Hiện nay, đa phần các thủ tục hành chính của Việt Nam đều bị đánh giá là rườm rà và phức tạp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp dệt may. Sự chậm trễ trong việc phê duyệt, cấp phép đầu tư cho các dự án của ngành, khiến các dự án bị rơi vào tình trạng ngưng đọng vốn khá lâu, giảm hiệu quả kinh doanh. Hơn nữa, sự cồng kềnh trong bộ máy hành chính với những yêu cầu về thủ tục hành chính đôi khi rườm rà, phức tạp, thiếu thông thoáng cũng thường làm nản lòng các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi muốn đầu tư vào ngành dệt may. Ngoài ra, cơ chế quản lý xuất nhập khẩu với nhiều loại thủ tục xuất nhập khẩu phức tạp cũng ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may. Ví dụ như một số mặt hàng, nguyên liệu của ngành dệt may được nhập thường xuyên, nhưng mỗi lần nhập vẫn phải qua các bước kiểm định chất lượng, thời gian giám định kéo dài (đối với các loại hoá chất dệt, nhuộm). Điều này làm phát sinh chi phí lưu kho, chờ đợi, chậm tiến độ sản xuất, làm giảm khả năng cạnh tranh trong khi mặt hàng dệt may lại mang tính thời vụ, ngắn ngày.
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2199 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao (12,2% và 12,9%) thì giá trị gia tăng từ vốn của Việt Nam lại vào hàng thấp nhất (chỉ đạt 3,8%) (biểu 9). Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của ngành dệt may không tốt, giá trị gia tăng thấp, khiến lợi nhuận thu về không cao.
Biểu 9: Giá trị gia tăng từ vốn của ngành dệt may các nước (%)
* Nguồn nghiên cứu của WTO,
Nhìn chung, việc thiếu vốn thường làm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc lập kế hoạch sản xuất, nâng cấp máy móc, thiết bị. Đồng thời, việc sử dụng vốn thiếu hiệu quả cũng làm giá trị gia tăng nhận được từ vốn của Việt Nam kém xa các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, có thể nói vốn là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam.
Nguồn nguyên phụ liệu phụ thuộc thị trường bên ngoài
Nguyên phụ liệu cho ngành dệt may là nguyên nhân chính làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới.
Theo số liệu thống kê, cả ngành dệt và may đều thiếu nguyên phụ liệu trầm trọng. Mỗi năm ngành dệt cần hàng trăm ngàn tấn bông xơ, nhưng với 24.000 ha diện tích trồng bông, nguồn bông trong nước hiện chỉ đáp ứng được chưa tới 10% nhu cầu. Hơn nữa, năng suất trồng bông ở Việt Nam khá thấp. Chất lượng bông nội địa kém, không đủ tiêu chuẩn dáp ứng sản xuất hàng xuất khẩu. Tỷ lệ tiêu hao sợi nội địa cũng cao hơn sợi ngoại nhập (tỷ lệ hao hụt sợi nội địa là 1,7- 1,8kg/sợi/1kg vải so với 1,3- 1,4kg/sợi/1kg vải đối với sợi ngoại nhập) Vân Anh. “Mục tiêu 9,5 tỷ USD và những khó khăn của ngành dệt may”. T/chí Ngoại thương, số 2 và 3 (1/2008).
. Do vậy, ngành dệt đã phải phụ thuộc rất nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu (90% nguyên liệu bông xơ, 100% xơ sợi hoá học, 100% thuốc nhuộm và chất trợ dệt phải nhập khẩu từ nước ngoài) (biểu 10). Chính sự phát triển chậm chạp của ngành dệt là một trong những nguyên nhân khiến cho ngành may rơi vào tình trạng tương tự- thiếu nguồn nguyên phụ liệu cho sản xuất. Do chất lượng và chủng loại vải dệt nội địa không đáp ứng được yêu cầu may xuất khẩu nên hàng năm, 40% nhu cầu vải dệt kim và 60% nhu cầu vải dệt thoi cho ngành may cũng phải nhập khẩu từ nước ngoài Số liệu từ Vinatex,
. Không chỉ nhập khẩu vải nguyên liệu, hiện nay hầu hết các phụ liệu khác ngành may xuất khẩu cũng phải nhập ngoại. Nguyên nhân một phần do sản xuất phụ liệu trong nước chưa được chú ý đúng mức, hiện mới chỉ cung cấp được một số loại như chỉ của Tootal, dây kéo của dệt Phong Phú, nhãn mác của Việt Tiến… với số lượng rất hạn chế, một phần do khách hàng nước ngoài (bên đặt gia công) yêu cầu phải sử dụng nguyên liệu do họ cung cấp.
