Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút khách quốc tế hơn nữa vào Việt Nam trong thời gian tới

MỤC LỤC Trang

LỜI NÓI ĐẦU 2

CHƯƠNG 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DU LỊCH - VAI TRÒ CỦA DU LỊCH QUỐC TẾ TRONG NGÀNH DU LỊCH 5

I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ DU LỊCH 5

1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch 5

2. Quan niệm về sản phẩm du lịch (Tour du lịch) 7

II. CÁC TIÊU CHÍ ĐIỂN HÌNH CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 8

1. Đặc tính độc đáo của một chương trình du lịch - Tour 8

2. Sự hấp dẫn của một chuyến tour 9

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự thành công của một tour du lịch 9

III. ĐẶC TRƯNG CỦA HOẠT ĐỘNG LỮ HÀNH QUỐC TẾ 10

1. Định nghĩa doanh nghiệp lữ hành 11

2. Đặc trưng của hoạt động du lịch quốc tế 11

3. Chiến lược quản lý sản phẩm 13

4. Các hoạt động chuyên biệt của lữ hành quốc tế 16

5. Mối quan hệ giữa du lịch quốc tế và các hoạt động khác trong ngành du lịch 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM 20

I. THỰC TRẠNG DU LỊCH Và CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH 20

1. Thực trạng khách du lịch và một số đặc điểm cơ bản 20

2. Sự phù hợp giữa các chương trình du lịch với nhu cầu thị trường 26

II. TÌNH HÌNH KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ Ở HÀ NỘI 27

1. Tình hình chung 28

2. Lập kế hoạch, bán và thực hiện tour du lịch quốc tế ở Hà nội. 33

3. Mối quan hệ giữa kinh doanh lữ hành quốc tế với các nhà cung cấp dịch vụ liên quan 35

4. Mối quan hệ giữa hoạt động du lịch với các ngành kinh tế khác 36

5. Bài học kinh nghiệm 38

6. Giới thiệu khái quát về các chương trình du lịch tại Việt nam 41

CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀO VIỆT NAM 48

I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN LỮ HÀNH QUỐC TẾ 48

1. Định hướng phát triển Du lịch của Việt Nam 48

2. Mục tiêu của Du lịch Việt nam những năm tới 51

II. GIẢI PHÁP 53

1. Giải pháp trong khâu đa dạng hoá sản phẩm du lịch 54

2. Giải pháp về nâng cao vai trò của hướng dẫn viên du lịch 57

3. Nâng cao chất lượng đội ngũ những người làm công tác thiết kế 66

4. Xác định trách nhiệm và vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp 67

KẾT LUẬN 70

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2182 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút khách quốc tế hơn nữa vào Việt Nam trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứng được như yêu cầu là không nhiều. Đây cũng là lý do làm chất lượng tour bị giảm sút. Hiện nay, lượng hướng dẫn viên tự do khá nhiều. Mặc dù quy định của ngành Du lịch là các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải có đội ngũ hướng dẫn chuyên nghiệp, được đào tạo kiểm tra và được cấp thẻ hướng dẫn nhưng số doanh nghiệp thực hiện đúng không nhiều, hầu hết là vi phạm quy định quản lý hướng dẫn, thậm chí có doanh nghiệp có hướng dẫn viên là người nước ngoài. Vì vậy, ngành Du lịch cần có những chế tài nghiêm minh, chặt chẽ hơn nữa để làm giảm và ngăn chặn hậu quả đáng tiếc xảy ra. Một số doanh nghiệp lữ hành quốc tế có quy mô lớn như Công ty ty du lịch Việt nam (VINATOUR), Công ty Du lịch Hà nội hoàn toàn có đội ngũ quản lý và nhân viên được đào tạo cơ bản, tuy nhiên đến mùa cao điểm vẫn nảy sinh tình trạng thiếu nhân viên chuyên nghiệp. Lúc này hướng dẫn viên được thuê có thể được đào tạo tốt nhưng khả năng ngoại ngữ, truyền đạt thông tin lại không tốt hoặc ngược lại. Do đó vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Các