MỤC LỤC
Lời mở đầu Trang 01
1. Lý do chọn đề tài Trang 01
2. Mục đích nghiên cứu Trang 02
3. Đối tượng nghiên cứu Trang 02
4. Phương pháp nghiên cứu Trang 02
5. Bố cục đề tài Trang 03
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Trang 04
1.1 Marketing là gì? Trang 04
1.2 Tầm quan trọng của Marketing Trang 04
1.3 Marketing Mix Trang 05
1.3.1 Chiến lược sản phẩm Trang 05
1.3.2 Chiến lược giá Trang 06
1.3.3 Chiến lược chiêu thị Trang 06
1.3.4 Chiến lược phân phối và khách hàng Trang 07
1.4 Kênh phân phối Trang 08
1.4.1 Khái niệm kênh phân phối Trang 08
1.4.2 Các cấp của kênh phân phối Trang 08
1.4.3 Tổ chức và hoạt động của kênh phân phối Trang 10
1.4.3.1 Cấu trúc kênh phân phối Trang 11
1.4.3.2 Tổ chức kênh phân phối Trang 11
1.4.3.3 Hoạt động kênh phân phối Trang 13
1.4.3.3.1 Kênh phân phối ngắn Trang 13
1.4.3.3.2 Kênh phân phối dài Trang 15
1.4.4 Lựa chọn kênh phân phối Trang 15
1.4.4.1 Căn cứ để lựa chọn kênh phân phối Trang 15
1.4.4.2 Các chiến lược phân phối điển hình Trang 16
1.4.5 Biện pháp phát triển kênh phân phối Trang 16
1.5 Tầm quan trọng của phân phối trong Marketing Mix Trang 17
1.5.1 Vai trò của trung gian phân phối Tran 17
1.5.2 Tầm quan trọng của phân phối Trang 18
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY VÀ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI NAM THIÊN Á.
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Trang 19
2.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty Trang 19
2.2.1 Chức năng Trang 19
2.2.2 Nhiệm vụ Trang 20
2.3 Cơ cấu tổ chức Trang 21
2.3.1 Sơ đồ tổ chức Trang 21
2.3.2 Chức năng từng bộ phận Trang 21
2.4 Sơ lược tình hình phát triển của công ty trong thời gian qua Trang 24
2.4.1 Cơ cấu lao động Trang 24
2.4.2 Cơ sở hạ tầng Trang 24
2.4.3 Máy móc thiết bị Trang 25
2.4.4 Nguồn lực tài chính Trang 26
2.4.5 Hoạt động Marketing Trang 27
2.4.6 Sản lượng sản phẩm, giá trị qua các năm Trang 30
2.4.7 Chi phí Trang 32
2.5 Phương hướng, kế hoạch hoạt động trong thời gian tới Trang 32
2.5.1 Phương hướng Trang 32
2.5.2 Kế hoạch Trang 32
2.6 Thực trạng hệ thống kênh phân phối tại công ty CP TM Nam Thiên Á Trang 34
2.6.1 Thị trường phân phối sản phẩm của công ty Trang 34
2.6.2 Hệ thống kênh phân phối hiện tại của công ty Trang 37
2.6.2.1 Hệ thống phân phối hiện tại của công ty Trang 37
2.6.2.2 Cách thức hoạt động và tổ chức kênh phân phối Trang 38
2.6.3 Kết quả hoạt động các kênh phân phối Trang 39
2.6.3.1 Kênh phân phối chi nhánh các tỉnh Trang 41
2.6.3.2 Kênh phân phối đại lý Trang 41
2.6.4 Xây dựng mục tiêu Trang 42
2.6.5 Xây dựng các chiến lược Trang 42
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI NAM THIÊN Á
3.1 Mở rộng kênh phân phối Trang 47
3.1.1 Lựa chọn thị trường mục tiêu Trang 47
3.1.2 Định vị sản phẩm Trang 48
3.1.3 Lựa chọn các nhà phân phối Trang 48
3.1.4 Đa dạng hóa sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và công tác nghiên cứu thị trường Trang 49
3.2 Cũng cố mối quan hệ, xâm nhập thị trường mới Trang 51
3.3 Quản trị hệ thống kênh phân phối Trang 51
3.4 Giải pháp nguồn nhân lực Trang 54
3.5 Giải pháp về tổ chức kinh doanh Trang 55
3.6 Giải pháp về chiêu thị, marketing Trang 55
3.7 Chính sách tồn kho Trang 56
3.9 Giải pháp về tài chính Trang 56
3.10 Giải pháp về thương mại điện tử Trang 57
KẾT LUẬN Trang 57
KIẾN NGHỊ Trang 58
58 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5424 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty cổ phần thương mại nam Thiên Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguồn lực tài chính
Phân tích tình hình tài chính sẽ cho thấy một cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động của doanh nghiệp: Cơ sở vật chất,khả năng thanh toán, dòng lưu chuyển tiền tệ…các thông số tài chính phản ánh rõ nét “sức khoẻ”doanh nghiệp, qua đó mới có cơ sở để ra các quyết định đúng đắn và tạo uy tín với các tổ chức khác.
