MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp ở nước ta 3
1.1. Nội dung của xuất khẩu hàng hoá ở doanh nghiệp thương mại 3
1.1.1. Điều tra, nghiên cứu thị trường xuất khẩu 3
1.1.1.1. Lựa chọn thị trường xuất khẩu 3
1.1.1.2. Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu 4
1.1.1.3. Lựa chọn đối tác kinh doanh trong nghiên cứu thị trường 4
1.1.2. Xây dựng kế hoạch và phương án xuất khẩu hàng hoá 4
1.1.2.1. Xây dựng kế hoạch xuất khẩu hàng hoá 4
1.1.2.2. Xây dựng phương án xuất khẩu hàng hoá 5
1.1.3. Tổ chức giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hoá 5
1.1.4. Triển khai thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá 7
1.2. Thị trường đá xây dựng và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu đá xây dựng 10
1.2.1. Thị trường đá xây dựng xuất khẩu 10
1.2.2. Các loại đá xây dựng xuất khẩu 13
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu đá xây dựng 13
1.2.3.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp 13
1.2.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp 19
1.3. Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp xuất khẩu đá xây dựng của Việt Nam trong việc xuất khẩu đá xây dựng ra thị trường thế giới. 23
1.3.1. Cơ hội của các doanh nghiệp xuất khẩu đá xây dựng của Việt Nam 23
1.3.2. Thách thức của các doanh nghiệp xuất khẩu đá xây dựng của Việt Nam 24
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng đá xây dựng của Công ty TNHH Nhật Huy 26
2.1. Khái quát về công ty TNHH Nhật Huy 26
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Nhật Huy 26
2.1.2. Nhiệm vụ và chức năng của công ty TNHH Nhật Huy 27
2.1.2.1. Nhiệm vụ 27
2.1.2.2. Chức năng 28
2.1.3. Bộ máy tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty TNHH Nhật Huy 29
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Nhật Huy 29
2.1.3.2. Chức năng bộ máy quản lý của công ty TNHH Nhật Huy 30
2.1.4. Đặc điểm nguồn lực của công ty TNHH Nhật Huy 32
2.1.4.1. Vốn kinh doanh của công ty 32
2.1.4.2. Nguồn nhân lực 33
2.1.4.3. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các sản phẩm của công ty 34
2.1.4.4. Thị trường của công ty 35
2.1.4.5. Tình hình tài chính của công ty 36
2.1.5. Tình hình kết quả kinh doanh của công ty TNHH Nhật Huy 37
2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu đá xây dựng của Công ty TNHH Nhật Huy 39
2.2.1. Phân tích kết quả xuất khẩu đá xây dựng của công ty 39
2.2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đá xây dựng 39
2.2.1.2. Thực trạng thị trường xuất khẩu đá xây dựng của công ty TNHH Nhật Huy 46
2.2.1.3. Phương thức xuất khẩu đá xây dựng 52
2.2.1.4. Hiệu quả xuất khẩu đá xây dựng của Công ty TNHH Nhật Huy 54
2.2.2. Tổ chức nghiệp vụ xuất khẩu đá xây dựng của công ty TNHH Nhật Huy 55
2.2.2.1. Hoạt động tạo nguồn hàng xuất khẩu đá xây dựng của Công ty 55
2.2.2.2. Hoạt động giao nhận hàng xuất khẩu 57
2.2.2.3. Hoạt động thanh toán 58
2.3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Nhật Huy. 58
2.3.1. Ưu điểm 58
2.3.2. Những tồn tại 60
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại 62
Chương III. Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng đá xây dựng của Công ty TNHH Nhật Huy 66
3.1. Dự báo xu hướng phát triển của thị trường đá xây dựng và phương hướng xuất khẩu đá xây dựng của Công ty TNHH Nhật Huy 66
3.1.1. Dự báo xu hướng phát triển của thị trường đá xây dựng thế giới 66
3.1.2. Phương hướng xuất khẩu đá xây dựng của Công ty TNHH Nhật Huy 66
3.1.2.1. Mục tiêu xuất khẩu đá xây dựng của Công ty 66
3.1.2.2. Định hướng xuất khẩu đá xây dựng của công ty TNHH Nhật Huy 67
3.2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng đá xây dựng của công ty TNHH Nhật Huy 69
3.2.1. Xây dựng hệ thống Marketing, tăng cường công tác nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin 69
3.2.1.1. Công tác nghiên cứu thị trường 69
3.2.1.2. Hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin 72
