Tháng 03/1999 Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản đã ký kết công hàm và hiệp định vay. Tổng đầu tư dự án trong giai đoạn 1 là 138,03 triệu USD. Trong đó:
- Vốn vay JBIC: 89,33 triệu USD
- Vốn đối ứng: 48,7 triệu USD
Tháng 7/1999 JBIC công bố vốn vay và có hiệu lực.
Tháng 8/1999 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo Tiền khả thi.
Nội dung cơ bản của dự án là giải quyết tình trạng ách tắc giao thông hiện nay của Tp, triển khai đường nhánh nút Nam cầu Thăng Long, đường trên đê Hữu Hồng và nút Ngã Tư Vọng.
Công việc đang được triển khai:
- Nút Ngã Tư Vọng : Phần cầu vượt đã hoàn thành 10/10/2002, Phần hầm cho người đi bộ: đang thi công đạt 45% khối lượng
- Nút Nam Thăng Long và đường trên đê Hữu Hồng đang thi công đạt 30% khối lượng.
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1953 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I
2. Cải tạo mở rộng hệ thống nước Hà Nội giai đoạn IV- Cấp nước 1A.
3. Dự án Tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị Hà Nội.
4. Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Bắc Thăng Long – Vân Trì.
5. Dự án Phát triển hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội giai đoạn I.
Đây là những dự án có vốn tài trợ lớn, thời gian thực hiện dài và tập trung vào các lĩnh vực cải thiện môi trường, cơ sở hạ tầng giao thông đô thị.
Năm 2002, tỉ lệ giải ngân của các dự án ODA trên địa bàn Hà Nội đạt hơn 97% so với kế hoạch đặt ra. Đây là sự cố gắng cao của Hà Nội với sự tập trung chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Uỷ ban nhân dân (UBND) Thành phố, của các cơ quan và đặc biệt là sự cố gắng của các BQL dự án. Thành phố Hà Nội cũng nhận được sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ thường xuyên của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương để đẩy nhanh quá trình triển khai thực hiện các dự án ODA.
Các hạng mục chính đã hoàn thành trong năm 2002 gồm: Nút giao thông Ngã tư Vọng, Nhà máy nước Cáo Đỉnh, các gói thầu thiết bị cảnh sát giao thông và sở Giao thông công chính,…và đã khởi công các hạng mục: Nhà máy cấp nước và xử lý nước thải của dự án “Phát triển hạ tầng giao thông đô thị Bắc Thăng Long- Vân Trì”, đường trên đê Hữu Hồng và nút Nam Thăng Long của dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị giai đoạn I”.
2. Lĩnh vực thu hút đầu tư ODA
Đa số các dự án ODA là về lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng đô thị như cấp nước, thoát nước, giao thông, vệ sinh môi trường đô thị, y tế, giáo dục, đào tạo,... Lĩnh vực thuộc kết cấu hạ tầng đô thị thu hút được nhiều ODA nhất là cấp nước với 207,36 triệu USD (chiếm 31,5%), tiếp theo là thoát nước với 165,23 triệu USD (chiếm 25,1%). ODA cho phát triển khu đô thị đứng thứ ba với 126,39 triệu USD (19,2%).
Biểu 1. Cơ cấu ODA theo lĩnh vực ( Tính từ 1993-2002)
Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội
Qua bảng 4 ta có thể nhận thấy ODA tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng, chiếm 82,7% tổng số vốn tương đương với 544,389 triệu USD. Tỷ lệ này là hoàn toàn thích hợp do Hà Nội là thủ đô, là trái tim, là khu kinh tế – chính trị trọng điểm của cả nước cho nên cần phải có sự đầu tư thích đáng vào cơ sở hạ tầng, từ đó tạo tiền đề cho đầu tư phát triển kinh tế nói chung.
