Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á phòng giao dịch quận 2

Theo số liệu bảng và biểu đồ, nguồn vốn huy động động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn so với đồng USD. Điều này dễ hiểu, đó là do VNĐ là đồng nội tệ. Nguồn vốn huy động VNĐ lớn tạo điều kiện để nâng cao khả năng thanh toán, cho vay và các hoạt động ngân hàng khác. Lượng vốn huy động bằng VND năm 2009 đạt 62,764 tỷ đồng, tăng 30,69% so với năm 2008. Điều này có được nhờ chính sách lãi suất cạnh tranh, thu hút được lượng vốn mới và duy trì khách hàng cũ gửi tiền tại PGD quận 2. Thêm đó, ngay những lúc tình hình huy động trở nên căng thẳng thì các chương trình khuyến mãi và ưu đãi của Ngân hàng Nam Á đã phát huy tác dụng.

 

Sang đến năm 2010, tình hình cuối năm cực kỳ gây khó khăn cho Ngân hàng Nam Á. Từ sự kiện “3 ngày vàng” của Techcombank, nguồn vốn huy động VND trên địa bàn bị xáo trộn. Từ đó, việc thỏa thuận ngầm lãi suất với khách hàng huy động vượt mức 14%/năm so với cam kết được hình thành. Thêm nữa, đây cũng là thời điểm các NHTM khác mở rộng phạm vi kinh doanh trên địa bàn quận 2. Việc huy động vốn do áp lực lãi suất thỏa thuận tăng cao trở nên khó khăn; lại thêm nguồn vốn nhãn rỗi trong dân cư trên địa bàn bị xé nhỏ ra. Điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động huy động vốn của PGD quận 2. Cuối năm 2010, lượng vốn huy động VND chỉ đạt 53,283 tỷ đồng, giảm 15,11%.

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3787 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á phòng giao dịch quận 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2/2005) đã tăng lên thành 8,75%/năm (từ 01/02/2008), đến ngày 19/05/2008 tăng lên thành 12%/năm và ngày 11/06/2008 đã là 14%/năm. Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc tăng 1% thành 10%. Trong tháng 3 năm 2008, NHNN thông báo đến các NHTM về việc phát hành tín phiếu bắt buộc thực hiện vào ngành 17/03/2008 với tổng trị giá tín phiếu phát hành là 20.300 tỷ đồng. Điều này làm ảnh hưởng sâu sắc đến tính thanh khoản của các NHTM. Trong khoảng tháng 2 và 3, các NHTM đứng trước tình trạng thiếu thanh khoản trầm trọng. NHTM phải hạn chế các hoạt động cho vay, thực hiện chiến dịch tăng lãi suất huy động để thu hút vốn. Cuộc đua lãi suất giữa các NHTM bắt đầu sôi động. Lãi suất huy động trong thời gian này lên tới 19%/năm, lãi suất cho vay cũng tăng đến đỉnh là 21%/năm ở hầu hết các NHTM. Cũng giai đoạn này, đã nảy sinh nhiều vấn đề trong việc tìm cách giữ chân người gửi tiền. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất huy động qua đêm đã lên tới 43%/năm. Trong thời gian này, Ban điều hành ngân hàng Nam Á phải luôn theo sát tình hình diễn biến lãi suất, các thay đổi quy định của NHNN để có thể đưa ra các quyết định kịp thời và phù hợp đảm bảo hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng Nam Á. Cũng như các ngân hàng khác, với chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN, tính thanh khoản của NH Nam Á cực kỳ khó khăn. Ngân hàng Nam Á vừa phải thu hút lượng vốn mới vừa đảm bảo số vốn đã huy động được hiện tại; hạn chế các hoạt động cho vay… Sang hai quý cuối năm 2008, tình hình dần trở nên ổn định. Những ngày đầu quý III, nền kinh tế vẫn còn khó khăn nhưng lạm phát tháng 7 công bố ở mức 1,13%, mức thấp nhất từ đầu năm đến nay. Điều này phần nào cho thấy nên kinh tế dần ổn định. Đến tháng 7, lượng vốn các NHTM