3.2.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH Nhật Huy 73
3.2.2.1. Lựa chọn những mặt hàng chiến lược 73
3.2.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm 73
3.2.2.3. Đa dạng hoá sản phẩm 74
3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 74
3.2.4. Nâng cao nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa 75
3.2.5. Tăng cường ứng dụng thương mại điện tử 77
3.2.6. Hoàn thiện hệ thống quản trị tổ chức và nhân sự 79
3.2.6.1. Hoàn thiện hệ thống quản trị tổ chức : 79
3.2.6.2. Các giải pháp phát triển yếu tố con người trong công ty 81
3.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước 82
PHẦN KẾT LUẬN 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2365 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đá tự nhiên (đá xây dựng) của công ty TNHH Nhật Huy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2008 TSLĐ và đầu tư dài hạn chiếm 62.52%, trong khi TSCĐ và đầu tư dài hạn chiếm 37.48%. Trong tổng nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm 34.25%, vốn chủ sở hữu chiếm 65.75%. Cơ cấu tổng nguồn vốn cho thấy, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm lượng rất lớn, gấp khoảng hơn hai lần nợ phải trả, cho thấy công ty có một cơ cấu tài chính tốt, có khả năng thanh toán các loại nợ ngắn hạn và vay dài hạn. Mặt khác, trong nợ phải trả, nợ ngắn hạn chiếm khoảng 85.5%, vay dài hạn chiếm khoảng 14.5%, chứng tỏ công ty thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh nhiều nên sử dụng các khoản tín dụng từ nợ ngắn hạn là chủ yếu. Khả năng thanh toán của Công ty đảm bảo, nên các khoản nợ ngắn hạn được sử dụng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
2.1.5. Tình hình kết quả kinh doanh của công ty TNHH Nhật Huy
Qua năm năm hoạt động, hoạt động kinh doanh của công ty không ngừng đạt được những thành tựu tích cực, phản ánh qua một số số liệu thống kê dưới đây:
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2005- 2008
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
I
Tổng doanh thu
16.135,00
31.494,00
42.235,00
II.
Tổng chi phí
14.251,00
29.069,70
38.986,70
1.
Giá vốn hàng bán
13.253,43
26.744,12
35.867,76
2.
Các loại thuế
39,18
78,58
115,26
3.
Chi phí bán hàng, chi phí quản lý
958,39
1.830,54
2.223,95
4.
Lãi vay
288,956
416,46
779,74
III
Lợi nhuận trước thuế
1.884,00
2.024,80
3.248,30
IV
Lợi nhuận sau thuế
1.281,12
1.376,864
2.338,776
V
Thu nhập bình quân đầu người/ tháng
2,5
3,2
3,8
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Thông qua các chỉ tiêu trên, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty được thể hiện rõ phần nào. Cụ thể như sau:
Tổng doanh thu của Công ty qua 4 năm trên có sự tăng mạnh. Doanh thu năm 2007 tăng 195% so với năm 2006, năm 2008 doanh thu tăng 134%. Như vậy tốc độ tăng trưởng nhanh, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty là có hiệu quả. Riêng năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn thế giới trong những tháng cuối năm, do vậy công ty cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ (do công ty là công ty hoạt động xuất nhập khẩu là chủ yếu), tốc độ tăng trưởng doanh thu có giảm so với hai năm trước, nhưng vẫn là tốc độ tăng trưởng cao. Điều này làm cho tổng lợi nhuận sau thuế cũng tăng mạnh, thể hiện:
Năm 2007 tăng 107,5% so với năm 2006, năm 2008 tăng 165% so với năm 2007. Điều này tạo điều kiện cho công ty không ngừng đầu tư mở rộng công ty trên tất cả các mặt như cơ sở hạ tầng, nguồn lực của công ty, các chế độ đãi ngộ với nhân viên ngày càng tốt hơn.
Các chỉ tiêu trên cũng cho thấy, công ty đã có những định hướng đầu tư cho hoạt động kinh doanh của mình đúng hướng, có hiệu quả nên quy mô hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng, doanh thu tăng mạnh, tài sản cố định được đầu tư tăng thêm để phù hợp với quy mô kinh doanh ngày càng tăng của công ty, theo đó nguồn vốn kinh doanh không ngừng lớn mạnh.
