MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ HOÁN
ĐỔI NGOẠI HỐI 1
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 1
1. Khái niệm thị trường ngoại hối 1
2. Chức năng thị trường ngoại hối 2
3. Các nghiệp vụ cơ bản trên thị trường ngoại hối 3
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI NGOẠI HỐI 5
1. Khái niệm và đặc điểm 5
2. Sự ra đời và vai trò nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối 6
3. Qui trình và mô hình giao dịch hoán đổi ngoại hối 8
4. Phương pháp xác định tỉ giá trong giao dịch hoán đổi ngoại hối 10
5. Chủ thể tham gia giao dịch hoán đổi ngoại hối 15
6. Ứng dụng của giao dịch hoán đổi ngoại hối 16
7. Những hạn chế của giao dịch hoán đổi ngoại hối 24
8. Thực trạng sử dụng giao dịch hoán đổi trên thế giới 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI NGOẠI HỐI
Ở VIỆT NAM 31
I.BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH -TIỀN TỆ THẾ GIỚI VÀ
TRONG NƯỚC 31
1. Đặc trưng thị trường tài chính trên thế giới 31
2. Đặc trưng thị trường ngoại hối Việt Nam thời gian qua 34
II. SỰ CẦN THIẾT RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI NGOẠI
HỐI Ở VIỆT NAM - CÁC QUI ĐỊNH PHÁP LÍ CÓ LIÊN QUAN 41
1. Sự cần thiết ra đời và phát triển nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối tại
Việt Nam 41
2. Các qui định pháp lí về nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối ở Việt Nam 44
III. THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM 50
1. Tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam 50
2. Thực trạng tiến hành nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối của các NHTM 52
3. Đánh giá tổng quát về tình hình thực hiện giao dịch hoán đổi ngoại hối
ở các NHTM Việt Nam. 62
4. Tồn tại và nguyên nhân 64
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI NGOẠI HỐI Ở CÁC NHTM VIỆT NAM 72
I.CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ
MỚI 72
1. Trên lĩnh vực kinh tế - xã hội 72
2. Trên phương diện kĩ thuật nghiệp vụ 77
II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI NGOẠI HỐI
TẠI VN 80
1. Đối với Ngân hàng Nhà nước 80
2. Các giải pháp về phía Ngân hàng thương mại 85
KẾT LUẬN
CÁC PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
104 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp mở rộng và nâng cao nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối ở các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N với tư cách là người mua bán cuối cùng nhằm đảm bảo tuân thủ qui chế của NHNN . So với trung tâm giao dịch ngoại tệ thì thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một bước phát triển đáng kể .
Doanh số giao dịch bình quân tháng trên Interbank
Năm
1997
1998
1999
2000
Doanh số giao dịch
(tr USD )
58
33
217
1000
( Nguồn : Tạp chí Ngân hàng , Số 1/2001, tr.34)
Kể từ khi ra đời cho đến nay , thị trường ngoại tệ liên ngân hàng dần dần linh hoạt và mang tính thị trường hơn. Giao dịch trên Interbank chiếm trên 90% tổng số giao dịch trên thị trường ngoại tệ , tuy nhiên hoạt động vẫn không đều đặn , quy mô giao dịch nhỏ, các ngân hàng chỉ chào giá một chiều , số lượng người mua nhiều hơn bán và chưa mang tính chuyên nghiệp. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là trọng tâm của thị trường hối đoái, nó là thị trường quan trọng cả về doanh số , tỉ trọng và khả năng sinh lợi nhuận . Không thể hình dung một thị trường hối đoái mà không có các ngân hàng thương mại tham gia, vì đây là một mạng lưới các quan hệ ngân hàng đại lí chằng chịt và hoạt động thường xuyên với nhau. Tuy nhiên do thị trường tiền tệ ở Việt Nam chưa phát triển nên thị trường ngoại hối của ta vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò của mình . Để có thể hoà nhập với thị trường quốc tế thì thị trường ngoại hối của Việt Nam cần phải được hoàn thiện hơn nữa cả chiều rộng và chiều sâu.