hướng dẫn viên thực sự chuyên tâm với nghề còn ít. Những người này thường tự tìm hiểu, trang bị cho mình những kiến thức mới, khả năng ngoại ngữ, ý thức tìm hiểu văn hoá các nước khác để phục vụ khách tốt hơn, họ lấy công việc làm thước đo cho giá trị nghề nghiệp và thu nhập của bản thân mình. Đó là với những hướng dẫn thực sự yêu thích và tôn trọng nghề nghiệp của họ. Vấn đề đặt ra cho ngành Du lịch Việt nam là làm thế nào để có được nhiều hơn nữa những hướng dẫn viên chuyên tâm như vậy. Đó là một vấn đề không đơn giản khi mà ngành Du lịch cũng chưa thâu tóm hết được những điểm mấu chốt, chưa giải quyết được những ngổn ngang tồn đọng trong khi Du lịch vẫn cứ trên đà phát triển. * Thị trường khách quốc tế chủ yếu vào Việt Nam (đơn vị: người) Năm Nước 2000 Tỷ lệ so năm trước (%) 2001 Tỷ lệ so năm trước (%) 2002 Tỷ lệ so năm trước (%) Pháp 86.492 100,5 99.700 115,2 111.546 111,9 Anh 56.355 128,5 64.673 114,7 69.682 107,7 Đức 32.058 147,6 39.096 122,0 46.327 118,5 ểc 68.162 108,1 84.085 123,3 96.624 114,9 Mỹ 208.642 99,2 230.470 109,5 259.967 112,8 Trung quốc 626.476 129,4 672.846 107,4 724.385 107,7 Đài Loan 212.370 122,1 200.061 94,2 211.072 105,5 Hàn Quốc 53.452 123,4 75.167 140,6 105.060 139,8 Nhật bản 152.755 134,6 204.860 134,4 279.967 136,6 SINGAPORE 39.100 107,8 32.110 82,12 35.261 109,8 Báo cáo chính thức lượng khách quốc tế đến Việt Nam – Tổng cục Du lịch Việt Nam – 5/2003 Việc thống kê, xem xét cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam qua các năm giúp các công ty lữ hành quốc tế xác định nên tập trung vào việc thu hút nguồn khách ở thị trường mục tiêu nào, xác định khả năng chi trả, xác định loại hình dịch vụ nào cho phù hợp với từng dòng khách để xây dựng nhưng chương trình du lịch phù hợp, tăng khả năng cạnh tranh nhằm thu hút khách quốc tế. * Doanh thu từ Du lịch của Việt Nam (1995-2000) Báo cáo thống kê của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – năm 2002 Theo bảng thống kê thu nhập trên, ta thấy doanh thu của Ngành Du lịch tăng lên không ngừng và khá ổn định qua các năm, tuy nhiên thu nhập từ Du lịch thuần tuý có biến động nhẹ qua các năm do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan: năm 1998 ảnh hưởng khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á, nếu ngành Du lịch Việt nam phát huy hết tiềm năng thì khả năng đóng góp GNP của ngành là rất đáng kể. 2. Lập kế hoạch, bán và thực hiện tour du lịch quốc tế 2.1. Nghiên cứu thị trường và thiết kế tour trọn gói Hiện tại, hầu hết các tour lữ hành quốc tế bán ra là các tour theo kiểu truyền thống, chủ yếu là các tour giải trí thư giãn. Các tour được thiết kế và phát triển dựa trên các yếu tố môi trường, cơ sở hạ tầng, phương tiện đi lại làm việc và các quy phạm pháp luật. Hơn nữa, do sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, tour thiết kế phải dựa trên nhu cầu và mong muốn của du khách. Ngày nay du khách luôn chú ý tới vấn đề môi trường nên nhiều công ty đã có những tour du lịch sinh thái đặc sắc. Phần lớn các doanh nghiệp lữ hành quốc tế có quy mô trung bình và nhỏ, chủ yếu khai thác, tiếp nhận khách và thiết kế tour cho người nước ngoài vào Việt nam, vì vậy các tour du lịch của Việt nam thường không lớn và không có sức thuyết phục trên thị trường du lịch quốc tế. Cũng vì vậy mà các sản phẩm du lịch của Việt nam cũng không được tiêu thụ nhiều ở nước ngoài. Tuy nhiên, nhờ có sự hợp tác với PATA, ASEAN và một số tổ chức có uy tín, Du lịch Việt nam gần đây đã phát triển rất nhanh. Thiết kế tour chi tiết và hiệu