Cụ thể hơn, chúng ta sẽ phân tích một số chỉ tiêu sau:
Lợi nhuận năm N – Lợi nhuận năm N -1
Tốc độ tăng của = -------------------------------------------------
Lợi nhuận năm N Lợi nhuận năm N-1
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn = Lợi nhuận / Vốn
Hiệu suất sử dụng vốn = Doanh thu / Vốn
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = Lợi nhuận / Chi phí
Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh
Năm
Chỉ tiêu
2005
( % )
2006
( % )
2007
( % )
2008
( % )
1.Tốc độ tăng của lợi nhuận
-
150
117.4
169.8
2.Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
6.3
8.9
4.7
6.0
3.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
9.77
15.26
11.17
16.18
4. Hiệu suất sử dụng vốn
169.35
202.19
255.42
292.28
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí cho biết khi bỏ ra một đồng chi phí thì thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Hiệu suất sử dụng vốn cho biết một đồng vốn thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ Công ty làm ăn có hiệu quả. Chỉ tiêu này không ngừng tăng qua các năm chứng tỏ công ty càng ngày càng sử dụng vốn có hiệu quả.
2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu đá xây dựng của Công ty TNHH Nhật Huy
2.2.1. Phân tích kết quả xuất khẩu đá xây dựng của công ty
2.2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đá xây dựng
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường thế giới. Tuy gặp nhiều khó khăn để tăng kim ngạch xuất khẩu nhưng những năm qua kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đá xây dựng của Công ty đã không ngừng tăng. Trong các mặt hàng xuất khẩu của Công ty thì đá xây dựng luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty. Chính việc xuất khẩu đá xây dựng đã góp phần chủ yếu vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu nói chung của Công ty trong thời gian qua. Ta có thể thấy điều đó, thống qua bảng số liệu thống kê sau:
Bảng 2.6. Cơ cấu xuất khẩu của Công ty TNHH Nhật Huy
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
KNXK
%
KNXK
%
KNXK
%
1
Đá xây dựng
10,649,100
66
22,518,57
71.5
31,507,310
74.6
2
Khoáng sản
5,485,900
34
8,975,930
28.5
10,727,690
25.4
3
Tổng
16,135,000
100
31,494,500
100
42,235,000
100
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của TNHH Nhật Huy
Năm 2006, tỷ trọng các loại đá xây dựng xuất khẩu chiếm 66% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, tỷ trọng các loại khoáng sản xuất khẩu chiếm 34% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đá và khoáng sản đều tăng, tỷ trọng khoáng sản giảm so với sản phẩm đá xây dựng. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu đá tự nhiên tăng 211% so với năm 2006 chiếm 71.5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty, kim ngạch xuất khẩu khoáng sản tăng 163.6% so với năm 2006 chiếm 28.5% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Sở dĩ đạt được kết quả cao như vậy, do nền kinh tế thế giới và trong nước đều tăng trưởng mạnh trong năm 2007, kết hợp thêm là sự hoạt động có hiệu quả của công ty. Đến năm 2008, tốc độ tăng có giảm hơn năm trước nhưng vẫn đạt chỉ tiêu mà công ty đề ra và là cao so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Cụ thể, đến cuối năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đá xây dựng tăng 139.9% so với năm 2007 chiếm 74.6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu khoáng sản tăng 119.5% so với năm 2007 chiếm 25.4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, xuất khẩu đá xây dựng chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của Công ty và mang lại nguồn thu lớn, là mặt hàng chính và quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Ta có thể thấy rõ hơn tốc độ tăng trưởng kim ngạch theo hai mảng kinh doanh xuất khẩu là xuất khẩu đá xây dựng và xuất khẩu khoáng sản qua các năm, đồng thời thấy được tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đá xây dựng trong tổng giá trị xuất khẩu của toàn Công ty qua biểu đồ sau:
Năm
Tỷ đồng
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đá trong cơ cấu xuất khẩu của Công ty qua các năm
Công ty xuất khẩu nhiều mặt hàng đá xây dựng, phong phú về chủng loại và chất lượng, đồng thời cũng đáp ứng đầy đủ các mục đích sử dụng khác nhau của từng công trình xây dựng. Để hiểu rõ các mặt hàng đá xuất khẩu và cơ cấu của chúng thể hiện tầm quan trọng của mỗi mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu, ta có bảng số liệu sau:
Bảng 2.7. Kim ngạch xuất khẩu đá xây dựng theo mặt hàng