II. Sự cần thiết ra đời và phát triển nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối ở việt nam - Các qui định pháp lí có liên quan
1. Sự cần thiết ra đời và phát triển nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối tại Việt Nam.
Như ở trên đã đề cập , giao dịch hoán đổi ngoại hối là một trong những sản phẩm ngoại hối phái sinh biến đổi từ nghiệp vụ giao ngay nhằm khắc phục và phòng ngừa rủi ro tỉ giá . Ra đời xuất phát từ nhu cầu của thị trường tài chính cũng như do sự mở rộng của hoạt động thương mại quốc tế khiến nảy sinh nhu cầu bảo đảm an toàn nguồn vốn có liên quan đến ngoại tệ của các nhà kinh doanh , các nhà đầu tư và cho vay quốc tế.
Trên thị trường ngoại hối quốc tế , giao dịch hoán đổi được sử dụng như là một công cụ chuyên nghiệp , phát huy đầy đủ những ưu điểm của nó , các chủ thể tham gia vào giao dịch dưới nhiều hình thức khác nhau và với những mục đích khác nhau. Song đặt vào bối cảnh nước ta, một nước còn yếu cả về kinh tế và tài chính thì việc áp dụng cho đến việc áp dụng loại hình giao dịch này là cả một quá trình đầy khó khăn và thách thức.
Trước hết xin bàn về sự ra đời của nghiệp vụ hối đoái hoán đổi tại Việt Nam , liệu sự ra đời của nó có phù hợp và cần thiết không trong điều kiện hiện nay ? Nhìn lại một cách tổng quát , Việt Nam là một nước có nền kinh tế thị trường còn sơ khai, thị trường tiền tệ mới được hình thành, thị trườngchứng khoán chưa được quan tâm một cách đúng mức, thị trường ngoại hối rời rạc với những giao dịch nhỏ lẻ, manh mún. Các NHTM chủ yếu chỉ tiến hành nghiệp vụ giao ngay phục vụ nhu cầu thanh toán của khách hàng và kinh doanh tiền gửi nước ngoài . Tuy vậy cũng có thể nhận thấy từ khi tiến hành công cuộc đổi mới cho đến nay , nước ta đã đạt nhiều thành tích to lớn trên mọi lĩnh vực , đặc biệt trên mặt trận kinh tế. Tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây luôn ở mức cao, thương mại trong nước cũng như hoạt động ngoại thương đang trên đà khởi sắc, kim nghạch XNK gia tăng theo từng năm . Sự tăng trưởng về kinh tế đã tác động tích cực lên thị trường tài chính , buộc nó phải tự vận động trong một guồng quay chung , bắt nhịp cùng với kinh tế đất nước trong giai đoạn chuyển mình . Cánh cửa Việt Nam đang mở rộng cho bạn bè quốc tế , các hoạt động chuyển giao công nghệ , thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và đặc biệt là hoạt động giao thương diễn ra trên diện rộng , khiến nhu cầu sử dụng ngoại tệ trong giao dịch tăng mạnh và ngày càng có chiều hướng phổ biến hơn . NHNN một mặt có chính sách quản lí ngoại hối thích hợp , một mặt khuyến khích tạo điều kiện cho thị trường ngoại hối Việt Nam hình thành và đi vào hệ thống để phục vụ cho nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế quốc dân . Đặc biệt là việc áp dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới , phù hợp với yêu cầu của thời đại và xu thế chung của thị trường tài chính khu vực và quốc tế . Các giao dịch kinh tế có yếu tố nước ngoài gia tăng về qui mô với các hợp đồng thương mại có giá trị lên tới hàng triệu USD khiến các nhà kinh doanh XNK Việt Nam cũng như các thương nhân nước ngoài tại Việt Nam không chỉ quan tâm đến các dịch vụ ngân hàng truyền thống liên quan đến hoạt động thanh toán mà còn quan tâm đến các công cụ bảo hiểm và phòng ngừa rủi ro tỉ giá , đảm bảo an toàn cho nguồn vốn ngoại tệ , ứng biến với những tình hình tài chính thất thường có thể xảy ra . Đứng trước đòi hỏi mới , NHNN phải nghiên cứu tạo lập và áp dụng những sản phẩm ngoại hối phái sinh có tính bảo hiểm rủi ro cao nhằm đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng , khắc phục tính đơn điệu của thị trường ngoại hối nước nhà . Đó là điều tất yếu, nếu không thị trường tài chính sẽ tụt hậu và trở nên khập khiễng với nền kinh tế , dẫn đến kìm hãm sự phát triển của kinh tế –tài chính –ngân hàng nói chung . Chính vì thế, giao dịch hoán đổi đã được chính thức áp dụng theo quyết định số 17/1998/QĐ- NHNN7 ngày 10/ 01/1998.