Đã có nhiều lĩnh vực thuộc kết cấu hạ tầng đô thị quan trọng thu hút được các dự án tài trợ của nước ngoài như:
- Về giao thông đô thị đã có nhiều chương trình, dự án của các Chính phủ và các tổ chức quốc tế tài trợ và cho vay như Nghiên cứu về giao thông đô thị thành phố Hà Nội của tổ chức SIDA Thụy Điển, Dự án “Tăng cường quản lý giao thông đô thị Việt Nam” của Ngân hàng thế giới, Quy hoạch tổng thể giao thông đô thị cho thành phố Hà Nội của tổ chức JICA Nhật Bản…
- Về cấp nước có dự án Cấp nước do Chính phủ Phần Lan tài trợ, Dự án cấp nước giai đoạn 1996-2000 của Ngân hàng Thế giới, Nghiên cứu về hệ thống cấp nước thành phố Hà Nội của tổ chức JICA Nhật Bản…
- Về thoát nước, Chính phủ Nhật Bản đã tài trợ nghiên cứu Quy hoạch tổng thể thoát nước thành phố Hà Nội giai đoạn 1996-2000 đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt và đang được triển khai thực hiện.
- Về vệ sinh, môi trường đô thị cũng có nhiều chương trình, dự án do chính phủ và các tổ chức nước ngoài tài trợ như các dự án về xử lý chất thải rắn, cải thiện môi trường…
Nhờ việc thực hiện những dự án ODA mà các lĩnh vực thuộc kết cấu hạ tầng đô thị đã được thay đổi. Diện mạo thành phố ngày càng được cải thiện và việc đáp ứng nhu cầu người dân thủ đô ngày càng được nâng cao, dần dần sánh vai ngang tầm thủ đô các nước trong khu vực.
3. Các nhà tài trợ cho thành phố Hà Nội
Các nhà tài trợ ODA cho thành phố Hà Nội là Nhật Bản, Pháp, Phần Lan, Thuỵ Sỹ, Thuỵ Điển, Niudilân, Canada, Bỉ, Đan Mạch, Hàn Quốc, Ngân hàng thế giới (WB), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và các tổ chức NGOs khác.
Nhà tài trợ lớn nhất cho thành phố Hà Nội là Nhật Bản với tổng số là 295,6 triệu USD (chiếm 52,5%). Tài trợ của Nhật Bản tập trung vào Hỗ trợ kỹ thuật bằng vốn viện trợ không hoàn lại thông qua Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và cho vay vốn thông qua Quỹ hợp tác phát triển hải ngoại (OECF). ODA của Nhật Bản tập trung vào lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng đô thị.
Phần Lan là nước tài trợ lớn thứ hai với tổng số vốn tài trợ là 93,6 triệu USD (chiếm 16,6%) cho các dự án cấp nước khu vực đô thị.
Ngân hàng thế giới (WB) là nhà tài trợ lớn thứ ba với tổng số ODA cho vay là 55,4 triệu USD (chiếm 9,8%) cho hai dự án thuộc lĩnh vực cấp nước và quản lý giao thông đô thị.
Tài trợ ODA của Pháp với 16,5 triệu USD (chiếm 3%) cho một số các dự án về lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông, quản lý cấp nước, cung cấp thiết bị và đào tạo.
Bảng 5. Các nhà tài trợ cho thành phố Hà Nội (Tính từ 1993- 2002)
Nhà tài trợ
Vốn ODA (Tr.USD)
Tỷ lệ (%)
Nhật Bản
295,6
52,5
Phần Lan
93,6
16,6
Ngân hàng thế giới
55,4
9,8
Pháp
16,5
3
Đài Loan
15
2,6
UNDP
7
1,2
Khác
79,6
14,3
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
4. Tình hình thực hiện 5 dự án ODA trọng điểm của Hà Nội hiện nay:
a/ Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn I:
Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn I đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư tại quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 15/2/1995 với tổng mức đầu tư là 200 triệu USD, trong đó:
Vốn ODA vay của JBIC Nhật Bản: 130 triệu USD
Vốn Việt Nam: 40 triệu USD
Hiệp định vay tín dụng giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản đã được ký kết : Hiệp định VNII-7 được ký ngày 18/04/1995 trị giá 6.406 triệu Yên và Hiệp định VN V-1 ký ngày 30/03/1998 trị giá 12.165 triệu Yên.