quả hơn, tạo ra được các tour đặc biệt như tour hồi ức cho các cựu chiến binh tham gia chiến tranh ở Việt nam, tour bảo tồn di sản văn hoá...Mỗi tour đều có nét đặc trưng riêng, nhưng nhược điểm của các tour còn ngắn, du khách không khám phá được nhiều. Vì thời gian ngắn nên du khách thường mệt mỏi sau tour, không đi mua sắm nhiều, sản phẩm du lịch và dịch vụ tiêu thụ ít, quan trọng hơn là tạo cho khách một tâm lý không muốn quay trở lại Việt nam lần thứ 2 mặc dù đôi khi giá tour trọn gói được giảm, thậm chí một số tour còn rẻ hơn giá tour bình thường ở các nước trong cùng khu vực. Hiện tại, Việt Nam có khoảng 10-20 công ty lữ hành quốc tế nghiên cứu thị trường một cách đầy đủ nên rất nhiều các công ty lữ hành khách phải phụ thuộc vào họ để có thông tin một cách chính xác. 2.2 Bán và thực hiện tour Khi bán và thực hiện các tour, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế có thể thành lập văn phòng ở một hay nhiều nước khác và quảng cáo và tiếp thị được coi là khâu quan trọng nhất để tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt nam còn yếu trong khâu này. Họ thường không xây dựng một kế hoạch chiến lược cho các mối quan hệ với công chúng ở các nước đó, không nghiên cứu mong muốn của công chúng ở các nước đó về sản phẩm, đất nước, con người Việt nam. Các công ty lữ hành quốc tế Việt nam ở nước ngoài cũng ít quan tâm đến việc in ấn tờ rơi, sách giới thiệu... về đất nước, con người Việt nam cũng như tình hình du lịch ở Việt nam.... Vì vậy, khâu quảng cáo và thúc đẩy bán hàng chưa được thực hiện tốt. Hầu hết các du khách quốc tế đến Việt nam thông qua các công ty lữ hành quốc tế nước ngoài, hoặc tạp chí du lịch Việt nam được xuất bản bởi các công ty nước ngoài. Sau quảng cáo, bán hàng là việc thực hiện các chương trình tour. Các tour chỉ có chất lượng cao khi có sự theo dõi, phân tích và dự đoán sát sao để có tình hình thích hợp với những thay đổi trong quá trình thực hiện tour. Các doanh nghiệp lữ hành thường không có đủ các chi nhanh địa phương để thu hút, cung cấp nhiều hơn các nhu cầu đa dạng của du khách. Các kênh phân phối chủ yếu dựa vào bộ phận marketing và hướng dẫn viên. Hướng dẫn viên là người đóng vai trò quan trọng nhất trong khi thực hiện tour. ấn tượng của du khách phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, cách ứng xử, trình độ hiểu biết và khả năng ngoại ngữ của hướng dẫn viên.. Hướng dẫn viên là người duy nhất tiếp xúc với du khách trong tour. Trên thực tế, vai trò của hướng dẫn viên chưa được đánh giá đúng mức nên không khuyến khích được hết khả năng của họ. Trong mùa cao điểm, không phải tất cả các hướng dẫn đều chuyên nghiệp. Số hướng dẫn không phải chuyên nghiệp thường không có trách nhiệm cao đối với công ty và với công việc, không nhiệt tình và không chăm sóc khách đúng mức. Đó là một thực trạng đáng buồn mà ngành Du lịch Việt nam cần khắc phục. 2.3 Mối quan hệ giữa kinh doanh lữ hành quốc tế với các nhà cung cấp dịch vụ liên quan: * Hệ thống lưu trú: Những năm qua, do tốc độ tăng trưởng nhanh của Du lịch, Ngành Du lịch Việt Nam đã nỗ lực đầu tư, nâng cấp và xây mới nhiều khách sạn, nhà nghỉ với các cấp chất lượng khác nhau từ 1 đến 5 sao bằng nguồn vốn của Ngành hoặc liên doanh với các công ty nước ngoài. Theo thống kê của Viện nghiên cứu phát triển Du lịch, năm 2002 cả nước có 3.627 khách sạn và nhà nghỉ, trong đó có 1.940 khách sạn với 53.026 phòng. Số phòng từ 1-5 sao là 850 phòng chiếm 45% tổng số khách sạn toàn ngành. Trong giai đoạn từ 1995 - 1997 nhiều nhà khách, nhà nghỉ của tư nhân đã được