Nghiệp vụ hoán đổi có thể chưa phát triển ngay được do còn gặp phải nhiều khó khăn vướng mắc trên nhiều phương diện , nhưng sự ra đời của nó là hoàn toàn phù hợp với bối cảnh kinh tế – tài chính nước ta hiện nay . Thứ nhất có thể đáp ứng kịp thời yêu cầu của các chủ thể kinh tế , thứ hai làm đa dạng hoá hệ thống dịch vụ ngân hàng , tăng tính thanh khoản và tính sôi động hơn cho thị trường ngoại hối . Song việc lựa chọn áp dụng giao dịch hoán đổi thay vì lựa chọn các công cụ khác, ngoài các yếu tố khách quan còn phải kể đến các nhân tố chủ quan khác . Xuất phát từ việc phân tích những vai trò cơ bản của giao dịch hoán đổi so với các công cụ bảo hiểm khác như quyền chọn và tương lai thì giao dịch hoán đổi phù hợp và có hiệu quả hơn . Nó mang lại những ứng dụng hết sức thiết thực cho từng chủ thể tham gia vào giao dịch , thích hợp với điều kiện thị trường Việt Nam , đặc biệt trong điều kiện tỉ giá hối đoái luôn có xu hướng tăng không ngừng như hiện nay .
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nước ta , do đặc điểm nguồn vốn kinh doanh hạn hẹp cho nên một hợp đồng XNK được kí kết và thực hiện là đã có thể hết vốn , việc bảo hiểm rủi ro tỉ giá trở thành hết sức quan trọng . Lấy một ví dụ cụ thể , nếu nhà kinh doanh không có sẵn USD cho hợp đồng nhập khẩu trong thời gian tới , mà tỉ giá USD/VND lại đang lên , thì việc kết hợp cùng lúc 2 giao dịch : một giao dịch mua giao ngay USD tại tỉ giá giao ngay và một giao dịch hoán đổi bán giao ngay USD và mua kì hạn sẽ đảm bảo an toàn cho khoản ngoại tệ cần phải thanh toán , đặc biệt trong trường hợp tỉ giá trên thị trường chênh lệch quá lớn so với tỉ giá hoán đổi kì hạn . Mặt khác , doanh nghiệp còn có thể sử dụng vốn VND trong thời hạn của hợp đồng hoán đổi để kinh doanh. Đối với NHTM , giao dịch hoán đổi không chỉ làm gia tăng tính hấp dẫn đối với hệ thống các sản phẩm dịch vụ của NH, mà các NHTM còn có thể lợi dụng kinh doanh hoán đổi để tạm thời chuyển vốn từ loại ngoại tệ này sang nội tệ hay ngoại tệ khác khi bị thiếu hụt vốn hay khi lãi suất của các đồng tiền khác nhau có sự biến động . Như vậy sẽ hình thành nên một mạng lưới hỗ trợ về vốn giữa các NHTM . Đối với NHTW hoán đổi sẽ là một công cụ hữu ích trong việc can thiệp và điều tiết thị trường khi cần thiết .
Xuất phát từ những lợi ích thiết thực và phù hợp với thực tiễn đó , nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối đã được chính thức áp dụng với một mức độ nhất định ở Việt Nam và NHNN đã có những qui định pháp lí nhằm điều chỉnh loại hình giao dịch này trong từng giai đoạn khác nhau , phù hợp với môi trường kinh tế –tài chính-văn hoá -xã hội nước ta . Dần từng bước phát triển đưa giao dịch hoán đổi thực sự trở thành một công cụ không thể thiếu trên thị trường ngoại hối trong nước, phát huycao độ vai trò của nó .
2. Các qui định pháp lí về nghiệp vụ hoán đổi ngoại tại Việt Nam .
ở trên khoá luận đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến bối cảnh tài chính – tiền tệ trên thế giới và trong nước, giới thiệu những biến động và thay đổi về tỉ giá và lãi suất, sự ra đời và hoạt động của thị trường liên ngân hàng, phần nào phân tích đến vai trò và sự cần thiết ra đời của loại hình giao dịch này tại Việt Nam. Đây là những nhân tố có tác động và ảnh hưởng mạnh đến thị trường hối đoái nói chung và cụ thể hơn là đến các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối trong đó có nghiệp vụ hoán đổi .