Nội dung cơ bản của dự án là xây dựng trạm bơm đầu mối, hồ điều hoà thoát nước tại khu vực Yên Sở- Thanh Trì, cải tạo các sông thoát nước chính, cải tạo và xây dựng thí điểm 2 nhà máy xử lý nước thải.
Dự án được chia thành 14 gói thầu xây lắp, 2 gói thầu cung cấp thiết bị và một gói thầu dịch vụ tư vấn.
Đã thực hiện và đưa vào hoạt động có hiệu quả 9/16 gói thầu, bao gồm:
- Trạm bơm Yên Sở, công suất 45m3/giây và hệ thống hồ chứa, kênh dẫn. Đã đưa vào vận hành từ tháng 05/1999.
Hệ thống cống trong khu vực đô thị.
Nạo vét xong 1 phần sông thoát nước và 1 số hồ trong nội thành.
Đang tiếp tục triển khai các gói thầu còn lại, trong đó có:
Nạo vét cải tạo các sông còn lại và hệ thống cống trong thành phố
Nạo vét cải tạo các hồ phía Nam Yên Sở và các hồ trong nội thành.
Xây dựng trạm xử lý nước thải thí điểm Kim Liên, Trúc Bạch.
Xây dựng khu tái định cư- di dân giải phóng mặt bằng.
Đánh giá chung: Dự án có nhiều cố gắng để thực hiện hoàn thành kế hoạch vốn xây dựng cơ bản năm 2002. Các hạng mục dự án đã hoàn thành bước đầu đã góp phần giảm tình trạng úng ngập khi có mưa lớn ở Thành phố Hà Nội như các điểm: ngã năm Bà Triệu, Nguyễn Du, trước cửa Ga Hà Nội, cửa Công viên Lê Nin trên đường Lê Duẩn… Các trang thiết bị nạo vét đang được triển khai và phát huy tác dụng đối với các cống ngầm, kênh mương Cụm đầu mối Yên Sở đã hình thành với các Hồ điều hoà, kênh và Trạm bơm Yên Sở với công suất 45m3/s đã chính thức đưa vào hoạt động nhằm chống úng ngập vào mùa mưa. Tuy nhiên so với tiến độ thì chậm do: Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (CP12) và thủ tục trong công tác giải ngân phức tạp, kéo dài. Đặc biệt, phần vốn trong nước cho giải phóng mặt bằng giao cho các quận huyện thực hiện giải ngân rất chậm do: giá đền bù chưa được duyệt, chưa có quỹ nhà để di dân.
b/ Dự án tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị Thành phố Hà Nội:
Dự án tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị Thành phố Hà Nội đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 98/QĐ-TTg ngày 13/02/1998 với tổng mức đầu tư cho dự án là 24,78 triệu USD, trong đó;
Vốn vay IDA của WB là : 22.3 triệu USD
Vốn vay trong nước: 2,48 triệu USD
Hiệp định vay tín dụng số 3125-VN đã được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 08/09/1998. Thời gian thực hiện dự án là 1998-2002.
Nội dung cơ bản của dự án là cải tạo, nâng cấp nhằm tăng cường năng lực giao thông trên hành lang giao thông công chính, khu phố cổ và khu phố kiến trúc kiểu Pháp, tăng cường năng lực quản lý giao thông và điều hành giao thông cho các tổ chức, cơ quan có liên quan của thành phố Hà Nội.
Dự án được chia thành 14 gói thầu, trong đó: 8 gói thầu xây lắp, 5 gói thầu thiết bị và 1 gói thầu tư vấn.
Các hạng mục chính:
Các công việc đã triển khai: đã hoàn thành và chuẩn bị bàn giao cho các đơn vị quản lý gói thầu hành lang Lê Duẩn.
Các công việc đang triển khai: Triển khai thi công gói thầu hành lang Tây Sơn và mở thầu các gói thâu xây lắp và thiết bị của dự án.
