1.1.3 Vai trò của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. .7
1.1.3.1 Bảo hiểm xe cơ giới góp phần ổn định tài chính, khắc phục hậu quả khi rủi ro xảy ra cho người tham gia bảo hiểm. . . . 7
1.1.3.2 Bảo hiểm xe cơ giới góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cho cuộc sống của con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp. .8 1.1.3.3 Bảo hiểm xe cơ giới góp phần ổn định chi tiêu cho ngân sách nhà nước. . . .8 1.1.3.4 Bảo hiểm xe cơ giới góp phần huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế xã hội. . . .8 1.2 Nội dung của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. . 8
1.2.1 Đối tượng bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới với người thứ ba .8 1.2.2 Phạm vi bảo hiểm . .10
1.2.3 Số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm. . . 11
1.2.3.1 Số tiền bảo hiểm. . . .11
1.2.3.1.1 Thiệt hại của bên thứ ba: . . . . 11 1.2.3.1.2 Tính toán mức bồi thường của người gây thiệt hại.13 1.2.3.2 Phí bảo hiểm. .13 1.2.4 Công tác giám định, bồi thường. .17 1.2.4.1 Công tác giám định tổn thất . . 17
1.2.4.2 Công tác bồi thường . . . . .18
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 . .19 1.3.1 Các yếu tố chủ quan . . . . 19 1.3.2 Các yếu tố khách quan . . . . 21 1.4 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình triển khai nhiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 . . .23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM THÁI SƠN . . .27
2.1. Khái quát đặc điểm, tình hình chung và tình hình kinh doanh tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn. . . .27
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần bảo hiểm thái sơn . . . .272.1.1.1 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ . . .28
2.1.2 Tình hình kinh doanh bảo hiểm của công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn . . . .30 2.1.3 Phương hướng hoạt động của công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn.31 2.2 Thị trường kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xecơ giới đối với người thứ 3 tại Việt Nam. . . 32
2.2.1 Tổng quan thị trường bảo hiểm phi nhân thọ năm 2010. . 32 2.2.2 Tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm xe cơ giới. .33 2.3 Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn . .34
2.3.1 Công tác khai thác . . . . . .34
2.3.1.1 Quy trình khai thác. .35
2.3.1.1.1 Sơ đồ quy trình khai thác bảo hiểm xe cơ giới thông thường. . .36
2.3.1.1.2 Quy trình khai thác bảo hiểm trên phân cấp . 41
2.3.1.2 Kết quả của công tác khai thác . . .42
2.3.1.2.1 Số lượng hợp đồng bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3. . .42
2.3.1.2.2 Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 . . . 45 2.3.1.2.3 Doanh thu phí bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 . .46 2.3.2 Công tác đề phòng hạn chế tổn thất . . . 47 2.3.2.1 Các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất. . .47 2.3.2.2 Kết quả của công tác đề phòng hạn chế tổn thất. . 48 2.3.3 Công tác giám định, bồi thường thiệt hại. . . .49 2.3.3.1 Công tác giám định . . . . 49 2.3.3.1.1 Quy trình giám định. . . .50 2.3.3.1.2 Kết quả công tác giám định. .52 2.3.3.2 Công tác bồi thường. . . . .53 2.3.3.2.1 Quy trình giải quyết bồi thường. . . .54 2.3.3.2.2 Kết quả của công tác bồi thường. . . .55
2.3.3.2.3 Thời gian giải quyết bồi thường. . 57 2.3.4 Kết quả kinh doanh bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn. . .57
2.3.5 Đánh giá chung. . . . .59 2.3.5.1 Những mặt đã đạt được. . 59 2.3.5.2 Những hạn chế còn mắc phải. . .60
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM TRIỂN KHAI TỐT HƠN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM THÁI SƠN. . 62 3.1 Giải pháp. . . . .62 3.2 Khuyến nghị. . . . .71 3.2.1 Khuyến nghị đối với bộ tài chính. . . . 71 3.2.2 Khuyến nghị đối với hiệp hội bảo hiểm. . .71 3.2.3 Khuyến nghị đối với các cơ quan nhà nước. .72 KẾTLUẬN . . .73
79 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2484 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn giai đoạn 2008-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thác khách hàng mới. Hàng tháng hoặc hàng quý sơ kết đánh giá tình hình khách hàng mới và khách hàng từ bỏ hợp đồng.
- Những khách hàng có phí bảo hiểm lớn hoặc số lượng xe nhiều là những khách hàng lớn và phải thường xuyên quan tâm, chăm sóc theo chế độ quy định về chính sách khách hàng của công ty.
- Quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm do Bộ Tài Chính, công ty ban hành được áp dụng chung cho các đơn vị thuộc GMIC. Nghiêm cấm các đơn vị tự ý điều chỉnh, thay đổi quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm khi chưa có ý kiến của công ty. Nếu cần giúp đỡ thì liên hệ bằng văn bản.
2.3.1.1 Quy trình khai thác.
Quy trình khai thác bảo hiểm xe cơ giới được công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn thực hiện theo các khâu cụ thể như sau:
2.3.1.1.1 Sơ đồ quy trình khai thác bảo hiểm xe cơ giới thông thường.
TRÁCH NHIỆM
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
MÔ TẢ CÔNG VIỆC, TÀI LIỆU
KTV
KTV
Lãnh đạo Phòng
KTV
Lãnh đạo Phòng
KTV
Lãnh đạo Phòng
KTV
Lãnh đạo Đơn vị
KTV
Cán bộ thống kê
KTV
Kế toán viên
KTV
Tiếp thị, tìm kiếm,xử lý thông tin về khách hàng
Nhận thông tin từ khách hàng, phân tích, tìm hiểu, đánh giá rủi ro
Xem xét đề nghị bảohiểm
Đàm phán, chào phí
Xử lý trên phân cấp
Kết thúc thông báo cho khách hàng
Cấp GCNBH, ký kết HĐBH,
lập Phụ lục HĐBH
Theo dõi thu phí (đối với hợp đồng thu phí nhiều kì), trả hoa hồng, tái tục, giải quyết mới
Quản lý đơn bảo hiểm, Hợp đồng bảo hiểm, báo tái bảo hiểm, báo cáo doanh thu
Chăm sóc khách hàng
I
II
C
A
B
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
Bước 5
Bước 6
Bước 7
Bước 8
* Diễn giải.
Bước 1: Tiếp thị, tìm kiếm, xử lý thông tin khách hàng:
a) KTV có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Chủ xe, tiếp nhận thông tin từ Chủ xe và xử lý thông tin, tất cả phải được cập nhật vào sổ ghi thông tin theo mẫu.
b) Khi nhận thông tin yêu cầu từ Chủ xe, KTV cần hướng dẫn Chủ xe kê khai đầy đủ mọi thông tin trong GYCBH theo mẫu và cung cấp các tài liệu khác theo yêu cầu của khách hàng như Quy tắc bảo hiểm, ĐKBS...
Khuyến cáo khách hàng về việc GCNBH/ HĐBH sẽ không có giá trị một phần hoặc toàn bộ trong trường hợp khách hàng kê khai sai hoặc không khai báo các chi tiết quan trọng có liên quan đến rủi ro yêu cầu bảo hiểm, đối tượng được yêu cầu bảo hiểm.
c) Thời gian thực hiện: ngay sau khi nhận được thông tin từ Chủ xe.
Bước 2: Phân tích tìm hiểu và đánh giá rủi ro:
a) Tất cả các thông tin của KTV khi đánh giá rủi ro đều được điền vào mẫu GYCBH, đây là căn cứ thông tin ban đầu rất quan trọng trong công tác khai thác bảo hiểm xe cơ giới, KTV phải hiểu rõ nội dung để hướng dẫn Chủ xe ghi chép đầy đủ chính xác các thông tin trong GYCBH làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro và có thể đưa ra mức chào phí bảo hiểm phù hợp. Bảo hiểm TNDS bắt buộc của Chủ xe không nhất thiết cần GYCBH.
Trong quá trình phân tích, đánh giá rủi ro, quan trọng nhất là phải kiểm tra xe khi được yêu cầu bảo hiểm. KTV bắt buộc phải kiểm tra chi tiết xe và ghi đầy đủ thông tin tại phần kiểm tra chi tiết xe trước khi cấp đơn bảo hiểm. KTV chịu trách nhiệm pháp lý trước Công ty về tính xác thực, Lãnh đạo các Đơn vị khai thác chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra quá trình này.
b) Ngoài các thông tin trên GYCBH, KTV đánh giá rủi ro trên cơ sở tiếp xúc trực tiếp Chủ xe, tìm hiểu thêm về công ty bảo hiểm từng tham gia, tình hình tổn thất năm trước đó, đặc biệt trong loại hình bảo hiểm vật chất xe, bảo hiểm TNDSHH. Khi Chủ xe yêu cầu bảo hiểm theo những ĐKBS hoặc trong một số trường hợp đặc biệt, KTV cần phải chú ý hơn đến việc đánh giá rủi ro trước khi chấp nhận bảo hiểm. Các Đơn vị nên thường xuyên truy cập website của Cục đăng kiểm Việt Nam (www.vr.org.vn) để xác định những xe quá niên hạn cũng như thông tin về kiểm định xe cơ giới nhằm phục vụ việc khai thác bảo hiểm.