Biểu 10: So sánh tỷ lệ nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc
* Nguồn số liệu từ Vinatex, http:// www.vinatex.com
Việc không tự cung ứng được nguồn nguyên phụ liệu khiến sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam bị giảm sút đáng kể so với các nước chủ động được nguồn nguyên phụ liệu. Trung Quốc- một đối thủ cạnh tranh gay gắt với Việt Nam- là một ví dụ điển hình. Khác với Việt Nam, Trung Quốc đã thiết lập được mối liên hệ giữa các ngành công nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn (up stream- down stream) nên tự cung cấp được đến 80% nguyên phụ liệu cho ngành may, đồng thời trở thành quốc gia cung ứng nguyên liệu lớn nhất cho công nghiệp dệt may thế giới (biểu 10).
Có thể thấy, việc thiếu công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là nguồn cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành dệt may là nguyên nhân chính khiến cho ngành dệt may Việt Nam gần như phụ thuộc vào thị trường thế giới. Việc bị phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu từ nước ngoài không chỉ làm giảm khả năng cạnh tranh mà còn khiến các doanh nghiệp dệt may Việt Nam luôn rơi vào thế bị động, và dễ gặp rủi ro. Chỉ một biến động trong thị trường nguyên liệu thế giới cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất của ngành. Hơn nữa, việc không tự cung cấp được nguồn nguyên liệu thượng nguồn khiến các doanh nghiệp khó có thể tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu dạng mua nguyên liệu bán thành phẩm mà phải chấp nhận tình trạng may gia công, dẫn đến hệ quả là bị lệ thuộc, lợi nhuận thu được thấp. Điều này lý giải tại sao các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải chấp nhận gia công xuất khẩu là chính, chiếm đến 80% kim ngạch xuất khẩu. Ngay trong năm 2007, mặc dù kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may vươn lên dẫn đầu với 7,78 tỷ USD, nhưng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu cũng lên tới gần 7 tỷ USD. Như vậy, lợi nhuận thực chất ngành dệt may thu về rất ít, chỉ khoảng gần 800 triệu. Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời sẽ không chỉ làm lợi nhuận thu về giảm mà còn làm ngành công nghiệp dệt may Việt Nam ngày càng thiếu đi tính cạnh tranh, phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới.
Nguồn nhân lực trình độ chưa cao, năng suất lao động thấp
Hiện nay, lợi thế lớn nhất của dệt may Việt Nam là nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. Tuy nhiên, thực tế cạnh tranh trên thị trường dệt may thế giới cho thấy đây không còn là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh, mà thay vào đó là yếu tố năng suất lao động. Theo đánh giá hiện nay, lao động của ngành dệt may Việt Nam còn rất yếu về chất và các doanh nghiệp dệt may thường vấp phải khó khăn do thiếu lao động lành nghề, có trình độ và khả năng thích ứng với công nghệ cao.
Trên thực tế, mặc dù nguồn lao động ngành dệt may Việt Nam khá dồi dào, nhưng tỉ lệ lao động đã qua đào tạo rất thấp, chỉ một số ít có kinh nghiệm và tay nghề kỹ thuật cao. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng năng suất lao động của ngành rất kém. Năng suất lao dộng của ngành dệt may Việt Nam nhìn chung chỉ bằng 2/3 so với mức bình quân của các nước ASEAN Dương Đình Giám. “Thử tìm hiểu khả năng cạnh tranh của ngành Công nghiệp Dệt- May Việt Nam”. T/chí Công nghiệp Việt Nam (4/2001).