Tài sản công ty:
Bảng 2.4.3: Thống kê tài sản công ty
(Đơn vị tính: đồng)
TÀI SẢN
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Tài sản ngắn hạn
161.246.175.214
213.578.161.787
223.869.298.262
Tiền và các khoản tương đương tiền
39.430.770.873
57.258.623.203
19.537.514.474
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
70.824.549.109
68.683.936.793
60.437.971.500
Các khoản phải thu
21.354.060.518
59.589.865.053
100.338.387.183
Hàng tồn kho
28.451.693.316
26.705.016.122
41.424.467.892
Tài sản ngắn hạn khác
1.185.101.398
1.340.720.616
2.130.957.213
Tài sản dài hạn
110.859.242.375
124.585.204.662
150.556.886.467
Tài sản cố định
96.252.124.740
113.120.824.911
143.836.098.337
Tài sản cố định hữu hình
71.001.869.847
64.787.751.372
58.572.495.389
- Nguyên giá
107.952.295.391
110.113.157.879
111.767.683.384
- Giá trị hao mòn lũy kế
(36.950.425.544)
(45.325.406.507)
(53.195.187.995)
Tài sản cố định vô hình
119.858.156
11.710.660.264
11.691.821.612
- Nguyên giá
150.000.000
11.759.640.760
11.759.640.760
- Giá trị hao mòn lũy kế (*)
(30.141.844)
(48.980.496)
(67.819.148)
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
25.130.396.737
36.622.413.275
73.571.781.336
Tài sản dài hạn khác
14.607.117.635
11.464.379.751
6.720.788.130
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
272.105.417.589
338.163.366.449
374.426.184.729
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán (2011))
Trong tài sản ngắn hạn: năm 2009 tăng 32,2% so với năm 2008. Năm 2010 tăng 4,7% so với năm 2009. Ta có thể đánh giá như sau: Năm 2009 khoản phải thu khách hàng tăng 180%, như vậy doanh nghiệp đang bị khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều khiến khả năng lưu chuyển tiền giảm, và nợ phải trả tăng. Trong khi năm 2009 nhu cầu ximăng tăng lượng hàng tồn kho giảm. Có thể nói chính sách thanh toán của doanh nghiệp chưa chặt chẽ .Tuy nhiên đến năm 2010, chính sách thanh toán của công ty đã được cải thiện, khoản phải thu đã giảm mạnh so với năm 2009 nhưng vẫn ở một con số khá cao 68%. Trong năm 2010, ngành chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ khủng hoảng kinh tế do đó sản lượng tiêu thụ giảm mạnh và lượng hàng tồn kho đã tăng vọt lên 46% so với năm 2009.
Nguồn vốn
Bảng 2.4.4: Thống kê nguồn vốn công ty
(Đơn vị tính: đồng)
NGUỒN VỐN
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Nợ phải trả
165.818.646.858
233.847.824.956
269.849.805.782
Nợ ngắn hạn
136.363.397.822
166.300.612.553
85.399.881.044
Nợ dài hạn
29.455.249.036
67.547.212.403
184.449.924.738
Vốn chủ sở hữu
106.286.770.731
104.315.541.493
104.576.378.947
Vốn chủ sở hữu
100.853.201.966
104.130.712.832
103.962.259.267
Nguồn kinh phí và quỹ khác
5.433.568.765
184.828.661
614.119.680
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
272.105.417.589
338.163.366.449
374.426.184.729
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán (2011))
Nguốn vốn: Nợ phải trả năm 2009 tăng 22%, nhưng năm 2010 thì giảm tới 48% lý do là công ty đã đưa ra chính sách thu nợ hợp làm khoản phải thu giảm, từ đó nguồn tiền mặt luân chuyển tăng. Đáng chú ý là nợ dài hạn của công ty tăng mạnh từ 56,7% lên 174,6%.