huy động đã dồi dào, tình trạng thiếu vốn không còn nên lãi suất huy động cũng có chiều hướng giảm. Đến tháng 09/2008, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ lan rộng và ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Ngay thời gian này, chính sách tiền tệ của NHNN từ thắt chặt chuyển thành nới lỏng. Lãi suất cơ bản từ 14%/năm qua nhiều lần giảm còn 8,5%/năm (ngày 22/12/2008). Tín phiếu bắt buộc được thanh toán trước hạn (Quyết định 2317 ngày 20/10/2008); giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND ngắn hạn từ 10%/năm xuống còn 8%/năm (Quyết định 2811 ngày 20/11/2008), 8% xuống còn 6% (Quyết định 2951 ngày 03/12/2008), đến 19/12/2008 còn 5% (Quyết định 3158) và các loại lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn cũng được hạ xuống… Bên cạnh đó, tín hiệu cho vay kinh doanh chứng khoán, cho vay bất động sản cũng được phát ra …Tất cả những biện pháp này đều nhằm giúp các NHTM mở rộng cho vay, thúc đẩy nền kinh tế phát triển sau ảnh hưởng khủng hoảng tài chính ở Mỹ vào tháng 9/2008. Ngay lập tức, mặt bằng lãi suất được lập lại, lãi suất huy động và cho vay ở các NHTM đều giảm xuống. Lãi suất huy động VND xuống quanh mốc 10%/năm, lãi suất cho vay tối đa 14%/năm. Tình hình huy động vốn trên thị trường năm 2009: Năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu năm 2008 tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các NHTM vừa phải gia tăng cho vay tín dụng kích cầu đầu tư và tiêu dùng, chống lại nguy cơ suy giảm kinh tế trong khuôn khổ gói chính sách khẩn cấp chung của Chính phủ; vừa phải đề phòng nguy cơ tái lạm phát cao; vừa phải tăng cường đáp ứng nhu cầu về ngoại hối nói riêng và nguồn vốn cho doanh nghiệp nói chung; vừa phải chịu áp lực giữ vững nguồn dự trữ ngoại hối và phải thích ứng với các yêu cầu tự do hoá và cạnh tranh bình đẳng thị trường, bảo đảm tính kịp thời và linh hoạt trong phản ứng chính sách trước các biến động mau lẹ, khó lường của bối cảnh trong nước và quốc tế… Ngày 23/01, Thủ tướng ký Quyết định 131/QĐ-TTg hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh nhằm đối phó với tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Sau đó là các Quyết định 443/QĐ-TTg, 497/QĐ-TTg. Theo đó, các TCTD cho vay hỗ trợ lãi suất 4% hỗ trợ vốn lưu động không quá 8 tháng, cho vay trung và dài hạn phục vụ sản xuất; cho vay khu vực nông nghiệp nông thôn. Tháng 02/2009, NHNN giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 8,5% xuống còn 7%/năm, lãi suất cho vay VND tối đa chỉ còn 10,5%/năm. Ngay từ đầu năm 2009, lãi suất huy động tăng nhẹ. Điều chắc chắn rằng việc điều chỉnh tăng lãi suất huy động của các NHTM là nhằm chuẩn bị một lượng vốn dồi dào trước dự báo cho rằng nhu cầu vốn của doanh nghiệp sẽ tăng mạnh nhờ gói kích cầu sản xuất và các chính sách tài khóa khác của Chính Phủ nhằm vực dậy nền kinh tế trước ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính. Tiếp đó, Thông tư số 01/2009/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước áp dụng 01/02/2009 cho phép tín dụng tiêu dùng được mở lại theo lãi suất thỏa thuận. Lãi suất huy động tại các NHTM đều tăng và tăng ở tất cả các kỳ hạn, đỉnh điểm là 8.7%/năm cho kỳ hạn 36 tháng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng huy động vốn. Ngay sau Thông tư số 15/2009/TT - NHNN, quy định các NHTM chỉ được sử dụng 30% vốn ngắn hạn (tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng) để