.
Tuy nhiên, vấn đề trình độ lao động vẫn không phải là hạn chế duy nhất của ngành. Vấn đề các doanh nghiệp lo ngại nhất hiện nay là việc khả năng giữ chân công nhân kém. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhìn chung, mặt bằng lương của công nhân ngành dệt may còn thấp so với các ngành khác. Công nhân không gắn bó với công việc mà thường tìm đến những nơi trả lương cao hơn, số lượng công nhân mới tuyển vào không bù đắp nổi số lượng công nhân chuyển đi. Điều này khiến cho các doanh nghiệp luôn rơi vào tình trạng bị động về lao động, trong khi nguồn lao động tuy có dồi dào, nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu về trình độ, tay nghề.
Biểu 11: Giá trị gia tăng từ lao động của ngành dệt may các nước (%)
* Nguồn số liệu từ nghiên cứu của WTO,
Một hạn chế nữa về nhân lực là ngành dệt may hiện nay thiếu đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh có trình độ chuyên môn cao. Sự yếu kém về năng lực của đội ngũ những người quản lý và điều hành sản xuất tại các doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và chi phí sản xuất.
Những hạn chế trên khiến cho ngành dệt may, tuy có lợi thế về lương và lao động vào loại thấp nhất thế giới nhưng lại được đánh giá là sử dụng lao động không hiệu quả bằng các nước khác. Xét về giá trị gia tăng nhận được từ lao động, Việt Nam luôn ở mức gần như thấp nhất khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Trong khi Hồng Kông có tỉ lệ giá trị gia tăng từ lao động chưa qua đào tạo và đã qua đào tạo lần lượt là 22,6% và 7,9% thì tỉ lệ này của Việt Nam thấp hơn rất nhiều, lần lượt là 9% và 1,2% (biểu 11). Có thể thấy, hiệu suất sử dụng lao động trong ngành dệt may của Việt Nam rất thấp là một bất lợi lớn cho ngành dệt may, khi mà năng suất lao động, chứ không phải là lợi thế lao động dồi dào, giá rẻ là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng của ngành.
Trang thiết bị và công nghệ lạc hậu, hiệu suất sử dụng thấp
Một trong những yếu tố làm hạn chế năng lực sản xuất và cạnh tranh của ngành dệt may là tình trạng trang thiết bị và công nghệ lạc hậu. Theo đánh giá của Tổ chức Liên hợp quốc UNDP thì ngành dệt may Việt Nam đang ở trình độ công nghệ bậc 2/7 của thế giới, thiết bị máy móc lạc hậu 2-3 thế hệ, đặc biệt là ngành dệt Số liệu từ nguồn nghiên cứu của WTO,
.
Hiện nay, hầu hết công nghệ của các nhà máy dệt, nhuộm đều quá lạc hậu (đã sử dụng trên 20 năm, 80% là máy dệt thoi khổ hẹp), chủng loại nghèo nàn và thiếu đồng bộ giữa các khâu, mức tiêu hao nguyên liệu, phụ liệu lớn. Dây chuyền nhuộm hoàn tất cũng đã lạc hậu, phần lớn là thiết bị khổ hẹp, tiêu hao nhiều hoá chất, thuốc nhuộm, dẫn đến chi phí cao. Bên cạnh đó, hiệu suất sử dụng thiết bị lại không cao, chỉ khoảng 60%. Hơn nữa, mức độ đổi mới thiết bị công nghệ mỗi năm chỉ khoảng ½ mức tối thiểu của các nước trong khu vực TS. Võ Phước Tấn. “Các giải pháp chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam”. T/chí Phát triển kinh tế, số 197 (2007).