Đánh giá chung: Dự án có nhiều cố gắng để thực hiện đúng tiến độ, đã quan tâm công tác tuyên truyền, giải thích về dự án cho người dân. Các hạng mục dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đã góp phần cải thiện khá nhiều cơ sở hạ tầng đường bộ và lập lại việc quản lý trật tự giao thông đi lại của người dân Thủ đô, góp phần giảm nạn tắc nghẽn giao thông. Tuy nhiên so với tiến độ bị chậm do phải phối hợp với các dự án khác trên địa bàn và không được sự ủng hộ cao của công luận vì người dân chưa quen chấp hành các điều chỉnh có tính bắt buộc trong giao thông.
c/ Dự án cải tạo và mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Hà Nội giai đoạn IV ( Dự án cấp nước 1A):
Dự án Cấp nước 1A đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 29/06/1998 và Quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án số 826/CP-KTN ngày 27/07/1998 với tổng mức đầu tư là 628,14 tỷ đồng, tương đương 48,38 triệu USD, trong đó:
- Vốn vay của WB: 32,5 triệu USD
Vốn viện trợ của Chính phủ Phần Lan: 1,96 triệu USD
Vốn đối ứng của Việt Nam 180,96 tỷ VNĐ
Hiệp định vay vốn N-026-Vn đã được Chính phủ Việt Nam và NHTG ký ngày 07/07/1997. Thời hạn thực hiện của dự án là 1999-2002.
Nội dung của dự án là xây dựng 2 nhà máy nước Cáo Đỉnh và Nam Dư, cải tạo mở rộng hệ thống cấp nước cho Thành Phố.
Theo kế hoạch đấu thầu của dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự án được chia thành 3 gói thầu: gói thầu mua sắm thiết bị và xây lắp, gói thầu cung cấp thiết bị và thi công điện cao thế cho 2 nhà máy nước và gói thầu tư vấn.
Các hạng mục chính:
- Các công việc triển khai : Nhà máy nước Cáo Đỉnh đã đưa vào hoạt động cung cấp thêm 30.000 m3/ngày đêm nước sạch cho nhân dân Thủ đô; Thi công 6/8 tuyến ống truyền dẫn với tổng số chiều dài là 14.669m/23.726m đạt 62%; Tuyến ống phân phối thi công được 23.592m/89.468m đạt 26%; Thi công tuyến dịch vụ đầu nối vào nhà được 6.321m.
- Các công việc đang triển khai: Chuẩn bị mặt bằng để thi công Nhà máy nước Nam Dư và tiến hành điều tra lên phương án đền bù tại phường Phú Thượng (Tây Hồ) và xã Xuân Đỉnh, Đông Ngạc (Từ Liêm) và tiếp tục thi công các hạng mục còn lại của dự án.
Đánh giá chung: Tuy đã hoàn thành xong một số hạng mục nhưng tiến độ thực hiện chậm hơn so với kế hoạch do vướng mắc trong công tác GPMB và vấn đề kỹ thuật trong xử lý Amoni. Ngoài ra việc thi công đầu nối vào nhà của dự án chậm: do năng lực thiết kế của nhà thầu và thủ tục đối với người dân trong việc lắp đặt đồng hồ vào nhà. Hiện thành phố đang chỉ đạo công ty khắc phục những vấn đề trên và triển khai thực hiện thi công tiếp tục nhà máy nước Nam Dư.
d/ Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long – Vân Trì:
Dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 854/QĐ- TTg ngày 11/10/1997 với tổng mức đầu tư là 122 triệu USD, trong đó :
Vốn vay của JBIC Nhật Bản là 104 triệu USD
Vốn đối ứng trong nước là: 18 triệu USD
Hiệp định vay tín dụng đã được ký kết ngày 26/03/1997 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản. Thời gian thực hiện là 1997- 2002.
Mục tiêu dự án được xác định là xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đầu mối cho khu đô thị mới với quy mô 110.000 dân trên diện tích 2640 ha.
Ngày 22/07/1999 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 755/CP-CN phê duyệt kết quả chọn công ty Nippon Koei là công ty tư vấn. Ngày 27/08/1999 đã tiến hành ký hợp đồng tư vấn.
Ngày 19/08/1999 Hội đồng tư vấn khoa học của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đã họp để đánh giá thông qua trữ lượng nước ngầm cho phép khai thác. Đến tháng 09/1999 cấp giây phép khai thác.
