MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN . 1
1.1 Thông tin là gì? . 1
1.2 Sự bất cân xứng thông tin trong thị trường tài chính. 1
1.2.1 Bất cân xứng thông tin (BCXTT) là gì? . 1
1.2.2 Các biểu hiện của BCXTT trong thị trường tài chính . 2
1.2.2.1 Sự lựa chọn trái ngược . 7
1.2.2.2 Tâm lý ỷ lại . 11
1.2.2.3 Chi phí quản lý . 11
1.2.3 Những biện pháp để hạn chế vấn đề BCXTT . 13
1.2.3.1 Giảm thiểu sự lựa chọn bất lợi . 13
a. Phát tín hiệu . . 13
b. Sàng lọc . . 13
1.2.3.2 Kiểm soát tâm lý ỷ lại . 14
a. Cơ chế trực tiếp . . 14
b. Cơ chế gián tiếp . . . 14
CHƯƠNG II: BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM . 16
2.1 Nhìn lại TTCK Việt Nam sau 8 năm hoạt động . 16
2.1.1 Phác họa bức tranh toàn cảnh . 16
2.1.2 Đánh giá tính hiệu quả của TTCK Việt Nam . 16
2.1.2.1 Trong TTCK Việt Nam có hiện tượng “tâm lý bầy đàn”
hay không? . 16
a. Giai đoạn sơ khai: từ 28/07/2000 đến 25/06/2001
b. Giai đoạn 2: từ 25/06/2001 đến 31/12/2003
c. Giai đoạn 3: từ 01/01/2004 đến 31/01/2006
d. Giai đoạn 4: từ 06/02/2006 đến 27/12/2007
2.1.2.2 Kiểm định tính độc lập của tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu . 22
a. Miêu tả dữ liệu . . 22
b. Phương pháp luận . 23
c. Các kết quả của kiểm nghiệm . 25
2.1.3 Nhìn nhận những vấn đề còn tồn tại . 27
2.2 Bất cân xứng thông tin trên TTCK Việt Nam . 29
2.2.1 Tính minh bạch thông tin . 29
2.2.1.1 Sự lựa chọn bất lợi . 29
a. Giao dịch nội gián . 29
b. Thiếu minh bạch trong IPO . 29
c. Các hiện tượng khác . . 32
2.2.1.2 Rủi ro đạo đức . 34
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG BCXTT TRÊN
TTCK VIỆT NAM . . . 37
3.1. Các biện pháp đã thực hiện trong thời gian qua . 37
3.1.1 Giai đoạn trước khi Luật chứng khoán ra đời . 38
3.1.1.1 Nghị định 144/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chứng khoán và
Thị trường Chứng khoán . 38
3.1.1.2 Nghị định 161/2004/NĐ-CP. 38
3.1.1.3 Quy ết định số 79/2000/QĐ-UBCK . 38
3.1.1.4 Thông tư 57/2004/TT-BTC . 38
3.1.2 Giai đoạn từ sau khi Luật chứng khoán ra đời vào ngày 29/6/2006 . 39
3.2 Những kiến nghị nhằm khắc phục tình trạng bất cân xứng thông tin trên thị trường
chứng khoán Việt Nam . 40
3.2.1 Giải pháp nhằm làm minh bạch thông tin . 40
3.2.1.1 Hoàn thiện khung pháp lý . 40
3.2.1.2 Cải thiện hệ thống kế toán, kiểm toán . . 42
3.2.1.3 Các công ty niêm yết . . 42
3.2.1.4 Các công ty chứng khoán . . 44
3.2.1.5 Đối với Sở giao dịch Chứng khoán . 44
3.2.1.6 Đối với Thị trường giao dịch Chứng khoán nói chung . 44
3.2.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng . . 45
3.2.2.1. Hướng tới việc xây dựng và phát triển một hệ thống
công bố thông tin số hóa sử dụng XML.(xem thêm ở phụ lục 2) . 45
3.2.2.2. Nâng cấp và phát triển hệ thống công nghệ
thông tin trong h ệ thống giao dịch . 46
3.2.2.3 Nâng cao chất lượng các bản tin thị trường chứng khoán,
các website của SGDCK , TTGDCK và UBCKNN . 47
3.2.2.4 Nâng cao năng lực của giới truyền thông . 48
3.2.3 Giải pháp về tiếp nhận thông tin . 48
PHẦN PHỤ LỤC
55 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2261 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp cho vấn đề bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đoạn này và còn tăng
rất mạnh mẽ. Trên TTCK lúc này đã xuất hiện nhiều công ty với thương hiệu mạnh
như Công ty Kinh Đô miền Bắc (NKD), Công ty sữa Việt Nam (VNM). Đồng thời,
trong thời gian này, chứng khoán luôn là vấn đề “hot” trên những trang báo, những
mục điểm tin thời sự của truyền hình. Nhờ vậy, mức độ quan tâm về TTCK của người
dân được nâng cao đáng kể, trình độ hiểu biết về chứng khoán và kinh nghiệm đầu tư
cũng vượt trội hơn so với khoảng thời gian thị trường mới đi vào hoạt động. Tuy vậy,
chính vào thời điểm chứng kiến sự phát triển vượt bậc của TTCK, vấn đề “tâm lý bầy
đàn lại”” càng được thấy rõ ràng hơn khi hầu như tất cả các mã chứng khoán đều đi
theo một xu hướng chung nhất. Ta có thể thấy một cách trực quan thông qua đồ thị 4.5
sau.