. Trong khi đó, trang thiết bị ngành may có được cải tiến hơn, tăng nhanh về số lượng và chất lượng, nhất là tính năng và công dụng. Tuy nhiên, trang thiết bị ngành may so với các nước trong khu vực, ví dụ như Trung Quốc, vẫn lạc hậu khoảng 5-7năm Nguyễn Thị Thu Hương. “Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc cho ngành dệt may Việt Nam khi gia nhập WTO”. T/chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 1(71), 2007.
.
Một hạn chế nữa là cơ khí phục vụ ngành dệt may vừa thiếu vừa kém. Các doanh nghiệp cơ khí trong nước không chỉ ít, mà còn hạn chế về năng lực. Các doanh nghiệp này chỉ có thể sản xuất các phụ tùng, trang thiết bị nhỏ lẻ như máy trải vải, máy kiểm tra vải, máy hút hơi là, máy cắt vải… Đây hầu hết là các sản phẩm phục vụ ngành may, còn phụ tùng cho ngành dệt hầu như không doanh nghiệp nào trong nước tham gia sản xuất, các doanh nghiệp dệt phải nhập từ nước ngoài. Hiện nay, ngành dệt nhập khẩu gần như 100% thiết bị. Mặc dù nhập khẩu toàn bộ thiết bị nhưng cũng chỉ có khoảng gần 50% là thiết bị mới được nhập khẩu, phần còn lại là thiết bị cũ, lạc hậu Vân Anh. “Mục tiêu 9,5 tỷ USD và những khó kh ăn của ngành dệt may”. T/chí Ngoại thương, số 2 (01/2008).
.
Những hạn chế trên khiến cho sản phẩm ngành dệt làm ra có chi phí cao nhưng chất lượng lại không đáp ứng được nhu cầu của ngành may xuất khẩu. Có một nghịch lý là, sản phẩm ngành dệt làm ra tuy chưa nhiều nhưng vẫn bán chậm, một số doanh nghiệp hàng tồn kho vẫn cao và kinh doanh thua lỗ.
Nhìn chung, do công nghệ còn lạc hậu, hiệu suất sử dụng thấp dẫn đến chi phí nhân công cao mà giá trị gia tăng và chất lượng sản phẩm của ngành lại thấp, khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.
Khái quát lại có thể thấy, những phân tích về vốn, khả năng cung ứng nguyên phụ liệu, lao động và thiết bị, công nghệ đã chỉ ra rất nhiều yếu kém về yếu tố đầu vào của ngành dệt may. Những yếu kém này làm chi phí đầu vào trung gian của ngành dệt may Việt Nam tăng lên rất cao (tới 86%). Điều này làm cho giá trị gia tăng của ngành dệt may Việt Nam thấp nhất trong số các nước được so sánh (14%), kém xa các đối thủ cạnh tranh như Hồng Kông (43,3%), Trung Quốc (32,9%) (bảng 2). Với tỉ lệ giá trị gia tăng thấp như vậy, lợi nhuận thu được của ngành dệt may Việt Nam sẽ rất thấp, khả năng tích lũy cho việc tái đầu tư không đáng kể. Điều này càng khiến cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam- vốn đã thua kém nhiều nước trong khu vực- càng gặp nhiều khó khăn hơn.
Bảng 2: So sánh tổng GTGT và chi phí đầu vào trung gian ngành dệt may một số nước
Đơn vị: %
Canada
Mỹ
Đài Loan
Hồng Kông
Trung Quốc
Ấn Độ
Việt Nam
Tổng GTGT
41,2
32,6
30,3
43,4
32,9
31,8
14,0
Chi phí đầu vào trung gian
58,8
67,4
69,7
56,6
67,1
68,2
86,0
* Nguồn số liệu nghiên cứu của WTO,
Chất lượng sản phẩm
Hiện nay, chất lượng sản phẩm ngành dệt may tuy đã có những cải thiện nhưng nhìn chung chất lượng chưa cao, chưa đồng đều, tỷ lệ giá cả/ chất lượng cao, thường cao hơn các nước trong khu vực khoảng 10- 15%, cao hơn Trung Quốc khoảng 20% Nguyễn Anh Tuấn, Diệp Thị Mỹ Hảo. “Ngành dệt may Việt Nam sau khi ATC hết hiệu lực: vấn đề và giải pháp”. T/chí Nghiên cứu kinh tế, số 323 (4/2005).