c) Khi đã có các số liệu của Chủ xe, KTV có thể tư vấn cho Lãnh đạo Phòng khai thác, Lãnh đạo Đơn vị về chính sách khách hàng, công tác quản lý rủi ro, kiểm tra các thông tin, số liệu liên quan đến các rủi ro yêu cầu bảo hiểm và đối tượng được bảo hiểm.
d) Từ chối chào phí đối với các khách hàng:
- Không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
- Kê khai không trung thực các thông tin về rủi ro yêu cầu bảo hiểm và đối tượng được bảo hiểm khi đối chiếu với các thông tin thu được trong quá trình kiểm tra xe trực tiếp.
e) Thời gian thực hiện: không quá 1 ngày kể từ khi thu thập đầy đủ các thông tin.
Bước 3: Xem xét đề nghị bảo hiểm
a) Sau khi có đầy đủ các thông tin Chủ xe cung cấp trong GYCBH, kết hợp với báo cáo đánh giá rủi ro và các số liệu thống kê, chính sách khách hàng... Phòng khai thác Đơn vị tiến hành tính toán mức phí phù hợp cho Chủ xe.
b) Trường hợp phải tham khảo phí bảo hiểm của các công ty khác thì cần giải thích rõ cho Chủ xe biết với mức phí, mức trách nhiệm, thì quyền lợi của Chủ xe như thế nào là tốt nhất.
c) Thời gian thực hiện: không quá 1/2 ngày kể từ khi thực hiện đầy đủ các bước.
Khi nhận được yêu cầu bảo hiểm của những Chủ xe có giá trị bảo hiểm lớn, trên phân cấp, tính chất đặc thù, phức tạp, các KTV đề xuất với Lãnh đạo Phòng khai thác, Lãnh đạo Đơn vị, Phòng nghiệp vụ và Lãnh đạo Công ty để có phương án đàm phán theo quy trình trên phân cấp.
Bước 4: Đàm phán chào phí
a) Sau khi phương án bảo hiểm đã được Lãnh đạo Đơn vị duyệt, KTV tiến hành chào bảo hiểm theo mẫu chào phí bảo hiểm.
b) Khi nhận được bản chào phí, Chủ xe sẽ có phản hồi, KTV tiến hành các bước như sau:
- Chủ xe chấp nhận bản chào phí bảo hiểm, tiến hành theo bước a.
- Nếu Chủ xe không chấp nhận bản chào phí bảo hiểm hiện tại, KTV và Lãnh đạo Đơn vị tiến hành thảo luận và đàm phán với Chủ xe để sửa đổi bản chào phí.
c) Nếu mà bản chào phí vẫn không đáp ứng được yêu cầu của Chủ xe, KTV, Lãnh đạo Đơn vị có thể thông báo bằng văn bản từ chối nhận bảo hiểm theo bước C.
d) Thời gian thực hiện: tùy thuộc vào việc đàm phán với Chủ xe.
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, ký kết Hợp đồng bảo hiểm, lập Phụ lục HĐBH:
a) Sau khi hoàn tất quá trình đàm phán, KTV tiến hành cấp GCNBH, chi tiết cấp GCNBH.
b) Ký kết Hợp đồng bảo hiểm: Khi Chủ xe yêu cầu ký kết HĐBH, KTV lập HĐBH theo biểu mẫu để trình ký Lãnh đạo Đơn vị.
c) Khi Chủ xe yêu cầu gia hạn nợ, sửa đổi nội dung HĐBH, KTV lập Phụ lục HĐBH theo biểu mẫu.
d) Thời gian thực hiện: 01 ngày.
Bước 6: Theo dõi thu phí tiếp nhận giải quyết mới.
a) KTV vào sổ phát sinh, lập bảng kê chuyển 01 bản Phòng kế toán, 01 bản lưu tại Phòng nghiệp vụ trong hồ sơ khai thác.
b) Sau khi gửi thông báo thu phí cho khách hàng, KTV và cán bộ thống kê phối hợp cùng kế toán viên của phòng kế toán theo dõi đôn đốc nộp phí của Chủ xe.
c) Sau khi thu phí, tiến hành cấp hóa đơn tài chính để thuận lợi cho việc kiểm tra nộp thuế, trả hoa hồng cho đại lý.
d) KTV có trách nhiệm làm các công tác tuyên truyền, đề phòng hạn chế tổn thất... nhằm phục vụ khách hàng sau khi bán hàng và chuẩn bị nắm thông tin phục vụ cho các nhu cầu bảo hiểm tiếp theo của khách hàng, hoặc tái tục bảo hiểm sau này.
e) Thời gian thực hiện: trong suốt thời gian GCNBH, HĐBH có hiệu lực.