cho vay trung và dài hạn (thời hạn vay từ 12 tháng trở lên) được ban hành, ngay lập tức lãi suất huy động ở các NHTM thay đổi nhanh chóng. Các ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn bằng việc tăng lãi huy động cao, cá biệt có một số ngân hàng đẩy lên sát trần cho vay là 10,3%/năm cho kỳ hạn dài ngày, kèm theo đó là các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng. Trong thời gian này, Ngân hàng Nam Á luôn linh động thay đổi lãi suất theo xu hướng của thị trường, lãi suất huy động cao nhất trong khoảng thời gian này tại ngân hàng Nam Á là 9,60%/năm cho kỳ hạn 18 tháng. Bên cạnh đó, tháng 08/2009, Ngân hàng Nam Á triển khai chương trình khuyến mãi “Quà tặng trao tay – Cơ may vàng ký” áp dụng cho các khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng, khách hàng sẽ nhận thẻ cào khi gửi tiền để nhận các phần quà tặng trực tiếp và thăm dự bốc thăm may mắn với nhiều phần thưởng giá trị. Tháng 11/2009, dự nợ tín dụng toàn hệ thống tăng 37% so với cuối tháng 12/2008, trong khi dự kiến cả năm tăng trưởng chỉ 30%. Ngay lập tức NHNN nâng lãi suất cơ bản lên 8%/năm. Các NHTM tiếp tục tăng lãi suất huy động nhưng không quá 10,5%/năm theo đồng thuận của một số ngân hàng. Các NHTM đẩy mạnh huy động vốn nhằm đưa dư nợ tín dụng về mức 30% và ổn định tính thanh khoản cuối năm khi các lượng tiền gửi khác tới đáo hạn. Sau đó, NHNN phát tín hiệu sẽ thanh tra toàn diện hoạt động của các NHTM có lãi suất huy động 10,5%/năm. Ngay lập tức các NHTM đều điều chỉnh xuống từ 10,49% /năm. Tình hình huy động vốn trên thị trường năm 2010: Năm 2010, trong 10 tháng đầu, NHNN ổn định lãi suất cơ bản ở mức 8%/năm và tăng lên 9%/năm vào cuối năm trước sức ép của lạm phát. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ hoạt động theo quy luật thị trường, có sự quản lý của nhà nước, NHNN từng bước bỏ các quy định rằng buộc về các loại lãi suất của các TCTD. Theo đó các TCTD được cho vay theo cơ chế lãi suất thỏa thuận. Trong 6 tháng đầu năm lãi suất đã tăng so với cùng kỳ của năm 2009 với hai mốc tăng tương đối ổn định. Nếu như trong quý I/2010, lãi suất huy động tăng bình quân 0,03 – 0,07% cho tất cả các kỳ hạn chưa kể đến các hình thức khuyến mại thì sang Quý II, các NHTM đã từng bước công bố tăng lãi suất vượt ngưỡng 10,5 hình thành nên một mặt bằng lãi suất mới biến động xoay quanh ngưỡng 12%. Việc lãi suất huy động cao đã tác động đẩy mặt bằng lãi suất cho vay tăng cao trong điều kiện áp dụng cơ chế  lãi suất thoả thuận. Vì vậy  đến tháng 7/2010 để tạo sự thống nhất về mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường, NHNN và Hiệp hội ngân hàng đã yêu cầu các NHTM đồng thuận giảm lãi suất huy động vốn bằng VND để góp phần thực hiện hạ mặt bằng lãi suất của thị trường theo Nghị quyết 23/NQ – CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế tiếp cận được với vốn của khu vực ngân hàng khi mà tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm trong những tháng đầu năm và tăng nhẹ sau đó. Sau khi tăng dần từ đầu năm, đến tháng 7 lãi suất huy động VND giảm ở mức 11 – 11,2% cho các kỳ hạn và duy trì khá ổn định cho đến tháng 10. Cùng với việc điều chỉnh lãi suất huy động hợp lý theo thị trường, trong tháng 03/2010, Ngân hàng Nam Á – PGD quận 2 còn thực hiện chương trình “Tri ân khách hàng” cho khách hàng gửi tiền với số dư trên 10 triệu đồng với các quà tặng như tiền mặt, bốc