.
Chất lượng sản phẩm ngành dệt thường không đáp ứng được yêu cầu may xuất khẩu. Vải dệt trong nước thường có khổ hẹp, chất lượng lại thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, sản phẩm dệt kim của Việt Nam cũng chưa đáp ứng được yêu cầu may xuất khẩu, đặc biệt là sang thị trường Mỹ, do tiêu chuẩn sợi vải dệt chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của Mỹ đưa ra. Thực tế là, có nhiều trường hợp vải ngành dệt sản xuất thử để đem đi chào hàng đã được chấp nhận, nhưng khi đưa vào sản xuất đại trà thì chất lượng lại không ổn định và không đạt như mẫu đã chào, buộc khách hàng phải huỷ hợp đồng.
Đối với ngành may, những năm gần đây, do có những cải tiến về thiết bị, công nghệ nên chất lượng sản phẩm nâng cao, đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp may chỉ đảm bảo được chất lượng cho các mặt hàng đòi hỏi kỹ thuật không mấy phức tạp như áo sơmi, jacket, quần âu… còn những mặt hàng yêu cầu các kỹ thuật phức tạp hơn như comple, veston… thì rất ít các doanh nghiệp có thiết bị công nghệ hiện đại để sản xuất.
Một hạn chế nữa là năng lực thiết kế thời trang của các doanh nghịêp còn rất yếu kém, chỉ mới được quan tâm nghiên cứu gần đây, nên còn nhỏ bé và mang tính hình thức. Mặc dù đặc trưng của hàng may mặc là tính thời trang nhưng hàng may mặc Việt Nam thường không đa dạng về mẫu mã, sản phẩm ít tính tạo dáng thời trang, không bắt nhịp được với xu hướng thời trang trên thế giới. Đây là một hạn chế khiến hàng dệt may của Việt Nam thua kém Trung Quốc- một đối thủ cạnh tranh tỏ ra rất nhạy bén trong việc đưa ra những mẫu mã sản phẩm đa dạng, chất liệu và màu sắc phong phú, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.
Marketing và phát triển thị trường
Marketing cũng là một khâu yếu kém của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Mặc dù ngành dệt may đã xuất khẩu sản phẩm sang rất nhiều thị trường trên khắp thế giới trong suốt mấy chục năm qua, nhưng các doanh nghiệp chủ yếu vẫn nhận may gia công, không có nhiều nguồn khách hàng trực tiếp. Các doanh nghiệp Việt Nam hầu như vẫn chưa tiếp cận được với các khách hàng của mình. Tình trạng này bắt nguồn từ sự yếu kém trong khâu marketing của các doanh nghiệp trong nước. Hầu hết các doanh nghiệp dệt may đều thiếu kỹ năng, kinh nghiệm marketing, nghiên cứu, phát triển thị trường. Tình trạng thiếu thông tin về thị trường xảy ra ở hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này thường bị hạn chế về nguồn nhân lực và vật lực. Việc tìm kiếm thông tin thị trường chủ yếu thông qua tham tán thương mại, tổ chức xúc tiến thương mại chứ bản thân các doanh nghiệp cũng chưa chủ động trực tiếp nghiên cứu thị trường. Vì thế, các thông tin về thị trường có được thường chậm, thiếu chính xác, không đầy đủ trong khi mặt hàng dệt may lại có tính thời vụ cao nên sản phẩm dệt may Việt Nam thừơng chậm đổi mới. Điều này tác động không nhỏ đến khả năng tìm kiếm, chiếm lĩnh thị trường của ngành dệt may Việt Nam. Nếu so với khả năng chiếm lĩnh thị trường của Trung Quốc, rõ ràng doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa năng động và nhạy bén bằng Trung Quốc. Một ví dụ điển hình là việc thị trường Việt Nam tràn ngập quần áo Trung Quốc còn quần áo Việt Nam lại vắng bóng trên thị trường Trung Quốc.