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Mặt hàng
2005
2006
2007
2008
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
1.Đá trắng muối
1.788,8
32
3.620,69
34
7.431,13
33
10.712,48
34
2.Đá vàng
838,4
15
1.490,9
14
2.927,4
13
3.780,88
12
3.Đá xanh
1.341,6
24
2.662,28
25
6.530,38
29
9.767,27
31
4.Đá đen cẩm
279,52
5
638,946
6
2.026,67
9
2.520,58
8
5.Đá băm
392,36
7
638,946
6
1.125,93
5
1.260,29
4
6.Đá tấm
447,2
8
851,928
8
1.351,11
6
1.890,44
6
7.Đá khối
223,6
4
425,964
4
675,56
3
630,15
2
8.Các loại đá khác
279,52
5
319,473
3
450,39
2
945,22
3
Tổng số
5.590
100
10.649,1
100
22.518,57
100
31.507,31
100
Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Nhật Huy
Trong bảng trên các loại đá khác là các loại đá xây dựng còn lại như đá hồng Gia Lai, trắng suối lau, tím tân dần, đỏ ruby, các loại đá basalt như đá basalt băm mặt, basalt mài bóng, basalt cưa thô, basalt khò lửa…Chúng ta không xem xét riêng từng loại hàng này vì việc xuất khẩu nó nếu tách ra thì sẽ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, cầu về xuất khẩu loại hàng này không thường xuyên, việc xuất khẩu nó chủ yếu là do đơn đặt hàng của các hãng nước ngoài. Chúng ta thấy việc xuất khẩu các mặt hàng này rất thất thường. Năm 2005 các loại đá khác có giá trị xuất khẩu chiếm khoảng 5% tổng giá trị xuất khẩu của Công ty, năm 2006 chiếm 3% tổng giá trị xuất khẩu. Như vậy, tỷ trọng của các loại đá này năm 2006 giảm so với năm 2005 là 2%, nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng lên 114.29%. Năm 2007 các mặt hàng này chiếm 2% tổng giá trị xuất khẩu, lại tiếp tục giảm trong cơ cấu xuất khẩu của Công ty, nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng 140.98% . Năm 2008, các mặt hàng này có xu hướng tăng nhanh chiếm 5% tổng giá trị xuất khẩu, tỷ trọng tăng lên so với năm 2007, kim ngạch xuất khẩu tăng 209.87%.
Trong các năm qua thì mặt hàng đá trắng muối là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu. Trong năm 2005, giá trị xuất khẩu của mặt hàng này chiếm 32% tổng giá trị xuất khẩu. Năm 2006, giá trị xuất khẩu của mặt hàng đá muối trắng chiếm 34% tổng giá trị xuất khẩu, tăng 202.4%. Năm 2007 là năm có giá trị xuất khẩu mặt hàng đá muối trắng tăng mạnh, tổng giá trị xuất khẩu tăng 205.2% so với năm 2006, giá trị xuất khẩu của đá trắng muối chiếm 33% tổng giá trị xuất khẩu. Sở dĩ mặt hàng đá muối trắng của Công ty năm 2007 tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn vì sản phẩm đã được ưa chuộng trên nhiều nước và nó có kiểu dáng đa dạng, chất lượng tốt, màu sắc đẹp mắt và phù hợp với nhiều nền văn hoá khác nhau. Năm 2008, mặt hàng đá trắng muối tiếp tục tăng, tổng giá trị xuất khẩu tăng 144.16%, chiếm 34% tổng giá trị xuất khẩu, tăng 39.9% so với năm 2007. Mặt hàng đá trắng muối năm 2008 tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng lại giảm so với 3 năm trước đó. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là do cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu vào giữa năm 2008 đã ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động kinh tế trên thế giới cũng như trong nước Việt Nam, do vậy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam theo hướng suy giảm bao gồm cả mặt hàng đá xây dựng xuất khấu.
Năm 2005, mặt hàng đá xanh xây dựng có giá trị xuất khẩu chiếm 24% tổng giá trị xuất khẩu. Năm 2006 giá trị xuất khẩu của mặt hàng này tăng 198.4% so với năm 2005, chiếm 25% tổng giá trị xuất khẩu. Năm 2007 giá trị xuất khẩu của mặt hàng đá chiếm 29% tổng giá trị xuất khẩu, tăng 245,29% so với năm 2006. Sở dĩ, có sự tăng trưởng cao và liên tục như vậy là do tình hình kinh tế thế giới thuận lợi, tăng trưởng kinh tế cao kéo theo nhu cầu xây dựng của thế giới cũng tăng cao, mà mặt hàng đá xanh lại ngày càng được ưa chuộng trong các công trình xây dựng nên tỷ trọng trong tổng giá trị xuất khẩu cũng tăng lên. Năm 2008 giá trị xuất khẩu của mặt hàng đá xanh xây dựng chiếm 31% tổng giá trị xuất khẩu và tăng 149.57 %. Nhìn chung trong những năm qua giá trị xuất khẩu của mặt hàng đá xanh xây dựng tăng lên. Một phần do tình hình kinh tế thế giới diễn biến tốt, một phần do doanh nghiệp đã kịp thời nắm bắt nhu cầu thị trường để có những sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường thông qua các hoạt động marketing, tạo nguồn hàng, đàm phán, ký kết hợp đồng và cả thực hiện hợp đồng. Riêng năm 2008, do khủng hoảng kinh tế, mặt hàng đá xanh có tăng nhưng tốc độ tăng giảm xuống so với các năm trước đó.