Xét về hệ số tương quan của một số chứng khoán với nhau, dù đã có cải thiện,
một vài chứng khoán đã có hệ số tương quan cách xa 0 hơn nhưng biên độ thay đổi là
rất nhỏ, gần như không đáng kể. Nhìn chung trên thị trường, nhà đầu tư khó có thể
thực hiện mục tiêu giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hóa danh mục của họ.
Như vậy, qua 4 giai đoạn phát triển của TTCK Việt Nam, cả 2 phương pháp
trực quan và định lượng đều cho thấy kết quả: TTCK Việt Nam vẫn còn là một thị
trường chưa hiệu quả. Giá các mã CK không được phản ánh một cách chính xác những
thông tin, và những giá trị của doanh nghiệp. Hầu hết thị trường giao động bởi tác
động của tâm lý nhà đầu tư.
Hình 2.5a VN-Index (06/02/2006 đến 27/12/2007)
26
Hình 2.5b: REE, SAM, HAP, LAF, BBC, DPC (06/02/2006 đến 27/12/2007)
Bảng 2.4: Hệ số tương quan giữa các cổ phiếu REE, SAM, HAP, LAF, BBC, DPC,
VNM, SSI trong khoảng thời gian từ 06/02/2006 đến 27/12/2007
REE SAM HAP LAF BBC DPC FPT VNM SSI
REE 0.022 0.012 0.039 0.020 0.018 0.017 0.016 0.012 0.011
SAM 0.012 0.009 0.019 0.013 0.012 0.007 0.009 0.007 0.007
HAP 0.039 0.019 0.099 0.048 0.043 0.052 0.025 0.022 0.014
LAF 0.020 0.013 0.048 0.064 0.017 0.029 0.013 0.009 0.012
BBC 0.018 0.012 0.043 0.017 0.031 0.017 0.010 0.010 0.014
DPC 0.017 0.007 0.052 0.029 0.017 0.049 0.009 0.008 0.002
FPT 0.016 0.009 0.025 0.013 0.010 0.009 0.018 0.012 0.015
VNM 0.012 0.007 0.022 0.009 0.010 0.008 0.012 0.009 0.010
SSI 0.011 0.007 0.014 0.012 0.014 0.002 0.015 0.010 0.028
2.1.1.2 Kiểm định về tính độc lập của tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu
2.1.1.2.1. Miêu tả dữ liệu:
Dữ liệu được sử dụng trong phần này chủ yếu gồm giá trị hàng tuần và hàng
ngày của VN-Index và 5 cổ phiếu được niêm yết lâu nhất trên sàn giao dịch chứng
khoán Hồ Chí Minh (HOSE). Chỉ số thị trường VN-Index được tính toán bằng tất cả
các mức giá của tất cả cách chứng khoán niêm yết ở HOSE, các cổ phiếu riêng lẻ được
chọn là REE, SAM, HAP, TMS và LAF. Tất cả dữ liệu được thu thập thông trong
khoảng thời gian từ 28-06-2000 (giai đoạn đầu của của ttck Việt Nam) đến 31-12-2007
27
từ cơ sở dữ liệu của Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Tỷ suất sinh lợi hàng ngày của được tính theo công thức sau:
rt = log(pt) – log(pt-1) = log(pt/pt-1)
Trong đó p(t) và p(t-1) tương ứng là mức giá ngày t và ngày t-1.
Tương tự như vậy, tỷ suất sinh lợi hàng tuần được tính bằng log của hiệu số
giữa giá đóng cửa của thứ 4 tuần này và giá đóng cửa của thứ 4 tuần trước. Nếu giá
vào thứ 4 của một tuần nào đó không có (do rơi vào ngày nghỉ lễ) thì ta lấy giá thứ 5
(hoặc thứ 3 nếu thứ 5 cũng không có). Nếu cả 2 ngày thay thế đều không thể lấy thì dữ
liệu tuần đó xem như không có. Mục đích của việc lựa chọn ngày thứ 4 là để tránh
những ngày nghỉ cuối tuần và những ngày lễ.