Sơ đồ 1: Việt Nam trong chuỗi sản xuất & tiêu thụ hàng dệt may
Các trung gian phân phối, bán lẻ toàn cầu
Khách hàng nước ngoài (EU, Nhật Bản, Canada…)
Các trung gian bán buôn
Nhà sản xuất khu vực (Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc…)
Nhà sản xuất Việt Nam
Văn phòng đại diện tại khu vực
Liên kết bị mất
* Nguồn: Van, Dang Nhu. “Vietnamese T&G firms in the global value chain: if and how value added pays off?”. Center of Analysis and Forecast, Vietnamese Academy of Social Sciences, June, 2005
Một yếu kém khác về khả năng tiếp cận thị trường là sự yếu kém trong hoạt động phân phối sản phẩm. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa tạo được kênh tiêu thụ sản phẩm của mình cả ở thị trường trong và ngoài nước. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều chưa có văn phòng đại diện và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài để giao dịch trực tiếp với khách hàng mà chỉ xuất khẩu thông qua các nước trung gian và các kênh phân phối, bán lẻ của nước ngoài (sơ đồ 1). Còn ở trong nước, nếu xét về cơ cấu thị trường, thị trường nội địa thường yếu thế hơn so với xuất khẩu (tiêu thụ nội địa chỉ chiếm khoảng 25%) MHà. “Hàng dệt may Việt Nam: Tiêu thụ nội địa chỉ chiếm ¼ năng lực sản xuất”. Báo Sài Gòn Giải Phóng số tháng 5/2006.
. Điều này thể hiện khả năng tiếp cận thị trường nội địa của các doanh nghiệp còn kém, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro khi xuất khẩu gặp khó khăn.
Về khả năng thiết kế và xây dựng, phát triển thương hiệu nhìn chung đây vẫn là khâu yếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, chỉ một số ít các nhãn mác tên tuổi của Việt Nam như Việt Tiến, May 10, Nhà Bè… là tạo dựng được thương hiệu trên thị trường một số nước, còn lại hầu hết các doanh nghiệp đều nhận may gia công, xuất khẩu sang nước trung gian rồi mới đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, mặc dù được sản xuất tại Việt Nam, nhưng các sản phẩm lại được gắn tên của các hãng đặt doanh nghiệp Việt Nam như Polo, Nice… Điều này về lâu dài là một bất lợi bởi khách hàng nước ngoài tiêu dùng sản phẩm dệt may Việt Nam nhưng lại không biết là do Việt Nam sản xuất và như vậy chúng ta đã vô tình bỏ qua cơ hội tự giới thiệu mình với thế giới.
Nhìn chung, những yếu kém trong khâu marketing và phát triển thị trường sẽ làm năng lực cạnh tranh của ngành dệt may bị hạn chế rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. Việc không phát triển được thị trường và khách hàng trực tiếp sẽ khiến cho ngành dệt may Việt Nam mãi ở tình trạng gia công cho các nước khác. Mặc dù, phải công nhận rằng, việc may gia công là bước đi thích hợp giúp các doanh nghiệp nhanh chóng thâm nhập thị trường, nhất là khi tiềm lực chưa đủ mạnh. Song, nếu doanh nghiệp không biết chủ động tiếp cận thị trường, không tạo được thương hiệu riêng trên thị trường quốc tế thì sẽ không thể thu được lợi nhuận cao. Nguy hiểm hơn, điều này sẽ khiến các doanh nghiệp quá bị lệ thuộc vào đơn đặt hàng của các công ty nước ngoài, năng lực cạnh tranh ngày càng suy giảm.