Đối với đá khối (blocks), năm 2005 xuất khẩu chiếm 4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2006 cũng chỉ xuất khẩu chiếm 4%, tăng 190.5% so với năm 2005 thì đến năm 2007 giá trị xuất khẩu của mặt hàng đá khối tiếp tục tăng, tăng 158.59% so với năm 2006, chiếm 3% tổng giá trị xuất khẩu. Năm 2008 giá trị xuất khẩu của đá khối (blocks) giảm mạnh, chiếm 2%, giảm 7,3% so với năm 2007. Nhìn chung mặt hàng đá khối (blocks) là một mặt hàng có khả năng xuất khẩu, nhưng là sản phẩm thô nên không được Nhà nước ta khuyến khích xuất khẩu (Nhà nước đánh thuế cao so với đá thành phẩm) và kết hợp với khủng hoảng kinh tế đã làm cho nhu cầu cũng như nguồn cung đá khối (blocks) giảm mạnh trong năm 2008.
Đối với đá đen cẩm, năm 2005 đạt giá trị xuất khẩu chiếm 5% trong tổng giá trị xuất khẩu của của các mặt hàng đá xuất khẩu của toàn Công ty. Năm 2006, xuất khẩu chiếm 6% trong tổng giá trị xuất khẩu và tăng 228.5 % so với năm 2005. Đến năm 2007, giá trị xuất khẩu của mặt hàng này chiếm 9% trong tổng giá trị xuất khẩu của các mặt hàng đá xuất khẩu và tăng 317.19% so với năm 2006. Đến năm 2008, xuất khẩu đá đen của Công ty đạt được chiếm 8% trong tổng trị giá xuất khẩu đá xây dựng của Công ty, tăng 124.37% so với năm 2007. Nhìn chung, xuất khẩu đá đen cẩm liên tục tăng qua các năm, nhưng năm 2008 tốc độ tăng chậm lại. Năm 2007, tốc độ tăng cao nhất do môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế thuận lợi, thêm vào đó, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO tạo một cơ hội lớn trong kinh doanh cho doanh nghiệp.
Đối với đá băm, năm 2005 giá trị xuất khẩu chiếm 7% trong tổng giá trị xuất khẩu. Năm 2006, xuất khẩu chiếm 6% trong tổng giá trị xuất khẩu và tăng 162.8% so với năm 2005. Đến năm 2007, giá trị xuất khẩu của mặt hàng này chiếm 5% trong tổng giá trị xuất khẩu của các mặt hàng đá xuất khẩu và tăng 172.2% so với năm 2006. Đến năm 2008, xuất khẩu đá băm của công ty chiếm 4% trong tổng trị giá xuất khẩu đá xây dựng của Công ty, tăng 111.9% so với năm 2007. Tỷ trọng đá băm trong tổng giá trị xuất khẩu đá giảm qua các năm, nhưng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này vẫn tăng qua các năm, năm 2008 tốc độ tăng chậm lại. Một phần do những nguyên nhân đã phân tích ở trên, mặt khác do nhu cầu sử dụng đá băm trên thị trường thế giới tăng không nhiều bằng nhu cầu sử dụng các loại đá khác.
Đối với đá tấm, năm 2005 giá trị xuất khẩu chiếm 8% trong tổng giá trị xuất khẩu. Năm 2006, xuất khẩu chiếm 8% trong tổng giá trị xuất khẩu và tăng 190.5% so với năm 2005. Đến năm 2007, giá trị xuất khẩu của mặt hàng này chiếm 6% trong tổng giá trị xuất khẩu của các mặt hàng đá xuất khẩu và tăng 158.59 % so với năm 2006. Đến năm 2008, xuất khẩu đá tấm của công ty đạt được chiếm 6 % trong tổng trị giá xuất khẩu đá xây dựng của công ty, tăng 139.9% so với năm 2007.