2.4.5 Hoạt động Marketing
Hiện nay Công ty chưa có phòng Marketing, các hoạt động Marketing được phòng Kế hoạch – Thị trường đảm nhiệm. Phòng Kế hoạch – Thị trường có nhiệm vụ theo dõi tổng hợp, phân tích tình hình thị trường các khu vực, toàn địa bàn, xây dựng các chương trình khuyến mại cho từng khu vực và toàn địa bàn, triển khai các dịch vụ sau bán hàng.
Marketing là hoạt động không còn xa lạ với thị trường Việt Nam nhất sau hơn ba năm gia nhập WTO. Trên thị trường Việt Nam hiện nay, ngày càng có nhiều Công ty nước ngoài vừa có tiềm lực về kinh tế, kỹ thuật sản xuất hiện đại, lại có công nghệ quản lý tiên tiến. Vì thế, để tồn tại và thành công trên thị trường thì chiến lược Marketing là chiến lược hàng đầu.Với vị thế là một Công ty lớn ở khu vực Miền Nam, Công ty luôn luôn có những chính sách hợp lý để duy trì và phát triển hệ thống khách hàng, đồng thời thỏa mãn được nhu cầu của một bộ phận khách hàng khó tính trên thị trường hiện nay.
* Chính sách sản phẩm:
Chất lượng: Công ty hiện tại kinh doanh các mặt hàng ximăng của Tổng công ty đã có thương hiệu trên thị trường như Hà Tiên, Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hoàng Mai...
Một mặt công ty bán hàng với những sản phẩm quen thuộc và là sản phẩm chính yếu của mình thì bên cạnh đó Công ty cũng không ngừng tiềm kiếm những sản phẩm mới để nâng cao sự canh tranh với các công ty khác.
Sản phẩm của công ty trước khi tung ra thị trường phải được kiểm định về chất lượng sản phẩm cũng như bao bì, thời hạn sử dụng...để cho ra thị trường những sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.
Với phương châm luôn luôn coi trọng chất lượng là hàng đầu trong quá trình nhập hàng và với quy trình kiểm tra chất lượng chặt chẽ và hiệu quả, nguồn đầu vào luôn được đánh giá là xi măng có chất lượng ổn định trên thị trường. Công ty luôn nhận được sự kỳ vọng và sự mong đợi của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, bao bì nhãn hiệu cũng là một phần rất quan trọng trong quá trình hoàn thiện và phát triển sản phẩm.
* Chính sách giá:
- Công ty áp dụng chính sách giá linh hoạt theo từng thời điểm và theo chính sách giá của nhà cung cấp. Đây là một yếu tố khá quan trọng quyết định sự thành bại của công ty, bởi thế với tình hình biến động giá nhất là trong những mùa xây dựng thì giá cả cũng lên xuống thất thường, chính vì vậy công ty luôn có những phương hướng kế hoạch cho riêng mình để chủ động hơn về tình hình biến động giá cả.
- Giá bán của Công ty trên thị trường so với đối thủ cạnh tranh tương đương hoặc cao hơn tuy nhiên ximăng do Công ty phân phối có ưu thế về chất lượng so với đối thủ cạnh tranh. Đây cũng là một yếu tố mang tính chất chiến lược của công ty, công ty luôn lựa chọn những sản phẩm tốt nhất để kèm theo đó là một chính sách giá hợp với sản phẩm của mình. Trên thị trường ximang hiện nay có rất nhiều đối thủ cạnh tranh và có rất nhiều chính giá khác nhau phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm của mình, chính vì vậy mỗi công ty đều có thị trường mục tiêu chính mình từ đó phân phối theo đối tượng khách hàng của riêng mình để tạo nên một chuỗi khách hàng thân thiết.
- Có chính sách chiết khấu theo khối lượng tiêu thụ cho khách hàng và luôn được điều chỉnh phù hợp theo mùa vụ để khuyến khích khách hàng tiêu thụ với khối lượng lớn. Thông thường những khách hàng chính yếu của công ty sẽ được hưởng những chính sách tốt nhất do công ty quy định, những khách hàng lấy số lượng lớn sẽ được công ty đặt biệt quan tâm để có những chính sách giá tốt nhất và chiết khấu tốt nhất để tạo nên sự thuận lợi cho khách hàng, đồng thời công ty cũng có những chính sách chiết khấu cho các chủ thầu xây dựng để tạo nên những ràng buộc và tạo nên sự quan hệ khắn khí giữa công ty và những người quyết định đến mua hàng của công ty. Chính vì những chính sách hậu mãi và chăm sóc tốt nên lượng khách hàng lớn rất thích làm việc với công ty để kéo theo đó họ cũng có một chút lợi nhuận cho mình.