Tại Việt Nam , nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối chính thức ra đời từ khi NHNN ban hành qui chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ- NHNN7 ngày 10/ 01/1998. Theo đó, giao dịch hối đoái hoán đổi được định nghĩa là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời hai giao dịch : giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với một đồng tiền khác (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch), trong đó kì hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỉ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm kí hợp đồng.
Quyết định này đã tạo điều kiện cho các NHTM Việt Nam triển khai việc thực hiện các giao dịch hoán đổi ngoại tệ tại Việt Nam. Liền đó năm 1998 là năm thị trường ngoại hối nước ta có nhiều biến động do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam á. Các NHTMNN, NHTMCP và chi nhánh NH nước ngoài tại Việt Nam đều nhanh chóng ban hành thể lệ giao dịch hối đoái riêng, bao gồm giao dịch giao ngay, giao dịch kì hạn và giao dịch hoán đổi. Thống đốc NHNN đã kí quyết định 893/ 2001/QĐ -NHNN về việc áp dụng lại nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ giữa NHNN và các ngân hàng. Trong trường hợp thiếu hụt tạm thời vốn khả dụng bằng đồng Việt Nam , các ngân hàng có thể được NHNN thoả thuận mua đô la Mĩ theo hình thức giao ngay và bán lại lượng đô la Mĩ đó sau một thời gian nhất định theo hình thức kì hạn . NHNN sử dụng nguồn tiền tái cấp vốn để thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ với các ngân hàng như một công cụ mở rộng lượng tiền cung ứng nhằm điều hành thị trường theo mục tiêu chính sách tiền tệ .
2.1.Các văn bản pháp lí liên quan đến giao dịch hoán đổi
(Xem chi tiết phụ lục 1)
2.2. Các qui định mang tính chất hành chính
2.2.1. Qui định về đối tượng tham gia giao dịch hối đoái hoán đổi
Các ngân hàng thương mại có giấy phép kinh doanh ngoại hối và giấy phép giao dịch kì hạn, hoán đổi được phép thực hiện giao dịch hoán đổi với nhau và với các đối tượng được phép còn lại.
Các tổ chức kinh tế là pháp nhân Việt Nam có nguồn thu ngoại tệ hoặc nhu cầu giao dịch ngoại tệ phù hợp chỉ được thực hiện các giao dịch hối đoái hoán đổi với các ngân hàng thương mại.
Ngân hàng Nhà nước tiến hành các giao dịch hối đoái hoán đổi với các tổ chức tín dụng khác thông qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng .
Các tổ chức khác và cá nhân là nhóm đối tượng không được phép tham gia giao dịch hoán đổi ngoại hối.
Điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh giao dịch hối đoái hoán đổi
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một trong những hoạt động không thể thiếu trong các nghiệp vụ kinh doanh của NHTM hiện đại . Giao dịch hoán đổi là loại hình giao dịch mới và sự góp mặt của các NHTM trong giao dịch hoán đổi ngoại hối là điều tất yếu. NHTM thương mại không chỉ sử dụng hoán đổi ngoại hối để tự bảo hiểm cho mình mà còn có vai trò là người cung cấp dịch vụ này cho khách hàng . Không phải ngân hàng nào cũng đủ năng lực để tiến hành giao dịch , ở Việt Nam chỉ có những Ngân hàng thương mại có đủ các điều kiện sau sẽ được NHNN xem xét cấp giấy phép kinh doanh giao dịch hối đoái hoán đổi :
Có quyết định của Thống đốc NHNN cho phép kinh doanh ngoại hối.
Có hệ thống thông tin báo cáo thống kê tốt , nắm được trạng thái ngoại tệ của các chi nhánh và toàn bộ hệ thống trong ngày.
Có qui chế qui định trạng thái ngoại tệ cho các bộ phận kinh doanh ngoại hối trong hệ thống .
Báo cáo đầy đủ thường xuyên về doanh số , trạng thái ngoại tệ cho NHNN.
Có đội ngũ cán bộ được đào tạo , thông thạo về nghiệp vụ giao dịch hoán đổi ngoại hối .