Như chúng ta đã biết, trong giai đoạn đầu của thị trường, từ 28/06/2000 đến
01/03/2002, ttck Việt chỉ giao dịch 3 phiên/tuần. Sau đó, thị trường giao dịch hàng
ngày. Do đó, các mức giá hàng ngày của thị trường trong giai đoạn đầu không được sử
dụng trong phần này. Dữ liệu thống kê theo tuần và theo ngày của VN-Index và các cổ
phiếu lẻ được trình bày trong bảng 2.5
VN-
INDEX
REE SAM HAP TMS LAF
Daily returns
Observation 1330 1330 1330 1330 1330 1330
Mean 0.0001 -0.0000635 0.0002 -0.0003 -0.0000628 0.0000938
Median -0.0003 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000
Maximum 0.0204 0.1811 0.1798 0.2168 0.2942 0.1447
Minimum -0.0206 -0.1811 -0.1798 -0.2117 -0.2942 -0.1567
Std. dev 0.0046 0.0138 0.0152 0.0196 0.0182 0.0110
Skewness 0.9 -2.8 -2.0 -1.3 -1.1 -0.8
Kurtosis 7.9 121.5 106.2 83.5 204.3 100.3
Jarque-Bera 800.7a 415,586.2a 314,917.0a 191,786.
2a
1,196,997.
0a
279,808.7a
28
Weekly returns
Observation 240 240 240 240 240 240
Mean 0.0016 0.0007 0.0014 0.0007 0.0016 0.0013
Median 0.0003 0.0000 0.0011 0.0011 0.0000 0.0000
Maximum 0.0840 0.0834 0.0853 0.1718 0.2850 0.1567
Minimum -0.0894 -0.1774 -0.1768 -0.2553 -0.3010 -1467
Std. dev 0.0189 0.0259 0.0240 0.0365 0.0376 0.0283
Skewness -0.4 -1.5 -2.0 -3.1 -0.97 -0.1
Kurtosis 8.0 13.6 17.8 26.4 36.97 11.0
Jarque-Bera 239.9a 1,129.9a 2,201.8a 5485.9a 10,808.3a 543.5a
a: cho biết lý thuyết thị trường không hiệu quả bị phủ định ở mức ý nghĩa 1%.
2.1.1.2.2 Phương pháp luận:
Theo Fama (1970), thị trường hiệu quả trong mô hình quy luật bước đi ngẫu
nhiên chỉ ra thằng một những sự thay đổi giá liên tục của các cổ phiếu là độc lập và
được phân phối đồng nhất, do đó sự thay đổi của xu hướng chuyển động của giá hay
của cả thị trường trong tương lai không thể dự đoán được. Để kiểm định thị trường
hiệu quả dạng yếu , có nhiều kỹ thuật được sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm.
Tiếp theo những công trình này, một loạt những kiểm định bổ sung được sử dụng để
xác định bước đi ngẫu nhiên của thị trường trong cơ sở dữ liệu được sử dụng trong
nghiên cứu này. Đầu tiên, kiểm định tính tự tương quan của các tham số được áp dụng
để xác định liệu các tỷ suất sinh lợi liên tiếp của các chứng khoán có độc lập với nhau
hay không. Hơn nữa, các kết quả của kiếm định Jarque-Bera (trình bày ở bảng 2.2), chỉ
ra rằng các tỷ suất sinh lợi được phân phối bình thường, do đó một kiểm định phi tham
số sẽ thích hợp hơn để kiểm định bước đi ngẫu nhiên. Kết quả là sử dụng kiểm định tỷ
lệ biến thiên của bởi Lo và MacKinlay (1988) để kiểm tra liệu có tồn tại các mức tỷ
suất sinh lợi không tương quan trong mẫu thử không.
- Kiểm định tự tương quan (Autocorrelation test)
Hướng tiếp cận đầu tiên để xác định các bước đi ngẫu nhiên của tỷ suất sinh lợi
của các cổ phiếu là kiểm định tính tự tương quan. Sự tự tương quan (hệ số tương quan
29
chuỗi) đo lường mối quan hệ giữa mức tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu ở mức giá hiện tại
với mức tỷ suất sinh lợi của nó ở kỳ trước đó. Công thức là:
N
t
t
kN
t
ktt
k
rr
rrrr
1
2
1
)(
))((
Trong đó, pk là hệ số tương quan của các tỷ suất sinh lợi theo độ trễ k, N là số
quan sát, rt là tỷ suất sinh lợi của ở kỳ t, rt+k là tỷ suất sinh lợi của chứng khoán vào kỳ
t+1. r là trung bình mẫu của các tỷ suất sinh lợi và k là độ trễ của thời kì đó.