thăm trúng thưởng nhiều phần quà giá trị. Kết quả là nguồn vốn huy động được tại PGD Quận 2 trong 6 tháng đầu năm ổn định. Sau những diễn biến khó lường của tỷ giá và giá vàng trong nước vào những ngày cuối tháng 10/2010 và sức ép lạm phát tăng, NHNN tăng dự trữ bắt buộc lên 9%/năm. Trong cuộc họp ngày 04/11, Ủy ban Giám sát tài Chính Quốc gia công bố thả nổi lãi suất theo thị trường. Các thành viên Hiệp hội Ngân hàng nâng mức lãi suất huy động đồng thuận lên trần 12%/năm. Tuy nhiên liên tục sau đó các NHTM nhỏ cạnh tranh lãi suất huy động, đẩy lên mặt bằng 14%/năm. Đến ngày 8/12, Techcombank công bố thực hiện chương trình “3 ngày vàng” với lãi suất 17,6%/năm, tạo tiền đề cho các NHTM nhỏ chuyển sang thỏa thuận ngầm với khách hàng với lãi suất 17 – 18%/năm. Ngày 15/12, sau khi nhóm họp với các NHTM tại miền Bắc và miền Nam, được sự đồng thuận của 50 ngân hàng cam kết giảm trần lãi suất về 14%/năm bao gồm các khoản khuyến mại, NHNN chính thức chỉ đạo các NHTM không được vượt quá trần lãi suất này và sẽ có những biện pháp mạnh đối với các NHTM vượt trần lãi suất. Đồng thời NHNN cũng cử các đoàn kiểm tra phải báo cáo hàng ngày với Thống đốc về tình trạng huy động lãi suất trên địa bàn. Đối với tình hình biến động lãi suất phức tạp như thế, Ngân hàng Nam Á đã có kế hoạch điều chỉnh lãi suất phù hợp theo từng thời điểm, tháng 8 triển khai tiếp chương trình “Khuyến mãi mùa hè” nhằm thu hút khách hàng nhằm đảm bảo huy động đủ nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng vừa đảm bảo tuân thủ các quy định và chỉ thị của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Qua đó Ban lãnh đạo Ngân hàng Nam Á chỉ thị cụ thể cho các Chi nhánh, các Phòng Giao dịch đảm bảo đúng theo kế hoạch cho các hoạt động của hệ thống Ngân hàng Nam Á. Đến 2 tháng cuối năm, sự kiện “3 ngày vàng” của Techcombank và tác động của nó ảnh hưởng sâu sắc đến nguồn vốn huy động tại PGD quận 2. Hiện tượng khách hàng đến rút tiền để gửi tại các ngân hàng khác làm nguốn vốn huy động giảm trầm trọng. Đến cuối năm 2010, lượng vốn huy động được chỉ có 58,713 tỷ đồng, giảm 10,410 tỷ đồng so với năm 2009. Hoạt động huy động vốn tại Phòng Giao dịch Quận 2: Năm 2008, tại PGD quận 2, lãi suất huy động của Ngân hàng Nam Á trong thời gian này cũng giảm mạnh so với hai quý đầu năm. Cùng với việc lãi suất huy động giảm là việc lượng vốn huy động được sẽ biến động trong thời gian này. PGD quận 2 luôn cố gắng giữ chân khách hàng trong lúc này: ưu đãi lãi suất cho các khách hàng gửi lâu khi đáo hạn, thưởng lãi suất cho các kỳ hạn tiền gửi dài, hỗ trợ chi phí đi lại cho các khách hàng có số tiền gửi lớn … Kết quả là trong sáu tháng cuối năm, số dư tiền gửi tại PGD quận 2 luôn tăng đều qua các tháng; đến cuối tháng 12 đã đạt được 58,469 tỷ đồng, tăng 277% so với 12/2007. Sang năm 2009, tình hình huy động vốn ít biến động hơn so với năm 2008. Thông qua các chương trình và phương hướng của Ngân hàng Nam Á, PGD Quận đã triển khai lãi suất huy động cạnh tranh, chăm sóc khách hàng tốt, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn khách hàng … đã phần nào tăng thêm nguồn vốn huy động, cụ thể tăng 10,654 tỷ so với năm 2008, đạt tăng trưởng huy động 18,22%. Năm 2010, các NHTM phát triển mạng lưới mạnh mẽ trên địa bàn quận 2, đặc biệt là phường Bình Trưng Đông và Bình Trưng Tây. Điều này tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM khác nhau trên địa