* Chính sách phân phối:
- Xi măng Công ty tiêu thụ thông qua hệ thống 139 nhà phân phối cấp 2. Với những cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng cũng khá lớn ở các vùng miền thì công ty cũng chú trọng khá nhiều vào các cơ sở này, đây cũng là một nguồn thu nhập lớn của công ty, để phủ sóng hết thị trường thì các cơ sở này cũng là một kênh phân phối khá hiệu quả, các cơ sở này cung cấp cho các cá nhân, hộ gia đình mua về xây nhà...việc cung cấp phân phối cho các cơ sở này cũng có những chính sách riêng, chính sách hoa hồng cũng riêng biệt, để tạo sự hợp tác lâu dài với các cơ sở này thì cũng công ty cũng trích những khoảng hoa hồng tốt nhất để họ có những lợi nhuận tốt nhất khi đó các cơ sở này mới tập trung bán hàng cho công ty, vì đây là những cơ sở kinh doanh tự do nên khi không hài lòng với cách phục vụ của một nhà cung cấp nào thì họ sẽ không chào bán hoặc không hợp tác với các nhà cung cấp đó.
- Sản phẩm Công ty cung cấp đáp ứng kịp thời nhu cầu xi măng cho ngành xây dựng. Với các chính sách và kế hoạch từ xa của mình thì công ty luôn tính toán hoạch định cho mình về sản phẩm dự trữ để kịp đáp những những biến động theo thị trường, vì mặt hàng ximang này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên của từng vùng, nơi đâu có mùa nắng thì sản lượng tiêu thụ ở miền đó cao hơn so với mùa mưa, chính vì dựa vào yếu tố tự nhiên này mà công ty luôn phân phối hợp lý cho các vùng miền.
- Công ty có chính sách hỗ trợ chi phí vận chuyển tùy theo đối tượng khách hàng. Với số lượng lớn thì công ty phải hỗ trợ khách hàng để vận chuyển tới kho của khách hàng.
* Chính sách khuyếch trương sản phẩm:
- Thực hiện quảng cáo bằng pano ngoài trời tại các khu vực thuộc công ty.
- Tặng áo mũ cho khách hàng.
- Công ty còn in các dòng logo lên áo mưa để tặng cho các cơ sở, các khách hàng cũng nhằm mục đích PR hình ảnh của công ty.
- Hằng năm công ty còn có những chính sách thăm dò ý kiến khách hàng để thu thập thông tin và từ đó có những món quà nhỏ cho khách hàng.
- Vào các dịp lễ tết thì công ty cũng có những chính sách tặng quà cho khách hàng.
- Tham gia các công tác xã hội: chiến dịch tặng quà tết cho các trẻ em làng SOS, tặng quà khuyến học, tặng các em mồ côi nhân ngày tết trung thu...
- Trang bị bảng hiệu cho các nhà phân phối cấp 2, điểm bán hàng kinh doanh xi măng Công ty.
- Chăm sóc khách hàng: ý thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc khách hàng, Công ty thường xuyên tiến hành việc chăm sóc khách hàng thông qua các nhà phân phối lớn của mình bằng những đồ lưu niệm, những món quà nhỏ... góp phần tăng thêm tinh thần hợp tác của Công ty với khách hàng, đồng thời nó cũng thể hiện sự quan tâm của Công ty tới khách hàng của mình.
- Khuyến mại: để khuyến khích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, Công ty liên tục tổ chức các trương trình khuyến mại có ý nghĩa và giá trị cho khách hàng như chương trình quay số trúng thưởng, tặng quà theo doanh số, tặng tiền mặt và đi du lịch nước ngoài, tổ chức các hội nghị khách hàng hàng năm... để từ đó tổng kết và rút kinh nghiệm cho năm tiếp theo...
Nhìn chung, những chương trình khuyến mại của Công ty luôn được các đại lý tham gia, ủng hộ nhiệt tình và được đánh giá là có hiệu quả cao trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng của Công ty.
- Có chính sách thưởng hàng năm cho các nhà phân phối cấp 2, du lịch nước ngoài…
2.4.6 Sản lượng sản phẩm, giá trị qua các năm.
Họat động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty là kinh doanh các loại xi măng với các thương hiệu nổi tiếng do các đơn vị sản xuất xi măng trực thuộc Tổng công ty xi măng sản xuất như: Hà Tiên, Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hoàng Mai….với doanh thu hàng năm hơn 1.000 tỷ đồng và chiếm hơn 90% tổng doanh thu của toàn công ty. Ngoài ra công ty còn sản xuất các loại vỏ bao xi măng đạt hơn 20 triệu vỏ bao/năm. Để giảm giá các yếu tố đầu vào nhằm tăng khả năng cạch tranh trên địa bàn Miền Tây, Miền Trung, Tây Nguyên.