Kiểm định này nhằm xác định hệ số tương quan của tỷ suất sinh lợi có khác biệt
đáng kể với 0 hay không (pk có khác 0 nhiều hay không). Theo thống kê, lý thuyết thị
trường hiệu quả dạng yếu sẽ bị phủ định (thị trường là kém hiệu quả) nếu các tỷ suất
sinh lợi của các chứng khoán tương quan với nhau (pk khác đáng kể so với 0)
Thống kê Ljung-Box (Q) được sử dụng để kiểm tra tất cả các hệ số tương quan
có đồng thời bằng 0 hay không. Công thức của thông kê Q này là:
k
j
j
LB jN
NNQ
1
2
)2(
Trong đó pj là sự tự tương quan thứ j và N là số quan sát.
2.1.1.2.3. Các kết quả của kiểm nghiệm
Để kiểm định thị trường hiệu quả dạng yếu trong ttck Việt Nam, đầu tiên những
kiểm định tính tự tương quan được thực hiện, sử dụng tỷ suất sinh lợi hàng ngày và
hàng tuần với 12 độ trễ của VN-Index và 5 cổ phiếu riêng lẻ. Kết quả của những kiểm
định này được tóm tắt trong bảng 2.6, 2.7, 2.8 và 2.9.
Tỷ suất sinh lợi hàng ngày
Bảng 2.6 và bảng 2.7 cho biết kết quả của những kiểm định tự tương quan đối
với những tỷ suất sinh lợi được quan sát ( bảng 2.6) và được điều chỉnh (bảng 2.7)
trong trường hợp giao dịch không thường xuyên. Khi sử dụng những tỷ suất sinh lợi
được quan sát, giả thiết thị trường hiệu quả về bước đi ngẫu nhiên bị phủ định trong tất
cả các chứng khoán được chọn ( trừ HAP ). Cụ thể, đối với VN-Index, hệ số tự tương
quan có giá trị dương đối với độ trễ thứ 1, 4, 5, 6 và 7. Cần chú ý rằng hệ số tự tương
quan của cổ phiếu nào có dấu hiệu dương nói lên rằng các tỷ suất sinh lợi theo ngày
có xu hướng có cùng dấu hiệu ( do đó một tỷ suất sinh lợi dương (âm) trong ngày hiện
30
tại có xu hướng được tiếp theo bằng một sự tăng (giảm) trong tỷ suất sinh lợi của các
cổ phiếu đó trong những ngày tới). Đặc biệt, kết quả của kiểm định Luing-Box phát
hiện ra những hệ số tự tương quan của tất cả 12 độ trễ đếu có ý nghĩa ở mức 1%. Cạnh
đó, đối với REE, các hệ số tương quan chuỗi có ý nghĩa đáng kể ở độ trễ thứ 1, 4, 5 ,6
và 7. Đối với TMS thì ở độ trễ thứ 1, 2, 3 và 6. Đối với SAM thì ở độ trễ thứ 1, 7, 11
và ở độ trễ thứ 1, 3 đối với LAF. Quan trọng hơn, kết quả của kiểm định Q không hỗ
trợ cho giả thiết thị trường hiệu quả (tất cả các hệ số tự tương quan của cả 12 độ trễ
đều có giá trị khác 0 đối với cả các chứng khoán trong mẫu).
Kết quả của tỷ suất sinh lợi có hiệu chỉnh được trình bày trong bảng 2.7, một
lần nữa phủ định giả thiết bước đi ngẫu nhiên đối với VN-Index và các cổ phiếu (trừ
HAP). Tuy nhiên, sự phủ định giả thiết thị trường hiệu quả thể hiện ít rõ ràng hơn ở
REE và LAF khi những tỷ suất sinh lợi đã điều chỉnh được theo dõi đối với các giao
dịch không thường xuyên. Cụ thể, giả thiết về tất cả hệ số tự tương quan đồng thời
tương đương với 0 chỉ bị phủ định ở một số độ trễ, không phải ở tất cả 12 độ trễ như
trong trường hợp những tỷ suất sinh lợi được quan sát ở trên)
Kết quả kiểm định đối với dữ liệu hàng tuần
Tương tự với những quan sát tỷ suất sinh lợi hàng ngày, các hệ số tự tương
quan của VN-Index cũng có ý nghĩa ở các độ trễ thứ 1, 2, 3, 4 và 5. Hơn nữa, dựa trên
thống kê Q, giả thiết thị trường hiệu quả về không có sự tự tương quan trong VN-
Index ở tất cả các độ trễ bị phủ nhận mạnh với mức ý nghĩa 1%. Bên cạnh đó, các kết
quả của những kiểm định tự tương quan trên các tỷ suất sinh lợi của 5 cổ phiếu theo
tuần (được tóm tắt trong bảng 2.8), cho thấy những hệ số tự tương quan đáng kể ở độ
trễ đầu tiên của các cổ phiếu.
Kết quả của những kiểm định tự tương quan đối với những tỷ suất sinh lợi đã
điều chỉnh cho thấy rằng lý thuyết thị trường hiệu quả với bước đi ngẫu nhiên cũng bị
phủ định đối với VN-Index và tất cả các cổ phiếu, trừ REE.