bàn. Diễn biến lãi suất huy động cuối năm trên thị trường gây khó khăn cho PGD quận 2. Đến cuối năm 2010, lượng vốn huy động được đã giảm xuống còn 58,713 tỷ đồng, giảm 15,06% so với năm 2009. Bảng 2.5 Biến động dư nợ tín dụng Phòng Giao dịch quận 2 (2008-2010) Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Dư nợ tín dụng 30,9 43,2 41,2 Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung và dài hạn 15,82 15,08 51,20% 48,80% 22,57 20,63 52,25% 47,75% 21,24 19,96 51,56% 48,44% Biến động - 39,81% -4,63% Nguồn: Bảng cân đối kế toán PGD Quận 2 Theo bảng số liệu 2.5 về tình hình dư nợ tín dụng tại PGD quận 2, dư nợ tín dụng năm 2009 đạt 43,2 tỷ đồng, tăng 39,81% so với năm 2008. Đây là năm có nhiều chính sách mở rộng cho vay sản xuất và tiêu dùng nhằm vực dậy nền kinh tế sau ảnh hưởng khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sang năm 2010, dư nợ tín dụng tại PGD quận 2 giảm 4,63% so với năm 2009, đạt 41,2 tỷ đồng. Đầu năm 2010, nền kinh tế trong nước có dấu hiệu vực dậy. Đến khoảng cuối năm, lạm phát có cu hướng tăng cao và tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng có dấu hiệu khó khăn. Thêm đó, với chủ trương kiểm soát các khoảng nợ xấu, đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng, giữ vững tốc độ tăng trưởng tín dụng theo định hướng của NHNN, Ngân hàng Nam Á siết chặt hoạt động cho vay với, rà soát các hợp đồng tín dụng hiện có … nhằm đảm bảo tính an toàn cho hệ thống. Kết cấu nguồn vốn theo loại hình huy động. Bảng 2.6 Kết cấu vốn huy động trong qua các năm Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 ST % ST % ST % 1. Tiền gửi của tổ chức kinh tế 2. Tiền gửi của cá nhân 12,004 46,465 20,53 79,47 12,456 56,667 18,02 81,98 11,956 46,757 20,36 79,64 Tổng 58,469 100 69,123 100 58,713 100 Nguồn: Bảng cân đối kế toán PGD Quận 2 Biểu đồ 2.3 Biến động vốn huy động qua các năm Qua bảng và biểu đồ trên, có thể thấy nguồn vốn huy động qua kênh tiền gửi cá nhân chiếm phần lớn, cả về tỷ trọng và số lượng (gần 80% tổng lượng vốn huy động mỗi năm). Bên cạnh đó, tiền gửi của tổ chức chiếm tỷ trọng thấp. Có thể thấy, khách hàng chủ yếu ở PGD Quận 2 chủ yếu là khách hàng cá nhân. Có được điều đó là nhờ những chính sách khuyến khích tiền gửi của khách hàng để nâng cao khả năng thanh toán, cho vay, đầu tư của ngân hàng. Tiền gửi của tổ chức kinh tế: Bảng 2.7 Biến động tiền gửi tổ chức kinh tế qua các năm Đơn vị: tỷ đồng Thời điểm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tiền gửi tổ chức kinh tế 12,004 12,456 11,956 Biến động - 0,452 -0,500 % biến động - 3,77% 4,01% Nguồn: Bảng cân đối kế toán PGD Quận 2 Bảng 2.8 Biến động tiền gửi tổ chức kinh tế theo loại nguyên tệ Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 ST % ST % ST % Tiền gửi của tổ chức kinh tế VND Ngắn hạn Trung và dài hạn USD Ngắn hạn Trung và dài hạn Vàng Ngắn hạn Trung và dài hạn 12,004 12,004 12,004 - - - - - - - 100 100 12,456 12,456 12,456 - - - - - - - 100 100 11,956 11,956 11,956 - - - - - - - 100 100 Nguồn: Bảng cân đối kế toán PGD Quận 2 Bảng 2.9 Biến động tiền gửi tổ chức kinh tế theo loại kỳ hạn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 ST % ST % ST % Tiền gửi của tổ chức kinh tế KKH và ngắn hạn Trung và dài hạn 12,004 12,004 0 100 100 0 12,456 12,456 0 100 100 0 11,956 11,956 0 100 100 0 Nguồn: Bảng cân đối kế toán PGD Quận 2 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là