Nhìn chung, đá đen, đá băm và đá tảng(slaps) đều trên đà tăng nhanh trong 2 năm 2006, 2007 và tăng chậm lại vào năm 2008. Riêng mặt hàng đá băm năm 2008 giảm mạnh do nhu cầu của thế giới giảm. Có chuyện như vậy nguyên nhân chính là do cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu diễn ra vào những tháng cuối năm 2008, đã ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống kinh tế và trong đó ngành hàng xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng lớn.
Đá vàng cũng tăng qua các năm, đây là mặt hàng khá thông dụng, chất lượng của nó đảm bảo, mẫu mã đa dạng nên xuất khẩu được ở nhiều nước. Năm 2005 giá trị xuất khẩu của mặt hàng đá vàng chiếm 15% tổng giá trị xuất khẩu. Năm 2006 giá trị xuất khẩu chiếm 14% tổng giá trị xuất khẩu tăng 177.8% so với năm 2005. Năm 2007 giá trị xuất khẩu chiếm 13% tổng giá trị xuất khẩu tăng 196.35% so với năm 2006. Năm 2008 giá trị xuất khẩu chiếm 12 % tổng giá trị xuất khẩu tăng 129.15% so với năm 2007. Mặt hàng đá vàng nhìn chung có giá trị xuất khẩu không cao so với các mặt hàng khác do mặt hàng này tuy có mẫu mã đa dạng nhưng nó khá phổ biến trên thi trường, sản phẩm không có sự khác biệt lớn so với sản phẩm của các hãng khác. Do đó để có thể tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm này cần phải có sự nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường phát triển thêm nhiều mặt hàng với nhiều mẫu mã khác nhau.
Kim ngạch xuất khẩu của hai mặt hàng đá muối trắng và đá xanh thường chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu, là hai mặt hàng quan trọng trong mảng xuất khẩu đá xây dựng của Công ty. Do hai mặt hàng này đáp ứng được nhu cầu của nhiều khách hàng ở nhiều nước khác nhau, phục vụ các công trình xây dựng về mẫu mã, kiểu dáng, chất lương, giá cả… Vì vậy, Công ty cần có chương trình, kế hoạch phù hợp để thúc đẩy xuất khẩu hai mặt hàng này, mở rộng thị trường, thâm nhập thị trường mới.
Ta có thể thấy rõ hơn tốc độ tăng giảm xuất khẩu của các mặt hàng đá xuất khẩu qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng giảm xuất khẩu theo mặt hàng
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Phòng xuất khẩu đá xây dựng
Nhìn trên biểu đồ, nhận thấy rõ tất cả các mặt hàng đá xuất khẩu đều tăng qua các năm. Trong đó, mặt hàng đá muối trắng và đá xanh tăng mạnh nhất, thể hiện xu hướng tiêu dùng của thị trường xuất khẩu mà Công ty hoạt động. Các mặt hàng đá vàng, đá đen cẩm, đá băm, đá tảng…tăng chậm hơn.
2.2.1.2. Thực trạng thị trường xuất khẩu đá xây dựng của công ty TNHH Nhật Huy
Trên con đường phát triển đất nước, bất cứ nước nào cũng cần hoà nhập, hội nhập, giao lưu giữa kinh tế vùng này và vùng khác, giữa nước này và nước khác. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa), vai trò của trao đổi quốc tế ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình. Nhận thức điều đó, Công ty TNHH Nhật Huy chủ trương phát triển phương châm đa dạng hoá quan hệ thị trường song cần tập trung xây dựng thị trường trọng điểm và bạn hàng chủ yếu. Mục tiêu của Công ty TNHH Nhật Huy là đẩy mạnh công tác xuất khẩu các sản phẩm đá xây dựng nhằm thu ngoại tệ và tăng cao doanh số xuất khẩu. Công ty xác định và phân chia thị trường thành các phân khúc thị trường, các đoạn thị trường, thị trường có tiềm năng và nhờ đó mà tập trung đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm đá xây dựng của Công ty.
Bảng 2.8. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng đá xây dựng theo thị trường.
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Trị giá
%
Trị giá
%
Trị giá
%
Trị giá
%
1. Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Á
2.459,6
44
4.579,2
43
9.007,4
40
12.918
41
2. ASEAN
1.844,7
33
3.301,2
31
6.755,6
30
9.452,2
30
3.EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ
950,3
17
2.023,3
19
4.728,9
21
5.986,4
19
4.Các nước khác
335,4
6
745,4
7
2.026,7
9
3.150,7
10
Tổng số
5.590
100
10.649,1
100
22.518,6
100
31.507,3
100
Nguồn: Phòng xuất khẩu đá Công ty TNHH Nhật Huy.