Các quan hệ liên kết trong và ngoài ngành
Một trong những yếu kém hiện nay của ngành dệt may là chưa có sự liên kết, khép kín quy trình sản xuất công nghiệp bao gồm từ sản xuất thượng nguồn (nguyên liệu đầu vào) đến thiết kế mẫu mã, sản xuất thành phẩm quy mô công nghiệp, tạo kênh phân phối và xây dựng thương hiệu. Trong đó, vấn đề nhức nhối nhất hiện nay khả năng liên kết dọc ngành dệt-may để giải quyết khâu nguyên liệu đầu vào. Hiện nay, ngành dệt và may hầu như không có sự liên kết, hỗ trợ cho nhau. Nhiều doanh nghiệp may không muốn dùng vải nội do không đảm bảo được chất lượng. Việc không đảm bảo được liên kết dệt may đã khiến chúng ta mất đi một nguồn lực to lớn trong nước phục vụ xuất khẩu.
Bên cạnh đó, mối liên kết ngang tuy được thực hiện khá tốt ở ngành may với mô hình công ty mẹ- con thì ở ngành dệt hầu như chưa thực hiện được. Hiện tượng đầu tư khép kín, tự cấp, tự túc vẫn phổ biến gây ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng trong sản xuất (hiện nay năng lực sợi dư thừa của ngành dệt rất lớn, gây mất cân đối giữa sợi và dệt Dương Đình Giám. “ Thử tìm hiểu khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Dệt- May Việt Nam”. T/chí Công nghiệp Việt Nam, số tháng 4/2001.
), đồng thời gây ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành. Điều này là một bất lợi lớn cho ngành dệt may, vì phần lớn các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, nếu không liên kết, cùng đưa ra kế hoạch sản xuất phù hợp, thì sản phẩm làm ra sẽ dư thừa, gây lãng phí, thua lỗ trong khi vẫn không đáp ứng được nhu cầu sản xuất cho ngành may. Đối với ngành may, hiện tượng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng diễn rất gay gắt. Do thiếu sự liên kết, không có sự thống nhất về mức giá chung, các doanh nghiệp nhận may gia công thường tự đưa ra mức giá riêng, trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp còn hạ giá gia công xuống mức không có lãi để tranh giành đơn hàng. Điều này không chỉ khiến các doanh nghiệp ngày càng chịu thiệt mà còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến việc xuất khẩu vào thị trường Mỹ khi mà cơ chế giám sát hàng dệt may của Mỹ đối với Việt Nam vẫn đang tồn tại. Vì vậy, trong thời kỳ hạn ngạch dệt may đã được dỡ bỏ như hiện nay, không chỉ các doanh nghiệp ngành dệt mà cả các doanh nghiệp may, cần liên kết với nhau và với các doanh nghiệp lớn hơn để có thể tồn tại và nâng cao khả năng cạnh tranh chung của toàn ngành.
Một hạn chế nữa là mối liên kết giữa các doanh nghiệp và hiệp hội ngành vẫn còn nhiều bất cập. Mặc dù Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) ngày càng thể hiện vai trò tích cực thông qua việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường, tham gia hoạch định chiến lược phát triển cho toàn ngành, … Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất hiện nay của Hiệp hội là chưa làm tốt vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp, chưa tạo ra sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành và chưa có biện pháp san sẻ đơn hàng, tạo sự hỗ trợ, phối hợp lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Ngoài ra, Hiệp hội cũng chưa phát huy mạnh mẽ vai trò đại diện cho các doanh nghiệp trong việc kiến nghị với chính phủ về những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, tham gia xây dựng chủ trương, chính sách phát triển liên quan đến ngành. Nguyên nhân một phần là do Hiệp hội còn thiếu nguồn lực, năng lực, cán bộ chuyên trách và do hiện nay chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động của hiệp hội.