khoản tiền các tổ chức kinh tế gửi vào ngân hàng để thực hiện thanh toán, chi trả tiền nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ và vốn tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các tổ chức kinh tế gửi tiền vào ngân hàng với mục đích là an toàn và hưởng các dịch vụ mà ngân hàng cung ứng. Ngân hàng Nam Á cung cấp các sản phẩm: Tiền gửi ký quỹ, Tiền gửi thanh toán, Tiền gửi kỳ hạn. Tuy vậy, tại PGD Quận 2, các khách hàng tổ chức kinh tế chỉ chọn hình thức tiền gửi thanh toán (tỷ trọng 100%). Các sản phẩm ký quỹ và tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng Nam Á không được các khách hàng quan tâm. Theo bảng 2.3, vốn huy động tại PGD Quận 2 qua kênh tiền gửi tổ chức kinh tế, chiếm tỷ trọng tương đối thấp và tăng nhẹ qua các năm. Các tổ chức kinh tế gửi tiền thanh toán tại PGD Quận 2 nhằm các hoạt động thanh toán, chi trả lương, chi trả tiền dịch vụ… nên nguồn vốn huy động được không nhiều. Thêm vào đó, Ngân hàng mặc dù có nhiều sản phẩm và ưu đãi cho khách hàng doanh nghiệp nhưng không được biết đến nhiều và kênh huy động vốn qua khách hàng doanh nghiệp chưa được Ngân hàng chú trọng và quan tâm nhiều. Hơn nữa, Ngân hàng Nam Á phải cạnh tranh với các NHTM khác mạnh về thanh toán, về khách hàng doanh nghiệp. Do đó, khách hàng gửi tiền là tổ chức cá kinh tế tăng không nhiều qua các năm, chủ yếu là khách hàng sẵn có. Tình hình huy động vốn qua kênh tiền gửi của tổ chức kinh tế không biến động nhiều từ năm 2008 đến 2010. Bởi lẽ số dư tiền gửi này tập trung là tiền gửi thanh toán. Với khoản vốn huy động được qua kênh này, nếu có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý sẽ giúp ngân hàng tăng lợi nhuận với ưu thế chi phí của loại tiền gửi này rất thấp. Tiền gửi của cá nhân: Bảng 2.10 Biến động tiền gửi của cá nhân qua các năm Đơn vị: Tỷ đồng Thời điểm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tiền gửi cá nhân 46,465 56,667 46,757 Biến động - 10,202 -9,910 % biến động - 21,96% -17,49% Nguồn: Bảng cân đối kế toán PGD Quận 2 Bảng 2.11 Biến động tiền gửi cá nhân theo loại nguyên tệ Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 ST % ST % ST % Tiền gửi của cá nhân VND Ngắn hạn Trung và dài hạn USD Ngắn hạn Trung và dài hạn Vàng Ngắn hạn Trung và dài hạn 46,465 36,021 34,758 1,263 3,060 3,060 - 7,384 7,384 - 100 77,52 6.59 15.89 56,667 50,308 48,634 1,674 0,953 0,953 - 5,406 5,406 - 100 88,78 1,68 9,54 46,757 41,327 40,204 1,123 0,894 0,894 - 4,536 4,536 - 100 88,39 1,91 9,70 Nguồn: Bảng cân đối kế toán PGD Quận 2 Bảng 2.12 Biến động tiền gửi cá nhân theo loại kỳ hạn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 ST % ST % ST % Tiền gửi của cá nhân KKH và ngắn hạn Trung và dài hạn 46,465 45,202 1,263 100 97,28 2,72 56,667 54,993 1,674 100 97,05 2,95 46,757 45,634 1,123 100 97,60 2,40 Nguồn: Bảng cân đối kế toán PGD Quận 2 Tiền gửi của cá nhân là lượng tiền nhàn rỗi của nhân dân gửi vào ngân hàng để hưởng lãi hoặc tiết kiệm cho chi tiêu trong tương lai. Tiền gửi của dân cư chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động và là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiên đầu tư. Trong thời gian qua, Ngân hàng Nam Á và PGD Quận 2 luôn có những điều chỉnh lãi suất kịp thời, thực hiện nhiều chính sách khuyến khích tiền gửi, cải tiến quy trình gửi tiền … thu hút khách hàng gửi tiền tại ngân hàng và mang đến cho khách hàng nhứng lợi ích tối