Đồng tiền trong giao dịch hoán đổi
Giao dịch hối đoái hoán đổi được phép tiến hành giữa ngoại tệ với đồng Việt Nam, ví dụ như : USD/VND, EUR/VND.., hoặc giữa các ngoại tệ với nhau như USD / EUR . Trong trường hợp cần thiết , NHNN sẽ qui định các đồng tiền không được phép giao dịch.
Kì hạn của giao dịch hối đoái hoán đổi
* Giao dịch hoán đổi giữa ngân hàng thương mại với nhau hoặc với các tổ chức kinh tế là pháp nhân Việt Nam có kì hạn : tối thiểu là 7 ngày ( Ban đầu là 1 tháng và tối đa là 6 tháng kể từ ngày kí hợp đồng giao dịch.)
* Giao dịch hoán đổi Đô -Đồng giữa NHNN và các Ngân hàng thương mại được thực hiện với các kì hạn: 7, 15, 30, 60, và 90 ngày.
2.3.Các qui định mang tính kĩ thuật
2.3.1. Xác định tỉ giá giao dịch
* Giao dịch hoán đổi ngoại hối giữa các Ngân hàng thương mại với nhau hoặc với nhóm khách hàng là tổ chức kinh tế , pháp nhân Việt Nam.
Tỉ giá giao dịch hoán đổi là tỉ giá thực hiện giao dịch do Ngân hàng thương mại yết giá hoặc các bên thoả thuận tại thời điểm kí kết hợp đồng theo nguyên tắc :
+ Đối với tỉ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mĩ .
Trường hợp bao gồm giao dịch hối đoái giao ngay: tỉ giá giao dịch giao ngay phải đảm bảo trong biên độ qui định hiện hành của NHNN ( hiện nay là +/-0,25% so với tỉ giá giao dịch thực tế bình quân trên Interbank của ngày giao dịch gần nhất trước đó do NHNN công bố ).
Trường hợp bao gồm giao dịch hối đoái kì hạn : Tỉ giá giao dịch kì hạn phải đảm bảo trong biên độ qui định giới hạn tỉ giá kì hạn hiện hành của NHNN tại thời điểm kí kết hợp đồng .
Qui định giới hạn tối đa của tỉ giá kì hạn , hoán đổi so với tỉ giá giao ngay
QĐ - Ngày hiệu lực
Kỳ hạn giao dịch
QĐ 65/1999
QĐ 289/2000
QĐ 1198/2001
26/02/1999
05/09/2000
18/09/2001
7 đến duới 30 ngày
Không được phép
Không được phép
0,4%
30 ngày
0,58%
0.2%
0,4%
31 đến dưới 45 ngày
0,87%
0,25%
1,5%
45 đến dưới 60 ngày
1,16%
0,4%
1,5%
60 đến dưới 75 ngày
1,45%
0,45%
1,5%
75 đến dưới 90 ngày
1,75%
0,65%
1,5%
90 đến dưới 105 ngày
2,04%
0,79%
1,5%
105 đến dưới 120 ngày
2,33%
1,01%
1,5%
120 đến dưới 135 ngày
2,62%
1,14%
2,35%
135 đến dưới 150 ngày
2,92%
1,26%
2,35%
150 đến dưới 165 ngày
3,21%
1,38%
2,35%
165 đến dưới 180 ngày
3,50%
1,48%
2,35%
180 ngày
-
1,50%
2,35%
+ Đối với tỉ giá giao dịch giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác và giữa các ngoại tệ với nhau :
NHNN cho phép tổng giám đốc, giám đốc các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ xác định tỉ giá giao ngay trên cơ sở tỉ giá USD/VND và tỉ giá giữa USD với các ngoại tệ khác trên thị trường ngoại hối quốc tế, và không qui định giới hạn biên độ giao động tỉ giá kì hạn, hoán đổi .
* Giao dịch hoán đổi Đô-Đồng giữa NHNN và các NHTM :
+ Tỉ giá giao ngay NHNN mua đôla Mĩ : Tỉ giá mua giao ngay của NHNN tại ngày kí hợp đồng, hoặc ngày xác nhận giao dịch qua mạng vi tính .