Ngoài ra, mối liên kết ngoài ngành giữa các doanh nghiệp dệt may với các cơ quan đào tạo, nghiên cứu, cung cấp thông tin nhìn chung còn chưa hiệu quả. Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may đa số đều hoạt động đơn lẻ, không có các chuyên nghiên cứu, đào tạo chuyên về dệt may để hỗ trợ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc cung cấp thông tin cần thiết về thị trường, sản phẩm cho các doanh nghiệp từ các cơ quan chức năng của nhà nước như Bộ Công thương, cơ quan đại diện, xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài hầu như còn hạn chế. Vì vậy, các thông tin về nhu cầu thị trường, sản phẩm đến với các doanh nghiệp thường chậm và thiếu chính xác, làm ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp do đặc điểm của mặt hàng dệt may là mang tính thời vụ, vòng đời sản phẩm ngắn.
Cơ chế, chính sách của nhà nước
Ngoài những hạn chế mang tính chủ quan của ngành dệt may, hiện cũng còn một số yếu tố khách quan, từ bên ngoài tác động đến khả năng cạnh tranh của ngành. Các chuyên gia về thị trường cho rằng môi trường kinh doanh ở Việt Nam kém thuận lợi. Điều này biểu hiện trên các khía cạnh như: luật lệ không rõ ràng, chính sách thuế không ổn định, sự cồng kềnh và quan liêu trong bộ máy hành chính, thủ tục xuất khẩu thường phức tạp… Điều này gây tác động tiêu cực đến tâm lý những nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào ngành dệt may, hạn chế khả năng liên doanh, liên kết, thu hút vốn của ngành.
Hiện nay, đa phần các thủ tục hành chính của Việt Nam đều bị đánh giá là rườm rà và phức tạp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp dệt may. Sự chậm trễ trong việc phê duyệt, cấp phép đầu tư cho các dự án của ngành, khiến các dự án bị rơi vào tình trạng ngưng đọng vốn khá lâu, giảm hiệu quả kinh doanh. Hơn nữa, sự cồng kềnh trong bộ máy hành chính với những yêu cầu về thủ tục hành chính đôi khi rườm rà, phức tạp, thiếu thông thoáng cũng thường làm nản lòng các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi muốn đầu tư vào ngành dệt may. Ngoài ra, cơ chế quản lý xuất nhập khẩu với nhiều loại thủ tục xuất nhập khẩu phức tạp cũng ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may. Ví dụ như một số mặt hàng, nguyên liệu của ngành dệt may được nhập thường xuyên, nhưng mỗi lần nhập vẫn phải qua các bước kiểm định chất lượng, thời gian giám định kéo dài (đối với các loại hoá chất dệt, nhuộm). Điều này làm phát sinh chi phí lưu kho, chờ đợi, chậm tiến độ sản xuất, làm giảm khả năng cạnh tranh trong khi mặt hàng dệt may lại mang tính thời vụ, ngắn ngày.
Một yếu tố khác làm hạn chế khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam chính là môi trường pháp lý còn thiếu minh bạch, ổn định. Mặc dù nhà nước đã ban hành Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, nhưng các quy định còn chồng chéo, đôi khi mâu thuẫn nhau. Ví dụ như với nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư vào ngành dệt may, Luật Đầu tư quy định chỉ cần có: Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, sau khi có được giấy chứng nhận này nhà đầu tư vẫn phải có đủ các loại giấy phép khác theo qui định của Luật doanh nghiệp như: Giấy phép xây dựng, giấy phéo của các cơ quan quản lý đất đai, giấy phép của cơ quan quản lý môi trường và giấy phép kinh doanh…. Như vậy, trên thực tế quy định giấy chứng nhận đầu tư không thể thay thế các loại giấy trên. Có thể thấy, những quy định chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống luật của Việt Nam khiến cho môi trường pháp luật trở nên thiếu tính minh bạch, ảnh hưởng xấu đến việc đầu tư phát triển của ngành công nghiệp nói chung và ngành dệt may nói riêng.
Một bất cập khác ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của ngành dệt may là tính thiếu ổn định của các chính sách của nhà nước, trong đó có chính sách thuế. Việc thuế suất đối với các mặt hàng dệt may thay đổi thường xuyên đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp tron
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVKT076.doc