xây dựng ồ ạt, vì lượng khách tăng nhanh nên số khách sạn và lượng phòng cũng được sử dụng gần hết công suất. Tuy nhiên đến năm 1997 - 1998, lượng khách du lịch giảm đáng kể dẫn đến tình trạng các khách sạn lâm vào cảnh lao đao, các khách sạn lớn cũng chỉ sử dụng 46-65% số phòng, tỷ lệ của các khách sạn nhỏ còn thấp hơn nhiều, nhiều khách sạn nhỏ đã không trụ nổi dẫn đến phá sản. Thực trạng đó là do quá trình xây dựng ồ ạt không có kế hoạch, và do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính năm 1998 và nhiều nguyên nhân khác. Rút kinh nghiệm những năm trước, hiện nay các cấp chính quyền và ngành Du lịch khuyến cáo các công ty lữ hành cũng như các cơ sở tư nhân cần nghiên cứu kỹ tình hình trước khi đầu tư khách sạn một cách ồ ạt. * Hoạt động vận chuyển Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, cơ sở hạ tầng, cũng như các phương tiện giao thông được nâng cấp và làm mới, tăng nhanh cả về số lượng lần chất lượng. Năm 1995, 88% khách nước ngoài đến Việt nam chủ yếu bằng máy bay, đến nay các loại hình phương tiện rất đa dạng: tàu biển, đường sắt... Các công ty taxi, xích lô cho du lịch ngày càng nhiều và mang tính chuyên nghiệp cao, sẵn sàng phục vụ du khách một cách nhanh và tiện lợi nhất. 2.4 Mối quan hệ giữa hoạt động du lịch với các ngành kinh tế khác: Du lịch là một ngành kinh tế xã hội thu hút hàng tỷ người tham gia và nó liên quan đến rất nhiều ngành nghề. Du lịch quốc tế đòi hỏi rất nhiều các ngành nghề của nền kinh tế quốc dân phải phát triển và mở rộng theo như Hàng không, Bảo hiểm, Ngân hàng, Viễn thông, Giao thông, Xây dựng, Xuất nhập khẩu... * Ngành hàng không: Như số liệu nghiên cứu ở trên, lượng khách quốc tế từ các nước châu Âu và Mỹ chiếm đa số, phương tiện đi lại chủ yếu bằng đường hàng không vì hầu hết các tour là ngắn ngày. Vì thế những năm gần đây ngành Hàng không Việt Nam đã đầu tư rất nhiều kinh phí để mua máy móc, thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng tốt để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường. Vietnam Airlines là doanh nghiệp lớn nhất trong ngành Hàng không Việt Nam đã không ngừng phát triển, mở rộng thêm nhiều đường bay đến 15 tỉnh, thành trong cả nước và 22 nước trên Thế giới, là một trong những đội ngũ bay trẻ nhất châu á và thế giới. Đến năm 2003 Vietnam Airlines sẽ khai thác 30 máy bay gồm 4 Boeing 777, 3 Boeing 767-300, 12 airbus A320 – A321, Focker 70, ATR 72... Hệ thống dịch vụ của Hãng không ngừng được cải tiến hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Từ tháng 9/1999, Vietnam Airlines chính thức được phép hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Từ đây các sản phẩm liên kết du lịch Hàng không sẽ thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch quốc tế vào Việt Nam và người Việt Nam đi du lịch nước ngoài. [6] Ngoài sự lớn mạnh không ngừng của Vietnam Airlines, hàng loạt các hãng hàng không liên doanh với Việt Nam và các chi nhánh hàng không của nước ngoài được thành lập như Cathay Pacific, Thai airway, Air France... Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi và đóng góp rất nhiều cho ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế quốc dân của nước ta nói chung. * Ngành Bảo hiểm: Ngành bảo hiểm Việt Nam là một ngành rất non trẻ trong khu vực và trên thế giới. Những năm gần đây, do cơ chế mở cửa, ngoài một số doanh nghiệp quốc doanh về bảo hiểm trong các lĩnh vực nhân thọ, hàng hải, còn có một số công ty bảo hiểm nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như Prudential, Chinfon Manulife... Tuy nhiên hầu hết là bảo hiểm nhân thọ. Các hoạt động trong ngành bảo hiểm phục vụ du lịch hiện nay phạm vi còn rất hạn hẹp, phần lớn là do Công ty Bảo hiểm Bảo Việt đảm trách và hầu hết phục vụ khách nội địa. Bảo hiểm là một ngành kinh doanh phức tạp và đa dạng, hơn nữa bảo hiểm đối với Việt Nam còn rất mới mẻ, thiếu kinh nghiệm nên chưa thu hút được khách du lịch quốc tế mua dịch vụ bảo hiểm tại Việt nam. Du khách quốc tế thường mua bảo hiểm chuyến đi tại nước họ hoặc của các hãng lớn trên thế giới. Trong tương lai, nếu Nhà nước thu hút đầu tư mạnh về bảo hiểm và chúng ta được khách nước ngoài quan tâm mua bảo hiểm tại Việt Nam thì đây là một nguồn lợi rất lớn không những cho ngành Bảo hiểm, Du lịch mà còn có sức đóng góp rất đáng kể cho nền kinh tế nước ta. * Các ngành khác: Cùng với sự phát triển kinh tế, hầu hết các ngành nghề của Việt Nam đã và đang vươn lên mạnh mẽ, đặc biệt là các ngành có liên quan đến du lịch như giao thông, xây dựng, bưu chính viễn thông , tài chính ngân hàng, thủ công mỹ nghệ, may mặc, các làng nghề truyền thống..., thậm chí các vùng sâu, vùng xa, vùng núi và các nơi hoang sơ cũng đang chuyển mình đứng dậy bởi sự ham muốn khám phá đất nước và con người Việt Nam của du khách quốc tế. Trong tương lai, nếu chúng ta biết khai thác tốt các thế mạnh thì du lịch Việt Nam sẽ lớn mạnh hơn rất nhiều, có thể so sánh với các nước trong khu vực, kéo theo sự trưởng thành của rất nhiều ngành nghề liên quan khác bởi tiềm năng du lịch của Việt nam là rất lớn. 2.5 Bài học kinh nghiệm và tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển du lịch quốc tế * Bài học kinh nghiệm: Qua tham khảo kinh nghiệm của những người làm du lịch ở các nước bạn láng giềng như Malaysia, Singapore và Thái Lan, ta thấy, ngoài rất nhiều các yếu tố như cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống quản lý tốt, chính sách hấp dẫn...dẫn tới thành công của họ, thì ta thấy có một kinh nghiệm khá độc đáo của họ, đó là suy nghĩ về 4 chữ “N” của người làm du lịch: nghiệp vụ, ngoại ngữ, ngoại giao, ngoại hình. 4 “N” trên gọi là mẫu hình người làm du lịch. Những ai đã, đang và sẽ trở thành người làm du lịch phải hội tụ được đủ 4 “N”, không ngừng phấn đấu theo 4 “N” đó. 4”N” này đều quan trọng và cần thiết như nhau, bổ trợ cho nhau, hợp tác với nhau tạo nên mẫu hình chuẩn của người làm du lịch. + Nghiệp vụ: Ngành Du lịch hoạt động theo một dây chuyền công nghệ hết sức khoa học, đồng bộ và liên quan chặt chẽ với nhau. Người làm dịch vụ trong Du lịch phải có trình độ nghiệp vụ thông thạo, điêu luyện. Ví dụ: đối với hướng dẫn viên phải am hiểu về văn hoá, lịch sử, địa lý, khéo léo sắp xếp các yêu cầu của khách một cách nhanh gọn; Đối với một đầu bếp đòi hỏi không chỉ nấu ngon miệng mà còn phải ngon mắt. + Ngoại ngữ: Muốn nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách quốc tế, người làm du lịch không thể không biết ngoại ngữ. Ngoại ngữ là phương tiện hữu hiệu nhất để giao tiếp với khách, nếu không có ngoại ngữ thì khả năng nghề nghiệp không được phát huy tác dụng. + Ngoại giao: Ngoại giao ở đây là nghệ thuật giao tiếp, ứng xử. Để gây được thiện cảm với khách, người làm du lịch phải hiểu biết về phong tục tập quán, tâm lý của người dân mỗi dân tộc, theo vùng, theo lứa tuổi, nghề nghiệp; phải biết cách ăn nói có văn hoá, lịch sự, không làm phật ý khách; tự tin trong các thao tác nghi thức như bắt tay, chào mời, tặng hoa, quà...; phải thực sự quan tâm tới khách, có nghệ thuật thu hút khách, khéo léo xử lý các ý kiến, phàn nàn của khách tạo cho khách hàng có