Những năm qua, Công ty đã luôn cố gắng và đạt được một số kết quả như sau:
Bảng 2.4.5: Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận công ty qua các năm
(Đơn vị tính: đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Tổng giá trị tài sản
272.105.417.589
373.532.282.582
374.426.184.729
Doanh thu thuần
1.137.282.961.787
1.078.748.910.000
858.828.281.329
LN từ hđkd
26.087.277.390
8.535.062.529
-5.042.697.730
Lợi nhuận khác
630.322.775
1.595.450.026
16.593.929.928
LN trước thuế
26.717.600.165
15.437.000.00
11.551.232.198
Lợi nhuận sau thuế
19.642.307.484
11.114.938.000
8.026.813.963
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán (2011))
Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu cũng như lợi nhuận công ty qua các quý của ba năm giảm dần: Doanh thu năm 2009 giảm 5,4% so với năm 2008.
Doanh thu năm 2010 sụt giảm mạnh, giảm tới 20,38% so với năm 2009.
Tuy nhiên lợi nhuận lại thể hiện một sự sụt giảm không tương đương với sự sụt giảm doanh số: lợi nhuận năm 2009 thể hiện một sự sụt giảm mạnh : 42,22% so với năm 2008. Trong khi năm 2010 giảm doanh số tới 20,38% nhưng lợi nhuận lại giảm thấp hơn rất nhiều so với năm 2009 là 25,17%. Nguyên nhân cụ thể:
Thị trường tiêu thụ xi măng Việt nam đặc biệt là Quý 4/2008 đang từng bước được điều chỉnh theo quy luật của nền kinh tế thị trường ,quy luật cung-cầu và đã có những dấu hiệu của cuộc ganh đua nhằm tìm kiếm thị phần.Giá cả tăng mạnh là điểm nổi bật trong giai đoạn này. Các nhà sản xuất xi măng thì phải đối đầu với rất nhiều khó khăn:
+ Giá phôi thép nhập khẩu liên tục tăng đạt mức kỷ lục khiến tiến độ thi công các dự án lớn chậm chạp cũng ảnh hưởng lớn tới tình hình tiêu thụ xi măng.
+ Các nguyên liệu đầu vào tăng cao như giá nhập Clinker (Fob Thái Lan) tăng từ 28USD lên 29 USD cộng với giá điện, than trong nước cũng góp phần đáng kể vào khó khăn chung của công ty.
2.4.7 Chi phí.
Được sự chỉ đạo của Tổng công ty xi măng Việt Nam, trong năm 2008, 2009 Công ty đã thực hiện một số biện pháp thực hành tiết kiệm theo Nghị quyết của HĐQT Tổng công ty qui định cụ thể mức tồn kho, thời gian lưu kho hợp lý, giảm tỷ lệ xi măng qua kho, tổ chức khai thác vận chuyển đường biển hợp lý hơn, cắt giảm chi phí bán hàng hơn 2.000 đồng/tấn, chi phí quản lý giảm hơn 1.500 đồng/tấn, tăng cường quản lý tiền hàng, thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ tại các đơn vị, nguồn hàng ổn định, giá đầu vào tăng ít.
Bảng 2.4.6 :Cơ cấu chi phí năm 2008, 2009 và năm 2010
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Giá trị
(Đồng)
Tỷ lệ so
với DT
(%)
Giá trị
(Đồng)
Tỷ lệ
so với DT (%)
Giá trị
(Đồng)
Tỷ lệ
so với DT
(%)
Giá vốn hàng bán
1.014.657.848.513
93,22
1.063.439.018.667
93,51
776.658.476.571
94.09
Chi phí bán hàng
33.297.155.705
3,06
34.813.968.212
3,06
31.631.263.993
3.83
Chi phí quản lý
12.346.007.905
1,13
13.244.197.517
1,16
9.014.354.573
1.09
Chi phí tài chính
5.952.239.770
0,55
7.624.089.170
0,67
7.672.617.265
0.93
Tổng chi phí
1.066.253.251.893
97,96
1.119.121.273.566
98,40
824.976.712.402
99.95
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán (2011))
2.5 Phương hướng, kế hoạch hoạt động trong thời gian tới
2.5.1 Phương hướng
Phục vụ nhanh chóng, tạo mọi điều kiện thuận lợi và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng.
Với mạng lưới rộng và khả năng tài chính vững mạnh của Công ty, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu khách hàng mua xi măng.