Các hạng mục chính:
Các công việc đã triển khai: đã hoàn chỉnh toàn bộ TKKT-DT của 5 gói thầu, phê duyệt kết quả sơ tuyển gói thầu Nhà máy Cấp nước sạch, GPMB đợt 1,2 để chuẩn bị thi công.
Các công việc đang triển khai: đã trình Chính phủ phê duyệt thẩm định điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi.
Đánh giá chung: Tuy dự án được phê duyệt lại vào tháng 2/2002 nhưng ban quan lý đã có nhiều cố gắng để khởi công được hai gói thầu trong năm 2002 là CP1 và CP3 và khẩn trương hoàn thành thủ tục khởi công các gói thầu còn lại trong quý I và quý II năm 2003.
e/ Dự án phát triển hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội giai đoạn 1:
Tháng 03/1999 Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản đã ký kết công hàm và hiệp định vay. Tổng đầu tư dự án trong giai đoạn 1 là 138,03 triệu USD. Trong đó:
Vốn vay JBIC: 89,33 triệu USD
Vốn đối ứng: 48,7 triệu USD
Tháng 7/1999 JBIC công bố vốn vay và có hiệu lực.
Tháng 8/1999 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo Tiền khả thi.
Nội dung cơ bản của dự án là giải quyết tình trạng ách tắc giao thông hiện nay của Tp, triển khai đường nhánh nút Nam cầu Thăng Long, đường trên đê Hữu Hồng và nút Ngã Tư Vọng.
Công việc đang được triển khai:
- Nút Ngã Tư Vọng : Phần cầu vượt đã hoàn thành 10/10/2002, Phần hầm cho người đi bộ: đang thi công đạt 45% khối lượng
- Nút Nam Thăng Long và đường trên đê Hữu Hồng đang thi công đạt 30% khối lượng.
Đánh giá chung: Thành phố Hà Nội đã cố gắng và hoàn thành phần cầu vượt nút Ngã Tư Vọng sớm trước dự kiến 4 tháng do áp dụng biện pháp thi công đà giáo di dộng, tuy nhiên các dự án thành phần khác chậm tiến độ do các thủ tục về quy hoạch và GPMB, do đó dự án thành phần: nút Ngã Tư Sở, đường Kim Liên- Ô Chợ Dừa, nút Kim Liên, khu TĐC 56 ha đã không kịp khởi công theo dự kiến kế hoạch của năm 2002, do vậy vốn ODA cho công tác xây lắp là 55 tỷ đồng đã không kịp giải ngân.
5. Đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn ODA:
- Về cấp nước: Đây là lĩnh vực được đầu tư lớn nhất và góp phần cải thiện nhu cầu cấp nước sạch của nhân dân Thủ đô. Các dự án cấp nước Phần Lan – ODA Phần Lan, Cấp nước 1A- Vay tín dụng WB với tông vốn tài trợ khoảng 130 triệu USD đã đưa công suất từ 200.000m3/ngày đêm lên 400.000m3/ngày đêm và sẽ đạt tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt lên 130 lít/người/ngày. Các dự án trên đã đáp ứng việc mở rộng dịch vụ cấp nước và nhu cầu dùng nước của thành phố Hà Nội.
- Về thoát nước: Dự án Thoát nước Hà Nội giai đoạn 1- vay vốn JBIC (Nhật Bản) được triển khai thực hiện bước đầu đã giảm tình trạng úng ngập khi có mưa lớn ở thành phố. Đặc biệt trong năm 2001, 2002 nhiều điểm ngập úng thường xuyên trước kia như các phố: Bà Triệu, Huế, Nguyễn Công Trứ, ga Hà Nội,…(thuộc địa bàn Quận Hai Bà Trung); Cao Bá Quát, Văn Miếu, Nguyễn Khuyến, Quốc Tử Giám, Cát Linh, Nguyễn Thái Học,…(thuộc quận Đống Đa); Hai Bà Trưng, Triệu Quốc Đạt, Nhà Chung (thuộc quận Hoàn Kiếm); Thuỵ Khuê (thuộc quân Ba Đình và khu vực Hồ Tây) tình trạng úng ngập nay đã giảm nhiều (thời gian úng ngập trước kia từ 1 đến 2 ngày, hiện nay mặc dù còn úng ngập nhưng thời gian chỉ còn từ 1-2 giờ). Các trang thiết bị nạo vét đang được triển khai và phát huy tác dụng đối với các cống ngầm, kênh mương. Cụm đầu mối Yên Sở đã hình thành với các Hồ tiêu điều hoà kênh và Trạm bơm Yên Sở với công suất 45m3/s đã chính thức đưa vào hoạt động từng bước giảm úng ngập vào mùa mưa. Tuy nhiên, những khu vực có cốt địa hình thấp từ +5,0 đến +5,5 như Kim Liên, Hồ Ba Mộu; những khu vực mới phát triển hoặc những khu vực chưa có dự án đi qua vẫn còn úng ngập như: Nguyễn Trãi, Thành Công, Hoàng Mai. Ngoài ra, với những trận mưa lớn hơn cường độ tính toán của dự án là 172mm/2 ngày thì việc giải quyết úng ngập hiện nay chỉ có thể là giảm thiểu tối đa thời gian úng ngập.