Từ những kết quả cơ bản có được từ kiểm định tự tương quan đối với các tỷ
suất sinh lợi quan sát, ta có thề kết luận rằng giả thiết thị trường hiệu quả về bước đi
ngẫu nhiên bị phủ định đối với VN-Index và các cổ phiếu (trừ HAP). Khi những tỷ
suất sinh lợi điều chỉnh được sử dụng trong trường hợp giao dịch không thường xuyên,
31
giả thiết bước đi ngẫu nhiên cũng bị phủ nhận trong VN-Index và 4 trong 5 chứng
khoán trong mẫu.
2.1.2 Nhìn nhận những vấn đề còn tồn tại:
Ngoài những đóng góp quan trọng như đã nêu, cho đến nay TTCK VN vẫn còn
nhiều vấn đề tồn tại cần khắc phục về cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp lý điều chỉnh, cơ
chế quản lý giám sát, các thành phần tham gia thị trường, chênh lệch cung cầu, thông
tin minh bạch, cạnh tranh bình đẳng trên thị trường…
Cơ sở hạ tầng phục vụ thị trường tuy có chuyển biến và được nâng cấp đáng để,
nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cấu phát triển của thị trường. Hiện nay khi vào giờ
cao điểm, nhà đầu tư rất khó truy cập vào những trang web của các công ty chứng
khoán và Sở GDCK. Ngoài các sự cố do đường truyền, hệ thống phần mềm của Sở
cũng thường xuyên bị lỗi. Theo Báo điện tử của Đảng cộng sản Việt Nam đã thống kê,
chỉ tính trong khoảng thời gian từ ngày 8/12/2006 đến 30/8/2007 đã có 4 trường hợp
các giao dịch tại sàn gặp sự cố khiến các nhà đầu tư không thể theo dõi bảng giá chứng
khoán, nên phải hủy khớp lệnh đợt 2 và 3 (8/12/2006); số liệu trên bảng giá chứng
khoán bị sai lệch khi cột mã chứng khoán được cập nhật 2 lần trên bảng giá
(26/1/2007); bảng giá điện tử tê liệt từ 8 giờ 30 – 9 giờ 15, giá trị giao dịch toàn thị
trường giảm xuống 426,5 tỷ đồng (30/8/2007). Như vậy, định hướng phát triển thị
trường thông qua việc giao dịch và đặt lệnh trực tuyến sẽ gặp nhiều khó khăn trong
thời gian tới.
Khung pháp lý điều chỉnh chưa bao quát: thị trường ra đời kể từ tháng 7 năm
2000, nhưng cho đến năm 2003 mới có Nghị định 144 ban hành ngày 28/11/2003 điều
chỉnh tương đối bao quát lĩnh vực này. Tuy nhiên phạm vi điều chỉnh chỉ phù hợp với
một thị trường nhỏ bé lúc bấy giờ mà thôi. Mãi cho đến ngày 29/6/2006 Luật chứng
khoán mới ra đời, và tình từ ngày Luật ra đời đến nay chỉ hơn 1 năm đưa vào thực tế
thì luật này xem ra còn khá mới mẻ, các văn bản dưới luật hiện đang nằm trong giai
đoạn hoàn thiện. Việc phổ cập kiến thức chứng khoán nói chung và luật chứng khoán
nói riêng còn rất hạn chế.
Tình trạng không cân bằng cung cầu chứng khoán trên thị trường: vào những
lúc thị trường phát triển nóng, đặc biệt là giai đoạn từ tháng 12/2006 đến tháng 3/2007,
32
cầu lớn hơn cung khoảng 1,5 lần. Nhằm thu hẹp khoảng cách cung cầu và hạn chế sự
tăng trưởng thái hóa, Chính phủ đã thúc đẩy các doanh nghiệp lớn của Nhà nước tiến
hành cổ phần hóa. Việc dự định sẽ có nhiều doanh nghiệp lớn IPO đã tạo ra tâm lý
cung sẽ lớn hơn cầu, bên cạnh đó Chỉ thị 03 của Ngân hàng nhà nước về việc hạn chế
cho vay đầu tư chứng khoán của các ngân hàng thương mại cổ phần, rồi việc thu hẹp
biên độ giao dịch của UBCKNN đã làm cho giao dịch thị trường giảm đáng kể, bình
quân giao dịch một ngày lúc thị trường nóng ở sàn TP.HCM là trên 1000 tỷ đồng,
nhưng từ lúc thị trường đi xuống bình quân giao dịch một ngày không vượt quá 500 tỷ
đồng. Từ thực tế trên cho thấy lộ trình cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn, các tổng
công ty 90, 91 của Chính phủ đến năm 2010 là khó khả thi. Bên cạnh lộ trình cổ phần
hóa không phù hợp đã làm cho tình hình cung cầu của thị trường luôn mất cân bằng,
thì tình hình cung cầu của thị trường phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý và hành vi của
người đầu tư.