Tiếp tục tăng độ bao phủ thị trường, đảm bảo đầy đủ nguồn hàng và chất lượng. 2.5.2 Kế hoạch
Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008, doanh thu đạt 1.137 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 19,642 tỷ đồng, căn cứ vào tình hình phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới, triển vọng phát triển của ngành và căn cứ vào điểm mạnh, điểm yếu cũng như vị thế của Công ty trong ngành và trên thị trường, căn cứ vào dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng năm 2012, 2013 tới tại khu vực Miền Tây, Miền Trung, Tây Nguyên, căn cứ vào kế hoạch tiêu thụ của các đối thủ cạnh tranh, căn cứ vào sự biến động giá cả của các yếu tố đầu vào như: Giá mua xi măng tăng, giá nguyên vật liệu cho sản xuất tăng (như: Giấy, hạt nhựa...), giá xăng dầu tăng làm tăng chi phí vận chuyển. Công ty đưa ra mục tiêu:
- Lợi nhuận của Công ty xây dựng trong 03 năm 2009 – 2011 doanh thu thuần tăng bình quân 4,5%.
- 2011 phấn đấu hàng tồn không quá 30%. Với sản lượng hàng tồn kho của 2010 khoảng 700 tấn ximang, với số lượng bị chiếm dụng nằm kho khoảng 41 tỷ như thế thì đây cũng là một con số báo động, chính vì thế trong năm 2011 kế hoạch công ty sẽ giảm tỷ lệ hàng tồn này xuống còn khoảng 200 tấn. Chính vì hàng tồn kho nhiều như nên cũng một phần ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, vấn đề vòng xoay vốn cũng đình trệ gây khó khăn trong công tác huy động vốn để kinh doanh.
- Giảm chi phí mua hàng 5%.
2.6 Thực trạng hệ thống kênh phân phối kênh phân phối tại Công ty Cổ Phần Thương Mại Nam Thiên Á
2.6.1 Thị trường phân phối sản phẩm công ty.
Bảng 2.6.1: Hệ thống phân phối của công ty Nam Thiên Á
KHU VỰC
CỬA HÀNG
SỐ ĐIỂM BÁN
Miền Nam
21
183
Miền Tây
15
94
Ninh Thuận
9
24
Khánh Hòa
26
68
Phú Yên
11
29
Bình Định
12
141
Gia Lai, Komtum
8
81
Đaklak, ĐakNong
26
45
Đà Nẵng
12
207
Tổng
140
877
(Nguồn: Phòng kinh doanh (2011))
Thị trường mục tiêu chủ lực của công ty vẫn là ba miền: Miền Nam, Miền Tây và Miền Trung. Nhưng nhìn chung thị trường Miền Trung vẫn chiếm khá nhiều ưu thế hơn, nơi đây tập trung nhiều cửa hàng phân phối hơn. Một trong những thị trường chủ lực của Công ty vẫn là thị trường Miền Trung, sở dĩ thông qua hội nghị khách hàng Công ty đã phân khúc thị trường, xác định rõ ưu, nhược điểm của từng địa bàn và đề ra chính sách cho từng khu vực, vùng miền.
Theo đó, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Phú Yên là thị trường lớn, nhu cầu tiêu thụ ximăng cao (mỗi năm tiêu thụ 800 ngàn tấn ximăng các loại). Sản phẩm đã được sử dụng chính tại công trình lớn của khu du lịch Vinpearl, khách sạn Hoàn Cầu, resort Sea Links… Công ty sẽ tiếp tục khuyến mãi hỗ trợ cho các đại lý, nhà thầu xây dựng và tăng cường phát triển mở thêm các đại lý cấp 2 trên khu vực tập trung nhiều dân sinh và các công trình xây dựng lớn.
Thị trường Bình Định, Đà Nẵng là các tỉnh đã và đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, sản phẩm được người tiêu dùng sử dụng nhiều, cung cấp cho các dự án thủy lợi, thủy điện, khu tái định cư và các công trình xây dựng lớn. Thêm vào đó Phú Yên và Đà Nẵng là những thành phố có đường cảng biển thuận tiện cho việc vận chuyển xi măng các tỉnh Tây Nguyên, Phú Yên. Thị trường khu vực Quảng Nam, Quảng Ngãi được xác định là thị trường tiềm năng, lâu dài của Công ty. Thị trường Gia Lai có diện tích đất tự nhiên với dân số hơn 1,3 triệu người, có nhiều công trình dự án thuỷ điện và khu công nghiệp đã và đang triển khai thực hiện, rất thuận lợi cho việc phát triển sản phẩm xi măng, trong đó mỗi năm Gia Lai có nhu cầu tiêu dùng trên 500 ngàn tấn ximăng.