- Về hạ tầng đô thị: Các dự án : Đèn tín hiệu Giao thông Hà Nội- ODA Pháp tài trợ đã góp phần giảm ùn tắc giao thông bằng hệ thống điều khiển đèn tín hiệu thông qua một trung tâm điều khiển tự động đặt tại 40B Hàng Bài với 106 nút giao thông; Tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị HN- Vay tín dụng của WB được thực hiện nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng đường bộ và lập lại việc quản ly trật tự giao thông đi lại của người dân Thủ đô, góp phần giảm nạn tắc nghẽn giao thông. Hiện nay dự án đang tiến hành cải tạo, chỉnh trang các tuyến hành lang Lê Duẩn, Trần Quang Khải, Tây Sơn, Bạch Mai; Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị HN- Vay tín dụng của JBIC, tạo cơ sở hạ tầng cho phát triển giao thông trọng điểm của Thành phố, tạo quỹ nhà, khu đô thị cho di dân GPMB, cải thiện bộ mặt đô thị, giữ gìn vệ sinh môi trường, Phát triển cơ sở hạ tầng Bắc Thăng long- Vân Trì HN- Vay tín dụng JBIC sẽ xây dựng được một khu đô thị mới tại Bắc Thăng Long – Vân Trì phục vụ cho công tác quy hoạch và giải phóng mặt bằng, tái định cư.
- Về môi trường đô thị: tình hình môi trường đô thị có nhiều tiến bộ. Hiện tượng rác thải sinh hoạt ứ đọng lưu cữu đã không còn, diện mạo môi trường của TP ngày càng được cải thiện và đáp ứng nhu cầu ngày một cao của người dân đô thị.
Ngoài ra các dự án khác về lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục… cũng góp phần giải quyết một phần những khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ người dân thủ đô.
III. đánh giá tình hình quản lý thực hiện các dự án ODA ở Hà Nội
Tổng kết công tác vận động, thu hút và quản lý sử dụng các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế trong thời gian qua ở thành phố Hà Nội có thể thấy rõ một số điều đáng chú ý sau:
1. Những kết quả đạt được:
Công tác quản lý nhà nước đối với các dự án ODA của Thành phố Hà Nội những năm qua đã đạt được những kết quả đáng kể:
Thành phố Hà Nội đã có những tiến bộ lớn về chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án ODA, nhất là các dự án trọng điểm. Nhìn chung các dự án ODA của thành phố Hà Nội dần đi vào quy củ do có sự chỉ đạo khá chặt chẽ từ các cấp của Trung ương, của lãnh đạo UBND Thành phố, các Sở ban ngành và đến các đơn vị chủ đầu tư.
- Thành phố đã làm tốt công tác xúc tiến, kêu gọi tài trợ được nhiều dự án ODA tập trung cho việc phát triển cơ sở hạ tầng và hiện nay cũng đang tích cực kêu gọi và đàm phán với các đối tác nước ngoài cho nhiều dự án mới.