Nếu phân chia nhà đầu tư trên thị trường chỉ có hai dạng đầu tư là đầu tư dài
hạn và đầu tư ngắn hạn, thì số lượng nhà đầu tư ngắn hạn hiện nay chiếm đa số. Phần
lớn nhà đầu tư ngắn hạn chỉ thực hiện hành vi mua bán khi có sự chênh lệch giá. Họ
rất ít khi nghiên cứu kỹ tình hình hoạt động và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
Động cơ mua bán thường theo xu hướng thị trường và luôn đi ngược lại so với nhà đầu
tư dài hạn, giá cổ phiếu càng tăng thì càng mua, càng giảm thì càng bán. Đây là dấu
hiệu của tâm lý hay hành vi bầy đàn. Những nhà đầu tư ngắn hạn này rất nhạy cảm với
thông tin, hầu như các thông tin vừa qua đều ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ.
Ngoài các vấn đề chính còn tồn tại nêu trên và các vấn đề như giao dịch nội
gián, tung tin đồn thất thiệt, đặt hủy lệnh… thì vấn đề thông tin không cân xứng giữa
công ty phát hành cổ phiếu và nhà đầu tư còn rất nhiều bất cập. Hiện có rất nhiều
thông tin về công ty niêm yết được công bố nhưng độ tin cậy lại không cao hoặc có
những thông tin ảnh hưởng lớn đến quyết định mua bán của nhà đầu tư thì rất khó tìm
kiếm như chi phí nghiên cứu và đầu tư phát triển là bao nhiêu, các bài phân tích về các
chỉ số lợi nhuận, các yếu tố đầu vào để dự báo các chỉ số kế hoạch…Chính từ sự bất
cân xứng thông tin đang xảy ra một cách rất phổ biến trên thị trường như hiện nay mà
TTCK VN vẫn chưa thể phát triển một cách bền vững và đi vào hoạt động một cách
hiệu quả được.
33
2.2 Bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam:
Quá trình hình thành, chuyển động và kết thúc của “thông tin”:
Thông tin => Công bố thông tin => Tiếp nhận thông tin
Bất cân xứng thông tin bắt nguồn từ quá trình hình thành, truyền và tiếp nhận
thông tin. Bất cân xứng thông tin càng trở nên phổ biến và trầm trọng khi tính minh
bạch thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin và khả năng tiếp nhận thông tin yếu.
2.2.1 Sự lựa chọn bất lợi:
2.2.1.1 IPO:
IPO (chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Initial Public Offering) có nghĩa là phát
hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu. Theo thông lệ tài chính trong kinh doanh, việc
phát hành này có nghĩa là một doanh nghiệp lần đầu tiên huy động vốn từ công chúng
rộng rãi bằng cách phát hành các cổ phiếu phổ thông, nghĩa là cổ phiếu ghi nhận quyền
sở hữu đúng nghĩa và người nắm giữ có quyền biểu quyết tương ứng trong các kỳ họp
Đại hội đồng Cổ đông thường niên hay bất thường. Một phần của IPO có thể là chuyển
nhượng cổ phần của cổ đông hiện hữu.
Với cái nhìn sơ lược trên, chúng ta đã hiểu phần nào về bản chất, cách thức thực
hiện và một số hiện tượng liên quan đến IPO. Ở đây chúng ta không nghiên cứu là IPO
có phải là một quá trình hoàn thiện để doanh nghiệp huy động vốn bằng cách bán cổ
phần ra công chúng ( lần đầu tiên ) hay không, mà trong giới hạn đề tài này chúng ta sẽ
nghiên cứu tại sao một quá trình, với các quy định “có vẻ” nghiêm ngặt như vậy, khi
áp dụng vào thị trưòng Việt Nam lại gây ra các hiện tưọng làm xôn xao dư luận suốt
thời gian qua? Và các hiện tưọng này được giải thích dưói góc độ “hàn lâm” như thế
nào?
Trả lời cho câu hỏi đầu tiên, chúng ta cùng “đi vào” thị trưòng Việt Nam để
cùng “mắt thấy, tai nghe”.
Theo Quyết định số 2255 do Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng ký
ngày 19/12, ông Vũ Anh đã cùng một số cá nhân khác cố tình che giấu hợp đồng liên
doanh ký với Công ty Janapua Ltd (Ireland) mua trọn số cổ phần đấu giá lần đầu của
Intimex để trục lợi. Mắc lỗi tương tự sếp tổng, kế toán trưởng của công ty là bà
Nguyễn Thị Oanh cùng bị cách chức.