Công ty chưa phủ sóng thị trường Miền Bắc vì khâu vận chuyển gặp khá nhiều khó khăn, chi phí sẽ tăng cao nên khả năng cạnh tranh sẽ thấp, trong khi đó thị trường này lại dư thừa ximăng. Một số nhãn hiệu đã có chỗ đứng trên thị trường này lâu năm như ximăng Thăng Long, ximăng Cẩm Phả, ximăng Thái Bình, ximăng Tây Đô..., nên Công Ty muốn khai thác thị trường Miền Bắc cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, dẫu biết đây vẫn là một thị trường tiềm năng lớn nhưng đầy rủi ro. Nhưng trong tương lai khi tiềm lực công ty đủ mạnh sẽ phủ sóng trên toàn quốc từ Nam ra Bắc.
Công ty Nam Thiên Á đang triển khai tổ chức lại hệ thống phân phối trên toàn hệ thống. Theo đó, hình thức phân phối qua hệ thống cửa hàng và đại lý trước đây sẽ thay bằng các nhà phân phối chính. Việc phân bổ khá nhiều chi nhánh cũng gặp khá nhiều trở ngại trong khâu quản lý, do lường chất lượng sản phẩm, việc phân phối lại hệ thống sao cho vừa đủ tầm phân phối và quản lý, việc phân tán thị trường như hiện nay làm cho tỷ lệ chiếm dụng vốn của công ty khá nhiều, việc thu hồi vốn từ các chi nhánh khá chậm, khâu tổ chức đào tạo đội ngũ bán hàng chưa chuyên nghiệp. Chính vì những bất cập như hiện nay công ty cũng đang lên dự án tổ chức lại hệ thống phân phối cho chuyên nghiệp phù hợp với xu hướng phát triển của Công ty. Theo thống kê của công ty, tiêu thụ xi măng 6 tháng qua của công ty mới đạt 45,6% mục tiêu đề ra, nên thị trường đã xuất hiện tình trạng một số nhà máy xi máy xi măng khác bán với giá thấp hơn giá thị trường vì các nhà máy này sắp đến thời kỳ trả nợ ngân hàng.
Ngoài ra, một số nhãn hiệu xi măng mới ra đời đang thực hiện chiến dịch giá thấp cho nhà phân phối nên cũng tạo ra áp lực trong cạnh tranh với các thương hiệu cũ.
Trong khi khó khăn của các chi nhánh thuộc công ty là phải giữ ổn định giá bán, cộng với giá một số nguyên, nhiên vật liệu tăng lên làm cho lợi nhuận nhiều doanh nghiệp suy giảm.
Cũng bởi giá xi măng bán ra của một số đơn vị thấp hơn mặt bằng giá trên thị trường vì các doanh nghiệp mới muốn tìm cho mình chỗ đứng trên trị trường nên buộc lòng các doanh nghiệp mới này phải bán giá thấp hơn so với giá mặt bằng trên thị trường để chiếm lĩnh một phần thị trường về cho riêng mình, nên tiêu thụ xi măng của các chi nhánh thuộc Công ty bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến lượng xi măng tồn kho cũng tăng mạnh so với cùng kỳ. Như vậy, những cảnh báo về tình trạng dư thừa xi măng có khả năng dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá…đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường xi măng nước ta. Trong khi các doanh nghiệp đang đau đầu với bài toán đầu ra cho xi măng thì có một điều lạ lùng là tại một số địa phương, việc cấp phép đầu tư xây dựng quá dễ dãi các dự án ximăng mà không có được một quy hoạch ngành vật liệu xây dựng chính xác.Tư nhân đầu tư quá nhiều những nhà máy công suất nhỏ, dây chuyền công nghệ hạn chế, kiếm hiệu quả lại xảy ra khá nhiều cũng làm tăng thêm sự cạnh tranh về giá cả giữa các doanh nghiệp trong nước.