Bước 7: Quản lý Hồ sơ khai thác, thông báo tái bảo hiểm, báo cáo nghiệp vụ.
a) Quản lý đơn bảo hiểm (Hồ sơ khai thác): các Hồ sơ khai thác này được lấy theo số Bảng kê thu phí bảo hiểm. Số bảng kê được đánh mã theo quy định, số nhảy được đánh liên tục theo thứ tự từ bé đến lớn theo từng năm.
Lưu trữ: - 01 bộ tại Phòng Nghiệp vụ (gồm cả hồ sơ trên phân cấp)
- 01 bộ tại Phòng Tài chính Kế toán của Đơn vị để theo dõi công nợ.
b) Quản lý Hợp đồng bảo hiểm: Số HĐBH được đánh mã theo quy định, số nhảy được đánh liên tục theo thứ tự từ bé đến lớn theo từng năm và được ghi trong sổ phát sinh số HĐBH.
Khi Chủ xe yêu cầu gia hạn nợ hoặc thay đổi nội dung HĐBH (có Giấy yêu cầu hoặc Công văn kèm theo), Đơn vị khai thác phải ký Phụ lục HĐBH. Trường hợp thay đổi nội dung HĐBH có ảnh hưởng đến mức độ rủi ro, trên Phụ lục HĐBH Đơn vị khai thác phải tính thêm phí, thay đổi phải được chỉnh sửa đồng thời trên GCNBH. Phụ lục HĐBH được đánh mã theo quy định, đính kèm HĐBH, bổ sung vào Hồ sơ khai thác (bao gồm lưu trữ tại Phòng Nghiệp vụ và Phòng Kế toán Đơn vị).
c) Báo tái bảo hiểm: Với những Hồ sơ trên phân cấp phải báo tái bảo hiểm theo quy định, định kỳ KTV, Kế toán viên có trách nhiệm lập hồ sơ báo tái gửi Phòng Nghiệp vụ, Phòng Tái bảo hiểm. Lãnh đạo Phòng Khai thác có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc thực hiện quy trình này. Thời gian thực hiện: theo định kỳ báo tái.
d) Thực hiện các báo cáo nghiệp vụ: Các Đơn vị có nghĩa vụ thực hiện công tác thống kê, báo cáo theo quy định của Công ty.
Hàng tháng, các Đơn vị lập báo cáo nhanh. Định kỳ mỗi quý, các Đơn vị lập báo cáo số liệu quý về ban Phi hàng hải để Công ty có số liệu đánh giá tình hình kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.
Bước 8: Chăm sóc khách hàng
a) Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, KTV phải thường xuyên quan tâm tìm hiểu nhu cầu, mong muốn và ý kiến của Chủ xe để có thể đáp ứng một cách nhanh chóng, kịp thời.
b) Thời gian thực hiện: Trong suốt thời gian đơn GCNBH, HĐBH có hiệu lực.
2.3.1.1.2 Quy trình khai thác bảo hiểm trên phân cấp
* Sơ đồ quá trình xử lý khai thác trên phân cấp.
TRÁCH NHIỆM
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
MÔ TẢ CÔNG VIỆC, TÀI LIỆU
Chuyên viên ban PHH
Lãnh đạo ban PHH
Ban Tái bảo hiểm
Lãnh đạo Công ty
Ban PHH
I
Nhận thông tin từ Đơn vị cơ sở
Xem xét đề xuất của Đơn vị
A
B
Các bộ phận liên quan
C
Từ chối
Chấp nhận bảo hiểm
II
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
* Diễn giải.
Bước 1: Nhận thông tin từ đơn vị cơ sở
Ban Phi Hàng Hải Công ty nhận thông tin về các dịch vụ trên phân cấp từ đơn vị cơ sở (bước I) phải có kèm theo phân tích, ý kiến đề xuất từ đơn vị theo mẫu.