34
Phiên đấu giá cổ phần lần đầu của Intimex đã diễn ra tại Trung tâm Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội hôm 12/4 với sự tham gia của 1.078 nhà đầu tư. Gần 1,7 triệu cổ
phần với giá khởi điểm 10.200 đồng được chào bán, song khối lượng đặt mua lên tới
gần 33 triệu đơn vị.
Kết quả, chỉ có 1 tổ chức và 10 nhà đầu tư cá nhân trúng đấu giá, với giá trúng
bình quân 160.025 đồng. Ngay sau phiên đấu giá, nhiều người lao động trong công ty
phản ánh bản cáo bạch đưa thông tin Intimex đang thua lỗ mà 10 cá nhân trong đó có
một số lãnh đạo công ty và người nhà của họ lại đặt mua cổ phiếu với giá cao gấp 16
lần so với khởi điểm.
Thực tế, ban giám đốc công ty Intimex đã giấu các quyết định thuê đất trong
cuộc đấu giá cổ phần của Công ty Intimex (thuộc Bộ Thương mại) gần đây. Thông tin
này được giữ bí mật, chỉ có một số người trong nội bộ công ty biết. Chỉ khi đấu giá
xong thì các nhà đầu tư mới vỡ lẽ công ty đang nắm giữ một khối bất động sản khổng
lồ vừa được cơ quan có thẩm quyền cho thuê (trong cáo bạch trước đó, số tài sản này
bằng 0).
Những hiện tượng trên đang ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường chứng
khoán Việt Nam, và với quy mô càng lớn thì mức độ và tầm ảnh hưỏng ngày càng
nghiêm trọng hơn. Những điểm đáng chú ý trong quá trình IPO các doanh nghiệp đó là
quá trình định giá doanh nghiệp, thông tin không rõ ràng về kết quả kinh doanh, và
việc sử dụng nguồn vốn thặng dư sau khi IPO.
- Định giá doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp này có một đặc điểm khá trùng lặp là có số vốn điều lệ rất
thấp trước khi IPO, cụ thể Bảo Việt 1800 tỷ sau khi IPO là 6.800 tỷ, VCB là 4.300 tỷ
sau khi IPO là 15.000 tỷ, Sabeco 2.200 tỷ sau khi IPO là 6.400 tỷ. Với số vốn điều lệ
bỗng nhiên lớn như vậy, tỷ xuất lợi nhuận trên vốn đương nhiên giảm, tỷ số P/E
(Giá/Thu nhập mỗi cổ phần) sẽ rất cao nếu so sánh với tỷ số P/E của các cổ phiếu
Bluechip tốt đang giao dịch trên sàn HOSE và HASTC. Giá đấu bình quân của Bảo
Việt 71.000 tương ứng P/E là 140 lần, giá VCB là 107.800 tương ứng P/E 87 lần và
Sabeco dự kiến giá đấu bình quân là 71.000 tương ứng P/E là 53 lần.
Đại diện các doanh nghiệp giải thích: sở dĩ vốn điều lệ có sự điều chỉnh lớn như
vậy là do tổ chức tư vấn nước ngoài xác định lại giá trị doanh nghiệp, đó là số vốn chủ
35
sở hữu của doanh nghiệp và qui mô của doanh nghiệp cần phải có một số vốn lớn như
vậy để thích ứng với tình hình mới. Nhưng ngay cả như VCB cũng chỉ nói chung
chung chứ họ cũng không đưa được dữ liệu cụ thể chứng minh tổ chức nước ngoài nào
tư vấn cho họ về giá trị doanh nghiệp.
Chúng ta hãy thử phân tích hai doanh nghiệp trên trên sàn HOSC là GMD và
SGH. GMD hiện có vốn điều lệ 455 tỷ, EPS là 5.350, P/E tương ứng 22,41 lần, vốn
chủ sở hữu tính đến 30/9/2006 là 2.917 tỷ, giá trị sổ sách là 64.109 tỷ. Giả sử GMD
bây giờ mới tiến hành IPO, thay vì đưa số vốn điều lệ 455 tỷ ra IPO, GMD lại đưa
vốn chủ sở hữu của mình 2.917 tỷ làm vốn điều lệ và mức giá khởi điểm để IPO là
70.000đ. Nếu là nhà đầu tư bạn có mua GMD với số vốn điều lệ được tính lại trên cơ
sở vốn chủ sở hữu không nếu giá khởi điểm là 70.000 đ? Lợi nhuận năm 2007 của
GMD ước đạt 250 tỷ trên vốn điều lệ 2.917 tỷ, EPS là 857 đ, P/E là 81 lần.