- Các dự án ODA của thành phố Hà Nội đã và đang được triển khai khẩn trương để hoàn thành đúng kế hoạch đặt ra. Thành phố đã thường xuyên bám sát tình hình triển khai các dự án ODA, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan, và với các đại diện của các nhà tài trợ tại Hà Nội để xử lý các khó khăn vướng mắc từ cả hai phía. Các cuộc họp kiểm điểm 3 bên giữa kỳ hoặc hàng tháng, hàng quý (giữa cơ quan quản lý ODA, nhà tài trợ và các Ban quản lý dự án) được tổ chức đã kịp thời xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện các dự án ODA ở thành phố.
- Các cơ quan quản lý và Ban quản lý các dự án đã tích cực triển khai thực hiện dự án đạt nhiều kết quả tốt như dự án cấp nước Phần Lan, cấp nước Gia Lâm, dự án Quy hoạch tổng thể thoát nước Hà Nội, dự án đèn tín hiệu giao thông Hà Nội giai đoạn 1, Dự án hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long, Dự án hạ tầng giao thông đô thị ... Các dự án trên đã góp phần cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố.
- Thành phố đã mở rộng hợp tác với nhiều nhà tài trợ mới, tiềm năng. Đây sẽ là điều kiện rất thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế công nghiệp hoá và hiện đại hoá của thủ đô.
- Các cấp, các ngành của Thành phố đã có những chuyển biến trong nhận thức, thấy rõ hơn trách nhiệm trong việc vận động, quản lý điều hành các dự án ODA, và thấy rõ hơn trách nhiệm trong việc vận động, quản lý điều hành các dự án ODA, và thấy rõ được hơn lợi thế của nguồn vốn này là một nguồn quan trọng của ngân sách Nhà nước.
- Thông qua các chương trình dự án, năng lực của các cơ quan quản lý đã được tăng cường. Nhiều cán bộ nghiên cứu và quản lý đã được đào tạo, nâng cao kiến thức có hệ thống ở nước ngoài về quá trình chuẩn bị dự án, đấu thầu và xét thầu, phân tích và đánh giá dự án...
2. Những hạn chế còn tồn tại:
Bên cạnh những kết quả đã đạt được ở trên, công tác quản lý các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội còn tồn tại nhiều vấn đề, thể hiện:
Thứ nhất : Quy hoạch thành phố chưa phù hợp với thực tế phát triển:
Quy hoạch Thành phố Hà Nội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1998. Hiện nay Thành phố đang triển khai quy hoạch chi tiết các Quận, Huyện. Vấn đề quy hoạch ngành rất quan trọng và cần được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Mặc dù vấn đề Quy hoạch ngành đã được UBND thành phố chỉ đạo nghiên cứu nhưng vẫn có chỗ chưa phù hợp với thực tế, chưa gắn kết với Quy hoạch không gian. Do đó khi triển khai các dự án thường phải điều chỉnh hoặc rà soát, cập nhật lại số liệu. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện các dự án.
Thứ hai: Cơ chế chính sách trong việc quản lý tổ chức thực hiện các dự án ODA còn chưa hoàn thiện, thiếu tính ổn định và đôi khi còn khá rườm rà phức tạp.
Mặc dù các dự án sử dụng vốn ODA được quản lý tổ chức thực hiện theo Hiệp định nhưng các dự án này vẫn phải tuân theo những quy định về quản lý đầu tư xây dựng của Việt Nam.
Sự thiếu hoàn thiện về cơ chế (như cơ chế về đầu tư xây dựng, cơ chế giải phóng mặt bằng, cơ chế quản lý, thanh tra, kiểm tra…) dẫn đến trong quá trình tổ chức thực hiện dự án, nhiều vấn đề không được giải quyết kịp thời, phải báo cáo giải trình qua nhiều cơ quan từ trung ương đến địa phương ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ của dự án.
- Cơ chế chính sách trong khâu đền bù GPMB chưa ổn định, thủ tục GPMB còn mất nhiều thời gian, thiếu quỹ nhà di dân, ảnh hưởng đến tiến độ dự án (dự án Thoát nước HN, dự án Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị giai đoạn I)
Các thủ tục phê duyệt của chúng ta còn phức tạp, qua nhiều cấp. Thủ tục và quan điểm triển khai giữa các nhà tài trợ và Việt nam còn chưa thống nhất.