Thông qua việc phân bổ lại hệ thống phân phối như hiện nay thì công ty sẽ quản lý chặt chẽ được việc phân phối xi măng trên thị trường kể cả khi có biến động như hiện nay, sự rà soát và tính toán lượng tiêu thụ cho các tỉnh từ đó phân phối lượng ximăng ra thị trường vừa đủ mức, làm giảm lưu kho lưu bãi, đồng thời điều phối cho các hệ thống chi nhánh sẽ đơn giản và gọn nhẹ, giảm bớt chi phí vận chuyển. Sự tham gia của các nhà phân phối chính sẽ giúp hoàn thiện chu trình sản xuất và phân phối của các nhà sản xuất xi măng. Giảm chi phí phân phối và đảm bảo chất lượng qua lưu thông. Trong khi đó thị trường còn tồn tại rất nhiều bất cập sự chênh lệch đến gần 50% giữa giá xuất xưởng với giá bán cuối cùng khi đến tay người tiêu dùng trên địa bàn với giá xuất xưởng chỉ khoảng 450.000 đồng/ tấn trong khi đó giá bán ra thị trường khoảng 670.000 đồng/ tấn ximăng đây cũng là một trong những bất cập chung trong tình hình vật giá leo thang và thiếu sự minh bạch trong các ngành kinh doanh nói chung và trong đó ngành kinh doanh ximăng nói riêng. Giá ximăng tăng được do hai nguyên nhân do đầu cơ, thứ hai là nhà sản xuất cắt giảm nguồn cung do giá nguyên vật liệu vào tăng cao. Trước tình hình giá cả nguyên vật liệu tăng cao như vậy chính phủ đã đưa ra chính sách yêu cầu các nhà phân phối thực hiện cam kết, nhà phân phối chính cam kết bán cho các chủ cửa hàng vật liệu xây dựng mức 67.000 đồng/bao (vận chuyển đến thẳng cửa hàng) và các cửa hàng vật liệu xây dựng bán cho người tiêu dùng ở mức 72.000 đồng/bao, không bao gồm phí chuyên chở. Tuy nhiên theo khảo sát, giá bán ximăng cho công ty là 57.000 đồng/bao, công ty giao đến nhà phân phối cấp hai và trực tiếp cho các công trình cũng đã lên đến 65.000 đồng đến 72.000 đồng/bao. Từ đây, giá một bao ximăng bán lẻ tới tay người tiêu dùng tại một số nhà phân phối thậm chí lên tới 80.000 đồng đến 90.000 đồng/bao. Do vậy có thể thấy khả năng kiểm soát trong hệ thống phân phối chưa tốt.
Các nhà máy sản xuất ximăng chủ yếu ở miền Bắc do thuận lợi cho việc tìm kiếm đầu vào (nguồn nguyên liệu). Ximăng được vận chuyển vào miền Trung, Miền Nam qua đường biển, bộ…khiến chi phí vận chuyển tăng gấp 3 lần làm cho giá bán xi măng ở khu vực miền Trung cao hơn miền Bắc khoảng 200.000 đồng/tấn tùy từng loại dao động xung quanh mức chênh lệch này (tính đến cuối tháng 5 đầu tháng 6/2010). Với tốc độ và số lượng của các nhà đầu tư này ngày càng tăng, trong khi công ty cũng đã có mạng lưới phân phối khá rộng (139 đại lý phân phối trải dài trên khu vực) nhưng hiệu quả hoạt động kênh chưa cao, nó chưa có đủ sức cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Bắt đầu từ 2012 nguồn cung ximăng trong nước đã ổn định (thậm chí còn tiến tới xuất khẩu) và các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chính thức hoạt động kinh doanh phân phối ximăng dần đến một sự cạnh tranh gay gắt trong nước. Do vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh với hệ thống hiện tại, công ty Nam Thiên Á cần phải xem xét quản trị và vận hành cho hệ thống kênh trở nên hiệu quả hơn bằng một chiến lược phát triển thị trường nội địa đúng đắn, nỗ lực phấn đấu hình thành những doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ hiện đại, có mạng lưới rộng, phát triển nhanh, vững chắc, không ngừng củng cố, đổi mới và hoàn thiện hoạt động theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp.
2.6.2 Hệ thống kênh phân phối hiện tại của công ty.
2.6.2.1 Hệ thống kênh phân phối hiện tại của công ty.
Sơ đồ 2.6.1: Hệ thống kênh phân phối hiện tại của công ty
Người tiêu dùng
Đại lý phân phối
Chi nhánh các tỉnh
Nam Thiên Á
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp. Đối với mọi doanh nghiệp, mục tiêu cuối cùng của việc sản xuất kinh doanh là làm thế nào để tiêu thụ được nhiều hàng hóa đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vậy để tiêu thụ hàng hóa tốt, mỗi doanh nghiệp đều sử dụng những phương thức phân phối hàng hóa, sản phẩm cho phù hợp với đặc thù ngành nghề kinh doanh cũng như những đặc tính sản phẩm mà doanh nghiệp muốn tiêu thụ. Nam Thiên Á sử dụng phân phối thông qua hệ thống các chi nhánh trực thuộc công ty quản lý, điều hành trực tiếp và đại lý phân phối