một ấn tượng tốt về công ty, về bản thân. Vì vậy, để có kiến thức tốt về ngoại giao, người làm du lịch phải không ngừng học hỏi và rèn luyện để có được niềm tin nơi khách hàng. + Ngoại hình: Ngoại hình là một yếu tố quan trọng đối với người làm du lịch; phải có một cơ thể khoẻ mạnh, cân đối, ưa nhìn. Điều quan trọng là người làm du lịch phải biết tự làm đẹp cho bản thân, cho môi trường nơi mình làm việc. Cái đẹp thể hiện ở sự tươi tắn, cởi mở, đôn hậu, có duyên lôi cuốn lòng người. Khách du lịch không thể bỏ tiền ra để sử dụng các dịch vụ mà ở đó con người luộm thuộm, mất vệ sinh, thái độ khó chịu, lóng ngóng trong công việc. Đó là một vài suy nghĩ tuy không phải là mới mẻ, nhưng thực hiện được cũng không dễ, mà ở các nước bạn đã thành công. ở chừng mực nhất định nào đó, 4 “N” cũng là nét gợi mở cho chúng ta suy ngẫm và tham khảo. Trước hết, là các nhà đào tạo tham khảo để xây dựng mục tiêu, chương trình, nội dung cho giảng dạy. Tiếp theo đó là các nhà quản lý doanh nghiệp tham khảo để tuyển dụng, sử dụng lao động hợp lý. Cuối cùng dành cho những người đã, đang và muốn trở làm nghề du lịch coi đó là tiêu chuẩn để phấn đấu vươn lên. [7] * Hợp tác quốc tế để phát triển du lịch: Hiện nay, Việt Nam đã ký hiệp định với 15 nước trên thế giới; có quan hệ bạn hàng với 1000 hãng của 50 nước và vùng lãnh thổ; có quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế và khu vực như WTO, PATA, ASEANTA... Mục tiêu trước mắt của Nhà nước trong chủ trương phát triển ngành Du lịch là liên doanh, liên kết để phát triển Du lịch bền vững ngay tại các nước ở Châu á. Cụ thể là nước ta đã ký kết Hiệp định Du lịch ASEAN với 10 nước Đông Nam á: Trích Văn kiện Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 7 ngày 4/11/2001 tại Brunei: “Nhận thức được tầm quan trọng chiến lược của ngành Du lịch đối với tăng trưởng kinh tế bền vững của các nước thành viên ASEAN, cũng như sự đa dạng về văn hoá, kinh tế và các lợi thế sẵn có của khu vực, có lợi cho sự phát triển du lịch của ASEAN nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, hoà bình và thịnh vượng của khu vực; Nhận thức được vai trò quan trọng của du lịch trong việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN cũng như tăng cường hiểu biết lẫn nhau và ổn định khu vực; Nhấn mạnh nhu cầu hợp tác về tạo điều kiện đi lại giữa các nước trong khu vực thuận tiện và hiệu quả hơn, quyết tâm nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của dịch vụ du lịch ASEAN. Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 7, ngày 04 tháng 11 năm 2001, tại Brunei Darussalam, 10 nước thành viên ASEAN: Nhà nước Brunei Darussalam, Vương quốc Campuchia, Cộng hoà Indonesia, Cộng hoà DCND Lào, Malaysia, Liên bang Myanmar, Cộng hoà Philippines, Cộng hoà Singapore, Vương quốc Thái Lan, Cộng hoà XHCN Việt Nam đã ký kết Hiệp định Du lịch ASEAN với 12 điều khoản trong đó xác định các mục tiêu chung, tạo các điều kiện thuận lợi cho du lịch, cách tiếp cận thị trường, phối hợp xúc tiến tiếp thị, hợp tác phát triển nguồn nhân lực... nhằm tạo ra một môi trường tiêu chuẩn chung cho phát triển du lịch bền vững trong khu vực...” [8] Đó là những cơ hội tốt và những thách thức không nhỏ cho Du lịch Việt Nam trên đà phát triển và hoà nhập vào xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới 2.6 Giới thiệu khái quát về các chương trình du lịch tại Việt nam Việt nam có 3 vùng trọng điểm phát triển du lịch với nhiều cửa khẩu quốc tế, mà chủ yếu là Hà nội và TP. Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, hầu hết các chương trình du lịch của các công ty được hình thành trên cơ sở kết hợp các chương trình du lịch của 3 vùng du lịch trọng điểm: Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng Huế - Đà Nẵng TP. Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu Đồng thời các chương trình du lịch này hoặc được bắt đầu, hoặc kết thúc tại Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh. Dưới đây là một số chương trình du lịch theo các miền Bắc, Trung, Nam và khả năng liên kết các điểm du lịch với nhau. * Hà Nội: Thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học; một thành phố cổ và đẹp, còn lưu giữ được nhiều di sản văn hoá nghệ thuật, kiến trúc cổ. Có thể nói Hà Nội là một điểm du lịch rất hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh với Lăng, Nhà sàn, Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, Chùa Một cột, Quảng trường Ba đình. Văn Miếu Quốc Tử Giám Khu phố cổ với 36 phố phường, Hồ Gươm - Tháp Rùa - Đền Ngọc Sơn. Hệ thống các Viện bảo tàng: Bảo tàng Lịch Sử, Bảo tàng Quân đội, Bảo tàng Phụ nữ, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Dân tộc học... Các nhà hát dân tộc, múa rối nước, câu lạc bộ ca trù Các điểm du lịch phụ cận chủ yếu của Hà Nội bao gồm: Khu vực Hồ Tây, làng hoa - cá cảnh Ngọc Hà, Quảng Bá Hệ thống các chùa: Chùa Hương, Chùa Trăm Gian, Chùa Thầy, Chùa Dâu, Chùa Bút Tháp, Chùa Tây Phương... Thành Cổ Loa Hệ thống làng nghề: Làng tranh Đông Hồ, làng lụa Vạn Phúc, làng gốm Bát Tràng, làng chạm tiện Nhị Khê. Các điểm du lịch phụ cận thường được kết hợp để tạo thành các chương trình du lịch một ngày hoặc kết hợp nửa ngày tham quan thành phố. * Vịnh Hạ Long: Di sản thiên nhiên thế giới - điểm du lịch không thể thiếu được trong hầu hết các chương trình du lịch Việt nam. Các chương trình tham quan Vịnh có thể kéo dài cả ngày hoặc nửa ngày, hoặc những chuyến do ngoạn ngắm cảnh, tham quan các đảo xa như đảo Khỉ hoặc nối chương trình sang đảo Cát Bà. Ngoài ra Vịnh Hạ Long còn có các tuyến đi Trà Cổ, đi du lịch Đông Hưng. * Ninh Bình: Tỉnh có tài nguyên du lịch tương đối đa dạng, nằm tập trung và cách Hà Nội khoảng 100km. Do vậy, hầu hết các chương trình du lịch tới Ninh Bình đều có thể tổ chức trong thời gian 1 hoặc 2 ngày, rất thuận tiện cho việc xây dựng các chương trình tự chọn. Một số điểm tham quan chính tại Ninh Bình Tam Cốc - Bích Động - Địch Lộng Cố đô Hoa Lư Vườn quốc gia Cúc Phương Nhà thờ đá Phát Diệm * Sa pa: điểm du lịch hấp dẫn đối với khách quốc tế với những nét đặc sắc: Tìm hiểu phong tục tập quán sinh hoạt của các nhóm dân tộc thiểu số như: H.mông, Dao - tiêu biểu là Chợ tình Sapa vào tối thứ 7 hàng tuần. Cảnh quan tự nhiên, nhân tạo: Thác Bạc, Cầu Mây, Núi Hàm Rồng, ruộng bậc thang. Đỉnh Fansipan cao nhất Việt Nam * Hoà Bình: cách Hà nội khoảng 80km, giao thông đi lại khá thuận tiện, một số cảnh quan, điểm du lịch được khai thác: Cảnh quan thiên nhiên Khu vực nhà máy thuỷ điện Đời sống văn hoá các dân tộc thiểu số: Thái - Mường Bên cạnh các công trình tham quan 1, 2 ngày, Hoà Bình còn có các chương trình du lịch khám phá dài 5-6 ngày, nối Sapa trong một chương trình du lịch tìm hiểu về các dân tộc thiểu số. * Các điểm tham quan khác: Nhìn chung, các điểm du lịch miền Bắc tương đối đa dạng phong phú, chúng đều có những nét đặc trưng hấp dẫn riêng. Ta có gộp lại thành các nhóm sau: Những khu di tích lịch sử gồm: hàng Pắc Pó (Cao Bằng), Điện Biên Phủ (Lai Châu), quê hương Bác Hồ (Nghệ An), Đền Hùng (Phú Thọ), Thành nhà Hồ (Thanh Hoá). Điểm du lịch biển: Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An). Các