Bước 2: Xem xét đề xuất của đơn vị
a) Cán bộ ban Phi Hàng Hải phải có trách nhiệm xem xét, phân tích các ý kiến đề xuất của Đơn vị để đưa ra ý kiến, nếu chưa đủ cơ sở quyết định thì có thể yêu cầu Đơn vị thu thập thêm thông tin, hoặc lấy thông tin từ bên ngoài. Nếu các yêu cầu nằm trong thẩm quyền của ban Phi Hàng Hải, lãnh đạo ban có quyền quyết định và đề xuất trình ban Tổng Giám Đốc xét duyệt theo bước A của quy trình.
b) Trong quá trình xem xét, phân tích các ý kiến đề xuất của đơn vị nếu thấy không hợp lý hoặc thiếu các thông tin và nằm trong thẩm quyền của ban Phi Hàng Hải lãnh đạo ban có thể tiến hành thông báo từ chối theo bước C.
c) Thời gian thực hiện: trong vòng 1/2 ngày.
Bước 3: Ý kiến các bộ phận liên quan
a) Nếu trong trường hợp các yêu cầu vượt mức của ban Phi Hàng Hải thì lấy thêm ý kiến từ ban tái bảo hiểm theo phương án B.
b) Trong quá trình làm việc với ban tái bảo hiểm cần có biên bản làm việc, tờ trình duyệt có liên quan và sẽ được lưu trữ vào hồ sơ sau này.
c) Thời gian thực hiện: Trong vòng 2 ngày
Bước 4 Chấp nhận bảo hiểm
a) Các hồ sơ sau khi được giải quyết tại các bộ phận sẽ được Lãnh đạo Công ty chấp nhận và sẽ được tiến hành bước tiếp theo (II) của Sơ đồ quá trình khai thác bảo hiểm xe cơ giới.
b) Nếu sau khi xem xét, tổng hợp ý kiến từ các phòng ban liên quan hồ sơ không đủ điều kiện tham gia bảo hiểm, lãnh đạo ban Phi Hàng Hải hoặc lãnh đạo Công ty sẽ tiến hành thông báo từ chối tới đơn vị theo bước C.
c) Thời gian thực hiện: trong vòng 1/2 ngày.
2.3.1.2 Kết quả của công tác khai thác.
2.3.1.2.1 Số lượng hợp đồng bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3.
Một trong những nguyên tắc của kinh doanh bảo hiểm là nguyên tắc số đông bù số ít. Vì vậy số lượng hợp đồng khai thác được có vai trò không nhỏ trong việc tạo dựng thành công cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Bảng 2: Tình hình khai thác bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn.
Chỉ tiêu
năm 2008
năm 2009
năm 2010
số hợp đồng (cái)
Tỷ trọng so với tổng xe tham gia. (%)
số hợp đồng (cái)
Tốc độ tăng liên hoàn (%)
Tỷ trọng so với tổng xe tham gia. (%)
số hợp đồng (cái)
Tốc độ tăng liên hoàn (%)
Tỷ trọng so với tổng xe tham gia. (%)
Xe máy
72532
86.62
98530
35.84
83.93
152040
54.31
86.33
Xe ba bánh, xe gắn máy
86
0.10
135
56.98
0.11
180
33.33
0.10
Ô tô
11074
13.23
18672
68.61
15.90
23807
27.50
13.52
Đầu kéo rơ mooc
42
0.05
64
52.38
0.05
88
37.50
0.05
Tổng số xe tham gia bảo hiểm TNDS tại GMIC (xe)
83734
117401
176115
Tổng số xe thực tế lưu hành (xe)
19810022
22781525
28249091
Tỷ lệ tham gia BH TNDS (%)
0.42
0.51
0.62
(Nguồn báo cáo tài chính công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn.)