Thứ ba: Các cơ quan quản lý Nhà nước phối hợp chưa đồng bộ.
Một dự án ODA khi triển khai thực hiện sẽ bị chi phối bởi các quy định chính sách hiện hành và các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành như Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Quy hoạch Kiến Trúc, Sở Địa Chính nhà đất, Sở Giao thông công chính, Sở Xây dựng, Sở Tài chính vật giá, Kho bạc Nhà nước Thành phố…Các cơ quan chuyên ngành đều có những nguyên tắc và cơ chế hoạt động phù hợp với các chính sách hiện hành. Trong khi đó, cơ chế chính sách hiện hành chưa đồng bộ, thiếu sự quản lý tổng thể. Điều này dẫn đến việc là nhiều công đoạn của dự án phải xử lý theo hình thức tình thế, sự vụ và UBND thành phố Hà Nội phải thường xuyên tổ chức hội họp, lấy ý kiến các Bộ, Ngành để xử lý.
Việc lập dự án khả thi đã không có sự phối hợp thống nhất với các cơ quan chủ quản có công trình mà dự án sẽ ảnh hưởng đến. Một số dự án trong giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế kỹ thuật do phía nước ngoài áp dụng những tiêu chuẩn kỹ thuật không phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của thành phố nên đã làm cho công tác phê duyệt và triển khai bị chậm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chung của những dự án này.
Thiếu một hệ thống thông tin đầy đủ về các dự án, kết nối các cơ quan quản lý ODA của thành phố với các Bộ, các Ngân hàng và Chính phủ để nâng cao hiệu quả quản lý các dự án ODA
Các cấp, các ngành của thành phố đã thấy rõ trách nhiệm trong việc vận động, quản lý, điều hành các dự án ODA, tuy nhiên cũng còn nhiều nơi chưa thấy rõ được lợi thế của nguồn vốn này, chưa nhận thức đúng “ODA là một nguồn quan trọng của ngân sách Nhà nước ...”.
Thứ tư: Năng lực cán bộ quản lý dự án còn hạn chế.
- Việc tổ chức triển khai một số dự án phải trải qua nhiều thủ tục, nhiều công đoạn. Vấn đề năng lực cán bộ ảnh hưởng rất lớn đối với việc chuẩn bị và triển khai các dự án ODA. Thực trạng tồn tại hiện nay là hầu hết các tài liệu nghiên cứu của các dự án ODA đều có nội dung rất sơ sài, dường như các tài liệu này được chuẩn bị ra chỉ với mục đích đưa ra được tên dự án để kêu gọi tài trợ. Bên cạnh đó, nhiều dự án trong quá trình nghiên cứu chuẩn bị dự án đã hoàn toàn phụ thuộc vào chuyên gia tư vấn nước ngoài dẫn đến nhiều bất cập phát sinh khi đưa dự án vào triển khai.
- Cán bộ quản lý dự án còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Việc giám sát thi công còn lỏng lẻo dẫn đến tiến độ và chất lượng không đảm bảo. Việc theo dõi thực hiện dự án ODA của thành phố hiện nay vẫn chưa được tổ chức một cách có hệ thống. Việc báo cáo tình hình thực hiện dự án và tổng hợp tình hình thực hiện ở thành phố chưa được quan tâm đúng mức. Đối với các ban quản lý do chưa có những ràng buộc về trách nhiệm khi thực hiện chế độ báo cáo nên việc báo cáo thường không được đầy đủ, thiếu những đề xuất, kiến nghị và thường là chậm. Đối với các cơ quan quản lý ODA, việc theo dõi thực hiện dự án cũng còn hạn chế, rất khó khăn trong việc tổng hợp, phân tích và lập báo cáo tổng hợp và phát hiện những vấn đề gây chậm giải ngân.
Công tác quản lý sau dự án, nhất là đối với các cơ quan quản lý cấp trên bị buông lỏng nên không cập nhật được tình hình thực hiện dự án để can thiệp kịp thời và xử lý các tình huống trở ngại phát sinh.
Chưa có hệ thống các chỉ tiêu theo dõi tình hình thực hiện d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- D15.doc