Biểu đồ 2.3. Tốc độ tăng giảm kim ngạch xuất khẩu hàng đá xây dựng theo
thị trường
Như vậy, khối thị trường Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Á là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty TNHH Nhật Huy. Khối thị trường này là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty, Chiếm 44% trị giá xuất khẩu đá xây dựng của Công ty năm 2005. Đến năm 2006, trị giá xuất khẩu chiếm 43% trị giá xuất khẩu đá của toàn Công ty, tăng so với năm 2005 186,2%. Năm 2007, trị giá xuất khẩu đến khối thị trường này chiếm 40% tỷ trọng xuất khẩu đá xây dựng của Công ty và tăng 196,7%. Năm 2008, tiếp đà tăng trị giá xuất khẩu vào khối thị trường này chiếm 41% tỷ trọng xuất khẩu, tăng so với năm 2007 là 143,4%. Nhìn chung, trị giá xuất khẩu vào khối thị trường này tăng qua các năm, riêng năm 2008 tốc độ tăng trưởng có chậm hơn so với hai năm trước do có nhiều biến động trên thị trường thế giới, cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra vào giữa năm đã làm giảm nhu cầu của khối thị trường này. Đây là khối thị trường thân thuộc, và có nhu cầu lớn nhập khẩu đá xây dựng. Vì các nước này hầu hết đều là các nước đang phát triển nên nhu cầu xây dựng cơ cở hạ tầng lớn. Bao gồm cả dự án của Nhà nước và dự án của tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài… Do đặc điểm về tôn giáo, khối thị trường này thường có nhu cầu lớn về mặt hàng đá muối trắng đặc biệt là các công trình công cộng. Bên cạnh đó, thị trường này còn có nhu cầu về các loại đá xanh để làm tường bao, đường ra vườn… Sản phẩm đá xây dựng của công ty (các sản phẩm đá xây dựng ở trong nước) đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của thị trường đó , do chất lượng tương đối tốt mà giá thành lại không quá cao, phù hợp với họ.
Khối thị trường này, có nền kinh tế bất ổn do có nhiều bất ổn về chính trị, cho nên hệ thống thanh toán thường không đảm bảo. Đa số các ngân hang không chấp nhận thanh toán theo hình thức L/C, mà thường thanh toán theo hình thức T/T. Bên cạnh đó, hình thức thanh toán T/T thường dành cho khách hàng quen. Thị trường này tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên lợi nhuận mang lại cũng cao, vì ít Công ty dám mạo hiểm kinh doanh trên đoạn thị trường này. Mà phải là những Công ty có nhiều khách hàng quen thuộc và am hiểu về thị trường này. Công ty TNHH Nhật Huy đã đáp ứng những yêu cầu này và đó là lợi thế của Công ty. Đây là thị trường tiềm năng trong giai đoạn tới mặc dù sản phẩm đá tiêu thụ tốt tại đây nhưng Công ty sẽ đẩy mạnh hơn nữa trong việc phát triển đa dạng hoá xuất khẩu sản phẩm và mục tiêu trong giai đoạn tới là đưa nhiều loại sản phẩm đá Granite và Ceramic sang thị trường này thông qua Phòng thương mại của các nước này tại Việt Nam.
Trên thị trường này cũng có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực đá xây dựng. Trong đó, doanh nghiệp dẫn đầu thị trường là…Qingdao samine Tradinh Co., Ltd của Trung quốc, tiếp đến là Shalan overseas Idian INC của Ấn Độ. Hai công ty này đều là hai công ty lớn, có tiềm lực về tài chính và kinh doanh nhiều năm trên lĩnh vực này, số lượng khách hàng trung thành lớn. Ngoài ra, chủng loại mặt hàng phong phú hơn so với Nhật Huy, có những loại sản phẩm mà nước Việt Nam không sản xuất được. Bên cạnh đó, các công ty này ở những nước mà có máy móc trang thiết bị hiện đại để sản xuất ra đá xây dựng thuộc hàng cao cấp và tiết kiệm chi phí sản xuất do năng suất tăng lên. Tuy nhiên, Nhật Huy là một Công ty vừa và nhỏ nên hoạt động nhanh nhạy, năng động trong tìm kiếm khách hàng và ở Việt Nam cũng có những sản phẩm mà ở nước khác không có được (do cấu trúc địa tầng khác nhau ở mỗi nước), và giá xuất khẩu đá xây dựng của Việt Nam cũng rẻ tương đối so với các nước khác do có những ưu đãi về phía Nhà nước.