Nhìn chung công tác khai thác bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba của GMIC trong ba năm qua đạt thành quả khá cao. Số lượng các hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới liên tục tăng qua các năm. Chúng ta có thể thấy rõ sự tăng lên nhanh chóng của số lượng hợp đồng bảo hiểm xe máy và ô tô. Từ năm 2008 đến năm 2009 số hợp đồng xe máy tăng từ 72532 lên tới 98530 tương ứng với tốc độ tăng là 35.84 %. Từ năm 2009 đến năm 2010 số hợp đồng bảo hiểm TNDS của xe máy tiếp tục tăng từ 98530 đến 152040 tương ứng với tốc độ tăng 54.3 %. Tỷ trọng số hợp đồng bảo hiểm TNDS của xe máy khá cao trong tổng số các hợp đồng khai thác. Năm 2008 số hợp đồng xe máy chiếm 86.62 % tổng số hợp đồng bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3, năm 2009 số hợp đồng xe máy chiếm 83.93 % tổng số hợp đồng bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới. Năm 2010 thì tỷ trọng của xe máy vẫn cao, chiếm 86.33 %. Bên cạnh sự ra tăng của xe máy thì số hợp đồng bảo hiểm ô tô cũng liên tục tăng nhanh qua các năm. Năm 2009 so với năm 2008 số hợp đồng bảo hiểm TNDS của ô tô tăng với tốc độ 68.1 %, năm 2010 so với 2009 tốc độ tăng là 27.5%. Tỷ trọng số hợp đồng bảo hiểm TNDS của ô tô là đứng thứ hai sau xe máy. Năm 2008 tỷ trọng là 13.23 %, năm 2009 tỷ trọng là 15.9 %, năm 2010 tỷ trọng là 13.52 %. Tỷ trọng tham gia bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba của xe máy và ô tô chiếm tỷ trọng lớn vì đa sô phương tiện xe cơ giới tham gia giao thông hiện nay ở nước ta là xe máy và ô tô. Lượng xe ba bánh và xe gắn máy tham gia bảo hiểm TNDS tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng cũng tăng đều qua các năm. Năm 2009 so với năm 2008 số hợp đồng bảo hiểm TNDS xe ba bánh và xe gắn máy tham gia tăng 56.98 %. Năm 2010 so với năm 2009 số hợp đồng bảo hiểm TNDS xe ba bánh và xe gắn máy tham gia tăng 33.33 %.
Chúng ta có thể thấy cơ cấu khai thác nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 tại GMIC trong cả ba năm vẫn tập chung chủ yếu vào khai thác số lượng hợp đồng của xe máy và ô tô là chủ yếu. Số lượng hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe máy chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số hợp đồng của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, tiếp theo đó là đến số lượng hợp đồng của xe ô tô. Như vậy tức là GMIC đã tiến hành khai thác theo một cơ cấu có trọng tâm chứ không phải khai thác dàn đều trên các loại phương tiện tham gia giao thông.
Sở dĩ số lượng hợp đồng bảo hiểm TNDS của các loại xe tham gia tại công ty liên tục tăng qua các năm vì: Những năm sau hoạt động khai thác của công ty đã kế thừa được những hợp đồng tái tụng từ các năm trước. đồng thời khi vị thế của công ty được khẳng định trên thị trường thì lượng khách hàng mới tham gia bảo hiểm TNDS tại GMIC cũng sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, để cạnh tranh được với các doanh nghiệp bảo hiểm khác trên thị trường và kích cầu đối với khách hàng thì công ty cũng đưa ra các chương trinh khuyến mại như: Khách hàng tham gia bảo hiểm TNDS ô tô thì được tặng một túi sách trị giá 325 ngàn đồng, các đại lý khi bán được ba hợp đồng bảo hiểm mức 86 ngàn sẽ được tặng một mũ bảo hiểm trị giá 175 ngàn… Dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng được củng cố. Vì vậy thị trường của công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn ngày càng được mở rộng.
Dựa trên tỷ lệ tham gia bảo hiểm TNDS của các chủ phương tiện tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn, ta có thể thấy thị phần của Công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn về nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba sau ba năm đã từng bước được mở rộng. Công ty bảo hiểm Thái sơn đã dần dần nâng cao thị phần của mình trên chiếc bánh của thị trường bảo hiểm, tỷ lệ tham gia bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại GMIC tăng qua các năm: Năm 2008 tỷ lệ là 0.42 %, năm 2009 tỷ lệ là 0.51 %, năm 2010 tỷ lệ là 0.62 %. Các con số này cho chúng ta thấy được mức độ cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm hiện nay khá cao. Bên cạnh đó số lượng khách hàng tiềm năng của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba cũng còn rất cao. Từ đó đòi hỏi công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm khác phải nên kế hoạch cụ thể để nhằm khai thác hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3.
2.3.1.2.2 Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3.
Bảng 3: Kế hoạch doanh thu phí bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3.
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Doanh thu kỳ thực hiện (Trđ)
Doanh thu kỳ kế hoạch (Trđ)
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%)
Doanh thu kỳ thực hiện (Trđ)
Doanh thu kỳ kế hoạch (Trđ)
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%)
Doanh thu kỳ thực hiện (Trđ)
Doanh thu kỳ kế hoạch (Trđ)
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%)
Xe máy
4787.1
4000
119.68
6503
6000
108.38
10035
8500
118.05
Xe ba bánh, xe gắn máy
6.837
10
68.37
10.8
14
77.14
13.851
15
92.34
Ô tô
4792.8
3500
136.94
8081.2
7500
107.75
10304
10000
103.04
Đầu kéo rơ mooc
84.924
60
141.54
129.41
110
117.64
177.92
150
118.61
(Nguồn báo cáo tài chính và dự thảo phương hướng kinh doanh của công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn.)