đa có thế. Kết quả là vốn huy động tiền gửi của cá nhân không ngừng tăng lên và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Ngân hàng Nam Á tập trung mục tiêu và khách hàng cá nhân với việc đa dạng các sản phẩm tiền gửi, lãi suất huy động phù hợp, phục vụ khách hàng tận tình. Bên cạnh đó, sau khi tình hình tài chính năm 2008 dần dần ổn định, ngành ngân hàng đã ổn định trở lại. Từ 46,465 tỷ đồng năm 2008, đến năm 2009 lượng vốn huy động được từ cá nhân đã tăng vọt lên 56,667 tỷ đồng, tăng 21,96% so với năm 2008. Đến cuối năm 2010, lượng vốn huy động qua kênh này lại sụt giảm chỉ còn 46,757 tỷ đồng, giảm 17,49%. Đây là lượng vốn tương đối quan trọng cho việc hoạt động kinh doanh của PGD Quận 2 và của Ngân hàng Nam Á. Năm 2009, nhằm chuẩn bị một lượng vốn dồi dào để đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trong thời kỳ vực dậy nền kinh tế, Ngân hàng Nam Á – PGD Quận 2 luôn bám sát chính sách lãi suất của NHNN để có những điều chỉnh kịp thời trong hoạt động của mình. Thực tế cho thấy, năm 2009, lãi suất huy động vốn của Ngân hàng Nam Á luôn bám sát thị trường. Tháng 08/2009, lãi suất VND không kỳ hạn 4,02%/năm, lãi suất huy động VND các kỳ hạn đều 9%/năm, cao nhất là lãi suất huy động VND cho kỳ hạn 18 tháng 9,6%/năm không bao gồm khuyến mãi. Lãi suất huy động USD dao động ở mức 1%, vàng 3%/năm. Đến cuối năm 2009, lãi suất huy động VND quanh mốc 10,49%/năm cho các kỳ hạn. Sang năm 2010, trong sáu tháng đầu năm, lượng vốn huy động được qua các khách hàng cá nhân vẫn ổn định, có phần tăng nhẹ nhờ chính sách lãi suất huy động cạnh tranh và chương trình “Tri ân khách hàng”. Nhưng diễn biến tình hình huy động vốn cuối năm trở nên phức tạp, đặc biệt là hai tháng cuối năm 2010. Thêm vào đó, từ khi Ngân hàng Nam Á mở PGD tại địa bàn quận 2 thì PGD quận 2 – Ngân hàng Nam Á được xem là một trong những ngân hàng có mặt đầu tiên tại khu vực này, nhưng đến khoảng cuối năm 2010, các NHTM khác tăng cường mở rộng phạm vi hoạt động tại quận 2. Tháng 10/2010, ước tính trong phạm vi bán kính 1 km có đến gần 10 điểm giao địch của các NHTM lớn nhỏ khác. Điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động huy động vốn qua khách hàng cá nhân của PGD quận 2. Lương vốn nhàn rỗi trong dân trên địa bàn bị xẻ nhỏ, hoạt động huy động trở nên khó khăn cùng với biến động lãi suất vào cuối năm khiến Ban lãnh đạo Ngân hàng Nam Á không kịp điều chỉnh. Cuối năm 2010, lượng vốn huy động được từ khách hàng cá nhân chỉ còn 46,757 tỷ đồng, giảm 17,49% so với năm 2009. Kết cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ. Bảng 2.13 Kết cấu nguồn vốn huy động theo loại nguyên tệ Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 ST % ST % ST % Vốn huy động bằng VNĐ Vốn huy động bằng USD Vốn huy động bằng Vàng 48,025 3,060 7,384 82,14 5,23 12,63 62,764 0,953 5,406 90,80 1,38 7,82 53,283 0,894 4,536 90,75 1,52 7,73 Tổng 58,469 100 69,123 100 58,713 100 Nguồn: Bảng cân đối kế toán PGD Quận 2 Biểu đồ 2.4 Kết cấu nguồn vốn huy động theo nguyên tệ Theo số liệu bảng và biểu đồ, nguồn vốn huy động động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn so với đồng USD. Điều này dễ hiểu, đó là do VNĐ là đồng nội tệ. Nguồn vốn huy động VNĐ lớn tạo điều kiện để nâng cao khả năng thanh toán, cho vay và các hoạt động ngân hàng khác. Lượng vốn huy động bằng VND năm 2009 đạt 62,764 tỷ đồng, tăng 30,69% so với năm 2008. Điều này có được