+ Tỉ giá kì hạn NHNN bán lại đôla Mĩ: Được xác định trên cơ sở tỉ giá bán giao ngay của NHNN tại thời điểm kí kết hợp đồng hoán đổi , hoặc ngày xác nhận giao dịch hoán đổi qua mạng vi tính , cộng với mức gia tăng qui định đối với từng kì hạn cụ thể ( 7 ngày , 15 ngày , 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày) . Mức gia tăng này được NHNN công bố trong từng thời kì tuỳ theo mục tiêu của chính sách tiền tệ .
Qui định mức gia tăng tỉ giá kì hạn trong nghiệp vụ hoán đổi Đô- Đồng giữa NHNN với các Ngân hàng thương mại
QĐ - Ngày hiệu lực
Kỳ hạn hợp đồng
QĐ 894/2001
(17/07/2001
QĐ 1003/2001
(15/08/2001)
7 ngày
0,8%
0,30%
15 ngày
0,85%
0,40%
30 ngày
1,00%
0,50%
60 ngày
1,35%
1,00%
90 ngày
1,7%
1,50%
2.3.2. Phương thức giao dịch
* Giao dịch qua điện thoại , telex, fax.
Các bên tham gia có thể tiến hành giao dịch trực tiếp qua điện thoại, telex, fax , nhưng sau khi cam kết , các bên phải kí kết hợp đồng chi tiết theo qui định.
Hợp đồng giao dịch hoán đổi hối đoái phải có đầy đủ các điều khoản , tên loại hình giao dịch (hoán đổi ), các đồng tiền giao dịch, số lượng, tỉ giá, phương thức thanh toán , ngày thanh toán , mức đặt cọc tiền (nếu có) , phí giao dịch (nếu có) , địa điểm chuyển tiền đi/đến , chữ kí xác nhận của người có thẩm quyền mỗi bên.
* Giao dịch qua mạng vi tính
Trong trường hợp giao dịch qua mạng vi tính theo mã số và các qui ước của mạng, các bên tham gia giao dịch chỉ cần xác nhận lại với nhau bằng văn bản không cần kí kết hợp đồng . Các hệ thống mạng vi tính hiện có gồm mạng SWIFT ( Society for Worldwide International Fund Transfer ), hệ thống Dealing 2000 của Reuters , hệ thống giao dịch tiền đồng (VDS ) của Telerate.
III.Thực trạng nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối tại Việt Nam
1. Tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam
Trước năm 1991, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng duy nhất được nhà nước cho phép thực hiện các hoạt động kinh doanh đối ngoại, nhưng để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng theo cơ chế thị trường. Thống đốc NHNN đã lần lượt cấp giấy phép cho các NHTM. Cho đến nay, số lượng các NHTM được phép kinh doanh ngoại hối đã được mở rộng và đa dạng hoá về loại hình quốc doanh , cổ phần, liên doanh và chi nhánh NH nước ngoài.
Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối trong và ngoài nước đang ngày một phát triển. Tuy nhiên, kinh doanh ngoại hối là một sản phẩm tương đối mới tại các NHTM Việt Nam. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ thực chất là việc mua bán một loại hàng hoá đặc biệt “ đồng tiền của các quốc gia khác ”. Hoạt động này không chỉ nhằm để đáp ứng nhu cầu thanh toán mà còn có khả năng mang lại lợi nhuận lớn cho người đầu tư , kinh doanh nó. ở Việt Nam, hoạt động tổ chức và kinh doanh ngoại hối còn rất sơ khai, tính qui mô chưa cao và được cung ứng khác nhau tuỳ thuộc vào qui mô hoạt động, cơ sở vật chất cũng như trình độ của đội ngũ nhân viên ngân hàng. Có ngân hàng chỉ cung ứng dịch vụ theo nhu cầu khách hàng để thu phí , có NH còn đặt ra mục tiêu lợi nhuận . Có một số NHTM đi đầu trong lĩnh vực này ở nước ta như Vietcombank , đã sớm tiếp cận những dịch vụ hiện đại như thẻ thanh toán quốc tế, dịch vụ chuyển tiền điện tử quốc tế và đặc biệt là vận dụng phương thức kinh doanh hiện đại theo mô hình phòng kinh doanh ngoại tệ (Dealing room )
Hoạt động mua bán ngoại tệ của các NHTM Việt Nam tăng đáng kể trong thời gian qua , chủ yếu do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh doanh XNK, đầu tư , du lịch quốc tế và tín dụng quốc tế ….