Nhận thấy, xuất khẩu đá xây dựng sang thị trường này ngày càng tăng, do nhu cầu nhập khẩu của khối thị trường này ngày một nhiều hơn. Cộng với việc Việt Nam mở cửa thị trường giúp cho hàng rào thương mại ngày càng thông thoáng, giảm thuế xuất khẩu, khiến cho đá xây dựng của Việt Nam có sức cạnh tranh hơn trên thị trường khu vực và quốc tế.
Thị trường ASEAN
Thị trường ASEAN là thị trường có quan hệ gần gũi lâu năm với Việt Nam và có vị trí địa lý gần với Việt Nam, do đó hàng hoá xuất khẩu sang thị trường này có nhiều điều kiện thuận lợi như: Chi phí vận chuyển thấp, mặt khác các nước ASEAN trong đó có Việt Nam đã ký hiệp định ưu đãi thuế quan chung ASEAN (CEPT) nên hàng hoá Việt Nam xuất khẩu được hưởng mức thuế ưu đãi hơn rất nhiều so với hàng hoá của các nước khác ngoài ASEAN. Đối với thị trường này Công ty sẽ tìm kiếm các đối tác để xuất khẩu cả đá khối, đá phiến và đá viên. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu Công ty vào ASEAN chiếm 33% đứng thứ hai trong các thị trường xuất khẩu lớn của Công ty. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu vào ASEAN tăng 178,9%, chiếm 31% tổng giá trị xuất khẩu. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu sang khu vực thị trường này tăng mạnh, tăng 204,6% so với năm 2006, chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 139,9% so với năm 2007.
Thị trường này, hầu như không nhập đá muối trắng, chỉ nhập các loại đá khác để phục vụ cho nhu cầu xây dựng của mình. Các khách hàng nhập khẩu đá xây dựng phục vụ cho nhiều loại hình xây dựng khác nhau, từ những công trình lớn của Nhà nước, tư nhân đến những công trình nhỏ như nhà, vườn, biệt thự. Ở đoạn thị trường này do cùng nằm trong cộng đồng kinh tế ASEAN, nên được hưởng các ưu đãi về thuế quan. Bên cạnh đó, tình hình chính trị ổn định hơn, nhu cầu ổn định và do vậy đảm bảo về thanh toán. Công ty thường thanh toán theo hình thức L/C trên đoạn thị trường này. Do ưu thế về địa lý, gần hơn nên sản phẩm mất ít chi phí vận chuyển hơn, từ đó giảm giá bán sản phẩm khiến cho sản phẩm của Công ty có sức cạnh tranh hơn.
Trên đoạn thị trường này, có rất nhiều Công ty khai thác, đặc biệt là những Công ty của Trung Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông… Các Công ty dẫn đầu thị trường này là Araya multi trade international PT của Inđônêxia, Qingdao samine Tradinh Co., Ltd và Xiamen Winson Import and export Co., Ltd. Đều là những Công ty lớn và có tiềm lực về tài chính, kinh nghiệm kinh doanh lâu năm trên thị trường. Trên đoạn thị trường này, các Công ty phục vụ cả mặt hàng đá chất lượng cao và đá xây dựng thông thường. Ngoài những lợi thế cạnh tranh đã nêu ở khu vực thị trường Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Á, Việt Nam cũng nằm trong khối ASEAN nên được hưởng nhiều ưu đãi.
Thị trường EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ
Thị trường EU, Nhật Bản Bắc Mỹ là khối thị trường cũng có tiềm năng lớn. Tuy nhiên xuất khẩu sang thị trường này còn thấp mặc dù vẫn tăng dần qua các năm. Cụ thể như sau: Năm 2005, trị giá xuất khẩu chiếm 17% trong tổng trị giá xuất khẩu đá xây dựng. Năm 2006, trị giá xuất khẩu vào khu vực thị trường này tăng 212,9% so với năm 2005, chiếm 19% trong tổng trị giá xuất khẩu. Đến năm 2007, trị giá xuất khẩu vào khu vực thị trường này tăng 233,7% so với năm 2006, chiếm 21%. Năm 2008, trị giá xuất khẩu vào khu vực thị trường này tăng 126,6% chiếm 19% trong tổng trị giá xuất khẩu đá xây dựng. Tốc độ tăng liên tục là do nền kinh tế thế giới tăng trưởng liên tục từ năm 2005- 2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31790.doc