SGH hiện có vốn điều lệ 17,66 tỷ, EPS 2.230 đ tương ứng P/E là 49,40 lần,
thực tế thì SGH lên sàn cũng đã lâu rồi tại thời điểm đó Vn-Index rất thấp, giá trị bất
động sản, vàng cũng rẻ, các nhà đầu tư nước ngoài đã nhìn ra được vấn đề này trong
năm 2006. Năm 2007 họ liên tục mua vào SGH khiến một chuyên gia đầu ngành về
chứng khoán của ta còn không hiểu và lý giải nổi tại sao giá của SGH lại cao gấp
đôi giá PVI. Thật là một sự so sánh khá khập khiễng. Rất đơn giản một khách sạn nằm
tại trung tâm Sài Gòn thì không thể có giá hơn 10 tỷ được, số tiền này để xây khách
sạn hay mua một ngôi nhà kha khá trong khu Phú Mỹ Hưng còn chưa được, vậy giá
của SGH có lúc lên tới 18, 20 chấm là điều dễ hiểu. Giả sử SGH bây giờ lên sàn,
doanh nghiệp cũng tính đủ vốn như VCB đã tính là cỡ 250 tỷ chẳng hạn và đưa ra mức
giá khởi điểm 30.000 đ, vậy bạn có mua cổ phiếu của SGH với giá 30.000đ trên vốn
điều lệ 250 tỷ không?
- Sự minh bạch của thông tin:
Có một đặc điểm chung của khối doanh nghiệp cổ phần hoá khi IPO là nhà đầu tư
biết rất ít thông tin về các doanh nghiệp này, kết quả kinh doanh rất nghèo nàn, chi phí
quản lý doanh nghiệp cao, nội dung các bản cáo bạch thông tin không đầy đủ rõ ràng,
phần vốn thặng dư sau IPO không biết được giữ lại bao nhiêu, đơn vị tư vấn thì có khi lại
chính công ty con của mình như VCB. VCBS liệu có công tâm hoàn toàn trong việc công
bố thông tin khi VCBS lại là con đẻ của VCB, thông tin nghèo nàn, chỉ số tài chính không
36
hấp dẫn... Nhà đầu tư khi đấu giá luôn trong tình trạng vừa đọc vừa đoán, vừa kỳ vọng về
một sự bùng nổ nào đó sau cổ phần hoá như PVD chẳng hạn. Phải chăng đã không cuốn
hút được đông đảo nhà đầu tư tham gia như đầu năm 2007?
Sự thiếu minh bạch trong công bố thông tin doanh nghiệp lại chủ yếu xuất phát
từ bản thân chính doanh nghiệp: che dấu thông tin về đối tác liên doanh, quyền sử
dụng đất để một số lãnh đạo công ty Intimex trúng giá đấu, VCB đưa vào quĩ dự
phòng quá cao, các khoản đầu tư tài chính thông tin chưa cụ thể, báo cáo tài chính tự
nhiên xấu đi so với các năm trước, vấn đề xung đột lợi ích được đặt ra bởi lẽ lãnh đạo
cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp họ được mua cổ phần ưu đãi giảm 40% so
với giá đấu bình quân. Mọi thông tin tốt đẹp quá, phơi bầy quá chắc chắn sẽ đẩy giá cổ
phiếu bình quân của họ lên cao.
Những hiện tượng về IPO ở Việt Nam đã được chúng ta “mắt thấy, tai nghe”,
và hơn thế nữa, chúng ta đã cùng nhau đi tìm lời giải thích cho các hiện tượng này: quá
trình định giá doanh nghiệp không minh bạch, thông tin bị che dấu hoặc bị làm sai
lạc…Và theo góc độ khoa học, đó chính là biểu hiện “sự lựa chọn bất lợi” trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.
Việc định giá doanh nghiệp không minh bạch, thông tin bị che dấu và bị làm sai
lạc… đã khiến cho các nhà đầu tư khi tham gia vào quá trình IPO của các công ty sẽ
không có đủ các thông tin cần thiết để đi đến một mức giá chính xác: định giá cao
(hoặc định giá thấp ) so với thực tế theo thông tin đã cung cấp từ phía các doanh
nghiệp này trước IPO, và điều này sẽ gây tổn thất rất nghiêm trọng cho các bên tham
gia vào IPO, tạo ra tâm lý không tin tưởng đối với các nhà đầu tư trên thị trường, gây
thất thoát vốn nhà nước khi thực hiện IPO các doanh nghiệp nhà nước,…
2.2.1.2. Các hiện tượng khác:
- Hiện tượng lừa đảo:
Đây không phải là hiện tượng phổ biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam
nhưng rất đáng cảnh báo các nhà đầu tư nghiệp dư, đặc biệt những người không có kiến
thức về chứng khoán và kinh tế lại có tham vọng làm giàu bằng kinh doanh chứng khoán.
Điển hình nhất là vụ Lý Thị Trúc Quỳnh, nguyên Trưởng phòng của Công ty
Bảo hiểm Bảo Minh, Hà Nội. Cuối năm 2005, lợi dụng việc Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam (viết tắt là VCB) chuẩn bị phát hành trái phiếu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai hoan chinh.pdf
- phu luc.pdf