Trong quá trình kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3, công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn đã vạch ra những kế hoạch mục tiêu rất cụ thể nhằm phát triển nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 trở thành một trong những nghiệp vụ mũi nhọn của toàn nghành.
Trong ba năm hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3, phần lớn mục tiêu kinh doanh của công ty đối với các loại phương tiện tham gia giao thông đều hoàn thành trên 100 % mức chỉ tiêu đề ra. Trong năm 2008 mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng mức hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch là khá cao. Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 của Xe máy hoàn thành vượt mức 19.68%, ô tô vượt mức 36.94 %, đầu kéo rơ mooc hoàn thành chỉ tiêu ở mức cao nhất và vượt mức 41.54 %. Và cho tới năm 2010 thì mức độ hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 của các loại xe cơ giới phần lớn vẫn hoàn thành vượt chỉ tiêu. Sở dĩ GMIC có được thành tích đó là vì khi mới thành lập công ty đã trang bị cho mình một hệ thống mạng lưới kinh doanh khá rộng, một số bộ phận chủ chốt của công ty được chuyển sang từ các công ty bảo hiểm lớn khác như bảo hiểm PJICO, bảo hiểm Dầu Khí. Bên cạnh đó, do mới bước đầu đi vào kinh doanh nên mức chỉ tiêu mà GMIC đề ra còn ở mức chưa cao. Những năm sau do mức chỉ tiêu đã được nâng lên làm cho mức độ hoàn thành vượt chỉ tiêu giảm nhẹ so với năm 2008.
Chỉ riêng với loại hình bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 của xe ba bánh – xe gắn máy là việc triển khai của GMIC chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Nguyên nhân của vấn đề này là do số lượng xe ba bánh và xe gắn máy tham gia giao thông trên địa bàn nước ta còn ít. Mặt khác số lượng xe ba bánh và xe gắn máy tham gia bảo hiểm TNDS tại GMIC thì chủ yếu là tham gia phần bảo hiểm TNDS bắt buộc.
2.3.1.2.3 Doanh thu phí bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3.
Bảng 4: Doanh thu phí bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới với người thứ 3 tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn.
Chỉ tiêu
năm 2008
năm 2009
năm 2010
Doanh thu phí bảo hiểm
(trđ)
Doanh thu phí bảo hiểm
(trđ)
Tốc độ tăng (giảm) định gốc doanh thu
(%)
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc của doanh thu
(trđ)
Doanh thu phí bảo hiểm
(trđ)
Tốc độ tăng (giảm) định gốc doanh thu
(%)
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc của doanh thu
(trđ)
Xe máy
4787.112
6502.98
35.84
1715.868
10034.64
109.62
5247.528
Xe ba bánh, xe gắn máy
6.837
10.8
57.96
3.963
13.851
102.59
7.014
Ô tô
4792.8272
8081.24
68.61
3288.4128
10304.467
115.00
5511.6398
Đầu kéo rơ mooc
84.924
129.408
52.38
44.484
177.915
109.50
92.991
Tổng
9671.7002
14724.4
-
-
20530.873
-
-
(Nguồn báo cáo tài chính công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn.)
Sự ra tăng của số lượng các hợp đồng bảo hiểm kéo theo đó là sự tăng lên nhanh chóng của tổng doanh thu. Doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng doanh thu của công ty bảo hiểm Thái Sơn. Chỉ tính riêng xe máy, tổng phí bảo hiểm năm 2008 đã là 4787,112 triệu đồng, và tới năm 2010 phí bảo hiểm TNDS bắt buộc của xe máy đã tăng lên đến 10034,64 triệu đồng, tăng một lượng là 5247.528 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 109.62 %. Như vậy là doanh thu phí bảo hiểm TNDS của xe máy năm 2010 tăng hơn gấp hai lần năm 2008. Sở dĩ ta thấy điều này vì số hợp đồng bảo hiểm TNDS của xe máy tham gia tại GMIC năm 2010 tăng hơn hai lần so với năm 2008, bên cạnh đó thì năm 2010 đã có sự tham gia của một số xe máy phân khối lớn với mức phí cao hơn. Song song với sự tăng doanh thu của bảo hiểm TNDS xe máy thì tổng phí bảo hiểm TNDS của ô tô cũng tăng khá nhanh và với số lượng lớn. Năm 2008 tổng phí của bảo hiểm TNDS ô tô là 4792,8272 triệu đồng và tới năm 2010 đã tăng thành 10304,467 triệu đồng tăng một lượng là 5511.6398 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng định gốc là 115 %. Trong những năm sau GMIC đã có sự kết hợp mạnh mẽ với các cửa hàng bán ô tô và các cơ quan đăng kiểm, từ đó làm tăng lượng hợp đồng bảo hiểm TNDS của xe ô tô và làm cho cho doanh thu của bảo hiểm TNDS xe ô tô tăng nhanh.