Doanh số mua bán ngoại tệ trong nước của 3 NHTMNN
Năm
Doanh số mua bán ngoại tệ trong nước
Vietcombank
NH Công thương
NH Đầu tư phát triển
1995
7.600
2.372
741
1996
9.200
3.568
1.301
1997
8.094
2.677
1.142
1998
4..545
1.465
1.262
1999
6.121
2.489
3.152
2000
7.405
3.203
3.800
2001
7.775
-
-
(Nguồn Báo cáo thường niên VCB, ICB, BIDV )
Trong năm 2002 , giao dịch ngoại tệ trên thị trường Interbank có bước phát triển đáng kể , giao dịch giao ngay và kì hạn tăng 26% so với năm 2001. NHNN đã thực hiện tương đối tốt vai trò chi phối thị trường , trong nhiều thời điểm do các NHTMN thiếu tiền đồng nên NHNN đã thực hiện một loạt các nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ với các NHTM, chi viện nguồn tiền đồng kịp thời giải quyết tình trạng khan hiếm. Dễ dàng nhận thấy việc mua bán , kinh doanh ngoại tệ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như tình hình kinh tế , chính trị, tỉ giá hối đoái, lãi suất... Do vậy vấn đề đặt ra cho các ngân hàng là phải nắm vững bản chất , đặc điểm cũng như xu hướng kinh doanh ngoại tệ, xu hướng diễn biến của thị trường hối đoái , từ đó tìm ra cho mình các biện pháp, hướng đi phù hợp để có thể đạt hiệu quả cao trong hoạt động này. Một khi hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển ở trình độ cao sẽ hỗ trợ và góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế khác trở nên linh hoạt hơn, nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định hơn .
Thực trạng tiến hành nghiệp vụ hoán đổi của các NHTMVN
2.1 . NHTM thực hiện nghiệp vụ hoán đổi với khách hàng
Hoạt động mua ngoại tệ từ phía khách hàng của các NHTM trong thời gian gần đây giảm rõ rệt . Một phần do việc nới lỏng chính sách quản lí ngoại hối , giảm tỉ lệ kết hối đối với doanh nghiệp XNK từ 80% xuống 50% rồi 40% rồi 0%, cho phép nhận kiều hối bằng VND hoặc USD , bỏ thuế thu nhập cá nhân từ kiều hối . Tỉ trọng ngoại tệ trong tổng vốn huy động của các NHTM tăng mạnh, người dân muốn nắm giữ USD hơn VND , các doanh nghiệp cũng tìm cách mua USD phòng ngừa rủi ro hối đoái (phụ lục 2). Cạnh tranh mua bán ngoại tệ ngày càng quyết liệt, hình thành nên thị trường ngoại tệ giá cao giữa ngân hàng –ngân hàng và ngân hàng –doanh nghiệp.
Đặc biệt, với chính sách quản lí thông thoáng hơn từ phía NHNN, các NHTM Việt Nam đã gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các chi nhánh NHTM nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ. Bản thân các NHTMNN sau khi bị chia sẻ thị phần đáng kể, đã phải tự tổ chức các cuộc hội thảo nội bộ và giữa các chi nhánh về nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ , đưa ra một số chính sách đổi mới, trong đó có việc mạnh dạn chào hàng các sản phẩm phái sinh như các nghiệp vụ kinh doanh hối đoái kì hạn và hoán đổi tới các doanh nghiệp kinh doanh XNK , nhất là ở khu vực miền Tây như Vũng Tàu , Cần Thơ , Tân Thuận, Nha Trang , Đồng Nai….Tuy nhiên các sản phẩm này mới ra đời và chưa được biết đến rộng rãi .
Ngay cả một số chi nhánh NHTM nước ngoài , vốn có kinh nghiệm và có ưu thế cạnh tranh đáng kể trong việc cung cấp dịch vụ và sản phẩm hối đoái thì giao dịch hoán đổi cũng chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ , khoảng 5%, tương đương vớ 6-10 triệu USD/ tháng so với tổng doanh số giao dịch ngoại hối130-180 triệu USD / tháng. Nếu cũng tỉ lệ này tính cho giao dịch ngoại hối với khách hàng của Vietcombank, là NHTMNN đi đầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ , thì tổng giá trị các giao dịch hoán đổi cũng chỉ đạt chừng 10-15 triệu USD / tháng. Incombank khoảng 5-8 triệu USD/tháng .