nhờ chính sách lãi suất cạnh tranh, thu hút được lượng vốn mới và duy trì khách hàng cũ gửi tiền tại PGD quận 2. Thêm đó, ngay những lúc tình hình huy động trở nên căng thẳng thì các chương trình khuyến mãi và ưu đãi của Ngân hàng Nam Á đã phát huy tác dụng. Sang đến năm 2010, tình hình cuối năm cực kỳ gây khó khăn cho Ngân hàng Nam Á. Từ sự kiện “3 ngày vàng” của Techcombank, nguồn vốn huy động VND trên địa bàn bị xáo trộn. Từ đó, việc thỏa thuận ngầm lãi suất với khách hàng huy động vượt mức 14%/năm so với cam kết được hình thành. Thêm nữa, đây cũng là thời điểm các NHTM khác mở rộng phạm vi kinh doanh trên địa bàn quận 2. Việc huy động vốn do áp lực lãi suất thỏa thuận tăng cao trở nên khó khăn; lại thêm nguồn vốn nhãn rỗi trong dân cư trên địa bàn bị xé nhỏ ra. Điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động huy động vốn của PGD quận 2. Cuối năm 2010, lượng vốn huy động VND chỉ đạt 53,283 tỷ đồng, giảm 15,11%. Lượng vốn huy động bằng ngoại tệ khá thấp. Lượng vốn này chủ yếu là của các khách hàng cá nhân có nhu cầu dự trữ USD. Khách hàng là doanh nghiệp tại PGD quận 2 đều là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chủ yếu hoạt động lĩnh vực dịch vụ. Họ không có nhu cầu dự trữ USD. Từ đầu năm đến tháng 11/2009, tỷ giá VND/USD liên tục tăng cao trên cả thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do. Cụ thể, từ tháng 1 đến tháng 3: tỷ giá liên ngân hàng dao động trong khoảng 17.450 - 17.700 đồng/USD, trên thị trường tự do cao hơn tỷ giá liên ngân hàng khoảng 100 đồng; từ tháng 4 đến tháng 9: tỷ giá trên 2 thị trường dao động trong khoảng 18.180 - 18.500 đồng/USD; từ tháng 10 đến 25/11/2009: biến động tỷ giá rất dữ dội từ 18.545 – 19.300đồng/USD, có lúc đạt đỉnh 20.000 đồng/USD. Các cá nhân có gửi tiền USD tại ngân hàng phản ứng rất nhạy với những biến động trên thị trường. Ngay khi có biến động tăng trong thời gian dài, các cá nhân này lập tức rút tiền khỏi ngân hàng, găm giữ chờ giá lên hay bán ra thị trường tự do nhằm hưởng lợi ích cao hơn khi gửi tiền tại ngân hàng hoặc bán ngoại tệ cho ngân hàng. Trong 11 tháng đầu năm 2009, lãi suất huy động USD chỉ ở quanh mốc 2%/năm. Ngày 15/12/2009, Thống đốc NHNN ký thông tư 25/2009/TT-NHNN về việc mở rộng các đối tượng được vay ngoại tê. Theo đó nhu cầu vốn ngoại tệ các NHTM mà đặc biệt là USD tăng cao. Lãi suất huy động USD tại các NHTM tăng liên tục. Đến cuối năm 2010, lãi suất huy động USD đã là quanh mốc 6%/năm. Thế nhưng, lượng vốn USD tại PGD quận 2 vẫn không nhiều biến động so với năm 2009. Có thể nói, dự trữ tài sản bằng vàng đã là tập quán lâu đời người dân. Lượng vàng dự trữ trong dân rất lớn. Với lãi suất hấp dẫn, độ an toàn cao khi gửi tại ngân hàng, PGD quận 2 luôn cố gắng huy động tốt lượng vàng dự trữ của người dân trên địa bàn. Sau 1 năm hoạt động, lượng vốn huy động được bằng vàng năm 2008 tại PGD quận 2 đạt 416 lượng vàng, tương đương với 7,384 tỷ đồng. Đầu năm 2009, tỷ giá vàng dao động ở mức 18-19 triệu đồng/lượng nhưng đến cuối năm đã là 27-29 triệu đồng/lượng. Ảnh hưởng của giá vàng thế giới, tâm lý đám đông và cả đầu cơ đã làm tăng giá vàng nhanh chóng. Trước tình hình đó, người dân không còn giữ vàng tại ngân hàng. Sang năm 2010, tỷ giá và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuong II.doc
  • docBM Trang bia DA, KLTN.doc
  • docBM05-QT04-DT Phieu giao de tai.doc
  • docChuong III.doc
Tài liệu liên quan