Lượng tham gia bảo hiểm TNDS bắt buộc của xe ba bánh, xe gắn máy, đầu kéo rơ mooc tại GMIC còn thấp nhưng cũng tăng nhẹ qua các năm. Đây là một con số thể hiện hiệu quả của công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới của GMIC. Chất lượng phục vụ của GMIC sau khi khách hàng mua bảo hiểm xe cơ giới là khá tốt, vì vậy GMIC đã chiếm được niềm tin của khách hàng và từng bước làm tăng doanh thu của mình trong nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3.
2.3.2 Công tác đề phòng hạn chế tổn thất.
2.3.2.1 Các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất.
Đề phòng hạn chế tổn thất là hoạt động cơ bản của con người nhằm ngăn chặn khả năng xảy ra tổn thất và làm giảm mức độ trầm trọng của tổn thất. Đối với các công ty bảo hiểm công tác đề phòng hạn chế tổn thất có vai trò rất quan trọng, do hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm là kinh doanh rủi ro, tức là: Người tham gia bảo hiểm nộp cho người bảo hiểm một số tiền gọi là phí bảo hiểm, người bảo hiểm nhận phí bảo hiểm đồng thời chấp nhận rủi ro mà người tham gia bảo hiểm chuyển cho. Chính vì vậy các công ty bảo hiểm rất chú trọng đến công tác đề phòng hạn chế tổn thất. Nếu làm tốt công tác này cả công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm đều được lợi, bởi vì khi làm tốt công tác này thì rủi ro xảy ra sẽ ít đi do đó công ty bảo hiểm phải bồi thường ít đồng thời người tham gia bảo hiểm cũng ít gặp rủi ro hơn.
GMIC cũng đã nhận thấy tầm quan trọng của công tác ĐPHCTT và tiến hành triển khai nhân rộng trong các nghiệp vụ bảo hiểm đặc biệt là đối với nghiệp vụ bảo hiểm liên quan tới xe cơ giới.
- Xây dựng các đường lánh nạn ở một số đoạn đường nguy hiểm, cho dựng các Phanô, áp phíc... ở các đèo Măng Găng, Cù Mông, đèo Hải Vân...
- Đối với ngành đường sắt, Công ty cho lắp các lưới chống gạch đá ném qua cửa sổ ở các toa tàu.
- Ở các trạm xăng dầu cho lắp đặt các bình cứu hoả...
- Công ty tích cực trong việc thực hiện chỉ thị UBND các tình, thành phố và sắp xếp lại trật tự an toàn giao thông, phối hợp với các ban ngành chức năng tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về luật lệ giao thông nhằm nâng cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông.
2.3.2.2 Kết quả của công tác đề phòng hạn chế tổn thất.
Bảng 5: Tình hình thực hiện công tác ĐPHCTT tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn.
chỉ tiêu
Đơn vị
năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Tổng chi ĐPHCTT
Trđ
125.218
254.146
576.824
Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn chi ĐPHCTT
Trđ
-
128.928
322.678
Tốc độ tăng giảm liên hoàn chi ĐPHCTT
%
-
102.96
126.97
Tổng chi bồi thường
Trđ
375.625
864.286
1325.462
Tốc độ tăng giảm liên hoàn chi bồi thường
%
-
130.0927787
53.36
Tỷ lệ chi ĐPHCTT so với chi bồi thường
%
33.34
29.41
43.52
tổng doanh thu
Trđ
9671.7002
14724.4
20530.873
Tỷ lệ chi ĐPHCTT so với doanh thu
%
1.29
1.73
2.81
(Nguồn báo cáo tài chính công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn.)
Thông qua bảng số liệu trên, ta thấy công tác ĐPHCTT của GMIC đã được chú trọng hơn. Lượng chi phí mà công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn đầu tư cho công tác ĐPHCTT liên tục tăng qua các năm. Lượng chi cho công tác ĐPHCTT năm 2009 so với năm 2008 tăng một lượng là 128.928 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 102.96 %. Trong giai đoạn tiếp theo năm 2010 so với năm 2009, lượng tăng chi ĐPHCTT là 322.678 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 126.97 %. Như vậy qua cả hai ky so sánh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn giai đoạn 2008 – 2010.doc