điểm du lịch nghỉ dưỡng đồi núi: Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ao Vua (Ba Vì), Kim Bôi (Hà Tây), Hồ Ba Bể (Bắc Cạn), Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên). Các tuyến du lịch tôn giáo tín ngưỡng trên phạm vi miền Bắc chủ yếu vào mùa Xuân (mùa Lễ hội). Phần lớn các chương trình này thường thu hút chủ yếu khách nội địa, chưa thực sự hấp dẫn đối với du khách quốc tế (trừ Điện Biên Phủ - đặc trưng cho khách du lịch Pháp. * Huế: Di sản văn hoá thế giới, thành phố mộng mơ, yên tĩnh, điểm du lịch đầy hấp dẫn. Trong các chương trình du lịch miền Trung, Huế thường là điểm chốt đối với tất cả khách du lịch nội địa và quốc tế. Các điểm du lịch chính tại Huế: Tử Cấm Thành - Ngọ Môn - Điện Thái Hoà Lăng Minh Mạng, Khải Định, Tự Đức... Sông Hương, chùa Thiên Mụ, điệu hò Huế, bãi Ngự Thiện... Bãi Cảnh Dương, Lăng Cô, Thuận An Điểm Du lịch A lưới. * Đà Nẵng: cùng với Huế trở thành trung tâm du lịch của miền Trung. Đà Nẵng có nhiều thế mạnh với những điểm dừng chân hấp dẫn: Phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn - di sản văn hoá thế giới. Bãi biển Non Nước, Mỹ Khê... Cảnh quan thiên nhiên Ngũ Hành Sơn Bảo tàng Chàm Nghỉ dưỡng núi Bà Nà Sông Hàn. Bên cạnh đó, hệ thống các khu di tích chống Mỹ cứu nước cũng đang trở thành những điểm hứa hẹn đầy hấp dẫn như: Vĩnh Mốc, Hiền Lương, Thành cổ Quảng Trị, cụm đường quốc lộ 9... Hầu hết các chương trình du lịch đến Huế, Đà Nẵng đều được bắt đầu và kết thúc tại Hà nội và TP. Hồ Chí Minh. * Nha Trang: Thành phố biển xinh đẹp cách TP. Hồ Chí Minh 450km, cách Hà Nội 1450km, năm trên quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt, đầu mối đường 21 đi Buôn Mê Thuột, sang Crachê (Campuchia) và đường lên Đà Lạt. Đã từ lâu, thành phố biển Nha Trang thu hút hàng ngàn lượt du khách đến tham quan cảnh đẹp, nghỉ dưỡng. Các điểm tham quan chính: Các hòn đảo lớn nhỏ với những bãi tắm nổi tiếng Tháp chàm Ponaga Chùa Long Sơn Khu biệt thự Cầu Đá và Lầu Vọng Nguyệt Hồ cá Trí Nguyệt Viện Hải dương học Suối nước nóng Dục Mỹ và bãi tắm Đại Lãnh Một số chương trình du lịch độc đáo mới như lặn biển, câu cá, thăm đảo Yến. Nhìn chung các chương trình du lịch Nha Trang hấp dẫn thị trường nội địa hơn. Các chương trình du lịch thường được liên kết với Đà Lạt, Đà Nẵng hoặc TP. Hồ Chí Minh. * Đà Lạt: Thành phố của tình yêu theo cách ví von của người Việt, thực sự mang dáng vẻ Châu Âu giữa đất trời Châu á. Nằm trên một cao nguyên tương đối bằng phẳng ở độ cao 1500m, Đà Lạt có phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, khí hậu mát mẻ quanh năm. Nhiệt độ trung bình năm là khoảng 18oC, nhiệt độ cao nhất không quá 20oC, thấp nhất không dưới 15oC. Đà Lạt thực sự làm say mê du khách bởi: Không khí trong lành, ấm về ban ngày, mát về đêm. Hệ thực vật phong phú, đặc biệt là các loài hoa. Cảnh quan tự nhiên: Hồ Than Thở, Thung lũng Tình yêu, thác Prem, Camly, đồi thông... Công trình kiến trúc: Dinh Bảo Đại, biệt thự kiểu Pháp. Các vườn hoa. Các chương trình nghỉ dưỡng Đà Lạt thường kéo dài trong vòng 2 ngày với nội dung khá đa dạng, hấp dẫn. * TP. Hồ Chí Minh: Thành phố lớn nhất Việt Nam, được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn đông với cơ sở hạ tầng tốt nhất trong cả nước, mạng lưới ngành dịch vụ rất phát triển và tương đổi đầy đủ. Các điểm du lịch có thể thăm tại đây: Các di tích lịch sử và kiến trúc: Dinh Độc lập, Bến Nhà Rồng, Củ Chi. Hệ thống c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKL TN Ngoai thuong HIEN copy.doc
Tài liệu liên quan