Các giao dịch hối đoái hoán đổi giữa NH và khách hàng chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu tuần hoàn trạng thái ngoại tệ trong thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp XNK, khi thời điểm giao hàng và thời điểm đến hạn hợp đồng kì hạn không khớp nhau. Hiện nay, NHNN chưa cho phép các doanh nghiệp sử dụng nghiệp vụ hối đoái hoán đổi vào mục đích xử lí trạng thái luồng tiền , đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn. Trong khi tham gia giao dịch hối đoái hoán đổi bán giao ngay và mua kì hạn ngoại tệ , doanh nghiệp vẫn phải có giấy tờ phù hợp chứng minh nhu cầu ngoại tệ hợp lí của mình. Chính vì thủ tục phức tạp, giao dịch hoán đổi ngoại hối hiện nay vẫn chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức.
Bên cạnh lí do hiểu biết hạn chế của khách hàng và thủ tục giao dịch phức tạp, nghiệp vụ này còn ít được áp dụng là do cách xác định tỉ giá kì hạn các NHTM theo mức trần là không hợp lí , tuy đã có hai lần điều chỉnh mức trần này .
Ví dụ: Giả sử có các thông số thị trường hiện hành như sau
S ( USD/ VND ) = 14.995 - 15.005; Rvnd =7,0-7,8 %/năm; Rusd = 3,5-4,5%/năm
Tỉ giá hoán đổi bán ra
1 tháng
3 tháng
6 tháng
Theo công thức chính xác
15.054
15.160
15.317
Theo công thức gần đúng
15.054
15.161
15.323
Theo QĐ 65 (26/02/1999)
15.087
15.306
-
Theo QĐ 289 (05/09/2000)
15.030
15.119
15.225
Theo QĐ 1198 (18/09/2001)
15.060
15.225
15.353
Khi tỉ lệ gia tăng mức trần qui định quá cao, NHTM áp dụng mức giá kịch trần gây tổn thất cho khách hàng, nhưng khi tỉ lệ này quá thấp buộc các NHTM phải tránh thua lỗ bằng một số phương thức mua bán ngoại tệ mà không vấp phải mức giới hạn tỉ giá do NHNN qui định : bán ngoại tệ cho khách hàng theo tỉ giá qui định bằng khoản vay VND lãi suất cao hoặc tăng phí dịch vụ, hoặc mua ngoại tệ và cho gửi VND với lãi suất cao, hoặc mua gián tiếp thông qua một loại ngoại tệ khác (do tỉ giá VND/ngoại tệ khác do tổng giám đốc hoặc giám đốc NHTM được quyền tự quyết định như EUR , SGD, JpY, FRF). Mức trần qui định chỉ tạm gọi là hợp lí trong một thời điểm nào đó, song khi lãi suất VND và USD biến động nó lại trở nên không phù hợp và đòi hỏi được điều chỉnh .
Có thể thấy, trong bối cảnh tình hình kinh tế-tài chính- tiền tệ thế giới và trong nước như hiện nay với sự biến động phức tạp của giá vàng và tỉ giá hối đoái. Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp có nhiều biện pháp bảo hiểm tỉ giá hữu hiệu hơn, nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động XNK, các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung. Việc xuất hiện các sản phẩm ngoại hối phái sinh là vô cùng có ý nghĩa . Giao dịch hoán đổi là một trong những công cụ hữu hiệu ấy, tuy còn khá mới mẻ song giao dịch hoán đổi đã thể hiện vai trò và tính ưu việt của mình trong hoạt động phòng ngừa rủi ro . Trên thị trường ngoại hối quốc tế tỉ trọng sử dụng giao dịch hoán đổi hối đoái ngày một gia tăng , nhưng ở Việt Nam việc tổ chức tiến hành giao dịch hoán đổi ngoại hối với khách hàng vẫn còn rất hạn chế . Số lượng giao dịch ít, phạm vi hẹp, doanh số còn ở mức khiêm tốn. Nhiều doanh nghiệp tỏ ra vẫn còn rụt rè và lạ lẫm đối với hoán đổi , làm cho loại hình giao dịch này không phát huy hết được tính năng cũng như hiệu quả của nó .
Thứ nhất, do thủ tục để tiến hành giao dịch còn rắc rối và phức tạp , làm cho các doanh nghiệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tran Thi Nham-T2.doc
- BiaKL.Doc